Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu đánh giá độ bền của hệ thống khung gầm xe nâng điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------

TRẦN HƯNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN CỦA HỆ
THỐNG KHUNG GẦM XE NÂNG ĐIỆN

Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ khí Động lực

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH TÙNG

Hà Nội - 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Trần Hưng
Đề tài luận văn: Nghiên cứu đánh giá độ bền của hệ thống khung gầm xe
nâng điện
Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ khí động lực
Mã số SV: CA170223
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn
xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng
ngày 27/10/2018 với các nội dung sau:


- Chỉnh sửa các lỗi chế bản và in ấn.
Ngày 11 tháng 7 năm 2018
Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

TS. Trần Thanh Tùng

Trần Hưng

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Hồ Hữu Hải


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Trần Thanh Tùng. Đề tài được thực hiện tại bộ mơn Ơ tơ và xe chun
dụng – Viện Cơ khí Động lực – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018
Tác giả

Trần Hưng

i



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hai năm học tập tại Khoa Sau đại học – Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, tôi và các học viên cao học đã luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo và các cán bộ Khoa. Chúng tôi cũng được học tập
và tiếp thu những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu mà
các thầy cô đã dày công nghiên cứu, truyền đạt lại cho chúng tôi trong các buổi
học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần
Thanh Tùng – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu
khoa học có giá trị trong suốt q trình tơi thực hiện Luận văn này. Tơi cũng xin
được bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội nói chung, khoa Sau đại học nói riêng.
Trong suốt q trình thực hiện luận văn, tuy rằng bản thân đã không ngừng
cố gắng và học hỏi, nhưng với kinh nghiệm và vốn hiểu biết còn hạn chế nên Luận
văn khó tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Tơi mong nhận được sự chỉ bảo và
những ý kiến đóng góp của các thầy cơ cũng như bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018
Tác giả Luận văn

Trần Hưng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG HÀNG ............................................................. 4
1.1.Khái niệm xe nâng hàng .............................................................................. 4
1.2.Lịch sử phát triển của xe nâng hàng ....................................................... 4
1.3.Phân loại xe nâng hàng ........................................................................... 6
1.3.1.Xe nâng hạ bằng tay ......................................................................... 6
1.3.2.Xe nâng hàng dùng động cơ đốt trong ............................................. 8
1.3.2.1.Xe nâng bằng động cơ dầu diesel. ............................................ 8
1.3.2.2.Xe nâng bằng động cơ xăng ...................................................... 9
1.3.2.3.Xe nâng dùng chạy bằng khí hóa lỏng(Gas) ........................... 11
1.3.3.Xe nâng hàng bằng điện ................................................................. 12
1.3.3.1.Xe nâng điện 4 bánh................................................................ 13
1.3.3.2.Xe nâng điện 3 bánh................................................................ 14
1.3.3.3.Xe nâng điện đứng lái ............................................................. 15
1.4.Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của xe nâng chạy bằng điện ... 16
1.4.1.Cấu tạo chung xe nâng 4 bánh chạy bằng điện .............................. 16
1.4.2.Buồng lái ........................................................................................ 17

iii


1.4.3.Ghế lái ............................................................................................ 17
1.4.4.Mui xe ............................................................................................ 18
1.4.5.Vô lăng ........................................................................................... 18
1.4.6.Trụ nâng ......................................................................................... 18
1.4.7.Xích/ xy lanh nâng ......................................................................... 19
1.4.8.Giá đỡ ............................................................................................. 20
1.4.9.Giàn nâng ....................................................................................... 20

1.4.10.Càng nâng..................................................................................... 21
1.4.11.Xy lanh nghiêng ........................................................................... 21
1.4.12.Bánh trước .................................................................................... 22
1.4.13.Bánh sau ....................................................................................... 22
1.4.14.Đối trọng ...................................................................................... 22
1.4.15.Ắc qui điện ................................................................................... 23
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 24
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 25
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ CỦA LUẬN VĂN ............................. 25
2.1.Cơ sở lý thuyết của đề tài ...................................................................... 25
2.1.1.Cơ sở lý thuyết về sức bền vật liệu ................................................ 25
2.1.1.1.Các định nghĩa cơ bản ............................................................. 26
2.1.1.2.Các giả thiết cơ bản về vật liệu ............................................... 28
2.1.1.3.Uốn thanh thẳng ...................................................................... 28
2.1.1.4.Dầm chịu uốn thuần túy phẳng ............................................... 31
2.1.1.5.Dầm chịu uốn ngang phẳng .................................................... 34
2.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 37
iv


2.2.1.Thông tư số: 06/VBHN-BGTVT ................................................... 37
2.2.2.Thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH ............................................ 40
2.2.3.Quy trình kiểm định QTKĐ: 21-2014/BLĐTBXH ....................... 40
2.3. Xây dựng mơ hình tính tốn. ............................................................... 45
2.3.1. Giới thiệu phần mềm Ansys. ......................................................... 45
2.3.2. Xây dựng mơ hình PTHH. ............................................................ 46
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 54
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 55
MÔ PHỎNG KIỂM BỀN KHUNG GẦM XE NÂNG ĐIỆN ........................ 55
3.1.Tính tốn, kiểm nghệm bền cho khung gầm xe nâng ........................... 55

3.1.1.Kiến thức chung về khung gầm ..................................................... 55
3.1.2.Xác định loại khung gầm được sử dụng cho xe nâng điện ............ 56
3.1.3.Chế độ tính tốn ............................................................................. 62
3.1.4.Tính bền cho khung xe ................................................................... 62
3.1.4.1.Điều kiện biên bài toán ........................................................... 62
3.1.4.2.Thiết lập và đánh giá các thơng số mơ phỏng......................... 64
3.1.4.3.Phân tích kết quả mơ phỏng .................................................... 64
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Xe nâng tay thấp.............................................................................. 7
Hình 1.2. Xe nâng tay cao ............................................................................... 7
Hình 1.3. Xe nâng động cơ dầu diesel ............................................................ 8
Hình 1.4. Xe nâng động cơ xăng..................................................................... 9
Hình 1.5. Xe nâng động cơ xăng................................................................... 10
Hình 1.6. Xe nâng động cơ Gas .................................................................... 12
Hình 1.7. Xe nâng 4 bánh bằng điện ............................................................. 13
Hình 1.8. Xe nâng điện 3 bánh...................................................................... 14
Hình 1.9. Xe nâng điện đứng lái ................................................................... 15
Hình 1.10. Sơ đồ tổng thể xe nâng 4 bánh chạy bằng điện........................... 16
Hình1.11. Sơ đồ thể hiện vị trí lắp ắc qui ..................................................... 18
Hình 1.12. Cơ cấu trụ nâng 3 tầng điển hình ................................................ 19
Hình 1.13. Kết cấu giàn nâng ........................................................................ 20
Hình 1.14. Cơ cấu càng nâng ........................................................................ 21
Hình 1.15. Bố trí đối trọng trên xe nâng điện ............................................... 23

Hình 2.1. Thanh dầm..................................................................................... 26
Hình 2.2. Tải trọng tác dụng ......................................................................... 26
Hình 2.3. Ứng suất trên mặt cắt .................................................................... 27
Hình 2.4. Các thành phân lực trên mặt cắt .................................................... 27
Hình 2.5. Mơ hình uốn thanh phẳng ............................................................. 29
Hình 2.6. Quy ước dấu trong tính uốn .......................................................... 31
Hình 2.7. Mặt cắt ngang ................................................................................ 35
Hình 2.8. Mơ 3D hình xe nâng...................................................................... 46
Hình 2.9. Mơ hình phần tử SOLID186 ......................................................... 50
Hình 2.10. Mơ hình phần tử SOLID187 ....................................................... 51
Hình 3.1. Mơ 3D hình xe nâng...................................................................... 58
Hình 3.2. Hệ thống khung xe nâng 3D nhìn từ phía trước ........................... 58
Hình 3.3. Hệ thống khung xe nâng 3D nhìn từ phía sau............................... 59
vi


Hình 3.4. Hệ thống khung xe nâng 3D nhìn từ phía dưới............................. 59
Hình 3.5. Điều kiện biên mơ phỏng .............................................................. 63
Hình 3.6. Điều kiện biên mơ phỏng .............................................................. 64
Hình 3.7. Ứng suất trên khung, vỏ các chi tiết ............................................. 65
Hình 3.8. Chuyển vị trên khung, vỏ các chi tiết ........................................... 65

vii


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1. Quãng đường phanh của xe nâng .................................................... 43
Bảng 2. Bảng thông số vật liệu ..................................................................... 48
Bảng 3. Bảng thông số kỹ thuật của xe nâng tính tốn:................................ 60


viii


LỜI MỞ ĐẦU
Ở các nước phát triển và đang phát triển hiện nay trên thế giới, vấn đề tăng
trưởng kinh tế bền vững cùng với giảm ô nhiễm môi trường đang được quan tâm
hàng đầu.Theo thống kê, khí thải do khói nhà máy phát sinh từ các cơ sở sản xuất xi
măng, nhiệt điện, hóa chất, phân bón, dầu mỏ ở tất cả các nước đang phát triển nói
chung hay ở Việt Nam nói riêng chiếm lượng lớn. Ngồi ra, cịn phải kể đến ngành
giao thơng vận tải với sự tăng trưởng không ngừng. Việc hoạt động 24/24 vận tải
người và hàng hóa của các phương tiện như máy bay, tàu hỏa, đặc biệt là ô tô và các
phương tiện trong các nhà máy, khu công nghiệp như cẩu, xe móc, xe nâng hàng
với cường dộ làm việc 3 ca trên một ngày đang phát sinh một lượng phần khí thải
khơng hề nhỏ. Vì vậy, cuộc chạy đua tìm nguồn năng lượng sạch cho các phương
tiện vận tải nói chung cũng như ơ tơ nói riêng để tăng cao chất lượng khí thải, giảm
ơ nhiễm mơi trường rất đang được chú trọng.
Vấn đề được đặt ra, là làm sao để giảm ơ nhiễm mơi trường, nâng cao chất
lượng khí thải và tiến tới giảm lượng khí thải. Các biện pháp đã và đang được áp
dụng trên quy mô lớn như cải tiến động cơ đốt trong truyền thống cả về kết cấu
cũng như nhiên liệu để đạt được hiệu suất cao và nâng cao chất lượng khí thải; sử
dụng năng lượng từ các nguồn nhiên liệu mới…
Động cơ đốt trong là động cơ nhiệt, trong đó việc đốt cháy nhiên liệu và biến
đổi nhiệt năng thành cơ năng tiến hành ngay trong xy lanh của động cơ. Hiệu suất
của động cơ theo thống kê là cao từ 20-45%. Về mặt thay đổi cải tiến kết cấu và chế
độ làm việc của động cơ đốt trong, qua các nghiên cứu thì không thay đổi quá nhiều
được hiệu suất.
Về mặt nhiên liệu cho động cơ nhiệt, chất lượng của các loại nhiên liệu lỏng
truyền thống sẽ được nâng cao, các loại nhiên liệu khí (Liquefied Petroleum Gas,
khí thiên nhiên) sẽ được áp dụng rộng rãi trên ô tô và các phương tiện vận tải, các


1


loại nhiên liệu sinh học (như ethanol, colza) có lợi thế so sánh thấp về mặt môi
trường và giá thành nhiên liệu này cịn cao do chi phí sản xuất nên hạn chế về mặt
sử dụng, các nhiên liệu tổng hợp từ khí thiên nhiên đang được nghiên cứu, nhiên
liệu khí hydro cho ơ tơ chưa có triển vọng ứng dụng do công nghệ và giá thành.
Sự phát triển của các phương tiện sử dụng điện và pin nhiên liệu phụ thuộc
vào khả năng phát triển, hoàn thiện các loại động cơ truyền thống và sử dụng các
nguồn nhiên liệu sạch thay thế các nguồn nhiên liệu lỏng hiện nay để làm giảm ô
nhiễm môi trường. Các yếu tố cần quan tâm để xem xét gồm dự báo chất lượng của
hệ thống phương tiện vận chuyển và giá thành của pin nhiên liệu với các loại nhiên
liệu thay thế khác để đạt cùng mức độ giảm NOx. Kết quả nghiên cứu cho thấy
trong vịng ít năm tới, kỹ thuật làm giảm NOx bằng cách cải thiện động cơ diesel,
sử dụng LPG(Liquefied Petroleum Gas) và khí thiên nhiên rẻ hơn là sử dụng pin
nhiên liệu. Trong tương lai dài hơn thì việc giảm NOx bằng cách sử dụng pin nhiên
liệu trên các phương tiện vận tải sẽ có giá thành tương đương với việc cải thiện
động cơ diesel để đạt cùng mức độ hiệu quả. Để đạt được cùng tính năng kinh tế và
mức độ phát ô nhiễm đối với động cơ sử dụng LPG thì trong thập niên 2010, giá
nhiên liệu hydro phải giảm đi 50% và giá thành pin nhiên liệu phải giảm đi 30% so
với giá cả hiện nay. Vì vậy trong vịng 2 thập niên tới, ơ tô và các phương tiện vận
tải nhỏ chạy bằng pin nhiên liệu vẫn chưa có lợi thế cạnh tranh so với các loại nhiên
liệu thay thế.
Với nguồn năng lượng điện năng ở nước ta hiện nay được sản xuất chủ yếu
bằng thủy điện (năng lượng tái sinh) như nhà máy thuỷ điện Hồ Bình, nhà máy
thuỷ điện Ialy, nhà máy thuỷ điện Sơn La thì tiến trình thay thế dần các phương tiện
vận tải chạy bằng động cơ đốt trong bằng các phương tiện chạy bằng điện kết hợp
với việc nạp điện bổ sung là phù hợp nhất.
Cùng với xu thế của thế giới,việc đưa vào sử dụng và dần thay thế các
phương tiện vận tải truyền thống bằng các phương tiện sử dụng điện năng phổ biến

là các loại phương tiện vận tải cỡ nhỏ như ô tô điện chuyên chở hành khác ở các

2


khu du lịch, nghỉ dưỡng và các loại xe nâng, cẩu tự hành trong các bến tàu, cảng,
kho bãi, KCN phụ vụ lưu thơng, bốc, xếp dỡ hàng hóa để giảm ô nhiễm môi trường
đang được tiến hành.
Đề tài ‘Nghiên cứuđánh giá độ bền của hẹ thống khung gầm xe nâng
điện’ là một đề tài nhằm mục đích khảo sát kết thiết kế và kết cấu của đối tượng xe
nâng hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng điện; một loại xe nâng đang dần phổ
biến và tiến tới sẽ thay thế các loại xe nâng cũ dùng nhiên liệu dầu diesel trong các
nhà xưởng, kho, bến bãi tại các tại Việt Nam. Đồng thời, đề tài Nghiên cứu đánh giá
độ bền của hệ thống khung gầm xe nâng điện đưa ra khuyến cáo sử dụng nhằm
nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong vận hành.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG HÀNG
1.1.Khái niệm xe nâng hàng
Xe nâng hàng là một nhóm nằm trong máy nâng chuyển. Xe nâng hàng là
loại máy xếp dỡ dùng để bốc xếp hàng khối nằm ở các vị trí bất kỳ trong kho bãi,
nâng hàng và cận chuyển hàng từ kho bãi lên phương tiện vận tải hoặc ngược lại từ
phương tiện vận tải xếp vào kho. Xe nâng là loại máy xếp dỡ có tính cơ động cao
nên sử dụng rất ưu việt khi bốc xếp hàng ở các kho bãi của cảng biển, cảng sông,
cũng như xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa giữa các nơi trong nội bộ các xí nghiệp,
nhà máy.
Xe nâng là loại máy xếp dỡ trong đó hàng hóa theo dạng kiện hoặc khơi

được đặt trên palet hoặc trực tiếp trên chặc và được nâng theo phương thẳng đứng
nhờ hệ khung nâng có kết cấu kiểu khung lồng.
1.2.Lịch sử phát triển của xe nâng hàng
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp và sản xuất hàng hóa ,
việc sử dụng máy móc để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc đang dần trở nên
phổ biến. Một trong những thiết bị tải công nghiệp hỗ trợ để nâng và vận chuyển vật
liệu hàng hóa là xe nâng. Các xe nâng hiện đại đã được phát triển vào những năm
1920 do các công ty khác nhau gồm công ty truyền clark và công ty Yale Palang và
Town sản xuất. Các xe nâng dần đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các
thiết bị sản xuất và kho hoạt động ngày nay.
Giữa thế kỉ XIX đến thế kỉ XX cho đến ngày nay đã phát triển những xe
nâng hiện đại. Các đường sắt Pennsylavia vào năm 1960 giới thiệu xe nâng pin nền
tảng cung cấp hỗ trợ cho việc di chuyển hành lý ở Altoona, ga xe lửa của họ
Pennsylvania. Chiến tranh thế giới thấy sự phát triển của các loại thiết bị xử lý vật
liệu ở Vương quốc Anh do Ransomes, Sims và Jeffries của Ipswich. Điều này một

4


phần là do sự thiếu hụt lao động gây ra bởi chiến tranh. Năm 1917, Clark tại Hoa
Kỳ bắt đầu phát triển và sử dụng máy kéo và máy kéo thang máy được hỗ trợ cung
cấp trong các nhà máy của họ. Năm 1919 Công ty Towmotor và Yale & Towne sản
xuất vào năm 1920 vào thị trường xe nâng tại Hoa Kỳ.
Tiếp tục cuộc hành trình phát triển thì xe nâng được mở rộng qua các năm
1920 và 1930. Chiến tranh thế giới thứ II, như chiến tranh thế giới trước, việc thúc
đẩy sử dụng xe nâng hàng đã được mở rộng trong chiến tranh với sự nỗ lực lớn. Sau
chiến tranh, có nhiều phương pháp hiệu quả cùng với những ý tưởng sáng tạo cho
các sản phẩm lưu trữ trong kho đã được thực hiện và do đó một nền tảng của phiên
bản đã được nâng cao của xe nâng nền tảng đã được sản xuất. Kho cần xe nâng cơ
động hơn mà có thể đạt chiều cao lớn hơn. Mơ hình mới nâng được thực hiện lấp

đầy nhu cầu này.
Một cột mốc rất quan trọng là vào năm 1956, nhà sản xuất Toyota giới thiệu
mẫu xe nâng nâng đầu tiên, của LA Model, ở Nhật Bản và bán xe nâng đầu tiên của
mình tại Hoa Kỳ vào năm 1967.Với sự phát triển không ngừng của xe nâng cho đến
ngày nay, có thể thấy ngày càng có nhiều nhà sản xuất lớn tham gia vào việc nghiên
cứu, cải tiến, cung ứng sản xuất sản phẩm ra thị trường và có nhiều sản phẩm cho
người dùng lựa chọn tốt nhất để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Có thể thấy rõ điều đó khi mà ở những năm 1930, xe nâng bắt đầu được
thương mại hóa, là thiết bị bốc xếp, vận chuyển hàng trong các khu vực chật hẹp tuy
nhiên ở giai đoạn này, xe nâng hàng chủ yếu sản xuất ra chỉ thích hợp với bốc xếp
hàng hóa ở tầm thấp. Nhưng từ những năm 1950, xe nâng bắt đầu được cải tiến
mạnh hơn, có trọng tải nâng lớn hơn, độ cao nâng cũng thay đổi đáng kể, có thể
nâng đến 15 mét.Đó là bước tiến lớn cho phép các nhà khai thác thỏa mãn được
nhiều nhu cầu hơn trong việc bốc dỡ hàng hóa của họ về trọng tải, chiều cao, và địa
hình...

5


Không chỉ được cải tiến về kết cấu, khả năng làm việc, xe nâng còn được cải
tiến về năng lượng sử dụng để đáp ứng nhu cầu về môi trường, khi dần được thử
nghiệm các dầu diesel, xăng, pin, ắc qui cung cấp điện năng sử dụng. Sau khi phát
minh của các xe nâng điện đầu tiên, khi mà pin có thể sạc lại và thời gian làm việc
có thể kéo dài 1 ca là 8 giờ thì kể từ năm 2010, các nhà sản xuất bắt đầu đẩy mạnh
sản xuất xe nâng chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện. Với hơn 60% số xe nâng
hàng được bán ra sử dụng điện năng.
1.3.Phân loại xe nâng hàng
Xe nâng ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng dãi trong các nhà xưởng,
kho bãi. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xe nâng cũng được cải tiến,
đa dạng cả về chủng loại và mẫu mã. Để phân loại, xe nâng được phân ra các nhóm

sau:
1.3.1.Xe nâng hạ bằng tay
Cơ chế hoạt động của xe nâng hạ bằng tay là xe nâng dùng thủ cơng để di
chuyển hàng hóa. Nó bao gồm xe nâng tay, xe đẩy tay hoặc vừa có thể vừa đẩy, vừa
nâng hàng hóa lên cao bao gồm các loại xe nâng tay cao. Tải trọng nâng và chiều
cao nâng của các loại xe nâng bằng tay này đề rơi vào loại nhẹvà đơn giản, từ 500kg
đến 1000kg cho loại vừa di chuyển vừa nâng, hoặc 2500kg cho loại chỉ di chuyển
mà không nâng lên cao.
Đây là loại thiêt bị nâng đơn giản nhất. Được chia làm 2 loại: xe nâng tay
thấp và xe nâng tay cao.
+ Xe nâng tay thấp: Xe có chiều cao nâng tối đa khoảng 200mm, chủ yếu
dùng nâng pallet chứa hàng có khối lượng từ khoảng 2,5 tấn đến 5 tấn.

6


Hình 1.1. Xe nâng tay thấp
+Xe nâng tay cao: Có thể nâng hàng cao tối đa tới 3.5m, trọng tải hàng nâng
trong khoảng từ 400kg đến 2.5 tấn. Có loại có mặt bàn nâng, có loại có càng nâng
để nâng pallet.

Hình 1.2. Xe nâng tay cao
Xe nâng tay cao thường được dùng để nâng, di chuyển hàng hóa trong kho,
hoặc bốc xếp hàng lên ô tô, container và ngược lại vào kho bãi. Xe nâng mặt bàn có
thể dùng nâng cây cảnh, module máy…Càng nâng pallet có độ dịch chuyển ngang
lớn nên dễ dàng nâng các loại pallet có kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, xe nâng cao
chỉ sử dụng được pallet một mặt và khơng có thanh giằng.

7



1.3.2.Xe nâng hàng dùng động cơ đốt trong
Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong là xe dùng động lực của động cơ đốt
trong để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ. Thông thường khi sử dụng loại xe
này, người ta phải sử dụng nâng đỡ và di chuyển các loại hàng hóa có khối lượng
lớn tần suất cao mà các loại xe nâng khác không thể đáp ứng được. Cấu tạo của xe
chủ yếu bao gồm động cơ chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu diesel hoặc gas, khung
gầm và lốp xe như cấu tạo xe ơ tơ, ngồi ra cịn có hệ thống thủy lực để nâng hàng
hóa. Tải trọng của loại xe nâng này có thể từ 1 tấn lên đến hàng chục tấn. Thông
thường, các loại xe nâng sử dụng động cơ đốt trong nâng trọng tải 5 tấn trở xuống là
loại được dùng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp; các loại xe nâng có tải trọng
nâng từ trên 10 tấn dùng phục vụ cho nâng hạ container có trọng tải lớn ở các khu
cảng biển hay cảng nội địa.
Căn cứ vào nhiên liệu sử dụng cho động cơ đốt trong mà người ta phân ra
làm 3 loại:
1.3.2.1.Xe nâng bằng động cơ dầu diesel.

Hình 1.3. Xe nâng động cơ dầu diesel
Ưu điểm

Nhược điểm

8


-Phổ biến, dễ sửa chữa và thay thế phụ - Gây tiếng ồn lớn, khí thải thốt ra
tùng khi gặp sự cố.

nhiều.


-Nạp nhiên liệu nhanh.

-Hoạt động xoay trở cần phạm vi lớn,

-Làm việc trong thời gian dài, có thể làm khó làm việc ở những nơi chật, hẹp.
liên tục 3 ca mà không giảm năng suất -Thông thường, 1 chiếc xe nâng dầu
(xăng gas) 2,5 tấn cần 1 khoảng 3,985

công việc.

-Phạm vi làm việc rộng, có khả năng làm mm để có thể quay ngang 90° với
việc trong các mơi trường và địa hình Pallet hàng kích thước 1,000*1,100 mm
khắc nghiệt.
1.3.2.2.Xe nâng bằng động cơ xăng

Hình 1.4. Xe nâng động cơ xăng

9


Hình 1.5. Xe nâng động cơ xăng

10


Ưu điểm

Nhược điểm

-Phổ biến, dễ sửa chữa và thay thế phụ - Gây tiếng ồn, và khí thải cho nơi

tùng khi gặp sự cố(như động cơ chạy làm việc.
bằng dầu diesel) nhưng tiếng ồn và khí -Hoạt động xoay trở cần phạm vi
thải ít hơn.

lớn, khó làm việc ở những nơi chật,

-Nạp nhiên liệu nhanh.

hẹp.

-Làm việc trong thời gian dài, có thể làm
liên tục 3 ca mà khơng giảm năng suất
cơng việc.
-Phạm vi làm việc rộng, có khả năng làm
việc trong các mơi trường và địa hình
khắc nghiệt.

1.3.2.3.Xe nâng dùng chạy bằng khí hóa lỏng(Gas)

11


Hình 1.6. Xe nâng động cơ Gas
Ưu điểm

Nhược điểm

- Tiếng ồn và khí thải ít hơn so với xe - Tăng chi phí sản xuất do chi phí
nâng sử dụng xăng, dầu.


nhiên liệu cao.

- Làm việc liên tục trong 3 ca mà không
làm giảm năng suất sử dụng xe nâng,
môi trường làm việc của xe đa dạng, dễ
sửa chữa và nạp nhiên liệu nhanh.
- Dễ quản lý hơn xe nâng động cơ xăng.
- Phù hợp với các sản phẩm nhạy cảm về
mùi như thực phẩm, dược phẩm....

1.3.3.Xe nâng hàng bằng điện
Xe nâng bằng điện là loại xe nâng dùng điện năng của ác qui hoặc cắm điện
để thay thế cho sức người hoặc động cơ đốt trong để di chuyển và nâng hàng hóa.
Nó sử dụng 2 mơ tơ, mơ tơ di chuyển dành cho việc di chuyển của xe và mô tơ phục
vụ việc nâng hạ. Nếu chỉ sử dụng một mô tơ hoặc dành cho việc nâng hàng hoặc
dành cho di chuyển thì loại xe trên được gọi là xe nâng bán tự động. Nếu sử dụng
đồng thời cả 2 mơ tơ thì người ta gọi là xe nâng tự động hoặc xe nâng điện. Tải
trọng nâng và chiều cao nâng của xe nâng điện tương đương xe nâng sử dụng động
cơ đốt trong, khoảng từ 1 tấn đến 8 tấn với chiều cao 6 mét. Các loại xe này thường
dùng hệ thống giá kệ.
Xe nâng điện được chia làm 3 loại chính: xe nâng điện 4 bánh, xe nâng điện
3 bánh và xe nâng điện đứng lái.

12


1.3.3.1.Xe nâng điện 4 bánh
Ưu điểm

Nhược điểm


- Có thể làm việc trong một môi trường - Thời gian sử dụng ngắn, thông
thường xe nâng điện chỉ phù hợp sử

rộng lớn.

- Tiết kiệm được chi phí nhiên liệu do sử dụng cho ca làm việc 8h/ngày. Nếu
dụng điện rẻ hơn nhiều.

cần sử dụng hơn thời gian đó cần phải

- Hầu như khơng có tiếng ồn và khí thải, có bình xạc dự phịng cũng như hệ
thích hợp với các cơng ty sản xuất thực thống pa-lăng để thay thế bình điện.
phẩm và các cơng ty có chứng nhận - Khơng gian hoạt động yêu cầu cũng
như xe nâng dầu hoặc xe nâng xăng

ISO14001.

- Dễ bảo dưỡng, vì ngồi bình điện cần gas.
châm nước thường xuyên và hệ thống -Trong hầu hết các trường hợp, nếu
thủy lực, xe nâng điện không yêu cầu mơi trường làm việc có độ dốc cao, xe
bảo dưỡng định kỳ thêm bất cứ hạng nâng điện thường xuyên bị hư các con
công suất và đồng thời tuổi thọ bình

mục gì.

điện giảm đáng kể.

Hình 1.7. Xe nâng 4 bánh bằng điện


13


1.3.3.2.Xe nâng điện 3 bánh

Hình 1.8. Xe nâng điện 3 bánh
Ưu điểm

Nhược điểm

- Có thể làm việc trong một mơi trường rộng - Thời gian sử dụng ngắn, thông thường
lớn.

xe nâng điện chỉ phù hợp sử dụng cho

- Tiết kiệm được chi phí nhiên liệu do sử
dụng điện rẻ hơn nhiều.
- Hầu như khơng có tiếng ồn và khí thải,
thích hợp với các công ty sản xuất thực
phẩm và các cơng ty có chứng nhận
ISO14001.
- Dễ bảo dưỡng, vì ngồi bình điện cần
châm nước thường xuyên và hệ thống thủy
lực, xe nâng điện không yêu cầu bảo dưỡng
định kỳ thêm bất cứ hạng mục gì.
-Khả năng xoay trở cao trong những phạm
vi hẹp, đây là loại xe đa năng nhất, có thể
làm việc trong nhiều mơi trường vì so với xe
điện 1,5 tấn 4 bánh cần 3,9 mét để hoạt


ca làm việc 8h/ngày. Nếu cần sử dụng
hơn thời gian đó cần phải có bình xạc
dự phịng cũng như hệ thống pa-lăng để
thay thế bình điện.
- Khơng gian hoạt động u cầu cũng
như xe nâng dầu hoặc xe nâng xăng gas
-Trong hầu hết các trường hợp, nếu mơi
trường làm việc có độ dốc cao, xe nâng
điện thường xuyên bị hư các con cơng
suất và đồng thời tuổi thọ bình điện
giảm đáng kể.
-Trọng tải nâng và tầm nâng giới hạn.

14


động. Xe nâng điện 3 bánh chỉ cần 3,4 mét.

1.3.3.3.Xe nâng điện đứng lái

Hình 1.9. Xe nâng điện đứng lái
Ưu điểm

Nhược điểm

- Đây là loại xe chuyên di chuyển hàng - Ngồi những đặc điểm xe điện
hóa trong những mơi trường chật hẹp. thường gặp phải, xe nâng điện đứng
Với 1 xe điện đứng lái, có thể làm việc lái cịn có một số vấn đề sau: Nền
nhà xưởng u cầu bằng phẳng.


trong không gian 2,700 mm.

- Là loại xe thích hợp trong hệ thống kho Với hệ thống bánh xe có đường
kính nhỏ, xe nâng điện đứng lái rất
có kệ chứa hàng hóa.
khó xoay trở trên những mặt bằng
gồ ghề. Ngoài ra, khi di chuyển trên
1 mặt bằng quá rộng, tiêu hao cho
phần bánh xe là rất đáng kể.

15


×