Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ngữ văn Khánh Hòa văm học địa phương Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.79 KB, 17 trang )

VĂN HỌC DÂN GIAN - NGỮ VĂN KHÁNH HÒA
I.KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN KHÁNH HÒA
1.Khái niệm văn học dân gian Khánh Hịa
Là những sáng tác khơng có văn tự ghi chép lại (là những tác phẩm ngôn từ truyền
miệng) của quần chúng lao động.
Phản ánh thế giới quan của người lao động.
Phục vụ cuộc sống lao động sản xuất chiến đấu của quần chúng.
2.Các thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Khánh Hòa
2.1.Truyện cổ dân gian
Đa dạng phong phú
Gồm nhiều thể loại
Truyền thuyết: Là một loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan
đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và
cách đánh giá của nội dung đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen
thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ có tài năng kì lạ, nhân vật thơng minh - ngốc nghếch,
nhân vật là động vật. Truyện cổ tích thường có các yếu tố hoang đường thể hiện niềm tin, ước
mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện – ác, tốt - xấu, cơng bằng - bất cơng.
Ví dụ: Truyện cổ tích thần kì: chàng đực rựa, sự tích trái thơm,....; truyện cổ tích thế sự:
sự tích Hịn Vọng Phu;....
Thần thoại: Cốt truyện đơn giản, phù hợp với việc giải thích các hiện tượng tự nhiên.
2.2.Ca dao – dân ca Khánh Hòa
Là một thể loại phát triển mạnh của văn học dân gian, đây là tiếng nói trái tim của người
Khánh Hòa trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Thể hiện được tiếng nói trữ tình, cảm xúc, vẻ đẹp tâm hồn của người Khánh Hòa.
2.2.1.Phong cảnh và sản vật Khánh Hịa
Phong cảnh: hữu tình, thơ mộng với những địa danh cụ thể được đưa vào ca dao nhờ đó
mà ta xác định được đó là ca dao Khánh Hịa. Khác với ca dao Bắc Bộ, phong cảnh thiên nhiên
là những cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay, những ngọn núi xa “mây mù che phủ”, khác với
ca dao Nam Bộ, phong cảnh thiên nhiên là những miệt vườn, sơng nước, kênh rạch, trong ca dao
Khánh Hịa, phong cảnh thiên nhiên nổi bật lên những hình ảnh non – nước, núi – biển, không ở


đâu non và nước giao thoa một cách sống động về ân tình đến thế…..
“Biển Nha Trang cát vàng nước lục
Thảnh thơi con cá đục lội dọc lội ngang”
“Ai về xóm Bóng Hà Ra
Đi ngang Hịn Chữ, cho ta nhắn lời
Nhắn ai có chí vá trời
Lịng trung tạc đá mn đời cịn ghi”
“Khánh Hịa đẹp lắm ai ơi!
Ghé thăm một chuyến cho đời thêm vui.
Khánh Hòa đẹp lắm ai ơi!


Vào Nam ra Bắc ghé chơi Khánh Hịa”
“Ngó lên Hịn Dữ xanh xanh
Bầy chim ríu rít đầu cành suối sâu”
Sản vật: Đa dạng, phong phú đặc biệt là Trầm hương, yến sào – 2 sản vật quý hiếm mà
thiên nhiên đã ưu đãi cho Khánh Hòa cả về số lượng và chất lượng. Khơng phải ngẫu nhiên mà
Khánh Hịa cịn có một tên gọi thứ 2 là Xứ Trầm hương. Sản vật Trầm hương, yến sào đi vào ca
dao đã làm nên tính chất địa phương Khánh Hịa. Cho nên Trầm hương, yến sào không dừng lại
ở giá trị sản vật mà đã trở thành biểu tượng của quê hương non nước Khánh Hòa.
“Miếng ngon nhớ lâu”. Rồi từ nỗi nhớ vị ngọt ngọt của món ăn, người ta nhớ đến tên đất,
tên làng, tên sông, tên hồ,… quê hương của vị ngon ngọt đó!
“Yến sào Hịn Nội
Vịt lội Ninh Hịa
Tơm hùm Bình Ba
Nai khơ Diên Khánh
Cá tràu Võ Cạnh
Sị huyết Thủy Triều
Đời anh cay đắng đã nhiều
Về đây sớm ngọt, ngon chiều với em.”

Ca dao sản vật Khánh Hòa thường đi đơi với tình cảm con người mà nhất là tình u đơi
lứa, khơng ít những câu ca dao mượn sản vật để tỏ tình, hay giãi bày tâm sự buồn vui, yêu
thương, hờn giận.
“Cây quế Thiên Thai mọc bên khe đá
Trầm nơi Vạn Giã hương tịa Sơn lâm
Đơi lứa mình đây như quế với trầm
Trời xui, đất khiến sắt cầm tram năm”
“Tai nghe bạn cũ có đơi
Trong mình nóng nảy như vơi mới bầm
Nắm tay người bạn khóc thầm
Chầu rày quế đã xa trầm, trầm ơi”
“Dó lâu năm dó thành kì
Đá kia lăn lốc có khi hóa vàng”
Có thể nói ca dao về phong cảnh và sản vật Khánh Hịa khá phong phú. Đó là sự phong
phú của một miền đất nhiều cảnh đẹp, nhiều sản vật quý, nhiều thức ăn ngon. Trong bối cảnh đó,
con người là nhân vật trung tâm, với tình yêu thiên nhiên đất nước vơ bờ, tình u con người
đằm thắm sâu nặng và một thái độ trân trọng lịch sử.
2.2.2.Con người và xã hội
Con người: Là những con người anh hùng trong chiến đấu, xả thân vì quê hương, yêu quê
hương đất nước; sống thiên về nội tâm, tình cảm dồi dào, chân thành.
“Ai đi ngoài ngõ
Cho em tỏ một lời
Ngày mùa bận rộn nơi nơi


Người làm không hết chuyện, anh thời đi đâu?
Nghe em hỏi nhỏ
Anh phải tỏ đôi lời
Ngày mùa bận rộn nơi nơi
Anh mắc theo ông Trịnh anh thời đánh Tây.”

“Bao giờ Vạn Giã hết Tây
Khỏi bỏ cấy cày bỏ cả ruộng hoang
Bao giờ trừ hết Việt gian
Để khỏi lập làng, khỏi thuế khỏi sưu
Em ơi, mình khỏi cúi đầu
Làm người mất nước làm trâu kéo cày.”
“Nghe đồn anh hay chữ
Lại đây em hỏi thử đơi câu lịch sử Khánh Hịa
Từ ngày Tây cướp nước ta
Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa
Anh hãy nói ra cho em tường?
Nghe lời em hỏi mà thương
Thương người nghĩa liệt tơ vương vấn lịng
Vì thù non sông thề không đội trời chung với giặc
Từ Nam chí Bắc
Thiếu gì trang dạ sắt gan đồng
Ở Khánh Hịa có ba ơng
Ơng Trần Đường giữ đèo Dốc Thị
Ơng Trịnh Phong trấn nơi biển Cù
Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu
Ba ơng một bụng nghìn thu danh truyền...
Ba ơng là bậc anh hiền
Gọi “Khánh Hòa tam kiệt”
Người người đều biết
Đều thương, đều tiếc
Chưa thỏa quyền núi sông
Tấm thân xem nhẹ như lơng hồng
Hỏi anh cịn nhớ “Quảng Phước tam hung” là ai?
Dám đâu quên kẻ anh tài
Rèn gan sắt đá khôn mài bể dâu

Gương anh dũng làu làu Phạm Chánh
Cùng Phạm Long chung gánh nước non
Cha con trung nghĩa vẹn trịn
Cùng Nguyễn Sung nguyện mất cịn có nhau
Bao phen cay đắng hận thù
Tam hung, tam kiệt nghìn thu trăng rằm.”


Xã hội: Nếu như ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ chứa đựng những bức tranh xã hội rộng lớn
và đậm nét thì ca dao Khánh Hịa ít đề cập đến mâu thuẫn xã hội, đấu tranh giai cấp, vấn đề giàu
nghèo, thân phận con người. Vì sao vậy? Có phải Khánh Hòa từ ngàn xưa đã là một miền đất yên
ổn?
Thực ra, dưới chế độ phong kiến, những vùng đất dù khác nhau cũng đều chung một gầm
trời. Bất cơng, đau khổ, đói nghèo là căn bệnh vơ phương cứu chữa của xã hội cũ. Vậy mà trong
ca dao Khánh Hịa ít khi có tiếng thở dài, than thân, trách phận, những lời phản kháng, hay thái
độ vùng lên.
Những bi kịch phụ nữ như cảnh mẹ chồng nàng dâu, chồng ngược đãi, cảnh lẻ mọn, lao
động nặng nhọc, nghèo túng,… trong ca dao Khánh Hịa cũng khơng đậm đà như ca dao của một
số vùng đất khác.
Cái nghèo cũng được nói đến trong ca dao Khánh Hịa nhưng chủ yếu là lời tâm sự, sẻ
chia, không nhuốm màu bi quan, trái lại chứa đựng niềm hy vọng ở sự đổi đời.
“Đừng than cái áo rách tay
Trời kia ngó lại vá may mấy hồi”
Hôn nhân là một đề tài lớn trong ca dao của mọi miền đất nước. Từ các khía cạnh của đời
sống hơn nhân gia đình, ca dao phản ánh những vấn đề xã hội. Ca dao Khánh Hịa đơi khi cũng
có những lời than thở về tình duyên trắc trở, đổi thay, tan vỡ. Tình trạng gả bán, ép duyên, sản
phẩm của những luật lệ phong kiến hà khắc: trọng nam khinh nữ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy…
đã đẩy nam nữ thanh niên đến chỗ bế tắc. Họ u nhau nhưng khơng có quyền quyết định hạnh
phúc của mình.
“Lửa nhen mới bén dun cầm

Trách lịng cha mẹ nỡ cầm dun con”
Tình u có thể vượt qua thử thách của không gian, đèo cao, dốc đứng, nhưng khó lịng
vượt qua trở lực phong kiến mà hiện thân của nó khơng ai xa lạ chính là mẹ, cha của chàng trai,
cơ gái.
“Trèo lên Đèo Cả
Ngó xuống Vạn Giã – Tu Bơng
Biết rằng phụ mẫu có đành khơng
Để em chờ, anh đợi uổng cơng hai đàng”
Nhìn chung ca dao Khánh Hịa ít nói đến cái nghèo, ít nói đến mâu thuẫn giai cấp và các
quan hệ xã hội phức tạp khác. Đây cũng là một đặc điểm rất đáng lưu ý. Có lẽ nhờ sự ưu đãi của
thiên nhiên nên từ bao đời người Khánh Hòa kiếm miếng ăn không đến nỗi quá nhọc nhằn như ở
những vùng đất khác. Vì vậy mà trong ca dao Khánh Hịa cũng ít gặp những cảnh một nắng hai
sương, lên thác xuống ghềnh.
Mặc khác, thiên nhiên Khánh Hịa khơng chỉ mưa nắng thuận hịa, thuận lợi cho sản xuất
nơng nghiệp, mà cịn rất hữu tình. Chính thiên nhiên đã góp phần làm nên tâm hồn tính cách của
người Khánh Hịa: gắn bó, giao hịa với cảnh vật, non nước và chan chứa tình u con người.
Tính cách con người ở một địa phương, một vùng đất nào đó được hình thành bởi rất
nhiều yếu tố như: hoàn cảnh tự nhiên, xã hội, điều kiện lao động và quá trình lịch sử… Người
Khánh Hịa vốn khơng ưa khuếch trương, sống thiên về nội tâm, tình cảm rất dồi dào và chân


thành. Cách nói, cách bộc lộ tình cảm của ca dao Khánh Hịa khơng sơi nổi, bóng gió và có phần
hoa mỹ như ca dao Bắc Bộ, cũng không thẳng thắn, bộc trực như ca dao Nam Bộ. Tình yêu, tình
vợ chịng, tình mẹ con, gia đình, tình người,…tất cả được diễn đạt một cách rõ ràng, cụ thể, ít ẩn
dụ xa xơi mà rất thắm thiết, rất thật.
“Gió đâu bằng gió Tu Bơng
Thương ai bằng thương cha, thương mẹ, thương chồng thương con”
Tình mẹ con khơng chỉ được so sánh với núi cao, biển rộng, với những cơn gió quê nhà,
mà còn được thể hiện bằng việc làm cụ thể, lao động chăm chỉ để phụng dưỡng mẹ cha.
“Cầm cần câu cá liệt xuôi

Lấy tiền mua gạo mà nuôi mẹ già”
Hình ảnh “đèo”, “hịn” xuất hiện nhiều trong ca dao Khánh Hịa. Có lẽ đây cũng là một
nét chung của ca dao miền Nam Trung bộ, dải đất khu V dằng dặc, chạy ven biển, lắm núi, nhiều
đèo, nhiều đảo.
Vợ chồng nghĩa nặng tình thâm cũng ví như con đèo sừng sững, ví như hịn đảo trơ gan
giữa trời đất.
“Đèo nào cao bằng đèo Rọ Tượng
Nghĩa nào trượng bằng nghĩa phu thê”
“Bao giờ hòn Chữ bẻ tư
Biển Nha Trang cạn nước anh mới từ nghĩa em”
Ca dao Khánh Hòa nói về biến, về cá tơm cũng nhiều như nói về những con đèo. Đã từ
lâu đời người Khánh Hòa sống chủ yếu bằng nghề đi núi và đi biển. Do đó tình u, tình người
gắn với quế, với trầm, với tơm cá, đó, đăng.
“Đơi ta như cặp cá bè
Lênh đênh trên biển ai dè gặp nhau”
“Anh đừng ham đó, bỏ đăng
Ham lê quên lựu, ham trăng quên đèn.”
Từ ca dao Khánh Hịa, ta có thể hình dung được diện mạo con người Khánh Hòa: yêu
nhiều hơn ghét, thương nhiều hơn giận, lấy hịa khí làm trọng, khơng ưa đấu lý, lao động chăm
chỉ, ln ln có một niềm tin ở thời gian, cuộc sống và những giá trị.
“Dó lâu năm dó thành kỳ
Đá kia lăn lóc có khi hóa vàng”
Đó cũng là lý do vì sao những tâm trạng buồn chán, thất vọng, bi lụy vắng bóng trong ca
dao Khánh Hòa.
Sự khác nhau giữa ca dao Khánh Hòa và ca dao truyền thống: Có nhiều biến thể, sử dụng
ngơn ngữ địa phương và dùng tên nhiều địa danh tại Khánh Hòa.
“Trăng rằm 16 trăng treo
Anh sắm giường lèo cưới vợ Nha Trang”
“Anh thương em dưới dốc thương lên
Đá lăn mược đá, miễn thương bền thì thơi”

“Xưa kia lời nói cũng in
Hoa tàn nhị rữa, càng nhìn hổng dong”


“Chiều chiều én liệng cò bay
Bâng khuâng nhớ bạn, bạn rày nhớ ai?”
2.3.Tục ngữ Khánh Hòa
2.3.1.Khái niệm
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm,
tri thức, nêu lên những nhận xét dưới hình thức những câu nói ngắn gọn súc tích, giàu hình ảnh,
vần điệu, dễ nhớ, dễ lưu truyền
2.3.2.Nội dung
Phản ánh hầu hết các lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần. Thường tập trung vào 2
chủ đề chính:
Tục ngữ về những hiện tượng tự nhiên, quy luật tự nhiên nhằm phục vụ đời sống sinh
hoạt và sản xuất, chẳng hạn những kinh nghiệm nhận biết thời tiết như mưa nắng, gió bão, hạn
hán, lụt lội:
“Bao giờ trời kéo vẩy tê
Sắp gồng sắp gánh ta về kẻo mưa”
“Ông tha mà bà chẳng tha
Liền cho cây lụt hăm ba tháng mười”
“Được mùa lúa, úa mùa cau
Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đơng”
Tục ngữ về gia đình và xã hội: giáo dục nếp sống, đạo đức, giao tiếp ứng xử, tình làng
nghĩa xóm,...
“Con khơn cha mẹ nào răn
Ví như trái bưởi ai lăn nó trịn”
“Giọt mưa trước nhỏ đâu, giọt mưa sau nhỏ đó”
“Làm nhiều ăn nhịn có dư
Làm nhiều ăn dữ cũng như khơng làm”

“Nợ q gia tài đắp chiếu dài mà ngủ”
“Giá gì một nải chuối xanh
Xúm lại mà giành cho mủ dính tay”
“Người khơn thất thế cũng khờ
Ba mươi đời cọp dữ sa cơ cũng hèn”
Tục ngữ, thơ ca các dân tộc ít người ở Khánh Hòa làm phong phú thêm tục ngữ Khánh
Hòa. Đó cũng là những đúc kết kinh nghiệm sống, lao động, đấu tranh bằng những câu tục ngữ
ngắn gọn mà nhiều nghĩa. Qua đó có thể thấy được nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín
ngưỡng, ứng xử gia đình và cộng đồng.
“Đốt cây lồ ơ vướng cây le
Khơn nhìn mặt, dại nhìn gan
Nói nhiều lỏng lạt, nói ít nắm chặt
Lội nước ướt chân, uống rượu xỉn mặt…”


Thơ ca dân gian các dân tộc ít người là bài hát lao động, ngợi ca mùa màng, là lời cầu xin
Thần linh cho “bắp đầy chòi, lúa đầy kho”. Có bài ca gợi lên khung cảnh lao động vui tươi đầm
ấm chung sức chung lịng:
“Đàn bà hái đậu
Đàn ơng chặt cây
Chiều về
Đàn ông vác cây
Đàn bà gùi củi”
Hoặc thể hiện tình đồn kết cộng động u thương nâng đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn
“Trèo cây có rớt
Phải đỡ nhau dậy
Cột kèo bền chắc
Nhờ tranh che nắng che mưa”
Tuy nhiên, hiện nay số lượng tục ngữ và thơ ca dân gian chưa sưu tầm được nhiều.
Trên đây là những nét phát họa về văn học dân gian Raglai. Văn học dân gian các dân tộc

khác như T’ring, E đê …. ở Khánh Hòa vẫn còn là một vùng trắng….
2.3.3.Nghệ thuật
Lời ít ý nhiều, tính chất ngắn gọn của tục ngữ.
Vần, nhịp điệu hài hòa, chặc chẽ.
Những thủ pháp nghệ thuật phổ biến, so sánh, ẩn dụ,...
“Được mùa xoài, xoai mùa lúa”
“Gà nịi khơng tập cũng bay
Con nịi khơng tập cũng tày thế gian”
“Vàng sa đáy nước vàng chìm
Anh sa lời nói kiếm tìm khơng ra”
II.Văn học viết ở Khánh Hịa
Căn cứ vào diễn trình lịch sử và sự phát triển văn học, có thể chia văn học viết ở Khánh
Hòa từ 1653 đến nay thành 4 giai đoạn
2.1.Văn học viết ở Khánh Hòa từ năm 1653 đến hết thế kỷ XIX
2.1.1.Văn học viết từ năm 1653 đến hết thế kỷ XVIII
Văn học Khánh Hòa giai đoạn này hầu như khơng có gì đáng kể. Vết tích hiện chỉ cịn
dăm ba câu đối ở các ngơi đình, ngơi chùa xưa. Những câu đối ở đình thường mang nội dung ca
ngợi thế đất của làng, của xã, bộc lộ niềm mong ước một cuộc sống phồn vinh, ấm no; ca ngợi
những người có cơng khai đất mở làng, lập ấp. Câu đối ở chùa thường mang hình thức ngơn ngữ
nghệ thuật, những câu đối ấy giàu hình ảnh với nội dung triết lý sắc – khơng của nhà Phật và
mang tính giáo hóa rõ rệt. Ta có thể dễ dàng tìm thấy những câu đối chữ Hán, chữ Nôm ở những
ngôi chùa như chùa Cát – Hội Phước Tự Nha Trang (nơi đây bên cạnh những câu đối chữ Hán
cịn có hai câu đối chữ Nôm thật đặc sắc); câu đối ở chùa Liên Hoa Nha Trang (câu đối này do
Chúa Nguyễn Phúc Khoát ngự bút năm 1734).
2.1.2.Văn học viết thế kỷ XIX


Văn học giai đoạn này đi cùng với sự phát triển của Nho học dưới triều nhà Nguyễn. So
với chặng đường trước thì chặng đường này, văn học có khả quan hơn. Bên cạnh câu đối ở các
chùa, các bài ký trên bia đá, minh văn trên chng đồng cịn phải kể đến những bài kệ, thơ Thiền

chữ Hán, những bài văn, truyện, ca bằng chữ Nôm và thơ vịnh cảnh trí thiên nhiên,… Có thể nêu
ra đây vài tác phẩm tiêu biểu hiện cịn sơ sót lại của chặng đường này như:
Bài văn bia ở lăng Bà Vú (thị trấn Ninh Hòa): Văn và bia được tạo dựng sau năm 1802.
Sau khi vua Gia Long vừa lên ngôi. Hiện chưa rõ tác giả bài văn bia vì do thời gian mưa nắng,
do ý thức con người tác động nên chữ trên bia có chỗ mờ, có chỗ bể mất, khó đọc. Chỉ biết lăng
và bịa được Bộ Cơng xây dựng theo lệnh của vua Gia Long với kiểu thức như lăng ở Huế, tuy
không quy mô, nguy nga bằng. Bài văn bia ghi lại hành trang, tiểu sử, công lao của một phụ nữ ở
Ninh Hòa đi giúp đỡ, nuôi dưỡng chúa Nguyễn Phúc Ánh (tức vua Gia Long sau này) cùng tùy
tùng khi bị Tây Sơn đánh đuổi. Sau khi lên ngôi, nhớ ơn xưa, Gia Long cho người mời bà về
kinh đô nhưng khi sứ giả đến thì bà đã khuất bóng. Nhà vua phong tặng bà là Nhũ mẫu (vú nuôi),
xây lăng, cấp ruộng tế tự và ngày giỗ hàng năm quan Tuần Vũ phải thân hành cúng lễ.
Bài văn bia ở Tháp Bà – Nha Trang: Bài văn do quan Hiệp Biện Đại học sĩ, Tiến sĩ Phan
Thanh Giản (1976 – 1876) viết. Bia dụng sau Tháp vào năm Tự Đức thứ 9 (1856). Cụ Phan đã
dựa vào truyền thuyết về Thiên Y A Na của người Việt để soạn bài văn bia trên.
Bốn bài văn, truyện, ca (bài thơ dài) ca ngợi công trạng, kỳ tích bà Thiên Y A Na. Bài thứ
nhất là Cổ Tháp linh tích bằng thể song thất lục bát gồm 162 câu; bài thứ hai là Bà Chúa Tiên
(còn gọi là Văn Bà) bằng thể lục bát, gồm 208 câu. Bài này được lưu truyền rộng rãi, đồn múa
bóng thường dùng để hát trong lễ vía Bà vào tháng 3 hàng năm. Bài thứ ba có nhan đề Thiên Y
cổ tháp truyền kỳ diễn âm bằng thể song thất lục bát với 108 câu, tương truyền do nhà Nho Phan
Huy Thuần tục diễn ra chữ Nôm. Bài thứ tư là Thiên y Thánh Mẫu truyện ca bằng thể thơ lục bát
gồm 204 câu.
Ngồi ra cịn có thể kể thêm bài Kệ Thị tịch của Thiền sư Thánh Minh (1745 – 1853) ở
chùa Cát đọc trước phút lâm chung để khai ngộ cho đệ tử (1853) và một số thơ văn viết về
Khánh Hòa mà sách Đại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn có nhắc đến như của quan Đốc học
Khánh Hòa Đinh Nho Quang, Lễ bộ Tham tri Nguyễn Văn Tường, Thượng thư Lê Tuấn,…
Từ sau năm 1885, khi vua Hàm Nghi bơn tẩu, ra chiếu Cần Vương thì ở Khánh Hịa có
nhiều sĩ phu u nước tham gia phong trào, đã chiến đấu ngoan cường và hy sinh anh dũng như
đề đốc Trịnh Phong, Trần Đường, tú tài Nguyễn Khanh, nho sĩ Nguyễn Dị, cử nhân Nguyễn
Lương và các vị khác như Lê Nghị, Phạm Chánh, Phạm Long, Nguyễn Sum,… các vị là những
người giỏi võ nghệ văn hay chữ tốt, có người đỗ đạt, sáng tác thơ văn. Có lẽ các vị đều có trước

tác phẩm để lại nhưng hiện không được lưu giữ, kể cả trong gia phả. Đây là một thiệt thòi lớn
cho văn học tỉnh nhà.
Nhà Nho ái quốc Nguyễn Thông (1827 – 1894) là cây bút tên tuổi trong dòng văn học
yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX với một sự nghiệp thơ văn đáng kể, tên tự là Hy Phần, quê
ở Gia Định (nay thuộc Tân An, tỉnh Long An), từng làm Án sát ở Khánh Hịa 1867, ơng đã để lại
một bài thơ chữ Hán viết về Khánh Hịa có nhan đề Khánh Hòa đạo trung; đây là hai câu đề:
“Đồng trụ tồi tàn thập lục triều
Thiên Y cổ pháp ỷ tằng tiêu”


Dịch thơ:
“Cột đồng đổ nát chuyện xưa rồi
Tháp cổ Thiên Y đứng chọc trời”
Sau đó ơng được điều về kinh đơ Huế giữ chức Biện lý Bộ Hình, khơng bao lâu, ơng cáo
quan về lại Khánh Hịa. Người bạn thân của ông là Tiến sĩ Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) làm
quan ở Nội cát có viết mấy bài thơ tiễn ông. Đây là hai câu luận của bài Tống Tỷ bộ Nguyễn Hy
Phần dự cáo quy Khánh Hòa (tiễn ông Tỷ bộ Nguyễn Thông tự Hy Phần có ý định cáo quan về
Khánh Hịa):
“Đại Lãnh văn viên cơ nguyệt hạ
Nha Trang xạ hỗ loạn vân gian”
Dịch thơ:
“Trăng lạnh, vượn kêu nơi Đại Lãnh
Trong mây, bắn cọp ở Nha Trang”
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu khơng nêu ra đây một tên tuổi sáng chói khác là Nhị giáp Tiến
sĩ Nguyễn Quang Bích (1832 – 1889). Ơng đã từng làm Tri phủ Diên Khánh, khi thực dân Pháp
đánh Hà Nội lần thứ hai, lúc này ông đang giữ chức Tuần phủ Hưng Hóa, đã hưởng ứng Cần
Vương, lập căn cứ địa chống Pháp nơi núi rừng Tây Bắc. Ông sáng tác nhiều thơ văn, hiện còn
tập Ngư Phong thi văn tập gồm cả tram bài thơ chữ Hán, một ít câu đối, văn tế, thư,… Tiếc là
hiện chưa xác định được cụ thể bài thơ nào được viết lúc ông làm quan ở Khánh Hòa.
2.2.Văn học viết ở Khánh Hòa từ đầu thế kỷ XX đến 1945

Nhờ ảnh hưởng của phong trào cách mạng đầu thế kỷ như phong trào Đơng Du, nhất là
phong trào Duy Tân khuyến khích học chữ Quốc ngữ mà văn học nơi đây phần nào có khởi sắc
hơn một chút.
Trước hết phải kể đến bài thơ Tuyệt mệnh theo thể thất ngôn bát cú luật Đường tiếng Việt
của Tiến sĩ Trần Quý Cáp ứng khẩu đọc lúc ra pháp trường trước khi bị xử chém tại Gị Trảm
(cầu Sơng Cạn – Diên Khánh), trong đó có hai câu kết:
“Thà chết, chết trong hơn sống đục
Ai mà sợ chết, chết như chơi”
Sự hy sinh của cụ Trần đã làm xôn xao dư luận cả nước. Nhân dân Khánh Hòa, nhân dân
Quảng Nam đã nhỏ lệ tiếc thương. Các nhà nho chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng đều có câu đối, văn tế, thơ điều để khóc cụ Trần, Cụ Phan Bội
Châu trong khi đang bôn tẩu ở nước ngoài, nghe tin dữ, cụ đã cất tiếng than:
“Văn hữu văn hựu tai? Thiên địa phong trần lien thế biến;
Bi mạc bi hồ thử? Giang sơn hào hiệp kỷ nhân tồn”
Dịch thơ:
“Tin có tin thế sao? Gió bụi đất trời bao cuộc biến;
Buồn gì buồn hơn nữa? Non sơng hào hiệp mấy ai cịn?”
Cụ Phan cịn có một bài văn tế dài và một câu đối khóc cụ Trần. Đây là hai vế đối bằng
chữ Hán, tương truyền câu đối này ghi trên mộ chí của cụ:
“Ngọc tối bất ngõa toàn, tam tự ngục hàng sơn hải khấp;
Hồng nhi khinh Thái trọng, thiên thu luận định nhật tinh huyền”


Dịch thơ:
“Thà ngọc bể hơn ngói lành, cái án tam tự đưa ra làm sơng núi khóc;
Nhẹ như lơng hồng nặng như Thái Sơn, lời bình luận ngàn năm đã có trời sao soi sáng”
Cụ Phan Chu Trinh đang bị giam tại nhà lao Côn Đảo, khi nghe tin, đã khóc bằng bài thơ
bát cú:
“Anh biết cho chăng hỡi Dã Hàng
Thình lình sóng dậy cửa Nha Trang

Lời nguyền trời đất cịn ghi tạc
Giọt máu non dơng đã chảy tràn
Tinh Vệ nghìn năm hồn khó dứt
Đỗ Qun mn kiếp ốn chưa tan…”
Còn cụ Nghè Huỳnh Thúc Kháng lúc này bị thực dân Pháp giam tại nhà lao Quảng Nam,
khi nghe cụ Trần hy sinh, đã viết bài thơ Điếu Trần Quý Cáp bằng chữ Hán rồi cụ tự dịch ra chữ
Quốc ngữ. Bài thơ có chép trong tập Thi tù tùng thoại của tác giả, trong đó có câu thực và luận
như sau:
“Quyết đem học mới thay nô kiếp
Ai biết quyền dân nảy họa nguyên
Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng
Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng…”
Cụ Nghè Trần mất đi, nhân sĩ đương thời có lời ngợi ca lúc truy điệu nguyên văn: “Tân
học trung lãnh tụ, hốt thất thủ nhân, lạc lạc tiền đồ, cử quốc thiếu niên tề nhất đổng; Thọ khảo dữ
linh danh, chung nan lưỡng đắc, điêu điêu nhất hoạn, ỷ lư từ mẫu tối thương tâm.”
Dịch nghĩa:
“Đàn anh phái tân học, bỗng mất một tay, muôn dặm mịt mù, bọn trẻ trông sau rên rĩ khóc; Đời
thọ với danh thơm, khó tồn hai ngã, một gian nhà nhỏ, mẹ già tựa cửa xót xa đau – Bản dịch của
cụ Huỳnh Thúc Kháng.”
Chí sĩ Trần Cao Vân (1866 – 1916) vào những năm đầu thế kỷ, trên đường đi tìm đồng
chí, có ngang qua Khánh Hịa, ghé thăm Hịn Chồng, đã viết bài thơ thất ngơn bát cú vịnh cảnh
đẹp nơi này, qua đó bày tỏ khí tiết của mình:
“Non thề giai lão trơ trơ đó
Gió chẳng lung lay, sống chẳng dồi”
Ngoài ra những năm đầu ở giai đoạn này cịn có thể kể thêm một tên tuổi khác là Lơ
Nguyễn Văn Mại. Ơng từng giữ chức Án sát Khánh Hịa, là tác giả tập Lơ Giang tiểu sử. Đây là
tập sách có giá trị văn sử về vùng đất nơi đây. Tài liệu còn cho biết ơng cịn là soạn giả cuốn
tuyển tập ca dao Việt Nam với nhan đề Việt Nam phong sử.
Những năm 1930 – 1945, văn học Khánh Hòa lại được mùa về thơ ngâm vịnh danh lam
thắng cảnh như Tháp Bà, Am Chúa, chùa Suối Đỗ, núi Sinh Trung, đầm Xương Huân, sông

Dinh, tác Ngựa, thác Nhét, đèo Rọ Tượng, lỗ Đoi, Hòn Yến,… của các tác giả như Phan Huy
Thuần, Trường Xuyên, Đông Giả, Nguyễn Trọng Tố, Trần Khắc Thành, Thái Vịnh,… Tuy những
sáng tác này mang tính thù phụng, thù tạc nhưng đó cũng là một cách để người sáng tác ca ngợi
cảnh trí hữu tình và bộc lộ niềm tự hào, tình yêu đất nước quê hương. Cũng thời gian này, một số


nhà Nho nơi đây đã lập ra một thị xã mang tên Mai Thành thi xã. Mục đích của thi xã này là lien
hệ với các thi xã ở Phan Thiết, ở Huế để xướng họa ngâm vịnh và có lẽ thơ văn của thi xã này
chẳng để lại một ấn tượng gì cho độc giả nên khơng được sao chép, lưu truyền.
Cần nói thêm, thời gian này, nơi đây đã xuất hiện một số cây bút mà sau này là những tên
tuổi trong văn học Việt Nam hiện đại. Hồi ấy, những tác giả này đã có những sáng tác đăng trên
các báo, tạp chí ở trung ương, có vị đã có tác phẩm in thành sách như Nguyễn Đức Tiếu ở Vạn
Ninh, Đào Xuân Quý ở Ninh Hòa với tập thơ Kết đọng. Đặc biệt, Quách Tấn (trước ở Bình Định
sau về sống ở Nha Trang) đã cho ra mắt bạn đọc những tập thơ nổi tiếng như Một tấm long,
Đọng bóng chiều, Mộng Ngân sơn, Mùa cổ điển,… Có thể xem đây là những tác giả tiêu biểu
đặt nền móng cho văn học Khánh Hịa sau năm 1945 phát triển.
2.3.Văn học viết ở Khánh Hòa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945
– 1975)
2.3.1.Văn học viết ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 –
1954)
Cuộc kháng chiến toàn dân chống thực dân Pháp như một luồng ánh sáng mới mẻ thổi
bùng lên ngọn lửa trong đời sống văn học. Thực ra, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến,
phần vì thiếu kinh nghiệm tổ chức, phần phải lo tập trung sức đối phó với những việc cấp bách
xảy ra hàng ngày, chưa ai kịp nghĩ tới vũ khí văn học. Nhưng rồi trong quá trình chiến đấu, do
những thúc bách, những đòi hỏi tự thân của cuộc chiến đấu ấy mà văn học xuất hiện,…
Người ta đón đọc những sáng tác văn nghệ chuyển tải trên tờ báo Thắng – cơ quan của
Tỉnh ủy Khánh Hịa, tờ Thơng tin của Ty thơng tin tun truyền phía chính quyền cách mạng.
Ngồi ra, để tuyên truyền vận động binh lính Pháp chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp ở Việt Nam, trang văn học trên báo Trait d’union (Gạch nối) xuất bản bí mật bằng tiếng
Pháp, mỗi tháng hai kỳ xuất hiện ở nội thành Nha Trang và các thị trấn lớn trong tỉnh.

Cho mãi đến năm 1950, phân đội văn nghệ Khánh Hòa (trực thuộc Chi hội văn nghệ
LK5) mới được thành lập, có thể coi là một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của phong trào
văn nghệ tỉnh Khánh Hòa. Thời kỳ này các hoạt động văn nghệ chủ yếu là ca hát và diễn kịch
(phần lớn là kịch cương, ứng khẩu). Các cuộc thi viết do báo Thắng tổ chức với chủ đề Vì sao tôi
căm thù Tây, cuộc thi sáng tác do Ban tuyên huấn Tỉnh ủy và Phân hộ văn nghệ Khánh Hòa tổ
chức (1953) về chủ đề Kháng chiến yêu nước… đã có tác dụng động viên, tập hợp lực lượng
sáng tác văn học buổi đầu. Trong kháng chiến chống Pháp, cũng như nhiều địa phương khác, ở
Khánh Hịa nhiều đồng chí lãnh đạo, cán bộ cách mạng rất tích cực tham gia sáng tác văn học và
trong đó khơng ít người đã trở thành tác giả. Những cây bút chủ lực của Khánh Hịa là Trọng
Minh (bút danh của đồng chí Nguyễn Minh Vỹ, Bí thư Tỉnh ủy kiêm chủ tịch UB kháng chiến
hành chính tỉnh), Võ Văn Sung (Trưởng Ty thông tin tuyên truyền). Lý Văn Sáu, Nguyễn Lưu.
Đến giữa cuộc kháng chiến có thêm nhiều cây bút trẻ xuất hiện như Giang Nam, Văn Nam,…
riêng Đào Xuân Quý thì hơi đặc biệt: Ơng từng có thơ đăng báo từ năm 1940, sau cách mạng rời
quê hương tham gia kháng chiến, ơng chuyển sang làm cơng tác chính trị, qn sự, mãi đến khi
kết thúc chiến tranh, tập kết ra miền Bắc mới trở lại với văn học. Cũng phải kể tới một lực lượng
“ngoại viên” khác đã để lại nhiều trang viết đặc sắc về vùng đất, mà người tiêu biểu là Trần Mai
Ninh. Đến với cuộc kháng chiến của nhân dân Khánh Hòa, Trần Mai Ninh, một người con của


Thanh Hóa như được tiếp sức để cất lên Tình sông núi ngang tang và Nhớ máu dữ dội, quyết liệt.
Tiếp bước Trần Mai Ninh có thể kể thêm Tế Hanh, Hữu Loan, Nguyễn Văn Bổng,… Con đường
chung của nhiều người là từ kháng chiến.
Văn học kháng chiến chống Pháp thực sự là tiếng nói mới của một dân tộc, một nhân dân
vừa được trả lại kiếp làm người. Hiện thực của cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện ùa vào các
trang viết. Người ta bắt gặp ở đó hình ảnh những anh bộ đội, du kích, người mẹ, người chị, cụ
già, em bé, những làng kháng chiến hoặc làng bị địch tạm chiếm, tình cảm yêu thương của nhân
dân đối với bộ đội … Có thể nói văn học thời kỳ này đã đi vào cuộc sống với tư thế của người
lính xung trận, hướng về những nhiệm vụ kháng chiến đang đề ra: tuyên truyền bình dân học vụ,
tuyển quân, lạc quyên, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ, kêu gọi tăng gia sản xuất tự cấp tự
túc….

Thơ là thể loại xung kích, trong đó thơ lục bát biến cách là thể đắc dụng nhất lúc này. Thơ
ra đời mang âm hưởng từ truyền thống văn học dân gian địa phương, từ ca dao, hò, vè, nên có
tính quần chúng rõ rệt, nó hầu như từ quần chúng mà ra và thể hiện tiếng nói quần chúng. Người
làm thơ nhiều nhất và có tác dụng thiết thực nhất đối với công chúng lúc bấy giờ là Nguyễn Lưu.
Tuy bận nhiều công việc, với tư cách là Trưởng Ty thông tin tuyền (1950), ông vẫn là người viết
khỏe. Ông vừa viết kịch bản kiêm diễn viên, viết nhạc, đàn, làm thơ,…Những điểm mạnh nhất là
sáng tác bài chòi và kịch bài chịi.
Nhưng có thể nói người thành cơng và ghi lại dấu ấn quan trọng thời kháng chiến chống
Pháp là Trần Mai Ninh. Hai bài thơ còn giữ được là Tình sơng núi và Nhớ máu trong số gần chục
bài thơ Trần Mai Ninh viết vào khoảng cuối đời ở Liên khu 5 mang khơng khí sục sơi, bay lên,
cháy lên trong nhịp điệu của thơ phá thể, chứa đựng một tình cảm u nước nồng nàn:
“Cịn mấy bước tới Nha Trang
A, gần lắm
Ta gần máu
Ta gần người
Ta gần quyết liệt…”
(Nhớ máu)
Trong khi đó văn xi kháng chiến chống Pháp ở Khánh Hòa hầu như chỉ dừng lại ở các
thể loại truyện, ký, phóng sự và các mẫu chuyện. Có tác dụng mạnh mẽ, sắc bén là loại văn chính
luận, những tiểu luận chính trị đăng trên các báo. Mảng thành công trong văn xuôi viết về kháng
chiến chống Pháp ở Khánh Hòa lại được viết ra sau khi cuộc chiến đấu đã lùi vào quá khứ còn
vang vọng qua ký ức, thành những trang hồi ức kỷ niệm của Võ Hồng, được xuất bản công khai
trong vùng đơ thị tạm chiếm ở miền Nam. Ngồi ra, người ta còn nhớ đến Quách Tấn (tác giả tập
thơ Đường luật: Mùa cổ điển) với những cơng trình biên khảo về đất nước con người miền Nam
như: “Xứ Trầm Hương”, “Nước non Bình Định”.
2.3.2.Văn học viết ở Khánh Hịa trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975)
Kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) là giai đoạn văn học Khánh Hòa phát triển tương
đối phong phú cả về lực lượng cũng như nội dung sáng tác. Đội ngũ những người cầm bút thời
kỳ này khá đông đảo, đa dạng, xuất hiện từ nhiều hướng: họ là những người con quê hương
Khánh Hòa tập kết ra miền Bắc viết về miền Nam hoặc một số người khác từ miền Bắc vượt



Trường Sơn vào cùng với những người hoạt động tại chỗ chiến đấu bằng cả ngòi bút và tay súng.
Nhưng có lẽ đội ngũ đơng đảo hơn là lực lượng sáng tác văn học yêu nước trong các đô thị vùng
tạm chiếm, chủ yếu tập trung ở Thành phố Nha Trang.
Nỗ lực của kẻ thù là làm thế nào xuyên tạc bôi đen những người kháng chiến và chủ
nghĩa cộng sản. Kẻ thù muốn tạo dựng chân dung những người cộng sản như biểu tượng khủng
khiếp, cuồng tín, man rợ để phục vụ cho chính sách tố cộng của chúng. Văn học yêu nước ở Nha
Trang – Khánh Hòa trong hồn cảnh ấy khơng thể có cách nào khác hơn là tiếp tục viết về cuộc
kháng chiến chống Pháp như là sự phản bác lại sự xuyên tạc của kẻ thù, viết về hôm qua cho
hôm nay và dự báo những gì sẽ đến trong ngày mai – điều này thể hiện rõ trong các sáng tác của
Võ Hồng ở thời kỳ đầu giai đoạn chống Mỹ.
Một nhớm trí thức tiến bộ do Đảng lãnh đạo tổ chức ra báo Gió mới, tờ báo yêu nước đầu
tiên xuất hiện trong nội thành Nha Trang. Giang Nam, với những thể nghiệm ban đầu trong
kháng chiến chống Pháp đến bây giờ tiếp tục sáng tác phục vụ chiến đấu dưới nhiều bút danh và
thể loại khác như thơ, truyện ngắn, bút ký, tiểu luận,… Cùng với Thanh Hải ở Thừa Thiên Huế,
thơ Giang Nam là tiếng ngân đầu tiên của miền Nam đánh Mỹ. Yêu quê hương và căm thù giặc
là chủ đề xuyên suốt của thơ ông trong thời kỳ này.
“Xưa u q hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị địn roi
Nay u q hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tơi”
(Q hương)
Cùng một xu hướng với Giang Nam là Trần Vũ Mai. Dẫu không phải là nơi sinh ra và lớn
lên (cũng như Trần Mai Ninh, Trần Vũ Mai là người q Thanh Hóa tình nguyện vào chiến
trường Khu 5 năm 1972), nhưng anh gắn bó máu thịt với Nha Trang – Khánh Hòa. Thơ tha thiết
về một vùng đất anh vừa đặt chân tới và cùng anh trên các ngả đường ra mặt trận. Trong những
năm gian khó. Trần Vũ Mai từng lặn lội theo lính đặc cơng vào sâu tận quân cảng Cam Ranh,
vùng ven của Thành phố Nha Trang.
Sau Gió mới là các nhóm Sao Việt, Nhân sinh, Liên kết của anh chị em trí thức sinh viên

học sinh trơng thành, có khơng ít sáng tác phản ứng lại cái xã hội vọng bản, khơi gợi “nhận
đường”… Đặc biệt là mảng thơ viết trên “trận địa đường phố” không ngớt vang lên trong những
cuộc xuống đường, những cuộc hội thảo, những đêm hát cho đồng bào nghe… hừng hực khí thế
chống Mỹ và ngụy quyền. Từ phong trào này ghi nhận một số tác giả: Triệu Phong, Trần Vạn
Giã, Lê Ký Thương,… Về văn xuôi, người ta chú ý đến các cây bút trẻ: Những người viết hầu
hết đều là nạn nhân của chế độ Sài Gòn bắt đầu từ chính thân phận của mình mà đi đến những
vấn đề xã hội. Thế Vũ trình bày những trận đánh thất bại liên tục của “quân đội cộng hòa” sẽ dẫn
tới những thất bại lớn hơn là sụp đổ cả chế độ miền Nam, Nguyễn Hồng Thu xót xa cho thân
phận tủi nhục của những người chiến đấu “dưới bóng cờ xa lạ” đang vật vã trong tù đày ở các
quân lao; Lê Ký Thương lại bộc lộ nỗi ám ảnh khủng khiếp của thân phận người lính tay sai đã
chết trong lúc còn đang sống… và một lần nữa, tiếp nối với những gì đã có vào thời gian đầu,
văn xi Võ Hồng – dù ơng khơng cịn trẻ nữa – để lại một dấu ấn sâu đậm trong thời kỳ này. Võ
Hồng chỉ làm công tác dạy học và viết văn, nhưng toàn bộ tư tưởng yêu nước chảy ngầm trong


suốt hàng mấy nghìn trang văn đã kéo ơng đến gắn với tiếng nói của lớp trẻ sau này. Vấn đề
trong sáng tác của Võ Hồng được đề cập rộng rãi hơn, phong phú hơn. Cuộc sống bị đồng tiền
làm tha hóa trong Gió cuốn, nỗi khổ của nhân dân dưới tai họa chiến tranh xâm lược trong Người
về đầu non, Nhánh rong phiêu bạt,… đã khẳng định vị trí của Võ Hồng trong văn xuôi yêu nước
của miền Nam và văn học nước nhà nói chung. Có thể nói trong suốt hai năm sống dưới chế độ
Mỹ - ngụy, hầu như khơng có thời gian nào vắng bóng các cây bút Khánh Hịa trên các báo chí
u nước của miền Nam.
2.4.Văn học viết ở Khánh Hòa từ năm 1975 đến nay
Năm 1975, miền Nam được giải phóng, Nha Trang – Khánh Hòa là điểm hội tụ của lực
lượng văn nghệ sĩ đông đảo từ nhiều nơi đến, một số từ miền Bắc và Trị Thiên vào, từ chiến
trường Khu 5 xuống, một số khác ở nội thành. Bên cạnh đó là lớp trẻ vừa mới trưởng thành. Tất
cả quy tụ lại thành một lực lượng khá đông, trên dưới 50 cây bút hoạt động trên khắp các địa bàn
trong Thành phố, trong tỉnh.
Năm 1975, Hội văn nghệ Phú Khánh (cũ) được thành lập Ban vận động, sau đó tổ chức
Đại hộ lần thứ nhất. Năm 1990, sau khi tán tỉnh, Hội văn học nghệ thuật Khánh Hòa ra đời. Tuy

nhiên trước khi có Hội, nhiều tập thơ, trường ca, tiểu thuyết, tập truyện ngắn của các tác giả đang
sống và làm việc ở Khánh Hòa đã được ra mắt bạn đọc. Bốn thế hệ những người sáng tác gắn bó
với đời sống văn học đang tồn tại trên mãnh đất Khánh Hòa. Với tài năng và chất lượng tay nghề
khác nhau, từng thế hệ đã có những đóng góp nhất định tạo nên sinh khí và diện mạo văn học
cho một vùng đất. Bên cạnh Đào Xuân Quý, Giang Nam, Nguyên Hồ, Đỗ Anh Tịnh, Trần Vũ
Mai, những người cầm bút trong nội thành như Võ Hồng, Thế Vũ, Trần Vạn Giã, Nguyễn Hoàng
Thu, Lê Ký Thương,… vẫn tiếp tục sáng tác. Bên cạnh những người đến góp sức chung tay trong
giai đoạn mới của cách mạng như Nguyễn Gia Nùng, Cao Duy Thảo, Đồng Xuân Lan, Nguyễn
Khắc Phục,… là sự kế tục một đội ngũ ngày càng đông đảo: Cao Linh Qn, Đỗ Kim Cng,
Hồng Nhật Tun, Trần Chấn Uy, Quý Thể, Phan Cao Toại, Lê Khánh Mai, Ái Duy, Nguyễn
Đức Linh, Tôn Nữ Thu Thủy, Đặng Minh Châu, Nguyễn Minh Ngọc, Tôn Nữ Thanh Yên, Đào
Thị Thanh Tuyền,…
Văn học Khánh Hòa những năm này như một cây to có nhiều cành, nhánh tỏa ra khắp nơi
nhưng cùng chung một gốc rễ. Tất cả đều bám chắc vào hiện thực, phản ánh những vấn đề của
chiến tranh cách mạng và cuộc sống mới đang được xây dựng trên quê hương. Đề tài chiến tranh
được một số tác giả tiếp tục khai thác thành công như Cao Duy Thảo, Đỗ Kim Cng, Đỗ Anh
Tịnh …; cịn hầu hết những người viết trong giai đoạn này đều chuyển sang các vấn đề xã hội, về
đời sống hàng ngày như cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới, đề cao lối sống lành
mạnh, đả phá những hiện tượng tiêu cực trong gia đình và xã hội,…
Phạm vi đề tài được mở rộng, thơ vẫn phát huy thế mạnh bên cạnh các tác giả được nhiều
người biết như Giang Nam, Đào Xuân Quý, Nguyên Hồ,… một số cây bút trẻ dần dần được
khẳng định như Đồng Xuân Lan, Trần Chấn Uy, Lê Khánh Mai… Thể loại tiểu thuyết, truyện
vừa để bắt đầu hình thành vào những năm bảy mươi và càng về sau càng phát triển đều, vững
dần lên. Có một điều đáng chú ý là mặc dầu mới phát triển nhưng tiểu thuyết đã tránh được tình
trạng cơng thức, giản đơn cả trong phương pháp sáng tác cũng như nội dung tư tưởng của tác
phẩm (thể hiện ở các tiểu thuyết của Hồng Nhật Tun, Đỗ Kim Cng). Một số ít anh chị em


khác đi vào đề tài thiếu nhi, tiêu biểu là Đồng Xuân Lan, Nguyễn Đức Linh; còn mấy cây bút
như Nguyên Hồ, Khánh Hữu, Nguyễn Gia Nùng chỉ coi đây là chỗ tạm dừng chân trên bước

đường sáng tác của mình.
Cùng với thơ, truyện ngắn Khánh Hịa phát triển mạnh, có nét riêng được người đọc chú
ý. Nhiều truyện ngắn của các cây bút Khánh Hòa từng đoạt giải thưởng cao trong tỉnh, trong
nước. Đội ngũ tác giả viết truyện ngắn khá đơng đảo, ngồi số tác giả đã được khẳng định như
Cao Duy Thảo, Cao Linh Quân, Lê Văn Thiện, Quý Thể, nhiều cây bút trẻ xuất hiện đầy triển
vọng như Ái Duy, Vân Hạ, Tôn Nữ Thanh Yên, Lưu Cẩm Vân,…
Đầu những năm 90, tại Nha Trang, hình thành một nhóm tác giả viết thơ trào phúng,
châm biếm, góp thêm tiếng cười lành mạnh và trí tuệ trong hoạt động trong văn học của tỉnh.
Hầu hết các cây bút này đều sinh hoạt trong Làng cười Nha Trang mà tên tuổi họ được nhiều
người biết đến: Vĩnh Bọ Cạp, Kiều Xuân Cảnh, Ba Ly, Uyên Hồng, Trí Nhân, Đoàn Văn Hạ,…
Song song với phong trào sáng tác thơ văn, đội ngũ những người làm công tác sưu tầm,
nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian, nghiên cứu và phê bình văn học cũng khơng ngừng phát
triển. Ngồi những tác giả đã được khẳng định buổi đầu như Nguyễn Thế Sang (Sang Thu Thủy);
Lê Quang Nghiêm; về sau đã có thêm một số nhà nghiên cứu như Ngơ Văn Ban, Nguyễn Viết
Trung (Nguyễn Man Nhiên), Nguyễn Công Lý, Trần Việt Kỉnh, Chu Xn Bình, Nguyễn Cơng
Bằng,…
Vùng văn học được xác định từ đội ngũ tác giả làm ra nó. Do đó, việc tiếp tục xây dựng
đội ngũ, tạo điều kiện để phát huy truyền thống văn học của vùng đất trên chặng đường hôm nay
là yêu cầu bức thiết nhất, có ý nghĩa chiến lược trong nhiệm vụ xây dựng một Khánh Hòa trở
thành một tỉnh đẹp giàu. Đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, Đảng và chính quyền địa phương đã
không ngừng củng cố xây dựng Hội văn học Nghệ thuật, trongđó chuyên ngành văn học có số
lượng hội viên đơng nhất (trong số này có trên dưới 10 hội viên Hội nhà văn Việt Nam làm nòng
cốt). Hội có tờ Tạp chí Nha Trang (trước năm 1990 có tên Cánh Én) xuất bản đều kỳ, ln được
nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức, là nơi tập hợp được nhiều cây bút sáng tác văn
học trong tồn tỉnh.
III.Một số nhà văn tại Khánh Hịa
3.1.Một số nhà văn tiêu biểu tại Khánh Hòa
st
Tên tác giả
Quê quán

Tác phẩm
t
1 Trịnh Phong
Diên Khánh - KH
Trận đánh Pháp ở Bá Hà (thơ)
(1836 – 1887)
2 Trần Khắc Hịa
KH
Qua cầu Sơng Cạn cảm hoài
(1870 – 1945)
(thơ)
3 Nguyễn Văn Hiền
Vạn Ninh – KH
Cuộc đình cơng của cơng nhân
(1913)
sở muối Hải Triều
4 Đào Xn Q
Ninh Hịa - KH
Gió sơng Hồng (thơ)
(1924) bút danh: Vũ
Minh Hoàng Hải
5 Đỗ Anh Tịnh (1924)
KH
Mùa thu thành phố (thơ)
6 Giang Nam (1929) bút Ninh Hòa – Khánh Hòa
Tháng tám ngày mai; Quê hương


danh: Châu Giang, Hà
Trung, Lê Minh

7

Trần Ngọc Ẩn (1945)
Bút danh: Trần Vạn
Giã
8 Nguyễn Minh Thế
(1948) bút danh: Thế

9 Nguyễn Thị Ngọc
Oanh (1949 – 1968)
10 Trinh Nữ
11 Lê Khánh Mai (1954)

KH

(thơ); cơ giáo (kịch); người
giồng tre; người anh hung Đồng
Tháp
Hào khí quê ta (thơ)

KH

Gặp gỡ mùa hè (thơ)

Ninh Hòa – Khánh Hịa

Long mẹ

KH
KH


Giọt huyết ngà (thơ)
Dịng sơng và khoảng trời; nghĩ
về biển (thơ)

Tác phẩm tiêu biểu:
Quê hương – Giang Nam
“Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc
Cơ bé nhà bên
Nhìn tơi cười khúc khích
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kì
Q tơi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tơi đi
Cơ bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích
Mắt đen trịn (thương thương q đi thơi)
Giữa cuộc hành qn khơng nói được một lời
Đơn vị qua tơi ngối đầu nhìn lại
Mưa đầy trời mà lịng tơi ấm mãi
Hịa bình tơi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày

Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tơi hỏi nhỏ


Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi)
Tơi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tơi nóng bỏng
Hơm nay nhận được tin em
Khơng tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi
Đau xé lịng anh chết nửa con người
Xưa u q hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị địn roi
Nay u q hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”
Nghĩ về biển – Lê Khánh Mai
“Vì sao biển khơng ngi vì mặn
dưới lịng sâu
quằn quại một niềm đau
lồi trai biển lấy máu mình làm ngọc
nước mắt dâng lên
mặn cả địa cầu.
Vì sao biển khơng bao giờ cạn
dẫu triều cường
thay thế triều lui
bão tố có khi nào yên nghỉ
mà ta loanh quanh trong nỗi đầy vơi
Vì sao chẳng bao giờ biển mất

dẫu có người muốn lấp đại dương
những hịn đảo gan lì trên sóng nước
chẳng thể nào vơi được mênh mơng
sẽ xóa nhịa bao điều trên trái đất
chỉ biển kia
mn thưở mãi cịn
Và anh có như biển cả
có đủ mặn mà để ni tình em
đủ mạnh mẽ để vượt qua bão tố
đủ vô biên để trọn kiếp bên nhau.”



×