Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG: RÈN TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.62 KB, 55 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong bối cảnh sự phát triển năng động, phức tạp của xã hội hôm nay, giáo
dục đã và đang đổi mới theo hướng phát huy năng lực người học nhằm đào tạo ra
những lứa công dân có thể linh hoạt thích nghi, làm chủ cuộc sống. Một trong
những năng lực quan trọng đó là năng lực tư duy phản biện. Kĩ năng tư duy phản
biện giúp mỗi học sinh tiếp nhận, xử lí kiến thức, vấn đề từ nhiều góc độ và phương
diện khác nhau, biết hồi nghi, phủ nhận, bác bỏ cái sai để tìm ra cái đúng, tiệm cận
với chân lí. Ý thức phản biện làm cho các em khơng cịn thụ động như những con
vẹt nhìn – đọc – chép kiến thức một cách máy móc, lối mịn mà trở thành những
người học có tính chủ động, sáng tạo. Nhân thức được tầm quan trọng của việc rèn
luyện tư duy phản biện cho học sinh nên trong quy định về tiêu chuẩn đánh giá
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều
cấp học do bộ trưởng GD-ĐT ban hành kèm theo thông tư số 13/2012/TT- BGDĐT
ngày 06/4/2012, chương II, điều 7, mục 2c đã nói đến tiêu chí: “Hướng dẫn học
sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện ” như một yêu cầu bắt
buộc đối với giáo viên, nhà trường ở mọi cấp học.
1. 2. Nhiều năm trở lại đây, hòa trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói
chung, mơn Ngữ Văn nói riêng cũng có những chuyển biến tích cực về đổi mới
phương pháp dạy, ra đề, kiểm tra, đánh giá theo hướng mở nhằm phát huy năng lực
người học, bao gồm trong đó cả năng lực tư duy phản biện. Qua đó, giúp hạn chế,
giảm thiểu đáng kể tình trạng phổ biến lâu nay là nhiều học sinh chán Văn, khơng
thích học mơn văn bởi các em bị giáo viên gò ép theo một hướng nghĩ, hướng cảm
nhận duy nhất của chính người dạy, khơng được thể hiện chính kiến riêng, lâu dần
dẫn đến căn bệnh lười động não, đạo văn, chép văn mẫu. Việc rèn luyện tư duy
phản biện cho học sinh vừa giúp các em tich cực, chủ động , sáng tạo trong việc
1



tiếp nhận kiến thức, bày tỏ cách nhìn, cách nghĩ mới của bản thân vừa tác động
ngược trở lại người dạy Văn, khiến giáo viên đổi mới tư duy, cách dạy, không độc
tôn quan điểm cá nhân, không duy ý chí, từ đó khiến sức hút của mơn học được
tăng lên đáng kể.
1.3. Kiểu bài nghị luận xã hội tuy mới xuất hiện trong chương trình dạy – học
Ngữ Văn độ chục năm trở lại đây song nó đã thực sự tạo nên nguồn cảm hứng
không nhỏ với học sinh nói chung, học sinh giỏi Văn nói riêng. Ngun nhân
khơng chỉ nằm ở nội dung hướng vào các vấn đề thực tiễn đời sống mà còn bởi
kiểu bài nghị luận này đã giúp học sinh độc lập dần với lối học vẹt, học thuộc lòng
kiến thức sách vở đơn thuần, tạo cơ hội để các em được thể hiện suy nghĩ, quan
điểm cá nhân bẳng chính vốn sống, vốn hiểu biết của các em. Với đặc trưng đó,
kiểu bài này rất cần người học có tư duy phản biện để có những luận điểm sâu sắc,
những ý tưởng độc đáo, thuyết phục, nâng cao thêm chất lượng bài viết.
Từ những lí do đó, chúng tơi lựa chọn đề tài “Rèn luyện tư duy phản biện
cho học sinh trong bài văn nghị luận xã hội”
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm đưa ra những biện pháp để rèn luyện, phát huy tối đa năng lực
phản biện của học sinh khi làm văn nghị luận xã hội. Từ đó khiến cho khả năng làm
văn nghị luận xã hội của học sinh được nâng cao, đạt hiệu quả, đặc biệt là đối với
học sinh giỏi, tạo nên bầu khơng khí dạy học dân chủ, khơi gợi hứng thú của học
sinh đối với kiểu bài nghị luận xã hội nói riêng và mơn Ngữ Văn nói chung.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Tư duy phản biện
1.1.1. Khái niệm
Phản biện là huy động vốn tri thức, kinh nghiệm và năng lực lập luận, biện
bác của mình để chỉ ra những điểm đúng/sai, hợp lí/bất hợp lí, khả thi/ bất khả
thi....của đối tượng vấn đề được đưa ra.
2



Mục đích của phản biện nói chung là mang lại nhận thức đúng đắn, sâu sắc
về đối tượng và từ đó có giải pháp tác động lên đối tượng một cách hiệu quả.
Năng lực phản biện là năng lực nắm bắt chân lí, chỉ ra các ngụy biện/ ngộ
nhận về vấn đề. Nó làm xuất hiện nhu cầu phản tỉnh, thôi thúc sự nhận thức lại các
đối tượng, vấn đề trong chuyên môn. Năng lực phản biện là năng lực phát hiện ra
những bất cập, bất hợp lí... để có thể nhìn nhận lại đối tượng một cách đúng đắn,
tồn diện hơn.
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích đánh giá
một thơng tin đã có theo cách nhìn khác cho vấn đề đặt ra nhằm làm sáng tỏ và
khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Nhìn chung, tư duy phản biện là khi con
người không tiếp nhận thông tin một cách thụ động, cả tin dễ dãi mà ln có xu
hướng chủ động xoay vấn đề ở nhiều góc độ, liên tục đặt ra câu hỏi để đi tìm chân
lí, có khi lật ngược hoặc phủ nhận, phản bác hoàn toàn vấn đề đã có, cốt đem lại kết
quả là những nhận thức chuẩn xác, đúng đắn về đối tượng.
1.1.2. Vai trị, ý nghĩa
1.1.2.1. Trong dạy học nói chung
Tư duy phản biện có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống, đặc biệt là
trong dạy – học. Hiện nay, việc rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh là
nhiệm vụ cơ bản của dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng bởi những ý
nghĩa, ích lợi sau đây:
- Rèn luyện tư duy phản biện là rèn luyện cách suy nghĩ, nhận thức vượt ra
khỏi lối mòn quen thuộc. Với tư duy phản biện, học sinh sẽ có được những cách
tiếp cận mới, đề xuất được vấn đề mới hoặc có quan điểm, lí giải mới về những vấn
đề tưởng như đã cũ mèm, nhàm chán. Trên cơ sở đó, các em thu được những kết
quả học tập, nghiên cứu mới mẻ, hiệu quả, có giá trị. Việc học tập cũng trở nên thú
vị và vô cùng hấp dẫn.
- Rèn luyện tư duy phản biện là rèn luyện cách tư duy linh hoạt, biết suy nghĩ
và giải quyết vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau, đa diện chứ không phải
phiến diện một chiều. Trên cơ sở đó, các em quyết định được phương án tối ưu, hạn

3


chế ở mức thấp nhất nguy cơ thất bại, sai lầm. Bởi thế, xét về đường dài, tư duy
phản biện cịn giúp mỗi học sinh có thái độ chủ động, bình tĩnh, tự tin, sáng suốt
khi các em trưởng thành, phải ứng xử trước mn vàn tình huống thực tế phức tạp,
tránh được thái độ tự tin, buồn rầu, chán nản, thất vọng khi gặp thất bại, những điều
không như ý muốn, dự định. Các em sẽ có được sự cân nhắc thấu đáo và hành động
đạt hiệu quả trong nhiều tình huống.
- Tư duy phản biện rèn luyện cho học sinh phương pháp đi đến chân lí bằng
q trình tìm tịi, xem xét vấn đề một cách kĩ lưỡng, tỉ mỉ, nghiêm túc trong đó bao
gồm cả việc sẵn sàng đối thoại, lắng nghe và trao đổi với người khác, với những
luồng quan điểm khác. Ý thức được sự quan trọng của tư duy phản biện, các em
khơng cịn cảm thấy tự ái, khó chịu nếu bị góp ý, sẵn sàng, cởi mở trong việc lắng
nghe ý kiến người khác, các em tự nhìn thấy được những ưu, nhược điểm của mình
để có hướng phát huy hay khắc phục. Tư duy phản biện giúp học sinh phát triển kĩ
năng chung sống, cùng hợp tác để tìm ra chân lí.
- Rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh còn giúp giáo viên thu được
những phản hồi hữu ích để từ đó điều chỉnh về phương pháp dạy học. Thơng qua
việc phản biện của học trị, giáo viên có thể đánh giá được năng lực, vốn kiến thức
của các em, lấy đó làm cơ sở phân loại đối tượng dạy học cho phù hợp, thậm chí
khi học sinh có ý kiến phản biện hợp lí, giáo viên cịn có thể phát hiện ra chỗ sai,
chỗ khuyết thiếu trong chính sự truyền giảng kiến thức của mình.
1.1.2.2. Trong dạy học Ngữ Văn nói riêng
Ở bộ mơn Ngữ Văn, căn bệnh học sinh lười nghĩ, lười sáng tạo, chỉ quen sao
chép, nói lại y nguyên lời người khác, dùng văn mẫu trong khi phân tích, cảm thụ
vốn đã khơng phải hiện tượng cá biệt. Bởi thế, việc rèn luyện cho học sinh tư duy
phản biện sẽ giúp các em thể hiện được cá tính, kích thích sự sáng tạo. Các em sẽ
tìm tòi và đề xuất được những quan điểm riêng mới mẻ, có giá trị, bài viết trở nên
sâu sắc, có chính kiến cá nhân độc lập, hấp dẫn, lơi cuốn người đọc, người nghe,

khắc phục bệnh chép văn, đạo văn. Qua q trình phản biện, học sinh khơng chỉ có
những đề xuất mới mà còn rèn luyện được cả năng lực lập luận sắc bén để bảo vệ
4


quan điểm của mình. Khả năng nghĩ – nói – viết của các em được nâng lên đáng kể
và đạt hiệu quả cao.
1.2. Tư duy phản biện trong kiểu bài nghị luận xã hội
1.2.1. Kiểu bài nghị luận xã hội
1.2.1.1. Vị trí của kiểu bài nghị luận xã hội
Mơn Ngữ văn THPT được chia thành ba phân môn: Đọc văn, tiếng Việt và
Làm văn. Ở nội dung làm văn thì so với kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết
minh thì kiểu bài nghị luận có vị trí quan trọng nhất, có dung lượng dạy – học nhiều
nhất đối với học sinh THPT nói chung và học sinh giỏi Ngữ Văn nói riêng. Bài văn
nghị luận địi hỏi học sinh phải trình bày quan điểm, nhận xét, đánh giá, suy nghĩ
của bản thân về các vấn đề văn học hoặc vấn đề đời sống xã hội.
Kiểu bài nghị luận gồm: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nếu nghị
luận văn học yêu cầu học sinh phải nhận định, đánh giá, phân tích,…các vấn đề văn
học (tác giả, tác phẩm, trào lưu/ giai đoạn văn học,…) thì kiểu bài nghị luận xã hội
lại mong muốn người viết bày tỏ suy ngẫm cá nhân về các vấn đề của thực tiễn đời
sống xã hội. Trong chương trình học văn và thi văn của học sinh THPT xưa nay, tuy
sinh sau đẻ muộn so với kiểu bài nghị luận văn học nhưng nhờ tính thiết thực mà
kiểu bài nghị luận xã hội càng ngày càng khẳng định được tầm quan trọng và sự tất
yếu phải có mặt của nó. Qua việc làm văn nghị luận xã hội, học sinh được bám sát,
có những hiểu biết, nhận thức về đời sống xã hội, rèn luyện năng lực tư duy, năng
lực phản biện,…về các vấn đề đời sống, từ đó giúp định hướng, điều chỉnh đạo
đức, nhân cách, kĩ năng sống cho những công dân tương lai. Nghị luận xã hội cùng
với nghị luận văn học trở thành hai dạng bài chính yếu trong các kì thi về mơn Ngữ
văn.
Ở đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia: kiểu bài nghị luận xã hội xuất hiện ở câu

2 và rải rác ở câu 1 (với câu hỏi vận dụng thấp), chiếm 2-3 điểm thành phần/ 10
điểm toàn bài thi.
Ở đề thi HSG Ngữ Văn các cấp, đặc biệt là đề thi HSG Quốc gia: kiểu bài
nghị luận xã hội xuất hiện ở câu 1, chiếm 8 điểm thành phần/ 20 điểm toàn bài thi.
5


1.2.1.2. Yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội
* Các dạng đề
Đề bài nghị luận xã hội gồm 3 dạng chủ yếu
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Đề bài đưa ra một hoặc nhiều tư tưởng, đạo
lí, triết lí, kinh nghiệm sống và yêu cầu học sinh nghị luận. Nội hàm những tư
tưởng đạo lí này thường khơng được trình bày trực tiếp mà ẩn chứa trong những
câu danh ngôn, châm ngôn, tục ngữ, lời bài hát, bài thơ, câu chuyện,...Học sinh
phải giải mã được nội dung của câu danh ngôn, châm ngôn, tục ngữ, lời bài hát, bài
thơ, câu chuyện,...đó để nắm được tư tưởng đạo lí cần nghị luận.
Ví dụ:
• Suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau ““Một cái đầu thơng minh và một trái
tim ấm áp luôn là một sự kết hợp có sức mạnh kinh hồng.” (Nelson
Mandela)
• Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau :
Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái
khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vịng vài giờ khi nó gắng
sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó khơng đạt được gì cả.
Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra.
Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó
co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ
được cơ thể nó. Những chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bị trườn với cơ
thể sưng phồng. Nó khơng bao giờ bay được.

Cậu bé khơng hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải
cố gắng thốt ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh,
để nó có thể bay được khi nó thốt ra ngồi kén.
(Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123)
- Nghị luận về hiện tượng đời sống: Đề bài đưa ra những sự việc, hiện tượng có
thật xảy ra trong thực tiễn đời sống và yêu cầu học sinh nghị luận. Những hiện

6


tượng, sự việc này thường đang nóng hổi tính thời sự, có tính bức thiết, đang trở
thành trào lưu phổ biến,…nhất là trong giới trẻ.
Ví dụ:
• Suy nghĩ của anh (chị) về trào lưu Like là làm
• Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng có nhiều bậc phụ huynh quá coi trọng
kết quả học tập của con cái
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được rút ra từ các tác phẩm văn học: Đề bài yêu
cầu học sinh nghị luận về những vấn đề của thực tiễn xã hội trên cơ sở khai thác
khía cạnh nội dung, thơng điệp nào đó của tác phẩm văn học. Trong trường hợp
này, học sinh không được sa đà vào việc nghị luận về tác phẩm văn học mà chỉ lấy
đó làm nền tảng, chỗ dựa để triển khai phần nội dung trọng tâm: nghị luận về vấn
đề xã hội.
Ví dụ:
• Đọc bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, anh (chị) có suy nghĩ gì về tình u
của tuổi trẻ hiện nay.
• Từ tình mẫu tử trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa” (Nguyễn Minh
Châu), anh (chị) hãy bàn luận về tình mẫu tử trong xã hội hiện nay.
* Nội dung kiến thức
Khác với kiểu bài nghị luận văn học đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết về
văn học (tác giả, tác phẩm, trào lưu, giai đoạn văn học, lí luận văn học,…), kiểu bài

nghị luận xã hội lại yêu cầu học sinh phải có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế sâu
rộng, chín chắn, những quan sát, chiêm nghiệm, đúc rút của cá nhân về các vấn đề
thực tiễn. Trong bài văn nghị luận xã hội, các em phải thể hiện được vốn kiến thức
đó chứ khơng chỉ là kiến thức sách vở lý thuyết đơn thuần.
Sẽ khơng có một khung giới hạn hay đề cương những nội dung kiến thức cho
học sinh khi các em làm kiểu bài nghị luận xã hội. Nếu ở kiểu bài nghị luận văn
học, học sinh có thể đặt trọng tâm ơn luyện vào một vài nội dung kiến thức thì ở
kiểu bài nghị luận xã hội, đề bài có thể động chạm tới những vấn đề mà chính các
7


em cũng không lường tới được, không thể ôn luyện trước. Nội dung kiến thức đề
cập trong kiểu bài nghị luận xã hội rất rộng, đa dạng và phong phú. Khi làm bài,
các em cũng phải huy động sự hiểu biết của mình về mn mặt cuộc sống. Đây là
kiểu bài có thể khắc phục được tình trạng học vẹt, học tủ của học sinh.
* Thao tác lập luận
Kiểu bài nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều
thao tác lập luận khi làm bài như:
- Giải thích: Học sinh xác định tư tưởng đạo lí cần nghị luận là gì? bản chất của
sự việc, hiện tượng? những biểu hiện,…
- Phân tích: đánh giá tư tưởng đạo lý, sự việc hiện tượng cần nghị luận đúng/ sai,
tích cực/ hạn chế, chỉ ra và phân tích các mặt/ các phương diện khác nhau của tư
tưởng đạo lý hay sự việc hiện tượng cần nghị luận,…
- Chứng minh: làm sáng rõ vấn đề nghị luận bằng các dẫn chứng xác đáng, thuyết
phục, tồn diện,…
- Bình luận: nhận xét, khái quát về vấn đề nghị luận, liên hệ, mở rộng,…
1.2.2. Vai trò của tư duy phản biện trong bài văn nghị luận xã hội
Như đã nói, đặc trưng của kiểu bài nghị luận xã hội là đòi hỏi học sinh phải có
chủ kiến, những quan điểm riêng về các vấn đề xã hội, vận dụng tổng hợp các thao
tác lập luận để nhận thức và trình bày vấn đề. Như vậy, ngay từ đặc trưng của kiểu

bài đã quy định mỗi người viết, đặc biệt là học sinh giỏi cần phải có tư duy phản
biện – lối tư duy độc lập với những kiến giải riêng của cá nhân, khơng theo khn
mẫu, lối mịn, cơng thức.
Với tư duy phản biện, học sinh không chi nhận thức đúng về vấn đề xã hội cần
nghị luận mà các em còn lí giải, phân tích vấn đề một cách cặn kẽ, sâu sắc, thuyết
phục, có sự sáng tạo, lật đi lật lại vấn đề để em xét nó một cách tồn diện, nhiều
chiều, đưa ra được những phát hiện riêng với những lập luận khoa học, chặt chẽ.
Điều này là mấu chốt góp phần mang lại một bài viết chất lượng, nhất là đối với
học sinh giỏi.
8


2. Một số biện pháp rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh giỏi trong bài văn
nghị luận xã hội
2.1. Ra đề
Ra đề theo hướng mở là xu thế tất yếu của việc đổi mới dạy học Ngữ Văn nói
chung trong nhiều năm trở lại đây, trong đó bao hàm cả việc ra đề mở đối với kiểu
bài nghị luận xã hội. Ra đề mở khác với kiểu ra đề truyền thống. Đề văn truyền
thống còn gọi là đề “đóng”, đề “khép kín” (chữ của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống). Nó
cung cấp sẵn cho người viết rất nhiều dữ kiện, thơng tin, có những mệnh lệnh và
giới hạn rõ ràng về nội dung kiến thức, về thao tác lập luận (hãy chứng minh, hãy
giải thích,..), về phạm vi tư liệu cần có trong bài làm. Trong khi đó, đề mở "là loại
đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài để viết văn tự
sự, miêu tả... khơng nêu mệnh lệnh gì về thao tác lập luận kiểu như hãy chứng
minh, hãy giải thích, hãy phân tích,... hoặc phương thức biểu đạt như hãy kể, hãy
phát biểu cảm nghĩ,... "Đề mở" khác với loại đề có đầy đủ các yếu tố, từ lời dẫn đến
yêu cầu về thao tác cụ thể (trước gọi là kiểu bài)” (Đỗ Ngọc Thống, Tài liệu
Chuyên Văn tập 2- NXB GD, 2012, tr 102). Đề văn truyền thống vẫn kiểm tra được
hiểu biết, nhận thức của hcọ sinh song hạn chế của nó là đơn điệu, hay lặp lại nên
dễ gây nhàm chán, học sinh bị gị bó, phải viết theo những yêu cầu nhất định, theo

những định hướng có sẵn của người ra đề nên tính chủ động, sức sáng tạo, quan
điểm cá nhân,…chưa được phát huy tối đa. Những hạn chế của đề văn truyền thống
lại là ưu điểm nổi bật của đề văn theo hướng mở. Đề mở cởi trói cho sức sáng tạo
của học sinh, đặc biệt là kích thích tư duy phản biện của các em về những vấn đề
người ra đề đặt ra, các em có thể thoải mái liên tưởng, đồng tình hay “cãi lại”, tự do
bày tỏ quan điểm cá nhân, sử dụng các thao tác lập luận đa dạng,…khác hẳn với
việc nhất nhất tuân theo, phục tùng một vài mệnh lệnh hay yêu cầu có sẵn như
trong đề văn truyền thống.
Với kiểu bài nghị luận xã hội, tưởng như là rất dề dàng để ra đề mở hơn so
với kiểu bài nghị luận văn học bởi bản thân nội dung nghị luận ở đây là những vấn
đề thực tiễn xã hội – những vấn đề vốn đã có tính chất “mở”, khơng có sẵn trong
9


sách vở lý thuyết, muôn màu muôn vẻ, đa dạng, phong phú. Tuy vậy, nhiều giáo
viên hiện nay vẫn lúng túng trong khâu ra đề để đảm bảo tính chất mở, đôi khi vẫn
lạc sang kiểu ra đề văn truyền thống. Trong khi đó, để thực sự phát huy tư duy phản
biện của học sinh, tạo cơ hội để học sinh đối thoại, tranh luận, bày tỏ ý kiến cá nhân
trong bài văn nghị luận xã hội, tất yếu phải có những đề văn mở.
Vậy có cách thức nào để có thể tạo ra những đề văn nghị luận xã hội theo
hướng mở? Từ kinh nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh, chúng tôi đã rút ra
được một số cách thức ra đề mở như sau:
- Trong đề văn giáo viên chỉ đưa duy nhất vấn đề/ chủ đề nghị luận thơng qua
một từ, cụm từ (mệnh đề), hình ảnh, biểu tượng hay tranh vẽ, câu chuyện đã
nghĩa….mà không diễn giải, chú thích gì thêm về ý nghĩa nội hàm của chúng. Giáo
viên yêu cầu học sinh trình bày suy ngẫm cá nhân về những thông điệp/ vấn đề xã
hội mà các em nhận thấy/ rút ra / liên tưởng được từ mệnh đề, hình ảnh, tranh vẽ,
câu chuyện…đó.
Ví dụ:
• Đề văn nghị luận xã hội nêu một từ:

Nụ cười
Anh (chị) có suy nghĩ gì?
• Đề văn nghị luận xã hội nêu một mệnh đề:
Tuổi trẻ cần phải sống đẳng cấp
Anh (chị) nghĩ như thế nào?
• Đề văn nghị luận xã hội đưa một bức tranh:
Suy nghĩ của anh (chị) về bức tranh sau

10


Thủ tướng Mark Rutte (Hà Lan) đi xe đạp hàng ngày
đến nơi làm việc
Với dạng đề này, sẽ có rất nhiều luồng đáp án, suy nghĩ, quan điểm được
đưa ra tùy theo nhận thức, trường liên tưởng, vốn sống, …của mỗi học sinh. Với đề
bài gồm từ khó duy nhất “Nụ cười”, học sinh có rất nhiều liên tưởng: nụ cười là
biểu hiện của niềm vui, nụ cười là phương tiện giao tiếp một cách thân mật, nụ cười
là biểu hiện của sự chia sẻ với mọi người, …Với đề bài “Tuổi trẻ cần sống có đẳng
cấp”. Nếu hiểu khái niệm “đẳng cấp” thiên về ý nghĩa là chỉ lối sống ăn chơi sành
điệu để chứng tỏ cái “tơi”, có học sinh sẽ đồng tình nhưng cũng sẽ có học sinh phản
đối với ý kiến đề bài đưa ra. Mặt khác, lại có những học sinh sẽ đưa ra cách hiểu
khác về khái niệm “đẳng cấp” và triển khai bài viết theo hướng khẳng định sự đẳng
cấp của tuổi trẻ nằm ở việc nỗ lực học hành, tích cực trau đồi kĩ năng sống, cống
hiến nhiệt tình, làm những việc tử tế, có ích cho xã hội…Tương tự như thế với đề
bài liên quan tới bức tranh, có học sinh sẽ rút ra thơng điệp về đức tính giản dị của
vị thủ tướng Hà Lan, từ đó bài viết tập trung làm rõ khái niệm, những biểu hiện, vai
trò ý nghĩa,…của lối sống giản dị ở con người nói chung. Những ngược lại, cũng sẽ
có những em thấy được bài học về ý thức bảo vệ môi trường từ bức tranh và triển
khai bài viết xoay quanh vấn đề này.
11



Có thể thấy, đề văn càng”kiệm lời”, chỉ cần đưa vấn đề/ chủ đề mà không
diễn giải cụ thể sẽ càng kích thích được tư duy phản biện phong phú cùng sức sáng
tạo vô biên của học sinh. Các em tha hồ suy ngẫm, xâu chuỗi, liên hệ, tưởng tượng,
rồi bàn bạc, đánh giá, trình bày những quan điểm riêng mang bản sắc cá nhân về
vấn đề được nêu. Qúa trình ấy chính là q trình học sinh đang được rèn luyện, thể
hiện và mài sắc tư duy phản biện bằng hình thức đề mở.
- Đề văn đưa ra những ý kiến, quan điểm khác nhau/ trái ngược nhau về cùng
một vấn đề nghị luận và yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân về những ý
kiến hay quan điểm đó.
Chẳng hạn:
• Có người cho rằng: Ta hãy học theo cách của dịng sơng nhìn thấy núi thì đi
đường vịng, nhưng lại có ý kiến khác: Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta
chọn lối đi chưa có dấu chân người.
Suy nghĩ của anh (chị) về những ý kiến trên.
(Đề thi HSG môn Ngữ Văn lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2016 – 2017)
• Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai
khơng biết im lặng là khơng biết nói”. Cịn Martin Luther King Jr lại phát
biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng
ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng.”
(Đề thi HSG môn Ngữ Văn lớp 12 tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2014 – 2015)
Với những kiểu đề văn này, học sinh phải thể hiện sự đánh giá của cá nhân về
mỗi một quan điểm, ý kiến (ý kiến nói về vấn đề gì, làm sáng tỏ ý kiến đúng/ sai,
tích cực/ tiêu cực ở chỗ nào ? Đã hợp lí, thuyết phục chưa hay cần chỉnh sửa, bổ
sung; mối quan hệ giữa hai quan điểm, ý kiến, chúng phủ nhận hay bổ sung cho
nhau,…). Như thế là các em đã thực hiện quá trình “phản biện”, đối thoại, tranh
luận đối với từng ý kiến/ quan điểm đồng thời bày tỏ quan điểm bản thân về vấn đề
nghị luận.
Giáo viên cần ra đề mở thường xuyên, đều đặn, tránh việc ra đề dễ dãi, cẩu

thả theo lối cũ, cốt để cho có. Nội dung mỗi đề văn cũng cần có sự chọn lọc, cân
12


nhắc, bám sát mục đích hình thành tri thức, nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp
cho học sinh, chạm được vào những vấn đề bức thiết, quan trọng trong cuộc sống
hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ. Đề văn cũng cần vừa sức, không ôm đồm
những vấn đề lí luận trừu tượng quá to tát, cao siêu. Mỗi đề văn tốt theo hướng mở
không chỉ khắc phục được căn bệnh chép văn mẫu, máy móc, dập khn, nhai lại ý,
lời người khác mà còn thực sự tạo được sự hưng phấn, kích thích tư duy phản biện,
tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
2.2. Các thao tác hướng dẫn học sinh làm bài
Trong bài văn nghị luận xã hội, bản chất và mục đích của việc phát huy tư duy
phản biện cho học sinh là nhằm để các em có nhận thức đúng và sâu sắc, tồn diện
về vấn đề nghị luận (tư tưởng đạo lí hay hiện tượng xã hội). Ở phần này, chúng tôi
muốn đề cập đến một số biện pháp mà giáo viên có thể vận dụng để giúp học sinh
đạt được hai mức độ yêu cầu đó trong bài viết:
2. 2.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi tìm ý
Trên cơ sở nắm vững vấn đề nghị luận được nêu ở đề bài, giáo viên gợi ý hay
hướng dẫn học sinh đặt hệ thống câu hỏi xoay quanh vấn đề nghị luận đó. Mục đích
của việc đặt câu hỏi là để học sinh xác định đúng nội hàm, trọng tâm vấn đề, tránh
đi lạc hướng, tìm được ý làm khung xương cơ bản cho bài viết. Hệ thống câu hỏi
khiến các em tư duy, nhận thức đúng và triển khai các luận điểm đi đúng vào vấn
đề nghị luận được nêu ra. Trước tiên, giáo viên làm mẫu việc đặt câu hỏi tìm ý với
một đề bài cụ thể rồi sau đó, hướng dẫn học sinh tự áp dụng với những đề bài nghị
luận xã hội khác. Biết đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề nghị luận là học sinh đã hình
thành thao tác phản biện khi làm bài.
Hệ thống câu hỏi cơ bản với bài nghị luận xã hội có thể triển khai như sau:
* Dạng 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Câu hỏi giải thích nội hàm tư tưởng, đạo lí:

+ Khái niệm/ thuật ngữ/ hình ảnh/ sự việc/ chi tiết/ hiện tượng,… được nêu
ra nghĩa là gì?
13


+ Tư tưởng, đạo lí đó biểu hiện cụ thể trong đời sống như thế nào?
- Câu hỏi phân tích, bàn luận tư tưởng, đạo lí:
+ Tư tưởng đạo lí đúng/ chưa đúng/ vừa đúng vừa chưa đúng?
+ Tư tưởng đạo lí đúng/ chưa đúng như thế nào? Lí giải nguyên nhân?
+ Có thể minh chứng việc đúng/ chưa đúng của tư tưởng đạo lí bằng những
ví dụ thực tiễn nào?
- Câu hỏi liên hệ bản thân:
+ Tư tưởng đạo lí để lại cho bản thân bài học nhận thức gì?
+ Tư tưởng đạo lí giúp bản thân xác định hướng hành động cụ thể ra sao?
* Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng sự việc đời sống
- Câu hỏi giải thích sự việc, hiện tượng:
+ Bản chất của sự việc, hiện tượng là gì?
+ Sự việc, hiện tượng đó biểu hiện cụ thể trong đời sống như thế nào?
- Câu hỏi phân tích, bàn luận sự việc, hiện tượng:
+ Thực trạng hiện nay của sự việc, hiện tượng diễn ra như thế nào? ở mức
độ nào?
+ Nguyên nhân dẫn tới sự việc, hiện tượng đó là gì?
+ Sự việc, hiện tượng đó có những ưu điểm/ tác động tích cực hay hạn chế/
hậu quả tiêu cực nào?
+ Có những giải pháp nào để phát huy, khuyến khích hay ngăn chặn sự việc,
hiện tượng đó?
- Câu hỏi liên hệ bản thân:
+ Sự việc, hiện tượng để lại cho bản thân bài học nhận thức gì?
+ Sự việc, hiện tượng giúp bản thân xác định hướng hành động cụ thể ra
sao?

* Dạng 3: Nghị luận về một vấn đề xã hội được rút ra từ tác phẩm văn học
- Câu hỏi giải thích nội hàm vấn đề nghị luận:
14


+ Thông điệp được rút ra từ tác phẩm văn học là gì?
+ Trong đời sống hiện nay, vấn đề đó biểu hiện như thế nào?
- Câu hỏi phân tích, bàn luận vấn đề:
+ Thực trạng hiện nay của vấn đề diễn ra như thế nào? ở mức độ nào?
+ Vấn đề đó có những ưu điểm/ tác động tích cực hay hạn chế/ hậu quả tiêu
cực nào? Lí giải nguyên nhân
+ Có những giải pháp nào để phát huy, khuyến khích hay ngăn chặn vấn đề
đó?
- Câu hỏi liên hệ bản thân:
+ Vấn đề nghị luận để lại cho bản thân bài học nhận thức gì?
+ Vấn đề nghị luận giúp bản thân xác định hướng hành động cụ thể ra sao?
2.2.2. Phương pháp phản đề
Phản đề là cách tư duy, cách viết lật đi lật lại vấn đề, chú ý đến những biểu
hiện, hiện tượng ngược với vấn đề đang bàn, ngược với tư duy thông thường để từ
đó khẳng định hay phủ định vấn đề cần nghị luận.
Trong bài văn nghị luận xã hội, nếu chỉ tư duy chính đề - thuận theo vấn đề đã
cho thì bài viết của học sinh đa phần mới dừng lại ở mức đúng chứ chưa sâu. Để
bài viết thực sự sâu sắc, tồn diện, hợp lí hợp tình thì rất cần thiết ở học sinh cách
tư duy phản đề, lập luận phản đề. Nêu và phân tích phản đề chính là một biểu hiện
đồng thời cũng là cách thức mài sắc tư duy phản biện trong bài văn nghị luận xã
hội cho học sinh.
Trong bài văn, nội dung phản đề nằm trong phần phân tích, bàn luận, liên hệ,
mở rộng vấn đề nghị luận.Giáo viên gợi mở học sinh sau khi phân tích vấn đề theo
chiều thuận cần liên hệ, mở rộng, đặt ra những hiện tượng, sự việc ngược với tư
duy thông thường về vấn đề để tiếp tục phân tích. Để tìm được phản đề, cũng cần

bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi.
Chẳng hạn với đề bài: Chợ quê và siêu thị, bên cạnh hệ thống câu hỏi xác
định luận điểm cơ bản của bài viết như: chợ quê là gì? siêu thị là gì? ưu điểm, hạn
15


chế của chợ quê và siêu thị trong tương quan so sánh?, giáo viên cịn gợi ý học sinh
tìm và viết phản đề bằng việc nêu câu hỏi chứa đựng tình huống nghịch lí: tại sao
chợ q xuất hiện sớm hơn nhưng hiện nay siêu thị lại đang ngày càng lấn át? Vậy
chợ quê hay siêu thị mới là quan trọng và cần thiết. Suy nghĩ của bản thân về hiện
tượng này.
Tương tự, với đề bài: Sự rỗng tuếch của con người, sau khi xác định các nội
dung chính phải triển khai như: khái niệm “rỗng tuếch”, biểu hiện của sự rỗng
tuếch (rỗng tuếch về tri thức, hiểu biết; rỗng tuếch về tâm hồn đạo đức), những
nguy hại của sự rỗng tuếch, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi tìm nội dung
phản đề, ví dụ: Nếu con người biết bù lấp vào sự rỗng tuếch thì thật đáng quý, tuy
nhiên có rất nhiều người hiện nay tuy rỗng tuếch nhưng tỏ ra kiêu ngạo, biết tuốt,
“thùng rỗng kêu to”, anh chị suy ngẫm như thế nào về hiện tượng này?
Phương pháp nêu phản đề là cách giúp bài viết có độ sâu, rộng trong việc
trình bày quan điểm cá nhân, qua đó giúp nâng cao tư duy phản biện của học sinh,
bài viết trở nên mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn, toàn diện. Đa số các phản đề đều được
gợi ý tưởng từ những tình huống phi lí có thực trong cuộc sống nên phản đề cịn có
giá trị giúp bài viết mang tính chân thực. Giáo viên thực hiện mẫu việc nêu phản đề
ở một vài đề cụ thể, bắt đầu từ việc đặt ra những tình huống giả định, chứa đựng
những nghịch lí như trên rồi kích thích học sinh suy nghĩ, giải đáp theo chủ kiến
của mình. Lâu dần, giáo viên cần yêu cầu học sinh tìm và viết phản đề như một nội
dung bắt buộc trong bài văn nghị luận xã hội. Thao tác này sẽ khiến cho tư duy
phản biện của học sinh được kích hoạt và ngày một sắc bén.
Để trở nên nhanh nhạy trong việc tìm phản đề, giáo viên lưu ý học sinh
năng tích lũy vốn sống, bám sát cuộc sống hiện tại, sự chuyển mình của xã hội hiện

nay để kịp thời phát hiện ra những hiện tượng, sự việc nghịch lí, trái ngược với tư
duy thuận chiều thơng thường.
Trên cơ sở tư duy phản biện thông qua việc đặt câu hỏi tìm ý, tìm và giải
quyết phản đề, học sinh sắp xếp lại các ý theo một tình tự hợp lí để có một dàn bài
hồn chỉnh. Khi cơng đoạn lên ý tưởng đã “êm đẹp” thì giai đoạn thi công – tức
16


viết bài cũng sẽ trở nên “thuận buồm xi gió”. Bài viết của học sinh khơng chỉ
đúng mà cịn sâu và hấp dẫn. Về cơ bản, các biện pháp giúp học sinh hình thành,
phát triển tư duy phản biện phần lớn chỉ nằm ở khâu hướng dẫn học sinh phân tích
đề, tìm ý, lập dàn ý cịn khâu học sinh viết bài thực chất cũng chỉ là sự trình bày lại
những ý tưởng học sinh vừa có được nhờ tư duy phản biện mà thôi.
2.3. Kiểm tra, đánh giá
Để học sinh tự tin phát huy tư duy phản biện, không ngại sáng tạo vì sợ
khác với đáp án của giáo viên thì khâu kiểm tra, đánh giá bài viết cũng cần theo
hướng mở giống như khâu ra đề và hướng dẫn học sinh làm bài với những lưu ý
sau đây:
- Trong chấm văn, việc sử dụng barem điểm sẽ hạn chế được thói quen chấm bài
theo cảm tính của giáo viên, hướng tới tính khách quan, cơng bằng. Tuy nhiên,
khơng nên quá lệ thuộc vào barem theo kiểu nhặt ý cho điểm, số điểm bài viết chỉ
tính dựa trên số lượng ý mà học sinh nói được đúng như trong đáp án. Barem điểm
tất yếu phải có mức điểm tương xứng cho sự sáng tạo, những lập luận, ý kiến, quan
điểm riêng sắc bén, đầy sức thuyết phục của học sinh. Mức điểm này có tác dụng
khích lệ các em chủ động, nỗ lực phát huy tư duy phản biện nhằm đưa ra những
kiến giải mới mẻ, giúp bài viết trở nên sâu sắc, có cá tính, đạt điểm cao.
- Giáo viên hãy nên coi đáp án mình đưa ra chỉ là sự tham khảo, một cách lí giải,
bình luận, bàn bạc về vấn đề nghị luận. Vì thế đáp án không được quá tiểu tiết, vụn
vặt, nên chỉ là những sự định hướng khái quát. Tuyết đối tránh thói quen bắt buộc,
gị bó học sinh phải duy nhất theo đáp án mà giáo viên đưa ra, cần sẵn sàng “dung

nạp”, công nhận những đáp án, những biện luận tuy khác nhưng hợp lí, thuyết phục
của học sinh.
- Giáo viên nên tạo khơng gian mở có tính chất đối thoại, trao đổi dân chủ trong
quá trình đánh giá bài viết của học sinh. Giáo viên có thể đọc mẫu một vài bài văn
bất kì trước học sinh cả lớp, cho các em tự đưa ra ý kiến nhận xét về những ưu
điểm/ hạn chế/ sự sáng tạo, quan điểm riêng,… của bài viết đó. giáo viên đưa câu

17


hỏi gợi ý, kích thích tư duy phản biện của các em với tư tưởng của “tác giả”, chẳng
hạn:
• Em thấy bài viết đã hiểu vấn đề nghị luận như thế nào? Cách hiểu đó hợp lí
hay chưa, giải thích?
• Em có đồng tình với phân tích, lập luận của bài viết về vấn đề nghị luận
không? (Nếu học sinh chưa đồng tình thì giáo viên gợi ý các em chỉ ra điểm
chưa đồng tình, lí giải, đưa ra ý kiến cá nhân và giải thích)
• Theo em, bài viết cần bổ sung thêm những yếu tố nào?
………….
Sau khi các em nhận xét, giáo viên tạo cơ hội để tác giả bài viết giải đáp thắc
mắc, cùng “người chất vấn” trao đổi tìm tiếng nói chung một cách ổn thỏa. Qúa
trình này là học sinh đang phản biện lẫn nhau để tìm chân lí, huy động được nhiều
luồng quan điểm và sự đối thoại giữa các luồng quan điểm. Giáo viên đóng vai trị
điều tiết việc tranh luận và chốt lại kết quả tranh luận.
Sau khi thực hiện việc đối thoại, tranh luận, phản biện lẫn nhau giữa học sinh
với học sinh ở một vài bài mẫu, giáo viên trả bài, cho các em tự đánh giá, chấm
điểm bài viết của chính mình. Cuối cùng giáo viên thu lại rồi đánh giá, chấm điểm
cho bài viết của học sinh. Cách thức tiến hành như vậy khiến mỗi học sinh đều
thoải mái, khơng có cảm giác bị gị ép về quan điểm, đáp án bởi kết quả cuối cùng
là kết quả nhận được sự đồng thuận của số đông, đã được sống đông chấp nhận.

3. Giới thiệu một số đề và dàn ý hướng dẫn học sinh thực hành

Đề 1.
Cho văn bản
“ Mỗi sáng, ở châu Phi có một con linh dương thức dậy. Nó biết rằng nó
phảỉ chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất, nếu khơng nó sẽ bị chết.
Mỗi sáng, ở châu Phi có một con sư tử thức dậy. Nó biết rằng nó phảỉ chạy
nhanh hơn con linh dương chậm nhất, nếu khơng nó sẽ bị chết đói.
Điều quan trọng khơng phải việc bạn là sư tử hay linh dương. Khi mặt trời
18


mọc, bạn nên bắt đầu chạy.”(Theo Frederman – Thế giới phẳng)
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa từ câu chuyện trên
I. Phân tích đề:

- Kiểu đề: + Nghị luận vấn đề xã hội từ một văn bản văn học chưa học.
+ Vấn đề nghị luận là một tư tưởng đạo lí, chưa được nêu trên đề bài
- Yêu cầu:
+ Nội dung: Khả năng sáng tạo của con người.
+ Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
+ Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội
II. Lập dàn ý:
A. Mở bài: Dẫn dắt, nêu văn bản được vấn đề cần nghị luận.
B. Thân bài:
1. Khái quát nội dung và ý nghĩa câu chuyện:
- Có thể đặt nhan đề cho văn bản trên là Chạy.
- Con linh dương – con mồi, sư tử - săn mồi phải chạy vì bản năng sinh tồn của lồi,
nếu khơng chạy chúng sẽ bị ăn thịt hoặc bị chết đói.
- Con người cũng phải “chạy” - tích cực vận động: học tập mở mang tri thức, phát

triển năng lực, rèn luyện nâng cao bản thân, để theo kịp thời đại.
- Vấn đề nghị luận: Con người phải luôn nỗ lực vận động, phấn đấu vươn lên để bắt
kịp và thích ứng với cuộc sống. Đó là vấn đề sống cịn trong thời đại ngày nay.
2. Nghị luận về sự nỗ lực vận động, phấn đấu vươn lên để bắt kịp và thích ứng với
cuộc sống
- Giải thích: Chạỵ là hoạt động dời chỗ với tốc độ cao, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực hết
sức. Người ta thường chạy khi có sự hối thúc gấp gáp nào đó: thời gian, hồn cảnh;
sức khỏe, sự sống cịn …
- Bình luận:

19


+ Văn bản trên nêu lên một vấn đề sống còn với con người hiện đại nếu muốn
tồn tại và phát triển. Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống thay đổi từng giờ, con
người không thể đứng yên mà phải chạy – mở mang tri thức, học tập thường xun để
khơng ngừng nâng cao, hồn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, theo kịp
thời đại. Nếu không con người sẽ bị tụt hậu, bị đào thải khỏi xã hội.
+ Việc chạy diễn ra thường xuyên "mỗi ngày"; với tất cả mọi người: mạnh yếu, giàu – nghèo; sang – hèn… tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, lí tưởng sống, mỗi
người có điểm đến khác nhau " không phải bạn là linh dương hay sư tử"; hơn nữa phải
chạy một cách nỗ lực, quyết tâm cao ngay từ đầu " khi mặt trời mọc".
+ Để sống, linh dương, sư tử phải chạy; sư tử phải ăn thịt linh dương - bản năng
sinh tồn của loài. Con người chạy, trước hết để sống, tồn tại nhưng không thể vì hạnh
phúc, quyền lợi bản thân mà giẫm đạp lên sự sống, hạnh phúc của người khác. Con
người chạy còn để theo đuổi mục tiêu cao đẹp: phát triển năng lực, hoàn thiện bản
thân; thực hiện mơ ước, hoài bão cao cả, xây dựng cuộc sống tươi đẹp, thúc đẩy sự
phát triển của xã hội …
+ Dù chạy để theo kịp thời đại, song đôi khi con người cũng phải biết “dừng
lại”, để lắng nghe bản thân; cảm nhận và hưởng thụ hạnh phúc mình đang có. Chạy
chính là để sống tốt hơn.

3. Bài học liên hệ:
+ Định hướng mục đích sống cao đẹp, đích đến rõ ràng, đúng mong muốn, phù
hợp với năng lực bản thân; chuẩn mực đạo đức; lí tưởng chung của cộng đồng.
+ Chuẩn bị hành trang: tri thức, sức khỏe, bản lĩnh, quyết tâm để sẵn sàng chạy
đua trong thế giới phẳng. Biết chạy và cùng chạy với mọi người.
C. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa quan trọng vấn đề.

Đề 2.
Khả năng sáng tạo
Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả mn
lồi và nói: “ Ta cịn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng
ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng
20


sáng tạo ”.
Đại bàng nói: “ Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng đế đáp: “ Khơng được, sẽ có một ngày lồi người cũng lên đến đó và
tìm thấy nó thơi !”.
Cá hồi nói: “Ta sẽ chơn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “ Khơng đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “ Ta sẽ chơn nó trong đồng bằng mênh mơng”.
Thượng đế vẫn chưa bằng lịng: “ Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ
cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “ Hãy đem khả năng sáng tạo
giấu vào bên trong mỗi con người.”
Và thượng đế đồng ý.
Thụy Khanh – ( từ intenet)
Suy nghĩ của anh (chị) khi đọc mẩu chuyện trên.
I. Phân tích đề:


- Kiểu đề:
+ Nghị luận vấn đề xã hội từ một văn bản văn học chưa học.
+ Vấn đề nghị luận là một tư tưởng đạo lí, chưa được nêu trong đề
- Yêu cầu:
+ Nội dung: Khả năng sáng tạo của con người.
+ Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
+ Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội
II. Lập dàn ý:
A. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu văn bản và vấn đề cần nghị luận
B. Thân bài:
1. Khái quát nội dung và ý nghĩa câu chuyện:
21


- Truyện kể về cuộc đối thoại giữa Thượng đế và mn lồi. Người muốn tặng cho lồi
người một món quà là khả năng sáng tạo nhưng phân vân không biết đặt nó vào chỗ
nào. Sau vài lời đề nghị, Thượng đế quyết định giấu khả năng sáng tạo vào bên trong
mỗi con người.
- Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng lại đặt ra vấn đề rất lớn đối với con người: ẩn
trong mỗi chúng ta đều có khả năng sáng tạo. Đó là một món q vơ giá, phải biết trân
trọng và khơi dậy nó.
2. Nghị luận về khả năng sáng tạo của con người:
- Giải thích: Sáng tạo là năng lực trong con người đưa ra những ý tưởng, phát kiến
mới.
- Phân tích, chứng minh: khả năng sáng tạo trong con người trong suốt chiều dài lịch
sử tồn tại và phát triển của mình. (lấy dẫn chứng cụ thể để phân tích)
- Bàn luận:
+ Khả năng sáng tạo có vai trị rất quan trong trọng sự tồn tại, phát triển của
con người. Nó có trong mỗi con người nhưng không phải ai cũng biết cách khơi dậy để

phục vụ cho cuộc sống của mình.
+ Làm thế nào để khơi dậy sáng tạo? Cần không ngừng học hỏi để có tiền đề
cho sự sáng tạo, ln lao động chăm chỉ và tích cực ngẫm nghĩ, dành thời gian cho sự
sáng tạo, tìm đến những khơng gian sáng tạo và người giàu tính sáng tạo…
+ Chỉ ra một số quan điểm sai lầm về khả năng sáng tạo: sáng tạo là chuyện dễ
dàng, sáng tạo chỉ có ở tuổi trẻ, chỉ cần sáng tạo là có thể thành cơng, phê phán những
người sống ỷ lại, máy móc, trì trệ, hay viển vông, sáo rỗng…
C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa vấn đề, liên hệ bản thân.

Đề 3. Từ truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao, anh (chị) hãy trình bày
quan điểm của mình về tình trạng sống thừa của con người trong xã hội.
I. Phân tích đề:

22


- Yêu cầu về nội dung: đối tượng nghị luận là một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
văn học: hiện tượng sống thừa của con người.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: sử dụng kết hợp các thao tác giải thích, bình luận, phân
tích, chứng minh, bác bỏ…
II. Lập dàn bài
A. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: tình trạng sống thừa của con người trong xã hội.
B. Thân bài
1. Khái quát bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong “Đời thừa” (Nam Cao).
- Bi kịch ở đây hiểu theo nghĩa những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm con người, nó
căng thẳng, khơng có cách nào giải quyết.
- Bi kịch của Hộ được xây dựng trên mâu thuẫn: giữa một bên là khát vọng được sống
có ích, có ý nghĩa, muốn xác định sự tồn tại cá nhân bằng một sự nghiệp lao động sáng

tạo có ích cho xã hội với một bên là sự ngăn cản của xã hội. Nêu khái quát hai bi kịch
tinh thần của nhân vật Hộ trong tác phẩm (bi kịch vỡ mộng văn chương và bi kịch tình
thương).
2. Tình trạng sống thừa của con người trong xã hội.
* Giải thích: Thế nào là sống thừa ? - Sống thừa: sống vơ ích, vơ nghĩa, khơng có tác
dụng, có cũng như khơng.
* Bình luận:
- Thực trạng: trong xã hội, có một bộ phận những người (bình thường cả về trí tuệ vã thể
chất) đang sống thừa, sống một cuộc sống vơ nghĩa, vơ ích, sống khơng có ước mơ, lý
tưởng. Đó là những kẻ dù cịn khoẻ mạnh, dư thừa sức lao động nhưng lười biếng ngồi
mát ăn bát vàng, là những kẻ đủ sức tự lập nhưng vẫn sống dựa dẫm, ỷ lại vào người
khác, là những kẻ sa đà vào lối sống buông thả, mắc vào các tệ nạn xã hội (hút trích ma
tuý, buôn bán ma tuý, mại dâm, trộm cắp...).
23


- Hậu quả: Đó là những kẻ khơng chỉ sống một cuộc sống vơ nghĩa, vơ ích mà cịn làm
ảnh hưởng đến những người xung quanh, trở thành gánh nặng cho gia đình, bạn bè và
xã hội; là nguyên nhân làm gia tăng các tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển của đất
nước.
- Nguyên nhân:
+ Chủ quan: Bản thân chưa có mục đích sống cao đẹp, sống khơng có lý
tưởng, khơng có ước mơ, bị cám dỗ bởi những dục vọng tầm thường; thiếu bản
lĩnh, ý chí và nghị lực.
+ Khách quan: Gia đình, xã hội thiếu sự quan tâm, giáo dục sát sao, không
định hướng đúng đắn cho họ…
- Biện pháp khắc phục:
+ Bản thân: cần xác định mục đích, lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp. Phải có ý
chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; cần có lập trường, bản lĩnh vững vàng trước
những cám dỗ tầm thường của cuộc sống.

+ Gia đình, xã hội: quan tâm sát sao, uốn nắn những lệch lạc trong suy nghĩ, hành
động của con cái.
+ Nhà trường, xã hội: giáo dục lí tưởng sống, tạo cơng ăn việc làm cho người
thất nghiệp, kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội, giúp những kẻ sống thừa trở thành
những người sống có ích, có ý nghĩa…
C. Kết bài
- Nhấn mạnh, khẳng định: sự sống là quý giá nhất đối với mỗi con người.
- Song, mỗi người cần phải làm cho cuộc sống ấy có ý nghĩa, có ích khơng chỉ đối với
bản thân mà cịn đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Liên hệ bản thân.
Đề 4. “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những gian
khổ, hi sinh. Ở đời này khơng có con đường cùng, chỉ có những giới hạn, điều
cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới” (Mùa lạc - Nguyễn
Khải). Anh ( chị) hiểu ý kiên trên như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ của
24


mình bằng một bài văn nghị luận.
I. Phân tích đề:
II. Lập dàn ý:
A. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận
B. Thân bài:
1. Giải thích:
- Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những gian khổ, hi sinh:
+ Ý tưởng của nhà văn Nguyễn Khải xuất phát từ quan niệm của nhà Phật về
thuyết luân hồi, tái sinh. Nhà Phật cho rằng, khi kết thúc sinh mệnh, linh hồn
con người sẽ được đầu thai sang kiếp khác, “ sống gửi thác về” Con người sống
chỉ là sự gửi thân, chỉ khi mất đi, linh hồn mới trở thành bất tử cùng đất trời, vũ
trụ. Đó là cách nhà Phật động viên. Khích lệ con người vượt qua những khó
khăn trong cuộc đời.

+ Từ quan niệm của nhà Phật, Nguyễn Khải nhấn mạnh những giá trị cao đẹp
mà con người có được sau một q trình hi sinh gian khổ. Gian khổ, hi sinh
càng lớn, hạnh phúc càng êm ngọt.
- Ở đời nay khơng có con đường cùng, chỉ có những giới hạn, điều cốt yếu là phải có
sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy.
Nguyễn Khải đi đến tổng hợp, khái quát. Nhà văn cho rằng: yếu tố cơ bản, then chốt
hóa giải mọi vấn đề chính là sức mạnh tinh thân của con người.
=> Câu nói muốn khẳng định: Muốn có được thành cơng, hạnh phúc thì phải trải qua
quá trình gian khổ, vượt qua những giới hạn. Đường cùng chỉ là ranh giới, là thử thách
mà con người cần phải vượt qua.
2. Bàn luận:
- Khẳng định ý kiến của Nguyễn Khải là một quan niệm sống đúng đắn.
- Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình trong đau khổ:
25


×