Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

CHUYÊN ĐỀ BỔI DƯỠNG HSG: THƠ VĂN LÍ TRẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.16 KB, 32 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA
NĂM HỌC 2020-2021
THƠ VĂN LÍ TRẦN
I.Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội
1. Về chính trị:
- Thời đại Lý - Trần đảm đương hai sứ mệnh lịch sử to lớn: Hưng văn trị và định
vũ công, bảo vệ tổ quốc, chống họa xâm lăng và xây dựng nền móng vững chắc
cho chế độ phong kiến vừa hình thành.
- Ðời Lý, Lý Thường Kiệt chống Tống; đời Trần, Trần Hưng Ðạo chống Nguyên
Mông (3 lần). Thời kỳ này, triều đại Lý- Trần còn phải tiến hành những cuộc chiến
tranh chống họa xâm lăng phương Nam (Chiêm Thành). Những thắng lợi vẻ
vang của những cuộc kháng chiến vệ quốc đã tạo thêm khí thế hào hùng, bản lĩnh,
sự tự tin cho một dân tộc nhỏ bé ở phương Nam.
=> “Nước Nam bấy giờ vua tơi hịa hợp, lịng người như một, nhân tài lũ lượt kéo
ra”
“Bởi vì nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà khơng bó buộc, hịa nhã mà có lễ độ,
cho nên nhân vật trong một thời có chí khí tự lập, hào hiệp, cao siêu, vững vàng,
vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ sử sách” (Lê Q Đơn – Kiến văn tiểu lục)
- Mặt khác, thời đại Lý- Trần còn phải đảm đương sứ mệnh xây dựng chế độ phong
kiến, chế định kỷ cương, điển lễ, văn hiến cho một quốc gia phong kiến có chủ
quyền, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam
trong các thế kỷ sau.
=> Lí Trần là hai triều đại lớn trong lịch sử dân tộc ta, được xem là một giai đoạn
lịch sử oanh liệt nhất thời trung đại, giai đoạn mà dân tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang sử chói lọi
trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
2. Về kinh tế:


a. Chế độ đại điền trang là một đặc điểm kinh tế cơ bản thời Lý- Trần
b. Các triều vua đầu thời kỳ Lý- Trần đều rất quan tâm phát triển sản xuất nơng


nghiệp. Từ đời Lê Hồn đã tổ chức lễ cày ruộng để thể hiện tinh thần coi trọng
nghề nơng (Cứ đến đầu tháng giêng, nhà vua đích thân cày một thửa ruộng mở đầu
năm sản xuất). Hệ thống đê ở các con sông lớn được quan tâm triệt để nhằm bảo vệ
mùa màng, chống lụt lội. Các chức quan Hà đê (chánh sứ và phó sứ) đưọc đặt ra để
chuyên coi việc đào kênh ngòi, đắp đê phục vụ giao thơng, thủy lợi. Việc mở rộng
diện tích canh tác, tổ chức khuyến khích khai hoang cũng được quan tâm.
c. Thủ công nghiệp, nhờ được quan tâm, cũng ngày càng phồn thịnh. Nghề dệt
gấm, sản xuất nông cụ, vải lụa, đồ gốm, đồ sứ, đồ đồng, vũ khí, xe thuyền, khắc
bản in, nung vôi, dệt the,.. đã phát triển mạnh ở các làng nghề, phường hội truyền
thống
3. Về văn hóa - xã hội
Sự phát triển của các học thuyết Nho - Phật- Lão trong giai đoạn đầu tiên của chế
độ phong kiến Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành, phân chia đẳng
cấp trong xã hội Lý- Trần. Cụ thể:
- Ở thời Lý, đạo Phật lan truyền khắp nước ta, có xu hướng phát triển thành quốc
giáo. Vai trị độc tơn của Phật giáo đã dẫn đến việc phân chia các giai cấp trong xã
hội thời Lý như sau:
+ Giai cấp được trọng vọng nhất thời Lý là giai cấp quý tộc và tăng lữ.
+ Giai cấp quần chúng bị trị thời Lý gồm nông dân ở các làng xã, nông nô,
nô tỳ ở các điền trang, thợ thủ công, lái buôn.
- Ở thời Trần, đạo Phật vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống tinh thần của
dân tộc nhưng vị trí độc tơn của nó đã dần phải nhường chỗ cho Nho giáo. Vua
Trần đề cao Nho giáo nhưng cũng coi trọng Phật giáo, đề cao tư tưởng “Tam giáo
đồng nguyên”
4. Về giáo dục và nghệ thuật


a. Việc giáo dục đã được quan tâm từ rất sớm. Năm 1070, Lý Thánh Tông lập
Văn Miếu ở quốc đô Thăng Long. Năm 1075, Lý Nhân Tông mở khoa thi tam
trường và năm 1076 mở Quốc Tử giám chuyên lo việc giảng thuật Nho giáo. Các

năm 1086, 1152, 1165, 1193 đều có mở kỳ thi. Ðến đời Trần, các kỳ thi Nho giáo
được tổ chức thường lệ và có quy mô rộng rãi hơn thời Lý.
b. Tiếp thu những thành tựu rực rỡ của văn nghệ dân gian, các ông vua thời Lý,
Trần đã nối tiếp xây dựng một nền văn nghệ cung đình giàu bản sắc dân tộc. Ca
múa nhạc cung đình ở các triều Lý- Trần đều bắt nguồn từ ca múa nhạc dân gian
(Múa rối, hát chèo, hát tuồng thường được các ông vua thời Lý- Trần đặc biệt u
thích)
Phần lớn các cơng trình kiến trúc điêu khắc ở thời Lý- Trần đã bị hủy hoại trong 20
năm đô hộ của giặc Minh nhưng theo các tài liệu sử học, khảo cổ học và một số di
chỉ cịn lại, có thể khẳng định rằng vương triều Lý- Trần đã cho xây dựng nhiều
cơng trình lớn (Năm 1031, có 950 ngơi chùa được xây. Tháp Báo Thiên cao 12
tầng. Tháp Sùng Thiên ở Sơn Nam, Hà Nam Ninh ngày nay, cao đến 13 tầng. Các
di tích chùa Một cột, chùa Keo, chùa Thầy, tháp Bình Sơn, chng Quy Ðiền,.. đều
cho thấy sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý Trần)
II. Đặc điểm nội dung của thơ văn Lí – Trần
Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã nhận định "Thơ đời Trần tinh vi trong
trẻo, đều có sở trường tột bật cũng như đời Hán, đời Đường bên Trung
Hoa" ([1]) hay Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện và Thư kinh diễn nghĩa đã
tự hào rằng: "Nước Nam ta, hai triều nhà Lý, nhà Trần ngang vào khoảng triều
nhà Tống, nhà Nguyên. Lúc ấy tinh hoa, nhân tài cốt cách văn chương, khơng khác
gì Trung Hoa"
1. Thơ văn Lí – Trần thể hiện lịng u nước, tự hào dân tộc.
Yêu nước, tự hào dân tộc là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cũng là một
nội dung chủ đạo của Văn học Việt Nam qua nhiều thế kỉ. Tuy nhiên, ở thời đại Lí


– Trần, một thời đại lịch sử có nhiều sự kiện đặc biệt thì nội dung u nước cũng
có những biểu hiện riêng rõ nét.
a. Thơ văn yêu nước đời Lí
- Tiếng nói tự hào của một dân tộc đang vượt qua những thử thách để khẳng định

mình, tiếng nói chiến đấu mãnh liệt của thời đại:
“Nam quốc sơn hà…..thủ bại hư”
Bài thơ ra đời trong khoảnh khắc nhưng lại có giá rị vĩnh viễn bởi nó biểu hiện bản
lĩnh, khí phách dân tộc, khẳng định chân lý ngàn đời: Chính nghĩa bao giờ cũng
thắng phi nghĩa.
- Tầm nhìn xa trông rộng, khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng
“Chiếu dời đô”
Việc đổi quốc hiệu, quốc đô đánh dấu bước chuyển mình trong cơng cuộc xây
dựng cơ đồ độc lập tự chủ của dân tộc ĐV, đáp ứng nhu cầu củng cố vương quyền
phong kiến và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Bài chiếu đã nâng Lý Thái
Tổ lên một tầm cao khác thường. Nó khẳng định một cái nhìn đúng đắn về xu
hướng phát triển tất yếu của lịch sử của vị vua khai sáng nhà Lý cách đây gần
nghìn năm. Tác phẩm đã đánh dấu những thành cơng bước đầu về nghệ thuật viết
văn chính luận trong VHTÐ.
b. Thơ văn yêu nước đời Trần
- Văn học đời Trần tập trung xoáy mạnh vào đề tài chống quân Nguyên xâm
lược với cảm hứng chủ đạo là lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tạo
nên Hào khí Đơng A mãnh liệt với các biểu hiện:
+ Thể hiện sâu sắc ý chí tự lực tự cường, bảo vệ giang sơn đất nước. (Hịch
tướng sĩ, thuật hoài)
VD:
''Nay ta bảo thật các ngươi : nên nhớ câu ''đặt mồi lửa vào dưới đống củi'' là
nguy cơ, nên lấy điều ''kiềng canh nóng mà thổi rau nguội'' làm răn sợ . Huấn


luyện quân sĩ, tập dượt cung tên ; khiến cho người người giỏi như Bàng Mông,
nhà nhà đều là hậu Nghệ ; có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm
rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai” (Hịch)
VD: “Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu”
+ u nước căm thù giặc (hịch tướng sĩ)

+ Khát vọng lập cơng giúp nước (thuật hồi, cảm hồi)
VD: “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”
+ Ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược (hịch, bạch đằng
giang phú)
VD: “…dẫu cho trăm thân này phơi ngồi nội cỏ, ngàn xác này gói trong da ngựa,
ta cũng vui lịng”
“Thuyền bè mn đội
Tinh kì phấp phới
Hùng hổ sáu quân
Giáo gươm sáng chói
Trận đánh được thua chửa phân
Chiến lũy Bắc Nam chống đối”
+ Ca ngợi khí phách, chiến thắng vẻ vang của dân tộc, khát vọng đất nước
hịa bình mn thuở (Phị giá về kinh)
Ðoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu nỗ lực
Vạn cổ thử giang san
(Tùng giá hoàn kinh sư- Trần Quang Khải)


+ Nêu cao sức mạnh của chính nghĩa, của chữ “đức” trong cuộc chiến đấu
bảo vệ tổ quốc:
Giặc tan muôn thuở thanh bình
Phải đâu đất hiểm cốt mình đức cao
(Bạch Ðằng giang phú- Trương Hán Siêu
=>Một thời đại văn học đầy chất tráng ca. Hào khí thời đại ấy đã làm cho Trần
Phu, một sứ thần nhà Nguyên, vào thời điểm đó đi sứ sang ta, khi về lại Trung
Quốc vẫn cịn “giật mình kinh sợ” đến nỗi “tóc bạc”. Cái cảm giác này ơng có ghi

trong bài Sứ hồn cảm sự:
Kim qua ảnh lý đan tâm khổ,
Đồng cổ thanh trung, bạch phát sinh.
Dĩ hạnh quy lai thân kiện tại,
Mộng hồi do giác chướng hồn kinh.
Dịch:
Bóng lè binh khí lịng đau khổ,
Vang vọng trống đồng, tóc bạc sinh.
Mừng được về nhà, thân khoẻ mạnh,
Ngủ dài, trở dậy, thấy còn kinh.
- Nội dung yêu nước không chỉ được thể hiện trong bối cảnh cuộc kháng chiến
chống xâm lược mà còn phát triển trên những khía cạnh tình cảm phong phú
của nhà thơ:
+ Có khi, đó là nỗi nhớ nhà thầm lặng nhưng mãnh liệt của một nhà Nho xa
quê hương:
Dâu già lá rụng tằm vừa chín
Lúa sớm nở hoa cua béo ghê
Nghe nói quê nhà nghèo vẫn tốt
Giang Nam vui thú chẳng bằng về


(Quy hứng- Nguyễn Trung Ngạn)
+ Có khi, đó là sự ngợi ca các bậc minh quân thánh đế đã chèo lái con
thuyền dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác:
Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
+ Yêu nước còn được thể hiện bằng niềm hạnh phúc được nhìn thấy đất
nước hịa bình, được sống trong hịa bình:
Trăng vơ sự chiếu người vô sự
Nước ngậm thu lồng trời ngậm thu

Bốn bề đã yên nhơ đã lắng
Chơi năm nay thú vượt năm xưa
(Hạnh Thiên Trường hành cung- Trần Thánh Tông)
+ Thương dân, lo cho đời sống của nhân dân
« Sinh dân nhất thị ngã bào đồng
Tứ hải hà tâm sử khốn cùng »
(Hết thảy nhân dân đều là đồng bào của ta
Nỡ lòng nào để cho bốn bể phải khốn cùng)
(Nghệ An hành điện – Trần Minh Tơng)
=>Có thể nói, trong lịch sử dân tộc, vương triều nhà Trần là một vương triều hùng
mạnh nhất. Ðây là thời kỳ mà mọi ý thức về quốc gia dân tộc đều phát triển mạnh
mẽ và đó cũng chính là nền tảng cho sự phát triển của văn học yêu nước.
2. Thiên nhiên trong thơ văn Lí – Trần
Thời trung đại con người sống bằng nơng nghiệp là chủ yếu, nên con người dựa
vào tự nhiên, khai thác tự nhiên mà sống. Do đó, con người hòa nhập vào thiên
nhiên, xem thiên nhiên với con người là một "Vạn vật nhất thể". Con người chưa
xem mình là một chủ thể đối lập với tự nhiên là khách thể để chiêm nghiệm, phân
tích, lý giải... Như vậy, đặc trưng của thế giới tự nhiên trong cái nhìn của con người


trung đại là chúng có tính tồn vẹn khơng phân hố, khơng tách bạch. Thế nên thơ
ca phương Đơng rất chú ý đến hình ảnh của thiên nhiên và xem đây là một đối
tượng thẩm mĩ.
a. Thiên nhiên trong thơ ca đời Lý đa phần là những biểu tượng, là phương tiện
để nói lên nội dung triết lý hay cảm quan Thiền đạo. Những hình ảnh thiên
nhiên thường tượng trưng cho những thực tế siêu nhiên, trừu tượng của triết lý.
VD:
“Cáo tật thị chúng” – Mãn giác thiền sư
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) trở thành một tác phẩm thi kệ nổi
tiếng thời kỳ văn học Lý – Trần, một tun ngơn triết học ẩn ngữ dưới hình thức
nghệ thuật văn chương. Bài thơ mượn cảnh thị tình, lấy tình "trực chỉ chân tâm"
nhằm khai phóng nhân sinh.
Khơng có mới cũng chẳng có cũ, khơng có đi cũng chẳng có về; đáo hay khứ thực
ra chỉ là một thực tại bị chia cắt thành những khái niệm mà chỉ cần khởi tâm trí tuệ
thì bỗng dưng được con mắt sáng mà nhìn, mà nghe, mà cảm nhận cái thi vị của
cuộc đời sau những tột cùng vô biên của sự phân chia, tách bạch.
Tự nhiên, có con mắt thứ nhất mở ra phía sau trước nhìn vào chốn sinh linh mà lời
rằng: đừng bảo, đừng nói, đừng ngộ nhận, chớ lời, chớ chắc, chớ đoan... và còn
con mắt thứ hai dành cho kẻ Xuân Thu biết vui thú du xn bốn mùa sẽ có được:
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Cùng với muôn vàn con mắt không phô diễn.


Khứ (lạc, quá) ------------ nhất chi mai ------------đáo (khai, lai)
Đạo bản vơ nhan sắc, nhưng ta (và người) thì có thể thấy được (nhất chi mai) kia
là vật của đất trời, rỗng rang độc lập, hồn nhiên, như hữu sựu mà như vô sự. Biết
đâu lâu nay người sợ hãi là sợ cái có khơng khơng đối đãi, thì đây là vật chứng, là
hiển nhiên của sinh diệt mà cũng là bất diệt. Cái giả hợp tất chịu đổi thay: còn trẻ
răng trắng má hồng, lúc tuổi già răng long tóc bạc. Nhưng trong chỗ diệt diệt sinh
sinh ấy có một thứ nhẩn nha ra ngoài sinh tử, và một lúc nào nhận diện được nhành
mai trước sân thì tức là đang sống, đang vui đùa với ông Phật vĩnh cửu của chính
mình. Tìm kiếm Phật ở bên ngồi thì cũng giống như cá chép tranh nhau nhảy ở
Vũ Môn, mn đời làm sao hóa rồng được (?!)
Chân tánh là vơ tánh. Tử – sanh chẳng nói.

Vì "khơng hoa, mặc bướm để lòng chi"?
b. Thiên nhiên trong thơ văn đời Trần
- So với thiên nhiên trong thơ văn đời Lý, thiên nhiên trong thơ văn đời Trần
thực hơn, đẹp hơn. Các nhà thơ đã bắt đầu chú ý miêu tả đời sống thơn dã bình
dị. Cảm xúc được thể hiện tinh tế hơn.
+ Miêu tả cuộc sống bình dị của người lao động: (Thiên trường vãn vọng)
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền
Dịch nghĩa
Trước thơn, sau thơn, khí trời mờ nhạt như khói,
Bóng chiều tà nửa khơng, nửa có.
Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về hết,
Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng.


+ Cảnh vật được miêu tả bằng ngôn từ giản dị nhưng vẫn thể hiện được cái
thần, cái đẹp của thiên nhiên : bức tranh đường đi Lạng Sơn, cảnh chùa Bảo
Phúc, động Chi lăng, Thạch Môn sơn, cảnh Thiên Trường, cảnh hồng rụng, tiếng
chuông văng vẳng, tiếng sáo thuyền câu,..:
Mưa tạnh vườn cây màn biếc rủ
Tiếng ve chiều tối rộng bên tai
(Hạ cảnh- Trần Thánh Tông)
Hoặc:
Cổ tự thê lương thu ái ngoại
Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ
Thủy minh, sơn tĩnh, bạch âu quá
Phong định, vân nhàn, hồng thụ sơ
(Lạng Châu vãn cảnh-Trần Nhân Tông)

Dịch nghĩa
Ngôi chùa cổ lạnh lẽo sau lớp khói mùa thu,
Thuyền câu hiu quạnh chng chùa bắt đầu điểm.
Nước trong núi lặng, chim âu trắng bay qua,
Gió im mây nhởn nhơ, cây lơ thơ lá đỏ.
+ Cảm xúc và cách miêu tả cảnh của nhà thơ thực sự tinh tế:
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
(Xuân hiểu- Trần Nhân Tông)
Dịch nghĩa
Ngủ dậy mở cánh cửa sổ,
Không ngờ mùa xuân đã về.


Một đôi bướm trắng,
Phần phật cánh, bay đến với hoa.
Dịch thơ
Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay
Song song đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa bay
Xuân đã đến từ tối hôm qua mà thi nhân chẳng hay. Sớm nay ngủ dậy muộn, vừa
mở cửa sổ ra xem. Mới biết là xuân đã về. Thi nhân biết bao ngỡ ngàng, ngạc
nhiên và xúc động:
“Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay”.
Đằng sau nội dung thông báo “xuân về vẫn chửa hay” hé lộ cho ta biết nhà thơ
đang sống giữa những tháng ngày yên vui trong khung cảnh đất nước thanh bình.

Giọng điệu khoan thai của vần thơ cũng là nhịp điệu ung dung của cuộc sống nhàn
nhã sau khi đã đánh thắng lũ giặc phương Bắc. Gặp lại mùa xuân như gặp lại bạn
cố tri vậy. Phải là người yêu thiên nhiên, mến cảnh đẹp, Trần Nhân Tông mới “ngủ
dậy” đã “ngỏ song mây”.
Đâu phải thi nhân hướng về ngoại cảnh mà cảnh đã vốn trong tâm người rồi, chỉ
cần mở mắt là bắt gặp. Từng phút từng giây, cảnh vật chuyển dịch theo vịng tn
hồn của vũ trụ, chỉ có lịng người là an tịnh tại tâm. Thế nên, qua hai câu thơ thi
nhân ngỡ ngàng về sự chậm trễ của mình. Mới hay, Trần Nhân Tơng sống hết mình
trong từng khoảnh khắc, vơ vi nhưng thức ngộ từng sát-na đang trơi đi, tĩnh mà lại
động, có mà như khơng có, vội vàng mà lại điềm nhiên trong u tịch thời gian.
Thi nhân đã nhìn dịng thời gian đang chuyển luân bằng cái tâm của Phật. Cảnh
động mà tâm không động. Tâm như không động nhưng đang chuyển dịch mãnh
liệt. Bởi thế, cái thần của bài thơ, cái hồn của vần thơ được cô động ở hai câu tiếp


theo. Nhà thơ thật trẻ trung và hồn nhiên khi nhìn thấy ngoại cảnh, lịng đến xao
xuyến, rung động.
“Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi”
(Song song đôi bướm trắng
Phất phới sấn hoa bay)
Xuân về trăm hoa đua nở, phơ sắc khoe hương. Nói đến hoa phải nói đến ong
bướm. Hai nét vẽ gợi cảm, sống động đặc tả tín hiệu mùa xuân, vẻ đẹp thơ mộng
mùa xuân. Hoa xuân như phô sắc khoe hương đợi chờ. Hoa không được đặc tả, ý
như chưa cần phô trương cũng đã đủ làm con người ta rạo rực trước hương xuân
đang đến. Bướm trắng một đôi, bay “sấn ” tới, đi tháng tới. xơng tới khóm hoa…
“Phách phách” là từ láy, gợi tả nhịp cảnh vồ rối rít của đơi cánh bướm. Chữ ”sấn”
là nhãn tự diễn tả thật sinh động và tế nhị vẻ đẹp nên thơ, sức sống mãnh liệt của
thiên nhiên tạo vật buổi xuân về. Bằng cái nhìn non tơ, thi nhân đã cảm và miêu tả
một cách thi vị, đáng yêu cái sắc xuân, xuân tinh mơn mởn qua cánh bướm đang

rối rít bay sấn tới những đoá hoa xuân.
Nghê thuật miêu tả tinh tế và điêu luyện. Trên nền hoa xn rực rỡ mn hồng
nghìn tía nổi lên một đơi bươm bướm trắng. Trên gam màu rực rỡ, lộng lẫy là hai
điểm trắng, gợi lên sự thanh khiết, trang nhã, thanh tân. Câu thơ tả cảnh mà ngụ
tình, cho thấy con người và thiên nhiên giao hịa, cơng hưởng.
Đến đây, ta chợt giật mình, hai con bướm trắng có thật là hai con bướm trắng hay
đó chỉ là ảo ảnh, là tâm cảnh mà thơi. Rõ ràng, trong câu thơ “Nhất song bạch hồ
điệp” (một đơi bướm trắng) đang hướng đến khóm hoa, cánh bướm phất phới
trong không trung. Thế nhưng, bởi thi nhân đã nhắc đến mùa xn mà trong lịng
đã hiện hình cánh bướm vậy. Bởi quá rộn ràng mà chỉ trong khoảnh khắc, mùa
xuân đã tràn ngập ở trong lòng. Cánh bướm tượng trưng cho sự mờ ảo, là bóng hồn


bay lên hòa nhập vào đại vũ trụ hoan ca. Thể như lão Trang Tử một ngày nọ nhìn
cánh bướm nà khơng thể biết mình là bướm hay bướm là mình vậy.
Xuân hiếu là một bài thơ xuân tuyệt hay. Cảnh xn và tình xn hồ quyện. Nghệ
thuật miêu tả chấm phá, Mỗi đường nét, mỗi màu sắc của hoa, của bướm rất tươi
tắn, nhẹ nhàng và thanh thoát. Tả cảnh xuân chớm đến cũng là ngợi ca vẻ đẹp đất
nước thanh bình. Yêu mùa xuân cũng là yêu quê hương đất nước. Tâm hồn ông vua
– thi sĩ trẻ và đẹp mãi với mùa xuân, với giang sơn Đại Việt. Mà có lẽ, những vị
vua trước đây cũng như sau này, do quá mải mê danh vọng, quyền hành, hoặc bỏ
bê việc nước chỉ để ăn chơi sa đọa, đua đòi hoa thơm của lạ, xây dựng nhiều cung
điện, đền đài để thoả thích “đi chơi ngắm cảnh đẹp”.
Thơ là sự giãi bày, là tiếng nói đồng điệu trong không gian và thời gian. Bài thơ
Xuân Hiểể́u, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã đi suốt một hành trình trên 7 thế
kỷ. Đọc nó, ta cảm thấy tâm hồn mình như được hịa nhập, gần gũi với người xưa
hơn.
- Qua việc miêu tả thiên nhiên, các tác giả thường chú ý bộc lộ niềm tự hào về
những chiến tích oanh liệt của dân tộc :
Lâu Lãi hang sâu hơn đáy giếng

Chi Lăng ải hiểm tựa trời cao
Ngựa leo, gió lướt ngoảnh đầu lại
Cửa khuyết trời tây mây ráng treo
(Ải Chi Lăng- Phạm Sư Mạnh)
Các tác giả thường khai thác đề tài sông Bạch Ðằng với cảm hứng ca ngợi đầy
sảng khối, tự hào:
« Ánh nước chiều hơm màu đỏ khé
Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô »
(Bạch Ðằng giang- Trần Minh Tơng)
« Bát ngát sóng kình mn dặm


Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời : một sắc
Phong cảnh : ba thu »
(Bạch Đằng giang phú)
=>Có thể nói, thiên nhiên trong thơ văn Lí-Trần hết sức phong phú đa dạng. Các
nhà thơ đã phát hiện, cảm nhận những vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên chứng tỏ họ
ngày càng gắn bó hơn với cuộc đời, với con người.
c. Thơ Thiền trong văn học Lí-Trần
* Thơ Thiền Lí Trần mang nặng ý thức hệ Phật giáo
- LL sáng tác quan trọng là các nhà sư
- Mang nặng ý thức hệ Phật giáo, thể hiện tư tưởng, triết lý của đạo Phật
+ văn học thời Lý thường thể hiện sự tương đồng, sự vĩnh cửu của bản ngã
+ Quan niệm Sắc Không
=> Con người vô úy
* Thơ ca của các thiền sư dù mang nặng ý thức hệ Phật giáo nhưng thể hiện

tinh thần nhập thế, gắn bó với cuộc đời.
+ Thái độ nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của các nhà sư, khát vọng hòa nhập vào cuộc

đời, tham gia gánh vác những khó khăn của đất nước thời kì đầu xây dựng.
Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vơ dư.
(Chọn được đất long xà có thể ở được,
Tâm tình nơi đồng q suốt ngày vui khơng chán.)
(Khơng Lộ thiền sư, Ngơn hồi)
Nhà sư tìm thấy niềm vui trong cõi đời này không phải là những gì cao xa, viển vơng,
thốt lánh khỏi mặt đất mà là một niềm vui rất trần thế
+ Thơ Thiền thể hiện sự thâm nhập giữa con người và thiên nhiên. Đó là sự giao hồ,
giao cảm giữa con người với thiên nhiên
Xuất phát từ 1 triết lý của Phật giáo: vạn vật trong thế giới này cùng chung một bản thể
và cho rằng chúng chỉ là muôn vàn dạng thức khác nhau mà thôi.


Xuân hoa dữ hồ điệp,
Cơ luyến cơ tương vi.
(Hoa xuân và bươm bướm
Hầu quyến luyến nhau lại hầu xa rời nhau.)
Giác hưởng tuỳ phong xuyên trúc đáo
Sơn nham đái nguyệt quá tường lai.
(Tiếng tù và theo gió luồn trúc mà đến,
Ngọn núi cao cõng trăng vượt tường mà qua)
(Viên Chiếu thiền sư)
- Nỗi “sầu” rất đời
Sư Huyền Quang là tổ thứ ba của Trúc Lâm, người mà Lê Quý Đôn đã từng cho là “tựa
hồ chẳng phải là lời nói của nhà tu hành” khi ông đọc một bài thơ của nhà sư. Quả vậy,
đọc thơ của sư Huyền Quang, dường như người ta không thấy “dáng mạo” của người tu
hành mà thấy hiển hiện một tâm hồn thi sĩ - đậm đà chất đời, chất thực. Những tình cảm
của nhà sư rất dạt dào và được biểu thị một cách thành thực. Chất đời, chất trần tục ấy
được sư Huyền Quang gửi gắm qua bài thơ đề ở chùa Bảo Khánh. Cũng chính sự nhập

đời đó mà đọc bài thơ ta thấy lắng đọng một chút “sầu” rất đỗi con người:
Mây khói đồng hoang quê lắm vẻ,
Lầu Nam quán Bắc xế vừng hồng.
Thơ không tài liệu, xuất không chủ,
Mấy khóm hoa sầu nhớ gió đơng.
Và cái thành thực mang nặng chất đời ấy nhiều lúc được nhà sư thể hiện rất bộc trực,
không hề giấu giếm:
Muốn hướng lên trời xanh hỏi cớ tại sao,
Trơ trơ đúng một mình trong núi tuyết.
Bẻ cành khơng phải đón người mắt xanh,
Chỉ muốn mượn tình xn để an ủi ơng đau.
(Hoa mai)
=>Thơ Thiền thường là những bài kệ khuyên dạy đệ tử của các bậc Thiền sư nhưng
không thuần tuý là những triết lý của nhà Phật mà ẩn chứa trong đó là cái tình, cái thú
“nhàn” và cao hơn cả là sự trải lịng với chính cõi Người, cõi trần thế. Trong thơ thiền,


giữa Đạo và Đời có một sợi dây gắn kết và ánh xạ vào nhau; Đạo là sự thể hiện ở Đời,
còn Đời là thước đo để đạt đến Đạo.
+ Nhân sinh quan tích cực: Mỗi người phải có ý chí, phải có một con đường đi riêng
cho bản thân mình để đạt được mục đích chứ khơng nên theo vết chân người đi trước,
cũng không thể “dẫm chân” tại chỗ, chấp nhận thực tại mà phải biết vươn lên, phải biết
khát khao cái lớn lao, cái cao cả hơn:
+ Thiền sư nhập thế giúp nước, giúp đời.

III. Đặc điểm nghệ thuật thơ văn Lí – Trần
1. Chịu ảnh hưởng, kế thừa tinh hoa văn học Hán
a. Nguyên nhân
Nước ta bị 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Hán đã xâm nhập vào VN bằng nhiều con
đường, trong con đường áp đặt do các quan cai trị Trung Quốc bảo trợ. Vì thế, khi

nước nhà giành lại độc lập, văn học Lý – Trần có mặt đã chịu ảnh hưởng sâu sắc,
thậm chí là nặng nề những yếu tố của văn hố Hán, văn học Hán
b. Biểu hiện
*Ngơn ngữ, văn tự
Văn học Lý Trần chủ yếu vay mượn văn tự Hán để sáng tác (mãi đến thế kỷ thứ
XIII, dưới đời Trần, mới sử dụng chữ Nôm để viết tác phẩm văn học)
* Thi văn liệu, điển cố, điển tích.
VH Lý Trần lấy thi văn liệu, điển cố, điển tích từ sử sách, từ thánh kinh hiền truyện
của Trung Quốc. Sự vay mượn đó nhiều đến nỗi trở thành những mơ – típ quen
thuộc, tạo nên tính quy phạm, ước lệ, tượng trưng trong văn học. Hồi ấy, những
sáng tác văn chương có như thế mới được xem là bác học, cao nhã, cao quý.
Chẳng hạn, nói đến cây và hoa, người đọc sẽ bắt gặp tùng, trúc, cúc, mai, sen…
Đây là những biểu tượng để chỉ phẩm chất, khí tiết của bậc trượng phu, người qn
tử; nói đến vật thì thường là long, ly, quy, phụng; nói đến người thì ngư, tiều, canh,
mục; tả cảnh mùa thu phải là rừng phong lá rụng, sen tàn giếng ngọc, mây đùn cửa


ải, lá ngơ đồng vàng rơi; nói hoa bốn mùa thì thường là xn lan, thu cúc, hạ sen,
đơng mai… Vì thế, người đọc khơng lấy làm lạ là một kiệt tác như Dụ chư tỳ
tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, để khích lệ
lịng u nước của các tướng sĩ dưới quyền xơng lên đánh quân xâm lược, tác giả
lại nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ ở sách vở Trung Quốc như Kỷ
Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Vương Cơng Kiên.
* Thể loại
- Văn học Lý – Trần vay mượn những thể loại của văn học Trung Quốc để sáng
tác, bao gồm vận văn, biền văn và tản văn: Vận văn có các thể thơ cổ phong, thơ
luật Đường (bát cú, tứ tuyệt), từ khúc, ca, ngâm; biền văn thì mượn các thể
như hịch, phú, cáo; tản văn thì mượn các thể chiếu, chế, biểu, tấu, tự, bạt, bi ký, sử
ký, luận thuyết, các thể truyện… (riêng thể chiếu, chế, biểu, tấu có nhà nghiên cứu
xếp vào loại biền văn([3]) => Tất cả các thể loại được sử dụng trong văn học Lý –

Trần đều là những thể loại của văn học Trung Quốc.
- Khi vay mượn để sáng tác, các tác giả đã tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo
những u cầu có tính quy phạm của từng thể loại đó. Theo như kết quả nghiên cứu
hiện nay thì văn học Lý – Trần chưa có thể loại văn học tự thân, nội tại của dân tộc
như ở giai đoạn văn học sau. Điều lưu ý là trong các thể loại trên, về số lượng và
chất lượng thì vận văn nổi trội hơn tản văn; các thể loại trữ tình đạt nhiều thành
tựu hơn thể loại tự sự.
* Bên cạnh vay mượn văn tự ngôn ngữ và thể loại, văn học Lý – Trần còn chịu ảnh
hưởng sâu đậm những tư tưởng tơn giáo, những học thuyết của nước ngồi như
Phật, Lão, Nho, Bách gia chư tử… Đây là những tư tưởng, những học thuyết có
ảnh hưởng lớn ở khu vực Đông Nam Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt
Nam) thời trung đại. Tư tưởng Tam giáo đã in đậm dấu ấn trong tâm lý, trong đời
sống con người Việt Nam thời bấy giờ. Đối với các tầng lớp trên thì họ chịu ảnh
hưởng những tư tưởng, học thuyết đó nặng nề hơn.


 Xuất hiện nhiều ngơn ngữ nhà Phật, mang tính tơn giáo: hoa sen, Như Lai…
2. VH Lí Trần vận động để phát triển theo hướng dân tộc hoá
Trên đường hình thành và phát triển, cùng với việc tiếp thu những cái hay, cái đẹp
của văn hoá, văn học nước ngoài, văn học Lý – Trần vừa phải từ bỏ, vừa phải
chống lại sự lấn áp, áp đảo của những yếu tố ngoại lai đó để ngày càng nâng cao
tính dân tộc
* Văn tự
Nếu ban đầu văn học Lý – Trần sử dụng chữ Hán thì từ đầu thế kỷ XIII, các tác giả
cịn sử dụng chữ Nơm để sáng tác. Việc chữ Nôm ra đời và được sử dụng đã
chứng tỏ ý thức độc lập dân tộc ngày càng được khẳng định, nâng cao; văn hoá,
văn hiến đã được phát triển, đang cố gắng để thoát khỏi sự lệ thuộc văn hoá
phương Bắc. Đồng thời, sự ra đời của chữ Nơm cịn cắm cái mốc cho sự phát triển
văn học, làm tiền đề để cho giai đoạn sau kết tinh nên những kiệt tác văn chương
bởi những tác giả ưu tú như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông (thế kỷ XV), Nguyễn

Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI), Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương (thế kỷ
XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX)…
* Điển cố, điển tích, văn thi liệu
Bên cạnh sự vay mượn của văn học Trung Quốc thì văn học Lý – Trần còn sử dụng
văn thi liệu của Việt Nam, lấy ngay đề tài ở Việt Nam để viết về cuộc sống con
người Việt Nam, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam, phần nào
biểu lộ niềm tự hào dân tộc.
VD : Hạn rồi qua lụt đã bao phen
Thương nỗi đồng điền lúa chẳng lên
Ðống sách hóa ra chồng giấy nát
Bạc đầu luống những phụ dân đen
(Nhâm dần lục nguyệt tác- Trần Nguyên Ðán)
Hạ cảnh – Trần Thánh Tông


Yểu điệu hoa đường trú ảnh trường,
Hà hoa xuy khởi bắc phong lương.
Viên lâm vũ quá lục thành ác,
Tam lưỡng thiền thanh náo tịch dương.
Dịch nghĩa
Nhà hoa thăm thẳm, bóng ngày rủ dài,
Hoa sen đưa hương mát đến cửa sổ phía Bắc.
Vườn rừng sau mưa trở thành tấm màn biếc,
Vài ba tiếng ve khua rộn bóng chiều.
Dịch thơ
Thềm hoa xinh đẹp bóng ngày dài,
Song bắc mùi sen gió thoảng bay.
Mưa tạnh vườn cây màn biếc rủ,
Tiếng ve chiều tối rộn bên tai.
* Ngôn từ: ngôn ngữ triết lý  ngôn ngữ giản dị hơn

* Thể loại : văn học thời kỳ này chưa có dấu hiệu gì về dân tộc hố hình thức thể
loại văn học như ở văn học giai đoạn sau
IV. Đề luyện tập
Đề 1
“Lịch sử nhiều quốc gia, nhiều đất nước từ lâu đã được viết không chỉ bằng
máu, mà còn bằng mực, bằng bút viết trên giấy” (Raxun Gamzatop)
Bằng những hiểu biết về thơ văn Lí – Trần, anh chị hãy bày tỏ suy nghĩ của
mình về nhận định trên.
Ý Nội dung
1
Giải thích
“lịch sử”: trong nhận định của Gamzatop “lịch sử” mang ý nghĩa là
hiện thực đời sống

Điểm
2,0


“máu”: biểu tượng cho sự anh dũng chiến đấu và hi sinh để bảo vệ tổ
quốc
“bút”, “mực viết trên giấy”: biểu tượng cho tác phẩm văn học, cho
nghệ thuật ngôn từ
=> Nhận định đã đề cập đến chức năng phản ánh hiện thực của văn
học. Đây là chức năng cơ bản và quan trọng của văn học nghệ thuật.
2

Bình luận

3,0


Nhận định của Raxun Gamzatop khẳng định một chân lí nghệ thuật:
văn học gắn liền với đời sống, phản ánh đời sống một cách chân xác và sinh
động.
- Văn học bắt nguồn từ hiện thực. Hiện thực đã cung cấp đề tài, môi
trường thể nghiệm, cảm hứng và ngôn ngữ cho người nghệ sĩ chắp bút sáng
tạo. Do đó, tất yếu hiện thực sẽ đổ bóng lên trang viết rất đậm nét và “lịch
sử nhiều quốc gia, nhiều đất nước” “được viết bằng mực, bằng bút viết trên
giấy”.
- Trước khi là một nghệ sĩ, người cầm bút đã là một công dân có ý thức
trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc. Do đặc thù về tư chất và sở trường, họ
thực hiện sứ mệnh cơng dân bằng ngịi bút nên đã ghi lại lịch sử đất nước
mình một cách sinh động trong các tác phẩm văn học.
- Mục đích tối hậu của văn học là cuộc đời, cuộc đời là nơi đi đến của
văn học. Vì thế càng bám sát hiện thực (dù là những rung chuyển dữ dội
hay những lát cắt bình yên của lịch sử) thì văn học càng trở thành những
thước phim quý giá, càng cất lên tiếng nói nhân văn cao cả, từ đó mà có giá
trị hơn với cuộc đời với con người. Lịch sử của nhiều đất nước đã đi vào
văn học chính là bởi lẽ đó.
3
Chứng minh

5,0


Học sinh lựa chọn tác phẩm tiêu biểu của thơ văn Lí-Trần, phân tích để
làm rõ nội dung của nhận định. Cần bám sát vấn đề, tránh phân tích đơn
thuần hoặc lan man không định hướng.
4
Mở rộng, nâng cao


2,0

- Phản ánh hiện thực là chức năng cơ bản của văn học. Thực hiện tốt
chức năng này là cơ sở để văn học hướng tới chức năng giáo dục, chức năng
thẩm mĩ,
- Định hướng đối với người sáng tạo: để có thể phản ánh đời sống một
cách khái quát và bản chất nhất, người viết cần phải gắn bó máu thịt với
cuộc đời, phải có cái nhìn tinh tường, tinh tế để nắm bắt được huyết mạch
của đời sống. Đặc biệt, người viết cần phải có tài năng để sáng tạo những
hình tượng nghệ thuật điển hình, mang âm vang của thời đại.
- Định hướng đối với người tiếp nhận: để có thể lĩnh hội trọn vẹn bức
thơng điệp thẩm mĩ trong tác phẩm, người đọc cần tiếp nhận tác phẩm trong
mối liên hệ với thời đại mà nó ra đời. Đồng thời người đọc cũng cần có
nhiều trải nghiệm về đời sống, có ý thức đọc để tích lũy kiến thức. Có như
vậy, chức năng phản ánh của văn học mới thực sự hiệu quả, và văn học mới
trở thành “nhân học”.
Đề 2
“Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống”
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm rõ lời đề nghị về lẽ
sống của tác giả Phạm Ngũ Lão qua bài thơ Thuật hoài (Ngữ văn 10 Tập một, Nxb
Giáo dục Việt Nam, 2015).
Gợi ý
I. Yêu cầu về kĩ năng:


- Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, biết vận dụng
linh hoạt các thao tác lập luận, biết lựa chọn tác phẩm tiêu biểu, biết phân tích, cảm
thụ để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

II. u cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
1. Giải thích ý kiến
- Từ ngữ cụ thể: văn học chân chính, lời đề nghị, lẽ sống...
- Khái quát: Bằng cách nói khẳng định, ý kiến đã nêu lên đặc trưng, chức năng cao
quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng những giá trị sống cho con người.
2. Trình bày suy nghĩ về ý kiến
- Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng cũng thể hiện nhu cầu muốn bày tỏ, chia sẻ
cảm xúc hay quá trình nghiền ngẫm, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn.
- Vì vậy một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thơng điệp về lẽ
sống: đó có thể là một triết lý sống, một cách ứng xử, một lý tưởng sống cao đẹp hay
là lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo xấu
xa không xứng đáng với con người…
- Lời đề nghị về lẽ sống ấy trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác
động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc đấu tranh vật lộn bên trong tâm hồn để
lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp đẽ..
- Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay là
lời thuyết giáo về đạo đức. Trái lại, đó là một cuộc đối thoại, gợi mở thơng qua hình
tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn…
3. Phân tích bài thơ Thuật hồi của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ ý kiến.


- Lẽ sống mà nhà thơ bày tỏ trong tác phẩm gắn liền với hoàn cảnh đặc biệt của dân
tộc, đó là cuộc kháng chiến chống qn Mơng Ngun lần thứ hai, cả nước sục sơi khí
thế đánh giặc..
- Lời đề nghị mà thực chất là lời bày tỏ về lẽ sống của tác giả Phạm Ngũ Lão: khao
khát lập chiến cơng, thể hiện trách nhiệm và tình đồn kết cùng nhau giết giặc của
một công dân trong cộng đồng dân tộc; nỗi thẹn cũng chính là khát vọng muốn lập
nên sự nghiệp anh hùng, phò vua giúp nước…

- Lẽ sống ấy được thể hiện qua lời thơ hàm súc, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng và
giọng điệu trầm hùng, chiêm nghiệm mang vẻ đẹp của hào khí Đơng A - hào khí thời
Trần…
- Vẻ đẹp của lẽ sống ấy gợi ra mối đồng cảm sâu xa của người đọc, làm thức tỉnh lối
sống có trách nhiệm, sống cống hiến, sống với những lý tưởng và hoài bão cao đẹp
của bạn trẻ ngày nay…
4. Đánh giá, mở rộng vấn đề:
- Yêu cầu đối với người sáng tác: Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người
viết cần phải biết tự vượt lên những suy nghĩ tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để
đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại; đồng thời khơng ngừng lao động
để tạo nên sự hài hòa cân xứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật…
- Yêu cầu đối với người tiếp nhận: Người đọc cần phát huy vai trị chủ động, tích cực
của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn
chương, từ đó trau dồi nhân cách, thu hẹp khoảng cách giữa văn học và cuộc đời.
Đề 3
Tư tưởng yêu nước từ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) đến “Thuật
hồi” (Phạm Ngũ Lão) và “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi).
1. Nêu khái quát về tư tưởng yêu nước trong văn học.
- Đây là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt các tác phẩm văn học Việt Nam từ
xưa đến nay.


- Tư tưởng yêu nước ở mỗi thời đại lại được thể hiện ở những phương diện
và các cung bậc khác nhau. Đặc biệt trong những hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại
xâm, khi vấn đề dân tộc được đặt ở vị trí trung tâm, tư tưởng yêu nước được thể
hiện một cách sâu sắc và rõ nét nhất.
2. Tư tưởng yêu nước từ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) đến “Thuật hồi”
(Phạm Ngũ Lão) và “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi).
- Nét chung trong tư tưởng yêu nước của ba tác phẩm:
+ Ba tác phẩm trên ra đời vào ba thời kì: Lý – Trần – Lê . Đây là các triều

đại thịnh vượng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đặc biệt đây là các triều đại
nổi tiếng trong lịch sử bởi những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm: nhà Lý
chống giặc Tống, nhà Trần chống giặc Nguyên Mông, nhà Lê chống giặc Minh
xâm lược. Do đó, các tác phẩm trên đã phản ánh tư tưởng u nước sơi sục của
thời đại. Ba tác phẩm chính là con đẻ của thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc.
+ Tư tưởng yêu nước là tư tưởng chủ đạo trong ba tác phẩm, là nguồn cảm
hứng cho các tác giả trong quá trình sáng tác. Nét chung của tư tưởng yêu nước
trong cả ba tác phẩm là: Yêu nước là tự hào dân tộc, yêu nước là quyết tâm chiến
đấu bảo vệ đất nước, yêu nước là xả thân bảo vệ đất nước...
Tuy nhiên, ở mỗi tác phẩm, sự biểu hiện tư tưởng yêu nước lại có nhiều
cung bậc, nhiều phương diện khác nhau.
- Nét riêng của tư tưởng yêu nước trong ba tác phẩm trên:
a. “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt):
- Hồn cảnh sáng tác: tương truyền, khi quân Tống do Quách Quỳ thống lĩnh tiến
đến bên bờ sơng Như Nguyệt (sơng Cầu) thì mắc phải phịng tuyến của qn ta do
Lí Thường Kiệt chỉ huy. Qn Tống khơng có cách nào qua sơng được nên đã phải
đóng binh ở bên bờ bắc con sơng. Nửa đêm, Lí Thường Kiệt sai người vào đền thờ
Trương Hống, Trương Hát ở bên này sông, đọc vang bài thơ, khích lệ tướng sĩ và


đe dọa quân địch. Nhờ thế mà quân ta đã đánh tan quân Tống trên phòng tuyến
Như Nguyệt và đuổi chúng qua tận biên giới Trung Hoa.
- Đánh giá khái quát: bài thơ được coi như “bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên”
trong lịch sử dân tộc. Nó vừa là sự “lập nghiệp” của cả cộng đồng người Việt, vừa
là sự “lập ngơn” của Lí Thường Kiệt và con dân nước Nam trước kẻ thù xâm lược.
Đây là tiếng nói của một người nhưng đồng thời cũng là tiếng nói của hàng triệu
người trong đó.
- Cụ thể biểu hiện tư tưởng yêu nước trong bài thơ:
+ Gắn liền với tư tưởng trung quân (trung quân ái quốc), gắn “nước” với
“vua”: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Tuy nhiên, Lí Thường Kiệt khơng nói

“vương” mà xưng “đế” dù cả “vương” và “đế” đều nghĩa là “vua”. Nhưng để phản
đối lại quan niệm của Trung Hoa (“Trời khơng thể có hai mặt trời, nước khơng thể
có hai vua”), Lí Thường Kiệt đã xưng đế với một niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu
sắc.
+ Gắn với tư tưởng thiên mệnh: “Rành rành định phận tại sách trời” - ảnh
hưởng từ quan niệm của Nho giáo. Nhưng khái niệm “thiên thư” được dùng như
một luật định đứng trên mọi dân tộc, mọi quốc gia. Vì thế, dẫn “thiên thư” có tác
dụng như một thứ vũ khí hiệu quả đánh vào tâm lí kẻ địch.
+ Thể hiện bằng quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm:
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Đây vừa là lời tuyên chiến, vừa là hạ quyết tâm đánh giặc đến cùng, đồng
thời khẳng định niềm tin tất thắng của quân và dân ta trước kẻ thù xâm lược hùng
mạnh.
b. “Thuật hoài” (Phạm Ngũ Lão)


×