Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Mỹ học - chủ nghĩa nhân văn thời phục hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.53 KB, 38 trang )

Chủ nghĩa nhân văn thời kì Phục Hưng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm thời đại của thời kì Phục Hưng
Phục Hưng là một phong trào văn hóa kéo dài từ thế kỉ XIV-XVII ở châu
Âu, khởi đầu tại Florence (Italy) vào thời Hậu Trung cổ, sau đó lan ra phần cịn
lại của châu Âu. Trong q trình phát triển, trào lưu mới này đã át hẳn thế lực của
nền học thuật Trung cổ và gây dựng cho các dân tộc phương Tây một đời sống tinh
thần mới mẻ, bạo dạn, chưa bao giờ thấy trong lịch sử. Dưới ảnh hưởng của sự cải
tạo tư tưởng, con người phương Tây đã thoát ly khỏi hẳn “cái bầu trời ảm đạm của
đêm trường Trung Cổ” mà bước vào một đời sống mới. Như được một luồng sinh
khí mầu nhiệm vừa thổi vào trong mạch máu, một mặt Châu Âu từ đấy ngày càng
càng tiến bộ và đã có nguy cơ vượt hẳn các dân tộc khác suốt mấy thế kỷ ròng về tất
cả các phương diện kinh tế, chính trị và văn hóa, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa –
nghệ thuật.
Trước hết ta cần có một cái nhìn rõ rệt về con người, học thuật và mĩ học Tây
Âu thời kỳ Trung Cổ, trước khi cuộc vận động Văn hóa Phục Hưng bắt đầu.
Dưới thời Trung Cổ, học thuật ngự trị Âu châu là Kinh viện học (La Scolastique).
Kinh viện học là một hệ thống ý thức đặc biệt cho xã hội phong kiến Tây Âu. Nền
tảng của học vấn là tinh thần tín ngưỡng dưới nguyên tắc quyền uy. Tất cả tri thức
về vũ trụ, về nhân sinh, tất cả chân lý phải tìm trong tập Kinh Thánh do Giáo hội La
Mã giải thích và ban bố. Một ý tưởng, một lời nói khơng được phái Giáo hội La Mã
thừa nhận, chuẩn y, lập tức bị liệt vào hạng tà thuyết của Ác ma và phải trừng trị đến
cực hình. Trước hết, kiếp người là một kiếp tội lỗi. Tuy nhiên ngoài vũ trụ cũng như
xác thịt của con người đều đầy rẫy những tội ác. Phải đàn áp tự nhiên mà thờ Chúa.
Phải hy sinh phần xác thịt mới cứu được phần hồn. Con đường “chuộc tội” con
đường “tự cứu” là con đường tín ngưỡng. Cần phải tin. Tin một cách mù quáng,
1


ngây thơ. Lý tính chỉ đưa người đến chỗ chết. Ham chuộng sự hiểu biết theo lý tính
và nguồn gốc mọi tội lỗi. Phải xỉ rủa vào lý tính. Lý tính phải biết tự kinh miệt; con


người phải biết khinh rẻ lấy tự mình.
Nghệ thuật Trung Cổ cịn ghi lại đến ngày nay những nét mặt của con người
thời đại. Con người chỉ có một địa vị hết sức mong manh trong các tác phẩm văn
học và hội họa. Con người Trung Cổ là một giống sinh vật thô sơ mộc mạc. Cặp mắt
lờ đờ, ngớ ngẩn bộc lộ một tâm trạng sợ sệt và đầy rẫy những màu sắc mê tín. Đời
sống hiện tại là kết quả của tội lỗi nguyên thủy. Mặt đất là một thung lũng đầy
những mồ hôi, nước mắt. Sống là một cuộc mê mộng dưới ánh sáng leo loét, viễn
vông của quan niệm siêu hình. Vận mệnh bóp chẹt con người dưới những lực lượng
cay nghiệt, vơ tình, khơng thể hiểu được của thần thánh, của ma quỷ, của những ai
có quyền thế, địa vị. Tơn giáo, pháp luật, ln lý là ý chí của Nhà trời; mọi sự suy
nghĩ, cố gắng, lo toan, làm lụng đều vơ ích. Con người chỉ là “biểu tượng đơn chiếc
của một tập đồn: nịi giống, dân tộc, quê hương hoặc họ hàng”. Nó chưa hề có ý
thức rõ rệt về vũ trụ, về nhân sinh, về xã hội, về cả tâm hồn của nó nữa.
Ta hằng nhìn bộ mặt con người trên các tác phẩm mỹ thuật của thời đại: nó rất
ít sinh sắc và thiếu hẳn yếu tố cá tính. Ngay trong chân dung các bậc vua chúa cũng
vậy: Cơ hồ như bộ mặt nào cũng giống bộ mặt nào. Khó nhìn thấy những nét riêng
cá biệt. Chỉ có một bộ phận duy nhất, một bộ mặt ước lệ của ơng vua Trung Cổ.
Khơng có ý thức rõ rệt về nhân cách. Điển hình nghệ thuật cũng chỉ đi đến con
đường ước lệ. Nói như Jacob Burckhardt, một nhà sử học thế kỷ XIX, một chuyên
gia về lịch sử Trung Cổ và thời kỳ Văn hóa phục hưng: “Nghệ thuật chỉ là một lối
biểu hiện, không có một cốt cách nào để mơ tả đời sống phần hồn và đời sống tập
đoàn”. Đặc sắc của đời sống là sùng bái cái siêu tự nhiên của Tôn giáo, là mơ tưởng
đâu đâu những hạnh phúc xa xăm trên Thượng giới. Cịn ngồi ra bao nhiêu cảm
giác về hình thể, màu sắc ln ln biến đổi trong cõi đời thực tế của mặt đất đều
hết sức lu mờ. Ngay cả cái cõi đời thực tế này nữa, trong sự phơ diễn của nghệ sĩ, nó
2


chỉ có một tính cách lý tưởng, khơng hề có cơ thêm và chỉ có ý nghĩa tượng trưng
mà thơi.

Như vây, xuất phát từ thứ triết học khắc kỷ giả dối; xuất phát từ sự phân chia
thế giới thành cõi trần – cõi khổ và cõi tiên – cõi sướng, mỹ học Trung cổ phong
kiến phương Tây cho rằng: “Cuộc đời chỉ là ngọn nến leo lét trước cơn gió mạnh”,
“là con thuyền mỏng manh trước cơn sóng dữ”, nên cuộc đời khơng có cái đẹp. Chỉ
có trên vườn “địa đàng” của Chúa Trời nới tràn ngập cây “hằng sinh”, “hằng sống”,
mới là nơi hạnh phúc vĩnh hằng. Họ khuyên con người “cam phận” kiếp sống tơi địi
“nếu có kẻ tát vào mặt con vào má trái, con hãy chìa má phải ra”. Họ khuyên con
người sớm tối cầu kinh sám hối để một ngày mai rũ sạch bụi trần, chết đi được về
cực lạc của Chúa. Như vậy, thời Trung cổ, cái đẹp bị kéo lên chín tầng mây.
Sang đến thời kỳ Phục hưng, bối cảnh lịch sử xã hội châu Âu có nhiều sự thay
đổi và hình thành những nét đặc thù. Đây là thời kỳ mà châu Âu thực hiện cuộc cách
mạng to lớn, thay đổi về chất trong phương thức sản xuất. Nền sản xuất nhỏ manh
mún, lạc hậu, năng suất thấp dưới chế độ phong kiến được thay thế bằng phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính cơng nghiệp, hiện đại, năng suất lao động
cao. Sự ra đời của phương thức sản xuất mới được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhu cầu của
tầng lớp cấp tiến trong xã hội phong kiến - tầng lớp tư sản. Những lái buôn, chủ tàu,
chủ xưởng, thợ thủ công… từ lâu đã tạo được một tiềm lực kinh tế khá vững trong
lòng chế độ phong kiến. Khi tiềm lực kinh tế đã mạnh, họ muốn có các chính sách
kinh tế, pháp luật, bộ máy nhà nước cũng như các chế tài - tức là một kiến trúc
thượng tầng đồng bộ - đảm bảo cho sự phát triển ngày càng cao của họ. Mặt khác,
chúng ta biết rằng, châu Âu những năm thế kỷ XV, XVI diễn ra hàng loạt các sự
kiện lớn: những phát minh ra máy dệt, máy hơi nước,…; sự thành công của cách
mạng tư sản Anh, Hà Lan,… đã thổi bùng lên những khát khao giải phóng con
người, cụ thể là thốt khỏi sự kìm kẹp của nhà thờ với những điều luật khắt khe, vô
nghĩa. Yêu cầu đặt ra là làm sao nhà nước và chúa trời, tức là vua và giáo hội phải
để cho nhân dân được tự do sản xuất, giảm thiểu các loại thuế. Cao hơn, tầng lớp tư
3


sản cịn địi có nhiều quyền lực hơn, dù đã có một vai trị nhất định trong quốc hội.

Cũng cần nói thêm, để đáp ứng cuộc sống vương giả của giai cấp quý tộc và tăng lữ
nhà thờ, tư sản châu Âu có những đóng góp khơng nhỏ, nếu khơng nói là phần lớn,
thậm chí mang tính quyết định đối với ngân sách nhà nước. Sự xa hoa của triều đình
Anh, Pháp chỉ được duy trì khi có những khoản thuế khổng lồ thu từ tư sản và nông
dân.
Cùng với những nền tảng thực tiễn ấy, những tiền đề về tư tưởng văn hoá, khoa
học kỹ thuật cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Sự phát triển của những thành tựu ấy
chủ yếu bắt nguồn từ nhu cầu nhận thức để có căn cứ phản kháng lại sự chuyên chế
của giáo hội. Mặt khác, những phát kiến địa lý, những phát minh về kỹ thuật, năng
lượng đã làm sáng lên tinh thần đổi mới trong lòng xã hội châu Âu. Một phần rất
quan trọng của những cơng trình xã hội ấy có nền tảng từ việc trở lại và làm hưng
khởi những giá trị vốn có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. “Nói đến các tiền đề nhận
thức của triết học châu Âu thời kỳ này, trước tiên, phải đề cập đến những thành tựu
về tư tưởng và văn hố cổ đại nói chung và văn hố Hy Lạp nói riêng. Các phát kiến
khoa học của nhân loại thời cổ như tốn học của Talét, Pitago, hình học của Ơclit,
vật lý của Acsimet,… được khôi phục lại sau đêm trường trung cổ. Nếu như thời
trung cổ người ta đã Cơ đốc hoá, xuyên tạc các tư tưởng vĩ đại của Aritstote,
Platon,... thì sang thời Phục hưng và cận đại, những tư tưởng đó được những nhà
triết học thời kỳ này kế thừa và phát triển… Ý nghĩa của những giá trị tư tưởng, văn
hoá Hy Lạp, La Mã cổ đại đối với xã hội Tây Âu thời kỳ này lớn tới mức người ta
gọi giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI là thời kỳ Phục hưng”.
Chúng ta thấy những giá trị có được từ thời cổ đại có những ý nghĩa to lớn :
một mặt, chúng có cơ sở từ việc quan sát, nghiên cứu tự nhiên, phản ánh những quy
luật của tự nhiên, nó mang tính vĩnh cửu; mặt khác, những định đề của Talet, Pitago,
… trở nên đắc dụng trong những đổi thay to lớn của xã hội. Những cơng trình kiến
trúc, những áng sử thi, những giá trị văn hoá với tinh thần quật khởi và anh hùng
được sống lại và mang những sinh khí mới sau giấc ngủ dài suốt nghìn năm của
4



châu Âu trung cổ. Lúc này, người châu Âu khao khát sống một cuộc sống mãnh liệt.
Họ mạnh mẽ đòi vứt bỏ cái trầm mặc yếu đuối cũng như sự lặng lẽ đến u uất của
những cánh cửa nhà thờ. Họ không muốn phải chờ đến khi chết đi rồi mới được lên
thiên đường với Chúa. Một thiên đường xa tít tắp khơng biết có dành cho họ hay
khơng? Họ đoàn kết và quyết tâm làm nên một thiên đường thật sự nơi trần thế - nơi
mà vợ con, anh em, bạn bè của họ đang sống. Họ muốn tình yêu của họ được công
khai và tự do. Họ muốn cây trái, sản phẩm của họ làm ra, sau khi đã đóng góp phần
nghĩa vụ cơng dân, phải thuộc về họ, là của họ và nó phải là phần lớn, phần nhiều,
phần cơ bản, chứ không phải nộp cho ông chúa đất, ông vua nào xa lắc xa lơ cả. Sau
những hồi chuông dài thê thiết suốt thời trung cổ nghìn năm, ánh bình minh của xã
hội mới cùng những cơn gió mát lành của thời đại thổi đến làm bừng lên sinh khí
mới trên khắp châu Âu.
Sau cả ngàn năm đọc kinh cầu Chúa, sau giấc ngủ dài suốt thời kỳ trung cổ,
người dân châu Âu trở dậy vươn mình trong ánh bình minh của nền văn minh cơng
nghiệp. Trong suốt thời kỳ phong kiến, các thương nhân, thợ thủ cơng châu Âu dù
có khéo tay đến mấy, giỏi nghề đến đâu thì sản phẩm làm ra sau khi trừ thuế nộp cho
nhà nước, chỉ còn đủ ăn là may lắm. Phương thức sản xuất phong kiến với năng suất
lao động thấp và trình độ sản xuất hạn chế đã cản trở rất lớn sức sản xuất của xã hội.
Bầu trời tươi đẹp mà khơng có tự do. Những vụ mùa bội thu mà cửa nhà sa sút. Các
lãnh chúa quyền lực vô biên, của cải không biết cơ man nào mà kể, chỉ sống để thu
thuế, hưởng thụ sự giàu sang; khi cần thì tổ chức chiến tranh để thoả mãn lịng tham
hay những lợi ích cá nhân đầy tính vị kỷ. Sau những trận chiến, vinh quang thuộc về
quý tộc, tướng lĩnh và những người chỉ huy, cịn mất mát hy sinh thì dân đen đưa
mình hứng chịu. Những cuộc khởi nghĩa của nô lệ dưới sự lãnh đạo của giai cấp quý
tộc làm nên các vương triều phong kiến. Nhưng cả ngàn năm, giai cấp quý tộc
phong kiến châu Âu cầu kinh, chỉ huy, hầu như sống để thu thuế rồi ăn chơi trong sự
xa hoa; còn dân nghèo - lực lượng cơ bản làm nên những vương triều ấy bằng sự
chiến đấu, hy sinh - có cuộc sống ra sao thì khơng ai quan tâm đến.
5



Những năm của thế kỷ XIV, XV, những bộ óc đầy tính trí tuệ và đơi tay khéo
léo của Jame Hagrever và Jame Watt đã mở ra một cách nhìn mới, một hướng đi mới
cho châu Âu. Những chiếc máy dệt đã thay thế chiếc xa kéo sợi. Những chiếc máy
hơi nước đã thay thế cối xay gió và đem lại cho con người biết bao nhiêu lợi ích.
Với sự ra đời của máy móc, gia súc chỉ cịn được nuôi để mang lại nguồn thực phẩm
cho con người chứ khơng cịn phải cày kéo. Những con tàu ra khơi vào lộng trên
sóng Đại Tây Dương hay biển Địa Trung Hải khơng cịn phải dùng sức của nơ lệ mà
bằng những cỗ máy hàng nghìn sức ngựa. Những cơng xưởng dệt ra đời khiến hàng
trăm ngàn cái xa kéo sợi thành đổ cổ hoặc gỗ mục. Sự ra đời của máy hơi nước đã
thực sự mang lại một nền văn minh tươi sáng và mới mẻ cho châu Âu.
“Bắt đầu từ thế kỷ XV ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và
các đạo luật hà khắc Trung cổ bước vào thời kỳ tan rã (…) thay thế cho nền kinh tế
tự nhiên kém phát triển là những công trường thủ công đem lại năng suất lao động
cao hơn (…) Việc sáng chế ra máy tự kéo sợi (…) đã làm cho công nghiệp dệt (…)
đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh. Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học
đã giúp cho con người thời kỳ này sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng
năng suất lao động”.
“Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây
Âu thời kỳ này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện…
vai trị và vị trí của họ trong nền kinh tế và xã hội ngày càng lớn”.
Khơng cịn là những thợ thủ công hay thương nhân phải ăn nhờ ở đậu tại các
thành bang như thời cổ đại. Khơng cịn bị phong kiến và tăng lữ miệt thị như ở thời
phong kiến. Lúc này thương nhân, thợ thủ cơng, tiểu tư sản trí thức đã thực sự vươn
lên, tự khẳng định chính mình. Trí tuệ và tiềm lực của giai cấp tư sản đã làm nên uy
tín và giá trị riêng cho họ. Họ khơng cịn phải lép mình nộp thuế, chịu sự "dạy bảo"
của những "đấng bề trên". Trái lại, với những đóng góp nhất định cho ngân sách nhà
nước, giai cấp tư sản châu Âu bắt đầu bước vào chính trường. Các triều đình Anh,
Pháp dần dần phải thoả hiệp với tư sản để đảm bảo có được những nguồn tài chính
6



duy trì cuộc sống xa hoa. Vương triều Bourbon của nước Pháp ăn chơi xa xỉ, ngân
sách bội chi, thâm hụt nặng nề khiến Vua và Hoàng gia phải im hơi lặng tiếng, nhắm
mắt làm ngơ để Quốc hội - với phần lớn đại biểu là giai cấp tư sản - quyết định việc
triều chính. Italia - nơi từng ngự trị của Julius Cesar, nơi đế chế La Mã một thời dọc
ngang lừng lẫy thì cũng đồng thời là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới sinh
ra cuộc cách mạng tư sản, thức tỉnh toàn châu Âu ngắm nhìn mặt trời tự do, vươn
lên giành lấy thiên đường nơi trần thế. Sự bừng sinh mở ra và nền văn minh chính thức
bắt đầu.
“Cùng với nhiều biến cố lịch sử khác, những sự kiện trên cho thấy, bước sang
thời kỳ Phục hưng và cận đại, sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã trở thành một xu thế lịch sử khơng gì có thể ngăn cản nổi. Sự quá độ từ chế
độ phong kiến sang chế độ tư bản là nền tảng thực tiễn xã hội của triết học Tây Âu
thời Phục hưng và cận đại”.
Trong khơng khí tưng bừng của giai đoạn hồi sinh, người châu Âu tràn đầy khí
thế đứng lên giành tự do. Với sự xuất hiện của máy móc, một phương thức sản xuất
hoàn toàn mới đã ra đời. Sức người được giải phóng. Sự điều khiển bằng máy móc,
việc sử dụng năng lượng mới, cách nghĩ cách làm thay đổi hồn tồn dẫn đến sự
phát triển chóng mặt của năng suất lao động. Những chiếc tàu thuỷ hơi nước và
những đoàn tàu hỏa lăn bánh trên đường ray đã biến châu Âu và nhất là nước Anh
trở thành công xưởng của thế giới. Với trí tuệ và hàng loạt những phát minh, người
ta sẵn sàng làm bất cứ thứ gì và có khả năng làm bất cứ thứ gì nếu người ta muốn.
Hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu. Thông thương buôn bán là số một. Lợi
nhuận kinh doanh là trên hết. Những cơ sở ấy khiến người ta nghĩ đến những điều xa
xơi, to lớn và hồn tồn có thật. Những ước muốn ấy người ta khơng chờ đến ngày
mai khi khơng cịn sự sống nữa hay lúc được lên thiên đường; mà người ta quyết
tâm làm ngay lúc ấy, cho cuộc sống lúc bấy giờ và được hiện thực hoá nơi trần thế.
Những thiên thần, Đức Mẹ hay các thánh phải là những thiếu nữ, em bé, phụ nữ, đàn
ông khoẻ mạnh, sáng tươi và quyến rũ! Vẻ đẹp ấy không nên ở mãi trong Kinh

7


thánh, nhà thờ mà phải biểu lộ ở trong cuộc sống trần tục này. Vẻ đẹp ấy phải có
hương thơm, trắng trẻo, khoẻ mạnh! Phải ăn, ngủ, cảm nhận, xúc giác được! Phải là
thứ mắt nhìn, tai nghe, tay chạm, chân đi đến được. Hạnh phúc, tự do, thiên đường,
vườn địa đàng phải là sung sướng, chạy nhảy, no nê, thơm ngát, giàu có, ngất ngây
và thoả mãn! Người ta nhớ đến Chúa sau những vụ mùa bội thu hay những chuyến
tàu buôn dài ngày trên biển. Người ta cầu Chúa khi muốn những cỗ máy mới được
xuất hiện và có thêm những tính năng mới. Tức là lúc ấy Chúa có vai trị giúp người
ta thư giãn, làm cho người ta nghĩ ra và làm được thêm nhiều những cái mới mà
thôi. F.Engels đã chỉ ra một đặc điểm rất quan trọng của thời đại:
"Đó là một thời đại cần có những con người khổng lồ và đã sinh ra những con
người khổng lồ. Khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ
về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng."
Như vậy: Sau hơn 1000 năm của đêm trường Trung cổ, giai đoạn Phục
Hưng là cuộc cách mạng về mặt văn hóa và tư tưởng, với mục đích là bước đệm
cho những cuộc đấu tranh tư bản giai đoạn TK XVI. Trong giai đoạn này, đi
cùng với sự phát triển của nhiều ngành khoa học tự nhiên, các ngành khoa học
xã hội đã được tách ra khỏi cái bóng của triết học, phát triển dưới danh nghĩa
của một môn khoa học, với các hệ thống tư tưởng, nội dung và tác phẩm đặc
trưng, và các khái niệm, quan điểm về cái đẹp được đưa vào chung vào một mơn
khoa học là Mĩ học. Có thể nói chính thức từ thời kì Phục Hưng, Mĩ học được
nghiên cứu và khái niệm hóa cụ thể, chứ khơng cịn là cái quan điểm nhân sinh
và nghệ thuật khi người ta nghiên cứu triết học!
Tư tưởng chủ chốt và đặc trưng cho thời kì Phục Hưng là Chủ nghĩa nhân văn,
với các ví dụ tiêu biểu về Hội họa, Điêu khắc và Văn học.

8



II. CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN VÀ CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG
1. Chủ nghĩa nhân văn
Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưng ở châu
Âu. Đây là một phong trào chống Thiên chúa giáo nhằm đề cao con người, giải
phóng cá nhân khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến, chống chủ nghĩa
kinh viện và giáo hội, hướng con người vào xây dựng cuộc sống thực tại.
Lịch sử ra đời của chủ nghĩa nhân văn được xác lập từ khi xuất hiện phong
trào Phục hưng. Với lý do khôi phục lại nền văn hoá cổ đại, các nhà nhân văn đã
khởi xướng phong trào Renaissance (Phục hưng) khôi phục các giá trị văn hóa cổ
đại - những gì mà Chúa đã cho phép - nên giáo hội khơng có cách gì ngăn cản.
Thuật ngữ Renaissance có nghĩa là tái tạo khơi phục, theo nghĩa rộng là q
trình khơi phục, làm sống lại những giá trị văn hoá cổ đại từng bị lãng quên dưới
thời Trung cổ. Ăng-ghen viết: “Trong những cuốn sách viết tay còn cứu vớt được
sau khi nền văn hoá Bi–dăng-xơ sụp đổ, trong những pho tượng cổ khai quật được,
trong những đống hoang tàn La Mã, người ta thấy cả một thế giới mới lạ hiện ra
trước mắt phương Tây kinh ngạc: Đó là thời Cổ đại Hy Lạp; những hình thức chói
lồ của nó đánh tan những bóng ma của thời Trung cổ”. Đó là nền văn minh rực rỡ,
chưa hề biết đến chế độ phong kiến là gì, chưa phải chịu đựng sự thống trị tinh thần
của Giáo hội Thiên Chúa.
Nhưng đối với châu Âu thế kỷ 14,15 vấn đề đâu chỉ phải khôi phục, làm sống lại
nền văn minh Cổ đại, mà còn phát huy hơn nữa những truyền thống Cổ đại cho phù
hợp với nền chính trị-xã hội mới.
Lúc bấy giờ ai nói khác Kinh thánh đều bị coi là “tà đạo” và bị đưa lên giàn
hoả thiêu. Muốn tránh điều đó chỉ có cách là khơi phục lại một nền văn hóa rực rỡ
đã có từ thời Cổ đại, cộng với những phát triển khoa học mới có thể buộc nhà thờ
thay đổi cách nhìn về thế giới và con người. Như vậy, nền văn hố Phục hưng là sự
khơi phục lại nền văn hố đã có từ xa xưa, cách đó hơn hai thiên niên kỷ. Nhưng
không chỉ là sự phục hồi, khoảng cách thời gian và những điều kiện của thời đại đã
9



giúp cho thời kỳ Phục hưng có những bước tiến hơn hẳn so với thời kỳ Cổ đại, cụ
thể là Cổ đại Hi Lạp.
Vào thời Cổ đại, sự có mặt của đồ sắt là một phát kiến lớn lao, tạo cho con
người sức mạnh, đưa con người tới văn minh. Bước tiến của nghệ thuật so với thời
nguyên thuỷ đó là các nhà nghệ thuật Hi Lạp Cổ đại đã phát hiện ra cá nhân, tìm ra
vẻ đẹp của con người, thần thánh hoá con người, coi “con người là thước đo của
mn lồi” (Prơtagorat), con người là chuẩn mực của cái đẹp.
Thông qua những thành tựu của nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc, văn
học, kịch...chúng ta có thể rút ra được những quan điểm về cái đẹp của người Hi Lạp
Cổ đại. Tư duy thẩm mỹ của họ là kiểu tư duy “Vũ trụ luận”, nghĩa là kiểu tư duy
gắn bó với sự quan sát các đặc tính của vật thể ngồi tự nhiên. Do đó người Hi Lạp
Cổ đại đúc kết về cái đẹp: Cái đẹp trước hết là sự hài hoà, đăng đối, trật tự, sự phối
hợp giữa số lượng và chất lượng, sự thuần khiết, trong sáng, mực thước, tiến bộ,
phát triển, hồn thiện...Tóm lại, cái đẹp luôn phải hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.
Quan điểm về cái đẹp ảnh hưởng tới chuẩn mực của nghệ thuật. Do ảnh hưởng của
tính mực thước (vừa độ), nhìn chung các nghệ sĩ Hi Lạp ít làm những tác phẩm lớn
quá hoặc bé quá. Tác phẩm nào cũng chứa đựng cái đẹp hài hoà, trong sáng, thuần
khiết, hướng tới sự hồn thiện con người. Tính mực thước là một đặc tính nổi bật
của cái đẹp Hi Lạp, phản ánh cái đẹp của văn minh nông nghiệp. Đây cũng chính là
chuẩn mực về cái đẹp của Phục hưng.
Tuy nhiên, nếu như Cổ đại Hi Lạp lấy “con người là thước đo của mn lồi”,
con người là chuẩn mực của cái đẹp mực thước, hồn thiện thì các nhà văn hoá Phục
hưng đã tiến thêm một bước khi đề xuất chủ nghĩa nhân văn, lấy con người làm
trung tâm, bộc lộ một cách nhìn mới về con người.
Bên cạnh đó, những thành tựu nhân văn từ nguyên thuỷ cổ đại mới chỉ là tư
tưởng nhân văn, đến Phục hưng đã phát triển thành chủ nghĩa nhân văn với ba tiêu
chí:
Thứ nhất, chủ nghĩa nhân văn là học thuyết thể hiện khuynh hướng tư tưởng đề

10


cao giá trị con người.
Thứ hai, khuynh hướng này đã được tạo dựng thành hệ thống.
Thứ ba, hệ thống này dựa vào phương pháp duy vật trên nền lịch sử mà xây
dựng thành một chỉnh thể.
Chủ nghĩa nhân văn khởi phát ở Ý và được thực hiện bởi những nhà tư tưởng,
những cá nhân ưu tú, uyên bác, giàu tinh thần cách mạng và canh tân. Hơn nữa, họ
cịn có quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện lý tưởng nhân văn ấy. “Tinh thần nhân văn
trước hết là một tinh thần tranh đấu. Tranh đấu cho giai tầng tư sản các thành thị
chống phong kiến. Tranh đấu cho dân tộc Ý chống lại cuộc xâm lăng của những dị
tộc”.
Với tinh thần đấu tranh chống lại sự cai trị hà khắc của chế độ phong kiến, chủ
nghĩa nhân văn trở thành một trào lưu tư tưởng hiện thực với sức mạnh to lớn và có
ý nghĩa sâu sắc. Những người thực hiện, đem lại sức sống cho chủ nghĩa ấy đã được
tôn vinh và ghi nhận trong lịch sử: “Các nhà nhân văn chủ nghĩa đều là những nhà
văn uyên bác, họ đọc Platon, Aristote, Epicure, Zénon… họ đã dẫn giải Homère,
Sophocle, Horace, Cicéron, Virgile, đã hiểu thấu tư tưởng và nghệ thuật thời kỳ
Péricles cũng như dưới triều đại Auguste (…) Cổ học Hi Lạp, dưới ánh sáng của tinh
thần mới đã tươi sáng thêm và có một khí sắc mới. Học cổ không phải là cứu cánh
mà chỉ là một phương tiện để chống phong kiến, chống dị tộc để xây dựng văn
hóa mới. Tinh thần nhân văn là tinh thần để xây dựng văn hoá mới. Tinh thần nhân
văn là tinh thần tranh đấu cho một tư tưởng, một chế độ tiến bộ hơn, một đời sống
lành mạnh, đầy đủ, công bằng hơn đời sống phong kiến”.
Ban đầu, tư tưởng nhân văn xuất hiện trong lòng người, mang âm hưởng thời đại,
được quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng, mang tính tự nguyện, tự phát. Các tư tưởng
này hướng về cái mới, chống lại sự thủ cựu của những kẻ bóc lột, chống lại sự
xuống cấp đạo đức trong xã hội và của cả tầng lớp tăng lữ.
Dần dần, những tư tưởng tiến bộ này đã được các nhà triết học, các nhà văn,

các nghệ sĩ có tên tuổi tán thành. Họ nhiệt tình đem kiến thức sâu rộng của bản thân
11


để hoàn thiện, nâng cao những tư tưởng ấy thành chủ nghĩa nhân văn. Đó là những
người như: Dante, Petracca, Boccacio, Alberti, Leonar de Vinci, Eraxmer, Bruno,
Rabelais, Montaigne, Copernic, F.Becon và nhà soạn kịch vĩ đại của thế giới William Sheakerspear.
Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng đã được hoàn thiện trong các tác phẩm của
Voltaire, D.Diderot, J.J.Rousseau ở nước Pháp thời Khai sáng - thế kỷ XVIII.
Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng được kết tinh trong khẩu
hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái", từ hành vi muốn lật nhào chế độ phong kiến, đem
Louis XVI ra chém đầu trước quảng trường Louvere, lập nên nước Cộng hòa ở
Pháp.
Chủ nghĩa nhân văn - học thuyết, lý luận khẳng định rằng mọi giá trị tinh thần
và vật chất được sản sinh ra trong xã hội lồi người đều vì con người - được khẳng
định, phát huy với những thành quả to lớn, để lại những dấu ấn đậm nét trong kho
tàng văn hoá nhân loại.

2. Chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng
Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục Hưng có 4 nội dung cơ bản:
- Cuộc sống do tự nhiên sinh ra, không phải sản phẩm của Chúa trời.
Như ta đã biết, dưới thời Trung Cổ, học thuật ngự trị Âu châu là Kinh viện học (la
scolastique). Kinh viện học là một hệ thống ý thức đặc biệt cho xã hội phong kiến
Tây Âu. Nền tảng của học vấn là tinh thần tín ngưỡng dưới nguyên tắc quyền uy. Tất
cả tri thức về vũ trụ, về nhân sinh, tất cả chân lý phải tìm trong tập Kinh Thánh do
Giáo hội La Mã giải thích và ban bố.
Đến thời Phục Hưng, một loạt những phát hiện khoa học mới nở rộ chưa từng
thấy. Cuộc cách mạng về thiên văn học do Copernic thực hiện là một đòn giáng
thẳng vào thế giới quan tôn giáo khi nhà bác học vĩ đại này phát hiện ra được cấu
12



trúc thật của hệ mặt trời. Tiếp theo đó là những phát hiện của Galile, Keeple. Ðó là
chiến thắng vĩ đại nhất của lý trí con người trong vịng vây dày đặc của tôn giáo.
Con người khôi phục lại niềm tin vào lý trí của chính mình và tin rằng cuộc sống do
tự nhiên sinh ra, không phải sản phẩm của Chúa trời.
- Con người do tự nhiên mà nên, không phải là “mẩu đất” hay “mẩu
xương sườn” dưới bàn tay tác thành của Chúa. Chủ nghĩa nhân văn yêu trọng tự
nhiên, cái tự nhiên trong thiên tính của con người cũng như cái tự nhiên trong bản
sắc của sự vật.
Theo Kinh thánh, kiếp người là một kiếp tội lỗi. (Eva được tạo ra từ một “mẩu
xương sườn” của Adam, và con người chính là từ “mẩu xương sườn” tội lỗi ấy.)
Tuy nhiên, các nhà nhân văn thời Phục Hưng đã làm một “sự phát hiện về thế
giới và con người”. Họ thấy rằng con người khơng phải tự nó chìm ngập giữa những
đống tội lỗi, bắt đầu từ “tội tổ tơng”, để rồi họ phải suốt đời tìm cách cứu rỗi bằng
cách hiến mình cho Thượng đế. Họ thấy rằng con người là một thực thể sống, với tất
cả những nhu cầu, những khát vọng của chính nó. Con người từ chỗ là một “thân
phận tội lỗi và thấp hèn” bây giờ được nhận thức như là một niềm kiêu hãnh. Con
người từ chỗ là một con vật được an bài về tất cả các mặt đời sống xã hội và cá
nhân, bây giờ đã trở thành những thực thể sáng tạo. Sáng tạo – cái quyền thiêng
liêng nhất trong vũ trụ – từ chỗ là độc quyền của Thượng đế, bây giờ trở thành năng
lực của chính con người. Tâm trạng u ẩn của con người dần dần nhường chỗ cho
một thái độ sống hết sức lạc quan.
- Cũng nhờ thái độ sống hết sức lạc quan như vậy, mà họ cho rằng: Con
người có thể hưởng hạnh phúc dưới trần thế, không phải đợi ngày mai lên thiên
đàng.
Tinh thần nhân bản mang ý nghĩa chống lại tinh thần khổ hạnh, chế dục của
nhà thờ thời Trung Cổ, làm cho con người có một nhân sinh quan thảm đạm và đen
tối về cuộc đời đầy đau khổ. Con người thời phục Hưng bắt đầu tiếp nhận thế giới
này trong một ý nghĩa lạc quan hơn, và khơng cịn quan tâm nhiều đến Thượng đế

13


hay thế giới bên kia. Con người thời Phục hưng cũng khám phá ra trần gian là một
thưc tế đáng sống. Con người có quyền được hưởng những niềm vui, khối lạc, hạnh
phúc và tình u ở bên này của nấm mồ.
- Trong giới tự nhiên, con người đẹp nhất, vĩ đại nhất, nên con người là đối
tượng chính của nghệ thuật.
Trong Hamlet, Sêcxpia đã viết: “Kỳ diệu thay con người, con người cao quí
làm sao về trí tuệ, về hình dung và dáng vóc đẹp tựa Thiên Thần, về trí tuệ nó có thể
sánh tài Thiên Chúa, thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của mn lồi”.
Con người khơng phải là ngọn đèn trước gió, mà là nhân cách sáng tạo tự do,
Pico Della Mirandola đã viết “Con người một mặt là khâu trung gian giữa hai tạo
hố: đất và trời, mặt khác lại nằm ngồi chúng, bởi vì sự kỳ diệu của con người vượt
lên trên tất cả, trong vũ trụ khơng có gì vĩ đại hơn con người, và trong con người
khơng có gì vĩ đại hơn trí tuệ anh minh và linh hồn cao đẹp”.
Điều đó cho thấy các nhà nhân văn Phục Hưng đã khôi phục và phát triển tư
tưởng cổ đại về cái đẹp và sự hoà điệu giữa con người với tự nhiên, trong sự hoà
điệu này con người được đặt ở vị trí trung tâm.

2.1.

Chủ nghĩa nhân văn qua các tác phẩm hội họa, điêu khắc.
Thời kỳ Phục Hưng là thời kỳ mà nhân loại đã chứng kiến nhiều phát minh mới

trong nghệ thuật tạo hình. Sự xuất hiện chất liệu sơn dầu với khả năng tả khối, tả
chất cao đã giúp cho các hoạ sỹ Phục Hưng có trong tay một phương tiện để biểu đạt
thành công vẻ đẹp của cuộc sống. Kiến trúc sư kiêm nhà văn Lê-ơn-Bát-tít-sta Anbéc-ti (1404 - 1472) đã phát minh ra phép phối cảnh, một hệ thống tốn học đã diễn
tả khơng gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. Chính điều đó đã làm cho các hoạ
sỹ Phục Hưng đặc biệt say mê mơn phối cảnh này. Đến Lê-ơ-na-đờ-Vanh-xi, luật

phối cảnh (cịn gọi là Luật xa gần) được nghiên cứu một cách cẩn thận và hồn
thiện. Nhờ có sự nghiên cứu đó các hoạ sỹ Phục Hưng đã diễn tả được chiều sâu
14


thăm thẳm của không gian thực trên mặt phẳng hai chiều nhỏ bé, hữu hạn. Tất cả các
phát minh trên kết hợp với tư tưởng thẩm mỹ tiến bộ đã giúp các hoạ sỹ đi sâu,
nghiên cưú tìm ra cách thể hiện tranh với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Cái đẹp của tranh
thời kỳ Phục Hưng là cái đẹp của sự cân đối, hài hồ. Hình tượng con người được
coi là kiểu mẫu cho tất cả.
- Tác phẩm La-giô-công-đơ của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi:
Đây là một đại diện xuất sắc cho tư tưởng thẩm mỹ của thời đại. Khi xem
tranh, công chúng thưởng thức nghệ thuật vô cùng khâm phục khả năng xử lý chất
liệu sơn dầu của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi. Chân dung La-giô-công-đơ sống động đến
mức chúng ta có cảm giác như đang đối diện với một con người bằng xương, bằng
thịt và thế giới tâm hồn phong phú ẩn sâu bên trong. Các nhà phê bình nghệ thuật đã
tốn khơng ít giấy mực để ngợi ca tác phẩm này. Đứng ở góc độ nghệ thuật, đây là
một bức chân dung đặc tả tính cách nhân vật thành công. Tác phẩm là đỉnh cao trong
sự thể hiện tư tưởng thẩm mỹ của thời đại về một mẫu người cơng dân có nội tâm
phong phú. Vẻ đẹp ngoại hình kết hợp với vẻ đẹp nội tâm đã tạo nên sự hài hồ, cân
bằng cho hình tượng nghệ thuật. Ngoài việc diễn tả chất da thịt sống động, tác phẩm
cịn thành cơng ở việc diễn tả gương mặt của La-giô-công-đơ. Đặc biệt nhất là nụ
cười của nhân vật. Hoạ sỹ đã nhấn mạnh hai khoé môi, kết hợp với đường cong lên
của mắt, mũi, miệng đã tạo được một nụ cười đặc biệt, tồn tại theo thời gian, làm say
đắm lịng người. Phía sau nhân vật là phong cảnh núi non xa xa trập trùng, mờ ảo.
Tất cả điều đó đã biểu hiện rõ ràng lý tưởng thẩm mỹ của thời đại. Con người luôn
được coi là trung tâm của vũ trụ, là báu vật của thiên nhiên. Ngày nay, vẽ chân dung
một phụ nữ là một việc làm bình thường của các hoạ sỹ, khơng gây nên sự xáo động
nào của xã hội vì người phụ nữ là hiện thân của cái đẹp, là nguồn cảm hứng vô tận
của người hoạ sỹ. Nhưng với tranh của các hoạ sỹ thời Phục Hưng nói chung và của

Lê-ơ-na-đờ-Vanh-xi nói riêng thì việc làm của họ thực sự là một cách mạng trong tư
tưởng thẩm mỹ, trong nghệ thuật.
15


Suốt thời trung cổ, trên các bức tranh ta chỉ thấy những gương mặt gầy guộc,
má hóp với đơi mắt mở to ngơ ngác như đang chìm đắm vào một thế giới mênh
mơng nào đó. Đến thời Phục Hưng, bên cạnh những hình tượng tơn giáo, con người
thực với vẻ đẹp mà tạo hoá ban cho đã được đưa vào tranh hết sức đẹp đẽ, thánh
thiện. Điều này hoàn toàn chưa được thể hiện trong nghệ thuật thời kỳ trung cổ. Tác
phẩm La-giơ-cơng-đơ, ngồi những giá trị về mặt nghệ thuật, thể hiện tài năng của
hoạ sỹ, cịn có một giá trị góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian, đó là
giá trị về mặt nội dung, tư tưởng thẩm mỹ, tính nhân văn cao cả. Lê-ơ-na-đờ-Vanhxi đã sử dụng một cách biểu hiện mới mà người Ý gọi là phương pháp ' Sfumato'.
Có nghĩa là mọi thứ không diễn tả quá rõ ràng để khơi gợi trí tưởng tượng phong
phú cho người xem tranh. Cách biểu hiện đó đã góp phần tăng thêm sức hấp dẫn cho
tác phẩm, tạo sự thu hút đặc biệt với người xem. Cách biểu hiện tâm trạng, nụ cười
của La-giơ-cơng-đơ chính là một minh chứng cho việc sử dụng phương pháp
'Sfumato'. Nụ cười của La-giô-công-đơ gợi cảm giác gần ta nhưng cũng rất xa ta.
16


Nhân vật đang vui hay buồn ta khó có thể đốn được. Tất cả ẩn dấu sau đơi mắt,
kh miệng, nụ cười được giấu đi, song vẫn có thể được bộc lộ rõ ràng nếu tâm
trạng người ngắm tranh vui hoặc có thể ngược lại. Vẻ đẹp của La-giơ-cơng-đơ vừa
rõ ràng vừa ẩn dấu, vừa thân quen lại vừa xa vời vợi. Vì vậy càng ngắm tranh càng
phát hiện ra nhiều điều thú vị mà nếu chỉ lướt qua ta khơng thể nhận ra được. Đó
chính là sức hấp dẫn của tác phẩm khiến nó sống mãi, vượt qua thời gian, khơng
gian, chinh phục lịng người ở mỗi thời đại.Tác phẩm La-giơ-cơng-đơ là ví dụ tiêu
biểu cho tư tưởng :” Trong giới tự nhiên, con người đẹp nhất, vĩ đại nhất, nên con
người là đối tượng chính của nghệ thuật.”. Bức tranh là bức chân dung mẫu mực

trong nghệ thuật vẽ chân dung của lịch sử nghệ thuật, đặt con người làm trung tâm,
lấy vẻ đẹp tự nhiên làm nền, tơn lên sự kì bí, quyến rũ của con người.
- Tác phẩm: “Trường học Aten” của Rafael:
Trong tác phẩm hoạ sỹ đã ca ngợi triết học Hy Lạp cổ đại. Tác phẩm được thể
hiện trong Phịng chữ ký của tồ thánh Va-ti-căng. Căn phịng với vịng cung lớn. Ở
chính giữa tranh là hai nhà triết học P-la-tơn và A-rít-xtốt. P-la-tơn là sự hiện thân
của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi đang chỉ tay lên trời, A-rít-xtốt lại chỉ tay xuống đất. Điều
này thể hiện tư tưởng triết học duy tâm khách quan của P-la-tôn và sự dung hợp giữa
triết học duy tâm và duy vật của A-rít-xtốt. Trong tranh, Ra-pha-en đã thể hiện hai
nhà triết học cổ đại đang từ trong phòng bước ra, trước sự chờ đón của mọi người.
Tác giả đã đưa vào trong tranh một số lượng nhân vật khá đông. Họ là những
học giả, nhà triết học, những đại biểu của khoa học và nghệ thuật từ thời kỳ cổ đại
đến thời kỳ Phục Hưng. Trong đó cũng có sự hiện diện của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi, Rapha-en cùng nhiều nhân vật khác. Tất cả được sắp xếp hợp lý trên các bậc cấp. Với
cách xử lý các mảng màu, bố cục chặt chẽ tác giả đã diễn tả các nhân vật nổi bật trên
nền kiến trúc. Phía sau A-rít-xtơt và P-la-tơn là khung cửa với bầu trời xanh tạo vẻ
độc đáo, tự nhiên và đậm chất hiện thực. Mặc dù bố cục tranh được bó gọn trong

17


không gian kiến trúc nhưng tác giả vẫn tạo được chiều sâu thẳm trên mặt phẳng hai
chiều.

Tác phẩm Trường Aten là ví dụ tiêu biểu cho tư tưởng :” Con người do tự
nhiên mà nên, không phải là “mẩu đất” hay “mẩu xương sườn” dưới bàn tay tác
thành của Chúa.”. Con người hồn tồn có thể làm chủ tất cả những tri thức trên
trái đất, sự tồn tại của con người là hiển nhiên và tự nhiên, chứ không hề phụ thuộc
vào quyết định hay ý muốn của 1 thế lực nào khác. Những con người khổng lồ được
mô tả trong Trường Aten là những bằng chứng tiêu biểu cho khả năng của con người
có thể thâu tóm và điều khiển các qui luật tự nhiên. Nó cơng nhận khả năng làm chủ

tri thức và sáng tạo tri thức của con người.
- Tác phẩm “Hằng Nga tái sinh” của Botticeli:
Nàng Vệ Nữ được sinh ra từ bọt biển. Vệ Nữ (Venus) là nữ thần của Sắc Ðẹp
và Tình Yêu của Biển và hàng hải, của sự sống. Thần thoại Hy Lạp gọi nàng là
Aphrodite. Sử thi cho rằng Venus được sinh ra từ bọt biển. Nàng là con của bầu trời
18


& thần Uranus
Nàng được ra từ biển đứng trên một vỏ sò với vẻ đẹp thẩm mỹ cổ điển và được
làn gió thơm đưa vào bờ. Vẻ đẹp của nàng cịn trinh ngun, con mắt nàng trong
sáng thơ ngây, đơi má màu hồng làn tóc bồng bền bay trong gió, đôi môi gợi cảm, cổ
nàng, bờ vai nàng, cặp đùi thon dài bất tận của nàng, mọi đường cong của nàng…
đều tinh khôi, uyển chuyển uốn lượn, Dáng vẻ hiền thục e lệ thẹn thùng ( Botticelli
là bậc thầy về đường nét. Hệ thống nét cong thanh tú, uốn lượn của ông phong phú
như một giao hưởng của Mozart )
Những bông hoa hồng từ trời rơi xuống mang đầy hương thơm của sự ra đời
của nàng
Bên trái trên bức tranh là vợ chồng thần gió đang cố gắng thổi làn gió ấm áp
an lành để đưa nử thần Venus từ biển vào bờ
Bên phải là nử thần hoa Flora ( nữ thần chăm sóc cho cây cối trên trái đất luôn
tươi tốt ) mặc bộ quần áo đầy hoa mang tấm áo choàng đến cho thần Venus
Từng chi tiết, từng chi tiết bức tranh đã lột tả hoàn toàn những vẻ đẹp tinh
khiết và hoàn mỹ nhất của người phụ nử. Và đã đặc biệt vẽ theo cảm hứng từ thần
thoại Hy Lạp. Botticelli tự cho phép mình có được để tạo ra nét duyên dáng đã tăng
thêm vẻ đẹp hài hịa của thân thể nàng Vệ Nữ. Ơng đã sáng tác ra một tạo vật vô
cùng mỏng manh và dịu dàng, một tặng vật được sóng đại dương xơ đến bến bờ của
chúng ta

19



Bức tranh lột tả vẻ đẹp thần thánh dưới hiện thân con người, và vẻ đẹp con
người cũng là sự kết hợp của vẻ đẹp tự nhiên, được tự nhiên tôn vinh và che chở,
chứ không phải con người là nô lệ của tự nhiên, của thánh thần như tư tưởng khắc kỉ
trung cố. Nữ thần vệ nữ được sinh ra từ vỏ sò, như sự tái sinh của tư tưởng cổ đại, tư
tưởng nhân văn đề cao con người, mà ở đây, vở sò là mái vòm của giáo hội, của
những luật lệ tư tưởng đề nén vẻ đẹp con người suốt 1000 năm. Dưới con mắt ngày
nay, vẻ đẹp Vệ Nữ thời trung cổ có đơi chút khác, cái đẹp thế tục đầy đặn nở nang,
biểu trưng cho sự phát triển phồn thực, tự nhiên khơng gì cản trở của con người. Bản
thân bố cục bức tranh cũng đã nói lên bối cảnh của giai đoạn Phục Hưng, khi mà ở
đó, nữ thần Vệ Nữ là biểu tượng cho cái đẹp của con người, vừa thoát li ra khỏi
vịng kìm hãm của Giáo hội, đứng trước bờ biển đầy chơng gai, cũng như cơng cuộc
cách mạng văn hóa đầy khó khăn của giai cấp tư sản thời kì đầu. 1 bức tranh có nội
dung tơn giáo nhưng mức độ phản ánh vượt ra ngồi tư tưởng tơn giáo, nó đi theo tư
20


tưởng của Chủ nghĩa nhân văn, con người là hoàn thiện, vẻ đẹp con người chính là
vẻ đẹp thánh thần!!
-Bích họa điện thờ Sistine của Michelangielo :
Năm 1505 Michelangelo được Giáo hoàng Julius II mới được bầu mời quay
trở lại Rome. Ông được đặt hàng xây dựng hầm mộ cho Giáo hoàng. Dưới sự bảo
trợ của Giáo hoàng, Michelangelo phải liên tục dừng cơng việc ở hầm mộ để hồn
thành nhiều nhiệm vụ khác. Bởi những sự ngắt quãng này, Michelangelo đã mất 40
năm cho hầm mộ. Hầm mộ, với đặc điểm trung tâm là tượng Moses của
Michelangelo, không bao giờ được hồn thành ở mức khiến ơng hài lịng. Nó nằm
tại Nhà thờ thánh Pietro ở Vincoli tại Rome.
Cũng trong giai đoạn này, Michelangelo nhận yêu cầu vẽ trần Nhà nguyện
Sistine, mất gần bốn năm để hoàn thành (1508–1512). Theo lời kể của

Michelangelo, Bramante và Raphael đã thuyết phục Giáo hồng đặt hàng
Michelangelo thực hiện một lĩnh vực ơng không mấy quen thuộc. Điều này để
Michelangelo sẽ gặp phải những so sánh bất lợi với đối thủ là Raphael, người khi ấy
đang ở đỉnh cao sự nghiệp với tư cách nghệ sĩ sáng tác tranh tường. Tuy nhiên, câu
chuyện này bị nhiều nhà sử học hiện đại bác bỏ với những bằng chứng ở thời điểm
đó, và có thể chỉ đơn giản là một sự phản ánh quan điểm riêng của nghệ sĩ.
Michelangelo ban đầu được đặt hàng vẽ 12 Thánh tông đồ trên một nền cảnh
bầu trời sao, nhưng hai bên có những hình ảnh phối hợp khác biệt và phức tạp, thể
hiện sự thành tạo thế gới, Sự suy đồi của Con người và Lời hứa Cứu rỗi thông qua
các nhà tiên tri và Bảng phả hệ của Chúa Jesus. Tác phẩm là một phần của một bối
cảnh trang trí lớn hơn bên trong nhà nguyện thể hiện đa phần học thuyết của Nhà thờ
Cơ đốc giáo.
Cuối cùng bố cục có hơn 300 nhân vật và có chín tình tiết trung tâm từ Sách Khải
huyền, được chia thành ba nhóm: Sự sáng tạo Thế giới của Chúa; Chúa tạo ra Loài
21


người và việc họ mất ân huệ của Chúa; và cuối cùng, tình trạng của nhân loại như
được thể hiện bởi Noah và gia đình ơng. Trên các vịm tam giác đỡ mái được vẽ
mười hai người đàn ông và phụ nữ đã tiên đoán sự xuất hiện của Chúa Jesus. Họ
gồm bảy nhà tiên tri Israel và năm Bà đồng, các phụ nữ tiên tri của Thế giới Cổ đại.
Trong số những bức hoạ nổi tiếng nhất trên trần có Chúa tạo ra Adam, Adam và Eve
trong Vườn địa đàng, Đại hồng thuỷ, nhà tiên tri Isaiah và Bà đồng Cumaean.
Quanh các cửa sổ được vẽ các tổ tiên của Chúa Jesus.

22


23



-

Khác với Leonardo da Vinci coi con người chỉ là một trong nhiều câu

đố hấp dẫn của thiên nhiên, Michelangelo phấn đấu chỉ với một mục đích là thấu
hiểu chỉ một vấn đề này, và thấu hiểu toàn diện. Bức bích họa đã đưa tầm
Michelangelo lên trở thành Người khổng lồ của thời kì Phục Hưng, cùng với
Leonardo de Vinci và Rafael bởi qui mô cũng như giá trị bao hàm trong nó. Đây là 1
24


tác phẩm hội họa tôn giáo đậm nét, nhưng qua từng chi tiết lại phản ảnh rất sắc nét
tư tưởng nhân văn thời kì Phục Hưng, với Chúa trời, Đức mẹ dưới hình hài của con
người, rất gần gũi, sống động và có cảm xúc, với cái chạm tay giữa con người và
thánh thần ở ngay chính giữa bức bích họa, Michelangelo đã cụ thể hóa tư tưởng :” :
Con người có thể hưởng hạnh phúc dưới trần thế, khơng phải đợi ngày mai lên
thiên đàng.”
”Nhưng, nếu ông đã chứng tỏ mình là một tài năng bậc thầy khơn sánh nơi
“những hình tượng khỏa thân” nổi tiếng này, ơng cịn chứng minh là mình hơn thế
rất nhiều nơi những minh họa về các chủ đề Kinh Thánh ở trung tâm tác phẩm. Ở đó
ta thấy Thiên Chúa bằng những cử chỉ quyền uy đang tạo nên thảo mộc, các thiên
thể, mng thú và con người. Chẳng có gì là cường điệu khi nói rằng hình tượng về
Chúa Cha - như vẫn tồn tại trong tâm trí của hết thế hệ này sang thế hệ khác, không
chỉ nơi các nghệ sĩ mà cả nơi những người tầm thường, những kẻ có lẽ chẳng bao
giờ biết đến cái tên Michelangelo - đã được tạo hình và khn đúc qua ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp của những cảnh quan vĩ đại này, được Michelangelo dùng để
minh họa cơng việc Sáng Thế. Có lẽ nổi tiếng nhất và lôi cuốn nhất trong tất cả
những minh họa này là cảnh tạo dựng Adam trên một trong những khoảng rộng. Các
họa sĩ trước Michelangelo đã từng vẽ Adam nằm trên mặt đất và đang được gọi vào

sự sống chỉ bằng một cái chạm tay của Thiên Chúa, nhưng chưa một ai diễn đạt
được sự lớn lao của mầu nhiệm sáng tạo này bằng vẻ đơn giản và mạnh mẽ như thế.
Trong tranh khơng hề có gì làm ta xao lãng chủ đề chính. Adam nằm trên mặt đất
với tất cả sức mạnh và vẻ đẹp xứng đáng với con người đầu tiên; Chúa Cha đang
tiến lại từ một phía khác, được đỡ nâng bởi các Thiên Thần của Người, quấn một
tấm áo choàng rộng và oai nghi bung ra như một cánh buồm vì gió thổi, gợi lên sự
thỏai mái và tốc độ khi Người lướt đi trong khoảng không. Lúc Người đưa bàn tay
ra, dù khơng chạm vào ngón tay của Adam, ta như thấy con người đầu tiên trỗi dậy,
như từ trong một giấc ngủ miệt mài, và nhìn vào khn mặt chan chứa tình phụ tử
của Đấng Tạo Dựng mình. Cách Michelangelo sắp xếp để cái chạm tay Thần Linh
25


×