Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và khả năng ô nhiễm một số kim loại nặng trong vùng trồng rau ven đô Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------

NGUYỄN VIẾT KHOA

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ KHÍ CO2 VÀ
CẢI TẠO ĐẤT CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium
x Acacia auriculiformis) Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MƠI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------

Nguyễn Viết Khoa

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ KHÍ CO2
VÀ CẢI TẠO ĐẤT CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia
mangium x Acacia auriculiformis) Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chun ngành: Mơi trường đất và nước
Mã số: 62.85.02.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. Lê Văn Khoa
2. PGS.TS. Võ Đại Hải

Hµ Néi - 2010


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt

vii

Danh mục các bảng


ix

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

xiv

Mở đầu

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

3

Mục đích nghiên cứu của đề tài

3

4


Những đóng góp mới của đề tài

3

Chương 1

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

4

1.1

Một số khái niệm cơ bản dùng trong luận án

4

1.2

Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới

4

1.2.1

Nghiên cứu về Keo lai

4

1.2.2


Nghiên cứu về sinh khối rừng

6

1.2.3

Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng

9

1.2.4

Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng đến môi trường đất

11

1.3

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

12

1.3.1

Nghiên cứu về Keo lai

12

1.3.2


Nghiên cứu về sinh khối rừng

15

1.3.3

Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng

17

1.3.4

Nghiên cứu về khả năng cải tạo đất của rừng

20

iv


1.4

Nhận xét và đánh giá chung

22

Chương 2

Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp

24


nghiên cứu
2.1

Đối tượng nghiên cứu

24

2.2

Phạm vi nghiên cứu

26

2.3

Nội dung nghiên cứu

26

2.4

Phương pháp nghiên cứu

26

2.4.1

Quan điểm và cách tiếp cận của luận án


26

2.4.2

Các phương pháp nghiên cứu

27

Chương 3

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

36

3.1

Nghiên cứu sinh khối rừng keo lai trồng thuần loài đều

36

tuổi
3.1.1

Sinh khối cây cá thể keo lai

36

3.1.1.1

Cấu trúc sinh khối cây cá thể


36

3.1.1.2

Mối quan hệ giữa sinh khối dưới mặt đất và trên mặt

40

đất cây cá thể
3.1.1.3

Mối quan hệ giữa sinh khối khô với sinh khối tươi cây

40

cá thể
3.1.2

Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng dưới tán

41

rừng Keo lai
3.1.3

Tổng sinh khối toàn lâm phần rừng trồng Keo lai

43


3.1.3.1

Cấu trúc sinh khối khơ tồn lâm phần

43

3.2

Nghiên cứu khả năng hấp thụ Cacbon rừng trồng Keo

45

lai thuần loài
3.2.1

Lượng Cacbon hấp thụ trong cây cá thể Keo lai

45

3.2.1.1

Hàm lượng Cacbon hấp thụ trong cây cá thể

45

v


3.2.1.2


Lượng Cacbon hấp thụ và cấu trúc trong cây cá thể

47

Keo lai
3.2.1.3

Mối quan hệ giữa lượng Cacbon hấp thụ dưới mặt đất

52

và trên mặt đất cây cá thể
3.2.1.4

Mối quan hệ giữa tổng lượng Cacbon và sinh khối tươi

52

3.2.1.5

Mối quan hệ giữa tổng lượng Cacbon và sinh khối khô

53

cây cá thể
3.2.1.6

Lượng các bon hấp thụ trong toàn lâm phần Keo lai

54


3.3

Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối, lượng cacbon

56

hấp thụ với các nhân tố điều tra rừng chủ yếu và xây
dựng bảng tra lượng CO 2 hấp thụ.
3.3.1

Mối quan hệ của sinh khối cây cá thể Keo Lai với các

56

nhân tố điều tra.
3.3.2

Mối quan hệ giữa tổng sinh khối toàn lâm phần Keo

58

Lai với các nhân tố điều tra lâm phần
3.3.3

Mối quan hệ giữa lượng cacbon hấp thụ cây cá thể với

59

các nhân tố điều tra

3.3.4

Mối quan hệ giữa lượng cacbon hấp thụ toàn lâm phần

60

với các nhân tố điều tra lâm phần
3.3.5

Xây dựng bảng tra sinh khối cây cá thể, sinh khối lâm

62

phần, lượng CO2 hấp thụ cây cá thể và lâm phần Keo
Lai
Nhận định chung về sinh khối và khả năng hấp thụ

69

CO2 của rừng trồng Keo lai
3.4

Đánh giá khả năng cải tạo đất của Keo lai

70

3.4.1

Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường


70

đất

vi


3.4.2

Giá trị pH đất, hàm lượng sắt, nhôm di động các tầng

74

đất
3.4.3

Dung trọng đất

76

3.4.4

Độ xốp đất

80

3.4.5

Thành phần cơ giới đât


81

3.4.6

Hàm lượng chất hữu cơ tổng số (OM)

84

3.4.7

Hàm lượng nitơ tổng số (N)

89

3.4.8

Hàm lượng phốt pho tổng số (P2O5ts )

93

3.4.9

Hàm lượng Ka li tổng số (K2Ots)

98

3.4.10

Hàm lượng N, P, K dễ tiêu


101

3.4.11

Dung tích trao đổi cation (CEC) và hàm lượng Ca2+, Mg2+

119

trong đất
3.4.12

Lượng vi sinh vật tổng số và vi sinh vật cố định nitơ tự do

122

3.4.13

Ảnh hưởng của rừng trồng Keo lai đến xói mịn đất

125

Nhận định chung về khả năng cải tạo đất của rừng trồng

127

thuần loài Keo lai

Kết luận - kiến nghị

128


Kết luận

128

Kiến nghị

131

CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

132
133

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A
C
CBTT
C1
C2
CEC
CSVS
Dđấ t

Ddom
DMĐ
D1,3
ĐC 1
ĐC 2
FAO
Hdom
Hvn
K2O TS
K2O dt
LSNG
N
Ntp
P
Pkhô
Ptươi
Ptlp
Ptmd
Pdmd
P1
P2
P2O5 TS
P2O5dt
TMĐ

Tuổ i cây
Lươ ̣ng cacbon hấ p thu ̣ trong cây cá thể
Cây bu ̣i thảm tươi
Lươ ̣ng cacbon dưới mă ̣t đấ t cây cá thể
Lươ ̣ng cacbon trên mă ̣t đấ t cây cá thể

Dung tích trao đổi Cation của đất
Chỉ số vệ sinh
Dung tro ̣ng đấ t
Đường kính ngang ngực tầng cây trội
Dưới mă ̣t đấ t
Đường kính ngang ngực (cm)
Đối chứng 1
Đối chứng 2
Tổ chức lương nông liên hợp quốc
Chiề u cao vút ngo ̣n tầ ng cây trô ̣i
Chiề u cao vút ngo ̣n (m)
Kali tổng số
Kali dễ tiêu
Lâm sản ngồi gỗ
Mâ ̣t đơ ̣ (cây/ha)
Ni tơ thủy phân
Sinh khố i cây cá thể (kg/cây)
Sinh khố i khô cây cá thể (kg/cây)
Sinh khố i tươi cây cá thể
Sinh khố i toàn lâm phầ n
Sinh khối khô trên mặt đất cây cá thể (tổng sinh khối thân,
cành, lá, vỏ).
Sinh khối khô dưới mặt đất cây cá thể (sinh khối rễ)
Sinh khố i dưới mă ̣t đấ t cây cá thể
Sinh khố i trên mă ̣t đấ t cây cá thể
Phốt pho tổng số
Phốt pho dễ tiêu
Trên mă ̣t đấ t

viii



TB
S
Sig.F
Sig.Tb1
R
V
VSVTS
VSVCĐN
VRR
OM

Trung bình
sai tiêu chuẩn hồi quy
kết quả kiểm tra sự tồn tại của hệ số R bằng tiêu chuẩn F của
Fisher
Kết quả kiểm tra sự tồn tại của hệ số gắn với biến số trong
phương trình bằng tiêu chuẩn T của Student.
hệ số tương quan
Thể tích thân cây
Vi sinh vật tổng số
Vi sinh vật cố định đạm
Vâ ̣t rơi ru ̣ng
Chất hữu cơ

ix


DANH MỤC BẢNG

Bảng
3.1

Trang
Cấu trúc sinh khối trên mặt đất cây cá thể Keo lai trồng

36

thuần loài
3.2

Cấu trúc sinh khối dưới mặt đất cây cá thể Keo lai trồng

37

thuần loài và tỷ lệ dưới mặt đất, trên mặt đất
3.3

Mối quan hệ giữa sinh khối khô dưới mặt đất và trên mặt

40

đất cây cá thể Keo lai
3.4

Tỷ lệ % sinh khối khô với sinh khối tươi cây cá thể Keo lai

41

3.5


Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng dưới tán rừng Keo

42

lai
3.6

Sinh khối khô lâm phần rừng Keo lai trồng thuần loài theo

44

các cấp đất và cấp tuổi khác nhau
3.7

Kết quả phân tích hàm lượng cacbon trong các bộ phận cây

46

Keo lai
3.8

Lượng cacbon hấp thụ trong cây cá thể Keo lai

47

3.9

Cấu trúc lượng cacbon hấp thụ trên mặt đất trong cây cá thể


48

(%)
3.10

Cấu trúc lượng cacbon hấp thụ dưới mặt đất và trên mặt đất

49

trong cây cá thể
3.11

Mối quan hệ giữa lượng cacbon hấp thụ trên và dưới mặt

52

đất
3.12

Mối quan hệ giữa tổng cacbon và sinh khối tươi

53

3.13

Mối qua hệ giữa tổng lượng cacbon và sinh khối khô cây cá

53

thể

3.14

Lượng cacbon hấp thụ trong toàn lâm phần Keo lai

x

54


3.15

Mối quan hệ giữa sinh khối khô cây cá thể với các nhân tố

57

điều tra lâm phần trên các cấp đất khác nhau
3.16

Mối quan hệ giữa tổng sinh khối toàn lâm phần với các

58

nhân tố điều tra cơ bản
3.17

Mối quan hệ giữa tổng cacbon trong cây cá thể và D1.3 và

59

Hvn và D1.32Hvn

3.18

Phương trình tương quan giữa lượng cacbon tồn lâm phần

61

Keo lai với các nhân tố điều tra
3.19

Bảng tra sinh khối lâm phần Keo lai theo tuổi và mật độ;

63

cấp đất I
3.20

Bảng tra sinh khối lâm phần Keo lai theo tuổi và mật độ;

63

cấp II
3.21

Bảng tra sinh khối lâm phần Keo lai theo tuổi và mật độ;

64

cấp III
3.22


Bảng tra sinh khối lâm phần Keo lai theo tuổi và mật độ;

64

cấp IV
3.23

Bảng tra sinh khối lâm phần Keo lai theo tuổi và mật độ;

65

chung cho các cấp đất
3.24

Bảng tra trữ lượng CO2 tương đương trong thực vật lâm

66

phần cây Keo lai trồng thuần loài cấp đất I
3.25

Bảng tra trữ lượng CO2 tương đương trong thực vật lâm

66

phần cây Keo lai trồng thuần loài cấp đất II
3.26

Bảng tra trữ lượng CO2 tương đương trong thực vật lâm


67

phần cây Keo lai trồng thuần loài cấp đất III
3.27

Bảng tra trữ lượng CO2 tương đương trong thực vật lâm

67

phần cây Keo lai trồng thuần loài cấp đất IV
3.28

Bảng tra trữ lượng CO2 tương đương trong thực vật lâm

xi

68


phần cây Keo lai trồng thuần loài chung cho các cấp đất
3.29

Thang đánh giá cho các loại cây trồng chính

71

3.30

Thang đánh giá một số chỉ tiêu hóa học thơng thường trong


72

đất
3.31

Đánh giá chất lượng môi trường đất theo sinh học

74

3.32

Giá trị pH, hàm lượng sắt, nhôm di động các tầng đất, của

75

đất trồng Keo lai có tuổi khác nhau
3.33

Dung trọng của đất nghiên cứu ở Đoan Hùng, Phú Thọ

77

3.34

Dung trọng của đất nghiên cứu tại Lương Sơn, Hịa Bình

77

3.35


Độ xốp đất của đất trồng Keo tại các tuổi khác nhau và đối

80

chứng tại Đoan Hùng - Phú Thọ
3.36

Độ xốp đất của đất trồng Keo tại các tuổi khác nhau và đối

80

chứng tại Lương Sơn – Hịa Bình
3.37

Thành phần cơ giới đất các loại hình nghiên cứu ở Đoan

82

Hùng, Phú Thọ
3.38

Thành phần cơ giới đất trồng Keo lai có độ tuổi khác nhau

83

tại Lương Sơn, Hịa Bình
3.39

Hàm lượng chất hữu cơ tổng số (OM) trong đất tại mơ hình


84

trồng Keo lai ở các độ tuổi khác nhau và mơ hình đối chứng
tại Đoan Hùng, Phú Thọ
3.40

So sánh sự cải thiện OM với các đối chứng tại Đoan Hùng,

85

Phú Thọ
3.41

Hàm lượng chất hữu cơ tổng số (OM) trong đất tại mơ hình

86

trồng Keo lai khác nhau so với ĐC tại Lương Sơn, Hịa
Bình
3.42

So sánh sự cải thiện OM với đối chứng tại Lương Sơn, Hịa
Bình

xii

87


3.43


Hàm lượng N tổng số của đất trồng rừng Keo lai ở tuổi

90

khác nhau và độ sâu khác nhau ở Đoan Hùng, Phú Thọ
3.44

Hàm lượng N tổng số của đất rừng trồng Keo lai tại các

91

thời điểm khác và các độ sâu khác nhau ở Lương Sơn, Hịa
Bình
3.45

Hàm lượng P2O5 tổng số của đất trồng rừng Keo lai có tuổi

94

và các độ sâu khác nhau tại Đoan Hùng, Phú Thọ
3.46

Hàm lượng P2O5 tổng số của đất trồng Keo lai có tuổi và độ

95

sâu khác nhau tại Lương Sơn, Hịa Bình
3.47


Hàm lượng K2O tổng số tại các mơ hình trồng Keo lai có

98

tuổi và ở độ sâu khác nhau tại Đoan Hùng, Phú Thọ
3.48

Hàm lượng K2O tổng số của đất trồng rừng Keo lai ở các

99

tuổi và độ sâu khác nhau tại Lương Sơn, Hịa Bình
3.49

Hàm lượng N dễ tiêu trong đất trồng Keo lai tại các thời

102

điểm khác nhau ở Đoan Hùng, Phú Thọ
3.50

Hàm lượng N dễ tiêu trong đất trồng Keo lai tại các tuổi

102

khác nhau và đối chứng ở Lương Sơn, Hịa Bình
3.51

Hàm lượng Ntp trong 1 ha tầng đất mặt ( đơn vị Tấn/ha) tại


105

các tuổi khác nhau và so với ĐC (tính trung bình 3 vị trí:
đỉnh, sườn, chân đối)
3.52

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong đất trồng Keo lai có tuổi và ở

109

độ sâu khác nhau tại Đoan Hùng, Phú Thọ
3.53

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong đất trồng Keo lai có tuổi và ở

109

độ sâu khác nhau tại Lương Sơn, Hịa Bình
3.54

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong 1 ha tầng đất mặt tại các tuổi
khác nhau và so với ĐC (tính trung bình 3 vị trí: đỉnh, sườn,
chân đồi)

xiii

112


3.55


Hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất trồng Keo lai có tuổi và ở

114

độ sâu khác nhau tại Đoan Hùng, Phú Thọ
3.56

Hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất trồng Keo lai có tuổi và ở

115

độ sâu khác nhau tại Lương Sơn, Hịa Bình
3.57

Hàm lượng K2O dễ tiêu trong 1 ha tầng đất mặt tại các tuổi

118

khác nhau và so với ĐC (tính trung bình 3 vị trí: đỉnh, sườn,
chân đồi)
3.58

Dung tích hấp thụ khả năng trao đổi cation (CEC) và hàm

120

lượng Ca2+, Mg2+ trong đất trồng Keo ở độ tuổi khác nhau
tại Đoan Hùng, Phú Thọ
3.59


Dung tích hấp phụ trao đổi cation (CEC) và hàm hàm Ca2+,

121

Mg2+ trong đất trồng Keo ở độ tuổi khác nhau tại Lương
Sơn, Hịa Bình
3.60

Số lượng vi sinh vật tổng số và vi sinh vật cố định nitơ tự

123

do tầng đất mặt dưới đất trồng Keo lai có độ tuổi khác
nhau và đối chứng ở Đoan Hùng, Phú Thọ.
3.61

Số lượng vi sinh vật tổng số và vi sinh vật cố định nitơ tự

124

do tầng đất mặt của đất trồng Keo lai có độ tuổi khác nhau
và đối chứng ở Lương Sơn, Hịa Bình.
3.62

Diễn biến của lượng đất bị mất do xói mịn tại Lương Sơn
Hồ Bình

xiv


125


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí ÔTC sơ cấp, thứ cấp và ô dạng bản

28

2.2

Ảnh mô tả phẫu diện đất tại Hịa Bình và Phú Thọ

31

3.1

Cấu trúc sinh khối cây cá thể keo lai trồng thuần loài

38

3.2

Sinh khối cây cá thể Keo lai theo tuổi ở cấp đất II


39

3.3

Sinh khối cây cá thể Keo lai ở tuổi 6 theo 4 cấp đất

39

3.4

Cầu trúc sinh khối khô theo cấp đất (%)

43

3.5

Cấu trúc sinh khối khơ (tính trung bình) lâm phần rừng

45

trồng Keo lai thuần lồi
3.6

Cấu trúc lượng cacbon hấ p thu ̣ trong cây cá thể Keo lai t ính

50

trung bình cho các tuổi và cấp đất
3.7


Lượng cacbon tích lũy trong cây cá thể Keo lai ở cấp đất II

51

3.8

Lượng cacbon tích lũy trong cây cá thể ở tuổi 7 trên các cấp

51

đất khác nhau
3.9

Cấu trúc lượng cacbon hấp thụ toàn lâm phần Keo lai

56

3.10

Dung trọng tầng đất 0-20 cm của đất trồng Keo lai có độ

78

tuổi khác nhau, Đoan Hùng, Phú Thọ
3.11

Dung trọng tầng 0-20cm của đất trồng Keo lai có độ tuổi

78


khác nhau tại Lương Sơn, Hịa Bình
3.12

So sánh mức độ cải thiện OM giữ các tuổi với nhau, giữa

86

mơ hình và các đối chứng tại Đoan Hùng, Phú Thọ.
3.13

So sánh mức độ cải thiện OM giữa các tuổi với nhau, giữa

88

mơ hình và các đối chứng tại Lương Sơn, Hịa Bình
3.14

So sánh %N tính trung bình cả 3 tầng tại các vị trí lấy mẫu
khác nhau của Đoan Hùng – Phú Thọ

xv

92


3.15

So sánh %N tính trung bình cả 3 tầng tại các vị trí lấy mẫu

92


khác nhau của Lương Sơn – Hịa Bình
3.16

So sánh %P2O5 tầng mặt tại các vị trí lấy mẫu khác nhau

96

của Đoan Hùng, Phú Thọ
3.17

So sánh % P2O5 tầng mặt tại các vị trí lấy mẫu khác nhau

96

của Lương Sơn, Hịa Bình
3.18

So sánh % K2O tổng số tầng đất mặt của các vị trí lấy mẫu

100

khác nhau tại Đoan Hùng, Phú Thọ
3.19

So sánh % K2O tổng số tầng đất mặt của các vị trí lấy mẫu

100

khác nhau tại Lương Sơn, Hịa Bình

3.20

So sánh hàm lượng NTP ở các vị trí đỉnh, sườn và chân đồi

103

của các mẫu đất tại Đoan Hùng, Phú Thọ
3.21

So sánh hàm lượng NTP ở các vị trí đỉnh, sườn và chân đồi

103

của các mẫu đất tại Lương Sơn, Hịa Bình
3.22

So sánh hàm lượng Ntp tầng đất mặt ( tấn/ha của đất trồng

106

Keo lai có độ tuổi khác nhau và của các đối chứng, (tính
trung bình 3 vị trí: đỉnh, sườn, chân đối) tại Đoan HùngPhú Thọ
3.23

So sánh hàm lượng Ntp tầng đất mặt ( tấn/ha của đất trồng

106

Keo lai có độ tuổi khác nhau và của các đối chứng, (tính
trung bình 3 vị trí: đỉnh, sườn, chân đối) tại Hịa Bình

3.24

So sánh hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở các vị trí đỉnh, sườn và

110

chân đồi của đất trồng keo tại các thời điểm khác nhau ở
Đoan Hùng, Phú Thọ
3.25

So sánh hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở các vị trí đỉnh, sườn và
chân đồi của dất trồng keo lai tại các thời điểm ở Lương
Sơn, Hịa Bình

xvi

110


3.26

So sánh hàm lượng P2O5 dễ tiêu tầng đất mặt của đất trồng

112

Keo lai có độ tuổi khác nhau và của các đối chứng, (tính
trung bình 3 vị trí: đỉnh, sườn, chân đối) tấn/ha, Tại Lương
Sơn- Hịa Bình
3.27


So sánh hàm lượng P2O5 dễ tiêu tầng đất mặt của đất trồng

113

Keo lai có độ tuổi khác nhau và của các đối chứng, (tính
trung bình 3 vị trí: đỉnh, sườn, chân đối) tấn/ha, Đoan
Hùng- Phú Thọ
3.28

So sánh hàm lượng K2O dễ tiêu ở các vị trí đỉnh, sườn và

115

chân đồi của đất trồng keo lai tại các thời điểm khác nhau ở
Đoan Hùng, Phú Thọ
3.29

So sánh hàm lượng K2O dễ tiêu ở các vị trí đỉnh, sườn và

116

chân đồi của đất trồng keo lai tại các thời điểm khác nhau ở
Lương Sơn Hồ Bình
3.30

So sánh hàm lượng K2O dễ tiêu tầng đất mặt của đất trồng

118

Keo lai có độ tuổi khác nhau và của các đối chứng, (tính

trung bình 3 vị trí: đỉnh, sườn, chân đối) tấn/ha, Tại Lương
Sơn- Hịa Bình
3.31

So sánh hàm lượng K2O dễ tiêu tầng đất mặt của đất trồng

119

Keo lai có độ tuổi khác nhau và của các đối chứng, (tính
trung bình 3 vị trí: đỉnh, sườn, chân đối) tấn/ha, Tại Đoan
Hùng- Phú Thọ
3.32

So sánh lượng đất xói mịn của các mơ hình theo thời gian

xvii

126


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Keo Lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) là loài Keo lai tự nhiên
giữa Keo Tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Cây
có nguồn gốc ở Australia, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á.



Việt Nam cây


được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong những năm gần đây. Cây mọc tốt ở hầu hết
các dạng đất, thích nghi nhất là ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Cho đến nay, Keo
lai đã được khẳng đinh là lồi cây có khả năng chịu đựng được khô hạn, tăng trưởng
nhanh và ưu việt hơn Keo lá tràm kể cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng. Cây Keo lai
có sức sinh trưởng nhanh hơn cây bố mẹ. Cây có thể cao đến 25 - 30 m, đường kính
lên đến 60 - 80 cm. Cây ưa sáng, mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói
mịn, chống cháy rừng. Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ
có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng
trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.
Điều kiện gây trồng Keo lai:
- Yêu cầu lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ pHkcl từ 3 7.
- Nhiệt độ bình qn: 22oC, tối thích từ 24 - 28oC, giới hạn 40oC.
- Đất đai: chủ yếu trồng trên các loại đất đỏ vàng, tầng dày tối thiểu 75 cm, tối ưu:
4 - 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước
đều có thể trồng được Keo lai.
Do có nhiều ưu điểm nên Keo lai được trồng rộng rãi trên phạm vi tồn quốc, hiện
nay đã có hơn 25 tỉnh, thành phố trong cả nước trồng Keo lai với diện tích hàng
chục ngàn ha. Đây cũng là lồi cây được lựa chọn cho trồng rừng sản xuất ở các
vùng sinh thái nước ta theo Quyết định 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về việc
Ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh
thái lâm nghiệp.
Trước sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay cũng như
nhu cầu về gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn,
trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt thì việc nghiên cứu các

-1-


lồi cây nhập nội có năng suất cao thích ứng với điều kiện gây trồng ở Việt Nam,
trong đó có cây Keo lai có tầm quan trọng hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, hiện nay sự biến đổi khí hậu có liên quan đến lượng phát thải khí nhà
kính vào khí quyển (chủ yếu là khí CO2) do các hoạt động kinh tế, xã hội của con
người đang là mối quan tâm hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới, vì vậy việc nghiên
cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng góp phần làm ổn định được nồng độ khí nhà
kính trong khí quyển ở mức an tồn và ngăn ngừa những hoạt động có hại của con
người đến khí hậu trên trái đất là hết sức quan trọng. Nhận thức được vấn đề này,
Việt Nam cùng với 160 quốc gia trên thế giới đã thông qua và ký Công ước khung
của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tồn cầu (UNFCCC). Cơng ước này được
cụ thể hố bằng nghị định thư Kyoto (12/1997). Nội dung quan trọng của Nghị định
thư là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với
các nước phát triển và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển
kinh tế - xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện “Cơ chế phát triển sạch”
(Clean Development Mechanism - CDM). CDM đã mở ra cơ hội lớn cho ngành lâm
nghiệp trong việc nn bán cacbon tích luỹ bởi hệ sinh thái rừng để tạo nguồn sống
cho người dân và tái đầu tư phát triển rừng.
Hiện nay, Chính phủ đã có Nghị định 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 về
nguyên tắc và phương pháp định giá các loại rừng, một số ít các cơng trình cũng
đang tiến hành nghiên cứu về lượng giá các giá trị và dịch vụ mơi trường của rừng,
trong đó tập trung nhiều vào giá trị phòng hộ điều tiết nguồn nước và chống xói
mịn đất,… Việc định lượng khả năng hấp thụ cacbon và giá trị thương mại cacbon
của rừng là một phần quan trọng trong định lượng giá trị môi trường của rừng, đã và
đang trở thành một đòi hỏi khách quan khơng thể trì hỗn nhằm đưa Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, những nghiên cứu
hiện có về vấn đề này trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cịn rất ít ỏi
và tản mạn, chưa có hệ thống, thiếu các dữ liệu cơ bản nên chưa đủ cơ sở khoa học
và thực tiễn cho việc định giá rừng nói chung và định lượng giá trị thương mại
cacbon cho các dạng rừng nói riêng. Vì vậy, giá trị sinh thái của rừng vẫn chưa
được tính tốn đầy đủ trong hệ thống hạch toán lâm nghiệp Quốc gia. Điều này làm
giảm động lực đối với công cuộc bảo vệ và phát triển rừng vì sự sống bền vững.
-2-



Xuất phát từ những yêu cầu đó, đề tài: "Nghiên cứu khả năng hấp thụ khí
CO2 và cải tạo đất của rừng trồng Keo lai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam " đặt ra là cần thiết và cấp bách, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Về khoa học
- Xác định được mối quan hệ giữa sinh khối và lượng CO2 hấp thụ với các nhân tố
điều tra cơ bản của lâm phần Keo lai theo các cấp đất phục vụ cho công tác dự
báo và xác định nhanh lượng CO2 hấp thụ rừng trồng Keo lai.
- Làm sáng tỏ tác dụng cải tạo đất của rừng trồng Keo lai, là cơ sở quan trọng để
lựa chọn loài cây trồng cho các vùng có điều kiện lập địa khác nhau.
* Về thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần định lượng giá trị mơi trường của
rừng trồng Keo lai nói riêng và định giá rừng Keo lai nói chung.
- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng Keo lai ở
nước ta. Điều này đặc biệt quan trọng khí Việt Nam đang thực hiện thí điểm cơ
chế chi tra dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định 380-TTg ngày 10/4/2008
của Thủ tướng Chính phủ.
3. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo lai thuần
loài theo tuổi, mật độ và các nhân tố điều tra lâm phần tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc.
- Đề xuất được một số ứng dụng trong việc tra cứu, tính tốn và dự báo sinh khối
và lượng CO2 hấp thụ của rừng trồng Keo lai.
- Đánh giá được khả năng cải tạo đất của rừng trồng Keo lai.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng được bảng tra sinh khối và lượng CO2 hấp thụ của rừng trồng Keo lai
theo tuổi, mật độ và các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần trên các cấp đất khác
nhau phục vụ cho việc công tác dự bào và tính tốn giá trị thương mại cacbon

của rừng trồng Keo lai.
- Đánh giá được khả năng cải tạo đất của rừng trồng Keo lai thuần loài, đều tuổi.

-3-


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản dùng trong luận án
- Cấp đất: hay còn gọi là cấp năng suất, phản ánh điều kiện lập địa nơi trồng
tới năng suất rừng, cấp đất tốt thì năng suất rừng cao và ngược lại. Bản chất của cấp
đất thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố lập địa với sinh trưởng rừng trồng thông
qua chỉ tiêu chiều cao tầng cây trội của lâm phần (H dominant) ứng với tuổi (hoặc
cấp tuổi) nhất định. Dựa vào sự biến động của chiều cao tầng cây trội ở các tuổi/cấp
tuổi trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau mà phân chia thành các cấp đất khác
nhau. Với cây Keo lai cấp đất được phân chia thành 4 cấp, cấp đất I là cấp đất tốt
nhất; cấp đất IV là cấp đất xấu nhất.
- Khả năng hấp thụ CO2 của rừng: Khả năng hấp thụ CO2 của rừng được
hiểu là khả năng thu giữ carbon từ CO2 khí quyển để chuyển thành lượng carbon
tích luỹ trong cơ thể thực vật rừng và đất rừng. Nếu lượng carbon tích luỹ trong
rừng càng nhiều thì khả năng hấp thụ CO2 của nó càng tốt và ngược lại.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu về Keo lai
1.2.1.1. Sự phát hiện loài Keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (A.
mangium) và Keo lá tràm (A. auriculiformis). Giống Keo lai được Messrs Herburn
và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những cây Keo tai tượng
được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau này
Tham (1976) [71] cũng coi đó là giống lai. Đến tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét
các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia) được gửi đến

từ tháng 1 năm 1977 Pedgley đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai
tượng và Keo lá tràm (dẫn theo Lê Đình Khả, 1999) [12]. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng Keo lai có khối lượng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa Keo
tai tượng và Keo lá tràm. Keo lai có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với Keo tai
tượng và Keo lá tràm.

-4-


Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của
Papua New Guinea (Turnbull, 1986 [72]; Gun et al, 1987 [56]; Griffin, 1988 [55]),
ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) [67] và Ulu Kukut (Darus và Rasip,
1989) [53] của Malaysia. Riêng ở Sabah đã tìm thấy Keo lai ở 12 nơi. Keo lai cũng
được phát hiện ở Thái Lan (Kijkar, 1992) [58]. Ngoài ra, từ năm 1992 ở Indonesia
đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô phân sinh, cùng Keo tai
tượng và Keo lá tràm (Umboh et al, 1993) [73]. Keo lai tự nhiên cịn được tìm thấy
trong vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) của trạm nghiên cứu Jon Pu của Viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1988) [59] và ở khu
trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu (Trung Quốc).
1.2.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về Keo lai
- Về giá trị sử dụng: Các nghiên cứu quan trọng có thể kể đến như sau:
+ Tiềm năng làm ván ép: Chất lượng ván ép kiểm nghiệm được thực hiện bởi
các thông số theo tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản (JAS) cho kết quả là rất tốt đối
với loài Keo lai.
+ Tiềm năng bột giấy: Cây Keo lai có tiềm năng bột giấy và các tính chất cơ
bản của giấy cao hơn các lồi bố mẹ (các dịng Keo lai từ Ba Vì) hoặc có tính chất
trung gian giữa hai lồi bố mẹ (các dịng Keo lai khác được phân tích ở Nhật Bản).
Tiềm năng bột giấy của Keo lai cũng cao hơn một số lồi cây khác như Bạch đàn
urơ, Bạch đàn liễu, Mỡ, Bồ đề.
Ngồi ra, Keo lai cịn có rất nhiều giá trị khác như: làm chất đốt, trồng Keo
lai để cải tạo đất,... (dẫn theo Lê Đình Khả, 1999) [12].

- Về nhân giống: Keo lai đã được nghiên cứu nhân giống bằng hom (Griffin,
1988) 55 hoặc nuôi cấy mô bằng mơi trường cơ bản Murashige và Skooge (MS)
có thêm 6 - Benzyl amino purine (BAP) 0,5 mg/l và cho ra rễ trong phịng hoặc nền
cát sơng 100% với khả năng ra rễ đến 70% (Darus, 1991) 53 và sau một năm cây
mơ có thể cao 1,09 m.
- Về sinh trƣởng: Đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp, Pinso và
Nasi (1991) 65 thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh

-5-


hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Họ cũng thấy sinh trưởng của
cây Keo lai tự nhiên đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém hơn
xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Queesland,
Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F2 trở đi thì khơng đồng đều so với
trị số trung bình và cịn kém hơn cả Keo tai tượng, mặc dầu một số cây có khá hơn.
Từ năm 1991, khảo sát của Cyril Pinso đã cho thấy Keo lai có rất nhiều đặc
trưng nổi bật so với bố mẹ là nó sinh trưởng nhanh, hình thân có độ thẳng trung
gian giữa hai lồi bố và mẹ, chất lượng gỗ khá hơn so với loài A.mangium. Khi
đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai, Pinso và Nasi (1991) 65 thấy
rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,... ở cây Keo lai đều
tốt hơn 2 loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương
mại. Cây Keo lai cịn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây đơn trục
và tỉa cành tự nhiên tốt (Pinyopusarerk, 1990) 66].
- Về lập địa trồng rừng: Theo Cyrin (1977) (dẫn theo [12]), Keo lai có thể
tìm thấy ở tất cả các lập địa trồng A. mangium và sinh trởng tốt trong nhiều trường
hợp, tác giả cho rằng Keo lai có yêu cầu lập địa tương tự như A. mangium.
1.2.2 Nghiên cứu về sinh khối rừng
Ngay từ thế kỷ 17 trên thế giới đã có nghiên cứu về lĩnh vực sinh lý thực vật,
vai trò, cơ chế hoạt động của diệp thực vật màu xanh trong quá trình quang hợp để

tạo ra các sản phẩm hữu cơ dưới tác động của các yếu tố tự nhiên như đất, nước,
khơng khí và năng lượng mặt trời. Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học như hố
phân tích, hố thực vật và đặc biệt là vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong
thiên nhiên, các nhà khoa học đã thu được những thành tựu đáng kể trong thế kỷ
XIX. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể tóm tắt lại như sau:
- Xây dựng định luật "năng suất" dựa trên định luật “tối thiểu” của Liebig J. và
dựa trên các kết quả nghiên cứu về định lượng của sự tác động của thực vật tới
khơng khí, đã được mơ tả bởi Liebig, J (1840) [62].
- Các cơng trình nghiên cứu về phát triển sinh khối rừng đã được tổng kết bởi
Riley G.A (1944) [68], Steemann Nielsen, E (1954) [70], Fleming, R.H. (1957) [54].

-6-


- Bản đồ năng suất trên toàn thế giới đã được xây dựng bởi Lieth, H. (1964)
[61], đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc tế “IBP” (1964) và
chương trình sinh quyển con người “MAB” (1971) đã tác động mạnh mẽ tới việc
nghiên cứu sinh khối. Những nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào các đối
tượng đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng mưa thường xanh.
Theo Lê Hồng Phúc (1994) [30], Duyiho công bố thực vật ở biển hàng năm
quang hợp đến 3x1010 tấn vật chất hữu cơ, trên mặt đất là 5,3x1010 tấn. Đối với hệ
sinh thái rừng nhiệt đới năng suất chất khơ thuần từ 10 - 50 tấn/ha/năm, trung bình
là 20 tấn/ha/năm, sinh khối chất khô từ 60 - 800 tấn/ha/năm, trung bình là 450
tấn/ha/năm. Năng suất sơ cấp của một số hệ sinh thái đã được đưa ra bởi Dajoz
(1971) như sau:


Năng suất mía ở châu Phi: 67 tấn/ha/năm.




Năng suất rừng nhiệt đới thứ sinh ở Yangambi: 20 tấn/ha/năm.



Savana cỏ Mỹ (Penisetum purpureum) châu Phi: 30 tấn/ha/năm.



Đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca (Đức): 10,5 - 15,5 tấn/ha/năm.



Đồng cỏ tự nhiên Deschampia và Trifolium ở vùng ôn đới là 23,4
tấn/ha/năm.



Sinh khối của Savana cỏ cao Andrôpgon (cỏ Ghine): 5000 - 10000 kg/ha/năm. Rừng
thứ sinh 40 - 50 tuổi ở Ghana: 362.369 kg/ha/ năm (dẫn theo Dương Hữu Thời 1992) [38].

Cơng trình “Sinh khối và năng suất sơ cấp rừng thế giới - World forest biomass and
primary production data” đã tập hợp 600 cơng trình đã được xuất bản về sinh khối khô
thân, cành, lá và một số thành phần, sản phẩm sơ cấp của hơn 1.200 lâm phần thuộc 46
nước trên thế giới (Dẫn theo Canell M.G.R, 1981) [50]. Rodel D. Lasco (2002) [69]
công bố mặc dù rừng chỉ che phủ 21% diện tích bề mặt trái đất, nhưng sinh khối
thực vật của nó chiếm đến 75% so với tổng sinh khối thực vật trên cạn và lượng
tăng trưởng sinh khối hàng năm chiếm 37%.
Phương pháp xác định sinh khối rất quan trọng quyết định đến độ chính xác
của kết quả nghiên cứu. Sau đây là một số phương pháp đã được các tác giả công bố:


-7-


- Cơng trình: “Đánh giá sinh khối thơng qua viễn thám” đã nêu tổng quát
vấn đề sản phẩm sinh khối và việc đánh giá sinh khối bằng ảnh vệ tinh, công bố bởi
P.S. Roy, K.G. Saxena và D.S.Kamat (Ấn Độ, 1956) (dẫn theo [60]).
- Một số tác giả như Trasnean (1926), Huber (Đức, 1952), Monteith (Anh,
1960 - 1962), Lemon (Mỹ, 1960 - 1987), Inone (Nhật, 1965 - 1968),... đã dùng
phương pháp dioxit carbon để xác định sinh khối. Theo đó sinh khối được đánh giá
bằng cách xác định tốc độ đồng hoá CO2 (dẫn theo [60]).
Phương pháp “Chlorophyll” xác định sinh khối thông qua hàm lượng
Chlorophyll trên một đơn vị diện tích mặt đất. Đây là một chỉ tiêu biểu thị khả năng
của hệ sinh thái hấp thụ các tia bức xạ hoạt động quang tổng hợp được công bố bởi
Aruga và Maidi (1963).
- Whitaker, R.H (1961, 1966) [74] [75] Mark, P.L (1971) cho rằng "Số đo
năng suất chính là số đo về tăng trưởng, tích luỹ sinh khối ở cơ thể thực vật trong
quần xã".
- Woodwell, G.M (1965) và Whitaker, R.H (1968) [76] đã đề ra phương
pháp "thu hoạch" để nghiên cứu năng suất sơ cấp tuyệt đối.
- Newbuold P.J (1967) đề nghị phương pháp “cây mẫu” để nghiên cứu sinh
khối và năng suất của quần xã từ các ô tiêu chuẩn. Phương pháp này được chương
trình quốc tế “IBP” thống nhất áp dụng.
- Phương pháp xác định sinh khối rừng dựa vào mối liên hệ giữa sinh khối và
kích thước cây hoặc của từng bộ phận cây theo dạng hàm tốn học nào đó được sử
dụng phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu (Whittaker, 1966) [75]; Tritton và Hornbeck,
1982; Smith và Brand, 1983). Theo Grier và cộng sự (1989), Reichel (1991), Burton
V. Barner và cộng sự (1998) [49] do khó khăn trong việc thu thập rễ cây nên
phương pháp này chủ yếu dùng để xác định sinh khối của bộ phận trên mặt đất.
- Phương pháp Oxygen năm 1968 nhằm định lượng oxy tạo ra trong quá

trình quang hợp của thực vật màu xanh. Từ đó tính ra được năng suất và sinh khối
rừng đã được Edmonton. Et. Al đề xướng.
- Phương pháp lấy mẫu rễ để xác định sinh khối được mô tả bởi Shurrman và

-8-


Geodewaaen (1971), Moore (1973), Gadow và Hui (1999), Oliveira và cộng sự
(2000), Voronoi (2001), McKenzie và cộng sự (2001) [63].
- Theo Catchpole và Wheeler (1992) bộ phận cây bụi và những cây tầng dưới
của tán rừng đóng góp một phần quan trọng trong tổng sinh khối rừng. Có nhiều
phương pháp để ước tính sinh khối cho bộ phận này, các phương pháp bao gồm:
(1)- Lấy mẫu toàn bộ cây (quadrats); (2)- phương pháp kẻ theo đường; (3)- phương
pháp mục trắc; (4)- phương pháp lấy mẫu kép sử dụng tương quan.
Năm 2002, tổ chức “Australian Greenhouse Office” [48] đã soạn thảo sổ tay
hướng dẫn đo đạc ngoài thực địa cho việc đánh giá carbon rừng bao gồm cả rừng
trồng và rừng tự nhiên. Ngoài ra, Kurniatun và cộng sự (2001) [60] cũng đã xây
dựng một hệ thống các phương pháp cho việc thu thập số liệu về sinh khối trên và
dưới mặt đất rừng nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của
rừng.
1.2.3 Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng
Trong chu trình carbon tồn cầu, lượng carbon lưu trữ trong thực vật thân gỗ
và trong lòng đất khoảng 2,5 Tt (bao gồm trong đất, sinh khối tươi và vật rơi rụng),
khí quyển chỉ chứa 0,8 Tt. Dịng carbon trao đổi do sự hơ hấp và quang hợp của
thực vật là 0,61 Tt và dòng trao đổi giữa khơng khí và đại dương là 0,92 Tt.
Theo chu trình C, trong tổng số 5,5 Gt - 6,6 Gt lượng carbon thải ra từ các
hoạt động của con người, có khoảng 0,7 Gt được hấp thụ bởi các hệ sinh thái bên trên
bề mặt trái đất, và hầu hết lượng carbon trên trái đất được tích lũy trong đại dương và
các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới. Một số năm gần đây các nhà
khoa học và chuyên gia kinh tế trên thế giới đã quan tâm đến việc tích tụ carbon

trong rừng để làm giảm bớt khả năng tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu
khí quyển (Adams et al., 1993; Adams et al., 1999; IPCC, 1996, 2000) [57].

*


1 terra ton (Tt) = 1012tấn = 1018g
1 giga ton (Gt)= 109tấn=1015g

-9-


×