Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BAI VIET PHONG CHONG MA TUY RAT HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.96 KB, 4 trang )

BÀI DỰ THI
SÁNG KIẾN TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI TRONG PHÒNG
CHỐNG MA TÚY, HIV/AIDS
Họ và Tên: Vò ThÞ Thuû
Tuæi :32
Đơn vị : Trường THCS B×nh La
Huyện: B×nh Gia - Tỉnh: Lạng Sơn.
I. PHẦN LÍ THUYẾT :
Câu hỏi 1: Các biện pháp tổ chức, phối hợp thực hiện phòng chống tội phạp
trong học sinh, sinh viên là gì? Liên hệ thực tế đơn vị?
Trả lời:
* Các biện pháp tổ chức, phối hợp thực hiện phòng chống tội phạp trong học
sinh, sinh viên là:
Thứ nhất, tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện
tượng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
- Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục
đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt
động hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ
và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc
làm hết sức cần thiết.
- Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ
nạn xã hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ
quan và khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm
tội, vi phạm pháp luật, mắc nghiện ma túy; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại
gì cho bản thân, gia đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện
bằng cách nào để họ có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái.
- Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi
phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo được đời sống kinh
tế gia đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh
hoạt, học hành.
Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường


và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các em và phòng chống
vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên. Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách
nhiệm quản lý giáo dục học sinh, sinh viên trong các trường học, đưa nội dung giáo
dục, pháp luật và các quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục
chính khóa ở các cấp học; phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học
sinh, sinh viên, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu
quả của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng
1
pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng, chống vi phạm tội phạm; thông qua
các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt;
phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát
hiện kịp thời những hành vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết
khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí,
văn nghệ; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản.
- Cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố
các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là
các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên
trách của các cơ quan, xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ
an ninh Tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời
phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp
với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm
tội; nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh
phù hợp.
- Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình
việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải
quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam
nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng. /.
* Liên hệ thực tế tại đơn vị:

Lạng Sơn là một trong những tỉnh ở khu vực miền núi và là vùng giáp biên
giới Việt – Trung. Có số lượng học sinh tương đối đông với hơn 300 ngàn HS mỗi
năm, chiếm tỉ lệ khoảng 1/5 dân số cả tỉnh, trong đó có trên 180 ngàn HS đang học
cấp THCS và THPT. Cùng với những tác động tiêu cực của xã hội và tâm sinh lý
của lứa tuổi này, HS là đối tượng dễ bị kích động, phạm tội, nếu như không được
quan tâm, giáo dục tốt. Do đó, công tác phòng ngừa tôi phạm đối với HS luôn được
ngành GD - ĐT nói chung và trường THCS Tràng sơn, huyện Văn Quan nói riêng
đặc biệt quan tâm. Trường THCS Tràng sơn là xã tiếp giáp trung tâm huyện Văn
Quan, Tỉnh Lạng Sơn là một khu vực nhạy cảm về tệ nạn ma túy.
Hàng năm, khi vào năm học mới, nhà trường kết hợp với gia đình, chính quyền địa
phương, tập trung triển khai thực hiện các vấn đề trọng tâm về nâng cao đạo đức, ý
thức HS như: Xây dựng lối sống lành mạnh, ý thức hăng say học tập và rèn luyện tư
cách đạo đức; biết kính già, yêu trẻ, vâng lời cha mẹ và thầy cô; nâng cao sự hiểu
biết và ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước và nội quy nhà trường... Ngoài ra, nhà
trường còn yêu cầu học sinh ký cam kết không tham gia các băng nhóm trấn lột,
trộm cắp tài sản; không tàng trữ, mua bán, sử dụng ma túy và các chất gây nghiện;
không sử dụng môtô, xe gắn máy; nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT; không
đánh nhau… Các nội dung trên còn được nhà trường đưa vào giảng dạy, giáo dục
lồng ghép với các môn: giáo dục công dân, sinh học, địa lý… và các hoạt động ngoại
khóa khác.
2
Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục các em HS về ý thức phòng chống tội
phạm, hàng năm nhà trường còn thường xuyên liên hệ với công an xã để phối hợp
trong công tác giáo dục HS ở gia đình, địa phương.
Nhờ sự đồng tình của phụ huynh, sự nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường, sự giúp
đỡ của chính quyền địa phương và nhất là cơ quan CA các cấp mà đạo đức của HS ở
trường ta trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực, nguy cơ tội phạm
không còn nặng nề như những năm trước. Tuy nhiên, kết quả đó chưa như mong
muốn ban đầu khi triển khai công tác PNTP trong HS. Hiện tình trạng HS quậy phá,
trốn học, đánh nhau, vi phạm luật lệ ATGT… vẫn còn diễn ra. Nguyên nhân chính là

do công tác giáo dục đạo đức HS tại một số trường vẫn chưa được chú trọng đúng
mức, công tác quản lý của nhà trường còn lỏng lẻo, nhiều HS chưa hình thành được
thói quen đạo đức và hành vi đạo đức”.
Ngành GD-ĐT đang triển khai nhiều chương trình hành động mới thiết thực
hơn. Cụ thể, ngoài việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho HS, nhà trường còn chú
trọng giáo dục phòng chống tội phạm bằng nhiều hình thức qua hoạt động ngoại
khóa, như: đố vui để học, hái hoa dân chủ; xây dựng các tiểu phẩm phòng chống tội
phạm để phát thanh giữa giờ; đưa nội dung giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống
vào các môn học ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân, sinh học…
Câu hỏi 2: Theo bạn toàn nghành GD-ĐT Lạng Sơn có bao nhiêu đơn vị tham
gia cuộc thi? Số bài dự thi?
Trả lời:
• Toàn nghành GD - ĐT có 900 đơn vị tham gia.
• Số bài dự thi : 4.600 bài
II. PHẦN THỰC HÀNH:
BÀI VIẾT
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG, MA TÚY.
“Anh dũng hy sinh vì sự bình yên của Xứ Lạng”
Thứ 7 ngày 25/9/2010, trong khi mọi người còn đang yên giấc ngủ, Trung tá
Hứa Văn Tấn, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an thành phố Lạng
Sơn đã cùng các đồng nghiệp thực hiện kế hoạch đấu tranh chuyên án 910-M, triệt
phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Trong cuộc chiến với
bọn tội phạm ma túy, với sự dũng cảm, kiên trung của người chiến sỹ công an nhân
dân, đồng chí Hứa Văn Tấn đã anh dũng, hy sinh bản thân mình để mang lại sự bình
yên cho cuộc sống của nhân dân, để lại sự tiếc thương vô hạn trong lòng đồng chí,
đồng đội, bè bạn, gia đình và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn.
Vào hồi 11h 45

ngày 25/9/2010, tại thôn Đồn Vang, xã Minh Sơn, huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Công an thành phố Lạng Sơn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của

lãnh đạo Công an tỉnh đã tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh triệt phá đường dây
buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy lớn đặc biệt nguy hiểm từ Bắc Ninh qua
địa bàn Lạng Sơn để đưa ra nước ngoài do tên Trần Đức Nghĩa – sinh năm 1975,
thường trú tại xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh cầm đầu cùng một
3
số đối tượng, trong đó có tên Lê Quang Sơn (tức Sơn trọc) là đối tượng lưu manh,
côn đồ, chuyên đâm thuê, chém mướn, thường sử dụng vũ khí nóng để bảo vệ việc
vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Xác định đây là đường dây lớn, có nhiều
đối tượng manh động và có vũ khí, lực lượng phá án đã được huy động là những
người có kinh nghiệm nhất trong Công an thành phố Lạng Sơn. Với tinh thần quyết
tâm bắt giữ tội phạm, đồng chí Hứa Văn Tấn đã cùng đồng đội, phối hợp chặt chẽ
với trinh sát nội tuyến, khẩn trương bám theo và truy bắt đối tượng. Kết quả, đã bắt
tên Trần Đức Nghĩa, thu giữ 5 bánh hêrôin, 1 súng các bin, 1 súng bắn đạn hoa cải, 1
súng ngắn tự chế, tất cả đạn đã lên nòng, 1 quả lựu đạn, 25 viên đạn các loại và 1 số
tang vật liên quan khác. Tên Lê Quang Sơn đã tự sát khi bị truy kích. Tên Đào Thị
Minh Huệ (năm sinh 1973), trú tại thôn Đồn Vang, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng
đã ra đầu thú trước cơ quan Công an. Đến nay, cơ bản đã triệt một đường dây tội
phạm ma túy lớn, bọn tội phạm đã bị bắt, bị tiêu diệt, tang vật và một lượng vũ khí
lớn đã được thu giữ. Lãnh đạo Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo công tác điều tra, mở
rộng để xử lý bọn tội phạm nghiêm minh trước pháp luật
Trong cuộc chiến đấu ấy, đồng chí Hứa Văn Tấn đã bị tên Lê Quang Sơn bắn
trọng thương, mặc dù đã được đồng đội nhanh chóng đưa đi cấp cứu, được tập thể y,
bác sỹ Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng, tập thể cán bộ chiến sỹ Công an thành phố
Lạng Sơn, Công an huyện Hữu Lũng và quần chúng nhân dân tìm mọi biện pháp tận
tình cứu chữa. Nhưng do vết thương quá nặng, đồng chí Tấn đã hy sinh. Hành động
chiến đấu dũng cảm và ý chí kiên quyết tấn công tội phạm của đồng chí Hứa Văn
Tấn là biểu tượng cao đẹp, đã góp phần tô thắm truyền thống anh hùng của lực
lượng Công an nhân dân – Vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Ngày 26/9/2010, Bộ
Công an đã có quyết định truy phong quân hàm đồng chí Hứa Văn Tấn từ Trung tá
lên Thượng tá.

Cảm phục và tôn vinh tấm gương dũng cảm, hy sinh anh dũng của đồng chí
Hứa Văn Tấn đã cống hiến xương máu và tính mạng mình vì sự nghiệp bảo vệ an
ninh Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, ngày 8/10/2010, Đảng ủy,
lãnh đạo Công an tỉnh đã phát động đợt thi đua đặc biệt: “Học tập tấm gương dũng
cảm trong tấn công truy bắt tội phạm nguy hiểm, anh dũng hy sinh của đồng chí Hứa
Văn Tấn” đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ Công an Lạng Sơn: Ra sức thi đua khắc
phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tận tâm, tận lực phục
vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận tụy, mẫn cán với công việc được giao. Kiên
quyết tấn công, truy quét các loại tội phạm, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội . Đồng chí Giám đốc Công an tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ,
chiến sỹ Công an Lạng Sơn hãy biến đau thương, mất mát thành hành động cụ thể,
kề vai sát cánh, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, mọi cương vị công tác.
B×nh La, ngày 21 tháng 11 năm 2010
Người viết bài
Vò ThÞ Thuû
4

×