Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.04 KB, 17 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH
TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ
1. Khái niệm lưu chuyển hàng hoá.
Lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại là tổng hợp các hoạt động mua
bán dự trữ hàng hoá. Hay nói cách khác, lưu chuyển hàng hoá là quá trình đưa hàng hoá từ
lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua quan hệ trao đổi hàng tiền.
2. Phân loại lưu chuyển hàng hoá.
2.1. Phân loại dựa vào nguời bán.
Lưu chuyển hàng hoá ban đầu: Là quá trình lưu chuyển trong đó người bán chính là
người sản xuất ra hàng hoá.
Lưu chuyển hàng hoá trung gian: Là quá trình lưu chuyển trong đó người bán không
phải là người sản xuất ra hàng hoá, mà là các doanh nghiệp thương mại lưu chuyển hàng
hoá trung gian biểu hiện hàng hoá mua đi bán lại lượng hàng hoá bị tính trùng.
2.2. Phân loại dựa vào người mua
Lưu chuyển hàng hoá bán buôn: Là quá trình lưu chuyển hàng hoá trong đó việc mua
hàng nhằm mục đích để bán lại hoặc sản xuất, kết thúc quá trình này hàng hoá vẩn còn
nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong lưu chuyển hàng hoá bán buôn thường số lượng lớn
và việc mua bán hàng được thực hiện qua hợp đồng kinh tế.
Lưu chuyển hàng hoá bán lẽ: Là quá trình lưu chuyển hàng hoá trong đó mua hàng
nhằm mục đích cho việc tiêu dùng, kết thúc quá trình này hàng hoá đi vào lĩnh vực tiêu
dùng. Trong lưu chuyển hàng hoá bán lẽ thì khối lượng bán thường ít số lần bán nhiều.
2.3. Phân loại hàng hoá dựa vào phạm vi lưu thông.
Lưu chuyển hàng hoá nội thương: Là quá trình lưu chuyển hàng hoá giới hạn trong
phạm vi biên giới quốc gia. Qúa trình vận động của hàng hoá nội thương bao gồm hai khâu
là mua và bán, đồng thời đồng tiền được sủ dụng là đồng nội tệ.
Lưu chuyển hàng hoá ngoại thương: Là quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực
hiện ở các quốc gia với nhau. Quy trình vận động của hàng hoá ngoại thương bao gồm 4
khâu: Hai khâu mua vào và hai khâu bán ra, việc thanh toán được sử dụng cả hai đồng tiền
nội tệ và ngoại tệ, gắn liền với các điều kiện, các điều khoản thanh toán quốc tế.


3. Nội dung của lưu chuyển hàng hoá.
Hàng hoá mua vào: Là khâu rất quan trộng trong doanh nghiệp thương mại, nó là
khâu đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá.
Hàng hoá dự trữ: Nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp được hoạt động bình thường và
liên tục. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một khối lượng hàng hoá hợp
lý, nếu không hàng hoá dự trữ bị ứ động gây hư hỏng mất mát và tốn kém trong bảo quản.
Hàng bán ra: Là khâu cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá. Đây cũng là
khâu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Vì vậy nó là khâu quyết
định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
4. Ý nghĩa của lưu chuyển hàng hoá.
Lưu chuyển hàng hoá sẽ đảm bảo cung ứng các nhu cầu cần thiết cho xã hội thông
qua việc cung ứng sản phẩm của các doanh nghiệp thương mại.
Lưu chuyển hàng hoá góp phần thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật
mới vào trong sản xuất.
Lưu chuyển hàng hoá giúp cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng giảm bớt dự trữ.
Lưu chuyển hàng hoá góp phần ổn định giá cả điều tiết hàng hoá trên thị trường một
cách phù hợp.
5. Nhiệm vụ của lưu chuyển hàng hoá.
Tổ chức lập và lưu chuyển chứng từ kế toán liên quan đến lưu chuyển hàng hoá, đảm
bảo cho việc ghi sổ kế toán, tính toán các chỉ tiêu mua vào dự trữ và bán ra.
Tổ chức xây dựng các danh mục hàng hoá theo yêu cầu quản lý, đảm bảo tính thống
nhất giữa các bộ phận kế toán, kinh doanh, kế hoạch, kho hàng ...
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng mua bán, thanh toán tiền hàng,
kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc kế toán, chế độ về kế toán mua hàng.
Tổ chức thiết kế các mẩu sổ kế toán chi tiết để ghi chép nghiệp vụ mua bán và dự trữ
hàng hoá.
Tổ chức việc lập và phân tích báo cáo về nghiệp vụ kinh doanh hàng hoá nhằm cung
cấp các thông tinh cần thiết cho quản trị doanh nghiệp.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ TÍNH GIÁ
1. Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho.

1.1. Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp này theo giõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất tồn
kho hàng hoá trong kỳ về mặt hạch toán. Trong phương pháp này người ta sử dụng các tài
khoản hàng tồn kho trong kỳ. Phương pháp này thường được áp dụng trong nhưng doanh
nghiệp kinh doanh ít mặt hàng và có giá trị tương đối lớn.
1.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp này không theo giõi một cách thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất
tồn kho vật tư hàng hoá giá trị vật tư hàng hoá mua vào và nhập kho trong kỳ được kế toán
theo dõi trên tài khoản “ mua hàng ” đến cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê số liệu vật tư số liệu
tồn kho dựa vào mối quan hệ cân đối người ta tính ra số lượng vật tư hàng hoá xuất kho
trong kỳ. Phương pháp này thường được áp dụng ở các đơn vị kinh doanh nhiều mặt hàng
với giá trị tương đối thấp.
2. Tính giá hàng hoá.
2.1. Tính giá hàng hoá mua vào.
Theo nguyên tắc giá phí lịch sử, giá vốn của hàng hoá là giá thực tế của hàng hoá mua
vào bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hoá mua, giá thực tế của hàng hoá mua
vào được xác định tuỳ theo nguồn thu nhập.
2.2 . Phương pháp tính giá vốn hàng hoá và phân bổ chi phí mua cho hàng bán ra.
2.2.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán.
+ Phương pháp bình quân gia quyền.
theo phương pháp này trước hết cần phải tính đơn giá bình quân cho từng mặt hàng,
sau đó căn cứ vào số lượng trên phiếu xuất hàng hoá để tính giá mua của hàng hoá xuất
kho.
Giá trị vật tư hàng hoá mua vào và nhập kho trong kỳ được kế toán theo dõi trên tài
khoản “mua hàng” đến cuối kỳ. Trên cơ sở kiểm kê số lượng vật tư, hàng hoá tồn kho dựa
vào mối quan hệ cân đối người ta tính ra số lượng vật tư hàng hoá xuất ra trong kỳ.
Phương pháp này thường được sử dụng ở các đơn vị kinh doanh nhiều mặt hàng với giá trị
tương đối thấp.
+ Phương pháp nhập trước xuất trước.( FIFO )
Theo phương pháp này hàng nhập kho trước thì xuất trước, nghĩa là phải xuất hết giá

trị hàng nhập vào kho trước thì mới xuất hàng nhập kho sau. Như vậy giá mua của hàng
xuất kho được tính theo đơn giá của hàng mua vào nhập kho tại thời điểm đầu, giá mua của
hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá mua của hàng hoá mua vào sau cùng.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước.( LIFO )
Phương pháp này dựa trên giả thuyết hàng nhập kho sau thì xuất kho trước. Khi tính
giá mua của hàng xuất kho sẽ căn cứ vào đơn giá mua của hàng nhập kho gần lần xuất
nhất. như vậy giá mua của hàng xuất kho là giá mua của hàng hoá mua vào nhập kho sau.
+ Phương pháp thực tế đích danh.
Phương pháp này dựa trên cơ sở xuất kho hàng hoá thuộc lô nào thì lấy đúng đơn giá
của lô đó để tính giá mua của hàng xuất kho.
2.2.2. Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng bán ra.
Chi phí mua hàng vừa liên quan đến hàng còn lại, vừa liên quan đến hàng đã bán
trong kỳ: Vì vậy, vào cuối kỳ hạch toán, kế toán cần phải tính toán phân bổ chi phí mua
hàng cho hàng còn lại và hàng bán ra trong kỳ theo tiêu thức phân bố thích hợp để xác định
chính xác kết quả tài chính cuối kỳ.
III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG DOANH
NGHIỆP TƯƠNG MẠI
1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng.
1.1. Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng.
Hàng mua là những sản phẩm, hàng hoá hưu hình mà doanh nghiệp mua về nhằm
mục đích để bán ra, thực hiện nghiệp vụ này, vốn của doanh nghiệp thương mại chuyển từ
hình thái tiền tệ sang hình thái vật chất là hàng hoá. Trong thực tế hàng hoá được coi là
hàng mua của doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau :
Phải thông qua mua bán và thanh toán tiền cho bên bán theo một phương thức nhất
định
Doanh nghiệp đã nhận được hàng
Doanh nghiệp đã nhân được đầy đủ bộ chứng từ liên quan đến hàng hoá và đã trả tiền
cho bên bán
Giá mua hàng i Giá mua hàng i
Đơn giá mua bình tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ

quân hàng i =
số lượng hàng i + số lượng hàng i
tồn đầu kỳ nhậpkho trong kỳ
Giá mua của hàng i = Số lượng hàng i + Đơn giá mua bình
xuất bán trong kỳ xuất trong kỳ quân hàng i
Chi phí mua hàng Chi phí mua hàng
phân bổ hàng + phát sinh
Chi phí mua hàng tồn đầu kỳ trong kỳ Tiêu thức phân bổ
phân bổ cho hàng = * cho hàng bán ra
bán ra trong kỳ ∑Tiêu thức phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ
và hàng tồn cuối kỳ
1.2. Phương thức mua hàng, chứng từ hạch toán .
1.2.1.Phương thức mua hàng .
a> Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế.
Dựa vào mối quan hệ sẳn có hoặc chào hàng của nhà cung cấp, doanh nghiệp thương
mại đặt hàng với các doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đơn đặt
hàng là yêu cầu cụ thể về những loại hàng hoá mà doanh nghiệp cần mua để đảm bảo
nguồn hàng cung ứng cho khách hàng. Mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và thực
hiện việc giao hàng có chuẩn bị trước, có kế hoạch, giúp cho doanh nghiệp thương mại ổn
định được nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
b> Mua hàng không theo hợp đồng .
Đây là hình thức mua đứt bán đoạn và mua vãng lai trên thị trường, với phương thức
này khi mua phải kiểm tra kỹ số lượng, chất lượng hàng hoá, trong một số trường hợp phải
xem xét nguồn gốc hàng hoá để đảm bảo hàng mua về có thể bán được.
c> Mua hàng qua hệ thống đại lý.
Là việc mua hàng ở những nơi hàng hoá không tập trung như hàng nông sản, hải
sản…Việc mua này giúp cho doanh nghiệp có thể gom được những mặt hàng không tập
trung không thường xuyên. Khi mua hàng doanh nghiệp cần quy định chất lượng, giá cả,
quy cách hàng hoá.
1.2.2. Chứng từ hạch toán.

Bao gồm hoá đơn bán hàng, biên bản kiểm nghiệm hàng hoá, phiếu nhập kho, phiếu
chi tiền, giấy báo nợ ngân hàng, phiếu xuất kho kiêm hoá đơn ( do bên bán lập ).
1.3. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng.
1.3.1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên.
a> Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo phưong pháp kê khai thường xuyên kế toán sử
dụng tài khoản .151;156;133 và 331
TK 151 “ hàng hoá đang đi đường “ TK này phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá thuộc
quyền sở hửu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng hàng chưa về nhập kho.
TK 156 “ hàng hoá “ TK này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của hàng
hoá trong kho của doanh nghiệp.
TK 156 có hai loại: TK 1561 “ giá mua hàng hoá “
TK 1562 “ chi phí mua hàng “.
TK 133 “ thuế GTGT được khấu trừ “ TK này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. TK này được sử dụng ở các doanh
nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
TK này có hai TK cấp 2: TK 1331 “ thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá “
TK 1332 “ thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ “
TK 331 “ phải trả người bán “ TK này phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ
phải trả của doanh nghiệp cho người bán hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người
nhận khâu xây dựng cơ bản.
b> Hạch toán nghiệp vụ mua hàng.
Hạch toán hàng hoá mua hàng:
+ Trường hợp hàng mua và hoá đơn cùng về, căn cứ vào hoá đơn doanh nghiệp làm thủ tục
kiểm nghiệm hàng hoá, kế toán ghi.
Nợ TK 156 ( 1561 ) giá mua hàng hoá.
Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331 tổng giá thanh toán.
Đồng thời phản ánh chi phí vận chuyển bốc sếp…hàng mua.
Nợ TK 156 ( 1562 ) chi phí mua hàng.

Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331
+ Trường hợp mua hàng chuyển bán thẳng cho khách hàng, hàng hoá không nhập kho, kế
toán phản ánh giá mua của hàng hoá gửi bán hoặc giá mua của hàng hoá đã bán nếu hàng
đã xác định tiêu thụ.
Nợ TK 157 “ hàng gửi khi bán “
Nợ TK 632 “ giá của hàng bán “
Nợ TK 133 “ thuế GTGT được khấu trừ “
Có TK 111, 112, 331 tổng giá thanh toán
+ Trường hợp hàng về nhưng chưa có chứng từ, theo nguyên tắc quản lý tài sản, kế toán
tiến hành thủ tục kiểm nhận hàng hoá nhập kho, tạm thời, tạm thời ghi trị giá hàng nhập
kho theo giá tạm tính.
Nợ TK 156 ( 1 ) giá tạm tính.
Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331 phải trả cho người bán.
Khi nhận được chứng từ của lô hàng nhập, căn cứ giá thực tế và chi phí mua kế toán
điều chỉnh giá tạm tính của lô hàng đã nhập và phản ánh số lượng, ngày tháng của chứng
từ nhập mua của lô hàng vào dòng ghi tạm tính và dòng ghi mức điều chỉnh tăng giảm.
+ Trường hợp đã nhận được chứng từ mua hàng, nhưng đến cuối kỳ hàng hoá mua vẫn
chưa được kiểm nhận theo địa điểm quy định, thì căn cứ vào chứng từ kế toán ghi.

×