Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA THÚ Y
----------***----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng
ký sinh trên cá Chép ở giai đoạn cá hương và cá giống tại khu vực
trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội”
Người thực hiện: NGÔ THỊ HOA TRANG
Khóa : 50
Ngành : THÚ Y
Người hướng dẫn: 1. TS. Trịnh Đình Thâu
2. ThS. Kim Văn Vạn
Hà Nội – 2010

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
“Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng
ký sinh trên cá Chép ở giai đoạn cá hương và cá giống tại khu vực
trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội”
Người thực hiện: NGÔ THỊ HOA TRANG
Khóa : 50
Ngành : THÚ Y
Người hướng dẫn: 1. TS. Trịnh Đình Thâu
2. ThS. Kim Văn Vạn
Địa điểm thực hiện: Trại cá Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2010

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu trong báo cáo này là hoàn toàn
trung thực và chính xác, là kết quả của quá trình theo dõi trong thời gian thực


tập, không sao chép của bất kỳ tác giả nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi tài liệu tham khảo đã trích dẫn đều được nêu tên
trong phần TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Sinh viên
Ngô Thị Hoa Trang
i
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tập thể trong và ngoài
trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trịnh Đình Thâu và ThS. Kim Văn Vạn đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên
trong lúc tôi gặp khó khăn nhất, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực
tập để tôi có thể kết thúc đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong 5 năm đại học, tôi đã nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo của các thầy cô
trong Khoa Thú y nói riêng và các thầy cô trong Trường Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội nói chung, qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới các thầy
cô giáo.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân, những người đã cổ vũ,
động viên tôi vượt qua những lúc khó khăn.
Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng sâu sắc nhất tới bố mẹ, những người đã
sinh ra con, nuôi con khôn lớn, tạo cho con niềm tin và nghị lực để con có được
ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
Ngô Thị Hoa Trang
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................ii

MỤC LỤC......................................................................................................................................iii
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................................v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
1. Mục tiêu đề tài:........................................................................................................................2
2. Nội dung nghiên cứu:..............................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................................3
1. Một số đặc điểm sinh học của cá chép....................................................................................3
1.1. Phân loại...........................................................................................................................3
1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố.......................................................................................3
1.3. Tập tính sống và dinh dưỡng...........................................................................................5
1.4. Đặc điểm sinh trưởng.......................................................................................................5
1.5. Đặc điểm sinh sản............................................................................................................6
2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới và Việt Nam.........................................7
2.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới........................................................7
2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tại Việt Nam.............................................11
3. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở cá chép trên thế giới và Việt Nam..................14
3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở cá chép trên thế giới.................................14
3.2. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá Chép ở Việt Nam............................17
4. Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản..........................................20
4.1. Một số thuốc và hóa chất điều trị ngoại ký sinh trùng và cách sử dụng trong nuôi trồng
thủy sản..................................................................................................................................22
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.........................................................24
4.3. Quá trình chuyển hóa của thuốc trong cơ thể (TLTK)..................................................25
4.4. Một số đặc điểm của hóa chất thử nghiệm....................................................................26
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................29
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................................................29
2. Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................................29
3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................................29

4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................30
4.1. Phương pháp thu mẫu.....................................................................................................30
4.2. Phương pháp quan sát mẫu tươi.....................................................................................31
4.3. Cố định, bảo quản và làm tiêu bản ký sinh trùng..........................................................31
4.4. Phân loại ký sinh trùng...................................................................................................32
4.5. Phương pháp xử lý hóa chất với ngoại ký sinh trùng trên cá Chép..............................33
4.6. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá..................................................................................34
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................................36
1. Thành phần giống, loài và CĐN, TLN ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép giai đoạn
cá hương và cá giống.................................................................................................................36
1.1. Loài Trichodina nobilis Chen, 1963..............................................................................37
1.2. Ấu trùng Centrocestus formosanus Nishigori, 1924.....................................................39
iii
1.3. Dactylogyrus...................................................................................................................41
2. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng hóa chất..........................................44
2.1. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng muối NaCl...............................44
2.2. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng KMnO4 ..................................46
2.3. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng CuSO4.....................................49
2.4. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng Formalin..................................52
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................................................54
1. Kết luận..................................................................................................................................54
2. Đề xuất...................................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................57
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
CĐN Cường độ nhiễm
TLN Tỷ lệ nhiễm
TN Thí nghiệm
KST Ký sinh trùng
NTTS Nuôi trồng Thủy sản

ĐVTS Động vật thủy sản
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các nồng độ thuốc và hoá chất dùng để điều trị thử nghiệm ký sinh trùng
trên cá Chép hương và Chép giống..............................................................................33
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN trùng bánh xe Trichodina nobilis trên cá
Chép bệnh......................................................................................................................38
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus
formosanus trên cá Chép bệnh......................................................................................40
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN sán lá đơn chủ Dactylogyrus trên cá Chép
bệnh...............................................................................................................................43
Bảng 4.4: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng NaCl.........................................45
Bảng 4.5: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng KMnO4 ...................................47
Bảng 4.6: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng CuSO4......................................50
Bảng 4.7: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng Formalin...................................52
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1: Ảnh cá Chép hương và Chép giống..............................................................4
Hình 2: Cá Chép khổng lồ..........................................................................................6
Hình 3: Trichodina nobilis
tại Bắc Ninh...............................................................................................................37
Hình 4: Trichodina nobilis
Theo Bùi Quang Tề...................................................................................................37
Hình 5: Ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus fomosanus.....................................39
Hình 6: Sán lá đơn chủ ký sinh trên mang cá Chép
giai đoạn cá hương...................................................................................................42
v

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành Thủy sản nước ngọt ngày càng có vị
trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Sản phẩm thủy sản là nguồn thực

phẩm thơm ngon giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng. Cá
Chép là một trong những loài cá nuôi truyền thống, có lịch sử phát triển nuôi
lâu đời nhất. Loài cá này đóng vai trò quan trọng trong nghề nuôi cá nước ta
nói riêng và các nước nhiệt đới khác nói chung, mang lại thu nhập cao cho
người nuôi. Cá Chép có lịch sử lâu đời và được nuôi rộng rãi như hiện nay là
do chúng có rất nhiều ưu điểm: Chịu đựng được ngưỡng oxy thấp và ngưỡng
chịu nhiệt rộng. Ăn được nhiều loại thức ăn – thức ăn tự nhiên, thức ăn chế
biến và thức ăn công nghiệp. Chất lượng thịt cá Chép thơm ngon, bán được
giá cao. Bên cạnh đó cá Chép còn có ý nghĩa tâm linh, được nuôi làm cảnh
nhiều. Vì vậy các mô hình nuôi ngày càng được mở rộng, sản lượng cá tăng
lên hàng năm.
Tuy vậy, một hạn chế của ngành Nuôi trồng Thủy Sản nói chung và
của nghề nuôi cá Chép nói riêng là vấn đề chất lượng con giống kém, tỷ lệ cá
giống nhiễm các loại bệnh là khá cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người
nuôi. Một trong những nguyên nhân đó là ở giai đoạn cá hương, cá giống
thường gặp ngoại ký sinh trùng đơn bào và đa bào. Với khí hậu nhiệt đới ẩm,
gió mùa của nước ta là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển. Các
bệnh do chúng gây ra có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người, động vật và gây
tổn thất to lớn đối với sản xuất nông ngư nghiệp. Chúng gây ra dịch bệnh làm
cá sinh trưởng và phát triển kém hoặc chết nhiều gây thiệt hại lớn cho nghề
nuôi. Với cường độ nhiễm thấp, cá chậm lớn, chất lượng con giống kém. Nếu
nhiễm với cường độ cao gây chết rải rác đến hàng loạt làm ảnh hưởng đến
kinh tế của người nuôi. Tuy nhiên hiện nay việc xử lý đàn cá nhiễm bệnh
đang gặp nhiều khó khăn. Thuốc, hóa chất sử dụng an toàn với môi trường
1
sinh thái lại không hoặc kém tác dụng điều trị. Còn thuốc và hóa chất có hiệu
quả điều trị bệnh lại có độ độc và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Vì vậy
thử nghiệm các loại thuốc, hóa chất với nồng độ thích hợp để xử lý ký sinh
trùng đang được các nhà bệnh học thủy sản quan tâm nghiên cứu để đạt hiệu
quả điều trị cao nhất mà không độc hại và ảnh hưởng đến môi trường.

Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời góp phần tìm ra biện pháp xử lý
hiệu quả nhất để khuyến cáo bà con nuôi thủy sản có biện pháp phòng và xử
lý, hạn chế thiệt hại kinh tế do ngoại ký sinh trùng gây ra, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng
ký sinh trên cá Chép ở giai đoạn cá hương và cá giống tại khu vực trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội”
1. Mục tiêu đề tài:
- Đánh giá tình hình nhiễm ngoại ký sinh trùng trên cá Chép giai đoạn
cá hương và cá giống
- Mục đích tìm loài ký sinh trùng, CĐN, TLN và giai đoạn nhiễm trên
cá Chép
- Tìm ra một số thuốc, hóa chất và biện pháp xử lý nhằm mang lại hiệu
quả điều trị bệnh cao
2. Nội dung nghiên cứu:
- Xác định thành phần giống loài ngoại ký sinh trùng trên cá Chép giai
đoạn từ cá hương lên cá giống
- Xác định thời điểm nhiễm ngoại ký sinh trùng
- Thử nghiệm thuốc và hóa chất xử lý ngoại ký sinh trùng
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Một số đặc điểm sinh học của cá chép
1.1. Phân loại
Cá chép thuộc:
Bộ: Cá Chép – Cypriniformes
Họ: Cá Chép – Cyprinidae
Giống: Cá Chép – Cyprinus
Loài: Cá Chép – Cyprinus carpio
1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố
Cá Chép thân cao, hình thoi, dẹt hai bên. Nhìn bên ngoài của cá ta có
thể chia cơ thể cá làm 3 phần: đầu, thân và đuôi. Ranh giới giữa đầu và thân là

khe mang cuối cùng. Ranh giới giữa thân và đuôi là vây hậu môn.
Đầu cá Chép nhỏ, thuôn cân đối. Mõm tròn tù. Có 2 đôi râu: Râu mõm
ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt.
Mắt vừa phải ở 2 bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách 2 mắt rộng và
lồi. Miệng hướng phía trước, hình cung khá rộng. Hàm dưới hơi dài hơn hàm
trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía
trong có mặt nghiền vân rãnh rõ.
Vây lưng có khởi điểm sau khởi điểm vây bụng một ít, gốc vây lưng
dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc và phía sau có răng
cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn. Viền sau vây lưng lõm và các
tia vây ngắn đều, các vây màu hồng. Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối
hóa xương rắn chắc và phía sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn.
Vây đuôi phân thùy sâu, hai thùy hơi tầy và tương đối bằng nhau.
Vẩy tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cán đuôi.
Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài.
3
Đốt sống toàn thân 33 – 34 (18 + 15 – 16). Bóng hơi 2 ngăn. Ruột ngắn
bằng 0,8 – 1,8 lần chiều dài thân.
Mầu sắc: Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng xám,
bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn
đỏ da cam (Cá nước ngọt Việt Nam – tập 1, 2006).

Hình 1: Ảnh cá Chép hương và Chép giống
Cá Chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế giới trừ Nam Mỹ,
Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc, chúng sống được trong các thủy vực
nước ngọt. Ở Việt Nam, cá sống tự nhiên trong các vực nước ở các tỉnh phía
Bắc. Giới hạn trong tự nhiên của cá này về phía Nam là sông Ba Nam Trung
Bộ (Nguyễn Hữu Dực, 1997). Hiện nay do việc di và thuần hóa cá Chép vào
các tỉnh phía Nam nên nó đã được phát tán ra nhiều khu vực nước tự nhiên.
Cá Chép có rất nhiều loài: chép vảy, chép kính, chép trần, chép gù, chép đỏ…

nhưng loài nuôi phổ biến là Chép vảy, hay còn được gọi là Chép trắng. Từ
năm 1972 đến nay, nước ta đã nhập thêm các loại cá Chép kính, Chép trần,
Chép vảy từ các nước Hungari, Indonesia, Pháp cho lai tạo với cá Chép Việt
4
(Nguyễn Duy Khoát, 2005). Hiện nay ở Việt Nam, giống cá Chép được người
nuôi ưa chuộng là giống V1 do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 chọn
giống. Cá Chép V1 có nhiều đặc tính tốt do được tập hợp từ các dòng cá
Chép: chép vẩy Hungari, chép vàng Indonesia, chép trắng Việt Nam.
1.3. Tập tính sống và dinh dưỡng
Cá Chép sống ở tầng giữa và tầng đáy là chủ yếu, nơi có nhiều mùn bã
hữu cơ, thức ăn đáy và cỏ nước, trong các loại mặt nước ao, hồ, đầm, sông,
ruộng… Cá chịu được nhiệt độ từ 0 – 40
0
C, thích hợp ở 20 - 27
0
C. Cá có thể
sống trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt. Cá Chép chịu được ngưỡng oxy
thấp, do đó có thể nuôi với mật độ cao. Cá Chép ăn tạp, thiên về động vật
không xương sống ở đáy. Trong ống tiêu hóa của cá Chép, thức ăn khá đa
dạng như mảnh vụn thực vật, hạt, rễ cây, các loài Giáp xác, ấu trùng muỗi, ấu
trùng côn trùng, thân mềm. Tùy theo kích thước cá và mùa vụ dinh dưỡng mà
thành phần thức ăn có thay đổi nhất định. Cá 3 – 4 ngày tuổi dài 6 – 7,2mm,
cá sống phổ biến ở tầng nước trên là chính. Cá được 4- 6 ngày tuổi dài 7,2 -
7,5 mm, sống ở tầng nước giữa, thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du. Cá 8 – 10
ngày tuổi dài 14,3 – 19mm, các vây bắt đầu hoàn chỉnh, có vẩy, râu, thức ăn
chủ yếu là sinh vật đáy cỡ nhỏ. Cá 20 – 28 ngày tuổi dài 19 – 28mm, chủ yếu
sống ở tầng đáy, ăn sinh vật đáy, mùn bã hữu cơ và một ít sinh vật phù du.
Khi trưởng thành, cá Chép ăn sinh vật đáy là chính: giun, ấu trùng, côn trùng,
nhuyễn thể, giáp xác… Ngoài ra cá còn ăn thêm hạt, củ, mầm thực vật… nuôi
trong ao cá ăn tạp. Trong nuôi trồng thủy sản, có thể sử dụng các thức ăn chế

biến, thức ăn công nghiệp để nuôi cá Chép (Cá nước ngọt Việt Nam – tập 1,
2006).
1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Chép là loài cá có kích thước trung bình. Cấu trúc thành phần tuổi
của cá Chép ở sông Hồng trước đây có tới 7 nhóm tuổi. Sinh trưởng chiều dài
hàng năm của cá Chép như sau: 1 tuổi là 17,3 cm, 2 tuổi là 20,6 cm, 3 tuổi là
5
30,2 cm, 4 tuổi là 35,4 cm, 5 tuổi là 41,5 cm, và 6 tuổi là 47,5 cm. Tốc độ
tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng đều về khối lượng. Sinh
trưởng của cá Chép phụ thuộc nhiều vào mật độ và thức ăn. Cá lớn khá nhanh
sau một năm nuôi, có thể đạt 1,5 – 2kg. Cá Chép nội địa tăng 0,3 – 0,5kg ở
năm đầu tiên và 0,7 – 1,0kg ở năm thứ hai. Cá sinh trưởng tốt ở các vùng
ruộng trũng và các vực nước nông (Cá nước ngọt Việt Nam – tập 1, 2006).
Trên thế giới, cá Chép có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2m và cân
nặng tối đa 37,3kg cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những
giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ
20 – 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại (vi.wikipedia.org/wiki/Cá_chép).
Ngày 2/7/2007, Kik (Thái Lan) đã bắt được một con cá chép nặng 120kg và
đã được công nhận là con cá chép lớn nhất trong lịch sử câu cá của thế giới.
Hình 2: Cá Chép khổng lồ
1.5. Đặc điểm sinh sản
Cá Chép thành thục và sinh sản sau một năm tuổi, chúng có thể sinh
sản nhiều lần trong năm (Nguyễn Hữu Thọ và Đỗ Đoàn Hiệp, 2004). Trong
ao nuôi, cá Chép có thể sinh sản tự nhiên vào mùa xuân và đầu mùa hạ. Khi
gặp điều kiện thuận lợi, cá Chép cặp đôi tìm bãi có nhiều cây cỏ thủy sinh để
đẻ trứng.
6
Ở miền Bắc, mùa sinh sản của cá Chép thường có hai vụ: Vụ Đông –
Xuân từ tháng 2 – 5 và vụ Thu từ tháng 8 – 9. Ở các sông, cá thường di cư vào
các bãi ven sông có nhiều cỏ nước. Cá Chép thường đẻ trứng vào lúc sáng sớm,

số lượng trứng phụ thuộc vào kích thước cá bố mẹ và giống loài, khoảng 15 –
20 vạn trứng/1kg cá cái. Cá Chép thành thục thường đẻ tự nhiên vào những
ngày thời tiết thay đổi như: mưa, gió… hoặc khi có nước mới. Trứng cá Chép
có hình cầu, hơi vàng đục, đường kính trứng 1,2 – 1,8mm. Trứng cá Chép
thuộc loại trứng dính, bám vào các giá thể: cây cỏ, thực vật thủy sinh. Nhiệt độ
đẻ trứng thích hợp từ 20 – 22
o
C (Cá nước ngọt Việt Nam – tập 1, 2006).
2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới và Việt Nam
2.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới
Ban đầu là những nghiên cứu sơ khai của Linnae về ký sinh trùng
(1707 – 1778). Tiếp theo là những nghiên cứu của Viện sỹ V. A. Dogiel
(1882 – 1956) thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ đã đưa ra “phương
pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá”, mở ra một hướng phát triển mới cho
nghiên cứu về các khu hệ ký sinh trùng trên cá và các loại bệnh do ký sinh
trùng gây ra, cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu ký sinh trùng cá vẫn áp dụng.
Viện sỹ Bychowsky và các cộng sự, năm 1962 đã xuất bản cuốn sách: “Bảng
phân loại ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xô” đã mô tả 1211 loài ký sinh
trùng của khu hệ cá nước ngọt Liên Xô. Tiếp tục năm 1984, 1985, 1987 công
trình nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt Liên Xô đã xuất bản
thành hai phần gồm ba tập, do O.N. Bauer là chủ biên chính, S. S. Schulman
chủ biên tập 1, A. V. Gussev chủ biên tập 2, O. N. Bauer chủ biên tập 3.
Ngoài ra còn nhiều tác giả nghiên cứu ký sinh trùng lâu năm của Liên Xô cũ.
Công trình đã mô tả hơn 2.000 loài ký sinh trùng của 233 loài cá thuộc 25 họ
cá nước ngọt Liên Xô. Có thể nói Liên Xô cũ là nước có nhiều nhà khoa học
nghiên cứu ký sinh trùng ở cá sớm nhất, toàn diện và đồ sộ nhất (Bùi Quang
Tề, 2001).
7
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô cho thấy các loài sán
đơn chủ thuộc một số họ Dactylogyridae, Tetraonchidae có tính đặc hữu rất

cao, mỗi loài cá chỉ bị một số loài sán lá đơn chủ nhất định ký sinh, nghĩa là
những loài sán lá đơn chủ chỉ ký sinh ở một ký chủ nhất định. Nghiên cứu về
sán lá đơn chủ, Gussev cho rằng sự phân loại và tiến hóa của họ
Dactylogyridae, Diplozoonidae, Ancyloliscoidae có liên hệ với ký chủ của
chúng, sán lá đơn chủ (Monogenea) ở cá nước ngọt chủ yếu ký sinh trên bộ cá
Chép. Hầu hết giống cá Chép là ký chủ của họ Dactylogyridae và
Diplozoonidae (Lê Ngọc Quân, 2005)
Các nước châu Âu khác cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh
trùng trên cá. Lom (1958 – 1997) người Tiệp Khắc đã nghiên cứu ký sinh
trùng Ciliophora, Myxozoa, Microspora, Spotozoa và Mastigophora trên động
vật trong đó có cá. Lom và G. Grupcheva (1976), nghiên cứu ký sinh đơn bào
của cá Chép ở Tiệp khắc và Bungari, các tác giả đã so sánh sự xuất hiện bệnh
và mô tả loài mới. Năm 1992, Lom và Iva Dykova đã xuất bản cuốn “Ký sinh
trùng đơn bào (Protozoa) của cá”. Họ cho biết hiện nay có xấp xỉ 2.420 loài
ký sinh trùng đơn bào (Protozoa) ở cá đã được công bố. Nhiều loài gây nguy
hiểm cho cá nuôi nước ngọt và nuôi nước biển. Cuốn sách đã giới thiệu
phương pháp nghiên cứu và hệ thống phân loại của 7 ngành ký sinh đơn bào ở
cá, gồm: ngành trùng Roi (Mastigophora), ngành Opalinata, ngành Amip
(Amoebae), ngành trùng Bào tử (Apicomplexa), ngành vi bào tử (Microspora),
ngành bào tử (Myxozoa), ngành trùng Lông (Ciliophora) (Bùi Quang Tề,
2001).
Châu Phi và Trung Cận Đông đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký
sinh trùng ở cá, trong đó có Paperna I. (1961, 1964, 1965, 1996); D. C.
Kritsky (1960). Năm 1964, Paperna đã nghiên cứu ký sinh trùng đa bào của
29 loài cá nội địa Israel và phát hiện được 116 loài ký sinh trùng. Năm 1996,
8
Paperna cho xuất bản cuốn sách “Ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm ở cá
Châu Phi”, ông đã mô tả các bệnh ký sinh trùng ở các trại nuôi cá và phân
loại ký sinh trùng quan trọng của cá (Bùi Quang Tề, 2001).
Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu ký sinh trùng – bệnh cá và động vật thủy

sản nói chung khá phát triển so với các nước Châu Á. Từ giữa thế kỷ 20 đã có
nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh trùng cá: Chen Chinleu (1955, 1956,
1960); Nie Dashu (1960); Yin Wen-ying (1960, 1962, 1963); Wu H.S. (1956).
Năm 1973, Chen Chinleu là chủ biên cuốn sách: “Ký sinh trùng cá nước ngọt
tỉnh Hồ Bắc”. Ông điều tra 50 loài cá nước ngọt đã phát hiện 382 loài ký sinh
trùng trong đó có 17 loài sán lá đơn chủ, 33 loài sán lá song chủ, 10 loài sán dây.
Các loài cá có nhiều ký sinh trùng nhất là cá Chép, cá Mè trắng, cá Trắm cỏ
(Trần Thị Hà, 1997).
Ở Nhật Bản, công trình đồ sộ nhất của nhà ký sinh trùng học Yamaguti
S (1958, 1960, 1963, 1971) đã tổng kết kết quả nghiên cứu giun, sán ký sinh ở
động vật và người trên toàn thế giới, xuất bản thành nhiều tập. Nagasawa K.;
Awakura T. và Urawa S. (1989) đã tổng kết nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
nước ngọt ở Hokkaido - Nhật Bản và xác định được 96 loài ký sinh trùng
trong đó 38 loài chưa xác định được tên loài (Bùi Quang Tề, 2001).
Ngoài ra một số nước như Ấn Độ có công trình nghiên cứu của Thapar,
1976 đã tổng kết về sán lá đơn chủ (Monogenea) có 100 loài ký sinh trùng ký
sinh ở các loài cá Ấn Độ. Năm 1976, Gussev nghiên cứu 37 loài cá nước ngọt
Ấn Độ, phân loại được 57 loài sán đơn chủ trong đó đã phát hiện 40 loài sán
lá đơn chủ là loài mới đối với khoa học (Bùi Quang Tề, 2001).
Ở một số nước trong khu vực như Thái Lan, công trình nghiên cứu đầu
tiên về bệnh ký sinh trùng cá nuôi là của C.B Wilson, 1926 – 1927 thông báo
về hiện tượng rận cá thuộc giống Argulus ký sinh trên cá nước ngọt Thái Lan
và đến năm 1928 cũng tác giả này lại miêu tả về bệnh lý trên cá trê Thái Lan
có một loài thuộc giống Carligus ký sinh. Qua tổng kết, một số nguyên sinh
9
động vật, sán lá đơn chủ là tác nhân gây bệnh ký sinh trùng như:
Chilodonella, Trichodina, Costia, Heneguya, Dactylogyrus, Gyrodactylus...
Ngoài ra, Paiboon Yutisri; Aprirum Thuhanruksa (1985), khi điều tra khu hệ
ký sinh trùng của một số cá sống tự nhiên ở một số vùng của Thái Lan đã phát
hiện 16 loài ký sinh trùng, trong đó gồm 3 loài ngoại ký sinh và 13 loài nội ký

sinh ở cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) (Bùi Quang Tề, 2001). Còn
theo Tonguthai (1992), các nhà khoa học Thái Lan không chỉ dừng ở đó mà
còn đi sâu nghiên cứu một số bệnh ký sinh trùng như bệnh: Opisthorchosis do
Opisthorchis viverini ký sinh trong gan người. Không những thế, khu hệ ký
sinh trùng cá Thái Lan ngày càng phong phú bởi sự bổ sung của ký sinh trùng
cá nước mặn. Năm 1981, L. Ruangpan đã viết cuốn sách đầu tiên về ký sinh
trùng ký sinh ở cá biển dọc bờ biển Thái Lan.
Ở Indonesia, khi nghiên cứu sán dây, sán lá song chủ và giun đầu gai
trên cá nước ngọt ở Java, Louis Bovien (1926, 1927, 1933) đã mô tả một
giống mới và loài mới Djombangia penetrans tìm thấy ở cá trê trắng (Clarias
batrachus); Isoparorchis eurytremum ở cá Wallago attu. Tiếp theo nhà khoa
học người Đức Alfred L. Buschkiel (1932, 1935) đã nghiên cứu ký sinh trùng
đơn bào (Ichthyophthyrius multifiliis) ở một số loài cá nước ngọt của
Indonesia (Bùi Quang Tề, 2001). Đến năm 1952, sự ra đời của cuốn sách
“Những dấu hiệu của những loại ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở Indonesia”
của tác giả M.Sachlan thực sự là bước ngoặt trong ngành ký sinh trùng học
nước này.
Malaysia là nước nghiên cứu ký sinh trùng của cá muộn hơn. Trong giai
đoạn 1861 – 1973, Furtado và Fernanda có báo cáo về phân loại và hình thái
của một số giun sán ký sinh ở cá nước ngọt Malaysia (Richard Arthur J, 1996).
Cũng như ở Thái Lan và nhiều nước khác, khu hệ ký sinh trùng ở Malaysia
ngày càng phong phú khi sự nghiên cứu được chuyên sâu theo nhiều hướng
khác nhau. Leong Tak Seng trong những năm 1978 – 1991 đã nghiên cứu ký
10
sinh trùng đa bào trên cá nước mặn. Mohamed Shariff (1980, 1985, 1992)
nghiên cứu ký sinh trùng của cá rô phi và một số cá nuôi trong bể kính. Susan
Lim Lee- Hong (1983, 1985, 1986, 1987, 1990, 1997) đã nghiên cứu hệ thống
phân loại của sán lá đơn chủ ở cá nước ngọt Malaysia (Bùi Quang Tề, 2001).
Ở Philipin tác giả nghiên cứu ký sinh trùng cá sớm nhất là Tubangui M.
A. (1928 - 1946). Ngay từ năm 1947, Tubangui đã công bố kết quả nghiên cứu

một số loài mới thuộc sán lá đơn chủ (Trematoda – Digenea), giun tròn
(Nematoda) và giun đầu móc (Acanthocephala). Năm 1958, Velasquez đã đề cập
đến sự phân loại và chu kỳ sống của ký sinh trùng giun sán. Năm 1975,
Velasquez xuất bản cuốn sách về sán lá song chủ ở Philipin, tổng khóa phân loại
sán lá song chủ “Digenetic trematodes of Philipin fishes” (Bùi Quang Tề,
2001). Đây là một tài liệu chuyên khảo có giá trị.
Ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã có các nghiên cứu ký sinh
trùng cá từ đầu thế kỷ XX nhưng chưa nghiên cứu toàn diện các nhóm ký sinh
trùng, thường chỉ nghiên cứu theo từng nhóm ký sinh trùng như: sán lá song
chủ, sán lá đơn chủ hoặc ở một vài loài cá.
2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tại Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tại Việt Nam là nhà ký
sinh trùng học người Pháp, bác sỹ Albert Billet (1856 – 1915). Ông đã mô tả
một loài sán lá song chủ mới Distomum hypselobagri (1898) ký sinh trong
bóng hơi cá Nheo ở Việt Nam.
Trước năm 1960, lĩnh vực Bệnh học Thủy sản ở Việt Nam hầu như
chưa được quan tâm. Nhóm đề tài nghiên cứu bệnh học thủy sản được hình
thành đầu tiên tại trạm nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng 1960, là Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I hiện nay. Đến nay, do yêu cầu của thực tế
sản xuất, các phòng nghiên cứu bệnh ở động vật thủy sản (ĐVTS) được xây
dựng ở nhiều nơi: Viện NCTS II (TP Hồ Chí Minh) và III (Nha Trang –
11
Khánh Hòa), tại các trường đại học có đào tạo ngành NTTS như trường Đại
học Thủy sản Nha Trang, trường Đại học Cần Thơ, trường Đại học Nông
Lâm TP Hồ Chí Minh đều có các phòng nghiên cứu về bệnh học thủy sản.
Ngoài ra, tại các địa phương có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển đều có các
trạm kiểm dịch giúp nông dân phát hiện và phòng chống dịch bệnh trong nuôi
trồng thủy sản (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
Từ năm 1961 - 1976, một số nhà khoa học của Liên Xô cũ Oschmarin
P.G.; Mamaev U.L.; Paruchin A.M.; Lebedev B.I. khi điều tra ký sinh trùng ở

hơn 60 loài cá của vịnh Bắc Bộ, đã công bố hơn 20 bài báo trong tạp chí và
sách tham khảo. Các tác giả đã xác định 190 loài ký sinh trùng giun sán, trong
đó đã mô tả được 9 giống và 37 loài mới đối với khoa học (Bùi Quang Tề,
2001).
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về sán ở cá nước ngọt mới chỉ bắt
đầu từ những năm 60 ở miền Bắc và từ sau năm 75 ở các tỉnh miền Trung,
Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Hà Ký là nhà ký sinh trùng học đầu
tiên ở Việt Nam nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng một số loài sán. Trong giai
đoạn 1960 – 1968, ông đã nghiên cứu trên 16 loài cá nước ngọt ở miền Bắc –
Việt Nam. Tiếp nối kết quả nghiên cứu này là sự đóng góp lớn của Bùi Quang
Tề, nghiên cứu KST và bệnh KST của 6 loại hình cá Chép nuôi và một số loài
cá nước ngọt khác ở đồng bằng Bắc Bộ. Ở miền Trung, Hà Ký đã điều tra sán
cá nước ngọt ở Tây Nguyên.
Lê Văn Hòa và Phạm Ngọc Khuê (1967), Lê Văn Hòa và Bùi Thị Liên
Hương (1969) đã nghiên cứu phân loại giun tròn trên cá ở Nam Bộ. Các tác
giả đã mô tả 1 giống và 2 loài mới: Pseudoproleptus lamyi, Campanarougetia
campanarougetae (Bùi Quang Tề, 2001).
Năm 1976, Nguyễn Thị Muội và cộng sự đã nghiên cứu giun đầu gai trên
cá thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, bước đầu phân loại được 9 loài ký sinh trên 12
12
loài cá. Giai đoạn 1981 – 1985 là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị
Muội, Đỗ Thị Hoà về ký sinh trùng cá nước ngọt ở miền Trung đã phát hiện
được một số loại sán lá ký sinh (Hà Ký - Bùi Quang Tề, 2007).
Hai nhà giun sán học F. Moravec và O. Sey (1986 - 1991) đã phân loại
giun sán ký sinh ở một số mẫu cá của trường Đaih học tổng hợp Hà Nội thu
trên cá thuộc hệ thống sông Hồng. Các tác giả đã phân loại được 16 loài sán
lá song chủ (Trematoda), 21 loài giun tròn (Nematoda), 7 loài giun đầu gai
(Acanthocephala), trong đó đã mô tả 16 loài, 2 giống mới đối với khoa học
(Bùi Quang Tề, 2001).
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở cá toàn diện và

đầy đủ nhất của tiến sỹ Hà Ký (1968 – 1971). Khi điều tra ký sinh trùng ở 16
loài cá kinh tế ở Bắc Bộ Việt Nam, ông đã xác định được 120 loài ký sinh
trùng thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ, 10 lớp, trong đó trùng roi (Mastigophora)
2 loài, trùng bào tử (Myxozoa) 18 loài, Nematoda 12 loài, Acanthocephala 2
loài, Crustacea 15 loài. Ông cũng đã mô tả 1 họ, 1 giống và 42 loài mới đối
với khoa học (Bùi Quang Tề, 2001)..
Ở miền Nam, Bùi Quang Tề điều tra nghiên cứu ký sinh trùng hơn 41
loài cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị bệnh do
chúng gây ra. Kết quả xác định được 161 loài, 77 giống, 51 họ thuộc 16 lớp.
Nhiều nhất là lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) gặp 50 loài nhưng sán lá song
chủ (Trematoda) chỉ gặp 16 loài (Bùi Quang Tề, 2001).
Theo Arthur J.R, Bùi Quang Tề (2006), Việt Nam đã điều tra nghiên cứu
được 373 loài ký sinh trùng trên cá, trong đó có 143 loài sán lá song chủ
(Trematoda) thuộc 42 họ, 90 giống. Trên cá nước ngọt đã xác định được 48
loài sán lá song chủ, cá nước lợ, mặn có 95 loài sán lá song chủ ký sinh ở cá.
Theo tổng kết của Bùi Quang Tề (2008), từ nghiên cứu ký sinh trùng của
một số tác giả trong và ngoài nước, cho đến nay ở Việt Nam đã điều tra
nghiên cứu ký sinh trùng của 179 loài cá, trong đó có 107 loài ký sinh trùng ở
13
cá nước ngọt và 72 loài ở nước lợ mặn, thuộc 54 họ. Phân loại được 592 loài
ký sinh trùng thuộc 252 giống, 117 họ, 18 lớp. Trong đó có 1 họ phụ, 14
giống, 81 loài của cá nước ngọt và 43 loài mới đối với khoa học. 592 loài ký
sinh trùng (nước ngọt 380 loài, nước lợ và nước mặn có 212 loài), gồm lớp
Opalinata có 1 loài, lớp Microsporea 1, lớp Sporozoa 2, lớp Kinetoplastidea 5,
lớp Kenetophragminophorea 12, lớp Myxosporea 47, lớp Polyhymenophara 4,
lớp Oligohymenophorea 40, lớp Monogenea 159, lớp Cestoidea 26, lớp
Aspidogastridae 2, lớp Trematoda 150, lớp Nematoda 78, lớp Acanthocephala
26, lớp Hirudinea 4, lớp Bivalvia 1, lớp Maxillopoda 30, lớp Malacostraca 4
loài.
3. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở cá chép trên thế giới và

Việt Nam
3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở cá chép trên thế giới
Nhiều loài ký sinh trùng là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm cho cá ở
giai đoạn sớm (cá hương, cá giống). Nguyên nhân gây bệnh cho cá do ký sinh
trùng đã được nhiều tác giả trên thế giới thông báo. Nhiều loài ký sinh trùng
đã gây thiệt hại cho nghề nuôi cá, như nhóm đơn bào ngoại ký sinh, sán lá
đơn chủ (Monogenea), giun sán và giáp xác (Crustacea).
Bệnh Argulosis là bệnh phổ biến của cá ở nhiều nước trên thế giới. Ở
Ucraina năm 1960, bệnh rận cá làm chết gần 2 triệu cá Chép con, 3 triệu con
khác bị thương và chết dần (Bùi Quang Tề, 2001).
O. N. Bauer (1969, 1977) cho biết ở cá Chép cỡ 3,0 - 4,5 cm, cường độ
nhiễm Dactylogyrus là 20 - 30 cá thể/1 con cá và đã làm cho cá chết (Bùi
Quang Tề, 2001).
Laboratorio giới thiệu và cảnh báo về sự nhiễm Centrocestus
fomosanus trên cá trong nuôi trồng thủy sản ở Mexico. Ông cho biết loài sán
lá song chủ này và ký chủ đầu tiên của nó là ốc Melanoides tubercularus Châu
Á đã được giới thiệu ở nước ông từ năm 1979 đến năm 1985 khi người ta
14
nhập cá Chép từ Trung Quốc sang đã phát hiện có nhiễm sán Centrocestus
fomosanus trên cá hương, kết quả là tất cả các loài cá khác ở một trang trại ở
Mexico đã bị nhiễm Centrocestus fomosanus. Từ thời điểm đó, sán lá song
chủ Centrocestus fomosanus đã nhanh chóng phát triển khắp đất nước Mexico
và lan ra cả những vùng lân cận như Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. Cũng
tại đây, ông đã nghiên cứu và phát hiện loài Diệc Butoridae stritus là ký chủ
cuối cùng của sán lá song chủ Centrocestus fomosanus (Nguyễn Thị Mai
Phương, 2009).
Mellisa Harvey làm thí nghiệm sử dụng tia cực tím để tiêu diệt ấu trùng
Centrocestus fomosanus sống tự do trong môi trường nước. Trong thí nghiệm
này, khoảng 21 nghìn ấu trùng được xử lý bằng tia cực tím trong thời gian
khác nhau từ 10, 100, 1000 và 10000 giây. Cường độ tia cực tím trung bình/

giây là 28,34mW/cm
2
với bước sóng là 257nm. Như vậy cường độ tia tử
ngoại trong các lô thí nghiệm là 283,4; 2834; 28340 và 283400 34mW/cm
2
.
Sau khi xử lý tia cực tím theo thời gian khác nhau, ở mỗi công thức tiến hành
thu 3 mẫu, mỗi mẫu lấy 50ml nước chứa ấu trùng sán được nhuộm bằng dung
dịch FDA và Propidium iodide (PI), sau đó lọc qua màng lọc có kích thước là
8µm. Kết quả trung bình của 3 lần nhuộm và lọc cho thấy 99% ấu trùng
Centrocestus fomosanus vẫn sống ở tất cả các công thức, trừ công thức có thời
gian xử lý bằng tia cực tím 10000 giây thì ấu trùng chết 100% (Mellisa
Harvey, 2000).
Theo Mellisa Harvey rất nhiều loài sán Trematodes mà vòng đời của
chúng phụ thuộc nhiều cường độ chiếu sáng. Để kiểm tra giả thiết này, ông
tiến hành thiết kế thí nghiệm trong các ống có độ chiếu sáng khác nhau: 3 ống
thí nghiệm hoàn toàn tối, 3 ống thí nghiệm hoàn toàn sáng và 3 ống thí
nghiệm có tỷ lệ tối : sáng là 50 : 50. Mỗi ống đựng 3,5ml nước cất và 1ml
nước có chứa Centrocestus fomosanus. Mỗi ống chiếu sáng trong 3 giờ, cường
độ chiếu sáng là 950 lux. Thí nghiệm được lặp lại hai lần, dùng chất chỉ thị
15

×