Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu xử lý dịch hèm sản xuất cồn thu Biogas bằng thiết bị UASB và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy rượu Đồng Xuân Thanh ba Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.06 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
**********

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ DỊCH HÈM SẢN XUẤT CỒN
THU BIOGAS BẰNG THIẾT BỊ UASB VÀ THIẾT KẾ
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY RƯỢU
ĐỒNG XUÂN - THANH BA - PHÚ THỌ

TÔ THỊ LAN PHƯƠNG

HÀ NỘI 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
**********

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ DỊCH HÈM SẢN XUẤT CỒN
THU BIOGAS BẰNG THIẾT BỊ UASB VÀ THIẾT KẾ
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY RƯỢU
ĐỒNG XUÂN – THANH BA - PHÚ THỌ

NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

TÔ THỊ LAN PHƯƠNG
NGƯỜI HDKH: PGS.TS. NGUYỄN THỊ SƠN



HÀ NỘI 2007


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
Chương 1:Tổng quan tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu trên thế giới
và Việt Nam ................................................................................................3
1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu trên thế giới ............................3
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu tại Việt Nam ...........................5
1.2.1 Sơ lược sự phát triển ngành Cồn - Rượu .........................................5
1.2.2 Quy mô và công suất ..........................................................................7
1.2.2.1 Các cơ sở sản xuất rượu ...................................................................7
1.2.2.2 Các cơ sở sản xuất cồn thực phẩm...................................................13
1.2.3 Hiện trạng thiết bị và công nghệ .......................................................15
1.2.4 Chiến lược phát triển ngành Cồn - Rượu trong nước .....................16
Chương 2: Vài nét về Nhà máy Rượu Đồng Xuân – Thanh Ba – Phú
Thọ ...............................................................................................................19
2.1 Lịch sử phát triển .................................................................................19
Chương 3: Công nghệ sản xuất Cồn - Rượu và các vấn đề môi trường
......................................................................................................................23
3.1 Công nghệ sản xuất Cồn - Rượu ........................................................23
3.1.1 Công nghệ sản xuất cồn từ tinh bột ..................................................23
3.1.2 Công nghệ sản xuất cồn từ rỉ đường ................................................27
3.1.3 Công nghệ sản xuất rượu vang quả .................................................30
3.1.4 Công nghệ sản xuất rượu mùi pha chế ............................................32
3.2 Các chất thải từ sản xuất Cồn - Rượu ...............................................35
3.2.1 Chất thải rắn ......................................................................................35
3.2.2 Khí thải ...............................................................................................36
3.3.3 Nước thải ............................................................................................36



3.3 Hiện trạng xử lý chất thải tại các nhà máy sản xuất Cồn - Rượu ở
Việt Nam .....................................................................................................38
3.3.1 Xử lý chất thải rắn .............................................................................38
3.3.2 Xử lý khí ơ nhiễm ...............................................................................38
3.3.3 Vấn đề xử lý nước thải ......................................................................38
Chương 4: Cơ sở lý thuyết phương pháp xử lý yếm khí nước thải ......40
4.1 Cơ sở lý thuyết phương pháp xử lý yếm khí .....................................40
4.1.1 Đặc trưng của q trình xử lý yếm khí.............................................40
4.1.2 Cơ chế .................................................................................................40
4.1.3 Tác nhân thực hiện ............................................................................43
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xử lý yếm khí ...........................45
4.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ ....................................................................45
4.2.2 Ảnh hưởng của pH ............................................................................45
4.2.3 Ảnh hưởng của hàm lượng các chất dinh dưỡng ............................47
4.2.4 Ảnh hưởng của thời gian lưu............................................................47
4.2.5 Ảnh hưởng của tải trọng chất hữu cơ đầu vào ................................49
4.2.6 Ảnh hưởng của chất độc với vi khuẩn metan hố ...........................50
4.3 Các dạng thiết bị xử lý yếm khí ..........................................................52
4.3.1 Thiết bị yếm khí tiếp xúc....................................................................52
4.3.2 Thiết bị yếm khí giả lỏng ...................................................................53
4.3.3 Thiết bị yếm khí dạng tháp đệm ........................................................54
4.3.4 Thiết bị yếm khí 2 giai đoạn ..............................................................54
4.3.5 Thiết bị UASB ....................................................................................55
Chương 5: Nghiên cứu xử lý yếm khí dịch hèm sản xuất Cồn - Rượu .60
5.1 Mục đích, nội dung, đối tượng nghiên cứu ........................................60
5.1.1 Mục đích và nội dung nghiên cứu ....................................................60
5.1.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................60



5.1.3 Mơ hình thiết bị thí nghiệm ...............................................................60
5.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................61
5.2.1 Phương pháp phân tích .....................................................................61
5.2.2 Các thơng số cần tính tốn ................................................................65
5.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................67
5.3.1 Kết quả khảo sát đặc trưng nước thải ..............................................67
5.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố tới hiệu quả xử lý thu biogas
......................................................................................................................71
Chương 6: Tính tốn thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy Rượu
Đồng Xuân – Thanh Ba – Phú Thọ ..........................................................80
6.1 Các thông số thiết kế............................................................................80
6.1.1 Lưu lượng và đặc trưng nước thải....................................................80
6.1.2 Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý ................................................80
6.1.3 Thuyết minh sơ đồ cơng nghệ ...........................................................81
6.2 Tính tốn các thơng số thiết kế ...........................................................83
6.2.1 Tính tốn các thơng số thiết kế bể điều hồ trước UASB ...............83
6.2.2 Tính tốn các thông số thiết kế bể UASB .........................................84
6.2.2.1 Hiệu quả xử lý..................................................................................84
6.2.2.2 Thể tích của bể .................................................................................85
6.2.2.3 Lượng bùn tạo thành ........................................................................86
6.2.2.4 Lượng khí sinh ra trong một ngày ...................................................87
6.2.2.5 Chọn hệ thống phân phối nước thải vào bể UASB .........................87
6.2.2.6 Chọn kết cấu thu biogas ...................................................................88
6.2.3 Tính tốn các thơng số thiết kế bể điều hồ trước Aeroten .............88
6.2.4 Tính tốn các thơng số thiết kế bể Aeroten ......................................89
6.2.5 Tính tốn các thơng số thiết kế bể lắng thứ cấp ..............................89
6.3 Ước tính chi phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý .......90



6.3.1 Chi phí đầu tư xây dựng ....................................................................90
6.3.2 Dự trù kinh phí vận hành..................................................................90
KẾT LUẬN .................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................96


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Các ngành cơng nghiệp và
khu đơ thị được mở rộng kèm theo đó là môi trường bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Con người đang phải đối mặt với những hậu quả về môi trường do tăng
trưởng kinh tế mang lại.
Sau gần 20 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới, diện mạo đất nước đã có
nhiều thay đổi đáng tự hào, kinh tế phát triển, cuộc sống người dân ngày càng
được cải thiện. Cũng như các quốc gia đang phát triển khác,cùng với sự phát
triển mạnh mẽ trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ, môi trường ở Việt Nam
đang dần bị xuống cấp, có nơi đã bị ơ nhiễm nghiêm trọng thậm chí suy thối
tới mức báo động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu vẫn do ý thức
và việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại nhiều ngành và nhiều
nơi chưa được chú trọng và thực hiện nghiêm túc.
Cùng với nhiều ngành công nghiệp khác, những năm qua ngành sản xuất
Rượu - Bia - Nước giải khát nói chung và ngành Rượu nói riêng đã có những
bước tiến nhất định, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế các nước.
Theo thống kê đến năm 1999, cả nước ta có khoảng 63 cơ sở sản xuất
rượu với công suất trên 100 triệu lít/năm, trong đó có 13 cơ sở sản xuất cồn
với cơng suất khoảng 40 triệu lít/năm. Sản lượng này dự báo sẽ còn tăng cao

trong những năm tới. [1]
So với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khác, sản xuất cồn rượu là ngành có tải lượng ơ nhiễm khá cao, đặc biệt là ô nhiễm do nước thải,
nhất là nước thải đáy tháp chưng thô (dịch hèm). Dịch hèm trong sản xuất cồn
từ tinh bột thường có COD = 24000 – 27000 mg/l, dịch hèm từ rỉ đường có
COD = 66.000 – 87.000mg/l. [16]. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở sản xuất cồn
- rượu tại Việt Nam hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Đây là

Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

1


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

nguyên nhân góp phần làm nghiêm trọng thêm mức độ ô nhiễm môi trường
tiếp nhận.
Nước thải sản xuất cồn - rượu là loại nước thải có độ ơ nhiễm cao, rất
giàu chất hữu cơ và dễ phân huỷ sinh học. Vì vậy, việc nghiên cứu xử lý một
cách có hiệu quả loại nước thải này là vấn đề cấp thiết được nhiều đơn vị
nghiên cứu, nhiều cấp lãnh đạo quản lý quan tâm. Đề tài “Nghiên cứu xử lý
nước thải sản xuất cồn - rượu có độ ơ nhiễm cao thu biogas và thiết kế hệ
thống xử lý nước thải cho Nhà máy Rượu Đồng Xuân – Thanh Ba – Phú
Thọ” nhằm hồn thiện cơng nghệ xử lý nước thải sản xuất cồn - rượu đồng
thời tạo cơ sở vững chắc để ngành sản xuất cồn – rượu phát triển một cách
bền vững.
Nội dung của luận văn bao gồm:
• Mở đầu
• Chương 1: Tổng quan tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu trên Thế

giới và Việt Nam
• Chương 2: Vài nét về Nhà máy Rượu Đồng Xuân – Thanh Ba – Phú
Thọ
• Chương 3: Cơng nghệ sản xuất Cồn - Rượu và các vấn đề mơi
trường


Chương 4: Cơ sở lý thuyết phương pháp xử lý yếm khí nước thải

• Chương 5: Kết quả nghiên cứu xử lý yếm khí nước thải sản xuất
Cồn - Rượu
• Chương 6: Tính tốn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy
Rượu Đồng Xuân – Thanh Ba – Phú Thọ
• Kết luận
• Tài liệu tham khảo
Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

2


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RƯỢU
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu trên thế giới và trong khu vực
Rượu là một sản phẩm quen thuộc và xuất hiện rất sớm trong đời sống
của con người tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại rượu nổi tiếng khác nhau được
làm từ những nguyên liệu và công nghệ đặc trưng. Một số loại rượu đã trở
thành đồ uống biểu trưng cho mỗi quốc gia như rượu Sakê của Nhật Bản,
rượu Mao Đài của Trung Quốc, rượu Sechu của Hàn Quốc…Các quốc gia
Châu Âu nổi tiếng với các loại rượu như: Vodka, Whisky, Cognac, Rhum,
Gin, Vang, Champagne, Liquor…Nhìn chung, rượu thường được sản xuất từ
nguyên liệu có chứa tinh bột hoặc từ các loại quả ngọt.
Sản lượng rượu trên thế giới ngày càng tăng một phần do nhu cầu tiêu
dùng tăng đáng kể, mặt khác do tiến bộ của công nghệ sản xuất giúp tăng sản
lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Từ năm 1971 đến năm 1992, sản lượng rượu thế giới tăng không đều
theo các năm. So với năm 1971, sản lượng rượu năm 1980 tăng 86%, năm
1981 tăng 67%, năm 1982 tăng 94%, năm 1992 tăng 59%, trong đó sản lượng
rượu năm 1982 đạt cao nhất là 36.600 triệu lít (Bảng 1.1)

Tơ Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

3


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.1: Tổng sản lượng rượu trên thế giới từ 1970 – 1992. [1]
Năm

Sản lượng (triệu lít)

Năm


Sản lượng (triệu lít)

1971

18.870

1982

36.600

1972

28.380

1983

34.500

1973

35.420

1984

32.000

1974

34.190


1985

32.500

1975

31.540

1986

33.500

1976

31.930

1987

32.500

1977

28.900

1988

27.790

1978


29.950

1989

28.510

1979

31.820

1990

28.290

1980

35.110

1991

25.950

1981

31.500

1992

30.050


Rượu tiêu thụ trên thế giới tập trung chủ yếu là rượu vang và rượu mạnh.
Rượu vang: chỉ tính 28 quốc gia có sản lượng rượu vang lớn – năm 1991
sản lượng đạt khoảng 25 tỷ lít, đến năm 1992 tăng lên đạt 29 tỷ lít. Ở Pháp,
sản xuất bình qn đạt 67 lít/người (năm 1991), 64,5 lít/người (năm 1992). Ở
Ý đạt 62,1 lít/người (năm 1991) và 60,4 lít/người (năm 1992) [1]. Rượu vang
được sản xuất và tiêu thụ chủ yếu ở các nước Tây Âu.
Rượu mạnh: các nước có sản lượng rượu mạnh đứng đầu thế giới là Mỹ
(đạt 1475 triệu lít năm 1986), Liên Xơ cũ (1366 triệu lít năm 1992), Anh
(1287 triệu lít năm 1990), Nhật (613,5 triệu lít năm 1992) [1]. Các nước tiêu
thụ rượu mạnh nhiều nhất trên thế giới là các quốc gia Đông Âu như Liên
bang Nga, Ba Lan, Sip, Hungari. Tình hình tiêu thụ rượu mạnh trên thế giới
thể hiện ở bảng sau:

Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

4


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ rượu mạnh ở các nước (1991 – 1993). [1]
(Đơn vị: quy ra cồn tinh khiết, lít/người/năm)
Tên nước

TT

1991


1992

1993

1

Liên bang Nga

4,0

3,7

3,8

2

Rumani

2,0

3,5

3,5

3

Ba Lan

4,5


3,4

3,4

4

Sip

3,8

3,4

3,3

5

Hungari

3,43

3,4

3,05

6

Hy Lạp

2,7


2,7

2,8

7

Bungari

2,8

2,81

2,75

8

Trung Quốc

2,3

2,4

2,7

9

Đức

2,7


2,7

2,6

10

Tây Ban Nha

2,7

2,7

2,5

11

Pháp

2,49

2,63

2,49

12

Nhật

2,1


2,1

2,1

13

CuBa

2,0

2,0

2,0

14

Hoa Kỳ

2,08

2,09

1,99

15

Phần Lan

2,62


2,26

1,99

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu tại Việt Nam
1.2.1 Sơ lược sự phát triển ngành cồn - rượu Việt Nam
Cũng giống như các quốc gia khác, người Việt Nam đã biết nấu rượu và
uống rượu từ xa xưa. Đối với người Việt Nam, rượu ngoài là một dạng đồ
uống thực phẩm còn là một vị thuốc chữa bệnh (rượu ngâm, rượu thuốc).
Nguyên liệu nấu rượu tại Việt Nam thường là gạo, ngô, sắn và bánh men
thuốc bắc cổ truyền. Ở một số vùng núi còn sử dụng các loại men từ lá cây
với sản phẩm truyền thống là rượu Cần. Với công nghệ thủ công truyền
thống, chúng ta cũng đã có một số sản phẩm rượu nổi tiếng như rượu làng

Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

5


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Vân, Bàu Đá, Kim Sơn, rượu Cần…[16], tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có
loại rượu nào vào dạng “quốc tửu” đặc trưng cho quốc gia như rượu Sake của
Nhật, Mao Đài của Trung Quốc, Sechu của Hàn Quốc.
Sản xuất rượu công nghiệp được người Pháp đưa vào Việt Nam từ những
năm 90 của thế kỷ 19 khi Pháp xâm lược nước ta, mở đầu là nhà máy rượu Hà
Nội, Hải Dương, Nam Định, Bình Tây… Sản phẩm chủ yếu là sản xuất rượu

trắng, sau đó pha chế rượu mùi, rượu thuốc bắc phục vụ nhu cầu nội địa của 3
nước Đông Dương. [1,16]
Trong những năm chiến tranh, do thiếu lương thực nên việc sản xuất
rượu bị ngưng trệ, sản xuất cầm chừng. Khi Hồ bình lập lại năm 1954, nhà
nước đã khôi phục lại sản xuất cồn - rượu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và
cho một số ngành y tế, quốc phịng, hố chất…
Từ những năm 1962 – 1963 ta bắt đầu xuất khẩu rượu sang thị trường
Liên Xô cũ và Đông Âu, sản lượng liên tục tăng. Nhà máy Rượu Hà Nội từ
năm 1975 – 1978 đã sản xuất trên 6 triệu lít cồn/năm, rượu mùi khoảng 12
triệu lít/năm, trong đó rượu xuất khẩu đạt 6 triệu lít/năm. Đến thập niên 90
của thế kỷ trước, khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, ngành Rượu Việt Nam
khơng cịn thị trường xuất khẩu truyền thống, mặt khác không cạnh tranh
được với rượu ngoại và rượu dân tự nấu do phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
nên sản lượng giảm đi, tuy nhiên vẫn đạt 17 triệu lít năm 1997. [1]
Hiện nay, sau gần 20 năm thực hiện đổi mới đất nước, cùng với nhiều
ngành kinh tế khác, ngành Rượu – Bia - Nước giải khát đã có nhiều chuyển
biến và có những khởi sắc rõ rệt.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công nghiệp, hiện nay cả nước có khoảng
63 cơ sở sản xuất rượu, trong đó có 2 cơ sở quốc doanh trung ương, 26 doanh
nghiệp quốc doanh địa phương, 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi,
cịn lại là các cơ sở tư nhân, cổ phần. [1, 2] Ngoài các cơ sở sản xuất rượu có

Tơ Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

6


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội


đăng ký cịn có một lượng rượu lớn do dân tự nấu mà hiện nay chưa thể thống
kê hết và lượng rượu ngoại nhập bất hợp pháp.
So với các quốc gia khác có truyền thống trong sản xuất và sử dụng
rượu, số lượng rượu của Việt Nam còn rất khiêm tốn. Các loại rượu mạnh
không nhiều gồm Vodka, chủ yếu là các loại rượu mùi và vang, champague
và rượu dân tự nấu.
Sản lượng ngành Rượu năm 1997 đạt 264 triệu lít, bình qn tiêu thụ đầu
người Việt Nam khoảng 3,4 lít/người/năm, nộp ngân sách nhà nước được
213,5 tỷ đồng. Nguồn thu ngân sách ngành Rượu chủ yếu từ rượu ngoại nhập
(đạt 190 tỷ, chiếm gần 90% tổng nguồn thu toàn ngành) sau đó đến các cơ sở
quốc doanh trung ương và địa phương (22,115 tỷ). [1]
Với sản lượng rượu tiêu thụ đạt 164.192 triệu lít/năm, trong đó sản lượng
vang đạt 12,5 triệu lít, bình qn tiêu thụ đầu người 3,52lít/năm (2003), con
số này thấp so với các nước trong khu vực. [16]
Theo báo cáo của Cục chế biến Nông- Lâm sản và nghề Muối Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thơn, hiện có 10 nhà máy Đường đã sản xuất cồn,
sản lượng năm 2003 ước đạt 16 triệu lít. [16]
Theo quy hoạch phát triển ngành tới năm 2010 đã được thủ tướng phê
duyệt, sản lượng rượu ước đạt 300 triệu lít/năm, trong đó ít nhất 50% rượu
mùi pha chế từ cồn thực phẩm, còn lại là rượu mạnh và vang từ các loại quả.
[2]
Có thể nói, năng lực sản xuất cồn - rượu ở Việt Nam hồn tồn có thể
đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng và vươn tới xuất khẩu nếu sản xuất hết
công suất và được đầu tư đúng mức về cơng nghệ, nhãn mác, bao bì…
1.2.2 Quy mô và công suất
1.2.2.1 Các cơ sở sản xuất rượu
a. Rượu quốc doanh:
Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007


7


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trong 63 cơ sở sản xuất rượu quy mô công nghiệp, có 28 đơn vị sản xuất
rượu quốc doanh (trung ương và địa phương), 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và 27 doanh nghiệp tư nhân và cổ phần.
Hai doanh nghiệp quốc doanh trung ương là Công ty Rượu Hà Nội (nay
là Công ty Cổ phần Cồn - Rượu Hà Nội) và Cơng ty Rượu Bình Tây (Sài
Gịn). Cả hai doanh nghiệp này đều được Pháp xây dựng từ những năm 90
của thế kỷ 19.
Công ty Rượu Hà Nội có cơng suất thiết kế 10 triệu lít/năm do Pháp xây
dựng năm 1898. Trong suốt chiều dài hoạt động của mình, sản lượng của
cơng ty biến động theo từng thời kỳ. Thời kỳ 1975 – 1978, sản lượng công ty
đạt cao nhất, sản xuất trên 6 triệu lít cồn/năm, rượu mùi gần 12 triệu lít/năm,
trong đó rượu xuất khẩu đạt 6 triệu lít/năm. Đến những năm 1990, sản lượng
cơng ty sụt giảm do mất thị trường xuất khẩu và không cạnh tranh được với
các loại rượu khác trên thị trường. Đến năm 1998, công ty phục hồi sản xuất,
sản lượng đạt 4,2 triệu lít rượu và 1,7 triệu lít cồn, sản xuất bắt đầu có lợi
nhuận. Giai đoạn 2000 – 2005 năng lực cơng ty có thể đạt được 5 triệu lít
cồn/năm. Hiện nay và cho tới những năm tiếp theo, công ty tiếp tục đầu tư để
nâng cao năng lực sản xuất. [1]
Cơng ty Rượu Bình Tây cũng được Pháp xây dựng cùng thời với Công ty
Rượu Hà Nội nhưng có cơng suất thiết kế lớn gấp đơi Công ty Rượu Hà Nội,
tuy nhiên sản lượng sản xuất thực tế lại thấp hơn. Năm 1996 Công ty phải
ngừng sản xuất do sản phẩm không cạnh tranh nổi trên thị trường. Chất lượng
cồn của Cơng ty Rượu Bình Tây không cao như của Công ty Rượu Hà Nội và

Công ty Rượu Đồng Xuân. Từ năm 1997, Công ty đã khơi phục lại sản lượng
đạt gần 1 triệu lít cồn/năm. Từ đó cho tới nay, sản lượng của Cơng ty tăng đều
đặn tuy nhiên năng lực sản xuất cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 5 triệu lít
cồn/năm.

Tơ Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

8


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngoài 2 doanh nghiệp quốc doanh trung ương, cả nước cịn có 26 doanh
nghiệp quốc doanh địa phương với tổng cơng suất thiết kế khoảng 25,78 triệu
lít/năm. Cũng giống như Cơng ty Rượu Hà Nội và Bình Tây, do cơng nghệ
thiết bị lạc hậu, không được đầu tư nâng cấp nên sản lượng hàng năm chỉ đạt
khoảng 50 - 60% công suất thiết kế. Chất lượng sản phẩm của các doanh
nghiệp này chỉ đạt mức trung bình và sản xuất theo thời vụ, chủ yếu vào dịp
tết. [1]
Trong số các doanh nghiệp địa phương, đáng kể có Cơng ty Rượu - Nước
giải khát Thăng Long, Công ty Đường - Rượu Việt Trì và Cơng ty Rượu
Đồng Xn là có cơng suất thiết kế và sản lượng thực tế tương đối cao, chất
lượng sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường.
Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long được thành lập năm 1993
thuộc quản lý của thành phố Hà Nội. Cơng suất thiết kế 5 triệu lít/năm, tổng
vốn đầu tư 20,812 tỷ đồng. Sản phẩm chủ yếu là rượu Vang và rượu
Champagne, hiện cả hai sản phẩm này của Công ty đều đã được người tiêu
dùng trong nước chấp nhận và ưa chuộng.

Công ty Rượu Đồng Xuân – Phú Thọ được thành lập năm 1965. Công
suất thiết kế 0,6 triệu lít cồn/năm (tương đương 1,8 triệu lít rượu/năm). Sản
lượng cồn thực tế của Công ty thường xuyên vượt công suất thiết kế. Năm
1995: 0,7 triệu lít, năm 1996: 0,75 triệu lít, năm 1997: 0,8 triệu lít, năm 2002:
1 triệu lít. [1, 3]
Nhìn chung, Rượu quốc doanh những năm qua phát triển chưa xứng tầm
với vai trò chủ đạo của ngành Rượu. Sản phẩm rượu quốc doanh không cạnh
tranh được chất lượng với rượu ngoại nhập và giá thành so với rượu do dân tự
nấu. Do vậy, ngành Rượu đã có kế hoạch đầu tư đổi mới cơng nghệ để nâng
cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút người tiêu dùng và
xuất khẩu.

Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

9


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.3: Các doanh nghiệp Rượu quốc doanh Trung ương và địa phương.
[1]
TT

Tên doanh
nghiệp

Quốc doanh
TW

1
Cty Rượu Hà
Nội
2
Cty Rượu Bình
Tây
cộng
Quốc doanh
ĐP
3
Cty Rượu –
NGK Ba Đình
4
Cty Rượu –
NGK Thăng
Long
5
Cty Đường
Rượu Việt Trì
6
Cty Rượu Đồng
Xuân
7
Cty Ong Nam
Định
8
Cty Bia Ong
Xuân Thuỷ
9
Cty CBTP Vĩnh

Hà – Hà Nam
10 Cty CNTP Huế
11 Cty Dược phẩm
Huế
12 Cty NGK
Khánh Hồ
13 Cty Mía Đường
Phan Rang
14 Cty TP Lâm
Đồng
15 Cty DL & DV
Hồ Bình
16- 10 cơ sở QD
26 nhỏ ở Hà Nội
27- 2 cơ sở QD Hà
28 Tây

28 cơ sở

Cs tkế
(triệu
lít/năm)

Vốn
đtư
(Tr đ)

Sản lượng thực tế
(triệu lít)
1995

1996
1997

10,0

12267

1,9

2,4

2,45

26032

20,0

1445

1,0

0

0,83

14129

30,0

13712


2,9

2,4

3,28

40,161

30298

42479

4,0

200

0,03

0,1

0,1

300

1000

1000

5,0


20812

3,8

4,7

4,8

42300

54680

56900

7,5

398

2,0

1,7

1,5

2263

1923

1697


1,8

2000

2,1

2,2

2,4

17000

18500

19800

1,0

1500

0,05

0.07

0,07

50

70


70

0,5

300

0,05

0,04

0,04

50

40

40

0,38

800

0,2

0,2

0,3

1300


900

1477

0,3

1300

0,3

0,4

0,5

1405

1930

2300

0,22

90

0,11

0,14

0,29


418

584

1253

0,9

900

0,7

246

0,68

0,77

0,91

1043

1569

1747

0,5

256


0,56

0,45

0,47

2281

2321

2076

0,3

48

0,05

0,03

0,03

33

20

20

2,3


9040

0,86

1,07

1,3

994

1392

2444

0,4

200

0,03

0,03

0,02

97

168

284


55,78

51082

13,71

14,30

16,81

109695

115395

134387

Doanh thu
(Triệu đồng)
1995
1996
1997

30298

4479

0,8

Tơ Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007


38000

800

10


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

b. Các doanh nghiệp Rượu có vốn đầu tư nước ngồi:
Trong tổng số 63 cơ sở sản xuất rượu cơng nghiệp trên cả nước có 8
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp này đã chú trọng
đầu tư rất lớn, số vốn đầu tư của 8 doanh nghiệp này gấp 7 lần 28 doanh
nghiệp quốc doanh trong nước. (bảng 1.4)
Bảng 1.4: Hiện trạng đầu tư vào ngành cơng nghiệp rượu ở Việt Nam [16]
TT

1

2

3
4

Loại hình doanh

Số đơn


Vốn đầu tư

Nộp ngân sách

nghiệp

vị

(triệu đồng)

(tỷ đồng)

28

51.802

22,115

8

355.081

1,146

27

6.952

0,250


-

-

231.505

Rượu quốc doanh (TW
và địa phương)
DN vốn đầu tư nước
ngồi
DN tư nhân và cổ phần
cơng
Dân tự nấu

Theo số liệu thống kê năm 1998, cả nước có 2 DN sản xuất rượu có
100% vốn nước ngồi là: Rượu Sakê – Công ty Thực phẩm Huế (công suất
thiết kế 0,5 triệu lít/năm, vốn đầu tư 64,4 tỷ đồng) và Rượu ChampargneMaxcơva (công suất thiết kế 3,75 triệu lít/năm, vốn đầu tư 128,9 tỷ đồng).
Sáu doanh nghiệp liên doanh gồm: XN Rượu Napoleon TP Hồ Chí Minh,
Cơng ty Hiram Walker Bình Tây, Cơng ty Allied Domecq Ninh Thuận, Công
ty liên doanh Rượu Việt – Pháp, Công ty Hữu nghị Việt Trung, Công ty
Ewein Beverage. Tổng công suất thiết kế của 6 doanh nghiệp trên là 17,168
triệu lít/năm và tổng vốn đầu tư là 355,081 tỷ đồng. [1]
Nhìn chung, ngành Rượu Việt Nam không thu hút được vốn đầu tư nước
ngoài nhiều như ngành Bia và Nước giải khát do khả năng cạnh tranh của mặt
hàng này tại thị trường Việt Nam không cao.

Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

11



Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

c. Các cơ sở tư nhân và cổ phần:
Số liệu thống kê của Bộ Công nghiệp cho thấy cả nước có 27 cơ sở tư
nhân và cổ phần tham gia sản xuất rượu. Trong đó nhiều nhất là Hà Nội với
16 cơ sở, Hà Tây 4 cơ sở, Quy Nhơn – Bình Định 2 cơ sở, 3 cơ sở cịn lại ở
Bắc Ninh, Huế và Nghệ An. Hầu hết công suất của các cơ sở đều nhỏ dưới 1
triệu lít/năm, tổng cơng suất đạt 4,55 triệu lít/năm, tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ
đồng. Các cơ sở này chủ yếu hoạt động theo thời vụ, đặc biệt vào dịp tết đến.
Chất lượng rượu của các cơ sở tư nhân hiện chưa được đánh giá cụ thể, tuy
nhiên hầu hết công nghệ và thiết bị ở đây đều mang tính thủ công và lạc hậu.
[1]
d. Rượu ngoại nhập:
Rượu ngoại nhập vào Việt Nam mỗi năm đều cao do thị hiếu của người
tiêu dùng. Rượu ngoại có chất lượng và mẫu mã hơn hẳn so với rượu trong
nước nên được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, giá thành của rượu
ngoại cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với rượu nội địa nên chỉ
đáp ứng nhu cầu của số lượng giới hạn người tiêu dùng. Rượu ngoại ngoài
nhập vào Việt Nam theo con đường chính ngạch cịn có một lượng lớn được
nhập lậu qua biên giới gây thất thu cho nhà nước nhiều tỷ đồng mỗi năm.
Theo báo cáo của tổng cục Hải quan, hàng năm nước ta nhập chính
ngạch khoảng 2 triệu lít rượu ngoại các loại – tương đương với sản lượng
rượu mỗi năm của công ty Rượu Hà Nội thời kỳ 1995-1997. [1]
Năm 1996, Việt Nam nhập rượu của 20 nước, năm 1997 nhập của 24
nước. Trong đó nhiều nhất là từ Pháp, Hồng Kơng, Mỹ, Nhật, Singapo. Trong
2 năm 1996 và 1997 tổng cộng đã nhập 3.973.316 lít rượu ngoại, tổng trị giá

23.345.808 USD, trong đó của Pháp:1.520.218 lít, Hồng Kơng: 627.565 lít,
Mỹ: 368.235 lít, Nhật: 321.482 lít, Singapo: 563.072 lít. [1]

Tơ Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

12


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trên đây là những con số thống kê được trên sổ sách, ngồi ra cịn một
lượng lớn rượu ngoại nhập lậu chưa được thống kê. Mặc dù mỗi năm chúng ta
tốn khoảng 11-12 triệu USD nhập rượu, nhưng rượu ngoại nhập cũng đem lại
nguồn doanh thu khá lớn cho nhà nước. Số liệu thống kê vào năm 1997 cho
thấy trong tổng số 213,5 tỷ đồng tiền nộp ngân sách toàn ngành rượu trong đó
thuế thu từ nhập rượu là 190 tỷ đồng - chiếm gần 90% tiền nộp ngân sách
toàn ngành. Tuy nhiên chúng ta đang cố gắng giảm nhập khẩu và tiêu thụ
rượu ngoại để tránh lãng phí và góp phần đưa sản phẩm rượu trong nước ngày
càng gần gũi với người tiêu dùng hơn.
Việc phá đường dây sản xuất và tiêu thụ rượu ngoại giả liên tỉnh lớn
chưa từng có từ trước tới nay ở Việt Nam vào cuối năm 2006 của lực lượng
Công an, người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu có tâm lý e ngại với rượu ngoại
không rõ nguồn gốc và dần tiếp cận gần hơn với các sản phẩm rượu uy tín
trong nước như Vang Đà Lạt, Vang Thăng Long, các sản phẩm rượu của
Công ty Rượu Hà Nội và Công ty Rượu Đồng Xuân… Hy vọng rằng các sản
phẩm rượu trong nước sẽ ngày càng chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng.
e. Rượu dân tự nấu:
Người Việt Nam biết uống rượu từ thời xa xưa do đó cũng biết nấu rượu

từ lâu đời. Nhiều gia đình chỉ nấu rượu để uống và để lấy bã chăn ni nhưng
cũng có nhiều gia đình nấu rượu kinh doanh và hình thành nên cả một làng
nghề nấu rượu nổi tiếng như làng Vân ở Bắc Ninh.
Rượu do người dân tự nấu thường theo phương pháp thủ cơng do đó
khơng loại được hết tạp chất độc lẫn trong rượu như aldehyt, este, metylic và
alcol bậc cao… gây độc cho người uống. Nhưng do tận dụng được nguồn
ngun liệu và nhân cơng tại chỗ, kinh phí đầu tư thấp do sản xuất thủ cơng, ít
hoặc khơng phải chịu thuế do đó giá thành thấp nên vẫn được tiêu thụ với
khối lượng lớn. Một lý do nữa là từ xa xưa người dân đã tự nấu rượu để uống

Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

13


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

nên sản phẩm này mặc nhiên được chấp nhận rộng rãi trong mọi tầng lớp
nhân dân.
So với các loại rượu khác, rượu do dân tự nấu có sản lượng thực tế lớn
nhất, chiếm tới 91,7% lượng rượu tiêu thụ trên tồn quốc, tổng sản lượng ước
tính khoảng 250 triệu lít/năm. [1]
1.2.2.2 Các cơ sở sản xuất cồn thực phẩm
Cồn thực phẩm được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu chứa tinh bột như:
gạo, ngơ, sắn, bột mì và gần đây là từ khoai lang tươi.
Hiện cả nước có 3 cơ sở sản xuất cồn thực phẩm là Công ty Rượu Hà
Nội, Công ty Rượu Đồng Xuân và Nhà máy Rượu Bình Tây. Sản lượng của
Cơng ty Rượu Hà Nội đã từng đạt 6 triệu lít cồn/năm (1975-1978). Cơng ty

Rượu Đồng Xn có cơng suất thiết kế 0,6 triệu lít cồn/năm, Công ty luôn cải
tiến nên sản lượng ngày càng tăng, năm 2002 sản lượng đạt 1 triệu lít. Cồn
của hai doanh nghiệp này có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn cồn thực phẩm.
Nhà máy Rượu Bình Tây khơng có con số thống kê đầy đủ do sản xuất không
liên tục.
Ở nước ta, ngồi tinh bột, cồn cịn được sản xuất từ rỉ đường. Rỉ đường
là sản phẩm phụ khi sản xuất đường, thường chiếm 3,2 đến 3,8 % lượng
đường thành phẩm. Cả nước hiện nay có trên 40 nhà máy sản xuất đường, sản
lượng khoảng 1 triệu tấn/năm, mỗi năm thu được 320.000- 380.000 tấn rỉ
đường.
Trong số hơn 40 nhà máy Đường chỉ có khoảng 10 nhà máy sản xuất cồn
từ rỉ đường tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam như nhà máy
Đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, Phan Rang, Biên Hồ, Sơng Lam, Hiệp Hồ…
Với cơng suất thiết kế 15,45 triệu lít/năm, sản lượng năm 1998 đạt 10,8 triệu
lít. Trong đó, Cơng ty Đường Quảng Ngãi và Cơng ty Đường Hiệp Hồ có
cơng suất thiết kế và sản lượng đạt lớn nhất. [1]

Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

14


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.5: Một số nhà máy sản xuất cồn từ rỉ đường. [1]
Csuất
TT


tkế

Đơn vị

Sản lượng (triệu lít)

Doanh

1997

1998

1999

thu (tr đ)

5,0

3,8

4,3

4,5

20708

(tr
l/năm)

Cty Đường Quảng


1

Ngãi
2

Cty Đường Hiệp Hồ

9,0

4,0

4,6

4,8

19618

3

NM Đường Lam Sơn

1,0

-

1,8

1,5


7960

4

NM Đường Việt Trì

0,3

-

-

0,6

-

5

NM

0,15

-

0,1

0,1

436


Đường

Sơng

Con
Nhìn chung, hệ số sử dụng công suất ngành Rượu thấp, tồn ngành chỉ
đạt 38,45%. Trong đó Quốc doanh :30,13%, quốc doanh trung ương thấp
nhất: 10,93%. Quốc doanh địa phương 52,48%. Rượu liên doanh: 3,87%. Tư
nhân và cổ phần đạt 56,7%
1.2.3 Hiện trạng thiết bị và cơng nghệ
Nhìn chung, thiết bị ngành rượu Việt Nam lạc hậu so với thế giới và khu
vực .
Hai DN quốc doanh TW đều có thiết bị do Pháp đầu tư từ trước năm
1900 của thế kỷ trước, tức là đã hơn 100 năm nay. Các thiết bị này do được
lắp đặt từ lâu, lại không được đầu tư cải tiến nên ngày càng lạc hậu. Riêng
cơng ty Rượu Hà Nội sau này đã có những đầu tư đáng kể vào hệ thống điều
khiển tự động tháp chưng luyện nhưng đến nay hệ thống này cũng khơng cịn
hoạt động được. Tồn bộ hoạt động của tháp chưng giờ phải điều khiển bằng
tay.

Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

15


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Nhà máy Rượu Đồng Xuân được thành lập từ năm 1965, hệ thống sản

xuất cồn của nhà máy được chế tạo trong nước, lắp đặt và sử dụng từ năm
1993, đến nay cũng có nâng cấp và sửa chữa nhưng khơng đáng kể.
Tất cả các doanh nghiệp quốc doanh cịn lại, thiết bị chủ yếu đều tự chế
tạo theo công nghệ trong nước nên không đồng bộ và hoạt động hồn tồn thủ
cơng.
Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp Rượu quốc doanh, việc đầu tư
công nghệ tiên tiến của nước ngoài đều rất hạn chế, chỉ tập trung ở một số
thiết bị như máy rửa chai, dán nhãn, chiết chai và xiết nút. Công ty Rượu Hà
Nội đầu tư hai máy lọc cho sản xuất rượu mùi với loại màng lọc nhập từ Hà
Lan và đầu tư cho hệ thống tàng trữ rượu. Nhà máy Rượu Đồng Xuân đã đầu
tư gần 4,5 tỷ đồng cho mua sắm thiết bị (nồi nấu, máy nghiền, thùng lên men,
dây chuyền đóng chai) [5], tuy nhiên nhìn chung cơng nghệ vẫn ở mức lạc
hậu so với thế giới.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, thiết bị có hiện đại hơn
chút ít nhưng do sản phẩm khó tiêu thụ trong nước nên một số hãng đã xin rút
đầu tư hoặc ngừng đầu tư, số còn lại đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không
cao. [1]
Đối với rượu do dân tự nấu, thiết bị hồn tồn thủ cơng, chưng cất một
lần, khơng có tháp tách tạp chất nên chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
Nói tóm lại, thiết bị và cơng nghệ ngành Rượu Việt Nam chưa đáp ứng
yêu cầu những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
1.2.4 Chiến lược phát triển ngành Cồn - Rượu trong nước
Trên cơ sở những mục tiêu chung về cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất
nước, ngành Rượu - Bia - Nước giải khát cũng đề ra chiến lược phát triển
riêng cho ngành mình.

Tơ Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

16



Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Quy hoạch phát triển ngành tới năm 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt,
đề ra mục tiêu cho toàn ngành là: “Xây dựng ngành Rượu - Bia - Nước giải
khát Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh. Sử dụng tối đa nguyên liệu
trong nước để phát xuất các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hoá về chủng
loại, cải tiến bao bì, mẫu mã, phấn đấu hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh
tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và có sản phẩm xuất khẩu. Nâng
cao khả năng cạnh tranh, hoà nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới”. [2]
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2010, sản xuất rượu sẽ đạt khoảng
300 triệu lít [2], trong đó đẩy mạnh sản xuất rượu cơng nghiệp để thay thế
rượu dân tự nấu [1]. Hướng đầu tư chủ yếu vào 2 nhà máy Rượu Trung ương
và một số doanh nghiệp địa phương như Công ty Rượu Đồng Xuân, Công ty
Rượu - Nước giải khát Thăng Long. Lộ trình tăng sản lượng đặt ra như sau:
giai đoạn 2005 - 2010 Rượu quốc doanh Trung ương tăng 66,67%; Rượu
quốc doanh địa phương tăng 43,75%, Rượu liên doanh tăng 50% so với giai
đoạn 2000 - 2005. Tiếp sau đó, giai đoạn 2010 - 2020 tiếp tục tăng sản lượng
Rượu quốc doanh lên 160%; Rượu địa phương lên 132% và Rượu liên doanh
lên 133% so với giai đoạn 2005 - 2010. (bảng 1.6)
Bảng 1.6: Dự báo sản lượng rượu đến năm 2020 [1].
Đơn vị (triệu lít/năm)
STT
1

2

Loại hình sản xuất


2000-2005 2005-2010

Cơng nghiệp trung ương

15

25

40

Cơng ty Rượu Hà Nội

10

15

20

Cơng ty Rượu Bình Tây

5

10

20

80

115


152

10

15

20

CN Rượu địa phương và các
ngành thực phẩm

3

2010-2020

Rượu liên doanh

Ngành sẽ quản lý tốt vấn đề nhập khẩu và sản xuất rượu của dân để tăng
cường và ổn định sản xuất.
Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

17


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Mục tiêu phát triển đến năm 2020 là nâng sản lượng lên 300 triệu lít/năm

với cơ cấu sản phẩm: rượu trắng: 55 - 65%; rượu hoa quả: 20 -30%; rượu
thuốc: 5%. Đẩy mạnh phát triển các loại rượu dân tộc như rượu Cẩm, rượu
thuốc… nhằm lựa chọn được loại rượu đặc trưng cho người Việt. Từng bước
phát triển sản xuất rượu cơng nghiệp từ đó giảm dần lượng rượu do dân tự
nấu xuống còn 66% vào năm2005; 54% vào năm 2010 và năm 2020 chỉ còn
45%.[1]
Đối với sản xuất cồn, mục tiêu đặt ra cho các giai đoạn là: năm 20002005: 30 triệu lít; năm 2005-2010: 40 triệu lít; năm 2010-2020: 50 triệu lít.
Trong đó lượng cồn sản xuất từ tinh bột theo từng giai đoạn sẽ tăng dần là
30%, 40%, 60%; lượng cồn sản xuất từ rỉ đường sẽ giảm dần tương ứng là
70%, 60% và 40%. [1]
Để đạt được mục tiêu đó, Nhà nước sẽ đầu tư mới dây chuyền cơng suất
3 triệu lít/năm cho Nhà máy Rượu Bình Tây, 5 triệu lít/năm cho Cơng ty
Rượu Hà Nội. Tiếp tục đầu tư và cải tạo, mở rộng các nhà máy sản xuất cồn
khác bao gồm cả cồn từ tinh bột và cồn từ rỉ đường.

Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

18


Luận văn thạc sỹ khoa học

Đại học Bách Khoa Hà Nội
CHƯƠNG 2

VÀI NÉT VỀ NHÀ MÁY RƯỢU ĐỒNG XUÂN- THANH BA- PHÚ THỌ

2.1 Lịch sử phát triển
Công ty Rượu Đồng Xuân – Thanh Ba – Phú Thọ được thành lập ngày
15/9/1965 tại Thị trấn Thanh Ba - Huyện Thanh Ba- Phú Thọ với tên gọi Xí

nghiệp Rượu Phú Thọ. Sau hơn một năm xây dựng, ngày 21/7/1967 Xí nghiệp
đi vào sản xuất thử với cơng suất 23.000 lít rượu/năm. Năm 1992, Xí nghiệp
đổi tên thành Cơng ty Rượu Đồng Xn. Sau hơn 40 năm xây dựng và phát
triển, hiện Công ty được tổ chức thành 2 bộ phận: Nhà máy Rượu Đồng Xuân
và Nhà máy Bia Henniger.
Nhà máy Rượu Đồng Xn là thành viên của Cơng ty Rượu Đồng Xn,
đóng tại tỉnh lộ 312, Thị trấn Thanh Ba- Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ.
Đây là cơ sở sản xuất chính của Cơng ty Rượu Đồng Xn với tổng diện tích
mặt bằng 5000m2, trong đó:
+ Diện tích văn phịng, nhà kho: 2000m2
+ Diện tích nhà máy

: 2000m2

+ Diện tích cây xanh

: 1000m2

Nhà máy có 2 phân xưởng chính: phân xưởng sản xuất cồn và phân
xưởng sản xuất rượu mùi. Các sản phẩm chính của nhà máy bao gồm: cồn
tinh chế 900, rượu vang lên men và rượu pha chế. [3]
* Về cơ cấu tổ chức, nhân lực:
Ban lãnh đạo công ty gồm 1giám đốc, các phó giám đốc phụ trách kỹ
thuật, kinh tế, thị trường và các phòng chức năng. Nhân lực của công ty liên
tục phát triển cả về số lượng, chất lượng cũng như kinh nghiệm làm việc.
Ngày mới thành lập: tồn cơng ty có 55 người, trong đó có 39 cơng nhân
kỹ thuật. Đến nay cơng ty có gần 500 lao động. [3]
Tô Thị Lan Phương - CHMT 2005 – 2007

19



×