Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Nghiên cứu thực nghiệm đo áp lực lên cơ thể nữ thanh niên việt nam độ tuổi từ 18 đến 25 trong quá trình vận động cơ bản khi mặc quần áo bó sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------

HOÀNG THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐO ÁP LỰC LÊN
CƠ THỂ NỮ THANH NIÊN VIỆT NAM ĐỘ TUỔI
TỪ 18 ĐẾN 25 TRONG QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG
CƠ BẢN KHI MẶC QUẦN ÁO BĨ SÁT
Chun ngành : Cơng nghệ vật liệu dệt may

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. Phan Thanh Thảo

Hà Nội – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn thạc sĩ khoa học “Nghiên cứu
thực nghiệm đo áp lực lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam độ tuổi từ 18 đến 25
trong quá trình vận động cơ bản khi mặc quần áo bó sát” là cơng trình nghiên cứu
tìm hiểu riêng của tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Thanh Thảo.
Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tác giả
thực hiện, trung thực và không sao chép từ bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu có sai phạm tác giả xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2018


Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thủy

1


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q thầy cơ, đặc
biệt là cơ giáo hướng dẫn PGS.TS Phan Thanh Thảo, người đã tận tình, hết lịng
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này. Tơi xin chân
thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Phan Thanh Thảo cùng tồn thể các thầy cơ
giáo trong bộ môn Công nghệ may và Thời trang, Viện Dệt may-Da giầy và Thời
trang, Trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt may Da giầy – Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, Trường đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu và cho đến khi tôi thực hiện xong đề
tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thủy

2


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2
MỤC LỤC ..................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................9
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ........................................................11
1.1.

Giới thiệu về trang phục bó sát ......................................................................11

1.1.1.

Khái niệm ....................................................................................................11

1.1.2.

Nhu cầu thị trường hiện nay .......................................................................11

1.1.3. Phân loại trang phục bó sát hiện nay...............................................................11
1.1.4. u cầu của trang phục bó sát ........................................................................34
1.1.5. Đặc tính của vải trong trang phục bó sát .........................................................35
1.2. Nghiên cứu đặc điểm cơ thể người và quần áo bó sát cơ thể .............................45
1.2.1. Tổng quan về đặc điểm hình dáng cơ thể người ............................................45
1.2.2. Đặc điểm cơ thể nữ thanh niên Việt Nam tuổi 18-25 ....................................47
1.2.3. Các trạng thái vận động của cơ thể và ảnh hưởng của chúng tới cảm giác
người mặc ...............................................................................................................49
1.3. Các phương pháp đo áp lực quần áo lên cơ thể con người ................................52
1.3.1. Phương pháp đo áp lực trực tiếp .....................................................................52
1.3.2. Phương pháp đo áp lực gián tiếp .....................................................................52

1.4. Áp lực tiện nghi ..................................................................................................53
1.4.1. Định nghĩa .......................................................................................................53
1.4.2. Tầm quan trọng của áp lực tiện nghi trên trang phục .....................................54
1.5. Các cơng trình nghiên cứu đo áp lực trong và ngồi nước ................................55
1.5.1.

Cơng trình nghiên cứu 1 .......................................................................55

1.5.2. Cơng trình 2: ...................................................................................................57
1.5.4. Cơng trình 5: .................................................................................................. 66

3


1.5.5. Cơng trình 6: ...................................................................................................68
1.5.6. Kết luận chương 1 ...........................................................................................70
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................72
2.1.

Mục đích nghiên cứu.......................................................................................72

2.2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................72

2.2.1. Đối tượng thử nghiệm .....................................................................................72
2.2.2. Sản phẩm được lựa chọn để tiến hành thực nghiệm .......................................74
2.2.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................76
2.2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................76

2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................77
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ...........................................................77
Kết luận chương 2 .....................................................................................................95
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................96
3.1. Kết quả đo áp lực trung bình ..............................................................................96
3.2. Kết quả giá trị áp lực của băng đai lên cơ thể nữ sinh viên Việt Nam ở 3 nấc đo.
.........................................................................................................................99
3.3. Kết quả đánh giá chủ quan của đối tượng đo về cảm giác thoải mái khi đeo đai
nịt

...................................................................................................................104

3.4. Xác định áp lực tiện nghi lên từng vùng cơ thể người mặc .............................110
3.5.

Xác định độ giảm kích thước của 6 đối tượng đối với sản phẩm có chất liệu

tương tự chất liệu đai nịt .........................................................................................114
3.6. Kết luận chương 3 ............................................................................................115
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN ..................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................118
PHẦN PHỤ LỤC I ................................................................................................123
PHẦN PHỤ LỤC II ..............................................................................................130
PHẦN PHỤ LỤC III .............................................................................................172

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Độ lệch chuẩn SD về chiều cao, cân nặng, vịng ngực, vịng mơng và chỉ số

BMI của 25 đối tượng trong nghiên cứu. ..................................................................58
Bảng 2: Kết quả xác định áp lực tiện nghi lên từng vùng cơ thể người mặc của cơng
trình nghiên cứu số 2. ................................................................................................60
Bảng 3: Bảng thông tin về đối tượng nghiên cứu trong cơng trình nghiên cứu 3 ....61
Bảng 4: Dữ liệu cá nhân cơ bản về tầm vóc, trọng lượng, số đo các vòng và chỉ số
BMI của các đối tượng ..............................................................................................73
Bảng 5: Bảng độ lệch chuẩn SD về chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, vòng ngực,
vòng eo, vòng bụng và vịng mơng. ..........................................................................73
Bảng 6: Bảng thống kê các chi tiết của các dây đai sử dụng trong thí nghiệm ........76
Bảng 7: Bảng phân chia mức độ cảm nhận chủ quan của người mặc trong phiếu
khảo sát ......................................................................................................................78
Bảng 8: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của biến áp lực trung bình ..........96
Bảng 9: Bảng hệ số tương quan Pearson...................................................................98
Bảng 10: Bảng thống kê giá trị áp lực của băng đai lên cơ thể nữ sinh viên Việt
Nam ở 3 nấc đo .........................................................................................................99
Bảng 11: Bảng giá trị áp lực của đối tượng S1 tại nấc 1 và trên 8 tư thế đo khác
nhau .........................................................................................................................102
Bảng 12: Bảng thống kê đánh giá chủ quan của đối tượng đo về cảm giác thoải mái
khi đeo đai nịt ở 8 tư thế với 3 nấc đo .....................................................................104
Bảng 13: Bảng tần suất thống kê đánh giá chủ quan của đối tượng đo về cảm giác
thoải mái khi đeo đai nịt ở 3 vòng với 8 trạng thái .................................................107
Bảng 14: Bảng thống kê áp lực trung bình ở 3 vịng: vịng ngực- vịng bụng- vịng
mơng tại 3 nấc đai áo ..............................................................................................111
Bảng 15: Khoảng phân vị 25 đến phân vị 75 từ áp lực trung bình ở 3 vịng: vịng
ngực- vịng bụng- vịng mơng tại 3 nấc đai áo ........................................................113

5


Bảng 16: Khoảng áp lực tiện nghi lên các vòng cơ thể người mặc ở 3 vòng trên cơ

thể ............................................................................................................................114
Bảng 17: Độ giảm kích thước cơ thể người để đạt được khoảng giá trị tiện nghi trên
cơ thể người .............................................................................................................114

6


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình1: Quấn tất nude (quần tất màu da) siêu mỏng và co giãn ...............................13
Hình 2: Hình ảnh minh họa trang phục bodystock ..................................................15
Hình 3: Hình ảnh minh họa boysuit .........................................................................16
Hình 4: Bộ trang phục bó sát mới, giả lập trọng lực lên cơ thể của các phi hành gia
đang được thử nghiệm trên Trái đất. ........................................................................16
Hình 5: Hình ảnh minh họa trang phục cho thợ lặn ..................................................19
Hình 6: Hình ảnh minh họa đồ bơi unisex ................................................................21
Hình 7: Hình ảnh minh họa đồ bơi dành cho nam giới .............................................21
Hình 8: Hình ảnh minh họa đồ bơi dành cho nữ giới ...............................................21
Hình 9: Hình ảnh minh họa đồ bơi thi đấu................................................................22
Hình 10: Hình ảnh minh họa cho trang phục Leotard...............................................25
Hình 11: Hình ảnh minh họa áp lực của tất lên chân ...............................................26
Hình 12: Hình ảnh minh chứng chức năng của tất y khoa .......................................27
Hình 13: Hình ảnh minh họa áo ngực nữ ngày nay .................................................28
Hình 14: Hình ảnh minh họa áo ngực nữ từ các chất liệu khác nhau ......................30
Hình 15: Hình ảnh minh họa quần gen chỉnh hình ..................................................31
Hình 16: Hình ảnh minh họa gen nịt bụng bằng thun ..............................................32
Hình 17: Hình ảnh minh họa corset cúp ngực ..........................................................33
Hình 18: Hình ảnh minh họa corset thắt lưng ..........................................................33
Hình 19: Hình ảnh minh họa nịt bụng Latex ...........................................................34
Hình 20: Hình ảnh mơ tả cấu trúc vải dệt kim .........................................................36
Hình 21: Hình ảnh minh họa cấu trúc vải dệt kim ...................................................37

Hình 22: Hình ảnh minh họa sản phẩm làm từ vải dệt kim ......................................44
Hình 23: Các trạng thái hoạt động hằng ngày của con người ...................................49
Hình 24: Hình ảnh mơ tả 8 trạng thái vận động trong bài nghiên cứu......................50
Hình 25: Các trạng thái vận động của nửa thân dưới cơ thể trong bài nghiên cứu ..51
Hình 26: các cảm biến đo áp lực lên cơ thể người ....................................................52
Hình 27: Hình ảnh minh họa mơ phỏng quần áo với cơ thể người ...........................53

7


Hình 28: Hình ảnh minh họa 14 điểm đo trong bài nghiên cứu................................59
Hình 29: Hình ảnh thiết bị và sản phẩm dùng để đo .................................................64
Hình 30: Hình ảnh vị trí đo trong bài nghiên cứu ....................................................65
Hình 31: Hình ảnh các tư thế đo trong bài nghiên cứu ...........................................65
Hình 32: Hình vẽ mơ tả phần cơ thể thực hành thí nghiệm ......................................67
Hình 33: Vị trí các điểm đo trên cơ thể .....................................................................74
Hình 34: Các tư trạng thái khi tiến hành thực nghiệm ..............................................74
Hình 35: Hình vẽ mơ tả hình dáng của mẫu băng đai sử dụng .................................75
Hình 37: Hình vẽ mơ tả thiết bị đo thí nghiệm .........................................................88
Hình 38: Cảm biến áp lực Silic MPX10DP ..............................................................88
Hình 39: Giao diện phần mềm Delphi 10. ................................................................90
Hình 40: Giao diện của dự án mới tạo trong Delphi 10. ...........................................91
Hình 41: Cửa sổ mã lệnh cho unit1. ..........................................................................92
Hình 42: Giao diện phần mềm điều khiển trên Window. .........................................93
Hình 43: Dữ liệu đo sau khi lưu. ...............................................................................94
Hình 44: Biểu đồ giá trị áp lực trung bình trong 8 tư thế của 3 Size băng đai lên 6
đối tượng trên 3 nấc đo. ..........................................................................................101
Hình 45: Biểu đồ giá trị áp lực lớn nhất của băng đai lên cơ thể ............................103
Hình 46: Thống kê tần suất các mức cảm nhận chủ quan áp lực tại các vị trí trên cơ
thể người mặc đo tại nấc 1 ......................................................................................108

Hình 47: Thống kê tần suất các mức cảm nhận chủ quan áp lực tại các vị trí trên cơ
thể người mặc đo tại nấc 2 ......................................................................................109
Hình 48: Thống kê tần suất các mức cảm nhận chủ quan áp lực tại các vị trí trên cơ
thể người mặc đo tại nấc 3 ......................................................................................110

8


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, cuộc sống của con người không
ngừng được nâng cao thì nhu cầu về cách ăn mặc của con người cũng dần được thay
đổi. Đặc biệt là đối với nữ giới, thì trang phục vừa phải đẹp mà vừa phải tiện nghi
với cơ thể. Tiện nghi trang phục không chỉ thể hiện ở sự tiện nghi về cử động mà
còn tiện nghi về sinh lý, tiện nghi về nhiệt. Từ đầu thể kỷ 21, nữ giới càng có xu
hướng mặc quần áo bó sát nhằm mục đích tơn lên đường cong quyết rũ cơ thể.
Chính vì thế mà tiện nghi đối với trang phục bó sát là một nhu cầu cần thiết và một
yếu tố quan trọng để người mặc quyết định có sử dụng trang phục đó hay khơng, đó
cũng chính là vấn đề đặt ra cho các nhà thiết kế, làm thế nào để thiết kế trang phục
đẹp, vừa vặn mà dễ chịu? Tôi đã ý thức được tầm quan trọng của tính tiện nghi
trong trang phục bó sát và cũng ý thức được rằng nữ thanh niên là đối tượng có nhu
cầu cao trong việc sử dụng quần áo bó sát nên đã quyết định lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu thực nghiệm đo áp lực lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam độ tuổi từ
18 đến 25 trong quá trình vận động cơ bản khi mặc quần áo bó sát” để nghiên
cứu.
Mục đích của bài nghiên cứu là xác định áp lực tiện nghi của cơ thể khi mặc
trang phục bó sát ở các tư thế vận động khác nhau, từ đó làm tiền đề để phục vụ cho
việc tính tốn thiết kế trang phục. Phạm vi nghiên cứu là nữ sinh viên trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội với 8 tư thế vận động khác nhau.
Các nội dung chính trong đề tài bao gồm:



Nghiên cứu thực nghiệm đo áp lực lên cơ thể người.

- Phân tích mối tương quan của các giữa các yếu tố: điểm đo, tư thế vận động,
và nấc đo đến áp lực quần áo lên cơ thể người.
- Đánh giá áp lực của quần áo lên cơ thể người tại các tư thế vận động khác
nhau trong cùng một nấc đo và đánh giá so sánh áp lực của tác động lên cơ thể ở
các nấc đo khác nhau.


Xác định áp lực tiện nghi lên từng vùng cơ thể người mặc.

9


- Khảo sát cảm nhận chủ quan của đối tượng đo về áp lực tiện nghi.
- So sánh mức cảm nhận mức độ tiện nghi trung bình của đối tượng đo tại 3
nấc của đai đo.
- Xác định áp lực tiện nghi lên từng vùng cơ thể người mặc
- Đề xuất độ giảm kích thước cơ thể người trên từng vùng cơ thể người mặc
Các phương pháp chính sử dụng trong bài nghiên cứu gồm:
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp xác định đối tượng đo
- Phương pháp đo thực nghiệm xác định áp lực tiện nghi lên cơ thể người
- Phương pháp đánh giá chủ quan
- Phương pháp sử dụng phần mềm SPSS, Excel

10



CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1.

Giới thiệu về trang phục bó sát [31]

1.1.1.

Khái niệm

Trang phục bó sát là trang phục khi mặc lên người sẽ ôm sát vào da của cơ thể
người nhờ lực đàn hồi sinh ra bởi các biến dạng của vải. Sự biến dạng của vải nhờ
vào một số loại vật liệu sợi có độ co giãn cao (như elastic, spandex…). Hiện nay
trang phục bó sát rất đa dạng: đồ bơi, tất, gang tay, quần áo lót, trang phục mang
tính chức năng thể thao, thám hiểm….
1.1.2.

Nhu cầu thị trường hiện nay [36]

Mỗi trang phục ngoài chức năng bảo vệ cơ thể, tôn vẻ đẹp cho cơ thể thì mỗi
loại trang phục khác nhau đều mang một chức năng riêng của nó.
Nhất là với trang phục bó sát, nó mang một ít nghĩa cá nhân gợi lên một cơ thể
hấp dẫn vì chúng cho phép phơ ra các đường cong tự nhiên của con người mà đặc
biệt là cơ thể người phụ nữ. Những người trên nhìn ra cho một người bạn đời
thường bắt đầu mặc quần áo chặt hơn. Trong lĩnh vực thể thao, trang phục bó sát
bảo vệ cơ thể có thể giảm mức độ bị tổn thương từ các môn như khiêu vũ, thể dục
dụng cụ, bơi lội, đạp xe, trượt băng, trượt tuyết và chạy bằng cách tăng cường hỗ trợ
cơ bắp và giảm rung động cơ, cản gió và ma sát từ mơi trường, bảo vệ hiệu quả khỏi
tia UV của mặt trời.
Hầu hết các trang phục ôm sát đều được làm từ các vật liệu có pha sợi spandex
(elastic) để trang phục có độ co giãn đàn hồi ơm sát co thể.

Chính vì những chức năng đó mà trang phục bó sát ngày càng trở nên rất phổ
biến với tất cả các lứa tuổi, giới tính và đi sâu vào các lĩnh vực của đời sống con
người. Trang phục bó sát khơng chỉ mang tính thẩm mỹ mà cịn mang tính chức
năng tùy thuộc vào nhu cầu người mặc trong thể thao, y tế, trình diễn…vv
1.1.3.

Phân loại trang phục bó sát hiện nay

1.1.3.1. Trang phục bó sát thường ngày
1.1.3.1.1.


Tất

Định nghĩa[45]

11


Bít tất cịn gọi là tất, vớ là một loại vật dụng đi vào bàn chân người vào mùa
lạnh hoặc khi đi giày. Những người thường xuyên đi bít tất thì khả năng chống thấp
khớp khi đi chân trần dưới đất cao hơn nhiều lần so với người không thường xun
hoặc khơng đi tất. Hiện nay có nhiều loại tất nổi tiếng nhờ vào hãng giày (ví dụ:
Adidas, Nike, Converse,..)
Tất là dạng trang phục che phủ và bó sát vào cơ thể con người từ chân đến đầu
gối hoặc có thể là tồn bộ phần đùi. Tất có độ co giãn rất cao và tương đối đa dạng.
Tất trở thành phổ biến từ những năm 1920 và nó làm gợi lên các đường cong ở
hông đối với cơ thể phụ nữ. Ban đầu tất được làm bằng lụa hoặc tơ nhân tạo và từ
năm 1940 nó được làm từ nylon. Trong những năm 1960, cải tiến quy trình sản xuất
hàng trong các chiếc tất đã có pha thêm sợi spandex (hoặc elastan) làm cho người

mặc cảm thấy thoải mái hơn và bền hơn vì nó có tính đàn hồi co giãn tốt. Nó phát
triển trong suốt những năm 1970 và 1980. Từ năm 1995 đã có một sự suy giảm ổn
định trong doanh thu và chững lại trong năm 2006 với doanh số bán hàng của Mỹ ít
hơn một nửa so với thời kỳ đỉnh cao.


Tác dụng của tất

- Đi vào bàn chân để giữ ấm, chống lạnh chân khi phải tiếp xúc trực tiếp với

sàn nhà vào mùa lạnh.
- Đi kèm với các loại giày tránh đau chân và hạn chế hôi chân và làm thoải

mái chân.
- Thời trang, các loại tất thời trang làm tôn lên vẻ đẹp của người đi.
- Sử dụng các loại tất chuyên dụng để đi trong những trường hợp đặc biệt như

đi trong nước, vùng ẩm thấp, nơi có nhiệt độ can, trong xưởng hoá chất...
1.1.3.1.2.

Quần tất [46]

Chỉ mới ra đời chưa được hơn một nửa thế kỷ, nhưng tất giấy đã tạo ra một
cuộc cách mạng mạnh mẽ trong lĩnh vực thời trang và trở thành người bạn đồng
hành hoàn hảo trong của người phụ nữ.


Đi tìm cội nguồn của quần tất

12



Ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, quần tất – tất giấy được gọi chung là pentyhose,
là sự kết hợp đầy ý nhị giữa từ panties (quần lót) và từ hosiery (dệt kim), ý chỉ
những chiếc quần dệt kim mỏng có cạp cao, bên trên cả nội y và kéo thẳng từ eo
xuống bàn chân. Trong khi đó, tights thường được dùng để chỉ các loại quần tất
được làm từ những chất liệu dày khác, như nỉ, len hay da.
Vào những năm 20 của thế kỷ 20, những chiếc váy dần được cắt ngắn, từ mắt
cá chân, rồi lên đến ngang bắp chân, và đến dưới đầu gối. Tuy nhiên, phái đẹp vẫn
chưa đủ tự tin để lộ ra đôi chân trần và vẫn phải sự trợ giúp của những đơi tất có
chất liệu dày, thường được làm từ lụa hoặc sợi tổng hợp. Những đơi tất dạng này
đóng vai trị để che chân chứ khơng có tác dụng làm đẹp. Khoảng 20 năm sau đó,
tất bắt đầu được làm từ sợi nylon, bền hơn, mỏng hơn, nhưng chưa đạt được đến độ
trong suốt như ngày nay, và vẫn dừng lại ở dạng những chiếc tất dài lên đến đùi. Để
giúp cho những đôi tất này không bị tụt xuống, các nhà thiết kế dùng một số khuy
cài đặc biệt, nối tất dài vào nội y.
Năm 1953, Allen Gant đưa ra một mẫu quảng cáo về những chiếc quần tất
được gọi là “panti –legs”, nhưng những sản phẩm này chỉ được đưa ra thị trường
vào năm 1959. Cũng trong khoảng thời gian này, nhà thiết kế Ernest G. Rice đã tự
mình thiết kế ra chiếc quần tất (có chất liệu và kiểu dáng tương tự quần tất ngày
nay). Hai sản phẩm tương tự như nhau, được thiết kế bởi hai người khác nhau, đã
dẫn đến nhiều vụ kiện tụng về sau về mặt bản quyền, và chỉ chấm dứt khi Ernest G.
Rice qua đời.

Hình1: Quấn tất nude (quần tất màu da) siêu mỏng và co giãn [46]

13


Từ khoảng những năm 50 đến đầu 60, dù những chiếc quần tất đã ra đời

nhưng do giá thành cao, chất liệu cịn chưa được hồn thiện, dễ gây đến sự oi bức
khi sử dụng, nên không nhiều phụ nữ mặn mà với sản phẩm này. Chỉ khi công nghệ
dệt may thêm phát triển, chất liệu sợi thun siêu mỏng giúp dệt ra những chiếc quần
tất mềm mại, mỏng manh, co giãn, cộng với sự bùng phát của những chiếc váy
ngắn, khiến lượng tiêu thụ quần tất trở nên tăng vọt. Vào năm 1970, tại Mỹ, lần đầu
tiên, lượng quần tất tiêu thụ vượt mức những loại tất ngắn với chất liệu tương tự, và
điều này duy trì cho đến ngày hôm nay khi những người phụ nữ lựa chọn những
chiếc quần tất quanh năm cho hầu hết các loại váy từ ngắn đến dài.


Bodystocking [35]

Lịch sử ngành thời trang không ghi nhận được ai là người đã phát minh ra
bodystocking hay trang phục này lần đầu tiên xuất hiện vào thời điểm nào. Trang
phục này lần đầu tiên nhận được sự chú ý của công chúng vào năm 1861, khi Adah
Isaacs Menken, một diễn viên kịch người Mỹ, mang nó lên sân khấu kịch nghệ với
vở diễn "Mazeppa". Trong vở kịch này, cô phải diễn một phân đoạn nhảy khỏa thân
hồn tồn trước cơng chúng, bằng cách sáng tạo dùng bodystocking màu da người
cùng với hiệu ứng của ánh đèn sân khấu, rất nhiều khán giả đã tin rằng cơ đã
nhảy hồn tồn khỏa thân trong phân cảnh đó. Vở kịch này sau đó gây rất nhiều
tranh cãi.
Bodystocking (hay cịn gọi là đồ lót che phủ tồn thân) là kiểu nội y che phủ
thân mình và phần chân của người phụ nữ. Đây là một dạng đồ lót định hình có tác
dụng giấu đi các khuyết điểm trên phần da eo, bụng, mông, đùi, tạo dáng eo thon và
thân hình gọn gàng quyến rũ. Bodystocking thường được thiết kế với các chất liệu
như vải xuyên thấu, lưới mắt cá, ren hoặc các chất liệu vải có khả năng co giãn. Một
số biến thể của bodystocking che phủ cả phần tay, hoặc khoét, xẻ tại một số bộ phận
nhạy cảm trên cơ thể. Thiết kế của bodystocking hiệu quả trong việc che đi khuyết
điểm của thân thể, nhưng đồng thời lại khoe các vị trí nhạy cảm trên cơ thể người
phụ nữ một cách đầy táo bạo. Vì bị cho là quá hở hang, bodystocking thường chỉ


14


được sử dụng bởi những người phụ nữ tự tin về hình thể, các vũ cơng múa
bụng, dance sport. Trang phục này đặc biệt phổ biến trong giới vũ nữ thốt y.

Hình 2: Hình ảnh minh họa trang phục bodystock [35]
Ngày nay, bodystocking thường được mặc như một trang phục có tính gợi dục
trong đời sống phịng the. Có lẽ bởi vì bodystocking, dù có khả năng định hình cơ
thể tuyệt vời, nhưng lại quá phản cảm, hở hang khi khơng mặc kèm các loại đồ lót
khác. Những đặc điểm đó lại khiến bodystocking trở thành trang phục lót khơng thể
tuyệt vời hơn với giới vũ nữ thoát y. Mặc mà như khơng mặc, bó gọn eo và bầu
ngực mà vẫn gợi cảm đầy khêu gợi, đặc biệt trang phục này hầu như không phân
biệt dáng người, tuổi tác. Như cơ vũ nữ thốt y nổi tiếng Dita Von Teese từng nói:
"Bạn có thể khơng sở hữu thân hình hồn hảo nhất thế giới, nhưng với bodystocking
bạn chắc chắn là một trong những người mặc nội y đẹp nhất trong mắt mọi đàn
ông."
1.1.3.1.3.

Bodysuit [31]

Bodysuit bao gồm phần thân và đũng. Phong cách cơ bản là tương tự như bộ
đồ bơi một mảnh và leotard, nhưng có thêm các phụ liệu trên sản phẩm như cúc,
móc hoặc bang lơng băng gai liên kết ở đũng quần. Nó có thể được làm từ một số
loại vải như cotton, ren, nylon…vv, có pha thêm sợi spandex để trang phục đàn hồi
co giãn ôm sát cơ thể.

15



Hình 3: Hình ảnh minh họa boysuit [31]
Một bodysuit thường được mặc cùng với quần hoặc váy và thường được sơ
vin bằng dây thắt lưng. Không giống như một leotard, bodysuit thường thiên về thời
trang hơn là thể thao.
1.1.3.2. Trang phục chuyên dụng
1.1.3.2.1.

Trang phục bó sát cho các phi hành gia [37]

Vào năm 2014, các nhà khoa học đã phát triển và thử nghiệm một loại trang
phục mới, bó sát cơ thể nhằm ngăn xương sống của các nhà du hành vũ trụ dài ra
trong khơng gian

Hình 4: Bộ trang phục bó sát mới, giả lập trọng lực lên cơ thể của các phi
hành gia đang được thử nghiệm trên Trái đất. (ảnh bởi BBC) [37]
Xương sống của các nhà du hành vũ trụ có thể dài thêm 7cm nếu khơng có
trọng lực ép nén các xương, gây ra hiện tượng kéo giật đau đớn đối với các cơ và
dây thần kinh. Thêm vào đó, trong điều kiện khơng trọng lượng ngồi khơng gian,

16


xương và cơ của các phi hành gia cũng ít phải vận động để giữ họ đứng thẳng hơn,
nên chúng cũng sẽ bắt đầu suy yếu đi.
Tất cả những yếu tố trên có thể khiến các phi hành gia nhiều khả năng phải
hứng chịu bệnh đau lưng dài hạn và các vấn đề sức khỏe khác khi quay trở về Trái
đất. Mọi việc nhiều khả năng sẽ trở nên trầm trọng hơn đối với các sứ mệnh dài
ngày, chẳng hạn như trong chuyến đi thám hiểm tương lai tới sao Hỏa.
Để khắc phục các vấn đề trên, giới nghiên cứu đã nỗ lực sáng chế một chất

liệu co giãn siêu nhẹ, giả lập trọng lực lên cơ thể người. Dựa vào thiết kế của Viện
Cơng nghệ Massachusetts (MIT), một nhóm nhà khoa học quốc tế đã hợp tác cùng
các thợ may Mỹ và Đức để tạo ra những bộ trang phục bó sát cơ thể, gồm nhiều lớp
co giãn dành cho phi hành gia.
Vật liệu mới được dệt theo 2 hướng, theo cách dần dần tạo ra sức căng, ép nén
cơ thể từ vai đến bàn chân. Phi hành gia Andreas Mogensen thuộc Cơ quan vũ trụ
châu Âu (ESA) là người đầu tiên mặc trang phục này trong sứ mệnh của anh vào
năm 2015.
Tạo ra trang phục bó sát giúp các nhà du hành vũ trụ chống lại vi trọng lực
không phải là ý tưởng mới mẻ. Các nhà khoa học Nga từng nảy ra ý tưởng này vào
năm 1991 với bộ trang phục chim cánh cụt Pingvin. Tuy nhiên, bộ trang phục
không gian mới được quảng cáo là giả lập trọng lực tốt hơn và khiến người mặc
thoải mái hơn.
Cũng giống như mẫu Pingvin, tiến sĩ David Green, một thành viên nhóm
nghiên cứu thuộc trường Cao đẳng Nhà vua London (Anh), hi vọng bộ trang phục
khơng gian bó sát mới cũng có thể mang lại những tác dụng trị liệu trên Trái đất.
Chẳng hạn như, trang phục có thể được dùng để duy trì tư thế cũng như hỗ trợ các
chi của những bệnh nhân nằm liệt giường hay gặp các trục trặc về vận động, kể cả
trẻ em bị bại não.
1.1.3.2.2.


Trang phục dành cho thợ lặn [47]

Khái niệm

17


Bộ đồ lặn là quần áo hoặc thiết bị được thiết kế để bảo vệ thợ lặn khỏi môi

trường dưới nước. Bộ lặn cũng có thể kết hợp nguồn cung cấp khí thở (ví dụ trang
phục lặn tiêu chuẩn hoặc lặn biển trong khơng khí).
Các bộ quần áo lặn có thể được chia thành hai lớp: lặn mềm hoặc lặn phù hợp
với mơi trường xung quanh. Ví dụ là bộ rịng rọc, bộ đồ khơ, áo chồng khơ và da
lặn, và lặn phù hợp với áp suất thấp- Áp suất khơng khí ở bất kỳ độ sâu nào trong
phạm vi hoạt động của bộ quần áo.


Lịch sử phát triển của bộ đồ lặn.

Thiết kế lặn đầu tiên xuất hiện vào đầu thế kỷ 18. Hai nhà phát minh Anh đã
phát minh ra những bộ lặn phù hợp áp lực đầu tiên vào những năm 1710. John
Lethbridge đã xây dựng một bộ đồ phù hợp hoàn toàn để trợ giúp cho cơng việc cứu
hộ. Nó bao gồm một thùng chứa khơng khí có áp suất khơng khí chứng minh với
một lỗ nhìn bằng thủy tinh và hai ống tay kín kín. Bộ đồ lặn có tác dụng cứu hộ
dưới nước.
Bộ đồ được bảo quản lâu đời nhất có tên "Wanha herra" có thể tìm thấy ở Bảo
tàng Raahe ở Phần Lan. Nó được làm bằng da bê và có niên đại từ thế kỷ 18. Nguồn
gốc chính xác của nó là không rõ nhưng các bộ phận nghiên cứu lịch sử trang phục
đã đề xuất nguồn gốc xuất xứ là Phần Lan. Bộ quần áo, được sử dụng trong công
việc dưới nước như kiểm tra các điều kiện dưới đáy của tàu, đã được thuyền trưởng
Johan Leufstadius (1829-1906) tặng cho Bảo tàng Raahe, một thuyền trưởngthương gia và chủ tàu. Người bảo quản của Bảo tàng Raahe, Jouko Turunen, đã
chỉnh sửa copy hoàn hảo của bộ vest cũ vào năm 1988. Bản sao này đã được thử
nghiệm thành công dưới nước nhiều lần.
Kỹ sư người Anh sinh ra ở Đức Augustus Siebe đã phát triển bộ lặn tiêu chuẩn
vào những năm 1830. Mở rộng về những cải tiến đã được thực hiện bởi một kỹ sư
khác, George Edwards, Siebe đã sản xuất thiết kế riêng của mình - một mũ bảo
hiểm được trang bị phù hợp với lặn. Những bộ quần áo sau đó được làm từ vải bạt
khơng thấm nước do Charles Mackintosh phát minh ra. Từ cuối những năm 1800 và


18


suốt phần lớn thế kỷ 20, hầu hết trang phục chuẩn đều được làm từ một miếng vải
cao su rắn được phủ lớp giữa vát chéo.

Hình 5: Hình ảnh minh họa trang phục cho thợ lặn [50]


Sự phù hợp của trang phục với áp lực môi trường

Phù hợp áp suất xung quanh là một hình thức bảo vệ chống lại giúp con người
chống lại cái lạnh từ môi trường. Họ cũng cung cấp một số phòng vệ từ các vật thể
mài mòn và sắc nét cũng như cuộc sống dưới nước tiềm ẩn nguy cơ. Chúng không
bảo vệ các thợ lặn khỏi áp lực của nước xung quanh hoặc gây ra chứng rạn da và
giảm đau.
Có năm loại chính phù hợp với lặn phù hợp; da lộn, bộ quần áo đi bộ và bộ
quần áo tắm khô và bộ quần áo tắm nóng, và bộ quần áo khơ. Ngồi các loại nước
nóng, loại trang trang phục này khơng chỉ được sử dụng cho thợ lặn mà còn được sử
dụng để bảo vệ nhiệt cho những người tham gia các hoạt động thể thao dưới nước
khác như lướt sóng, lướt ván buồm, lướt ván, bơi lội.
Thêm sức nổi lên do khối lượng của bộ quần áo là một tác dụng phụ của hầu
hết các bộ đồ lặn. Hệ thống cân bằng lặn có thể được đeo để chống lại sự nổi lên.
Quần yếm có thể được đeo trên bộ đồ lặn để bảo vệ thêm chống lại vết cắt và mài
mòn. Điều này thường thấy hơn đối với thợ lặn chuyên nghiệp. Quần yếm tăng kéo
trong khi bơi lội và không phổ biến đối với lặn giải trí
1.1.3.3. Trang phục bó sát thể thao
1.1.3.3.1.

Đồ bơi [32] [33]


19


Quần áo bơi là quần áo được mặc bởi những người tham gia hoạt động dưới
nước hoặc thể thao dưới nước như bơi lội, lướt sóng, hoặc các hoạt động có ánh
sáng mặt trời như tắm nắng. Có thể có các loại đồ bơi khác nhau được mặc bởi nam
giới, phụ nữ và trẻ em. Quần áo bơi được mô tả bởi một số tên, một số chỉ được sử
dụng ở những địa điểm cụ thể, bao gồm áo tắm, bộ đồ tắm, bộ đồ lặn, bơi thi đấu…
Quần áo bơi cũng có thể được mặc để thể hiện các thuộc tính vật lý của người
sử dụng như trong các cuộc thi sắc đẹp hay các cuộc thi thể hình, nhiếp ảnh và tạp
chí quyến rũ, tính năng thể thao của đồ bơi, cá tính thể thao trong bộ đồ bơi.được tổ
chức diễn ra hàng năm.
Có rất nhiều kiểu áo tắm hiện đại có sẵn, khác với độ che phủ cơ thể và vật
liệu. Lựa chọn phong cách có thể phụ thuộc vào các tiêu chuẩn người sử dụng cũng
như thời trang hiện tại và sở thích cá nhân. Sự lựa chọn cũng sẽ xem xét các dịp lễ
hội. Quần áo bơi cho nam giới thường phơi bày ngực còn đối với đồ bơi nữ giới thì
thường khoe những đường cong gợi cảm trên cơ thể và che đi những bộ phận cần
kín đáo.
Đồ bơi được chia làm rất nhiều loại và dựa vào giới tính mà người ta chia đồ
bơi làm 3 loại chính:
- Đồ bơi với phong cách unisex
- Đồ bơi dành cho nam giới.
- Đồ bơi dành cho nữ giới


Đồ bơi với phong cách unisex là đồ bơi mà được thiết kế cho cả nam

và nữ đều có thể sử dụng


20


Hình 6: Hình ảnh minh họa đồ bơi unisex [51]


Đồ bơi dành cho nam: đối với nam giới, trang phục yêu cầu khỏe

khoắn mạnh mẽ và khoe được các điểm nhấn trên cơ thể như ngực, bụng, bắp tay,
bắp chân…
Vì thế đồ bơi dành cho nam giới tương đối đơn giản có thể chỉ là một chiếc
quần đùi hay một bộ đồ bơi che nửa phần trên cơ thể

Hình 7: Hình ảnh minh họa đồ bơi dành cho nam giới[52]


Đồ bơi dành cho nữ giới: Đối với nữ giới, đồ bơi được thiết kế cầu kỳ

hơn so với đồ bơi của nam giới và nó phải khoe được những nét đẹp trên cơ thể của
họ về đường cong, trang phục phải mềm mại, uyển chuyển…

Hình 8: Hình ảnh minh họa đồ bơi dành cho nữ giới [52]
Ngoài việc phân chia đồ bơi theo giới tính, cịn có đồ bơi dành cho các cuộc
thi bơi lội. Lúc này đồ bơi không còn đơn giản chỉ quan tâm tới thiết kế đường nét
mà còn liên quan đến chức năng của sản phẩm.

21


Đồ bơi phải bảo vệ cơ thể với các hóa chất hồ bơi, độ vừa vặn, “độ thở” của

đồ bơi và đặc biệt vật liệu không gây cản trở trong quá trình thi đấu của các vận
động viên

Hình 9: Hình ảnh minh họa đồ bơi thi đấu [53]
Tại sao lại thiết kế trang phục bó sát cho bơi lặn? [53]
Vào những năm 90 của thế kỷ 19, các nữ VĐV bơi lội luôn phải thi đấu
Olympic trong những bộ đồ nặng nề gồm tất dài, quần bó và váy ngắn tay. Cho đến
năm 1907, nữ VĐV kiêm siêu sao điện ảnh Annette Kellerman, đưa ra cải cách táo
bạo cho môn thể thao bơi lội. Những bộ đồ bơi 1 mảnh ra đời. Nếu khơng có
Kellerman, có lẽ các nữ VĐV ngày nay vẫn phải nhảy xuống bể bơi với bộ đồ nặng
như đá cũ kỹ trước đây. Với những bộ đồ như vậy, chúng ta khó có thể yêu cầu họ
liên tục phá vỡ các kỉ lục Olympic như vẫn làm ngày nay.
Cùng tua nhanh đến khoảng thời gian những năm 1970, đồ thi đấu của những
vận động viên nam từ thời điểm này đã là những chiếc quần spandex nhỏ bó sát cơ
thể với kích cỡ chỉ như một chiếc khăn ăn. Những vận động viên sử dụng những bộ
quần áo cực kỳ tiết kiệm như vậy với ý đồ giảm đồ bơi phải mặc trên người sẽ khiến
họ trở nên gọn nhẹ và đạt thành tích tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay những thiết kế đồ
bơi theo kiểu cách ơm kín cơ thể một lần nữa quay trở lại trên những đường đua
xanh.
Ngày nay, khi những vận động viên chuyên nghiệp với sự hỗ trợ của máy
móc, đội ngũ hỗ trợ, tất cả đều luyện tập không ngừng để hồn thiện chính bản thân.
Một vận động viên bơi lội hiện nay không thể chiến thắng đối thủ với khoảng cách

22


tính bằng vịng bơi, mà phải giành giật từng phần trăm của giây để chiến thắng. Một
ví dụ tiêu biểu có thể thấy tại Olympic Bắc Kinh năm 2008, trong nội dung 100m
bơi bướm, Michael Phelps đã giành chiến thắng trước Milorad Cavic chỉ với 0,01
giây.

Các nhà sản xuất đồ thể thao luôn cố gắng cải tiến sản phẩm của họ cả về chất
liệu lẫn kiểu dáng, thậm chí họ còn sử dụng kiến thức của các nhà khoa học Thủy
động lực học để có thể giành giật cho những khách hàng của họ những phần trăm
giây quý giá đó. Những bộ đồ bơi ngày nay cũng được kiểm tra bằng công nghệ
hiện đại, trong những đường hầm uốn lượn giống như những cuộc kiểm tra thường
được thực hiện với máy bay vậy.
Tuy nhiên, trong các mơn thể thao nói chung, thật khó mà biết được điều gì
tạo nên sự khác biệt cho cuộc đua. Là nhờ những trang bị, kỹ thuật, tâm lí. Hay đơn
giản thắng thua chỉ được phân định do may mắn? Dù sao đi nữa, những bộ đồ bơi
khơng ít thì nhiều cũng đem lại cho những vận động viên thành tích tốt hơn. Hãy
cùng tìm hiểu một chút ít về những vật dụng quan trọng trên đường đua xanh này.
Để có được những bộ đồ bơi phù hợp cả về thiết kế và chức năng thì u cầu
về chất liệu là điều vơ cùng quan trọng trong quá trình sản xuất. Bởi vì đồ bơi là
một dạng trang phục ôm sát cơ thể và hoạt động ở mơi trường dưới nước vì thế phải
sử dụng những loại vải có độ đàn hồi, co giàn cao, vải nhẹ. Thời gian qua, vải được
sản xuất từ sợi polyester pha với sợi Lycra là ông vua chiếm lĩnh trong thị trường
sản xuất hàng đồ bơi, bởi loại vải này có các đặc điểm rất tốt:


Sợi đàn hồi tốt.



Mềm mại và cảm giác sờ tay rất tốt.



Bền, chống co ngót.




Khả năng chịu mài mịn.



Sấy khơ nhanh.



Kháng hóa chất Clo.



Bảo vệ tia UV.

23




Khơng làm mất phom dáng trong q trình sử dụng.



Độ thở cho da rất tốt.



Co giãn bốn chiều dễ dàng chăm sóc và bền màu cao.


Một số tên thương mại vải được dùng cho đồ bơi: Kiefer Aqualast Female

Flyback, Kiefer Team Accent PBT Flyback, Kiefer Aqualast PBT Jammer,
Kiefer Aqualast Men’s Brief, Kiefer Krazies, Kiefer Khaos.
1.1.3.3.2.

Trang phục thể dục dụng cụ [34][54]

Năm 1886 Trang phục thể dục dụng cụ (leotard) là trang phục bó sát một phần
cơ thể bao gồm phần thân trên và đũng. Quần áo được đặt theo tên của nghệ sĩ nhào
lộn người Pháp Jules Léotard (1838-1870), nhiều năm sau khi ông qua đời, trang
phục này được đưa vào làm trang phục thể dục dụng cụ.
Vào đầu thế kỷ 20, các vũ công nhào lộn chủ yếu xuất hiện tại các rạp xiếc với
trang phục leotard cực kỳ đơn giản ôm sát cơ thể. Chúng hầu hết là màu đen và
được mặc cùng với quần dài dày. Giữa những năm 1950 và 1970, leotard vẫn được
duy trì về vẻ ngoại quan của trang phục cho tới khi có sự thay đổi kiểu dáng vào
những năm 1970, khi đó trang phục bắt đầu được pha trộn với các đường nét, vật
liệu, màu sắc khác nhau nhưng vẫn không làm mất đi phom dáng cơ bản của nó.
Sau chiến tranh Leotards thường được sử dụng trong trượt băng nghệ thuật,
nhảy hiện đại, múa ba lê truyền thống. Hầu hết leotards thường không tay trừ trong
môn thể dục dụng cụ và trượt băng là dài tay.

24


×