Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phân tích thói quen người dùng thông qua kênh mạng xã hội và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------

KHUẤT TIẾN THỤ

PHÂN TÍCH THĨI QUEN NGƯỜI DÙNG THƠNG QUA
KÊNH MẠNG XÃ HỘI VÀ KÊNH SURVEY TRÊN KIOSK
CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------

KHUẤT TIẾN THỤ

PHÂN TÍCH THĨI QUEN NGƯỜI DÙNG THƠNG QUA
KÊNH MẠNG XÃ HỘI VÀ KÊNH SURVEY TRÊN KIOSK
CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT VIỄN THƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phạm Dỗn Tĩnh



HÀ NỘI - 2019


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào. Các số
liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hồn tồn hợp lệ và đảm bảo
tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Học viên

Khuất Tiến Thụ

HVTH: Khuất Tiến Thụ

i

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài làm luận văn tốt
nghiệp cao học, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ nhiệt tình của thầy hướng dẫn và các thầy cơ giảng dạy, nhiều tập thể, cá nhân
trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Viện Điện tử - Viễn thông đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Dỗn Tĩnh về
sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn của tơi được
hồn thành tốt hơn.
Trong q trình nghiên cứu vì nhiều lý do khác nhau, luận văn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự thơng cảm và đóng góp ý
kiến của các thầy, cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

HVTH: Khuất Tiến Thụ

ii

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Doãn Tĩnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ KHAI PHÁ MẠNG XÃ HỘI ..... 12
1. Cấu trúc ................................................................................................................ 12
1.1. Một số bài tốn phân tích mạng xã hội ............................................................. 12
1.2. Kiểm định thống kê & phát hiện cộng đồng ..................................................... 15
1.3. Dự đốn liên kết ................................................................................................ 15
1.4. Phân tích vai trị ................................................................................................ 16
1.5. Công cụ SNAP Python ...................................................................................... 17
1.6. Công cụ SNAP C++ .......................................................................................... 17
1.7. Mô tả sơ đồ kết nối CPĐT Việt Nam ................................................................ 18
1.7.1. Mô tả các thành phần trong sơ đồ tổng quát CPĐT Việt Nam ...................... 18
1.7.2. Sơ đồ các Bộ và cơ quan ngang Bộ ............................................................... 19
2. Khai Phá mạng xã hội .......................................................................................... 20
2.1. Tại sao phải phân tích mạng xã hội................................................................... 20
2.1.1. Mạng xã hội là phổ biến ................................................................................. 20
2.1.2. Mạng xã hội là kho tài nguyên tiềm năng đồ sộ ............................................ 21
2.1.3. Phân tích và khai phá MXH: Tính thời sự ..................................................... 22
2.2. Phân tích và khai phá mạng xã hội là gì. .......................................................... 23
2.2.1. Khái niệm mạng xã hội. ................................................................................. 23
2.2.2. Tiến hóa nghiên cứu mạng xã hội .................................................................. 24
2.2.3. Đặc trưng thế giới nhỏ ................................................................................... 24
2.2.4. Phân bố luật lũy thừa...................................................................................... 25
2.2.5. Đặc trưng tập nhân ......................................................................................... 25
2.2.6. Đặc trưng cấu trúc cộng đồng ........................................................................ 26

HVTH: Khuất Tiến Thụ

iii

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

IV. Phân tích hành vi người dùng ............................................................................ 27
V. Ứng dụng phân tích hành vi người dùng............................................................. 28
VI. Phân tích khách hàng Viễn thơng. ..................................................................... 31
VII. Phân tích khách hàng ngân hàng ...................................................................... 32
VIII. Giám sát sự kiện trên mạng xã hội .................................................................. 34
1. Mạng xã hội là công cụ truyền thông quan trọng: ............................................... 34
3. Giám sát sự kiện Việt Nam .................................................................................. 36
4. Hệ thống giám sát tai nạn ..................................................................................... 37
KẾT LUẬN: ............................................................................................................ 38
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC MẠNG TRỰC TUYẾN VÀ THU
THẬP DỮ LIỆU TỪ MẠNG XÃ HỘI TRỰC TUYẾN ..................................... 39
I. Cấu trúc trực tuyến: .............................................................................................. 39
1. Cấu trúc trực tuyến theo chức năng ..................................................................... 39
2. Cấu trúc trực tuyến theo sản phẩm, địa lý và khách hàng ................................... 40
3. Kỹ thuật phát hiện cộng đồng .............................................................................. 44
II. Dữ liệu và thu thập dữ liệu từ mạng xã hội trực tuyến........................................ 44
III. Phân tích nội dung mạng trực tuyến .................................................................. 52
1. Phân tích quan điểm ............................................................................................. 52

2. Quản lý thương hiệu ............................................................................................. 53
3. Tư vấn xã hội........................................................................................................ 56
KẾT LUẬN: ............................................................................................................ 59
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HÀNH VI NGƯỜI DÙNG ................................... 60
1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người dùng ............................................................ 60
2. Khái niệm hành vi ................................................................................................ 66
2.1. Đặc điểm hành vi .............................................................................................. 67
2.2. Phân loại hành vi ............................................................................................... 69
3. Khái niệm hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ....................................... 70
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ........... 74
3.1.1. Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 74
3.1.1.1. Nhận thức của sinh viên .............................................................................. 74

HVTH: Khuất Tiến Thụ

iv

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Doãn Tĩnh

3.1.1.2. Thái độ của sinh viên .................................................................................. 75
3.1.1.3. Động cơ của sinh viên ................................................................................. 75
3.1.1.4. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên ............................................................. 76
3.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 76
3.2.1. Môi trường xã hội .......................................................................................... 76

3.2.2. Điều kiện sinh hoạt......................................................................................... 77
3.2.3 Phương tiện vật chất ........................................................................................ 77
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 78
KẾT LUẬN LUẬN VĂN ....................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 82

HVTH: Khuất Tiến Thụ

v

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung kiến thức hệ thống cơng CPĐT ......................................................... 3
Hình 2: Thuyết cân bằng cấu trúc: bộ ba, mạng cân bằng/không cân bằng. ........... 16
Hình 3. Sơ đồ tổng quát CPĐT Việt Nam. .............................................................. 18
Hình 4. Danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ ......................................................... 20
Hình 5: Mơ hình hiện tượng dữ liệu lớn .................................................................. 22
Hình 6. Đồ thị đặc trưng thế giới nhỏ ...................................................................... 25
Hình 7: Đồ thị bộ karate ........................................................................................... 26
Hình 8: Cấu trúc cộng đồng ..................................................................................... 27
Hình 9: Biểu đồ người dùng ..................................................................................... 28
Hình 10: Mơ hình doanh thu .................................................................................... 29
Hình 11: Phân tích quảng cáo di động ..................................................................... 30

Hình 12: Đồ thị khách hàng viễn thơng ................................................................... 32
Hình 13. Đồ thị khách hàng ngân hàng .................................................................... 33
Hình 14. Giám sát sự kiện (a) .................................................................................. 35
Hình 15. Giám sát sự kiện (b) .................................................................................. 36
Hình 16. Giám sát sự kiện (c) .................................................................................. 37
Hình 17: Sơ đồ cấu trúc trực tuyến theo chức năng ................................................. 39
Hình 18: Cộng đồng người dùng.............................................................................. 42
Hình 19: Mơ hình tương tác của người dùng ........................................................... 43
Hình 20: Cộng đồng trên mạng xã hội ..................................................................... 43
Hình 21. Cộng đồng giao nhau và khơng giao nhau ................................................ 44
Hình 22. Đồ thị dữ liệu hồ sơ cá nhân ..................................................................... 48
Hình 23: Mơ hình dữ liệu quan hệ ........................................................................... 49
Hình 24: Mơ hình dữ liệu cộng đồng ....................................................................... 50
Hình 25. Cơ sở dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.............................................. 51
Hình 26. Đồ thị quản lý thương hiệu trên mạng xã hội ........................................... 54
Hình 27: Các thương hiệu ngân hàng....................................................................... 55
Hình 28: Các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng thương hiệu ................................... 56
Hình 29. Mơ hình tư vấn xã hội ............................................................................... 57
HVTH: Khuất Tiến Thụ

vi

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Doãn Tĩnh


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TT

TỪ VIẾT

TIẾNG ANH

TẮT

TIẾNG VIỆT

1

MXH

Mạng xã hội

2

CPĐT

Chính phủ điện tử

3

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

4


BSD

5

OCCB

6

CPU

Central Processing unit

7

SSD

Solid-State Drive

8

HD

Hight Definintion

9

MP

Megapixel


10

NAND

11

RAM

12

CRM

13

SNAP

14

API

15

SDK

16

BIDV

17


SMCC

GHI CHÚ

Berkeley Softwere
Distribution
Oversea Chinese Banking
corporation

Neither Agree Nor Disagree
Random Access Memory
Customer Relationship
Management
Stanford Network Analysis
Platform
Appication Programming
Interface
Softwere Development Kit
Bank for Investment and
Development of Vietnam
Social Media Command
Center

HVTH: Khuất Tiến Thụ

vii

Lớp: CH2016B - KTVT



Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

LỜI NĨI ĐẦU
Như chúng ta đã biết hiện nay mạng internet và mạng xã hội đã góp phần
thay đổi căn bản hầu hết các ngành, lĩnh vực, từ khoa học công nghệ đến kinh tế xã hội, văn hóa, giải trí… Với những tác động lớn lao đến sự phát triển kinh tế - xã
hội, internet đã trở thành một công cụ hữu hiệu, không thể thiếu trong một xã hội
hiện đại. Có thể nói, trong những năm qua, hạ tầng internet Việt Nam đã có những
bước phát triển vượt bậc và tốc độ tăng trưởng người dùng internet vào loại cao
nhất trong khu vực.
Hiện tại để thu thập và nghiên cứu và phân tích dữ liệu từ mạng xã hội thì
chúng ta có nhiều kênh để nghiên cứu, phân tích như từ máy tính, điện thoại, Ipad
và các kiosk công cộng và đặc biệt là từ kiosk của chính phủ điện tử.
1. Sự phát triển của báo chí điện tử và truyền thơng xã hội
- Trong những năm vừa qua, sự phát triển các dịch vụ thông tin trên nền
Internet đã đem lại cho người dân trên thế giới những lợi ích khơng thể phủ nhận.
Nhân loại trở nên gần nhau hơn, người dân có thể dễ dàng tiếp cận với những thông
tin vô cùng phong phú, đa dạng và những kho dữ liệu khổng lồ được cập nhật hàng
ngày, hàng giờ từ khắp nơi trên thế giới. Internet tăng cường khả năng giao lưu, trao
đổi thông tin giữa mọi người với nhau, thúc đẩy xã hội phát triển. Đây là xu thế
phát triển chung của thời đại khoa học công nghệ.
- Theo số liệu của Trung tâm internet Việt Nam, đến tháng 6 năm 2017, Việt
Nam có hơn 64 triệu người sử dụng Internet, chiếm tỷ lệ 67,3% dân số, là một trong
những quốc gia phát triển Internet nhanh nhất trên thế giới. Cùng với đó, thơng tin
điện tử trên mạng internet, bao gồm báo chí điện tử và truyền thơng xã hội cũng có
sự phát triển rất nhanh chóng.
- Tính đến cuối năm 2015, cả nước có 858 cơ quan báo chí in báo, tạp chí

thuần nhất là báo chí điện tử, 207 trang thơng tin điện tử của các báo, tạp chí, đài
phát thanh - truyền hình.Về truyền thơng xã hội, có hơn 1.200 trang tin điện tử tổng
hợp đã được cấp phép, 330 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động và một số lượng rất
lớn các blog cá nhân.
HVTH: Khuất Tiến Thụ

1

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Doãn Tĩnh

- Kết quả nghiên cứu của một công ty chuyên về điều tra xã hội học trong
lĩnh vực internet cho thấy: Hơn 95% số người truy cập internet để đọc thông tin,
chủ yếu thông qua các website tổng hợp và các mạng xã hội (MXH); và một tỷ lệ
tương tự sử dụng cơng cụ tìm kiếm thơng tin khi sử dụng internet. Theo đó, nhu cầu
tìm kiếm và sử dụng thông tin là nhu cầu chủ đạo của người dùng internet. Báo cáo
của Yahoo! về internet Việt Nam tại 4 thành phố lớn cũng cho thấy, lần đầu tiên, tỷ
lệ người tìm kiếm thơng tin trên internet đã cao hơn tỷ lệ người đọc báo in và nghe
đài.
- Điều đó cho thấy, internet đã trở thành phương tiện truyền thơng rất quan
trọng, và thậm chí đang từng bước lấn át các phương tiện truyền thông truyền thống
như báo, tạp chí in.
2. Kênh survey trên Kiosk của chính phủ điện tử
- Xu hướng phát triển CPĐT hướng tới chính phủ số và xu hướng phát triển
cơng nghệ (Big Data , IoT, AI, Cloud Computing, Blockchain, …) đặt ra yêu cầu

mới đối với sự phát triển CPĐT ở Việt Nam nói chung và khung kiến trúc CPĐT
Việt Nam nói riêng.
- Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam là tài liệu hướng dẫn về phương pháp xây
dựng Kiến trúc CPĐT cấp bộ đối với các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc
Chính phủ và Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam bao gồm các thành phần chính: Định
hướng phát triển CPĐT Việt Nam, nguyên tắc xây dựng Kiến trúc CPĐT, sơ đồ kết
nối CPĐT Việt Nam, các mơ hình tham chiếu, tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ chức thực
hiện.
a. Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống KIOSK chuyên dụng hỗ trợ
cung cấp dịch vụ hành chính cơng.
+ Xây dựng và phát triển thành cơng cơng nghệ và kiến trúc KIOSK tương tác
phục vụ chính phủ điện tử (CPĐT);
+ Xây dựng thành công bộ khung phần mềm KIOSK Server chun dụng,
đóng vai trị trung gian trong giao tiếp bảo mật với các dịch vụ portal đã có của
CPĐT;
HVTH: Khuất Tiến Thụ

2

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

+ Xây dựng thành cơng bộ khung phần mềm mở KIOSK Client chuyên dụng,
giúp tương tác với các mô đun phần cứng, giúp kết nối bảo mật liên thông đến các

dịch vụ công khác nhau của CPĐT thông qua phần mềm KIOSK HUB;
+ Xây dựng thành công hệ thống phần mềm tập trung cho việc quản trị và điều
khiển hệ thống các KIOSK được nối mạng, nhằm quản lý và điều khiển cũng như
bảo trì và vận hành hiệu quả hệ thống KIOSK.
b. Thiết kế, chế tạo mẫu KIOSK để triển khai một số dịch vụ hành chính
cơng.
Cụ thể:
+ Chế tạo thành cơng mẫu KIOSK tích hợp các thành phần đã thiết kế;
+ Xây dựng và triển khai thử nghiệm thành công 03 dịch vụ công CPĐT trên
mẫu KIOSK và các phần mềm đã phát triển.

Hình 1: Khung kiến thức hệ thống công CPĐT
3. Một số vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước
a. Internet từng bước khẳng định vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội;
thúc đẩy phát triển internet là xu thế tất yếu.
HVTH: Khuất Tiến Thụ

3

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Doãn Tĩnh

- Internet ngày nay đã trở thành môi trường cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai
thác, sử dụng thơng tin cho mọi người dân. Internet cịn là kho tàng tri thức vô giá
của nhân loại được tích lũy cùng với sự phát triển, được lưu trữ và cung cấp cho

cộng đồng. Ngày nay, hầu như các thông tin về mọi mặt đời sống xã hội đều được
cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ trên mạng internet để đáp ứng nhu cầu thông
tin thường xuyên, thiết yếu của người dân. Internet đang thâm nhập vào cuộc sống
hàng ngày của từng con người, từng gia đình, hay rộng hơn là của xã hội và tồn thế
giới. Nó đang trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống, nó tác động một
cách trực tiếp làm thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi cá thể, qua đó tác động đến
sự phát triển của tồn xã hội.
- Hầu hết các quốc gia đều nhận thức được xu thế phát triển và tầm quan trọng
của internet trong kỷ nguyên thông tin đối với sự phát triển xã hội và đều có những
chính sách phù hợp để khai thác thế mạnh của internet phục vụ cho lợi ích quốc gia,
dân tộc. Thúc đẩy phát triển internet phục vụ lợi ích của xã hội loài người đã trở
thành một xu thế được khẳng định với những cam kết quốc tế mạnh mẽ của các
quốc gia. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
b. Tính hai mặt của nội dung thông tin trên internet.
- Về bản chất, môi trường internet là môi trường mở, cho phép người sử dụng
được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thơng tin. Vì vậy, tùy thuộc vào động cơ,
mục đích và nhận thức của cá nhân, tổ chức sử dụng mà thông tin đưa lên internet là
tích cực, hoặc tiêu cực, hoặc thậm chí đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng
đồng, của xã hội. Như vậy, bên cạnh những thông tin tích cực, thúc đẩy sự phát
triển xã hội, trên internet cũng tồn tại đầy rẫy những thông tin sai trái, độc hại với
các tính chất khác nhau, bao gồm:
+ Thông tin không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ
tục như kích động dâm ơ đồi trụy, kích động tình dục, bạo lực, bơi nhọ đời tư, vu
khống …..
+ Thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm tin học như: lừa đảo trên
mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus ….

HVTH: Khuất Tiến Thụ

4


Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

+ Thơng tin sai trái có tính chất chính trị: xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc chống phá đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đe dọa an ninh quốc gia.v.v...
Nhận thức được tính hai mặt của nội dung thơng tin trên giúp chúng ta có định
hướng chính sách và giải pháp quản lý thơng tin phù hợp với tính chất thơng tin,
nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của thông thông tin
sai trái, độc hại.
c. Tính hai mặt của sự phát triển cơng nghệ internet.
- Do bản chất công nghệ, internet là môi trường mở hướng tới tự do internet
cho cộng đồng trên toàn thế giới, cho phép người sử dụng được tự do cung cấp, tìm
kiếm và sử dụng thơng tin mà khơng có giới hạn về địa lý, lãnh thổ. Trong đa số các
trường hợp, thông tin về cá nhân của người dùng khơng cần xác thực.
- Điều đó một mặt tạo điều kiện thuận lợi một cách tối đa cho người muốn sử
dụng internet, loại bỏ tối đa những ràng buộc về pháp lý, những mặc cảm trong ý
thức để tham gia vào môi trường thông tin trên internet; mặt khác, nó cũng tạo cơ
hội cho những tổ chức, cá nhân với động cơ xấu có thể che dấu danh tính để cung
cấp thơng tin sai trái, độc hại; thậm chí xóa bỏ dấu vết để thực hiện hành vi tội
phạm, lừa đảo, trong đó phổ biến nhất là những hành vi tội phạm xuyên quốc gia.
Việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái trên môi trường internet toàn cầu
như vậy về phương diện kỹ thuật là rất khó khăn, địi hỏi sự phối hợp tích cực của
các quốc gia, nhưng trong nhiều trường hợp là không thể do sự khác biệt về môi

trường pháp lý giữa các quốc gia.
- Tính hai mặt của cơng nghệ internet đang là thách thức đối với những quốc
gia muốn thực thi luật pháp của mình để điều chỉnh những hành vi vi phạm pháp
luật trên mạng internet tồn cầu.
d. Vai trị và tác động của truyền thông xã hội ngày càng phức tạp.
- Ưu thế của truyền thông xã hội
+ Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cho phép cá nhân tham gia
cung cấp thông tin mà không cần cơng khai danh tính. Vì vậy, thơng tin của truyền

HVTH: Khuất Tiến Thụ

5

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

thơng xã hội có tính cập nhật thường xuyên, nội dung thông tin phong phú, đa dạng
từ nhiều nguồn, nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực đời sống xã hội;
+ Thông tin được phát tán, lan truyền rất nhanh thông qua các mạng xã hội,
hầu như không có giới hạn về biên giới, lãnh thổ; dễ tạo hiệu ứng xã hội theo chiều
rộng.
+ Bên cạnh việc tìm kiếm và cung cấp thông tin, truyền thông xã hội còn tạo
ra khả năng giao giao lưu, chia sẻ, kết nối cộng đồng rất thuận lợi. Đây là tính năng
đặc biệt hấp dẫn đối với giới trẻ ngày nay.
- Số liệu thống kê người dùng internet cuối tháng 7 năm 2012 của Google cho

thấy, trong số 10 website có số lượng người dùng nhiều nhất tại Việt Nam, thì đứng
đầu là 4 website truyền thơng xã hội, sau đó mới đến các báo điện tử. Vì vậy, truyền
thơng xã hội đang ngày càng thu hút đông đảo người dùng internet, nhất là trong
những năm gần đây, và đang có sự dịch chuyển thói quen tìm kiếm thơng tin từ các
website thơng tin chính thống sang các website truyền thơng xã hội, nhất là các trang
thông tin điện tử tổng hợp.
- Mặt trái của truyền thông xã hội. Bên cạnh những ưu thế, truyền thông xã hội
cũng thể hiện những mặt trái, đó là:
+ Thơng tin khơng chính thống, mang tính cá nhân, thiếu chọn lọc, dàn trải,
vụn vặt;
+ Thông tin khó xác định nguồn tin, khó kiểm chứng;
+ Thơng tin có động cơ, mục đích khơng rõ ràng hoặc động cơ xấu nhằm mục
đích xuyên tạc, lừa đảo, vu khống.
- Điều đó có nghĩa là, truyền thơng xã hội một khi được sử dụng vào các mục
đích lừa đảo, vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã
hội, đe dọa an ninh quốc gia thì hậu quả cũng vơ cùng to lớn và nặng nề, nhất là khi
người sử dụng đa số là giới trẻ, còn thiếu bản lĩnh, tỉnh táo khi tiếp nhận thơng tin
trên internet.
- Gần đây, các cuộc biểu tình chống chính phủ, lật đổ chính phủ tại các quốc
gia Châu Âu, Bắc Phi đều có nguyên nhân sâu xa từ việc các phần tử chống đối lợi
dụng Internet để tuyên truyền, xúi giục và kêu gọi dân chúng xuống đường biểu
HVTH: Khuất Tiến Thụ

6

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử


GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

tình, lật đổ. Cuộc biểu tình đánh chiếm phố Wall tại New York, Mỹ bắt đầu vào
ngày 17/9/2011, đã lan ra khắp thế giới từ châu Á và châu Mỹ tới châu Phi và châu
Âu với sự giúp đỡ đắc lực của Internet và truyền thông xã hội.
4. Thực trạng và một số bất cập trong công tác quản lý
Trên thực tế Internet đang thể hiện ngày càng rõ nét đặc trưng của một xã hội
ảo, phản ánh ngày càng toàn diện các hoạt động của đời sống thật ở mức độ tự do
hơn cho mỗi cá thể, và do đó, gây khó khăn, phức tạp hơn cho công tác quản lý của
nhà nước đối với lĩnh vực này.
a. Cần có sự thống nhất về quan điểm và sự tham gia có trách nhiệm của
các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội:
Sự phát triển của Internet là xu thế tất yếu, không thể cưỡng lại thì về ngun
tắc phải xác định “sống chung” với nó, vì thế, quan điểm xuyên suốt và nhất quán
phải là: Quản lý phải theo kịp sự phát triển. Để thực hiện được điều này không hề
đơn giản, bởi lẽ, internet là cơng nghệ mới, phát triển với tốc độ chóng mặt, là mơi
trường mở mang tính tồn cầu, hướng tới tự do cho cộng đồng mà không bị giới hạn
về địa lý, lãnh thổ. Và nếu thừa nhận Internet đang thể hiện ngày càng rõ nét đặc
trưng của một xã hội ảo, phản ánh ngày càng toàn diện các hoạt động của đời sống
thật, thì rõ ràng chỉ Bộ Thơng tin và Truyền thông cùng với Bộ Công an là khơng
thể quản lý có hiệu quả được. Bởi lẽ, để quản lý xã hội thực hiện nay, chúng ta đang
có tới 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và hệ thống chính quyền hành chính 4 cấp, với
hàng triệu cơng chức, viên chức. Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đầy đủ rằng,
để quản lý internet (tức là quản lý xã hội ảo) một cách hữu hiệu, theo hướng tích
cực, cần có sự chung tay tham gia vào cuộc của nhiều Bộ, ngành, nhiều tổ chức xã
hội theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định. Thời gian qua, bên
cạnh sự vào cuộc quyết liệt Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Bộ Công an, rõ
ràng nhận thức về trách nhiệm và sự phối hợp của các Bộ, ngành khác cịn nhiều
hạn chế.

b. Cơng tác xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật cịn bất cập
- Internet là lĩnh vực đặc thù có sự phát triển nhanh, mạnh, gắn liền với sự
phát triển của thế giới. Vì vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý
HVTH: Khuất Tiến Thụ

7

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

lĩnh vực này cũng địi hỏi phải được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp
với sự phát triển và yêu cầu quản lý. Đến nay, mặc dù hệ thống văn bản điều chỉnh
các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet đã được
ban hành, được bổ sung, điều chỉnh khá nhiều, nhưng trên thực tế vẫn còn bộc lộ
những bất cập, chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển và thiếu các quy định cụ
thể để phân định rõ ràng, chính xác các hành vi vi phạm pháp luật.
- Về nguyên tắc, doanh nghiệp và người dân được làm tất cả những điều pháp
luật không cấm. Vấn đề khó khăn trong việc xây dựng và áp dụng chính sách pháp
luật là do tính chất mở và khơng biên giới của Internet. Để ban hành được “những
điều cấm” trong quản lý internet đã là khó khăn, phức tạp, nhưng để thực hiện được
“những điều cấm” đó lại càng khó khăn bội phần, khơng chỉ vì tính chất của cơng
nghệ mà cịn vì những vấn đề mang tính chính trị. Một hành vi trên Internet có thể
vi phạm pháp luật của nước này, nhưng lại là được phép ở một quốc gia khác, vì
vậy việc xử lý vi phạm, yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai trái trên môi trường mạng cũng
bị giới hạn, chỉ có tác dụng nhất định khi người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở

quốc gia đó.
c. Năng lực quản lý nhà nước cịn chưa theo kịp sự phát triển
- Cơng tác thu thập, phát hiện, xử lý thông tin sai phạm chưa hiệu quả
- Việc tổ chức thu thập thông tin, phát hiện thông tin sai phạm là công việc
quan trọng đầu tiên để xác định các nội dung thông tin xấu trên internet cần xử lý.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, cơng việc này cịn nhiều hạn chế do đội ngũ cán
bộ quản lý thơng tin trên internet cịn rất thiếu về số lượng từ trung ương đến địa
phương; trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa theo kịp sự phát triển.
- Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc lưu trữ phân tích, đánh giá thơng tin
sai phạm cịn nhiều hạn chế.
- Chưa có cơ chế khuyến khích, phát huy sự phát hiện của cộng đồng mạng và
người sử dụng. Đây là kênh quan trọng nhằm phát hiện kịp thời và hiệu quả các sai
phạm.
- Cơ chế thẩm định, kết luận nội dung thông tin sai phạm còn cứng nhắc, chưa
linh hoạt, còn thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan, trong nhiều trường
HVTH: Khuất Tiến Thụ

8

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

hợp bị lợi dụng kích động, gây khó khăn cho việc tạo sự đồng thuận của dư luận xã
hội; tạo ra áp lực lớn cho cơ quan chức năng, nhất là đối với những thông tin nhậy
cảm về chính trị, đối ngoại ... mà dư luận quốc tế đang quan tâm

- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm chưa hiệu quả.
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm tuy đã được tăng cường nhưng năng
lực bộ máy thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm còn hạn chế, rất thiếu về số lượng
thanh tra chuyên ngành; năng lực kỹ thuật xử lý, ngăn chặn thông tin sai phạm từ
các máy chủ đặt tại nước ngồi cịn nhiều bất cập. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa
đạt được hiệu quả răn đe cần thiết.
- Trên thực tế, nguồn phát tán thông tin sai phạm chủ yếu là từ các máy chủ
nước ngoài nhằm tránh sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, trong nhiều trường
hợp không điều chỉnh bằng các biện pháp hành chính được;
d. Mơi trường pháp lý khơng bình đẳng giữa các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ nội dung trên internet trong nước và nước ngoài
Các doanh nghiệp trong nước chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của luật pháp Việt
Nam, trong khi đó các doanh nghiệp của nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên
giới vào Việt Nam bị điều chỉnh rất hạn chế, thậm chí khơng điều chỉnh được bằng
các biện pháp hành chính. Điều đó vơ hình chung đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
các doanh nghiệp nước ngoài, làm cho dịch vụ nước ngồi trở nên hấp dẫn hơn, có
lợi thế cạnh tranh lớn hơn và ngày càng thu hút nhiều người dùng Việt Nam, nhất là
dịch vụ mạng xã hội, dịch vụ tìm kiếm, giải trí điện tử trên mạng.
e. Hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người
dùng internet chưa cao
Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của mọi
người dân chưa được tiến hành thường xuyên, rộng khắp và thường xuyên; hình
thức truyền thơng chưa phong phú, hấp dẫn, chưa phù hợp với từng lứa tuổi, nhất là
tầng lớp thanh thiếu niên dễ bị tác động tiêu cực của thông tin trên mạng.
5. Hệ thống các giải pháp
Do tính mở của cơng nghệ, tính hai mặt của thơng tin trên internet và do nhu
cầu tất yếu sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên internet, các giải phải pháp

HVTH: Khuất Tiến Thụ


9

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Doãn Tĩnh

quản lý phải hướng tới việc phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những
tác động tiêu cực của internet; các biện pháp cấm đốn cực đoan bằng hành chính
và kỹ thuật chỉ mang lại hiệu quả hạn chế. Vì vậy, chính sách quản lý phải là sự kết
hợp đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, bao gồm cả giải pháp hành chính, giải pháp kỹ
thuật và giải pháp tuyên truyền giáo dục, trong đó tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức của người sử dụng internet là giải pháp thường xuyên, liên tục, lâu dài và
đóng vai trị chủ đạo để người dùng internet từng bước thích ứng một cách tích cực
với mơi trường mạng, biết sàng lọc thông tin xấu, tiếp nhận thông tin hữu ích.
Các nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm:
a. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,
- Bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng, cơng khai, minh bạch và bình đẳng cho
mọi đơn vị, cá nhân cung cấp và sử dụng thông tin internet trên lãnh thổ Việt Nam.
- Rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các văn
bản hiện có cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn;
- Xây dựng các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu công tác
quản lý nhà nước;
- Nghiên cứu đề xuất, đàm phán các cơ chế phối hợp giữa các quốc gia trong
việc quản lý các dịch vụ thông tin xuyên biên giới phù hợp với các cam kết quốc tế
và yêu cầu hội nhập.
b. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam

Với quan điểm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, cần phải tạo ra nhiều dịch vụ hấp
dẫn, lành mạnh về thơng tin và giải trí để thu hút người sử dụng trong nước, giảm
thiểu tác động tiêu cực của thông tin xấu; do mơi trường pháp lý khơng bình đẳng
về quản lý nội dung thông tin trên internet giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp nước ngoài, dịch vụ internet của các doanh nghiệp Việt Nam không thu hút
được người dùng Việt Nam như dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngồi. Vì vậy,
cần có cơ chế đặc thù khuyến khích phát triển một số dịch vụ internet quan trọng để
thu hút người dùng Việt Nam; tập trung phát triển các dịch vụ quan trọng nhất như
mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và các dịch vụ giải trí trực tuyến.

HVTH: Khuất Tiến Thụ

10

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Doãn Tĩnh

c. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy
Về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao,
hiện đại bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý về cả hành chính và
kỹ thuật để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm theo pháp
luật.
d. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
Đây là nhóm giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài nhằm nâng cao dân trí một
cách toàn diện, để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên có ý thức tự

bảo vệ mình và trở thành bộ lọc thơng tin, hướng dẫn những người xung quanh nhận
biết, sàng lọc các thông tin xấu, thông tin độc hại.
e. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa
phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức, đồn
thể.
Giữa gia đình và nhà trường, giữa ý thức cá nhân với các phong trào mang
tính cộng đồng hướng tới một văn hóa internet lành mạnh, đóng góp ngày càng tích
cực và hiệu quả vào sự phát triển của toàn xã hội.

HVTH: Khuất Tiến Thụ

11

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ KHAI PHÁ
MẠNG XÃ HỘI
1. Cấu trúc
1.1. Một số bài tốn phân tích mạng xã hội
Cụm từ “sáu cấp độ phân chia” nổi tiếng ngày nay lần đầu tiên được đưa ra
vào cuối những năm 1960, khi Stanley Milgram thực hiện cuộc khảo sát toàn cầu
nhỏ. Trong cuộc khảo sát này, Milgram chuẩn bị một kiểu thư theo chuỗi và thông
tin về một người xác định ở Boston, Massachusetts, Mỹ.
* “Sáu cấp độ phân chia”

Người nhận thư được yêu cầu viết tên của mình lên lá thư và gửi tới một
người mà anh ấy hoặc cơ ấy nghĩ là có khả năng quen biết người ở Boston nhất.
Người nhận mới này, tiếp tục được yêu cầu làm các bước tương tự. Một vài lá thư
không bao giờ tới nơi, nhưng số liên kết trung bình đối với những lá thư tới nơi là
khoảng 5,5 tới 6. Cụm từ “sáu cấp độ phân chia” ra đời là vì vậy. Đây là một trong
những thí nghiệm đầu tiên về mạng xã hội. Trên thực tế, mạng xã hội được tạo nên
từ các điểm liên lạc và mối liên hệ giữa các điểm đó. Những mạng xã hội khác nhau
được tạo nên bởi các cá nhân (điểm liên lạc), thuộc về từ hai mạng xã hội trở lên.
Các mạng xã hội của bạn có thể bao gồm đồng nghiệp, những người cùng sở thích
đến từ những mạng xã hội khác nhau và thường xun liên lạc với nhau. Nhưng
cũng có thể khơng có những liên kết khác với nhau ngoài bạn.
Hầu hết các thông tin không được truyền tải tự do qua các điểm liên lạc và các
mối liên hệ. Các mối liên hệ giống như những cánh cửa được đóng và mở một một
cách chọn lọc, giống như đối với những người bạn thân. Hầu hết mọi người khơng
có q 10 liên kết mạnh mẽ với những người có chung sở thích, bạn bè và đủ tin
tưởng để chia sẻ hầu hết các thơng tin của mình. Những sở thích tương đồng có
nghĩa là mỗi người trong một nhóm chung sở thích sẽ có ít cơ hội tiếp xúc với các
nguồn thơng tin mới hơn. Đó là lý do tại sao khi hơn 200 người được khảo sát bởi
nhà xã hội học người Mỹ Mark Granovetter nhằm tìm ra cách thức mọi người tìm
việc, hầu hết họ đều tìm thấy việc khơng thông qua bạn thân mà thông qua các mối

HVTH: Khuất Tiến Thụ

12

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử


GVHD: TS. Phạm Doãn Tĩnh

liên hệ yếu hơn, nhưng nhiều hơn, thuộc các mạng xã hội khác nhau ở các ngành
nghề, khu vực địa lý và nguồn thông tin mới khác nhau.
Những thương hiệu mong muốn lan tỏa thông tin của mình cần cân nhắc tất cả
các mạng xã hội khác nhau, có liên quan tới thương hiệu và những điểm liên kết
mạnh mẽ nhất trong các mạng xã hội đó. Thuật ngữ chuyên ngành gọi các cá nhân
này là những người gây ảnh hưởng – “the influencers”. Theo các nghiên cứu,
khoảng 10% những người trực tuyến trên blog và các mạng xã hội tiến hành hầu hết
các hoạt động trên đó. Và trong số 10% này, lại có khoảng 10% là những người
đóng góp nhiều nhất. Như vậy, chỉ có 1% là những người định hướng các trang này.
Việc tìm ra 1% những người này, thơng thường là mục tiêu quan trọng của những
thương hiệu phụ thuộc nhiều vào truyền thông xã hội.
* Mạng xã hội luôn tồn tại
Sự quan trọng của những người ảnh hưởng là không thể chối cãi. Tuy nhiên,
mức độ hiệu quả của họ phụ thuộc vào bốn giả định. Tác động: một số người có
hiểu biết và ảnh hưởng hơn những người khác. Tuy nhiên, những người này cảm
thấy mệt mỏi với việc chia sẻ cùng một câu chuyện. Vì vậy, khơng phải tất cả
những người theo dõi truyền thông mạng xã hội đều nghe về mọi thứ họ biết.
Những người theo dõi này đôi khi thường quá bận rộn tương tác với những mạng xã
hội lớn khác, không đọc được tất cả thông tin trên mạng xã hội của mình, vì vậy
khơng tiếp nhận được những tác động mà thương hiệu mong muốn.
Nhận diện: một người ảnh hưởng được xác định bởi hiểu biết, mức độ nổi
tiếng và những khả năng khác, nhưng thông thường một người không thể xuất sắc ở
tất cả các yếu tố. Điều quan trọng là cần phải tập trung vào những điểm sẽ tạo ra
hiệu quả cho thương hiệu.
Khả năng ảnh hưởng: rất khó để khiến một người ảnh hưởng truyền tải thông
điệp về một sản phẩm hoặc một ý tưởng. Lý do mọi người tin tưởng vào truyền
miệng là vì truyền miệng đáng tin cậy. Hầu hết các chuyên gia không giới thiệu tới

những người trả giá cao nhất, vì họ biết những thơng tin này đáng giá hơn thế.
Nếu như bất cứ khoản chi trả nào được tiết lộ, những người ảnh hưởng này sẽ
mất đi ảnh hưởng của mình. Hiệu quả chi phí: Tương tự như vậy, chi phí để có thể
HVTH: Khuất Tiến Thụ

13

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

có được một người ảnh hưởng tốt thường khá cao, khả năng truyền tải thông tin một
cách nhất quán của họ có thể thấp hơn những gì chúng ta kỳ vọng. Mặc dù việc
kiểm sốt có thể khó khăn hơn bạn tưởng, mạng xã hội là vơ cùng hữu ích để truyền
tải thơng điệp cho một thương hiệu và để hiểu những gì khách hàng nghĩ về thương
hiệu. Rất nhiều thương hiệu và tổ chức sử dụng dữ liệu, được gọi là “Big Data”:
lướt qua hàng nghìn lời bình luận vơ danh trên web hàng ngày, nhằm khám phá ra
xu hướng mới ngay từ giai đoạn ban đầu.
Chẳng hạn, cơng ty Google có thể dự đốn về sự bùng phát dịch cúm tốt hơn
những trung tâm kiểm soát dịch bệnh, nhờ khả năng đo lường các u cầu tìm kiếm
thơng tin, có liên quan tới triệu chứng và cách chữa trị cúm. Việc này diễn ra trước
khi bệnh nhân đến gặp bác sỹ. Những dữ liệu trực tuyến cũng có thể được sử dụng
cho cơng tác nghiên cứu thị trường. Electrolux là thương hiệu của bạn, ví dụ vậy,
bạn muốn biết những người mua máy giặt nghĩ gì khi họ tính đến việc mua một
chiếc máy giặt Electrolux. Hãy tận dụng sự trùng hợp của những mẫu máy giặt
khác, ngoài máy giặt Electrolux trên các diễn đàn.

Công nghệ hiện đại trong chiếc điện thoại thông minh cũng giúp cho kiểu dữ
liệu được gọi là dữ liệu nhỏ – “Little Data” phát triển. Chúng cho phép chúng ta biết
lượng calories tiêu thụ và đốt cháy. Little Data ngày càng gần gũi hơn với chúng ta.
Tóm lại, mạng xã hội luôn tồn tại, nhưng các công nghệ giúp cho mạng xã hội xuất
hiện ngày nay đang thay đổi cuộc sống của chúng ta với tốc độ nhanh hơn bao giờ
hết.
a. Các kiểu phân tích
- Phân tích dựa trên liên kết và cấu trúc, Phân tích dựa trên nội dung, Phân tích
kết hợp.
b. Phân tích động và phân tích tĩnh
- Phân tích tĩnh ↔ mạng xã hội tĩnh: tồn bộ mạng thay đổi chậm theo thời
gian. Tập rời rạc ảnh mạng
- Phân tích động ↔ mạng xã hội động: tương tác liên tục qua thời gian, tốc độ
rất lớn. Dòng mạng.

HVTH: Khuất Tiến Thụ

14

Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

c. Một số bài tốn
- Phân tích thống kê mạng xã hội
- Phát hiện cộng đồng trong mạng xã hội

- Dự đoán liên kết, nút trong mạng xã hội
- Phân tích vai trị
- Phân loại nút trong mạng xã hội
- Tiến hóa động mạng xã hội
- Tính riêng tư trong mạng xã hội
- Phân tích xung đột (adversarial), v.v.
1.2. Kiểm định thống kê & phát hiện cộng đồng
a. Kiểm định thống kê
- Kiểm định giả thuyết thống kê về mạng xã hội
- Các đặc trưng: thế giới nhỏ, phân bố luật lũy thừa, tác động tập nhân.
- Tác động tập nhân: tính hạng đối tượng trong mạng xã hội sử dụng các thuật
tốn tính hạng trang web như PageRank, HITS…
b. Phát hiện cộng đồng
- Cộng đồng tách rời, cộng đồng giao nhau
- Phổ phong phú các phương pháp: truyền thống, phân chia, dựa trên mơ-dun
hóa, dựa trên phổ, động, dựa trên suy luận thống kê, cộng đồng giao nhau, phân
cấp, vv…
- Một vài thuật toán phổ biến: họ thuật toán phân tách Girvan- Newman theo
độ trung gian cạnh Girvan-Newman, chia đỉnh CONGA, CONGO, gán nhãn
COPRA vv…
1.3. Dự đốn liên kết
* Dự đốn liên kết
- Hai nhóm phương pháp theo độ đo tương tư dựa trên cấu trúc: mơ hình khả
năng cực đại (Maximum Likelihood) kiểu phân cụm phân cấp và mơ hình xác suất
(Probabilistic).

HVTH: Khuất Tiến Thụ

15


Lớp: CH2016B - KTVT


Phân tích thói quen người dùng thơng qua kênh mạng xã hội
và kênh survey trên kiosk của chính phủ điện tử

GVHD: TS. Phạm Dỗn Tĩnh

- Dự đốn liên kết âm-dương

Hình 2: Thuyết cân bằng cấu trúc: bộ ba, mạng cân bằng/khơng cân bằng.
1.4. Phân tích vai trị
* Phân tích vai trò
- Vai trò là {quyền, nghĩa vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi} của một người
(nhóm) cần đối mặt và thi hành. mẫu hành vi đặc trưng (characteristic behaviour
pattern).
- Hai câu hỏi: Đối tượng X có vai trị gì? Ai có vai trị R?
HVTH: Khuất Tiến Thụ

16

Lớp: CH2016B - KTVT


×