Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề thi chuyên Vật lí Thừa Thiên Huế 2016-2017 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.64 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>THỪA THIÊN HUẾ </b>


<b>KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN QUỐC HỌC </b>
<b>Năm học 2016-2017 </b>


<b>Khóa ngày 09 tháng 6 năm 2016 </b>


<b>ĐỀ THI CHÍNH THỨC </b> <i><b><sub>Thời gian làm bài : 150 phút </sub></b></i><b>Mơn thi : VẬT LÍ (CHUN) </b><i><sub>(không kể thời gian giao đề)</sub></i>
<b>Câu 1: (2,0 điểm) </b>


Hai xe cùng lúc xuất phát từ hai điểm A và B nằm trên cùng một đường thẳng cách nhau
2550m. Xe thứ nhất từ A về B với vận tốc v1 = 8m/s, xe thứ hai từ B về A với vận tốc v2 = 12m/s.


a) Hỏi sau bao lâu kể từ lúc xuất phát thì hai xe gặp nhau? Lúc đó mỗi xe đã đi được
quãng đường là bao nhiêu?


b) Tại A, một xe thứ ba xuất phát sau xe thứ nhất 20s và cũng đi từ A về B với vận tốc v3.
Trong quá trình từ A về B, xe thứ ba lần lượt gặp xe thứ hai rồi gặp xe thứ nhất, biết rằng
khoảng cách giữa hai điểm gặp nhau là 450m. Tìm vận tốc v3 của xe thứ ba.


<b>Câu 2: (2,0 điểm) </b>


Ba bình đựng ba chất lỏng khác nhau và khơng gây tác dụng hoá học với nhau. Nhiệt độ
của ba bình lần lượt là t1 = 300<sub>C, t2 = 10</sub>0<sub>C và t3 = 45</sub>0<sub>C. Nếu đổ một nửa thể tích chất lỏng ở </sub>
bình 1 sang bình 2 thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t12 = 150<sub>C. Còn nếu đổ một </sub>
nửa thể tích chất lỏng ở bình 1 sang bình 3 thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là
t13 = 350C. Hỏi nếu đổ cả ba chất lỏng vào một bình thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt
là bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa và với mơi trường.


<b>Câu 3: (2,5 điểm)</b>



Cho một mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai đầu
mạch điện là UAB = 8,25V không đổi. Các bóng đèn có điện trở lần
lượt là R1 = 5, R2 = R3 = 1, R4 = R5 = 3. Trên các bóng đèn có
ghi cùng cơng suất định mức là 12,75W.


a) Tính cường độ dịng điện qua các bóng đèn.


b) Hốn đổi vị trí đèn 1 và đèn 5, hãy nhận xét độ sáng của các
bóng đèn so với định mức.


<b>Câu 4:(2,5 điểm) </b>


Cho một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì đặt đồng
trục (hình vẽ). Biết hai thấu kính có cùng độ lớn tiêu cự là 15cm.
Vật AB được đặt vng góc với trục chính, A nằm trên trục chính,
trong khoảng giữa hai quang tâm O1 và O2. Cho O1O2 = <i>l </i>= 40cm.
Bằng kiến thức hình học, hãy xác định vị trí đặt vật để:


a) Hai ảnh có vị trí trùng nhau.
b) Hai ảnh có độ lớn bằng nhau.
<b>Câu 5: (1,0 điểm) </b>


Một “hộp đen” có ba đầu ra, bên trong có chứa một mạch điện gồm một nguồn điện lý
tưởng (khơng có điện trở trong) và một điện trở R chưa biết giá trị. Nếu mắc một điện trở R0 đã
biết giá trị vào giữa hai đầu 1 và 2 thì dịng điện đi qua điện trở này là I120. Nếu mắc R0 giữa
hai đầu 1 và 3 thì dịng điện đi qua nó là I130, đồng thời I13I12. Còn khi mắc R0 giữa hai đầu
2 và 3 thì khơng có dịng điện đi qua. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong “hộp đen”, xác định hiệu
điện thế của nguồn điện và giá trị điện trở R theo I12, I13 và R0.



--- HẾT ---


<i><b>Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. </b></i>


Họ và tên thí sinh: ……….…..…. Số báo danh: ………...………….……...…
Chữ ký của giám thị 1: ……….…… Chữ ký của giám thị 2: ……...….……...…


R1


A
B


R<sub>4</sub>


R<sub>3</sub>
R5


R<sub>2</sub>


+
_


1
O


A
B


</div>

<!--links-->

×