Tải bản đầy đủ (.docx) (158 trang)

luận văn thạc sĩ truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.15 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ SÁNG

TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT "TỔ
SƢ BÁCH NGHỆ" TRONG KHƠNG GIAN
VĂN HĨA CHÂU THỔ BẮC BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội, 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ SÁNG

TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT "TỔ
SƢ BÁCH NGHỆ" TRONG KHƠNG GIAN
VĂN HĨA CHÂU THỔ BẮC BỘ

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60220125

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt



Hà Nội, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt. Các số liệu thống kê,
kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng,
phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo
trình, tài liệu,.... liên quan đến nội dung đề tài.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Sáng


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận
được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cơ giáo khoa Văn học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tôi vô cùng quý
trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến tồn thể
các thầy, cơ giáo. Đặc biệt, tơi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS.
Nguyễn Thị Nguyệt đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn. Và hơn hết, trong q trình làm luận văn, tơi đã học tập ở cô một
tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm
việc hết mình. Xin được gửi đến cơ sự biết ơn và lịng kính trọng chân thành
nhất.
Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp tại Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản
Giáo dục Hà Nội (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) đã tạo điều kiện về thời

gian và cung cấp những tài liệu cho tơi trong q trình viết luận văn.
Cảm ơn gia đình và những người thân u đã ln tin tưởng, động viên
và ủng hộ.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành
của Hội đồng Khoa học, của quý thầy, cơ giáo cùng với sự góp ý của bạn bè
đồng nghiệp để luận văn hồn thiện có chất lượng tốt hơn.

Hà Nội, tháng 6 năm 2020

Nguyễn Thị Sáng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................................. 3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu......................................................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn............................................................................................................. 12
7. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................................. 12
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................... 13
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................... 13
1.1. Đặc trƣng khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.................................................... 13
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng châu thổ Bắc Bộ.................................................................... 13
1.1.2. Đặc điểm lịch sử – kinh tế – xã hội................................................................................. 13
1.1.3. Đặc điểm văn hoá.................................................................................................................. 14
1.2. Khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết nhân vật............................................. 15
1.2.1. Khái niệm và bản chất của truyền thuyết..................................................................... 15
1.2.2. Phân loại truyện truyền thuyết......................................................................................... 17

1.2.3. Truyền thuyết nhân vật......................................................................................................... 19
1.3. Khái niệm “tổ sƣ bách nghệ” và “truyền thuyết về tổ sƣ bách nghệ”........21
1.3.1. Tổ sư bách nghệ..................................................................................................................... 21
1.3.2. Truyền thuyết về “Tổ sư bách nghệ" trong vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ....23
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................................................ 35
CHƢƠNG 2. TRUYỀN THUYẾT VỀ “TỔ SƢ BÁCH NGHỆ” NHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NHÂN VẬT, KẾT CẤU VÀ MOTIF............................................... 36
2.1. Truyền thuyết về nhân vật tổ sƣ bách nghệ nhìn từ phƣơng diện nhân vật
................................................................................................................................................................... 36
2.1.1. Nguồn gốc, xuất thân của các nhân vật tổ sư bách nghệ....................................... 36
2.1.2. Các nhân vật Nam thần là tổ sư bách nghệ................................................................. 39
2.1.3. Các nhân vật Nữ thần là tổ sư bách nghệ.................................................................... 40
2.2. Truyền thuyết về nhân vật tổ sƣ bách nghệ nhìn từ phƣơng diện kết cấu . 42

1


2.2.1. Cấu trúc mở và kết cấu lỏng lẻo...................................................................................... 42
2.2.2. Cấu trúc đơn nhất và tính dở dang của kết cấu......................................................... 44
2.2.3. Kết cấu hoàn chỉnh 4 phần................................................................................................ 46
2.3. Truyền thuyết về nhân vật tổ sƣ bách nghệ nhìn từ phƣơng diện motif....50
2.3.1. Những lí luận cơ sở về type truyện và motif truyện.................................................. 50
2.3.2. Các dạng motif tiêu biểu..................................................................................................... 52
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................................................ 64
CHƢƠNG 3. TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT “TỔ SƢ BÁCH
NGHỆ” TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC THÀNH TỐ VĂN HĨA KHÁC
TRONG KHƠNG GIAN VĂN HỐ CHÂU THỔ BẮC BỘ..................................... 65
3.1. Truyền thuyết về “Tổ sƣ bách nghệ” với tín ngƣỡng dân gian....................... 65
3.1.1. Khái niệm tín ngưỡng........................................................................................................... 65
3.1.2. Tín ngưỡng thờ tổ nghề....................................................................................................... 66

3.1.3. Tín ngưỡng thờ Nước........................................................................................................... 66
3.1.4. Tín ngưỡng thờ Mẫu............................................................................................................. 68
3.1.5. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng................................................................................ 69
3.2. Truyền thuyết dân gian về “Tổ sƣ bách nghệ” với nghề và làng nghề thủ
công truyền thống............................................................................................................................ 70
3.3. Truyền thuyết về “Tổ sƣ bách nghệ” với lễ hội dân gian gắn liền với di tích
và danh lam thắng cảnh................................................................................................................ 75
3.3.1. Tìm hiểu về lễ hội…………………………………………………………...78
3.3.2. Một số lễ hội tiêu biểu thờ tổ nghề……………………………………...…..82
3.4. Bảo tồn, phát huy và khai thác các giá trị văn hoá của truyền thuyết về
“Tổ sƣ bách nghệ” trong khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ phục vụ phát
triển du lịch......................................................................................................................................... 83
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................................................ 86
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 89
PHỤ LỤC............................................................................................................................................. 93

2


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

1.1. Trong q trình phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc là vơ cùng quan trọng. Nó khơng chỉ giúp Việt Nam hịa
nhập với thế giới, phát huy những truyền thống vốn có, coi trọng cội nguồn mà cịn
có thể cho bạn bè năm châu thấy tinh thần sức mạnh của dân tộc là phương hướng
hành động là hướng đi tất yếu của thời đại. Ở văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1998 có viết:
“Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc
dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Cần phải hết sức
coi trọng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống” [3, 63]. Một
trong những việc bảo tồn văn hóa dân gian là những cơng trình ghi chép và nghiên
cứu về các thể loại truyện dân gian. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam,
truyền thuyết là một thể loại quan trọng. Hiện nay, thể loại truyền thuyết đã phát
triển ở cả phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên trong
giới nghiên cứu lại có nhiều quan điểm khác nhau về thể loại này. Sự phức tạp có lẽ
bắt nguồn từ bản thân đối tượng nghiên cứu. Vì vậy nghiên cứu về truyền thuyết
dân gian trong thời điểm hiện tại là việc làm rất cần thiết.
1.2. Truyền thuyết được sinh ra, lưu truyền trong mơi trường văn hóa cụ thể và
nó có đặc trưng gắn với các vùng văn hóa, địa phương cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu
theo vùng là hướng nghiên cứu mới mẻ tránh sự trùng lặp các cơng trình nghiên cứu
trước đây. Cho đến nay, mảng truyền thuyết về các vị tổ sư bách nghệ chưa có nhiều
đề tài nghiên cứu cụ thể, phân loại rõ ràng để người đọc có thể dễ dàng tìm hiểu.
Các nhân vật tổ sư bách nghệ đa số khơng có nhiều ảnh hưởng sâu rộng như các vị
anh hùng dân tộc, các nhân vật “Tứ bất tử” nhưng nó có một sức sống mạnh mẽ
trong lòng bộ phận những người dân ở các làng nghề. Trong kho tàng truyện truyền
thuyết Việt Nam, các nhân vật tổ sư bách nghệ là những nhân vật mang vẻ đẹp độc
đáo, chiều sâu văn hóa của con người Việt Nam. Chúng tơi sẽ đề cập đến vấn đề
nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành đến liên ngành bằng các phương pháp

3


tiếp cận khác nhau từ lịch sử tư tưởng đến tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa dân gian,…
dưới góc nhìn văn học và văn hóa, đồng thời khảo sát các nhân vật tổ sư trong cái
nhìn rộng lớn, bao quát của văn hóa dân gian, góp phần giải mã những vấn đề xung
quanh nhân vật. Khảo sát các nhân vật tổ sư bách nghệ trong văn học dân gian với

những đặc trưng thẩm mĩ riêng, đồng thời khảo sát các type, motif truyện. Ở loại
hình tự sự, các nhân vật tổ nghề được khắc họa rõ nét qua những cốt truyện hành
động phi thường, kì ảo và cũng rất đỗi đời thường thơng qua thể loại truyền thuyết.
Ở loại hình tín ngưỡng và lễ hội dân gian, các nhân vật tổ nghề hiện lên khi nó gắn
liền với hình thức tôn giáo sơ khai, niềm tin vào các vị tổ nghề như những vị thần
và những hình thức diễn xướng, nghi lễ tập thể của nhân dân.
1.3. Vùng châu thổ Bắc Bộ là một vùng văn hóa cổ nằm giữa lưu vực những
dịng sơng lớn như sơng Hồng, sơng Đà, sơng Cả, sơng Mã,... Đây là vùng văn hố
đúng như GS.TS Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú và đa
dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và
đặc sắc.”. Do vậy, khi nói vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là nói tới vùng văn hóa
thuộc địa phận các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình;
thành phố Hà Nội, Hải Phịng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên cũng
phải thừa nhận rằng, vùng Nghệ - Tĩnh có những nét rất riêng ngồi những nét
chung so với khu vực văn hóa sơng Hồng. Cũng cần nói thêm về Nghệ An, Hà Tĩnh,
ngay từ thời Văn Lang – Âu Lạc, thậm chí ngược lên xa hơn, Nghệ An – Hà Tĩnh
vẫn gắn bó với Bắc Bộ. Có lẽ, việc tách ra theo địa giới hành chính để có khu Bốn,
chỉ có thời chống Pháp, chống Mỹ. Như vậy, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm
giữa lưu vực những dịng sơng lớn như sơng Hồng, sơng Mã,....
Vùng đồng bằng Bắc Bộ ra đời từ rất xa xưa, vì vậy nền văn hóa rất đáng để khám
phá. Truyền thuyết về nơi đây trở thành những cơng trình văn hóa phi vật thể vơ cùng
có giá trị khi muốn tìm hiểu về cội nguồn người Việt. Ở đây, chúng tôi sẽ đi nghiên cứu
về truyền thuyết về các vị tổ sư bách nghệ, gợi mở ra khơng gian văn hóa tín ngưỡng và
du lịch nơi đây để độc giả có thêm hiểu biết thú vị và thêm yêu quý,

4


trân trọng con người, đất nước Việt Nam, tự hào hơn về lịch sử dân tộc. Điều quan

trọng là thêm hiểu biết về nghề, làng nghề truyền thống đang dần bị mai một.
Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng của việc tìm hiểu giá trị của mảng truyền
thuyết dân gian về tổ sư bách nghệ và sức sống của nó trong đời sống văn hóa cộng
đồng, chúng tơi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Truyền thuyết về các nhân vật “Tổ
sư bách nghệ” trong khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Về nghiên cứu truyền thuyết nói chung và nghiên cứu truyền thuyết về tổ sư
bách nghệ nói riêng:
Văn học dân gian Việt Nam luôn là kho tàng phong phú và đa dạng mà người
Việt chưa khám phá hết, trong đó thể loại truyền thuyết cũng rất đáng được quan
tâm vì sự đóng góp của nó vào nền văn học nước nhà nói chung. Tuy thể loại truyền
thuyết được công nhận vào những năm 50 của thế kỷ XX nhưng nó vẫn chưa thể
nào có một vị thế xứng đáng trong nền văn học dân gian Việt Nam bởi giữa các nhà
nghiên cứu vẫn có những bất đồng. Việc nghiên cứu truyền thuyết được chú trọng
trong những năm 70, 80, 90 của thế kỷ XX. Các cơng trình của Kiều Thu Hoạch:
Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến; Đỗ Bình Trị: Nghiên cứu tiến
trình của văn học dân gian Việt Nam; Lê Chí Quế: Văn học dân gian Việt Nam; đã
khẳng định sự ra đời và phát triển của thể loại truyền thuyết với những đặc trưng
riêng của nó.
Năm 1990, trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học và Trung
học chuyên nghiệp (NXB Đại học Quốc gia in lại năm 1996, 1998, 2001, 2004), tác
giả Lê Chí Quế đã khẳng định sự tồn tại độc lập của thể loại truyền thuyết được sưu
tầm và những kết quả nghiên cứu lí thuyết thể loại của giới nghiên cứu văn học dân
gian Việt Nam công bố.
Năm 2000 với luận án tiến sĩ, Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền
thuyết dân gian Việt Nam của Trần Thị An, tác giả đã đi sâu nghiên cứu một cách
sâu sắc, có hệ thống về đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân

gian của người Việt.

5


Có thể hình dung tổng thể văn học dân gian Việt Nam như một tấm thổ cẩm
nhiều màu sắc được dệt nên từ sự chung tay của các dân tộc, các vùng miền. Chính
bởi thế mà ít có loại hình văn học nào như văn học dân gian được mọi người gán
cho một cái tên là “kho tàng”.
Năm 1999, Viện Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục ra mắt bạn đọc Tuyển tập
Văn học dân gian Việt Nam gồm 5 tập chia làm 7 quyển. Tập 1: thần thoại và truyền
thuyết chứa đựng những kiến thức quý báu về thể loại thần thoại và truyền thuyết
cũng như truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Năm 2004, bộ sách Tổng
tập Văn học dân gian người Việt do Viện Khoa học xã hội Việt Nam giữ bản quyền,
nhà xuất bản Khoa học xã hội chủ trì, phối hợp với Viện nghiên cứu Văn hóa dân
gian tổ chức biên soạn đã ra mắt bạn đọc. Bộ sách bao quát toàn bộ kho tàng văn
học dân gian phong phú và đa dạng của dân tộc ta. Tập 4 và tập 5 của bộ sách dành
cho thể loại: Truyền thuyết dân gian người Việt đã cung cấp những kiến thức, tài
liệu đầy đủ hơn về thể loại truyền thuyết. Theo số liệu thống kê được trong hai tập
sách này, có tất cả 28 truyện viết về các vị tổ nghề.
Trong cuốn Truyền thuyết Hà Nội của Nguyễn Thị Bích Hà được NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội in năm 2005 giúp ta có thêm tư liệu thống kê những truyện
truyền thuyết Hà Nội trong đó có 15 truyện truyền thuyết về các vị tổ nghề.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, các cơng trình nghiên cứu về truyền
thuyết xuất hiện rải rác dưới dạng các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí hoặc các
luận văn, luận án với cách tiếp cận từ một chủ đề cụ thể, một cốt truyện hay một
vùng truyền thuyết cụ thể.
Tiêu biểu như Nguyễn Huy Bỉnh với Truyện kể dân gian trong khơng gian
văn hóa xứ Bắc. Tác giả đã khảo sát nội dung những văn bản theo các kiểu truyện
nhằm làm rõ nét hơn truyện kể dân gian xứ Bắc và đặc trưng của nó trong kho tàng

truyện kể dân gian Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cịn đi phân tích nội dung, thi
pháp truyện kể dân gian xứ Bắc trong các hình thái đã được phân định. Cơng trình
nghiên cứu của Nguyễn Huy Bỉnh không chỉ cung cấp một bức tranh về diện mạo
truyện kể dân gian xứ Bắc để từ đó chúng ta có thể nhận diện được sự tồn tại của hệ
thống truyện kể dân gian xứ Bắc với ba thể loại đặc trưng là truyền thuyết, truyện
6


cổ tích và truyện cười. Cơng trình cịn lý giải và làm rõ mối quan hệ giữa nội dung
cốt truyện của truyện kể dân gian xứ Bắc với các hình thức văn hóa dân gian khác
theo những quy luật tồn tại của chúng.
Năm 2000, tác giả Trần Thị An đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ: Đặc trưng
thể loại và vấn đề văn bản hóa truyền thuyết. Luận án này đã được xuất bản thành
sách chuyên khảo năm 2014.
Tiếp theo là cơng trình Khảo sát và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ
Nghệ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Lưu đã khảo sát nghiên cứu truyền thuyết dân
gian xứ Nghệ nhìn từ đặc trưng thể loại và trong khơng gian văn hóa xứ Nghệ.
Cơng trình đã có những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu và giảng dạy truyền
thuyết dân gian Việt Nam nói chung. Luận án khơng chỉ trình bày một cái nhìn hệ
thống về truyền thuyết dân gian xứ Nghệ mà còn tái khẳng định củng cố hệ thống
thi pháp thể loại của truyền thuyết dân gian bằng các dẫn chứng và phân tích cụ thể
từ kho tàng truyền thuyết dân gian Xứ Nghệ. Bên cạnh đó việc sưu tầm truyền
thuyết dân gian cũng gặt hái được nhiều thành tựu. Các địa phương đều có tuyển tập
truyện dân gian của địa phương mình, trong đó khơng thể thiếu truyền thuyết dân
gian về các vị tổ sư bách nghệ.
Có những nghiên cứu ít nhiều có chạm đến vấn đề lý thuyết motif truyện kể
dân gian trong đó có trong cơng trình Nghiên cứu văn hóa dân gian – Phương pháp,
lịch sử, thể loại của nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên tương đối đầy đủ. Trong bài
viết “Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học”, ơng tổng hợp các lý thuyết nghiên
cứu motif đã xuất hiện trong nghiên cứu văn học dân gian từ trước nay trên thế giới.

Sau phần trình bày về các quan điểm của các trường phái folklore về đơn vị motif,
ông đã ứng dụng thực tế các phương diện nghiên cứu của các trường phái đó trong
bài viết “Về cái chết của mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám”.
Ngồi ra cịn các cơng trình có tính ứng dụng cụ thể các bình diện nghiên
cứu motif truyện kể dân gian ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu hàng đầu trong
lĩnh vực nghiên cứu folklore ở nước ta như cơng trình Người anh hùng làng Dóng
của Cao Huy Đỉnh; Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif của Nguyễn Tấn
Đắc, Cổ tích thần kỳ người Việt – đặc điểm cấu tạo cốt truyện của Tăng Kim Ngân;
7


Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đơng Nam Á của
Nguyễn Bích Hà; Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam
của Nguyễn Thị Huế. Trong những cơng trình này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành
khảo sát vị trí và vai trị của các motif tạo nên cốt truyện, tìm kiếm sự biến đổi của
motif và nguồn gốc phong tục, tín ngưỡng của motif,…
Một số cơng trình quan tâm nghiên cứu về các nghề thủ công truyền thống gắn
với các vị tổ nghề:
Cuốn Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề (Trần Quốc
Vượng – Đỗ Thị Hảo,1996, NXB Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hà Nội) viết về
các vị tổ nghề của làng nghề thủ công, mĩ thuật được truyền lại qua các đời và ảnh
hưởng của nghề tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng cơng trình mới chỉ
dừng lại ở ngành nghề thủ cơng tiêu biểu và cịn rất nhiều nghề khác vẫn chưa được
các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức.
Cuốn sách Nghề cổ nước Việt: Từ truyền thống đến hiện đại của tác giả Vũ
Từ Trang xuất bản năm 2020, NXB Phụ Nữ. Ông đã mất nhiều năm tháng lăn lộn
trong thực tế để khảo cứu nhiều nghề một cách nghiêm túc có chiều sâu. Mỗi bài
viết là một chuyên khảo nghiên cứu công phu từ địa lý làng nghề, tổ nghề và thời
điểm xuất phát, nghi lễ tín ngưỡng cho làng nghề, sự truyền nghề và những đặc
điểm kỹ thuật và sản phẩm của nghề. Ơng cũng chú trọng nhiều đến khía cạnh văn

hóa của làng nghề.”
Tiếp nữa là đề tài nghiên cứu khoa học của Trần Yêm – Nguyễn Thị Ánh
Tuyết – Nguyễn Thị Hà – Nguyễn Đức Tùng mang tên Đánh giá sự tham gia của
các tổ chức quần chúng trong bảo vệ mơi trường làng nghề trong q trình cơng
nghiệp, hiện đại hóa nơng thơn (lấy làng nghề giấy Phong Khê làm ví dụ) đã cho
chúng ta thấy được sự cần thiết, nghiêm túc trong việc nghiên cứu và bảo vệ các
làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện đại ngày nay.
Một số cơng trình khác quan tâm đến việc thực hành tín ngưỡng thờ tổ nghề,
quan tâm đến các lễ hội tôn vinh, tưởng niệm các vị tổ nghề:
Trong cuốn sách Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam xuất bản năm 2000 là
một cơng trình lớn tập hợp nhiều bài viết về các lễ hội truyền thống của Việt Nam.
8


Cơng trình đã khảo sát được 212 lễ hội ở khắp các vùng văn hóa trên đất nước.
Trong đó có các bài viết về lễ hội xung quanh các nhân vật tổ sư bách nghệ.
Năm 2005, Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lí đồng chủ biên đã cho ra mắt cơng trình
Lễ hội Việt Nam của nhiều tác giả viết về hơn 300 lễ hội trong đó có một số lễ hội
viết về các vị tổ nghề trên cả nước.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, Vietbooks đã tổ chức họp báo về Hành trình tìm
kiếm tổ nghề Việt Nam vào ngày 9/12/2009. Ông Lê Trần Trường An cho biết: “Ở
Việt Nam và trên thế giới, có rất nhiều người khơng biết tổ nghề của mình là ai. Bởi
vết trầm tích thời gian đã phủ mờ nhiều kí ức, bởi cuộc sống mưu sinh hối hả, nhọc
nhằn cuốn con người trôi đi với những lo toan bất tận, bởi khơng có điều kiện tiếp
cận, tìm hiểu thơng tin…”. Chương trình truyền hình đầu tiên phát sóng vào ngày
15/1/2010. Trung tâm dữ liệu CEO và các hiệp hội, hội ngành nghề thực hiện nhằm
mục đích tơn vinh các ngành nghề và tưởng nhớ, tri ân các tổ nghề ở Việt Nam.
Hành trình này của Vietbooks đã công bố hơn 100 người được cho là những vị tổ
nghề Việt Nam. Những người đang theo đuổi các ngành nghề trong xã hội có thể
đến đây tìm hiểu lịch sử nghề và tỏ lịng biết ơn những vị tổ đã sáng lập nên nghề

nghiệp của họ. Theo dự kiến, đình thờ Tổ nghề Việt Nam sẽ được xây dựng với quy
mô lớn tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) và một tỉnh thành phía Nam. Liên minh Hợp
tác xã Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hội dạy nghề Việt Nam đã đồng ý
bảo trợ cho Hành trình tìm kiếm tổ nghề Việt Nam cho đến nay đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu sâu hơn về các làng nghề.
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện việc thống kê các bản truyện truyền thuyết tổ sư bách nghệ

trong khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Việc hệ thống này sẽ cho ta có cái nhìn
tổng qt về văn học dân gian viết về các vị tổ nghề. Không chỉ nghiên cứu về diện
mạo mà chúng tơi cịn tập trung khảo sát nội dung những văn bản theo các motif
nhằm làm rõ đặc điểm truyền thuyết về các tổ sư bách nghệ và đặc trưng của nó
trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tơi muốn đi sâu lí
giải văn bản truyền thuyết theo hướng làm rõ nội dung và thi pháp truyền thuyết về
các nhân vật tổ nghề.
9


Luận văn cịn đặt truyền thuyết trong khơng gian văn hóa để tìm hiểu, làm rõ
sự tác động, ảnh hưởng, mối quan hệ hữu cơ giữa truyền thuyết và những thành tố
văn hóa khác. Chúng tơi khơng chỉ đi sâu tìm hiểu truyền thuyết như những văn bản
khơ cứng mà tìm hiểu nó trong nội hàm văn hóa dân gian và các sinh hoạt trong đời
sống cổ truyền của người dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Mặt khác, qua hiện trạng tồn
tại của các di tích lịch sử trên vùng văn hóa này người viết muốn truyền tải thơng
điệp hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp cha anh đi trước – những
người đã trực tiếp viết nên những trang sử vẻ vang của vùng đất quan trọng, linh
thiêng bậc nhất của dân tộc Việt Nam.
Việc nghiên cứu đề tài này có thể bổ sung tư liệu tham khảo về các tổ nghề, qua

đó giúp bảo tồn văn hóa dân tộc – dân gian bao gồm việc bảo tồn các nghề truyền
thống, thủ công Việt Nam có tầm quan trọng hàng đầu đối với thế hệ tương lai của
Việt Nam. Cũng theo GS. Trần Quốc Vượng viết trong cuốn Nghề thủ công truyền
thống Việt Nam và các vị tổ nghề nhận định, đấy là lời giải đúng cho phép biện
chứng qua lại giữa:
TRUYỀN THỐNG ––––––––––– HIỆN
ĐẠI GIÀ ––––––––––– TRẺ
GIỮ GÌN TINH HOA VỐN CŨ ––––––––––– SÁNG TẠO MỚI
Ơng khơng muốn bất cứ một thế lực nào phá vỡ hình ảnh truyền thống văn hóa Việt
Nam trong đó có truyền thống nghề thủ cơng nghiệp Việt Nam.
Mong rằng, cơng trình nghiên cứu này sẽ giúp người đọc hiểu được mối quan
hệ giữa các vị tổ nghề với làng nghề và lễ hội cũng như biết rõ hơn về nguồn gốc
quá trình hình thành, phát triển, nhớ đến nó để chúng khơng bị mai một bị rơi vào
qn lãng. Từ đó thêm tự hào hơn về lịch sử vùng miền cũng như dân tộc ta đã sinh
sống và làm ăn ra sao vào những thế kỉ trước.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn là truyền thuyết dân gian về các vị tổ sư bách nghệ qua các bản
kể đã được sưu tầm, qua thần tích, cũng như các sách đã xuất bản.

10


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do vấn đề hạn hẹp về thời gian và kinh phí mà luận văn xin tập trung nghiên
cứu thể loại truyền thuyết, một số truyện về tổ sư tiêu biểu trong giới hạn khơng
gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ.

Với mong muốn có cái nhìn tồn diện về đối tượng nghiên cứu, cho nên chúng
tơi mở rộng tối đa sức mình về phạm vi tư liệu khảo sát. Đầu tiên chúng tơi tìm
kiếm truyền thuyết tổ sư bách nghệ trong các cơng trình đã xuất bản như: Tổng tập
văn học dân gian người Việt do Kiều Thu Hoạch chủ biên (Tập 4 + 5). Tuyển tập
Văn học dân gian Việt Nam gồm 5 tập chia làm 7 quyển trong đó Tập 1+2: thần
thoại và truyền thuyết do Viện Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục in ấn. Còn Truyện
kể dân gian Hà Nội chứa rất nhiều truyện truyền thuyết Hà Nội được NXB Hà Nội
ra mắt bạn đọc và còn nhiều tài liệu tham khảo nữa. Cuối cùng là một số truyền
thuyết, thần tích chúng tơi sưu tầm tại địa phương, nơi có những đình, đền thờ tổ sư
bách nghệ trong quá trình khảo sát thực địa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp loại hình: Thực chất của việc nghiên cứu theo phương pháp loại
hình là nghiên cứu kết cấu và các motif cơ bản của truyền thuyết về tổ nghề để làm
rõ hình tượng nhân vật, làm rõ những đặc trưng thể loại, những giá trị nội dung và
nghệ thuật của truyền thuyết.
5.2. Phương pháp hệ thống, thống kê, phân loại: Chúng tôi tập hợp các bản kể
truyền thuyết về các vị tổ sư và sưu tầm thêm một số truyền thuyết dân gian lưu
truyền ở địa phương. Trên cơ sở đó chúng tơi tiến hành phân loại các truyền thuyết
về nhân vật tổ sư thành các tiểu loại, dựa vào đặc trưng thể loại truyền thuyết và dựa
vào đặc điểm của truyền thuyết dân gian tại địa phương này.
5.3. Phương pháp điều tra thực địa: Đây là phương pháp quan trọng khi chúng tơi
thực hiện đề tại này. Vì thời gian và kinh phí có hạn, chúng tơi khơng thể tiến hành
điền dã ở tất cả những nơi lưu hành truyền thuyết dân gian về nhân vật tổ sư toàn
vùng châu thổ Bắc Bộ, do vậy chúng tôi chỉ lựa chọn những địa điểm gắn với truyền
thuyết và lễ hội dân gian tiêu biểu trên địa phương vùng châu thổ Bắc Bộ.

11


5.4. Phương pháp liên ngành: Truyền thuyết là thể loại có mối quan hệ chặt chẽ

với lịch sử, phong tục, lễ hội,… Vì vậy trong luận văn chúng tơi sẽ sử dụng phương
pháp liên ngành để xem xét truyền thuyết dân gian dưới nhiều góc độ để có được cái
nhìn tổng thể và toàn diện về truyền thuyết dân gian tổ nghề lưu truyền vùng đồng
bằng châu thổ Bắc Bộ.
5.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được chúng tơi sử dụng
thường xun để phân tích các bản truyện, phân tích kết cấu và các truyện theo đặc
trưng thể loại nhằm chứng minh cho các luận điểm mà luận văn đưa ra. Trên cơ sở
phân tích đó mà tổng hợp, đưa ra được những nhận xét, đánh giá về nhân vật và cốt
truyện.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Trình bày cái nhìn hệ thống về truyền thuyết về tổ sư bách nghệ trong khơng
gian văn hố châu thổ Bắc Bộ. Luận văn đã khai thác truyền thuyết dân gian về các
nhân vật tổ nghề, đặc trưng hình tượng, các motif thể hiện nhân vật, hình thức kết
cấu truyện. Từ đó góp phần bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy truyền
thuyết dân gian Việt Nam.
6.2. Thơng qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và tín
ngưỡng, lễ hội, nghề thủ cơng truyền thống, luận văn sẽ tái dựng diễn biến lưu
truyền của truyền thuyết dân gian về tổ sư bách nghệ vùng châu thổ Bắc Bộ. Xem
xét mối quan hệ giữa hình tượng tổ nghề trong khơng gian văn hố châu thổ Bắc Bộ
với tín ngưỡng thờ thần ở đây.
6.3. Tổng hợp tương đối một số lượng tư liệu nghiên cứu về các nhân vật tổ nghề để
có cái nhìn đầy đủ và tồn diện về hình tượng tổ nghề trong văn học, văn hóa dân
gian. Hiểu biết về các nhân vật tổ sư bách nghệ trong khơng gian văn hóa châu thổ
Bắc Bộ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa, văn học và con người cũng như sự
phát triển xã hội, truyền thống yêu nước của con người ở vùng đất đặc biệt này.
7.

Cấu trúc của luận văn

– Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

– Chương 2: Truyền thuyết về “tổ sư bách nghệ” nhìn từ phương diện nhân vật, kết
cấu và motif.
– Chương 3: Truyền thuyết về các nhân vật “tổ sư bách nghệ” trong mối quan hệ với
các thành tố văn hóa khác trong khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.

12


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc trƣng khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng châu thổ Bắc Bộ


chương 4 trong cuốn sách Cơ sở văn hóa của tác giả Trần Quốc Vượng

(Chủ biên) từ trang 208 đến trang 212 có nói đến cơ sở việc chia khơng gian văn
hóa Việt Nam ra thành sáu vùng văn hóa cụ thể là: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn
hóa Việt Bắc, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa Trung Bộ, vùng văn hóa
Trường Sơn – Tây Nguyên, vùng văn hóa Nam Bộ.
Khi nói vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là nói tới vùng văn hóa thuộc địa phận
các tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương,
Thái Bình; thành phố Hà Nội, Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Về vị trí địa lí, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu
quốc tế theo hai trục chính: Đơng – Tây và Bắc – Nam.
Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn với các đồng bằng
khác. Khí hậu vùng này lại rất thất thường, có gió mùa Đơng Bắc vừa lạnh vừa ẩm
rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm.
Một đặc điểm nữa là mơi trường nước. Đồng bằng Bắc Bộ có một hệ thống sơng

ngịi khá dày đặc (khoảng 0,5 – 1km/km

2

) từ những hệ thống sơng lớn như sơng

Hồng, sơng Mã, sơng Thái Bình,... cung cấp nước cho vùng nông nghiệp rộng lớn.

1.1.2. Đặc điểm lịch sử – kinh tế – xã hội
Những người nông dân Bắc Bộ này lại sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị
xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết quả của
cơng xã nơng thơn sản xuất nông nghiệp.
Môi trường xã hội: Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng
lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy. Người nông dân Việt ở Bắc Bộ là
người nông dân đồng bằng, đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối, đánh cá ở ven biển.
Trước kia nghề khai thác hải sản không mấy phát triển như bây giờ. Họ tận dụng ao,
13


hồ, đầm để khai thác thủy sản là một phương thức được người nơng dân rất chú
trọng. Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm được đưa lên hàng đầu như một câu
ngạn ngữ: Nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền (nhất thả cá ao, nhì làm vườn,
ba làm ruộng). Dù sao, phương thức canh tác chính của cư dân đồng bằng sơng
Hồng vẫn là trồng lúa nước (chiếm khoảng 82% diện tích trồng cây lương thực).
Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ khơng phải là nhiều, dân cư lại đơng. Vì thế,
để tận dụng thời gian rảnh rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm
nhiều nghề thủ công. Ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ trước đây, người ta đã từng đếm
được hàng trăm nghề thủ cơng, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với
những người thợ có tay nghề cao. Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử tồn tại
lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, nghề luyện kim, đúc đồng,…

1.1.3. Đặc điểm văn hố
Như đã trình bày ở trên, Bắc Bộ là cái nơi hình thành dân tộc Việt, vì thế,
cũng là nơi sinh ra các nền văn hoá lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau: Văn hố Đơng
Sơn, văn hố Đại Việt và văn hoá Việt Nam.
Trước tiên là sự ứng xử với thiên nhiên. Hàng ngàn năm lịch sử, người dân
Việt đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo đồng bằng như ngày nay bằng
việc đắp mương, đắp bờ, đắp đê.
Ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ vẫn như mơ hình bữa ăn của người
Việt trên các vùng đất khác đặc trưng là: cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây
chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở
các làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, thủy hải sản chưa phải là thứ
ăn chiếm ưu thế, các thức ăn gia súc, gia cầm được lựa chọn.
Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn thích ứng với thiên
nhiên của vùng đó là màu nâu. Ngày nay, y phục người Việt Bắc Bộ đã có sự thay
đổi khá nhiều, cập nhật xu hướng ăn mặc hiện đại, nhiều màu sắc và kiểu dáng đa
dạng hơn.
Các di tích khảo cổ, các di sản văn hố hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương.
Đền, đình, chùa, miếu,… có mặt ở hầu khắp các địa bàn, các làng q. Nhiều di tích
nổi tiếng khơng chỉ trong nước mà cả nước ngoài biết đến như Đền Hùng, khu vực

14


Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương,
đình Tây Đằng, đền ơng Hồng Mười,…
Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều
khoáng sản quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết rồi cổ tích, từ ca dao đến tục
ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng,…mỗi thể loại đều có một tầm mức dày dặn,
mang nét riêng của Bắc Bộ. Chẳng hạn truyện trạng ở Bắc Bộ như truyện Trạng
Quỳnh, Trạng Lợn,…, sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ nhiều

hơn truyện trạng ở các vùng khác hay truyền thuyết về các vị anh hùng chống giặc
ngoại xâm, anh hùng văn hóa chiếm số lượng lớn, nhiều nhất so với các vùng còn
lại như truyện về Hùng Vương, Sơn Tinh, Hai Bà Trưng, Lê Lợi,... Các thể loại
thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm
nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối,…
Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hố tín ngưỡng của cư dân Bắc Bộ. Mọi
tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ nghề,
… có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ. Theo dữ liệu cung cấp trong cuốn Cơ
sở văn hóa thì cả nước có khoảng hơn 800 lễ hội quy mô lớn và vùng châu thổ Bắc
Bộ là vùng diễn ra nhiều lễ hội nhất với hơn 240 loại hình sinh hoạt văn hóa. Như
vậy, ta có thể thấy rõ ràng lễ hội là một nét tiêu biểu trong văn hóa tín ngưỡng của
vùng văn hóa Châu thổ Bắc Bộ.
Khi nói về nét đẹp văn hố vùng châu thổ Bắc Bộ, người ta không thể không
nhắc đến những làng nghề thủ cơng đã có lịch sử phát triển cách đây hàng trăm
năm. Đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu Piere Gourou đã đếm được 108 nghề thủ công
ở 7000 làng thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Ở đây có tới 500 làng nghề, tập trung
nhiều nhất ở Nam Định, Hà tây, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc, Hà Nam, Hà Nội. Tóm lại, với những sắc thái đặc trưng với những giá trị lớn,
văn hóa tín ngưỡng ở vùng Bắc Bộ đã góp phần khơng nhỏ trên hành trình xây dựng
một nền văn hóa tiến bộ, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2. Khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết nhân vật
1.2.1. Khái niệm và bản chất của truyền thuyết
Đã có nhiều ý kiến, nhiều cơng trình nghiên cứu về khái niệm truyền thuyết
và đa số đều coi truyền thuyết là một thể loại của Văn học dân gian. Nhân
15


vật trong truyền thuyết là những nhân vật đã được hình tượng hóa do sự phản ánh
có tính lịch sử, truyền thuyết phản ánh nhận thức và tình cảm của nhân dân đối với
lịch sử. Trong sự phản ánh đó, không phải lúc nào người ta cũng tôn trọng lịch sử

mà chỉ nhấn mạnh đến một số chi tiết có dụng ý và quan tâm nhiều hơn những điều
nên có theo mong ước của nhân dân. Vì vậy, điều mà truyền thuyết phản ánh không
phải là lịch sử như thế nào mà là lịch sử đem lại cái gì cho nhận thức và tình cảm
của nhân dân. Do đó, có thể coi tất cả những truyện truyền miệng, có đặc trưng
nghệ thuật, có liên quan đến lịch sử dân tộc từ trước đến nay đều là truyền thuyết.
Vì những quan niệm khác nhau nên cũng có nhiều khái niệm khác nhau về truyền
thuyết.
Tác giả Đỗ Bình Trị trong giáo trình Văn học dân gian (phần truyền thuyết) của
trường Đại học Sư phạm do nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1970 đã đưa ra
định nghĩa riêng: “Truyền thuyết là những truyện cổ dính líu đến lịch sử mà lại có
sự kì diệu - là lịch sử hoang đường - hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn
với lịch sử” [ tr.102].
Bài viết tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến của tác giả
Kiều Thu Hoạch năm 1971, có đưa ra quan niệm về truyền thuyết: “Truyền thuyết là
một thể loại truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian, nội dung
cốt truyện của nó kể lại truyện tích của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc
các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ
biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng các yếu tố hư ảo,
thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ khơng nhằm phản ánh xung
đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề
thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự
nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ khơng phải là hồn tồn trong
trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” [tr.16].
Trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội xuất bản năm 2001, tác giả Lê Chí Quế định nghĩa: “Truyền thuyết là một
thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử,
danh nhân văn hóa hay nhân vật tôn giáo thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần
kì.”[tr.49].
16



Nhìn chung thì các ý kiến trên đều gặp nhau ở điểm chung về truyền thuyết đó
là: truyền thuyết là một thể loại truyện kể dân gian có liên quan đến hiện thực lịch
sử, phản ánh lịch sử thông qua hư cấu, tưởng tượng của nhân dân.
1.2.2. Phân loại truyện truyền thuyết
Vấn đề phân loại truyền thuyết là một vấn đề phức tạp. Mỗi cách phân loại
của các nhà folklore đều có lí riêng và căn cứ vào những tiêu chí nhất định.
Nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch mơ tả khá tỉ mỉ sự phức tạp cách chia
truyền thuyết trong bài viết Xác định thể loại truyền thuyết [23,125]. Trong bài viết
này, tác giả đã trình bày chi tiết những khuynh hướng khác nhau khi phân loại
truyền thuyết của giới folklore quốc tế. Ở Nhật Bản có ít nhất 4 phương án phân loại
được thực hiện dưới 4 tiêu chí khác nhau. Khi lấy sự vật khách thể có liên quan đến
nội dung truyền thuyết là tiêu chí phân loại, truyền thuyết được chia làm 6 loại: Loại
cây cối; Loại hang động, đá nói; Loại nước; Loại mồ mả; Loại sườn đèo, dốc núi;
Loại nhà thờ. Khi tiêu chí phân loại là hình thái tồn tại và chức năng của truyền
thuyết thì truyền thuyết được chia làm 3 loại: Truyền thuyết thuyết minh (giải thích
nguồn gốc các sự vật); Truyền thuyết lịch sử (về các nhân vật và sự kiện lịch sử);
Truyền thuyết tín ngưỡng. Khi căn cứ vào tính chất của nội dung truyền thuyết lại
phân thành 6 loại lớn như: Truyền thuyết thần tiên; Truyền thuyết thị tộc; Truyền
thuyết nữ giới; Truyền thuyết động thực vât; Truyền thuyết địa lí, thiên văn; Truyền
thuyết tơn giáo. Căn cứ vào quan điểm lịch sử cội nguồn, có nhà folklore lại chia
truyền thuyết làm 3 loại: Truyền thuyết thần thoại; Truyền thuyết lịch sử; Truyền
thuyết văn nghệ.
Đối với giới nghiên cứu folklore Trung Quốc tình hình phân loại truyền thuyết
cũng diễn ra tương tự. Có tài liệu chia truyền thuyết thành 6 loại: Truyền thuyết
nhân vật (danh nhân lịch sử); Truyền thuyết lịch sử (sự kiện lịch sử); Truyền thuyết
địa phương (nguồn gốc địa danh); Truyền thuyết sản vật; Truyền thuyết phong tục;
Truyền thuyết thời sự. Còn tác giả cuốn Từ điển truyện dân gian Quảng Tây lại
phân loại truyền thuyết gọn gàng hơn, chỉ gồm 3 loại: Truyền thuyết nhân vật;
Truyền thuyết sự kiện lịch sử; Truyền thuyết phong vật địa phương. Đặc biệt trong

một cơng trình đồ sộ Trung Quốc truyền thuyết cố sự đại từ điển, các tác giả đã đề
17


xuất phân loại truyền thuyết thành 23 loại hình như: Loại hình gà gáy; Loại hình
phụ nữ hiến thân; Loại hình đá vọng phu;….


Việt Nam, vấn đề phân loại truyền thuyết từ trước đến nay đã được bàn

đến. Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Lê Chí Quế, người biên soạn
mục “Truyền thuyết” chia truyền thuyết thành 3 loại: Truyền thuyết lịch sử; Truyền
thuyết anh hùng; Truyền thuyết về các danh nhân văn hóa.
Tác giả Hồng Tiến Tựu trong sách Văn học dân gian Việt Nam, tập II [tr.97] lại
chia truyền thuyết thành 4 nhóm: Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn
Lang; Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc; Truyền thuyết về thời kỳ phong
kiến tự chủ; Truyền thuyết về thời kỳ Pháp thuộc.
Theo Lê Trường Phát trong cuốn Thi pháp văn học dân gian (NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2000), tác giả Đỗ Bình Trị đặt ra hai cách phân loại truyền thuyết. Cách thứ
nhất: tác giả căn cứ theo lịch sử và căn cứ vào “phạm vi những sự kiện và nhân vật
lịch sử được nhân dân quan tâm” [tr.91] để chia truyền thuyết thành hai bộ phận:
Những truyền thuyết về thời vua Hùng và Những truyền thuyết về sau thời vua
Hùng. Trong bộ phận hai này lại chia thành các nhóm nhỏ: truyền thuyết về “những
cuộc khởi nghĩa và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm với nhân vật trung
tâm là những anh hùng dân tộc”; truyền thuyết về “những danh nhân văn hóa và
những vị quan nổi tiếng cơng minh chính trực hoặc có tài kinh bang tế thế”; truyền
thuyết về “những cuộc nổi dậy chống ách áp bức của vua quan tham tàn, bạo
ngược, với nhân vật trung tâm được ngày nay gọi là anh hùng nông dân”. Cách
phân loại thứ hai: Đỗ Bình Trị căn cứ vào những đặc trưng của thể loại và sự khác
biệt của đối tượng được truyện kể đến, ông chia truyền thuyết thành ba tiểu loại:

Truyền thuyết địa danh (gồm “những truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của
những tên gọi địa lí khác nhau hoặc về nguồn gốc bản thân những địa điểm, địa
hình, sự vật địa lý ấy’’; Truyền thuyết phổ hệ (gồm “những truyện kể dân gian về
nguồn gốc các thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, thành thị, xưởng máy… và các
thủy tổ, tổ sư cùng những đại biểu tài năng nhất của các nghề thủ công mĩ nghệ,…);
Truyền thuyết về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử [tr.184 – 195].
Trong bài Tổng quan về thể loại truyền thuyết, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đã
đưa ra những bất cập, những chỗ chưa thỏa đáng cần trao đổi bàn bạc thêm. Trên cơ
18


sở đó, ơng đưa ra phương án phân loại truyền thuyết thành ba loại lớn: Truyền
thuyết nhân vật; Truyền thuyết địa danh; Truyền thuyết phong vật (phong tục, sản
vật). Tác giả cũng định hình rõ mỗi loại trên bằng cách “trong mỗi loại lớn lại tùy
theo đề tài, chức năng của nội dung truyện kể mà phân chia tiếp thành các biến thể,
thể loại hoặc tiểu loại” [24, 144 - 145]. Ví như truyền thuyết nhân vật, sẽ bao gồm
các tiểu loại: truyền thuyết về các anh hùng chống xâm lược; truyền thuyết về các
anh hùng văn hóa; truyền thuyết về các anh hùng nông dân [24, 144 -145].
Mỗi cách phân loại của các nhà nghiên cứu folklore trong và ngồi nước đều
căn cứ vào những tiêu chí khá cụ thể. Tuy nhiên khó có phương án phân loại nào có
thể coi là chìa khóa vạn năng để có thể sử dụng trong mọi tình huống nghiên cứu.
Với mục đích nghiên cứu thể loại truyền thuyết gắn với một địa phương cụ thể, gắn
với khơng gian văn hóa cụ thể, tôi nhận thấy cách phân loại của nhà nghiên cứu
Kiều Thu Hoạch phù hợp với vấn đề nghiên cứu mà luận văn đặt ra. Truyền thuyết
các vị tổ sư bách nghệ cùng những đại biểu tài năng nhất của các nghề thủ công mĩ
nghệ được xếp vào truyền thuyết nhân vật.
1.2.3. Truyền thuyết nhân vật
Truyền thuyết nhân vật nói chung chiếm số lượng lớn nhất trong các thể loại truyền
thuyết cũng là trung tâm của mọi sự sáng tạo trong tiềm thức dân gian vùng châu
thổ Bắc Bộ. Các motif, các diễn biến của truyện đều nhằm lột tả nhân vật theo cách

mà dân gian tưởng tượng về nhân vật đó.
Trong loại truyền thuyết nhân vật, căn cứ vào đối tượng được kể, chúng tôi chia làm
hai bộ phận, gồm: Truyền thuyết nhiên thần và truyền thuyết nhân thần. Truyền
thuyết nhiên thần trở thành nơi nương náu cho những tín ngưỡng cổ xưa bậc nhất
của người Việt – tín ngưỡng thờ vật tổ và tín ngưỡng thờ tự nhiên. Cịn truyền
thuyết nhân thần, các nhân vật là những người anh hùng sáng tạo văn hóa, là nơi
vun đắp cho tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ phụng những vị có công lao với nhân dân.
Nhưng chủ yếu truyện truyền thuyết về các nhân vật tổ sư bách nghệ được xếp vào
truyền thuyết nhân thần, cụ thể là truyền thuyết về các anh hùng văn hóa, phản ánh
tín ngưỡng thờ tổ nghề của cư dân bản địa. Mặt khác nó sẽ cho thấy con đường bóc
tách các lớp văn hóa trong truyền thuyết qua thời gian và qua sự biến đổi trong tư
duy con người.
19


Qua Bảng 1.1: Thống kê số lượng bản truyện dân gian về các nhân vật tổ
nghề, chúng tôi nhân thấy có 79/ 84 truyện truyền thuyết vị tổ sư là nhân thần. Có 5/
84 truyện truyền thuyết các vị tổ sư là nhiên thần như các nhân vật như Âu Cơ, Lạc
Long Quân, Sơn Tinh, ông Đùng,.... các bách nghệ tổ sư này có nịi giống rồng,
giống tiên đã được biến đổi nửa tự nhiên nửa lịch sử hóa chứ không phải là các nhân
vật nhiên thần ở dạng nguyên bản (đá, nước, núi,...). Theo nhận thức của người xưa,
Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ tiên của người Việt, vua Hùng là người chủ giang
sơn, người cha của trăm họ; các nhân vật Sơn Tinh, … là những người giúp nước
trợ dân, được dân gian lập đền tưởng nhớ, họ trở thành biểu tượng trong tiềm thức
dân tộc qua nhiều thời đại. Truyền thuyết lưu lại trong kí ức dân gian hình ảnh các
vua Hùng cày cuốc cùng dân, tham gia lễ hội; dạy nghề cho dân; các Mị Nương
thường xuyên đi đó đây để xem xét cuộc sống dân tình.
Nếu như trong các tín ngưỡng thờ thần Nước, thần Đá, thần Núi ở các vùng
văn hóa miền núi nổi bật nhất là tục thờ thần Đá thì đồng bằng châu thổ Bắc Bộ chủ
yếu là tục thờ nước và những lễ hội liên quan đến nước.

Như vậy, truyền thuyết về các vị tổ nghề chủ yếu là các nhân vật nhân thần.
Nhân vật trong truyền thuyết về các tổ sư bách nghệ trở nên hiện thực hơn. Sự xuất
thân của họ dần được lịch sử hóa như nhân vật Sơn Tinh có bản kể vốn có nguồn
gốc xuất thân tự thiên là thần núi, sơn thánh tuấn tú, tài giỏi cai quản cả một vùng
núi Tản Viên rộng lớn. Nhưng cũng có bản kể, Sơn Tinh xuất hiện một cách kì lạ
nhưng là con của người dân thường. Ngay từ lọt lịng, Sơn Tinh đã biết nói biết
cười, tài trí hơn người, tạo ra đồng lúa, rừng núi. Khi trưởng thành, ngài tham gia
tranh tài đánh thắng Thủy Tinh trong cuộc thi kén rể, cưới được Mị Nương. Ngài
lập được nhiều chiến công hiển hách đánh giặc Thục, giúp vua Hùng giữ nước. Khi
đất nước thái bình, ngài lại khi khắp nơi dạy nghề cho dân chúng sinh sống. Trải
qua chiều dài lịch sử, qua sự du nhập văn hóa và sự thẩm thấu văn hóa đã dần trở
thành vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, rồi sau khi hoàn thành nhiệm vụ giết giặc
lại được người dân thờ làm một vị phúc thần bảo hộ cho dân làng. Chính q trình
ấy đã làm cho diện mạo và hành trạng của nhân vật Sơn Tinh có sự vận động biến
đổi từ một vị nhiên thần đã trở thành một vị nhân thần, và trở thành một Thành

20


hoàng làng. Hay Lạc Long Quân và Âu Cơ cũng vậy, sinh ra là giống rồng, giống
tiên con của Thần Nông được cử xuống phàm trần thuở dân tộc Việt còn sơ khai.
Lạc Long Quân gặp nàng Âu Cơ, hai người yêu thương nhau và lấy nhau sinh ra
được trăm trứng nở trăm con. Việc này, dân gian dùng để lí giải nguồn gốc tạo ra tộc
Việt đầy thiêng liêng và cao quý, mở đầu là sự trị vì của Hùng Vương – một trong
những người con của Long Quân và Âu Cơ. Dần dần nàng Âu Cơ trở thành Quốc
mẫu rồi tổ nghề nông trang khi dạy dân sống bằn nghề trồng trọt, chăn nuôi.
Dù áp dụng cách phân loại này chúng ta cũng khơng thể rạch rịi tuyệt đối giữa hai
loại nhân vật nhiên thần và nhân vật nhân thần. Bởi khi xây dựng lên các loại nhân
vật này tác giả dân gian bị chi phối bởi hai xu hướng biến đổi ngược chiều nhau
song lại cố gắng làm sao để hai loại nhân vật ấy trở nên gần gũi nhau. Các nhân vật

nhiên thần thì được phàm tục hóa để trở nên gần gũi hơn với cuộc sống con người
cịn các nhân vật nhân thần thì lại được sáng tác theo khuynh hướng linh thiêng hóa
để hài hịa tương xứng với vũ trụ. Ví dụ như cơng chúa Thiều Hoa – con gái vua
Hùng Vương thứ 6, nhưng nàng khơng thích cuộc sống giàu sang trong cung, liền
xin vua cha cho đi du ngoại. Nàng có biệt tài nói chuyện được với các ong bướm.
Chính điều này, giúp nàng sáng tạo ra nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Hay Trạng
Phùng là tổ nghề dệt nước Nam thời Hậu Lê, thông minh tài giỏi, thi đỗ làm quan
lớn trong triều. Vua cử ông sang Trung Quốc ngoại giao và nhờ sự quan sát tỉ mỉ
ông học được nghề dệt. Khi đi sứ về qua tỉnh Lạng Sơn, ơng cịn gặp được chúa
Liễu Hạnh hiện hình. Hai bên đối đáp thơ văn với nhau một hồi không phân thắng
bại,... Như vậy khi các nhận vật tổ nghề có nguồn gốc là người thường thì tài năng,
hành trạng của họ cũng được đề cao, mang dấu ấn kì ảo để nâng tầm vị thế nhân vật
dần trở thành Hoàng làng, tổ sư.
1.3. Khái niệm “tổ sƣ bách nghệ” và “truyền thuyết về tổ sƣ bách nghệ”
1.3.1. Tổ sư bách nghệ
Nguyễn Minh San nêu khái niệm “Tổ nghề” khi nói về tín ngưỡng thờ tổ
nghề ở Việt Nam: “Tổ nghề (còn gọi: Tổ sư, Thánh sư, Nghệ sư) – là người phát
minh, sáng lập, gây dựng nên một nghề (thường là nghề thủ công mỹ nghệ) hoặc là
người thứ nhất đem nghề ở nơi khác truyền lại cho dân chúng trong một làng hay
21


×