Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu phân tích và đánh giá mô hình quan hệ ứng dụng công nghệ thông tin phương thức phát triển mới nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

HỒNG MINH TIẾN

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
MƠ HÌNH QUAN HỆ “ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN“ –
“PHƯƠNG THỨC PHÁT TRIỂN MỚI NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA QUỐC GIA“

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KỸ THUẬT PHẦN MỀM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và
tìm hiểu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư Tiến sỹ Huỳnh Quyết Thắng,
không sao chép bất kỳ kết quả nghiên cứu nào của các tác giả khác. Nội dung của
luận văn có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp
chí được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày … tháng 7 năm 2018
Tác giả Luận văn

Hoàng Minh Tiến


1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ Kỹ thuật phần mềm với đề tài:
Nghiên cứu phân tích và đánh giá mơ hình quan hệ “Ứng dụng công nghệ thông
tin” – “Phương thức phát triển mới nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia”, tôi
đã cố gắng tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận, thu thập tài liệu, vận dụng lý
luận vào phân tích tình hình hiện tại và giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Bên cạnh
đó, tơi ln nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo và những góp ý của các thầy cô giáo, các
đồng nghiệp và bạn bè, sự quan tâm động viên của gia đình. Với sự giúp đỡ quý báu
đó, cộng với cố gắng, nỗ lực trong học tập và nghiên cứu của bản thân, đến nay tơi
đã hồn thành luận văn thạc sỹ.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi, các tác giả mà tơi đã
tham khảo, trích dẫn những nghiên cứu, tư liệu của họ. Xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ Phần mềm,
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông.
Đặc biệt chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình đầy tinh thần trách
nhiệm của giáo viên hướng dẫn khoa học là Phó Giáo sư Tiến sỹ Huỳnh Quyết Thắng.
Tơi ln nhận thức rằng, luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại
do hiểu biết hạn hẹp và năng lực hạn chế của bản thân; do đề tài nghiên cứu bao
gồm nhiều nội dung, thời gian nghiên cứu hạn hẹp. Vì vậy, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và bạn bè, đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn và mong luôn nhận được những tình cảm
chân thành của tất cả mọi người./.

2



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2
MỤC LỤC ..................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................6
DANH MỤC CÔNG THỨC.....................................................................................7
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT ...................................................8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA VÀ
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CỦA VIỆT NAM ............................................................9
1.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia .............................................9
1.1.1. Khái niệm Năng lực cạnh tranh quốc gia ................................................9
1.1.2. Một số phương pháp đánh giá và xếp hạng NLCT quốc gia trên thế giới
...................................................................................................................................11
1.2. Đánh giá NLCT quốc gia của Việt Nam qua một số bảng xếp hạng ............25
1.2.1. NLCT quốc gia Việt Nam theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
của Diễn đàn kinh tế thế giới ....................................................................................25
1.2.2. NLCT quốc gia Việt Nam theo Báo cáo môi trường kinh doanh (Doing
business) ....................................................................................................................28
1.2.3. NLCT quốc gia Việt Nam theo một số báo cáo khác .............................31
1.3. Bộ chỉ số đánh giá NLCT quốc gia phù hợp với Việt nam ...........................32
1.3.1. Đề xuất về khái niệm NLCT quốc gia ....................................................33
1.3.2. Đề xuất về cách tiếp cận và bộ chỉ số đánh giá NLCT quốc gia ...........34
1.4. Tiểu kết chương .............................................................................................39
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ THƠNG TIN - PHƯƠNG THỨC PHÁT TRIỂN
MỚI NÂNG CAO TỒN DIỆN NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA....40
2.1. CNTT tại các quốc gia phát triển trên thế giới ..............................................40
2.2. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin và xây dựng Chính phủ điện tử....................41
2.2.1. Khái niệm Chính phủ điện tử .................................................................41


3


2.2.2. Chức năng của Chính phủ điện tử..........................................................41
2.3. Xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam ....................................................42
2.4. Một số kết quả đạt được trong xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam ...45
2.5. Mơ hình ứng dụng CNTT nâng cao NLCT quốc gia.....................................53
2.6. Tiểu kết chương .............................................................................................54
CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ....................................................55
3.1. Đề xuất mơ hình phân tích, đánh giá về mối tương quan giữa ứng dụng công
nghệ thông tin và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ........................................55
3.1.1. Mơ hình phân tích, đánh giá và mối liên hệ ...........................................55
3.1.2. Công thức đánh giá điểm số của yếu tố, tiêu chí và thuộc tính cạnh
tranh .................................................................................................................56
3.1.3. Các mẫu phiếu khảo sát và bộ dữ liệu mẫu ...........................................58
3.1.4. Sử dụng phần mềm hỗ trợ mơ hình hóa và thử nghiệm trên bộ dữ liệu
mẫu ...................................................................................................................64
3.1.5. Phân tích và thiết kế phần mềm..............................................................65
3.2. Đánh giá kết quả thử nghiệm .........................................................................71
3.2.1. Đối với các yếu tố cạnh tranh ................................................................71
3.2.2. Đối với các tiêu chí cạnh tranh ..............................................................72
3.2.3. Đối với các thuộc tính cạnh tranh và nhận xét mối liên hệ với các yếu tố
cạnh tranh .........................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77

4


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Cách tính trọng số đối với các chỉ số theo các giai đoạn phát triển ..........19
Bảng 1.2 Những thay đổi về điểm và xếp hạng của Việt Nam trong Báo cáo xếp
hạng NLCT toàn cầu (Giá trị: cao nhất là 7) ...........................................................26
Bảng 1.3 Những thay đổi về vị trí xếp hạng của Việt Nam trong báo cáo Môi trường
kinh doanh của Ngân hàng thế giới...........................................................................30
Bảng 1.4 Nhận diện các lĩnh vực cần cải thiện nhằm nâng cao chất lượng môi
trường kinh doanh của Việt Nam ..............................................................................32
Bảng 1.5 Bộ chỉ số đánh giá NLCT quốc gia Việt Nam...........................................36
Bảng 2.1 Số liệu về CNTT đóng góp cho GDP của một số quốc gia .......................40

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các yếu tố nền tảng của NLCT theo quan điểm của Porter .......................11
Hình 1.2. Mơ hình Kim cương của Porter.................................................................13
Hình 1.3. Xác định NLCT và các yếu tố nền tảng của năng suất ............................14
Hình 1.4. Sáu cấp độ đánh giá NLCT của Diễn đàn kinh tế thế giới........................15
Hình 1.5. Khung chỉ số GCI......................................................................................17
Hình 1.6. Các nhân tố NLCT theo quan điểm của IMD ...........................................20
Hình 1.7. Khung phân tích NLCT quốc gia của Ủy ban châu Âu ............................22
Hình 1.8. Tháp Năng lực cạnh tranh của Ireland ......................................................23
Hình 1.9. Những nhân tố quan ngại nhất về môi trường kinh doanh ở Việt Nam (%
số người trả lời) ........................................................................................................28
Hình 3.1 Giao diện tính điểm yếu tố, tiêu chí và thuộc tính cạnh tranh ...................64
Hình 3.2 Biểu đồ các trường hợp sử dụng (Use Case)..............................................65
Hình 3.3 Biểu đồ tuần tự người dùng truy cập phần mềm ........................................67
Hình 3.4 Biểu đồ trạng thái của người dùng khi đăng nhập thành công ..................68
Hình 3.5 Mơ hình triển khai phần mềm theo ASP.Net MVC ...................................69
Hình 3.6 Bản đồ sitemap của phần mềm ..................................................................70

Hình 3.7 Biểu đồ ERD quan hệ thực thể trong CSDL ..............................................70
Hình 3.8 Biểu đồ nhện của các yếu tố cạnh tranh .....................................................71
Hình 3.9 Biểu đồ nhện của các tiêu chí cạnh tranh ...................................................72
Hình 3.10 Biểu đồ nhện của các thuộc tính cạnh tranh.............................................73

6


DANH MỤC CƠNG THỨC
Cơng thức 3.1: Cơng thức MAVT (Multi-Attribute Value Theory) ........................56
Cơng thức 3.2 :Cơng thức tính điểm số cạnh tranh quốc gia ...................................57
Cơng thức 3.3 Cơng thức tính yếu tố cạnh tranh ......................................................58

7


DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

Chữ Viết tắt

Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

NLCT

Competing capability

Năng lực cạnh tranh


CNTT

Information Technology

Công nghệ thông tin

8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA
VÀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CỦA VIỆT NAM
Trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từ một nền kinh tế
khép kín đã trở thành một bộ phận năng động của nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế
Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao,
tỷ lệ đói nghèo giảm, và ngày càng là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, song
nền kinh tế đã và đang bộc lộ những thách thức và vấn đề nội tại, năng lực cạnh
tranh (NLCT) cịn yếu trên nhiều mặt. Nhìn chung, NLCT quốc gia của Việt Nam
được đánh giá và xếp hạng ở mức khiêm tốn, thường thấp hơn so với các nước
trong khu vực. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền
vững là nội dung quan trọng đối với phát triển kinh tế của Việt Nam.
Trong thời gian qua, các khía cạnh khác nhau về NLCT quốc gia của Việt Nam
đã được đánh giá và xếp hạng qua một số Bảng xếp hạng thường niên trên thế giới
bao gồm Báo cáo NLCT toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Báo cáo
Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới (WB), Báo cáo xếp hạng mơi trường
kinh doanh của tạp chí Forbes, Báo cáo chỉ số tự do kinh tế của Quỹ hỗ trợ di sản và
Tạp chí phố Wall, Chỉ số Quản trị toàn cầu của Ngân hàng thế giới, Chỉ số Cảm
nhận tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế [1]. Các báo cáo xếp hạng nói trên
có phương pháp luận và hệ thống các chỉ số khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu khác
nhau của các tổ chức liên quan. Chưa có sự đồng thuận hồn tồn giữa các tổ chức

về phương pháp và hệ thống chỉ số đánh giá và xếp hạng NLCT quốc gia [2].
Đánh giá NLCT của một quốc gia thông qua bộ chỉ số là một nhiệm vụ đầy thách
thức bởi vì có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới NLCT quốc gia, các yếu tố đó khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện và trình độ phát triển của từng nền kinh tế cụ thể.

1.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia
1.1.1. Khái niệm Năng lực cạnh tranh quốc gia
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh (NLCT) được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, cả
trong cộng đồng các nhà hoạch định chính sách và trong giới nghiên cứu. Những

9


tranh luận về khái niệm NLCT xoay quanh các quan điểm về thị phần, chi phí, hiệu
quả thương mại, năng suất, mức sống hay tiếp cận từ năng lực của doanh nghiệp,
mơi trường kinh doanh. Có thể nói, khái niệm và bản chất NLCT có thể hiểu một
cách đa dạng và do đó khó có được sự nhất trí về lý thuyết cũng như thực tế. Tuy
vậy, hiện nay quan điểm phân tích NLCT từ khía cạnh năng suất được nhiều tổ chức
quốc tế, các quốc gia cũng như các học giả nghiên cứu vận dụng. Trong đó, áp dụng
phổ biến nhất là quan điểm của Porter [12]. Porter nhìn nhận năng lực cạnh tranh là
những yếu tố tạo ra của cải và tăng hiệu quả kinh tế. Khả năng thực hiện điều này
phụ thuộc vào năng suất (productivity) mà qua đó lao động và vốn của một nước
được sử dụng. Như vậy, NLCT là một tập hợp các nhân tố quyết định năng suất của
một quốc gia; trên cơ sở tiến bộ về năng suất sẽ xác lập mức độ thịnh vượng mà
một nền kinh tế có thể đạt được [12, 13].
Kế thừa và phát triển quan điểm đánh giá NLCT thông qua yếu tố năng suất của
Porter, rất nhiều nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng năng suất là động lực cốt lõi thể
hiện sự khác biệt về mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia [7, 9]. Theo đó, các
nghiên cứu cũng đề xuất các bộ yếu tố (bộ chỉ số) nhằm giải thích sự khác biệt về
năng suất giữa các quốc gia [7, 13, 4]. Báo cáo NLCT toàn cầu của Diễn đàn kinh tế

thế giới và Xếp hạng Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới đã phát triển
và thể hiện được nhiều yếu tố từ các đề xuất này [5]. Các tài liệu chính sách như
Chương trình Tăng trưởng của OECD [11] và Chiến lược 2020 của Ủy ban châu Âu
[3] phần lớn tiếp cận NLCT quốc gia dựa vào năng suất.
Vì những lý do trên, xây dựng phương pháp và bộ chỉ số đánh giá NLCT quốc
gia Việt Nam dựa trên cách tiếp cận về năng suất là một lựa chọn hợp lý. Theo đó,
trên cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sẽ thiết kế bộ chỉ số đánh giá
NLCT phù hợp với thực trạng của Việt Nam.

10


1.1.2. Một số phương pháp đánh giá và xếp hạng NLCT quốc gia trên thế giới
a) Mơ hình các nhân tố nền tảng của NLCT theo quan điểm của Porter
Năng lực cạnh tranh Vi mô

Mức độ tinh thông
trong chiến lược &
hoạt động cơng ty

Trình độ phát triển
cụm ngành

Chất lượng mơi
trường kinh doanh
quốc gia

Năng lực cạnh tranh Vĩ mô

Hạ tầng xã hội và

Thể chế chính trị

Chất lượng chính
sách vĩ mơ

Các lợi thế tự nhiên

Tài ngun thiên
nhiên

Vị trí địa lý

Quy mơ

Hình 1.1 Các yếu tố nền tảng của NLCT theo quan điểm của Porter
M. Porter [12, 13] đưa ra khung khổ phân tích về các nhân tố quyết định năng lực
cạnh tranh. Theo đó, khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT là năng suất. Theo
Michael Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một quốc gia, bao gồm
(i) Các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia (tài ngun thiên nhiên, vị trí địa lý, quy
mơ), (ii) NLCT vĩ mô (hạ tầng xã hội và thể chế chính trị, chất lượng chính sách vĩ
mơ), và (iii) NLCT vi mô (mức độ tinh thông trong chiến lược và hoạt động của
cơng ty, trình độ phát triển cụm ngành, chất lượng mơi trường kinh doanh quốc gia)
(xem Hình 1).

11


Theo quan điểm của Porter, các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia mặc dù
không tác động đến năng suất, nhưng có thể hỗ trợ trực tiếp cho việc tạo ra sự thịnh
vượng. Các nhân tố này cũng tạo ra một mơi trường tổng thể mà trong đó một nền

kinh tế và vị thế tương đối của nó so với các nền kinh tế khác được xác định. Nhóm
NLCT vĩ mơ xác định mơi trường hay bối cảnh chung mà trong đó các cơng ty hoạt
động. Các nhân tố này bao gồm chất lượng của hạ tầng xã hội và thể chế chính trị
cũng như các chính sách kinh tế vĩ mơ. Nhóm nhân tố này khơng tác động trực tiếp
lên năng suất nhưng tạo ra cơ hội cho các yếu tố thúc đẩy năng suất được phát huy.
Nhóm NLCT vi mơ thể hiện cách thức các cơng ty hoạt động và các yếu tố bên ngồi
có tác động trực tiếp lên kết quả hoạt động của các cơng ty. Nhóm nhân tố này bao
gồm sự tinh thơng của doanh nghiệp, trình độ phát triển các cụm ngành và chất
lượng của môi trường kinh doanh.
Bối cảnh cho chiến
lược và cạnh tranh

• Các quy định và động lực khuyến
khích đầu tư và năng suất
• Độ mở và mức độ của cạnh
tranh trong nước

Các điều kiện nhân tố
đầu vào

Các điều kiện cầu

• Mức độ địi hỏi và khắt khe của
khách hàng và nhu cầu nội địa

• Tiếp cận các yếu tố đầu vào
chất lượng cao

Các ngành CN hỗ trợ
và liên quan


• Sự có mặt của các nhà cung cấp
và các ngành công nghiệp hỗ trợ

12


Hình 1.2. Mơ hình Kim cương của Porter
Nguồn: Porter (1998)
Ở cấp độ vi mô, Môi trường kinh doanh là điều kiện bên ngồi giúp doanh
nghiệp, do đó là ngành đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao
hơn. Để đánh giá chất lượng của môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới NLCT
ngành, Porter phát triển mô hình Kim cương với bốn góc thể hiện bốn đặc tính tổng
qt của mơi trường kinh doanh, bao gồm: (i) các điều kiện về nhân tố đầu vào, (ii)
các điều kiện cầu, (iii) các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, và (iv) bối cảnh
cho chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh (xem Hình 2).
b) Các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT quốc gia theo cách tiếp cận của Diễn đàn
kinh tế thế giới
Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (CGI) – Cách tiếp cận mới của Diễn đàn
kinh tế thế giới
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCR) [5] là một báo cáo thường niên do
Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) thực hiện, xuất bản lần
đầu vào năm 1979. Báo cáo này nghiên cứu và xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới
năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Từ năm 2004, Diễn đàn kinh tế thế giới công
bố chỉ số NLCT toàn cầu (Global competitiveness Index - GCI) trong Báo cáo Năng
lực cạnh tranh toàn cầu. Chỉ số này đo lường cả các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô
ảnh hưởng tới NLCT quốc gia.
Chỉ số GCI được xây dựng dựa trên mơ hình lý thuyết đơn giản nhưng vững chắc
trong khi vẫn đảm bảo khả năng mở rộng nghiên cứu và giúp các nhà hoạch định
chính sách hiểu được thực tế. Cách tiếp cận về NLCT quốc gia của Diễn đàn kinh tế

thế giới tương đồng với quan điểm năng suất của Porter. Theo đó, năng lực cạnh
tranh là một tập hợp các yếu tố về thể chế, chính sách và các nhân tố quyết định
năng suất của một quốc gia; trên cơ sở tiến bộ về năng suất sẽ xác lập mức độ thịnh
vượng mà một nền kinh tế có thể đạt được.
Các yếu tố nền tảng của NLCT theo quan điểm của WEF

13


Nền tảng NLCT quốc gia theo quan điểm của WEF là năng suất, trên cơ sở định
nghĩa của Porter. Chỉ số GCI thể hiện các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới năng suất.
Khung chỉ số GCI được thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết nhằm tạo ra một khung khổ
chung nhưng vẫn phản ánh được điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Theo đó,
khung chỉ số GCI có ba nền tảng: (1) Các lợi thế tự nhiên, (2) NLCT vĩ mô và (3)
NLCT vi mô. Cách tiếp cận này của WEF hồn tồn phù hợp với Mơ hình các nhân
tố nền tảng của NLCT theo quan điểm Porter (xem Hình 1.3 và Hình 4).

Hình 1.3. Xác định NLCT và các yếu tố nền tảng của năng suất
Nguồn: GCR 2008-2009
Thiết kế Bộ chỉ số xếp hạng NLCT của Diễn đàn kinh tế thế giới
(i)

Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc được sử dụng khi tính tốn chỉ số GCI là mức GDP bình qn
đầu người (tính theo ngang giá sức mua). GDP bình qn đầu người là cơng cụ đo
lường rộng nhất về năng suất của một quốc gia và có mối quan hệ mạnh theo thời
gian với mức sống của quốc gia. Đây là đại lượng đo lường đơn lẻ bao quát nhất về
hiệu quả của một quốc gia so với các nước khác. Tuy vậy, GDP bình quân đầu
người sẽ phản ánh cả nguồn lực tự nhiên (sự thịnh vượng tự nhiên của quốc gia inherited prosperity), chứ không chỉ năng suất trong việc sử dụng các nguồn lực tự

nhiên đó (sự thịnh vượng được tạo ra – created prosperity).
(ii)

Dữ liệu

Chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của WEF dựa trên số liệu
kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát cơng bố (hard data) và kết quả từ

14


khảo sát ý kiến các doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế (soft data). Các số liệu
thống kê như tỷ lệ nhập học, nợ chính phủ, thâm hụt ngân sách và tuổi thọ được
tham khảo từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của
Liên Hợp Quốc (UNESCO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức y tế thế giới
(WHO). Chỉ số GCI cũng sử dụng dữ liệu từ kết quả khảo sát hàng năm về ý kiến
các doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế của Diễn đàn kinh tế thế giới.
(iii)

Nhóm chỉ số

Diễn đàn kinh tế thế giới nhóm các nhân tố thành từng loại khác nhau, phản
ánh các cơ chế ảnh hưởng khác nhau. Các nhóm chỉ số được tổ chức theo 6 cấp độ
(xem Hình 1.4).

Hình 1.4. Sáu cấp độ đánh giá NLCT của Diễn đàn kinh tế thế giới
(iv)

Các trụ cột NLCT
WEF đo lường chỉ số GCI trên cơ sở tính bình qn gia quyền của các chỉ số


thành phần khác nhau, mỗi chỉ số thành đo lường các khía cạnh khác nhau của năng
lực cạnh tranh. GCI dựa trên 12 nhóm chỉ số thành phần (12 trụ cột), với mỗi cột trụ
đại diện cho một khu vực được coi như là một yếu tố quyết định của khả năng cạnh
tranh. 12 nhóm chỉ số thành phần khơng phải là những chỉ số độc lập mà có tác
động ảnh hưởng lẫn nhau, chẳng hạn như cải cách (yếu kém) trong lĩnh vực này ảnh

15


hưởng tích cực (tiêu cực) tới lĩnh vực khác. Điểm và xếp hạng đối với mỗi nhóm
chỉ số thành phần dựa trên điểm của các chỉ số con. Tất cả các chỉ số, gồm chỉ số
con, chỉ số thành phần, chỉ số nhóm và chỉ số tổng hợp GCI được cho theo thang
điểm từ 1-7 với 1 là kém nhất và 7 là tốt nhất. 12 trụ cột được xếp thành 3 nhóm chỉ
số (xem Hình 1.5):

16


(i)

Nguồn: GCR 2012

Hình 1.5. Khung chỉ số GCI

17


(ii)


Xác định giai đoạn phát triển trong xếp hạng NLCT

Dựa trên lý thuyết về các giai đoạn phát triển, chỉ số GCI giả định rằng ở giai
đoạn đầu tiên, nền kinh tế được thúc đẩy bởi các yếu tố sản xuất (factor-driven –
Giai đoạn 1) và các quốc gia cạnh tranh với nhau dựa trên khả năng sẵn có về các
yếu tố sản xuất. Năng lực cạnh tranh ở giai đoạn phát triển này chủ yếu được xem
xét trên cơ sở các yếu tố thuộc nhóm chỉ số về các yêu cầu cơ bản. Các doanh
nghiệp cạnh tranh trên cơ sở mức giá và bán sản phẩm hay hàng hóa cơ bản, với
năng suất thấp thể hiện qua mức lương thấp.
Khi một quốc gia có năng lực cạnh tranh hơn, năng suất tăng lên và tiền lương
cũng sẽ tăng, quốc gia này sẽ bước sang giai đoạn phát triển mà động lực là hiệu
quả (efficiency-driven – Giai đoạn 2). Khi đó, năng lực cạnh tranh chủ yếu được
tính tốn dựa vào yếu tố nâng cao hiệu quả (efficiency enhancers). Các nước bước
sang giai đoạn này phải bắt đầu phát triển quy trình sản xuất hiệu quả hơn và tăng
chất lượng sản phẩm do mức lương đã tăng lên nhưng không thể tăng giá.
Cuối cùng, khi các quốc gia bước vào giai đoạn phát triển mà động lực là đổi mới
(innovation-driven – Giai đoạn 3), thì năng lực cạnh tranh chủ yếu được tính tốn
trên các yếu tố đổi mới và các nhân tố về sự tinh thông (innovation and
sophistication factors). Ở giai đoạn này, tiền lương và mức sống sẽ được duy trì ở
mức cao chỉ khi các doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng sản phẩm mới và/hoặc
độc đáo.
Chỉ số GCI tính đến các giai đoạn phát triển bằng cách gán các trọng số tương
quan (relative weight) cho những chỉ số nhóm nào liên quan nhiều hơn đến một nền
kinh tế trong giai đoạn phát triển đặc thù của nó. Nhóm các chỉ số về các yêu cầu cơ
bản là quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển ở giai đoạn đầu. Nhóm chỉ
số nâng cao hiệu quả là quan trọng đối với các nước phát triển ở giai đoạn 2. Và
nhóm chỉ số về đổi mới và các nhân tố về sự tinh vi quan trọng đối với các nước
phát triển ở giai đoạn 3.

18



Bảng 1.1 Cách tính trọng số đối với các chỉ số theo các giai đoạn phát triển
Các giai đoạn phát triển
Giai
đoạn 1

GDP bình quân đầu

<2000

người (USD) (*)
Trọng số đối với Nhóm

Quá độ
từ giai đoạn

Giai
đoạn 2

Quá độ
từ giai đoạn

1 sang giai

2 sang giai

đoạn 2

đoạn 3


20002999

30008999

9000-

Giai
đoạn 3

>17000

17000

60%

40-60%

40%

20-40%

20%

35%

35-50%

50%


50%

50%

5%

5-10%

10%

10-30%

30%

chỉ số về các yêu cầu cơ
bản
Trọng số đối với Nhóm
chỉ số nâng cao hiệu quả
Trọng số đối với Nhóm
chỉ số về đổi mới và các
nhân tố về sự tinh vi
(*) Với các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên khoáng sản, GDP đầu người
khơng phải là tiêu chí duy nhất để xác định giai đoạn phát triển

Nguồn: GCR 2012-2013
c) Các yếu tố nền tảng của NLCT áp dụng trong Niên giám Năng lực cạnh tranh
thế giới (WCY) của Viện Phát triển quản lý quốc tế Thụy Sĩ (IMD)
Niên giám NLCT thế giới là báo cáo xuất bản hàng năm nhằm xếp hạng
năng lực cạnh tranh đối với các quốc gia [14]. Niên giám này được xuất bản liên tục
từ năm 1989. Đây được xem là điểm tiếp cận đầu tiên về NLCT thế giới. Báo cáo

này phân tích và xếp hạng khả năng quốc gia và doanh nghiệp đạt được mức độ
thịnh vượng ngày càng tăng. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT của một
nền kinh tế không phải chỉ bởi GDP và năng suất mà cịn bởi các khía cạnh về chính
trị, xã hội và văn hóa.

19


Phương pháp luận của WCY đánh giá môi trường quốc gia theo bốn nhóm
nhân tố NLCT chủ yếu, đó là: Kết quả kinh tế, Hiệu quả chính phủ, Hiệu quả doanh
nghiệp và Hạ tầng. Mỗi nhóm nhân tố gồm 5 nhóm chỉ tiêu thành phần, mỗi một
nhóm chỉ tiêu thành phần thể hiện các khía cạnh khác nhau của NLCT. Theo đó,
WCY được đặc trưng bởi 20 nhóm chỉ tiêu thành phần (xem Hình 8). Một vài nhóm
chỉ tiêu thành phần tiếp tục được chia nhỏ thành các loại khác nhau nhằm xác định
các vấn đề của NLCT một cách rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mỗi một nhóm chỉ tiêu
thành phần khơng nhất thiết có số lượng tiêu chí bằng nhau, và đều cố định chung
một trọng số là 5% (20x5=100). Phương pháp đo lường của IMD nhằm đảm bảo
mức tin cậy về kết quả và khả năng so sánh với kết quả của các năm trước. Việc cố
định trọng số cho mỗi nhóm chỉ tiêu thành phần có chức năng như “hàng rào lửa”
để tránh phát sinh các vấn đề về thiếu cân đối giữa các nhân tố và kết quả có thể so
sánh tốt giữa các năm, nhờ đó nêu bật được sự cải thiện về NLCT. IMD sử dụng
329 chỉ số để xếp hạng NLCT quốc gia.
Kết quả kinh tế (78 chỉ
tiêu)

Hiệu quả chính phủ (70
chỉ tiêu)

Hiệu quả doanh nghiệp
(67 chỉ tiêu)


Hạ tầng (114 chỉ tiêu)

Tài chính cơng

Năng suất

Hạ tầng cơ bản

Chính sách tài
khóa

Thị trường lao
động

Hạ tầng cơng nghệ

Đầu tư quốc tế

Khung khổ thể chế

Tài chính

Hạ tầng khoa học

Việc làm

Pháp luật kinh
doanh


Thực tiễn quản lý

Y tế và Môi trường

Giá cả

Khung khổ xã hội

Thái độ và giá trị

Giáo dục

Nền kinh tế trong
nước
Thương mại quốc
tế

Hình 1.6. Các nhân tố NLCT theo quan điểm của IMD
Nguồn: WCY 2012
WCY sử dụng các dữ liệu khác nhau, gồm cả định tính và định lượng. Các chỉ
tiêu thống kê được thu thập từ các tổ chức quốc tế, trong nước và trong khu vực, các
tổ chức tư nhân và mạng lưới IMD toàn cầu. Các chỉ tiêu thống kê là Dữ liệu cứng

20


(Hard Data), gồm 131 tiêu chí được sử dụng để xác định xếp hạng chung. WCY
cũng có 83 tiêu chí để tham khảo như một nguồn thơng tin có giá trị, nhưng khơng
được sử dụng để tính xếp hạng. Dữ liệu cứng thể hiện khoảng 2/3 điểm xếp hạng
chung. Ngoài ra, có 115 tiêu chí khác được thu thập từ Điều tra quan điểm nhà quản

trị (Executive Opinion Survey) của IMD, gọi là Dữ liệu điều tra (Survey Data), thể
hiện 1/3 điểm xếp hạng.
Theo cách tiếp cận của IMD, Dữ liệu cứng là để chỉ ra NLCT được đo lường
như thế nào trong một thời kỳ cụ thể, còn Dữ liệu điều tra đo lường xem NLCT
được hiểu và cảm nhận như thế nào. Điều tra của IMD được thiết kế nhằm định
lượng các vấn đề mà nó khơng dễ dàng được đo lường, chẳng hạn như: thực tiễn
quản lý, quan hệ lao động, tham nhũng, vấn đề môi trường hay chất lượng cuộc
sống. Kết quả điều tra phản ánh cách hiểu hay cảm nhận về NLCT của các nhà quản
lý doanh nghiệp, những người đang thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Phản ứng của họ gần gũi và sát hơn với thực tế do khơng có độ trễ về thời gian. Độ
trễ này là vấn đề mà Dữ liệu cứng gặp phải. Điều tra của IMD thực hiện ở tất cả các
nước được xếp hạng trong WCY. Mẫu điều tra mang tính đại diện cho tồn bộ nền
kinh tế, thực hiện đổi với một bộ phận đại diện cộng đồng kinh doanh trong mỗi
một khu vực kinh tế như sản xuất cơ bản, chế tạo và dịch vụ, dựa trên đóng góp của
các khu vực này vào GDP của nền kinh tế.
d) Các yếu tố nền tảng của NLCT theo quan điểm của EU
Để đánh giá NLCT của của các nước trong Liên minh Châu Âu (EU), Ủy ban
châu Âu thiết kế bộ chỉ số NLCT quốc gia (EU country competitiveness index CCI) [15]. Chỉ số này nhằm đo lường các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới NLCT của
các quốc gia trong Liên minh. Ủy ban châu Âu sử dụng cơ sở dữ liệu của IMD và
WEF để đo lường các chỉ số.
Chỉ số CCI được đo lường dựa trên 11 trụ cột về NLCT. 11 trụ cột này được
nhóm theo hai nội dung (đầu vào và đầu ra). Bộ chỉ số CCI gồm 66 chỉ số, trong đó
38 chỉ số thuộc khía cạnh đầu vào và 28 chỉ số thuộc khía cạnh đầu ra. Cách tiếp
cận về NLCT của Ủy ban châu Âu được mô tả trong Hình 8.

21


- Quản trị
- Hạ tầng

- Môi trường KT vĩ mô

1. Thể chế
2. Ổn định KT vĩ mô
3. Hạ tầng
4. Y tế

Đầu vào
Nguồn nhân lực

Mức độ sẵn có về cơng nghệ
cao

5. Chất lượng giáo dục tiểu học và
THCS
6. Giáo dục ĐH, đào tạo và học suốt
đời
9. Mức độ sẵn sàng về công nghệ
7. Hiệu quả TT lao động
8. Quy mô thị trường

Đầu ra

10. Mức độ tinh thông trong kinh doanh
11. Đổi mới

Hình 1.7. Khung phân tích NLCT quốc gia của Ủy ban châu Âu
Nguồn: EU (2013)
đ) Phương pháp đánh giá NLCT của Ireland
Hội đồng NLCT quốc gia Ireland được thành lập năm 1997 và từ đó đến nay, Hội

đồng này cơng bố hai báo cáo thường niên, bao gồm: Báo cáo NLCT Ireland
(Ireland’s Competitiveness Scorecard) và Báo cáo Thách thức đối với NLCT của
Ireland (Ireland’s Competitiveness Challenge). Theo quan điểm của Hội đồng
NLCT quốc gia Ireland, NLCT thể hiện khả năng của doanh nghiệp cạnh tranh trên
thị trường [8]. Do vậy, NLCT quốc gia là khả năng doanh nghiệp ở Ireland cạnh
tranh trên thị trường quốc tế. Theo đó, Hội đồng này sử dụng khung phân tích là
tháp NLCT để đánh giá NLCT của Ireland (xem Hình 9).

22


Hình 1.8. Tháp Năng lực cạnh tranh của Ireland
Nguồn: Ireland’s Competitiveness Scorecard 2012
Báo cáo NLCT thường niên của Ireland sử dụng nhiều bộ số liệu có thể so sánh
được của các tổ chức quốc tế như OECD, EU, UN, IMF, WTO và các chỉ tiêu của
các tổ chức xếp hạng NLCT quốc tế như WB, WEF. Các số liệu, chỉ tiêu được
nhóm thành ba nhóm theo khung phân tích về tháp năng lực cạnh tranh. Cụ thể là:
Đỉnh tháp là nhóm chỉ tiêu về Tăng trưởng bền vững. Nhóm chỉ tiêu này gồm 3
chỉ tiêu: (1) Kinh tế vĩ mô bền vững; (2) Chất lượng sống; và (3) Môi trường bền
vững. Nhóm giữa là các chỉ tiêu thuộc Điều kiện thiết yếu đối với NLCT quốc gia,
bao gồm: (1) Hiệu quả kinh doanh (gồm Đầu tư; Thương mại); (2) Năng suất và đổi
mới (gồm Năng suất; Đổi mới); (3) Giá cả và chi phí (gồm Giá cả; Chi phí chính
thức; Chi phí khơng chính thức); (4) Việc làm và Cung lao động (gồm chỉ tiêu Việc
làm và thất nghiệp, Đặc điểm cung lao động). Đáy tháp là nhóm chỉ tiêu về Chính
sách, bao gồm: (1) Mơi trường kinh doanh (gồm chỉ tiêu Thuế, Tài chính, Quy định
và cạnh tranh); (2) Cơ sở hạ tầng cứng (gồm Đầu tư cơ sở hạ tầng; Hạ tầng Giao
thông, Năng lượng và Môi trường; Hạ tầng công nghệ thông tin và liên lạc); (3) Cơ
sở hạ tầng tri thức (gồm Giáo dục chung; Giáo dục mầm non và tiểu học; Giáo dục
phổ thông; Giáo dục đại học; Học suốt đời; Hạ tầng Nghiên cứu và Phát triển).
Ireland lựa chọn các chỉ tiêu theo 3 nhóm thuộc tháp NLCT và so sánh giữa

Ireland với 18 nền kinh tế khác thuộc OECD và EU. Từ kết quả phân tích, so sánh,

23


báo cáo NLCT quốc gia Ireland chỉ ra những thách thức lớn đối với nâng cao NLCT
quốc gia và đề xuất các chính sách thực hiện.
Tóm lại, các báo cáo xếp hạng NLCT và đánh giá các yếu tố ảnh hướng tới
NLCT quốc gia trên thế giới có cách tiếp cận và hệ thống chỉ số khác nhau. Hiện
nay, đánh giá NLCT quốc gia trên thế giới được thực hiện theo hai hình thức. Hình
thức thứ nhất là các báo cáo so sánh, xếp hạng NLCT quốc gia. Những báo cáo này
đưa ra những đánh giá độc lập dựa trên các bộ tiêu chí khác nhau để so sánh NLCT
giữa các quốc gia. Qua kết quả cho điểm đối với các chỉ số và kết quả xếp hạng
chung, các quốc gia nhận biết được các điểm mạnh, điểm yếu về NLCT của đất
nước và khoảng cách NLCT so với các quốc gia khác, từ đó tìm cơ hội cải thiện và
nâng cao vị thế NLCT. Các báo cáo xếp hạng phổ biến hiện nay như Báo cáo NLCT
toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Báo cáo Môi trường kinh doanh của
Ngân hàng thế giới (WB), Báo cáo xếp hạng mơi trường kinh doanh của tạp chí
Forbes, Báo cáo chỉ số tự do kinh tế của Quỹ hỗ trợ di sản và Tạp chí phố Wall, Chỉ
số Quản trị toàn cầu của Ngân hàng thế giới, Chỉ số Cảm nhận tham nhũng của Tổ
chức minh bạch quốc tế,… thể hiện theo hình thức này.
Hình thức thứ hai là các báo cáo chuyên sâu về NLCT quốc gia. Các báo cáo
theo hình thức này được thiết kế dựa trên một khung phân tích về NLCT quốc gia
và các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT quốc gia. Từ đó, các báo cáo phân tích thực
trạng các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT và đề xuất kiến nghị nâng cao NLCT. Báo
cáo Thách thức NLCT Ireland, Báo cáo NLCT Singapore hay Báo cáo NLCT Việt
Nam,… áp dụng theo hình thức báo cáo chuyên sâu này.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có quốc gia nào xây dựng bộ chỉ số đánh giá
NLCT quốc gia riêng cho đất nước. Các bộ chỉ số NLCT hiện nay được thiết kế để
so sánh NLCT giữa các quốc gia hoặc dùng để phân tích sâu về các nhân tố ảnh

hưởng tới NLCT. Bởi vậy, đề xuất phương pháp và bộ chỉ số đánh giá NLCT quốc
gia Việt Nam là nhằm phục vụ Báo cáo chuyên sâu về NLCT. Theo đó, Việt Nam
cần lựa chọn cách tiếp cận đánh giá NLCT phù hợp, từ đó thiết kế các chỉ số đánh
giá theo mơ hình đã lựa chọn.

24


×