Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Download Đề thi tham khảo HKII sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.87 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN



ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ II


NĂM HỌC : 2012 – 2013



MÔN THI : SINH HỌC 8



Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề)


Câu 1: Để hình thành phản xạ có điều kiện,cần có những điều kiện gì? Thức chất
của sự hình thành phản xạ có điều kiện là gì? (2 đ)


Câu 2: Bài tiết là gì? Nêu ý nghĩa của hoạt động bài tiết đối với cơ thể . (2 đ)
Câu 3: So sánh tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết ? Tại sao nói tuyến tụy là
tuyến pha? (3 đ)


Câu 4 : Vì sao khi thiếu insulin lại làm tăng đường huyết? (1 đ)
Câu 5: Chú thích cấu tạo của cầu mắt (2 đ)


Bài 49 – Hình 49.2 – SGK / 155


Hết – Chúc các em làm bài thi thật tốt



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ II


Năm học : 2012 – 2013



MÔN THI : SINH HỌC 8



<b>Câu 1: (2đ)</b>



- Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện :


+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích
khơng điều kiện.


+ Qúa trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình


thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ đại não
với nhau.


<b>Câu 2: (2đ)</b>


- Bài tiết là q trình lọc và thải bỏ ra mơi trường ngoài các chất cặn
bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào.


- Nhờ bài tiết mà tính chất của môi trường trong luôn ổn định, tạo
điều kiện cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.


<b>Câu 3: (3đ)</b>


 SO SÁNH:


- Giống nhau : các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.


- Khác nhau : sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết ngấm thẳng vào
máu,còn sản phẩm tiết của các tuyến ngoại tiết tập trung vào ống
dẫn để đổ ra ngoài.


 TUYẾN TỤY LÀ MỘT TUYẾN PHA vì có cả 2 hoạt động:



ngoại tiết và nội tiết.


- Tiết ra dịch tụy đổ vào tá tràng biến đổi thức ăn : đây là hoạt động
ngoại tiết.


- Tiết ra hoocmôn glucagôn và insulin điều hòa lượng đường trong
máu : đây là hoạt động nội tiết.


<b>Câu 4 : (1đ)</b>


Khi tuyến tụy không tiết đủ lượng insulin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến
q trình chuyển hóa glucơzơ thành glycơgen sẽ làm tăng đường
huyết . Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.


<b>Câu 5 : (2đ)</b> Bài 49 ( CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC) – Hình
49.2 – SGK trang 155 – Sơ đồ cấu tạo cầu mắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

×