Tải bản đầy đủ (.docx) (234 trang)

luận án tiến sĩ đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng việt và tiếng anh (trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 234 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TỐ HOA

ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA
"KẾT QUẢ", "TỔNG KẾT" TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
(TRÊN CƠ SỞ CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TỐ HOA

ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA "KẾT
QUẢ", "TỔNG KẾT" TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
(TRÊN CƠ SỞ CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI)

Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9 22 20 24

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. PHẠM VĂN TÌNH

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng
bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Tố Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................. 2
3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu.................................................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................................... 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án........................................................................................ 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án....................................................................................... 6
7. Kết cấu của luận án………………......…………………….........…….……........... 6
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..
7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................................. 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phép nối, từ nối ở nƣớc ngoài................................................. 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phép nối, từ nối ở Việt Nam..................................................... 9
1.2. Cơ sở lý thuyết................................................................................................................................... 12

1.2.1. Văn bản và liên kết......................................................................................................................... 12
1.2.2. Phép nối và từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết …….................….... 23
1.2.3. Thể loại văn bản khoa học …………………….…....……....…..............................38
1.2.4. Ngôn ngữ học đối chiếu …………………...…….......................................................... 41
1.3. Tiểu kết….…………........………….….....…………...….……....…........................42
CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG VBKHXHTV VÀ
VBKHXHTA............................................................................................................................................... 44
2.1. Tiêu chí nhận diện từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV

và VBKHXHTA......................................................................................................................................... 44
2.1.1. Tiêu chí nhận diện từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt............44
2.1.2. Tiêu chí nhận diện từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Anh............47
2.2. Đối chiếu số lƣợng và tần suất sử dụng từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả,
tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA.................................................................. 48
2.2.1. Số lƣợng và tần suất sử dụng từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng
Việt và tiếng Anh............................................................................................................................. 48


2.2.2. Một số nhận xét chung về số lƣợng và tần suất sử dụng từ ngữ nối biểu thị ý
nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh................................................................... 49
2.3. Đối chiếu về đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa
kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA................................................ 53
2.3.1. Vị trí của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong phát ngôn...................53
2.3.2. Yếu tố đi kèm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong phát ngôn.........55
2.3.3. Chức năng cú pháp của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong phát ngôn... 55

2.3.4. Đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết 53
trong VBKHXHTV và VBKHXHTA...................................................................................... 59

2.4. Tiểu kết.................................................................................................................................................. 104
CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT - LẬP LUẬN CỦA TỪ
NGỮ NỐI BIỂU THỊ Ý NGHĨA KẾT QUẢ, TỔNG KẾT TRONG VBKHXHTV VÀ

VBKHXHTA............................................................................................................................................... 106
3.1. Đối chiếu đặc điểm liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng
kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA............................................................................. 106
3.1.1. Đặc trƣng liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết.........................106
3.1.2. Cấu trúc liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết.............................107
3.1.3. Các mơ hình liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết....................110
3.1.4. Một số nhận xét chung về các mối quan hệ liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý
nghĩa kết quả, tổng kết................................................................................................................... 125
3.2. Đối chiếu đặc điểm lập luận của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng
kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA...................................................................................... 127
3.2.1. Giá trị liên kết của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết có tác dụng
tạo ra quan hệ lập luận cho văn bản…………………..……………………….

127

3.2.2. Đặc điểm lập luận của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết......……...

129

3.2.3. Đối chiếu đặc điểm liên kết và lập luận của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết
quả, tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA......……………………...........142
3.3. Tiểu kết.................................................................................................................................................. 144
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 146


CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................. 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………............

151

NGUỒN NGỮ LIỆU KHÁO SÁT………………………………………..................

160

PHỤ LỤC………………………………………..................................................................... 167

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A:
B:
ĐHQG:
E:
HN:
KHXH:
KHXH&NV:
PN:
SL:
r:
TNN:
TB:
VB:
VBKH
VBKHXH:
VBKHXHTV:
VBKHXHTA:
V:
U



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lƣợng và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả,
tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA........................................................ 48
Bảng 2.2. Số lƣợng và tần suất xuất hiện của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả,
tổng kết trong VBKHXHTV và VBKHXHTA theo nhóm.................................. 49
Bảng 2.3. So sánh 10 từ ngữ nối có tần suất sử dụng cao nhất trong VBKHXHTV
và VBKHXHTA................................................................................................................... 52
Bảng 2.4: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của
từ ngữ nối kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV có hình thức là từ................68
Bảng 2.5: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của
từ ngữ nối kết quả, tổng kết trong VBKHXHTA có hình thức là từ................75
Bảng 2.6: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của
từ ngữ nối kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV có hình thức là cụm từ......86
Bảng 2.7: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của
từ ngữ nối kết quả, tổng kết trong VBKHXHTA có hình thức là cụm từ .....91
Bảng 2.8: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của
từ ngữ nối kết quả, tổng kết trong VBKHXHTV có hình thức là mệnh đề...
98
Bảng 2.9: Số lƣợng, hình thức cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện của
từ ngữ nối kết quả, tổng kết trong VBKHXHTA có hình thức là mệnh đề... 102
Bảng 3.1: Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong mối quan hệ giữa
chủ ngôn và kết ngôn trong VBKHXHTV và VBKHXHTA

126

Bảng 3.2. Các kiểu quan hệ lập luận do nhóm từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng
kết biểu thị trong VBKHXHTV và VBKHXHTA.


133


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ học văn bản (Text linguistics, Textual linguistics) là một trong
những lĩnh vực nghiên cứu mới của ngôn ngữ học hiện đại. Những vấn đề cơ bản của
ngôn ngữ học văn bản hiện đang rất đƣợc quan tâm nghiên cứu, trong đó có liên kết
văn bản (VB). Liên kết là điều kiện rất quan trọng để một tập hợp câu nào đó trở
thành một VB bởi lẽ VB hồn tồn khơng phải là một phép cộng đơn thuần của các
câu có nghĩa mà giữa chúng phải có sợi dây liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể
thống nhất, trọn vẹn, rõ ràng, mạch lạc. Tính liên kết đƣợc xem là một đặc trƣng
quan trọng nhất của VB, thậm chí, quyết định ―chất‖ của VB. Vì vậy, đối với mỗi
VB, phƣơng tiện liên kết không chỉ là nhân tố quan trọng mà còn là yêu cầu bắt buộc
và hầu hết các nhà nghiên cứu về VB đều rất quan tâm đến nguyên tắc và khả năng
liên kết giữa các bộ phận của VB với nhau.
Để tạo thành VB, các câu trong đó phải liên kết, gắn bó với nhau theo một
nguyên tắc nhất định và theo những phƣơng thức nhất định. Trong các phƣơng thức
liên kết, phép nối là một trong những phƣơng thức cơ bản đƣợc sử dụng phổ biến ở
trong tất cả các loại VB, đặc biệt là trong văn bản khoa học (VBKH) và nó cũng là
phƣơng thức phổ quát của nhiều ngôn ngữ. Trong phƣơng thức liên kết nối, từ ngữ
nối chính là phƣơng tiện ngơn ngữ quan trọng thực hiện chức năng liên kết giữa các
câu/phát ngôn theo một mối quan hệ ngữ nghĩa xác định, là dấu hiệu chỉ ra một cách
tƣờng minh mối liên hệ giữa các phát ngôn trong VB . Với chức năng liên kết, từ ngữ
nối đóng vai trị khơng thể thiếu trong việc định hƣớng ngữ nghĩa và tạo ra cấu trúc
ngữ nghĩa của các thành phần trong VB, từ đó giúp cho VB mạch lạc, sáng rõ.

1.2. Trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có các từ ngữ nối biểu thị các phạm trù ngữ
nghĩa khác nhau khá đa dạng. Nếu nhƣ tiếng Việt có các từ ngữ nối thuộc các phạm trù
không gian - thời gian, tương phản - nhượng bộ, giả thiết - nguyên nhân, khái quát - cụ

thể, kết quả - tổng kết (tóm tắt)… thì tiếng Anh cũng có các từ ngữ nối dùng để chỉ
nguyên nhân, kết quả, mục đích, tương phản, điều kiện... tƣơng ứng.

Thực tế đã có một số nghiên cứu bƣớc đầu về các đơn vị từ ngữ nối theo các
phạm trù nói trên, nhƣng nghiên cứu một cách có hệ thống thì hiện vẫn cịn bỏ ngỏ,
đặc biệt là nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc sử dụng trong
các VBKH thì hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu. Đây là những từ ngữ có

1


chức năng đƣa ra kết quả hoặc nêu lại những ý chính, những điều cơ bản, chủ yếu
của vấn đề hay những nhận định chung mang tính khái quát. Quan hệ này thƣờng
thực hiện sự liên kết giữa hai hoặc với nhiều phát ngôn khác nhau trong VB. Những
từ ngữ nối theo quan hệ này phổ biến nhƣ: vì vậy, do đó, cho nên, như vậy, tóm lại,
nhìn chung, suy cho cùng, nhìn một cách khái qt… Chính vì vậy, chúng tôi chọn
đề tài Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa “kết quả”, “tổng kết” tiếng Việt và
tiếng Anh (trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội) để làm rõ đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa - liên kết - lập luận của từ ngữ nối chỉ kết quả, tổng kết trong hai ngôn ngữ
Việt - Anh.
Thông qua đề tài này, luận án mong muốn làm sáng tỏ các đặc điểm và chức
năng của nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết, đặc biệt là giá trị liên
kết của chúng trong các VBKH tiếng Việt và tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp
ích thiết thực cho việc dạy - học ngơn ngữ ở bậc đại học, đặc biệt trong việc hiểu rõ
chức năng liên kết của từ ngữ nối biểu thị kết quả, tổng kết trong cả hai ngôn ngữ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nhằm tìm hiểu các đặc điểm về cấu trúc - ngữ nghĩa và
liên kết - lập luận của nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc sử
dụng trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh trên cơ sở lý thuyết phân tích diễn

ngơn, qua đó đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa tiếng Việt
và tiếng Anh trên các bình diện này, đồng thời khẳng định vai trị quan trọng của
nhóm từ ngữ nối này trong việc tạo giá trị liên kết cũng nhƣ khả năng tạo giá trị biểu
đạt trong hoạt động, hành chức ở VB.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
(i) Xác lập cơ sở lý luận thông qua việc trình bày một số vấn đề lý thuyết về

ngơn ngữ học VB, một số vấn đề liên quan đến phép nối, từ nối, trên cơ sở đó xác
định các tiêu chí nhận diện từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong VB.
(ii) Miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ
nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc sử dụng trong tiếng Việt và tiếng Anh trên
ngữ liệu là các VB thuộc các ngành KHXH. Cụ thể, luận án xem xét đặc điểm cấu tạo,
vị trí chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa của loại từ ngữ nối này thể hiện

2


trong phát ngơn, qua đó chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của nhóm từ ngữ nối này
trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh từ bình diện cấu trúc - ngữ nghĩa.
(iii) Miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm liên kết - lập luận của nhóm các

từ ngữ nối trên đƣợc sử dụng trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh. Cụ thể,
luận án xem xét các mối quan hệ liên kết và quan hệ lập luận của từ ngữ nối loại này
thể hiện trong VB, qua đó chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của nhóm từ ngữ nối
này trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh từ bình diện liên kết - lập luận.
3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án xác định đối tƣợng nghiên cứu là những từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết
quả, tổng kết đƣợc sử dụng trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh.

Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở việc xem xét nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa
kết quả, tổng kết đƣợc sử dụng khơng nằm trong phát ngơn giao tiếp (lời nói), cũng
khơng phải là các phát ngôn riêng lẻ, mà là các phát ngơn gắn bó với nhau trong VB
với ngữ cảnh đủ bề rộng đƣợc rút ra từ các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh. Điều
này có nghĩa là luận án xem xét đặc điểm của các từ ngữ nối loại này trong cả chuỗi
phát ngôn bởi lẽ các phát ngôn liên quan đƣợc xem là yếu tố góp phần tạo nên ngữ
cảnh cần thiết giúp cho việc phân tích cấu trúc - ngữ nghĩa - liên kết - lập luận của
phát ngôn chứa từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết đạt hiệu quả cao nhất.
3.2. Tư liệu nghiên cứu
VBKH là thể loại VB rất phong phú, tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau.
Trong luận án này, chúng tơi giới hạn lựa chọn một hình thức VB chung cho cả tiếng
Việt và tiếng Anh, đó là các bài báo khoa học. Các bài báo khoa học mà chúng tôi
lựa chọn làm tƣ liệu nghiên cứu là các bài nghiên cứu đƣợc đăng tải trên một số tạp
chí KHXH mang tính đa ngành hoặc liên ngành và chúng thuộc nhiều ngành KHXH
khác nhau nhƣ văn học, ngôn ngữ học, lịch sử, kinh tế, chính trị, pháp luật… Đây
hầu hết là các nghiên cứu mang tính điều tra, phân tích dựa trên quan sát và nguồn tƣ
liệu nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả hoặc những phát hiện mới, những nhận định,
đánh giá... có giá trị nhất định về chun mơn. Vì vậy, việc sử dụng các từ ngữ nối
mang nghĩa kết quả, tổng kết trong những nghiên cứu này là rất cần thiết, giúp cho
tác giả thể hiện sự suy luận logic trong vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, các bài báo

3


thƣờng là các VB có dung lƣợng ngắn, trung bình khoảng từ 5000 từ đến 7000 từ
nên sẽ dễ mang tính khả thi hơn trong việc phân tích các từ ngữ nối ở từng VB.
Với cách lựa chọn nhƣ trên, nguồn ngữ liệu cụ thể của luận án bao gồm 60
VBKHXH tiếng Việt đƣợc trích xuất từ một số tạp chí mang tính đa ngành, liên
ngành nhƣ tạp chí KHXH Việt Nam, tạp chí KHXH và Nhân văn, tạp chí Nhân lực
KHXH… Các tạp chí này hầu hết đƣợc xuất bản từ năm 2010 đến 2018.

Đối với ngữ liệu tiếng Anh, luận án cũng có lựa chọn tƣơng tự. Để đối chiếu với
tiếng Anh, luận án cũng lựa chọn ngữ liệu khảo sát là các từ ngữ nối mang nghĩa kết
quả, tổng kết đƣợc trích từ các VB thuộc các lĩnh vực KHXH nhƣ văn học, ngôn ngữ
học, lịch sử, kinh tế, luật... tƣơng ứng trong tiếng Anh, nghĩa là cũng đƣợc trích từ các
tạp chí KHXH mang tính đa ngành, liên ngành nhƣ International Journal of Humanities
and Social Sciences, International Journal of Cognitive Research in Science... Các tạp
chí này cũng đƣợc xuất bản từ năm 2010 đến 2018. Tuy nhiên, để nguồn tƣ liệu giữa
hai ngôn ngữ đƣợc tƣơng đƣơng, đối với tiếng Anh luận án chỉ lựa chọn 50 VBKHXH
vì các VB tiếng Anh thƣờng dài hơn tiếng Việt (trung bình 1 bài báo tiếng Anh có độ dài
khoảng 7000 từ, còn trong tiếng Việt xấp xỉ khoảng 6000 từ). [Chi tiết về ngữ liệu, xem
―Nguồn ngữ liệu khảo sát‖ ở phần cuối luận án].

Dựa trên các tiêu chí nhận diện [chi tiết về tiêu chí nhận diện các từ ngữ nối,
xem mục 1.2.4.3. và mục 2.1 trong luận án], chúng tôi đã lọc ra đƣợc 115 từ ngữ nối
biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và trong tiếng Anh con số này là 136 với
các tần suất sử dụng khác nhau.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, luận án sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích diễn ngơn: đƣợc xem là phƣơng pháp chủ đạo của

luận án bởi lẽ liên kết cũng là một vấn đề quan trọng của phân tích diễn ngơn. Vì
vậy, trong luận án này, các đặc điểm của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
sẽ đƣợc xem xét theo khung lý thuyết của phƣơng pháp phân tích diễn ngơn. Cốt lõi
của phân tích diễn ngơn là xem xét mặt chức năng của ngôn ngữ. Cụ thể, phƣơng
pháp này dùng để xem xét cách thức mà các từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng
kết đƣợc sử dụng gắn liền với ngữ cảnh. Nói cách khác, phƣơng pháp này dùng để
xem xét sự hành chức của các từ ngữ nối này trong từng văn cảnh cụ thể khi phân
tích ngữ nghĩa hay đặc điểm liên kết và quan hệ lập luận của chúng trong VBKH.


4


- Phương pháp miêu tả: dùng để miêu tả các đặc điểm về cấu trúc - ngữ nghĩa

và liên kết - lập luận của nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: đƣợc sử dụng để đối chiếu giữa từ ngữ nối

biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong tiếng Việt với tiếng Anh về mặt cấu trúc ngữ nghĩa và liên kết - lập luận, qua đó tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng
ở các bình diện này. Nghĩa là trong nghiên cứu này, luận án sử dụng phƣơng pháp so
sánh, đối chiếu 1 chiều [đã đƣợc đề cập chi tiết ở mục 1.2.4. Ngôn ngữ học đối
chiếu],đó là cách tiếp cận lấy cơ sở so sánh (Tertium comparationis) làm trung tâm].
- Thủ pháp phân tích logic ngữ nghĩa – ngữ dụng: nói tới phép nối là nói tới các

quan hệ ngữ nghĩa, do vậy thủ pháp này đƣợc sử dụng để xem xét cách thức từ ngữ
nối đƣợc sử dụng trong từng văn cảnh cụ thể. Hay nói cách khác, thủ pháp này dùng
để xem xét vai trò của từ ngữ nối trong từng VB khác nhau khi phân tích ngữ nghĩa
hoặc giá trị liên kết hay quan hệ lập luận của chúng trong VBKH.
- Thủ pháp thống kê phân loại: dùng để xác lập, thu thập, tập hợp và phân loại

các từ ngữ nối từ các nguồn khác nhau. Đó là các đoạn văn, các câu (phát ngơn) có
chứa các từ ngữ nối loại này đƣợc sử dụng trong các VBKHXH. Các ngữ liệu thu
thập đƣợc là cơ sở để đƣa ra các sơ đồ, bảng biểu, số liệu nhằm minh họa và thuyết
minh cho các miêu tả, phân tích, nhận xét, kết luận của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là cơng trình đối chiếu chun sâu khá toàn diện và hệ thống về một
mối quan hệ ngữ nghĩa cụ thể của từ ngữ nối trên phƣơng diện cấu trúc - ngữ nghĩa
và liên kết - lập luận trong phạm vi nguồn ngữ liệu là các VBKHXH.
Luận án miêu tả, phân tích và làm rõ các đặc điểm về mặt cấu trúc - ngữ nghĩa
của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt trong sự so sánh, đối

chiếu với tiếng Anh; chỉ ra các mối quan hệ liên kết cũng nhƣ các mơ hình liên kết từ
ngữ nối loại này thể hiện trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh.
Thông qua việc tìm hiểu giá trị lập luận mà từ ngữ nối này thể hiện trong các
VBKHXH, luận án cho thấy giá trị liên kết cũng nhƣ khả năng tạo giá trị biểu đạt
của các từ ngữ nối loại này cũng nhƣ khẳng định vai trò quan trọng của từ ngữ nối
biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong việc tạo lập phát ngôn.

5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm phong phú, sáng tỏ thêm lý thuyết về các
phép liên kết và phƣơng tiện liên kết trong tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời góp phần
làm phong phú thêm nguồn dữ liệu chuyên ngành ngôn ngữ học so sánh đối chiếu nói
chung và đối chiếu tiếng Việt - tiếng Anh nói riêng. Các kết quả nghiên cứu, ở chừng
mực nào đó, đã tạo tiền đề cho việc so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ về mặt cấu trúc
- ngữ nghĩa - liên kết - lập luận ở các phạm vi nghiên cứu cụ thể.

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án đem lại những ứng dụng hữu
ích trong thực tiễn sử dụng ngơn ngữ; có thể ứng dụng để biên soạn giáo trình
chun khảo, giảng dạy ngơn ngữ; giúp ngƣời dạy và học hiểu và sử dụng chính xác
hơn ngơn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy
tiếng Anh tại nơi tác giả công tác. Kết quả cũng giúp cho bản thân tác giả thấy đƣợc
những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, là
cơ sở để tác giả có những nghiên cứu khác sau này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Ngữ liệu khảo sát, Phụ
lục, luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết. Đây là
chƣơng luận án trình bày tình hình nghiên cứu về phép nối, từ ngữ nối và một số vấn

đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu nhóm từ ngữ nối này trong sự so sánh với
tiếng Anh (trên cơ sở các VBKHXH).
Chƣơng 2: Đối chiếu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của từ ngữ nối biểu thị
ý nghĩa kết quả, tổng kết trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh.
Trong chƣơng này, luận án làm sáng tỏ đặc điểm cấu tạo và chức năng ngữ nghĩa của
từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết, qua đó chỉ ra một số điểm tƣơng đồng
và khác biệt trong hai ngôn ngữ.
Chƣơng 3: Đối chiếu đặc điểm liên kết - lập luận của từ ngữ nối biểu thị ý
nghĩa kết quả, tổng kết trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh.
Trong chƣơng này, luận án làm rõ chức năng liên kết và giá trị lập luận mà nhóm từ
ngữ nối này thể hiện trong các VBKHXH, qua đó rút ra một số điểm tƣơng đồng và
khác biệt về đặc điểm này trong cả hai ngôn ngữ

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chƣơng này, luận án trình bày tình hình nghiên cứu về phép nối ở trong
và ngoài nƣớc, đồng thời hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết cơ bản và lấy đó làm
cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, gồm: VB và liên kết; phép nối và từ ngữ nối biểu
thị ý nghĩa kết quả, tổng kết; ngôn ngữ học đối chiếu và thể loại VBKH.
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phép nối, từ nối ở nƣớc ngoài
Trên thế giới, ngay từ rất sớm đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về các
phép liên kết, trong đó có phép nối. Tiêu biểu là một số cơng trình nghiên cứu của
Halliday & Hasan (1976): Cohesion in English (Phép liên kết trong tiếng Anh),
Martin (1992): English Text - System and Structure (Văn bản tiếng Anh – hệ thống và
cấu trúc), Halliday (1998): An Introduction to Functional Grammar (Dẫn luận ngữ
pháp chức năng, ngƣời dịch: Hoàng Văn Vân), Nunan (1993): Introduction to

Discourse Analysis (Dẫn nhập phân tích diễn ngơn, dịch: Hồ Mỹ Huyền & Thanh
Trúc), Collins & Hollo (2000): English Grammar - An Introduction…
Các nghiên cứu này đƣợc coi là nền tảng cho việc nghiên cứu lý thuyết VB
cũng nhƣ nghiên cứu về phép nối và mối quan hệ ngữ nghĩa của phép nối. Cụ thể,
các cơng trình này đã đi vào xem xét phép nối ở nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ
khái niệm, vai trò của từ nối, cách phân loại từ nối. Đặc biệt, các tác giả trên đều tập
trung vào xem xét các mối quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn do các từ ngữ nối biểu
thị thông qua sự phân loại phép nối dựa trên các quan hệ ngữ nghĩa. Chẳng hạn,
Halliday & Hasan (1976) khẳng định phép nối phải dựa trên mối quan hệ về nghĩa
giữa chúng và cái theo sau đƣợc kết nối một cách hệ thống với cái đi trƣớc. Đi sâu
vào phân loại, Halliday & Hasan chia phép nối thành 4 loại dựa trên quan hệ về
nghĩa, gồm: bổ sung (additive), đối lập (adversative), nhân quả (causal), thời gian
(temporal). Trên cơ sở đó, tác giả đi vào thống kê và phân tích một số liên từ cơ bản
thể hiện quan hệ ngữ nghĩa của phép nối. Trong cơng trình An Introduction to
Functional Grammar, từ việc tập trung vào việc xem xét khái niệm cú (clause),
Halliday (1998) đã soi rọi vào khái niệm liên kết và ngơn bản. Trong đó, đáng chú ý
là ơng phân chia phép nối theo ba phạm trù mang tính chất khái quát cao, gồm: chi
tiết hoá (elaboration), mở rộng (extension), tăng cường (enhancement) và ơng trình

7


bày khá chi tiết về các quan hệ ngữ nghĩa của phép nối. Những kết quả này đƣợc
xem là những đóng góp lý luận tiếp theo mang tính nền tảng của Halliday trong việc
mở đƣờng cho việc nghiên cứu về phép nối ở các ngôn ngữ khác nhau.
Tƣơng tự, một số tác giả khác cũng có sự phân loại phép nối khá tƣơng đồng
với Halliday. Dựa trên quan hệ ý nghĩa về thời gian, khơng gian và trình tự diễn đạt,
Collins & Hollo (2000) phân chia các quan hệ phép nối thành 4 loại quan hệ cơ bản:
bổ sung (additive), tương phản (adversative), nhân - quả (causal), thời gian
(temporal). Sự tƣơng đồng này cũng có thể tìm thấy trong nghiên cứu của Nunan

(1993). Tác giả cũng cho rằng có 4 loại quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu mà phép nối thực
hiện, gồm: nghịch đối, bổ sung, thời gian, nguyên nhân. Đặc biệt, cơng trình của
Nunan cũng có thể đƣợc xem là cơ sở lý thuyết khi nghiên cứu ngữ nghĩa, ngữ dụng
của phép nối trong các ngơn ngữ.
Trong cơng trình English Text - System and Structure, Martin (1992) tiến hành
nghiên cứu VB tiếng Anh trên bình diện hệ thống - cấu trúc. Từ việc xem xét khá kĩ
các phép liên kết nói chung và phép nối nói riêng trong các VB tiếng Anh, tác giả đề
xuất các tiêu chí để phân biệt về cấp độ vĩ mô của từ nối gồm: nối bên trong và nối
bên ngoài. Đây là hai thuật ngữ khá mới mẻ so với các cơng trình nghiên cứu về
phép nối khác. Tiêu chí để phân biệt nối bên ngoài, tác giả dựa trên ngữ cảnh cụ thể,
cịn để nhận diện kiểu nối bên trong ơng dựa trên khái niệm ―phóng chiếu‖. Từ sự
phân biệt vĩ mơ nối bên trong và bên ngồi nói trên, tác giả tiếp tục phân chia thành
các loại nhỏ hơn theo các mối quan hệ: bổ sung (additive), nhân quả (consequential),
so sánh (comparative), thời gian (temporal), định vị (location).
Không đi vào các vấn đề lý thuyết chung của từ nối, nghiên cứu của Yuwei Liu
(2016) lại tập trung vào cách sử dụng các từ nối chỉ quan hệ đối lập, nhân quả, thời
gian trong văn tranh luận, mô tả và kể chuyện của các sinh viên Trung Quốc học
tiếng Anh. Trong nghiên cứu này, tác giả đã dành phần lớn trang sách để tập trung
phân tích các vấn đề: liên từ (conjunction), từ nối (connector), vai trò của từ nối, các
loại từ nối và đi sâu vào xem xét ba quan hệ ngữ nghĩa của từ nối: quan hệ đối lập,
quan hệ nhân quả, quan hệ thời gian.
Nhƣ vậy, ở nƣớc ngoài việc nghiên cứu phép nối trong quan hệ với các phép
liên kết khác đã đạt đƣợc những kết quả đáng chú ý. Đây có thể xem là nền tảng

8


quan trọng về mặt lý luận để chúng ta tiến hành nghiên cứu phép nối theo các mối
quan hệ khác nhau và trong các văn bản cụ thể.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phép nối, từ nối ở Việt Nam

Trong nƣớc, những vấn đề lý thuyết về phép nối cũng sớm đƣợc các nhà nghiên
cứu quan tâm. Đi sâu vào nghiên cứu một cách tồn diện, quy mơ và hệ thống các vấn
đề chung về văn bản, liên kết, phép nối, trƣớc tiên không thể không nhắc đến nghiên
cứu của Trần Ngọc Thêm (1985, tái bản: 1999, 2006), Diệp Quang Ban (1998).

Hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985) đƣợc
coi là cơng trình đánh dấu mốc cho sự phát triển mới về nghiên cứu ngữ pháp VB và
các phép liên kết trong đó có phép nối. Cơng trình đi sâu nghiên cứu các khía cạnh
của VB: từ phƣơng diện ngữ pháp, ngữ nghĩa cho đến ngữ dụng của phép nối. Dựa
trên các kiểu phát ngôn, tác giả chia phép liên kết thành 2 loại chính: phép nối lỏng
và phép nối chặt. Đi vào chi tiết, phép nối lỏng là phép nối dựa trên phƣơng thức
liên kết hợp nghĩa và phát ngôn hợp nghĩa, trong khi phép nối chặt lại dựa trên
phƣơng thức liên kết của ngữ trực thuộc. Đáng chú ý là trong phép nối lỏng, tác giả
nêu ra và trình bày mơ hình của các yếu tố từ vựng làm thành phần chuyển tiếp hay
các từ làm phụ tố có ý nghĩa so sánh, chẳng hạn nhƣ: cũng, lại, vẫn, càng, cịn, cứ.
Ngồi ra, tác giả còn đề cập đến cấu trúc khái quát của phép nối: ArB và trình bày
các quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối. Dựa trên quan hệ ngữ nghĩa, tác giả
phân chia phép nối theo ba mối quan hệ cơ bản, mỗi quan hệ lại có những tiểu loại
cơ bản khác nhau: quan hệ định vị (thời gian, khơng gian); quan hệ logic diễn đạt
(gồm: trình tự diễn đạt, thuyết minh - bổ sung, xác minh - nhấn mạnh); quan hệ logic
sự vật (gồm: nhân quả và tƣơng phản - đối lập). Có thể thấy, trong cơng trình này,
những đặc điểm cơ bản của phép nối trong VB tiếng Việt nói chung đã đƣợc miêu tả
một cách chi tiết và hệ thống.
Tƣơng tự, lấy các phát ngơn làm ngữ liệu nghiên cứu, cơng trình của Diệp
Quang Ban (2006) Văn bản và liên kết trong tiếng Việt: văn bản, mạch lạc, liên kết,
đoạn văn cũng dành một phần để xem xét các phép liên kết nói chung và phép nối
nói riêng ngồi các vấn đề về VB, mạch lạc và đoạn văn. Trong việc phân chia phép
nối ở cấp độ vĩ mô giống với kết quả phân chia của Trần Ngọc Thêm, tác giả cũng
chia phép nối thành hai loại lớn: phép nối lỏng và phép nối chặt. Trong một số cơng
trình khác sau đó: Văn bản (2007), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản (2009),


9


Diệp Quang Ban đã đi sâu vào các phép liên kết trong đó có phép nối và các quan hệ
ý nghĩa thƣờng gặp của phép nối. Đi sâu tìm hiểu các phƣơng tiện nối, tác giả chia

làm hai loại lớn: quan hệ từ (bình đẳng/phụ thuộc) và từ ngữ nối kết (đại từ thay thế/
những tổ hợp từ ngữ có ý nghĩa quan hệ và có tác dụng liên kết). Về các quan hệ
thƣờng gặp trong phép nối, ngoài 4 quan hệ mà Halliday đã nêu: bổ sung, tương
phản, thời gian, nhân quả, Diệp Quang Ban bổ sung hai loại quan hệ nữa, gồm: mục
đích và điều kiện.
Việc phân loại phép nối cũng đƣợc Nguyễn Thiện Giáp (2007) đề cập đến
trong Dụng học Việt ngữ. Theo đó, tác giả chia phép nối thành 4 loại theo quan hệ
ngữ nghĩa, gồm: đồng hướng, ngược hướng, nhân quả, thời gian - trình tự. Thực chất
của quan hệ đồng hƣớng chính là quan hệ bổ sung, quan hệ ngƣợc hƣớng là quan hệ
tƣơng phản mà các nghiên cứu trƣớc đã chỉ ra. Bên cạnh đó, tác giả cịn gợi mở về
chức năng liên kết hồi chỉ và khứ chỉ của phép nối nói chung.
Nếu các cơng trình trên lấy ngữ liệu phát ngơn trong các VB viết tiếng Việt làm
đối tƣợng để xem xét các phép liên kết cũng nhƣ phép nối thì cơng trình của Nguyễn
Thị Việt Thanh (1999) lại dựa trên ngữ liệu là lời nói để đi sâu vào các vấn đề cũng
có tính khái qt về liên kết lời nói. Theo tác giả, phƣơng thức liên kết lời nói thể
hiện trên hai phƣơng diện: liên kết bằng phƣơng thức ngữ kết học và liên kết bằng
phƣơng thức ngữ dụng học. Đi sâu vào phƣơng thức liên kết ngữ kết học, tác giả
tiếp tục phân chia thành ba tiểu loại: liên kết duy trì chủ đề, liên kết phát triển chủ đề
và liên kết logic. Trong đó, phép nối đƣợc tác giả xếp vào loại phương thức liên kết
logic. Ngoài phép nối bằng liên từ, theo tác giả cịn có phép nối khơng có liên từ vì
―mặc dù từ nối không đƣợc sử dụng nhƣng quan hệ ngữ nghĩa vẫn đƣợc xác lập‖.
Ngoài các chuyên khảo đề cập tới các từ ngữ nối cịn có một loạt các bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành và hội thảo khoa học đề cập đến từ ngữ nối ở

những khía cạnh và mức độ khác nhau. Chẳng hạn, Nguyễn Đức Dân - Lê Đông
(1985) tập trung xem xét các phƣơng thức liên kết của từ nối nói chung. Đỗ Thị Kim
Liên (1995), Nguyễn Chí Hồ (2006) đề cập đến phép nối khơng có liên từ trong nội
bộ câu ghép. Bên cạnh đó, Lƣơng Đình Khánh (2000, 2003) đi sâu khảo sát phép nối
trong mối quan hệ giữa các phát ngôn và giá trị tu từ của chúng ở trong một số bài
viết của Nguyễn Đình Thi và trong truyện ngắn ―Chí Phèo‖ - Nam Cao. Trong khi
Lƣơng Đình Dũng (2005) quan tâm đến phƣơng pháp giảng dạy phép nối trong tiếng

10


Việt thì Ngơ Thị Bảo Châu (2010) tiếp tục trở lại tìm hiểu quan hệ ―làm rõ‖ trong
tiếng Việt, vốn là một trong những quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối nhƣng
với những tiểu loại cụ thể, ít nhiều khác với các cơng trình đi trƣớc…
Việc nghiên cứu phép nối tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng Anh hoặc ngƣợc lại
cũng là hƣớng nghiên cứu đang đƣợc chú ý hiện nay. Điều này đƣợc thể hiện trong các
nghiên cứu của một số tác giả nhƣ: Ngô Thị Bảo Châu (2009), Bùi Văn Năm (2010),
Nguyễn Thị Thanh Hà (2011), Nguyễn Thị Hoa (2011), Nguyễn Thị Hoàng Huế (2012)
… Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc đối chiếu phép nối trong tiếng Việt
với tiếng Anh trên một số phƣơng diện nhƣ đặc điểm cú pháp, đặc điểm ngữ nghĩa. Tuy
nhiên, các cơng trình trên chỉ tập trung đối chiếu phép nối nói chung, khơng đi sâu vào
đối chiếu các nhóm từ nối cụ thể. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu này mang tính
bƣớc đầu (luận văn thạc sĩ và khố luận), chƣa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun
sâu, tồn diện về vấn đề đối chiếu phép nối.

Đi sâu nghiên cứu thực tiễn sử dụng của phép nối nhƣng ở từng mối quan hệ cụ
thể của phép nối nhƣ trên có lẽ là địa hạt mới mẻ. Vì vậy, cho đến nay mới có một số
nhóm từ nối theo phạm trù đã đƣợc nghiên cứu bƣớc đầu (các luận văn thạc sĩ),
chẳng hạn: Thái Thị Nhƣ Quỳnh (2013) nghiên cứu về các cặp từ nối theo phạm trù
hợp - tuyển, Nguyễn Thị Thu (2014) nghiên cứu từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ, Vũ Thị Huyền Trang (2014) nghiên cứu từ nối theo phạm trù tương

phản, Võ Thị Hƣờng (2017) nghiên cứu nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả tổng kết... Mặc dù các nghiên cứu này đặt trọng tâm tìm hiểu từng mối quan hệ ý
nghĩa của các phƣơng tiện nối nhƣng mới dừng ở nghiên cứu ban đầu; hơn nữa, đối
tƣợng nghiên cứu chỉ giới hạn là các từ ngữ nối tiếng Việt và trên nguồn ngữ liệu
khảo sát là các tác phẩm văn học và một số văn bản nghị luận tiếng Việt.
Có thể thấy việc nghiên cứu phép nối nói chung hết sức đa dạng ở nhiều
phƣơng diện và mức độ khác nhau. Những vấn đề lý thuyết về phép nối đã đƣợc
nghiên cứu khá kĩ và toàn diện. Các nghiên cứu trên cho thấy các xu hƣớng nghiên
cứu phƣơng thức nối trong và ngoài nƣớc cho đến nay. Cụ thể, qua phần tổng quan
trên có thể thấy hai xu hƣớng nghiên cứu về chúng: (1) Nghiên cứu phƣơng thức nối
nhƣ là một từ loại trong các cơng trình ngữ pháp chun sâu; và (2) Nghiên cứu
phƣơng thức nối nhƣ là một phƣơng thức liên kết diễn ngôn. Hiện nay, cùng với sự
phát triển của ngôn ngữ học VB, hƣớng nghiên cứu về từ ngữ nối gắn liền với sự

11


phát triển ngữ pháp - chức năng và ngữ nghĩa - ngữ dụng ngày càng đƣợc quan tâm và
thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu từng mối quan
hệ nghĩa của phép nối do các phƣơng tiện nối đảm nhiệm là cơng việc cần thiết. Hơn
nữa, điểm qua tình hình nghiên cứu có thể thấy chƣa có cơng trình nào đặt vấn đề
nghiên cứu đối chiếu các từ ngữ nối theo từng mối quan hệ nghĩa mà chúng biểu thị,
cũng nhƣ nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong các VBKHXH tiếng
Việt và tiếng Anh. Vì vậy, luận án đã chọn đề tài này (Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý
nghĩa “kết quả”, “tổng kết” tiếng Việt và tiếng Anh (trên cơ sở các văn bản khoa học xã
hội)) nhằm miêu tả và làm rõ đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa và liên kết – lập luận của
một nhóm từ ngữ nối khá đặc biệt trong hai ngôn ngữ Việt - Anh.

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2.1. Văn bản và liên kết
1.2.1.1. Câu và phát ngôn

Trong ngôn ngữ học truyền thống, câu (sentence) thƣờng đƣợc xem xét ở mặt
tĩnh tại, cô lập, tách khỏi ngữ cảnh giao tiếp. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ
của ngôn ngữ học ứng dụng, các nhà nghiên cứu đã tập trung chú ý nhiều đến mặt
hành chức của câu và câu trong hành chức đƣợc gọi là phát ngôn (utterance).
Theo Yule (1997), nếu nhƣ cú pháp học nghiên cứu câu với tƣ cách là những
đơn vị trừu tƣợng thì ngữ dụng học nghiên cứu các phát ngơn với tƣ cách là những
ví dụ của hệ thống. Do câu là một đơn vị ở bậc ngơn ngữ nên nó là một đơn vị trừu
tƣợng và chúng ta chỉ có thể nhận thức đƣợc câu thông qua các biến thể trong lời
nói: đó là các phát ngơn. Phát ngơn chính là đơn vị hiện thực của câu trong giao tiếp.
Nó là sản phẩm của lời nói, gắn liền với từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.
Nhƣ vậy, câu và phát ngôn thực chất không phải là hai đơn vị ngôn ngữ khác
nhau. Chúng cùng một cấp độ nhƣng xuất phát từ các khía cạnh nghiên cứu khác
nhau mà có sự phân biệt câu và phát ngôn.
Xét về phƣơng diện cấu tạo ngữ pháp, tức là bậc trừu tƣợng, khái quát, đơn vị
ngôn ngữ đƣợc tạo nên bởi sự kết hợp của các đơn vị nhỏ hơn nhƣ: từ, ngữ cố định,
cụm từ tự do và theo những quy tắc nhất định thì đƣợc gọi là câu. Câu khơng gắn với
tình huống sử dụng mà ở trạng thái cô lập, tĩnh tại và việc phân tích câu thƣờng chỉ
tập trung vào mặt cấu tạo ngữ pháp.

12


Cịn xét ở phƣơng diện sử dụng, mỗi câu ln gắn liền với một tình huống cụ
thể nhằm một mục đích giao tiếp nhất định và biểu thị một ý nghĩa cụ thể thì đƣợc
gọi là phát ngơn. Phát ngơn chính là câu trong hoạt động giao tiếp.
Phát ngơn chính là đơn vị nhỏ nhất của VB, thực chất là câu trong VB cho nên
khi nói tới phát ngơn là nói đến sự tƣơng tác giữa nó với các phát ngơn khác xung
quanh. Nó chịu sự tác động của đặc điểm kế thừa thông báo. Phát ngôn mở đầu là
tiền đề cho các phát ngơn sau. Đến lƣợt mình, các phát ngôn sau là chỗ dựa cho các
phát ngôn sau nữa, cứ thế chúng dựa vào nhau để tồn tại.

Xét về mặt nội dung, phát ngơn có thể có nghĩa hồn chỉnh hay khơng hồn
chỉnh. Tƣơng tự, về cấu trúc, phát ngơn cũng có thể thiếu thành phần nịng cốt (ngôn
ngữ học truyền thống gọi là câu sai ngữ pháp). Vì vậy, nghĩa của phát ngơn chỉ đƣợc
bộc lộ rõ trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Ngoài ra, câu có thể đƣợc xem xét ở
phƣơng diện cấu trúc và tình huống sử dụng cụ thể nên gọi là câu - phát ngôn. Điều
này muốn nhấn mạnh mối quan hệ của câu và phát ngôn.
Trong nghiên cứu này, luận án coi phát ngôn là đơn vị cơ sở của phép nối trong
VB, nghĩa là: luận án xác định phép nối là mối quan hệ liên kết tối thiểu giữa hai
phát ngôn trở lên và nhận diện, xem xét đặc điểm, chức năng phát ngôn chứa từ nối
trong sử dụng gắn liền với bối cảnh và tình huống giao tiếp. Tuy nhiên, về mặt hình
thức của phát ngơn: với ngữ liệu nghiên cứu là các phát ngôn trong VB viết cho nên
về mặt hình thức của phát ngơn, luận án vẫn căn cứ vào hình thức của câu để nhận
diện các phát ngôn: phát ngôn đƣợc mở đầu bằng chữ cái viết hoa và kết thúc bằng
một số loại dấu câu nhất định.
1.2.1.2. Văn bản và diễn ngơn. Phân tích văn bản và phân tích diễn
ngơn a. Văn bản và diễn ngôn
Sự phát triển của ngôn ngữ học hiện đại đã đƣa phân tích ngữ pháp khơng chỉ
giới hạn ở câu truyền thống mà còn hƣớng đến khảo sát cấu trúc trên câu, đặc biệt là
xem xét mối quan hệ giữa các câu trong cả văn bản. Đây chính là cơ sở cho sự ra đời
của một ngành mới: ngôn ngữ học văn bản (text linguistics, textual linguistics) mà
giai đoạn sau các nhà nghiên cứu gọi là phân tích diễn ngơn (discourse analysis).
Trong ngơn ngữ học VB hay phân tích diễn ngơn, ngồi khái niệm phát ngơn
cịn có hai khái niệm khác ln song hành, đó là diễn ngơn (discourse) và văn bản
(text). Đây đƣợc xem là hai khái niệm cơ bản, nền tảng của ngôn ngữ học VB và

13


phân tích diễn ngơn. Vì vậy, hai khái niệm này đƣợc hầu hết các nhà nghiên cứu ở
trong và ngoài lĩnh vực này đề cập tới, chẳng hạn nhƣ: Halliday & Hasan (1976),

Brown & Yule (1983), Cook (1989), Nunan (1993), Asher (1994), Trần Ngọc Thêm
(1985), Hồ Lê (1996), Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Phạm Văn Tình (2002),
Nguyễn Hồ (2008), Diệp Quang Ban (1998 & 2009), Nguyễn Thiện Giáp (2009)...
Theo tổng kết của Diệp Quang Ban (2009), cùng với quá trình phát triển của ngôn
ngữ học, khái niệm VB và diễn ngôn cũng đƣợc hiểu theo những cách khác nhau.
Ở giai đoạn đầu, do trọng tâm của các nhà nghiên cứu tập trung vào sự kiện nói

bằng chữ viết cho nên tên gọi văn bản đƣợc sử dụng để chỉ những sự kiện nói (tức là
những sản phẩm của ngơn ngữ) bằng chữ viết và nói miệng có mạch lạc và liên kết.
Nghĩa là VB thời kì này đƣợc dùng để chỉ các sản phẩm của cả hoạt động viết và
nói, tức giao tiếp nói chung. Tiêu biểu cho quan niệm thời kì đầu này là định nghĩa
về VB của Halliday & Hasan (1976): “Văn bản - một đơn vị của ngôn ngữ - được
xác định không phải dựa vào độ dài ngắn, dạng nói hay viết, bao gồm một động từ
hay nhiều… mà dựa vào tính chỉnh thể, thống nhất về nội dung ngữ nghĩa của nó”....
“Văn bản là một thuật ngữ ngôn ngữ học được dùng để chỉ bất kì một đoạn văn nào,
dù là dạng nói hay viết, dù là dài hay ngắn, nhưng phải là một chỉnh thể thống nhất,
hoàn chỉnh”. Và: “Văn bản là một đơn vị của ngơn ngữ tồn tại trong q trình sử
dụng - giao tiếp hay tư duy” [123: 1-2]. Đồng thời, Halliday cũng chỉ rõ việc xác
định VB phải gắn liền với ngữ cảnh, nghĩa là VB phải đƣợc xác định tuỳ thuộc vào
văn cảnh và nội dung, ý nghĩa của các câu đi trƣớc và sau nó mà khơng thể xác định
một cách tách rời các thành phần (câu, chuỗi câu) nào cấu tạo nên VB. [123: 295].
Nhƣ vậy, Halliday rất chú trọng đến các mối quan hệ về nghĩa giữa các phát ngôn
trong VB.
Tƣơng tự, Crystal (1992) quan niệm: “Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất
hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng
về những mục đích phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngơn ngữ với chức năng giao
tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp phích...” [116: 25]. Nhƣ
vậy, VB không chỉ là sản phẩm của hoạt động viết mà cịn là sản phẩm của hoạt động
nói, nghĩa là VB cịn ln đƣợc đặt trong bối cảnh giao tiếp.


Giai đoạn về sau, do ngơn ngữ nói đƣợc quan tâm nhiều hơn nên đã tạo thế cân
bằng với ngôn ngữ viết: xuất hiện tên gọi thứ hai, đó là diễn ngơn. Do đó, ở thời kì

14


này các nhà nghiên cứu có xu hƣớng phân biệt, đối lập rạch ròi về nội hàm khái
niệm giữa hai tên gọi này. VB dùng để chỉ sản phẩm ngôn ngữ dƣới dạng viết (chữ
viết), cịn diễn ngơn chỉ sản phẩm ngơn ngữ nói (nói miệng). Chẳng hạn, Hồ Lê
(1996) phân biệt "Văn bản là chỉnh thể của một sản phẩm - viết để diễn đạt trọn vẹn
một ý kiến về một vấn đề hoặc một hệ thống vấn đề. Ngơn bản là chỉnh thể của một
sản phẩm - nói để diễn đạt trọn vẹn ý kiến về một vấn đề hoặc hệ thống vấn đề” [58:
55]. Một số tác giả khác cũng đề cập đến sự phân biệt VB và diễn ngơn ở những khía
cạnh khác nhau nhƣ Brown & Yule (1983), Widdowson (1984), Cook (1989), Nunan
(1993)... Chẳng hạn, theo Cook (1990), sự khác biệt giữa diễn ngôn và VB là sự khác
biệt giữa chức năng và hình thức: VB là ―một chuỗi ngơn ngữ được hiểu một cách
hình thức, bên ngồi ngữ cảnh‖, cịn diễn ngơn là ―các chuỗi ngơn ngữ được cảm
nhận như có ý nghĩa, thống nhất và có mục đích‖ [114: 158].
Nhƣ vậy, với quan niệm VB thuộc về ngơn ngữ viết cịn diễn ngơn là thuộc về
lời nói thì theo cách hiểu này, diễn ngôn sẽ là một chuỗi phát ngôn đƣợc thực hiện
trong q trình giao tiếp bằng lời nói (thể hiện dƣới dạng âm thanh) và hàm ý có
ngƣời nghe trực tiếp.
Tuy nhiên, việc cố gắng phân biệt rạch ròi hai khái niệm này trong thực tế là vơ cùng
khó khăn, bởi vì thực tế cho thấy sản phẩm của diễn ngơn cũng thƣờng đƣợc ghi lại
bằng chữ viết, nghĩa là bằng VB hiện hữu hay cịn gọi là ―văn bản hố‖. Mặc dù các
tác giả trên cố gắng phân biệt diễn ngôn và VB nhƣng cách định nghĩa cho thấy họ
chƣa làm rõ bản chất của sự khác biệt giữa hai khái niệm này, thậm chí là chúng hồ
trộn vào nhau, rất khó phân biệt. Chẳng hạn, Crystal (1992) phân biệt diễn ngôn “là
một chuỗi ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) liên tục lớn hơn câu, thường tạo nên
một đơn vị có mạch lạc, như bài truyền giáo, một lý lẽ, một câu chuyện tiếu lâm hay

truyện kể”. Còn văn bản “là một đoạn diễn ngôn xuất hiện dưới dạng nói, viết hoặc
ở dạng kí hiệu bằng cử chỉ sử dụng tự nhiên, được xác định để phân tích. Nó thường

là một chỉnh thể ngơn ngữ với chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như
một cuộc thoại, một tờ áp phích‖ [116: 25]. Nhƣ vậy, Crystal cuối cùng vẫn không
thể phân biệt rõ đƣợc hai khái niệm này vì cuối cùng ơng vẫn coi VB ―là một đoạn
diễn ngơn xuất hiện dƣới dạng nói, viết hoặc ở dạng kí hiệu‖. Cũng phản ánh thực tế
này, Phạm Văn Tình (2002) thấy rằng trong nhiều VB, các nhân tố hội thoại và đơn
thoại nhiều khi đƣợc hòa trộn vào nhau [98: 30]. Lý giải điều này, Nguyễn Hòa

15


(2008: 33-34) cho rằng: trong văn bản sẽ có cái diễn ngơn, trong diễn ngơn sẽ có cái
VB cho nên sự phân biệt trên chỉ mang tính tƣơng đối. Đây không phải là hai thực
thể tách biệt mà chỉ là một thực thể biểu hiện của ngôn ngữ hành chức trong bối cảnh
giao tiếp xã hội. Do vậy, việc sử dụng hai khái niệm này thay thế lẫn nhau là một
điều dễ hiểu. Tuy nhiên, mặc dù trong thực tế sử dụng, ta không phân biệt giữa diễn
ngôn và VB nhƣng khi muốn nhấn mạnh tới mặt hành chức hay mặt hình thức của
ngơn ngữ thì vẫn có sự phân biệt.
Nhƣ vậy, xuất phát từ góc nhìn cũng nhƣ quan điểm khác nhau nên mỗi nhà
nghiên cứu đã đƣa ra các khái niệm VB cũng khác nhau. Mặc dù về cơ bản khái
niệm VB và diễn ngôn là đồng nhất nhƣng đi sâu vào chi tiết cho thấy thuật ngữ VB
vẫn có ngoại diên rộng hơn phạm vi diễn ngơn.
Luận án này đi theo xu hƣớng: xem xét từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả,
tổng kết (từ bình diện cấu trúc - ngữ nghĩa và liên kết – lập luận) đƣợc sử dụng trong
các phát ngôn. Đồng thời, luận án cũng khảo sát các phát ngôn chứa từ ngữ nối mang
nghĩa kết quả, tổng kết đƣợc sử dụng trong các văn cảnh nhƣng lại đƣợc định dạng
bằng VB hiện hữu (ghi lại bằng chữ viết). Vì vậy, để có một khái niệm VB làm việc,
luận án tán thành với nhận định của Phạm Văn Tình (2002): Văn bản phải được hiểu

theo nghĩa rộng, khơng chỉ bó hẹp là đặc thù của ngơn ngữ viết - loại hình văn bản
được xây dựng theo những định hướng về chủ đề và bố cục nhất định, thoát ly khỏi
các bối cảnh giao tiếp bằng lời - mà nó cịn là sản phẩm hồn chỉnh của hành vi
phát ngơn và được ghi lại bằng chữ viết [98: 29].
b. Phân tích văn bản và phân tích diễn ngơn
Khi nói đến phân tích VB và phân tích diễn ngơn cũng là đề cập đến hai giai đoạn
nghiên cứu của cùng một đối tƣợng: ngôn ngữ học VB. Giai đoạn đầu, để phân tích VB
ngƣời ta căn cứ vào đơn vị tối thiểu là câu, và do VB đƣợc hiểu nhƣ tập hợp câu nên
các nhà nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp và lý thuyết của câu theo quan điểm cấu
trúc hình thức vào việc nghiên cứu VB và gắn liền với tên gọi ―ngữ pháp văn bản‖.
Giai đoạn sau đánh dấu sự chuyển đổi đối tƣợng từ câu sang diễn ngôn, nghĩa là VB
đƣợc hiểu nhƣ đơn vị của nghĩa không phải là đơn vị của ngữ pháp nên tên gọi diễn
ngôn đƣợc sử dụng nhiều hơn và ―phân tích diễn ngơn‖ đƣợc chọn thay thế cho ―ngữ
pháp văn bản‖. Tuy vậy, thuật ngữ ―văn bản‖ vẫn đƣợc dùng khi phân tích bề mặt từ
ngữ của sự kiện nói trong phân tích diễn ngơn. Việc giải thích các từ

16


ngữ bằng mối quan hệ của chúng với ngữ cảnh tình huống và ý định của ngƣời nói
thuộc về diễn ngơn là một phần quan trọng trong phân tích diễn ngơn, nghĩa là phân
tích diễn ngơn là phân tích ngơn ngữ trong hành chức. Việc hình thành tên gọi và xác
định đối tƣợng, phƣơng pháp tiếp cận của ―phân tích văn bản‖ và ―phân tích diễn
ngơn‖ đã đƣợc đề cập trong các cơng trình của Brown và Yule (1983), Guy Cook
(1989) và Lyons (1995) về cách hiểu VB (mặt từ ngữ lý giải đƣợc có thể đƣợc diễn
đạt bằng chữ viết hoặc âm thanh của một tài liệu ngôn ngữ) và diễn ngôn (nghĩalogic và chức năng gắn liền với ngữ cảnh hành chức). Chẳng hạn, Geogre Yule
(1997) cho rằng trong phân tích diễn ngơn "nhất thiết là sự phân tích ngơn ngữ hành
chức, nhất thiết khơng giới hạn nó ở việc mơ tả các hình thức ngơn ngữ tách biệt với
các mục đích hay chức năng mà các hình thức này sinh ra để đảm nhận trong xã hội
loài ngƣời" [107; 23]. Theo đó, phân tích diễn ngơn phải tập trung vào việc phân tích

cấu trúc và dụng học. Xét ở góc độ cấu trúc, tiêu điểm là sự nối kết tƣờng minh giữa
các câu tạo nên liên kết, các yếu tố tổ chức VB. Xét ở góc độ dụng học, tập trung đến
những phƣơng diện của những điều khơng đƣợc nói hay viết ra, quan tâm đến đằng
sau của cấu trúc và hình thức trong VB, đến những khái niệm tâm lí nhƣ kiến thức
nền, niềm tin, mong đợi, khám phá những gì ngƣời nói/viết nghĩ trong đầu. Đây là
phƣơng pháp chung về phân tích diễn ngơn.
Nhƣ vậy, phân tích VB cũng là một bộ phận trong phân tích diễn ngơn (khơng
phải đối lập với phân tích diễn ngơn). Nguyễn Hồ (2002) nhận định khó có thể có
sự phân tích hình thức thuần t tách ra khỏi chức năng và ngƣợc lại, cho nên không
thể tách biệt phân tích VB và phân tích diễn ngơn vì ―cũng giống nhƣ mối quan hệ
giữa diễn ngôn và văn bản, phân tích diễn ngơn và phân tích văn bản khơng phải là
hai bộ phận khác biệt, mà chỉ là hai mặt của ngơn ngữ hành chức trong hồn cảnh
giao tiếp xã hội‖ [46, tr.34].
Trong luận án này, mặc dù chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ ―văn bản‖ giống
nhƣ ở giai đoạn đầu (và VB để chỉ ngôn ngữ viết) nhƣng chức năng liên kết của từ
ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết mà chúng tôi nghiên cứu trong VBKH sẽ thuộc
về vấn đề của phân tích diễn ngơn. Cụ thể, áp dụng lý thuyết phân tích diễn ngơn vào
việc xem xét nhóm từ ngữ nối này trong VB chính là sự nghiên cứu cách thức giữa
các phát ngôn hoặc giữa các đoạn văn trong VB liên kết với nhau thông qua các từ

17


ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết. Hay nói cách khác, đó là nghiên cứu cách
hành chức của các từ ngữ nối này trong VB.
1.2.1.3. Đặc trưng của văn bản
Cùng với việc đƣa ra quan niệm về VB, các nhà nghiên cứu cũng chỉ rõ những
đặc trƣng của VB - cái quyết định tạo nên VB đích thực. Beaugrande & Dressler
(1981), trong cơng trình: Introduction to Text Linguistics đã chỉ ra 7 đặc trƣng của
văn bản, đó là VB có tính liên kết (cohesion), tính mạch lạc (coherence), tính chủ

đích (intentionality), tính tiếp nhận (acceptability), tính thơng tin (informativity),
tính ngữ cảnh (contextuality), tính liên văn bản (intertextuality). Đề cập đến đặc
trƣng của VB, Halliday và Hasan (1976) cho rằng, yếu tố làm nên "chất VB "của
một VB chính là phƣơng diện nội tại (bao gồm hai thành tố liên kết và cấu trúc nội
tại văn bản) và phƣơng diện ngoại tại (chính là cấu trúc vĩ mơ của diễn ngôn làm
cho một văn bản thuộc về một loại riêng nhƣ hội thoại, truyện kể, trữ tình hay thƣ
tín...). Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu (ví dụ: Đỗ Hữu Châu, 2005; Bùi Minh
Toán, 2007; Diệp Quang Ban, 2009)... cũng đề cập đến đặc trƣng VB.
Nhìn chung, hầu hết các tác giả đều chỉ ra đặc trƣng của VB ở các phƣơng
diện về nội dung, về hình thức, về liên kết và về lƣợng. Diệp Quang Ban (2009)
cũng chỉ ra 6 đặc trƣng của VB và ông đã phân tích khá kỹ các đặc trƣng này, đồng
thời cho rằng các đặc trƣng này đã giải thích thêm cho chức năng của chúng. Theo
ơng, VB phải có cấu trúc, có nội dung, có mục đích, có mạch lạc và liên kết, có yếu
tố chỉ lượng và có định biên (tính trọn vẹn). Cụ thể:
Văn bản có cấu trúc. Yếu tố cấu trúc thể hiện ở cách tổ chức nội dung và hình
thức phù hợp với phong cách chức năng, thể loại và phƣơng tiện truyền tải.
Văn bản có nội dung. Yếu tố này thể hiện ở chỗ VB có đề tài - chủ đề xác định,
thống nhất, giúp phân biệt nó với chuỗi câu khơng phải là VB.
Văn bản có mục đích sử dụng. Mục đích của VB có quan hệ với đề tài, lĩnh vực
phản ánh, phƣơng tiện truyền tải và chi phối cách cấu tạo, tổ chức VB theo một cách
thức nhất định (phong cách chức năng). Mục đích sử dụng VB là mục tiêu hƣớng tới
của VB, trả lời cho câu hỏi: VB viết để làm gì?
Văn bản có mạch lạc và liên kết. Mạch lạc là yếu tố quyết định việc tạo thành
VB, trong đó điển hình là việc tạo thành tính thống nhất đề tài - chủ đề VB. Mạch lạc

18


×