Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu công nghệ 4g LTE và triển khai ứng dụng thực tế tại công ty mobifone việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN SAU ĐẠI HỌC &VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


TRẦN NGỌC TRUNG

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ 4G-LTE VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
THỰC TẾ TẠI CÔNG TY MOBIFONE VIỆT NAM

CHUYÊN NGHÀNH KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN HOÀNG DŨNG

Hà Nội Năm 2018


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................. 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G LTE ........................... 4
1.1. Giới thiệu về hệ thống thông tin di động 4G LTE ...............................................4
1.1.1. Mục tiêu của mạng 4G LTE ..........................................................................4
1.2. Cấu trúc mạng 4G LTE ........................................................................................7
1.2.1. Cấu trúc các phần tử mạng 4G LTE ..............................................................7
1.2.2. Mạng lõi.........................................................................................................9
1.3. Các kỹ thuật chính được sử dụng trong mạng LTE ...........................................10
1.3.1. Kỹ thuật truy nhập vô tuyến trong LTE ......................................................11
1.3.2. Kỹ thuật đa anten MIMO ............................................................................21
1.3.3. Mã hóa Turbo ..............................................................................................24
1.3.4. Thích ứng đường truyền ..............................................................................24


1.3.5. Lập biểu hay lập lịch (Scheduling) phụ thuộc kênh ....................................25
1.3.6. HARQ với kết hợp mềm .............................................................................25
1.4. Công nghệ thông tin di động LTE Advanaced ...................................................26
1.4.1. Tổng quan về LTE Advanced .....................................................................26
1.4.2. Công nghệ ghép nhiều tần số sóng mang ....................................................27
1.4.3. Cơng nghệ MIMO bậc cao ..........................................................................28
1.4.4. Trạm phát lặp ...............................................................................................28
1.4.5. Tính năng phối hợp hoạt động đa điểm .......................................................29
1.5. Kết luận chương .................................................................................................30
CHƯƠNG 2. DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG 4G LTE .............. 31
2.1. Dịch vụ trong mạng 4G LTE ..............................................................................31
2.1.1. Các loại dịch vụ cung cấp ............................................................................31
2.1.2. Một số loại dịch vụ điển hình cho 4G LTE .................................................32
2.1.3. Các yêu cầu về dịch vụ trên mạng 4G LTE cần tuân theo các đặc tính sau35
2.1.4. Các kiến trúc dịch vụ trong mạng di động 4G LTE phải tuân theo các tính
chất sau: .................................................................................................................36
2.1.5. Xu hướng dịch vụ trong mạng 4G LTE ......................................................37


2.2. Chất lượng dịch vụ QoS trong mạng 4G-LTE ...................................................38
2.2.1. Khái niệm QoS ............................................................................................38
2.2.2. Kiến trúc QoS ..............................................................................................42
2.2.3. Các tham số QoS trong mạng di động thế hệ sau........................................43
2.2.4. Thách thức về chất lượng dịch vụ trong mạng di động 4G LTE ................45
2.2.5. Bảo mật và dịch vụ ......................................................................................46
2.3. Kết luận chương .................................................................................................48
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC TẾ LTE TRÊN
MẠNG MOBIFONE ................................................................................................................. 49
3.1. Tổng quan về mạng 2G và 3G hiện tại của Mobifone .......................................49
3.1.1. Hiện trạng mạng lưới 2G trên mạng Mobifone. ..........................................49

3.1.2. Hiện trạng mạng lưới 3G .............................................................................50
3.1.3. Các phần tử mạng bổ sung để triển khai mạng LTE. ..................................52
3.2. Giải pháp triển khai LTE trên mạng Mobifone ..................................................52
3.2.1. Giải pháp triển khai LTE trên băng tần 1800 (LTE 1800) ..........................52
3.2.2. Phương án chuyển lưu lượng 2G và tái quy hoạch tần số 2G 1800 ............53
3.3. Kết quả triển khai thử nghiệm thực tế công nghệ LTE trên mạng Mobifone ....55
3.3.1. Thiết bị đo....................................................................................................55
3.3.2. Kết quả đo RSRP (Chế độ Idle Mode) ........................................................56
3.3.3. Kết quả SINR (Idle).....................................................................................57
3.3.4. Download throughput ..................................................................................58
3.3.5. Các chỉ tiêu DrivingTest KPI ......................................................................59
3.4. Kết luận chương .................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 64


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Các đặc điểm chính của công nghệ LTE ..................................................4
Bảng 1-2: Số khối tài nguyên theo băng thông kênh truyền ...................................19
Bảng 2-1: Các tham số QoS trong mạng di động 4G-LTE .....................................44
Bảng 3-1: Quy hoạch tần số LTE 1800 và GSM 1800 ...........................................53
Bảng 3-2: Quy hoạch tần số GSM hiện tại trước Refarming ..................................54
Bảng 3-3: Bảng phân bố tần số 1800 MHz sau Refarming .....................................55
Bảng 3-4: Bảng màu thể hiện RSCP .......................................................................56
Bảng 3-5: Bảng kết quả đo RSCP ...........................................................................56
Bảng 3-6: Bảng màu thể hiện SINR ........................................................................57
Bảng 3-7: Kết quả SINR .........................................................................................57
Bảng 3-8: Bảng màu thể hiện Download Throughput ............................................58
Bảng 3-9: Kết quả Download throughput ...............................................................58
Bảng 3-10: Bảng KPI Drivingtest LTE ...................................................................59

Bảng 3-11: Thống kê kết quả đo kiểm 4G của Mobifone tại Hà Nội .....................60


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1: Sự chuyển đổi trong cấu trúc mạng từ UTRAN sang E-UTRAN ............ 8
Hình 1-2: Cấu trúc EPS ............................................................................................. 8
Hình 1-3: Các thành phần trong mạng EPS .............................................................. 9
Hình 1-4: So sánh phổ tần của OFDM với FDM .................................................... 11
Hình 1-5: Các sóng mang trực giao với nhau.......................................................... 12
Hình 1-6: Sơ đồ khối điều chế tín hiệu băng gốc OFDM ....................................... 15
Hình 1-7: Sơ đồ biến đổi thu phát OFDM............................................................... 16
Hình 1-8: Biến đổi FFT ........................................................................................... 17
Hình 1-9: Khoảng bảo vệ tín hiệu OFDM ............................................................... 18
Hình 1-10:OFDM và OFDMA ................................................................................ 19
Hình 1-11: Điều chế SC-FDMA cho các cuộc truyền đường lên ........................... 21
Hình 1-12: Mơ hình SU-MIMO và MU-MIMO ..................................................... 22
Hình 1-13:Ghép kênh khơng gian ........................................................................... 23
Hình 1-14: Điều chế thích nghi ............................................................................... 25
Hình 1-15: Cơng nghệ ghép đa sóng mang Carrier Aggregation [4] ...................... 27
Hình 1-16: Carrier Aggregation với các trường hợp sóng mang khác nhau [4] ..... 28
Hình 1-17: Sơ đồ các trạm relay node trong LTE Advanced [8] ............................ 29
Hình 1-18: Tính năng Coordinated Multi Point operation trong LTE-A [7] .......... 29
Hình 2-1: Khái niệm QoS và mối quan hệ QoS với chất lượng mạng .................... 40
Hình 2-2: Mối liên hệ giữa các khái niệm QoS theo ETSI ..................................... 42
Hình 3-1: Cấu trúc mạng GSM/GPRS/EDGE của Mobifone [1] ........................... 49
Hình 3-2: Phân bổ thiết bị 2G Mobifone................................................................. 50
Hình 3-3: Cấu trúc mạng 3G, 3.5G của Mobifone [1] ............................................ 51
Hình 3-4: Phân bổ thiết bị 3G của Mobifone .......................................................... 52
Hình 3-5: Xu hướng quy hoạch băng tần cho các công nghệ trên thế giới [1] ....... 52

Hình 3-6: Thực hiện Refarming tần số GSM 1800 phục vụ LTE ........................... 53
Hình 3-7: Dải tần GSM 1800 của Mobifone ........................................................... 54
Hình 3-8: Quy hoạch tần số 1800 MHz sau khi Refarming .................................... 55
Hình 3-9: RSRP (chế độ Idle) ................................................................................. 56
Hình 3-10: SINR (chế độ Idle) ................................................................................ 57


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
2G
3G

2nd Generation of Mobile Telephone Systems (GSM) 3G
3rd Generation of Mobile Telephone Systems (UMTS) 3GPP

3GPP

3rd Generation Partnership Project

4G

4th Generation of Mobile Telephone Systems (LTE)

AAA

Authorization, Authentication, Accounting

AMPS

Advanced Mobile Phone System


ARPU

Average Revenue Per User

ATCA

Advanced Telecommunications Computing Architecture

BCCH

Broadcast Control Channel

BCH

Broadcast Channel

BER

Bit Error Ratio

CCCH

Common Control Channel

CDMA

Code Division Multiple Access

CDMA2000
CP


Code Division Multiple Access (3G standard competing to
WCDMA and mainly used in US and parts of Asia and Africa)
Content Provider

D-AMPS

Digital Advanced Mobile Phone Service

DCCA

Diameter Credit Control Application DPI

DCCH

Dedicated Control Channel

DC-HSDPA

Dual Carrier or Dual Cell High-Speed Downlink Packet Access

DC-HSUPA
DL-SCH

Dual Carrier or Dual Cell High-Speed Uplink link Packet
A
Downlink Shared Channel

DPI


Deep Packet Inspection

DTCH

Dedicated Traffic Channel

EDGE

Enhanced Data Rates for GSM Evolution

EMM

EPS Mobility Management

eNodeB

Base Station in LTE EPC

EPC

Evolved Packet Core eUTRAN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Nguyễn Hồng Dũng.
Để hồn thành đồ án, tơi đã sử dụng những tài liệu được ghi trong mục tài liệu
tham khảo, ngồi ra khơng sử dụng bất kỳ tài liệu tham khảo nào khác mà không được
ghi. Tôi xin cam đoan nội dung của đồ án khơng giống hồn tồn với cơng trình hay
thiết kế tốt nghiệp đã có trước đây.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Ngọc Trung

1


LỜI NĨI ĐẦU
Thế giới có sự phát triển vượt bậc về lĩnh vực viễn thông trong ba thập kỷ vừa qua
từ hệ thống thông tin di động thứ nhất đến hệ thống thông tin di động thứ 3 và đang
phát triển mạnh mẽ hệ thống thông tin di động thứ 4 (4G) có cấu trúc đơn giản hoạt
động trên nền tảng IP với băng thơng rộng tốc độ cao. Tính đến nay công nghệ LTE
phát triển nhanh hơn bất kỳ hệ thống di động nào. Theo báo cáo của tổ chức GSA tính
đến tháng 11/8 2016 đã có 521 nhà mạng thuộc 170 quốc gia đã thương mại hóa mạng
4G với số thuê bao ước tính 1453 tỷ thuê bao chiếm 20 % số lượng thuê bao di động
toàn cầu [6].
Công nghệ LTE đang là công nghệ mới phổ biến nhất được thương mại hóa trên
thế giới. Hiện nay, 4G LTE đang phát triển rất nhanh trên thế giới. Với ưu thế vượt bậc
về khả năng cung cấp các dịch vụ truy nhập tốc độ cao, cùng với xu hướng dần phổ
cập các thiết bị đầu cuối, mạng 4G LTE được coi là xu hướng phát triển chủ đạo của
viễn thông thế giới trong thời gian tới. Bản thân người viết cũng công tác tại Tổng
công ty Mobifone nên càng nhận thức được tầm quan trọng của cơng nghệ LTE
Vì vậy người viết đã chọn đề tài : “Nghiên cứu tổng quan công nghệ 4G - LTE.
Ứng dụng thực tế triển khai tại mobifone Việt Nam”Trong quá trình thực hiện đề tài
người viết đã cố gắng nghiên cứu cũng như sử dụng các kết quả đo đạc thực tế, tuy
nhiên do một số nguyên nhân khách quan nên luận văn cũng khơng tránh khỏi có
những thiếu sót. Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS
Nguyễn Hồng Dũng đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý chỉnh sửa để người viết có thể
hồn thành luận văn này.


Học viên

2


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Cơng nghệ LTE là cơng nghệ mới và phổ biến nhất được thương mại hóa trên thế
giới và đang được triển khai thử nghiệm tại Việt Nam. Công nghệ LTE đáp ứng được
nhu cầu sử dụng internet tốc độ cao mà các công nghệ khác hiện tại không thể đạt
được. Việc nắm vững được các công nghệ trong LTE sẽ giúp các kỹ sư viễn Việt Nam
làm chủ cơng nghệ viễn thơng hiện tại để có thể triển khai và tối ưu mạng LTE hiệu
quả tại Việt Nam. Bộ Thơng tin và Truyền thơng đã có những nghiên cứu, chuẩn bị để
xây dựng kế hoạch triển khai. Thời điểm hiện nay được coi là thời cơ chín muồi để đẩy
mạnh phát triển 4G tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cịn những khó khăn, thách thức đặt
ra trong khi triển khai 4G ở Việt Nam bao gồm: Điều kiện hạ tầng viễn thơng và tài
ngun tần số, chính sách phân bổ tài nguyên tần số cho phù hợp và thị trường thiết bị
đầu cuối [3]. Vì vậy, việc đưa ra một lộ trình với các chiến lược phù hợp trong q
trình triển khai 4G là bài tốn chung cho các doanh nghiệp viễn thơng Việt Nam nói
chung và Cơng ty Mobifone nói riêng. Luận văn nghiên cứu về vấn đề “Nghiên cứu
tổng quan công nghệ 4G - LTE. Ứng dụng thực tế triển khai tại Mobifone ”. Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin di động 4G LTE
Chương 2: Dịch vụ và chất lượng dịch vụ trong mạng di động 4G LTE
Chương 3: Các giải pháp và kết quả triển khai thử nghiệm công nghệ LTE trên
mạng Mobifone
Kết luận và kiến nghị

3



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G
LTE
Mặc dù các dịch vụ mạng 3G, 3,5G đang được sử dụng rộng rãi và ngày một phổ
biến. Nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, việc phát triển thông
tin di động lên 4G (tiền 4G) là xu thế tất yếu. Trong đó LTE thu hút sự quan tâm rộng
rãi bởi vì LTE được xem như hệ thống tiến hóa cho các cơng nghệ di động dựa trên
nền tảng GSM (GSM, GPRS/EDGE, HSPA). Mục đích của LTE là cung cấp công
nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng di động (100Mb/giây) với độ trễ truyền tải thấp,
đồng thời hỗ trợ khả năng chuyển giao trong suốt cho lưu lượng dữ liệu với
GPRS/HSPA nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong hệ thống di động thế hệ thứ 3
(3G) giúp hỗ trợ các dịch vụ ngày càng đa dạng hơn từ tín hiệu thoại chất lượng cao
đến tín hiệu video độ phân giải cao, các kênh vơ tuyến có tốc độ dữ liệu cao.

1.1. Giới thiệu về hệ thống thông tin di động 4G LTE
1.1.1. Mục tiêu của mạng 4G LTE
Việc nghiên cứu chuyển hướng sang hệ thống thông tin di động thế hệ 4 (4G)
nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong hệ thống 3G đó là cung cấp các loại hình dịch
vụ ngày càng đa dạng hơn, từ tín hiệu thoại chất lượng cao đến video độ phân giải cao,
các kênh vơ tuyến có tốc độ dữ liệu cao. 3GPP đã bắt đầu dự án nhằm xác định bước
phát triển về lâu dài cho công nghệ di động UMTS với tên gọi Long Term Evolution
(LTE). 3GPP đặt ra yêu cầu cao cho LTE, bao gồm giảm chi phí cho mỗi bit thơng tin,
cung cấp dịch vụ tốt hơn, sử dụng linh hoạt các băng tần hiện có và băng tần mới, đơn
giản hóa kiến trúc mạng với các giao tiếp mở và giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ ở
thiết bị đầu cuối. LTE bắt đầu được tiêu chuẩn hóa kể từ phiên bản 3GPP Release 8,
cho đến hiện tại 3GPP đã ban hành đến phiên bản 3GPP Release 11. Kể từ Release 10,
LTE được gọi là LTE Advanced.
Bảng 1-1: Các đặc điểm chính của công nghệ LTE


Băng tần
Song công
Di động
Đa truy nhập

1.25-20 MHz
FDD, TDD, bán song công FDD
350 km/h
Đường xuống OFDMA
Đường lên SC-FDMA
4


Đường xuống 2*2; 4*2; 4*4
Đường lên 1*2; 1*4
Tốc độ dữ liệu đỉnh Đường xuống: 173 và 326 Mb/s tương ứng với cấu
trong 20 MHz
hình MIMO 2*2 và 4*4
Đường lên 86Mb/s với cấu hình 1*2 anten
Điều chế
QPSK ; 16 QAM và 64 QAM
Mã hóa kênh
Mã tubo
Các cơng nghệ khác
Lập biểu chính xác kênh; liên kết thích ứng; điều
khiểncơng suất ; ICIC và ARQ hỗn hợp
MIMO

Mục tiêu của LTE là cung cấp 1 dịch vụ dữ liệu tốc độ cao, độ trễ thấp, các gói dữ
liệu được tối ưu, cơng nghệ vơ tuyến hỗ trợ băng thông một cách linh hoạt khi triển

khai. Đồng thời kiến trúc mạng mới được thiết kế với mục tiêu hỗ trợ lưulượng chuyển
mạch gói cùng với tính di động linh hoạt , chất lượng của dịch vụ , thời gian trễ tối
thiểu.
Tăng tốc độ truyền dữ liệu: Trong điều kiện lý tưởng hệ thống hỗ trợ tốc độ dữ
liệu đường xuống đỉnh lên tới 326Mb/s với cấu hình 4*4 MIMO ( multiple input
multiple output ) trong vịng 20MHZ băng thơng. MIMO cho đường lên là khơng được
sử dụng trong phiên bản đầu tiên của chuẩn LTE. Tốc độ dữ liệu đỉnh đường lên tới
86Mb/s trong 20MHZ băng thơng. Ngồi viêc cải thiện tốc độ dữ liệu đỉnh hệ thống
LTE còn cung cấp hiệu suất phổ cao hơn từ 2 đến 4 lần của hệ thống HSPA phiên bản
6.
Dải tần co giãn được: Dải tần vô tuyến của hệ thống LTE có khả năng mở rộng từ
1.4 MHz, 3MHz, 5 MHz, 10 MHz, 15 MHz và 20 MHz cả chiều lên và xuống. Điều
này dẫn đến sự linh hoạt sử dụng được hiệu quả băng thông .Mức thông suất cao hơn
khi hoạt động ở băng tần cao và đối với một số ứng dụng không cần đến băng tần rộng
chỉ cần một băng tần vừa đủ thì cũng được đáp ứng.
Đảm bảo hiệu suất khi di chuyển: LTE tối ưu hóa hiệu suất cho thiết bị đầu cuối
di chuyển từ 0 đến 15km/h, vẫn hỗ trợ với hiệu suất cao (chỉ giảm đi một ít) khi di
chuyển từ 15 đến 120km/h, đối với vận tốc trên 120 km/h thì hệ thống vẫn duy trì
được kết nối trên toàn mạng tế bào ,chức năng hỗ trợ từ 120 đến 350km/h hoặc thậm
chí là 500km/h tùy thuộc vào băng tần.
5


Giảm độ trễ trên mặt phẳng người sử dụng và mặt phẳng điều khiển:Giảm
thời gian chuyển đổi trạng thái trên mặt phẳng điều khiển : Giảm thời gian để một thiết
bị đầu cuối ( UE - User Equipment) chuyển từ trạng thái nghỉ sang nối kết với mạng,
và bắt đầu truyền thông tin trên một kênh truyền.Thời gian này phải nhỏ hơn 100ms.
Giảm độ trễ ở mặt phẳng người dùng: Nhược điểm của các mạng tổ ong (ô) hiện
nay là độ trễ truyền cao hơn nhiều so với các mạng đường dây cố định. Điều này ảnh
hưởng lớn đến các ứng dụng như thoại và chơi game …,vì cần thời gian thực. Giao

diện vô tuyến của LTE và mạng lưới cung cấp khả năng độ trễ dưới 10ms cho việc
truyền tải 1 gói tin từ mạng tới UE.
Sẽ khơng cịn chuyển mạch kênh: Tất cả sẽ dựa trên IP. Một trong những tính
năng đáng kể nhất của LTE là sự chuyển dịch đến mạng lõi hoàn toàn dựa trên IP với
giao diện mở và kiến trúc đơn giản hóa. Sâu xa hơn, phần lớn cơng việc chuẩn hóa của
3GPP nhắm đến sự chuyển đổi kiến trúc mạng lõi đang tồn tại sang hệ thống toàn IP.
Trong 3GPP. Chúng cho phép cung cấp các dịch vụ linh hoạt hơn và sự liên hoạt động
đơn giản với các mạng di động phi 3GPP và các mạng cố định. EPC dựa trên các giao
thức TCP/IP – giống như phần lớn các mạng số liệu cố định ngày nay- vì vậy cung cấp
các dịch vụ giống PC như thoại, video, tin nhắn và các dịch vụ đa phương tiện. Sự
chuyển dịch lên kiến trúc tồn gói cũng cho phép cải thiện sự phối hợp với các mạng
truyền thông không dây và cố định khác.VoIP sẽ dùng cho dịch vụ thoại.
Độ phủ sóng từ 5-100km: Trong vịng bán kính 5km LTE cung cấp tối ưu về lưu
lượng người dùng, hiệu suất phổ và độ di động. Phạm vi lên đến 30km thì có một sự
giảm nhẹ cho phép về lưu lượng người dùng còn hiệu suất phổ thì lại giảm một cách
đáng kể hơn nhưng vẫn có thể chấp nhận được, tuy nhiên yêu cầu về độ di động vẫn
được đáp ứng. dung lượng hơn 200 người/ô (băng thông 5MHz).
Kiến trúc mạng sẽ đơn giản hơn so với mạng 3G hiện thời: Tuy nhiên mạng
LTE vẫn có thể tích hợp một cách dễ dàng với mạng 3G và 2G hiện tại. Điều này hết
sức quan trọng cho nhà cung cấp mạng triển khai LTE vì khơng cần thay đổi tồn bộ
cơ sở hạ tầng mạng đã có.
OFDMA ,SC-FDMA và MIMO được sử dụng trong LTE: Hệ thống này hỗ trợ
băng thông linh hoạt nhờ các sơ đồ truy nhập OFDMA & SC-FDMA. Ngồi ra cịn có
6


song công phân chia tần số FDD và song công phân chia thời gian TDD. Bán song
công FDD được cho phép để hỗ trợ cho các người sử dụng với chi phí thấp .khơng
giống như FDD, trong hoạt động bán song cơng FDD thì một UE khơng cần thiết
truyền & nhận đồng thời . Điều này tránh việc phải đầu tư một bộ song công đắt tiền

trong UE. Truy nhập đường lên về cơ bản dựa trên đa truy nhập phân chia tần số đơn
sóng mang SC-FDMA hứa hẹn sẽ gia tăng vùng phủ sóng đường lên do tỉ số cơng suất
đỉnh-trung bình thấp ( PARR) liên quan tới OFDMA.
Giảm chi phí: Yêu cầu đặt ra cho hệ thống LTE là giảm thiểu được chi phí trong
khi vẫn duy trì được hiệu suất nhằm đáp ứng được cho tất cả các dịch vụ.Các vấn đề
đường truyền,hoạt động và bảo dưỡng cũng liên quan đến yếu tố chi phí,chính vì vậy
khơng chỉ giao tiếp mà việc truyền tải đến các trạm gốc và hệ thống quản lý cũng cần
xác định rõ, ngoài ra một số vấn đề cũng được yêu cầu như là độ phức tạp thấp,các
thiết bị đầu cuối tiêu thụ ít năng lượng.
Cùng tồn tại với các chuẩn và hệ thống trước: Hệ thống LTE phải cùng tồn tại
và có thể phối hợp hoạt động với các hệ thống 3GPP khác.Người sử dụng LTE sẽ có
thể thực hiện các cuộc gọi từ thiết bị đầu cuối của mình và thậm chí khi họ khơng nằm
trong vùng phủ sóng của LTE. Do đó, cho phép chuyển giao các dịch vụ xun suốt,
trơi chảy trong khu vực phủ sóng của HSPA, WCDMA hay GSM/GPRS/EDGE. Hơn
thế nữa, LTE hỗ trợ không chỉ chuyển giao trong hệ thống, liên hệ thống mà còn
chuyển giao liên miền giữa miền chuyển mạch gói và miền chuyển mạch kênh.

1.2. Cấu trúc mạng 4G LTE
1.2.1. Cấu trúc các phần tử mạng 4G LTE
Cấu trúc mạng LTE được thiết kế để hỗ trợ lưu lượng chuyển mạch gói với khả
năng di động trong suốt, quản lý chất lượng dịch vụ và thời gian trễ truyền tối thiểu.
Cách tiếp cận này cho phép hỗ trợ tất cả các loại dịch vụ bao gồm cả thoại qua kết nối
truyền tải gói dữ liệu.
Kết quả dẫn đến cấu trúc mạng được đơn giản hóa chỉ bao gồm hai node mạng là
eNodeB và cổng/phần tử quản lý mạng MME/GW. Điều này tương phản với cấu trúc
gồm nhiều loại node mạng trong cấu trúc mạng phân lớp của hệ thống 3G.

7



Cấu trúc cơ bản SAE của LTE

Hình 1-1: Sự chuyển đổi trong cấu trúc mạng từ UTRAN sang E-UTRAN

Hình 1-1 cho ta thấy sự khác nhau về cấu trúc của UTMS và LTE. Song song với
truy nhập vô tuyến LTE, mạng gói lõi cũng đang cải tiến lên cấu trúc tầng SAE. Mục
tiêu chính của LTE là tối thiểu hóa số Node. Vì vậy, người ta đã quyết định rằng các
RNC nên được gỡ bỏ và chức năng của chúng được chuyển một phần sang các trạm cơ
sở và một phần sang nút Gateway của mạng lõi. Để phân biệt với các trạm cơ sở
UMTS, các trạm cơ sở của LTE được gọi là Enhanced NodeB (eNodeB). Bởi vì khơng
cịn phần tử điều khiển ở trung tâm trong mạng vô tuyến nữa nên giờ đây các trạm cơ
sở thực hiện chức năng quản lý dữ liệu truyền tải một cách độc lập và đảm bảo chất
lượng dịch vụ. Tuy nhiên các RNC vẫn điều khiển các kênh truyền tải dành cho dịch
vụ thoại chuyển kênh.

Hình 1-2: Cấu trúc EPS

8


Hình trên mơ tả cấu trúc EPS. EPS dùng khái niệm “EPS bearers” tạm dịch là
thông báo EPS để định tuyến IP từ Gateway trong PDN đến UE. Một thông báo là một
gói IP được gọi là QoS (Quality of Service) giữa Gateway và UE

Hình 1-3: Các thành phần trong mạng EPS

Các thành phần trong mạng EPS được mô tả như hình trên. EPS cung cấp cho
người dùng một kết nối IP đến một PDN để truy cập Internet, cũng như là thực thi các
dịch vụ như VoIP, Một thông báo EPS điển hình được kết hợp với một QoS. Nhiều
thơng báo có thể được thiết lập cho một người dùng để cung cấp nhiều dòng QoS khác

nau hoặc để kết nối đến các PDN khác nhau. Ví dụ như người dùng vừa thực hiện cuộc
gọi VoIP, vừa duyệt Web hoặc download FTP (File Transfer Protocol). Một thông báo
VoIP sẽ cung cấp QoS cần thiết cho cuộc gọi thoại trong khi một thơng báo best-effort
sẽ thích hợp cho duyệt Web hoặc phiên FTP. Hình 1-3 mơ tả một cấu trúc mạng EPS
bao gồm nhiều thành phần mạng và các giao diện chuẩn. Ở tầng cao, mạng gồm có
Core Network CN (EPC) và mạng truy cập E-UTRAN. Trong khi CN bao gồm những
nút vật lí thì mạng truy cập chỉ có một nút duy nhất đó là eNodeB(evolved NodeB
phần tử kết nối đến các UE. Mỗi phần tử sẽ kết nối với các phần tử khác thông qua
những giao diện chuẩn cho phép tương kết.
1.2.2. Mạng lõi
Mạng lõi CN(được gọi là EPC trong SAE) đáp ứng cho việc điều khiển UE và
thiết lập các thơng báo. Các Node chính của mạng lõi LTE:

9


• PDN Gateway (P-GW): Là node kết thúc giao diện SGi về phía PDN. Nếu có
1 UE truy cập vào nhiều PDN, nó có thể cung cấp 1 hay nhiều hơn PDN phục
vụ UE . PDN bao gồm các chức năng: thực thi chính sách, tính phí hỗ trợ, vận
chuyển các gói trên downlink hay uplink, cho phép những thiết bị hợp pháp
truy nhập, cung cấp cho mỗi UE một địa chỉ IP, Phân loại các gói, có chức năng
như DHCP (giao thức cấu hình động máy chủ )trong 3G
• Serving Gateway (S-GW): Là node kết thúc sự truy nhập từ mạng truy nhập
vơ tuyến EUTRAN. Serving Gateway có những chức năng bao gồm: Hỗ trợ
chuyển giao từ eNodeB sang eNodeB khác trong quá trình thiết bị di động di
chuyển, kết thúc sự truy nhập từ mạng truy nhập vô tuyến 3GPP (chấm dứt sự
truy nhập vô tuyến bởi giao diện S4 và tiếp nhận kênh truyền tải từ mạng 2G,
3G và PDN Gateway), cung cấp chức năng cho mạng truy nhập vô tuyến khi ở
chế độ nhàn rỗi là đệm các gói ở đường downlink và kích hoạt các thủ tục yêu
cầu dịch vụ, đánh số thứ tự các gói trên đường downlink và uplink, tính tốn chi

phí của người dùng, cho phép cấp quyền truy nhập, định tuyến gói tin và
chuyển tiếp các gói, hỗ trợ việc tính cước.
• Mobility Management Entity (MME): Chịu trách nhiệm xử lý những chức
năng mặt bằng điều khiển, liên quan đến quản lý th bao và quản lý phiên.
• eNodeB: có cùng chức năng như NodeB và có hầu hết chức năng RNC của
WCDMA/HSPA. Với những chức năng như: Thực hiện quyết định lập biểu cho
cả đường lên và đường xuống, quyết định chuyển giao, chịu trách nhiệm về tài
nguyên vô tuyến trong các ơ của mình, thực hiện các chức năng lớp vật lý thơng
thường như mã hóa giải điều chế, điều chế, đan xen, giải đan xen và thực hiện
cơ chế phát lại HARQ.
• ePDG: chức năng bao gồm điều khiển phân bố IP trong ePDG, vân chuyển địa
chỉ IP từ xa như một địa chỉ IP cụ thể, định tuyến các gói dữ liệu từ/đến PDN và
thực thi các chính sách QoS dựa trên thơng tin nhận được thơng qua cơ sở hạ
tầng AAA.

1.3. Các kỹ thuật chính được sử dụng trong mạng LTE
Để đạt được các mục tiêu về thơng số kỹ thuật mạng, có rất nhiều kĩ thuật mới
được áp dụng trong LTE. LTE sử dụng kỹ thuật OFDMA cho truy cập đường xuống
10


và SC-FDMA cho truy cập đường lên. Kết hợp đồng thời với MIMO, các kỹ thuật về
lập biểu, thích ứng đường truyền và yêu cầu tự động phát lại lai ghép.
1.3.1. Kỹ thuật truy nhập vô tuyến trong LTE

a) Kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM
Kỹ thuật điều chế OFDM, về cơ bản, là một trường hợp đặc biệt của phương pháp
điều chế FDM, chia luồng dữ liệu thành nhiều đường truyền băng hẹp trong vùng tần
số sử dụng, trong đó các sóng mang con (sub-carrier) trực giao với nhau. Do vậy, phổ
tín hiệu của các sóng mang phụ này được phép chồng lấn lên nhau mà phía đầu thu

vẫn khơi phục lại được tín hiệu ban đầu. Sự chồng lấn phổ tín hiệu này làm cho hệ
thống OFDM có hiệu suất sử dụng phổ lớn hơn nhiều so với các kĩ thuật điều chế
thông thường. So sánh phổ tần của OFDM với FDM được miêu tả ở dưới hình sau.

Hình 1-4: So sánh phổ tần của OFDM với FDM

Các đặc điểm của truyền dẫn OFDM:
• Sử dụng nhiều sóng mang. Chẳng hạn nếu một hệ thống MC-WCDMA
(WCDMA đa sóng mang) băng thơng 20MHz sử dụng 4 sóng mang với mỗi
sóng mang có băng tần là 5MHz, thì với băng thơng như vậy OFDM có thể sử
dụng 2048 sóng mang với băng thơng sóng mang con 15MHz .
• Các sóng mang con trực giao với nhau và khoảng cách giữa 2 sóng mang con
liền kề bằng đại lượng nghịch đảo của thời gian ký hiệu điều chế sóng mang

11


con. Vì thế các sóng mang con của OFDM được đặt gần nhau hơn so với
FDMA. (Hình 1-5)

Hình 1-5: Các sóng mang trực giao với nhau

LTE sử dụng OFDM trong kỹ thuật truy cập đường xuống vì nó có các ưu điểm
sau:
• OFDM có thể loại bỏ hiện tượng nhiễu xuyên kí hiệu ISI (Inter Symbol
Interference) nếu độ dài chuỗi bảo vệ (guard interval) lớn hơn độ trễ truyền dẫn
lớn nhất của kênh truyền.
• Thực hiện việc chuyển đổi chuỗi dữ liệu từ nối tiếp sang song song nên
thời gian symbol tăng lên do đó sự phân tán theo thời gian gây bởi trải trễ
do truyền dẫn đa đường giảmxuống.

• Tối ưu hiệu quả phổ tần do cho phép chồng phổ giữa các sóng mang con. Hạn
chế được ảnh hưởng của fading bằng cách chia kênh fading chọn lọc tần số
thành các kênh con phẳng tương ứng với các tần số sóng mang OFDM khác
nhau.
• OFDM phù hợp cho việc thiết kế hệ thống truyền dẫn băng rộng (hệ thống có
tốc độ truyền dẫn cao), ảnh hưởng của sự phân tập về tần số (frequency
selectivity) đối với chất lượng hệ thống được giảm thiểu nhiều so với hệ thống
truyền dẫn đơn sóng mang.
• Cấu trúc máy thu đơn giản.
12


• Thích ứng đường truyền và lập biểu trong miền tần số.
• Tương thích với các bộ thu và các anten tiên tiến.
Khoảng cách giữa các sóng mang con của OFDM
Có 2 tiêu chí trong việc chọn sóng mang con:
• Khoảng cách giữa các sóng mang con càng nhỏ càng tốt (TFFT càng lớn càng
tốt) để giảm thiểu tỉ lệ chi phí cho CP: TCP/(TFFT + TCP).
• Khoảng cách giữa các sóng mang con quá nhỏ sẽ tăng sự nhạy cảm của truyền
dẫn OFDM với trải Doppler.
• Khi truyền qua kênh phadinh vơ tuyến, do trải Doppler lớn, kênh có thể thay
đổi đáng kể trong đoạn lấy tương quan TFFT dẫn đến trực giao hóa giữa các
sóng mang bị mất và nhiễu giữa các sóng mang.
Trong thực tế, đại lượng nhiễu giữa các sóng mang có thể chấp nhận rất lớn tùy
thuộc vào dịch vụ cần cung cấp và mức độ tín hiệu thu chịu được tạp âm và các nhân
tố gây giảm cấp khác. Chẳng hạn tại biên của một ơ lớn tỉ số tín hiệu trên tạp âm cộng
nhiễu có thể khá thấp khi tốc độ số liệu thấp. Vì thế một lượng nhỏ nhiễu bổ xung giữa
các sóng mang con do trải Doppler có thể bỏ qua. Tuy nhiên trong trường hợp tỷ lệ tạp
âm cộng nhiễu cao (chẳng hạn trong các ô nhỏ hay tại vị trí gần BS), khi cần cung cấp
tốc độ số liệu cao, cùng một lượng nhiễu giữa các sóng mang con như trên cũng có thể

gây ảnh hưởng xấu hơn nhiều
Số lượng các sóng mang con
Số lượng các sóng mang con được xác định dựa trên băng thông khả dụng và phát
xạ ngồi băng.Độ rộng băng tần cơ sở của tín hiệu OFDM bằng P.∆f, nghĩa là số sóng
mang con nhân với khoảng cách giữa các sóng mang con. Tuy nhiên phổ của tín hiệu
OFDM cơ sở giảm rất chậm bên ngoài độ rộng băng tần OFDM cơ sở. Lý do gây ra
phát xạ ngoài băng lớn là do việc sử dụng tạo dạng xung chữ nhật dẫn đến các búp
sóng bên giảm tương đối chậm. Tuy nhiên trong thực tế lọc hoặc tạo cửa sổ miền thời
gian được sử dụng để loại bỏ phần lớn các phát xạ ngoài băng của OFDM. Trong thực
tế cần dành 10% băng tần cho băng bảo vệ đối với tín hiệu OFDM (chẳng hạn nếu
băng thơng khả dụng là 5MHz thì độ rộng băng tần OFDM (P.∆f) chỉ có thể vào
13


khoảng 4,5MHz). Giả sử LTE sử dụng khoảng cách giữa các sóng mang là 15KHz, thì
điều này tương đương với vào khoảng 300 sóng mang con trong 5MHz [10].
Sử dụng OFDM cho ghép kênh và đa truy nhập
Trên đường xuống, OFDM được sử dụng làm sơ đồ ghép kênh cho những người sử
dụng. Trong khoảng thời gian một ký hiệu OFDM, tồn bộ các sóng mang con khả
dụng được chia thành các tập con khác nhau và được gán cho những người sử dụng
khác nhau để truyền đến các đầu cuối khác nhau.
Trên đường lên cũng tương tự, OFDM được sử dụng làm sơ đồ đa truy nhập.
Trong khoảng thời gian một ký hiệu OFDM tồn bộ các sóng mang con khả dụng
được chia thành các tập con khác nhau và được gán cho các người sử dụng khác nhau
để truyền từ các đầu cuối khác nhau đến trạm gốc.
Trong trường hợp OFDMA được sử dụng cho đường lên, tín hiệu OFDM được
phát đi từ các máy đầu cuối khác nhau được ghép kênh theo tần số, điều quan trọng là
khi truyền dẫn từ các đầu cuối ở các vị trí khác nhau so với trạm gốc phải đến trạm gốc
một cách đồng bộ theo thời gian. Đặc biệt là sự mất đồng bộ giữa các truyền dẫn từ
các đầu cuối di động khác nhau tại trạm gốc phải nhỏ hơn độ dài CP để đảm bảo tính

trực giao giữa các sóng mang con thu được từ các đầu cuối di động khác nhau để tránh
nhiễu giữa những người sử dụng. Do khác nhau về khoảng cách từ các máy đầu cuối
di động đến trạm gốc và vì thế dẫn đến khác nhau về thời gian truyền lan, nên phải
điều khiển định thời phát của từng đầu cuối. Điều khiển định thời phát nhằm điều
chỉnh định thời phát của từng đầu cuối di động để đảm bảo rằng các truyền dẫn đường
lên được đồng bộ tại trạm gốc. Do thời gian truyền lan thay đổi khi đầu cuối di động
chuyển động trong ô, điều khiển định thời phát phải là một q trình tích cực liên tục
điều chỉnh định thời phát cho từng đầu cuối di động.
Ngay cả khi điều khiển định thời phát hồn hảo, vẫn ln có một lượng nhiễu giữa
các sóng mang con do sai số tần số. Trong trường hợp sai số tần số hợp lý và trải
Doppler nhỏ thì nhiễu này thường tương đối nhỏ. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi
coi rằng các sóng mang con khác nhau được thu tại trạm gốc với công suất gần như
nhau trên đường lên do khoảng cách từ các máy đầu cuối đến trạm gốc là khác nhau,
vì thế suy hao đường truyền của các đường truyền này cũng có thể rất khác nhau. Nếu
14


2 đầu cuối phát cùng một cơng suất thì do khoảng cách khác nhau nên cơng suất tín
hiệu thu tại tram gốc từ 2 đầu cuối này có thể rất khác nhau và vì thế tín hiệu thu từ
trạm đầu cuối mạnh hơn sẽ gây nhiễu đối với tín hiệu thu yếu hơn cho dù vẫn duy trì
được trực giao hồn hảo giữa các sóng mang con. Để tránh điều này cần phải thực hiện
điều khiển công suất phát của các đầu cuối ở một mức độ nhất định. Đối với OFDMA
đường lên bằng cách giảm công suất của đầu cuối ở gần trạm gốc để đảm bảo công
suất của các tín hiệu thu gần như nhau
Thu phát tín hiệu OFDM

Hình 1-6: Sơ đồ khối điều chế tín hiệu băng gốc OFDM

Những tín hiệu OFDM được tạo ra trong miền tần số vì khó tạo ra những bank lớn
các bộ dao động và những máy thu khóa pha trong miền tương tự. Hình 1-7 làlà sơ đồ

khối của thiết bị đầu cuối OFDM tiêu biểu. Phần máy phát biến đổi dữ liệu số cần
truyền, ánh xạ vào biên độ và pha của các tải phụ. Sau đó nó biến đổi biểu diễn phổ
của dữ liệu vào trong miền thời gian nhờ sử dụng biến đổiFourier rời rạc đảo (Inverse
Discrecte Fourier Transform). Biến đổi nhanh Fourier đảo (Inverse Fast Fourier
Transform) thực hiện cùng một thuật toán như IDTF, ngoại trừ rằng nó tính hiệu quả
hơn nhiều và do vậy nó được sử dụng trong tất cả các hệ thống thực tế. Để truyền
OFDM tín hiệu miền thời gian được tính tốn phát lên tần số cần thiết. Máy thu thực
hiện thuật tốn ngược lại với máy phát. Khi dịch tín hiệu RF xuống băng cơ sở để xử
lý, sau đó sử dụng biến đổi Fourier nhanh (FFT) để phân tích tín hiệu trong miền tần
số. Sau đó biên độ và pha của các tải phụ được chọn ra và được biến đổi ngược lại
thành dữ liệu số. Biến đổi nhanh Fourier đảo (IFFT) và biến đổi Fourier nhanh (FFT)
15


là hàm bổ sung và thuật ngữ thích hợp nhất được dùng phụ thuộc vào dữ liệu tín hiệu
đang được thu hoặc đang được phát. Trong nhiều trường hợp tín hiệu là độc lập với sự
phân biệt này nên thuật ngữ FFT và IFFT có thể được sử dụng thay thế cho nhau.

Hình 1-7: Sơ đồ biến đổi thu phát OFDM

Điều chế tín hiệu OFDM
Để điều chế tín hiệu OFDM sử dụng biến đổi FFT và IFFT cho biến đổi giữa miền
thời gian và miền tần số.Hình 1-8 miêu tả biến đổi FFT

16


Hình 1-8: Biến đổi FFT

Chiều dài biến đổi FFT là 2n với n là số nguyên. Với LTE chiều dài có thể là 512

hoặc 1024. Ta sử dụng biến đổi IFFT khi phát đi, nguồn dữ liệu sau khi điều chế được
chuyển đổi từ nối tiếp sang song song. Sau đó được đưa đến bộ biến đổi IFFT. Mỗi
ngõ vào của IFFT tương ứng với từng sóng mang con riêng biệt (thành phần tần số
riêng biệt của tín hiệu miền thời gian) và mỗi sóng mang được điều chế độc lập với
các sóng mang khác. Sau khi được biến đổi IFFT xong, tín hiệu được chèn thêm tiền tố
vịng (CP) và phát đi. Ở bộ thu ta làm ngược lại.
Khoảng bảo vệ (Guard Interval)
Đối với một băng thông hệ thống đã cho, tốc độ symbol của tín hiệu OFDM thấp
hơn nhiều tốc độ symbol của sơ đồ truyền sóng mang đơn. Ví dụ đối với điều chế đơn
sóng mang BPSK tốc độ symbol tương ứng với tốc độ bit. Tuy nhiên, với OFDM,
băng thông hệ thống được chia cho Nc tải phụ, tạo thành tốc độ symbol nhỏ hơn Nc
lần so với truyền sóng mang đơn. Tốc độ symbol thấp này làm cho OFDM chịu đựng
được tốt với nhiễu liên ký tự ISI (Inter- Symbol Interference) gây ra bởi truyền lan
nhiều đường. Có thể giảm ảnh hưởng ISI tới tín hiệu OFDM bằng các thêm vào
khoảng bảo vệ ở trước của mỗi symbol. Khoảng bảo vệ này là bản copy tuần hoàn theo
chu kỳ, làm mở rộng chiều dài của dạng sóng symbol. Mỗi tải phụ trong phần dữ liệu
của mỗi symbol, có nghĩa là symbol OFDM chưa có bổ sung khoảng bảo vệ, có chiều
dài bằng kích thước IFFT (được sử dụng để tạo tín hiệu) có một số nguyên lần các chu
kỳ. Do vậy, việc đưa vào các bản copy của symbol nối đuôi nhau tạo thành một tín
17


hiệu liên tục, khơng có sự gián đoạn ở chỗ nối. Như vậy, việc sao chép đầu cuối của
symbol và đặt nó đế đầu vào đã tạo ra một khoảng thời gian symbol dài hơn.

Hình 1-9: Khoảng bảo vệ tín hiệu OFDM

b) Kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao OFDMA
LTE sử dụng OFDMA (Orthogonal Frequency Division Multiple Access) cho
tuyến lên. OFDMA được gọi là Đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao, là cơng

nghệ đa truy cập phân chia theo sóng mang, là một dạng nâng cao, là phiên bản đa
người dùng của mơ hình điều chế số OFDM.Kỹ thuật đa truy nhập của OFDMA cho
phép nhiều người dùng cùng truy cập vào một kênh truyền bằng cách phân chia một
nhóm các sóng mang con (subcarrier) cho một người dùng tại một thời điểm. Ở các
thời điểm khác nhau,nhóm sóng mang con cho 1 người dùng cũng khác nhau. Điều
này cho phép truyền dữ liệu tốc độ thấp từ nhiều người sử dụng. Hình 1-10 dưới đây
so sánh về OFDM và OFDMA

18


Hình 1-10:OFDM và OFDMA

Tài nguyên thời gian - tần số được chia nhỏ theo cấu trúc sau: 1 radio frame có
chiều dài là 10ms, trong đó chia thành nhiều subframe nhỏ có chiều dài là 1ms, và mỗi
subframe nhỏ lại được chia thành 2 slot với chiều dài của mỗi slot là 0-5ms. Mỗi slot
sẽ bao gồm 7 ký tự OFDM trong trường hợp chiều dài CP thông thường và 6 ký tự
OFDM trong trường hợp CP mở rộng.
Trong OFDMA, việc chỉ định số sóng mang con cho người dùng khơng dựa vào
từng sóng mang con riêng lẻ mà dựa vào các khối tài nguyên (Resource Block). Mỗi
khối tài nguyên bao gồm 12 sóng mang con cho khoảng thời gian 1 slot và khoảng
cách giữa các sóng mang con là 15KHz dẫn đến kết quả băng thông tối thiểu của nó là
180 KHz. Đơn vị nhỏ nhất của tài nguyên là thành phần tài nguyên (RE), nó bao gồm
một sóng mang con đối với khoảng thời gian của một ký tự OFDM. Một RB bao gồm
84 RE (tức 7 x 12) trong trường hợp chiều dài CP thông thường và 72 RE (6 x 12)
trong trường hợp chiều dài CP mở rộng, như trong bảng 1-2
Bảng 1-2: Số khối tài nguyên theo băng thông kênh truyền

Băng thông kênh truyền (MHz)
Số khối tài nguyên


1.4
6

3
15

19

5
25

10
50

15
75

20
100


×