Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống gis trên internet phù hợp với nhiều thiết bị đầu cuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 103 trang )

PHAN THỊ THU HÀ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH
HỆ THỐNG GIS TRÊN INTERNET
PHÙ HỢP VỚI NHIỀU THIẾT BỊ
ĐẦU CUỐI (PC, PDA)

2003 - 2005

PHAN THỊ THU HÀ

Hà Nội
2005

HÀ NỘI 2005


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH
HỆ THỐNG GIS TRÊN INTERNET PHÙ HỢP


VỚI NHIỀU THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI (PC, PDA)
NGÀNH
MÃ SỐ

: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
:

PHAN THỊ THU HÀ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN VŨ SƠN

HÀ NỘI 2005


Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cám ơn Tiến sỹ Nguyễn Vũ Sơn đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo khoa Điện Tử Viễn Thông –
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin chân thành cám ơn Thạc sỹ Trần Trọng Tuệ, Kỹ sư Vũ Anh Hải và
các đồng nghiệp phòng Nghiên cứu khoa học Mạng Viễn Thông – Viện Khoa Học
Kỹ Thuật Bưu Điện đã giúp đỡ, động viên tơi trong q trình thực hiện luận văn.


NỘI DUNG
MỤC LỤC HÌNH ................................................................................................. III

CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. IV
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... VI
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI (PC, PDA).............. 1

I.1 Tổng quan về GIS ................................................................................................2
I.1.1 Khái niệm về GIS ...............................................................................................2
I.1.2 Các công nghệ được sử dụng trong GIS.............................................................2
I.1.3 Lợi ích của dịch vụ GIS ......................................................................................7
I.2 Tổng quan về các thiết bị đầu cuối.....................................................................9
I.2.1 Năng lực xử lý ....................................................................................................9
I.2.2 Công nghệ bộ nhớ.............................................................................................10
I.2.3 Phương pháp truyền tải dữ liệu vô tuyến..........................................................11
I.2.4 Các mô hình ứng dụng và ngơn ngữ đặc tả ......................................................14
I.2.5 Giao tiếp người – máy ......................................................................................15
I.2.6 Platform và hệ điều hành ..................................................................................17
I.3 Tình hình cung cấp dịch vụ GIS trên thế giới và tại Việt Nam.....................18
I.3.1 Nhu cầu của khách hàng về một số dịch vụ trên GIS.......................................18
I.3.2 Xu hướng phát triển của thị trường ..................................................................21
I.4 Kết luận ..............................................................................................................23
CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG NGHỆ GIS VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

......................................................................................................................... 24
II.1 Một số công nghệ GIS đang được sử dụng trên Internet.............................25
II.2 Lược đồ liên thông dữ liệu không gian ..........................................................28
II.2.1 Liên thông dữ liệu không gian.........................................................................28
II.2.2 Sử dụng XML cho hoạt động liên thông thông tin..........................................31
II.2.3 Mô tả đối tượng địa lý bằng GML (Geography Markup Language) ..............32
II.2.4 Sử dụng SVG (Scalable Vector Graphic) để hiển thị dữ liệu .........................35
II.3 Hệ thống với mơ hình phân tán ......................................................................42
II.3.1 Tính trong suốt trong kiến trúc phân bố và quan điểm kỹ thuật .....................42

II.3.2 Các thành phần phân bố sử dụng trong mơ hình kiến trúc đa lớp...................43
II.4 Nhận xét ............................................................................................................48

i


CHƯƠNG III. XÂY DỰNG KIẾN TRÚC HỆ THỐNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIS TRÊN

INTERNET ........................................................................................................ 49
III.1 Mục tiêu, tiêu chí lựa chọn công nghệ ..........................................................50
III.1.1 Điểm lại các công nghệ GIS-WEB ................................................................50
III.1.2 Sơ lược về hạ tầng mạng Internet tại việt Nam..............................................50
III.1.3 Nhận xét .........................................................................................................51
III.2 Giải pháp liên thông dữ liệu GML/SVG ......................................................51
III.2.1 Tương tác với dữ liệu địa lý trong cơ sở dữ liệu............................................53
III.2.2 Hiển thị đối tượng địa lý ................................................................................55
III.3 Lựa chọn mơ hình của hệ thống....................................................................55
III.3.1 Mơ hình chung ...............................................................................................55
III.3.2 Các dịch vụ mở WEB-GIS của OGC.............................................................57
III.3.3 Các dịch vụ vị trí của OGC (OpenLS)...........................................................60
III.4 Xây dựng kiến trúc hệ thống .........................................................................65
III.4.1 Thực thi các giao diện của các dịch vụ ..........................................................66
III.4.2 Xây dựng định dạng dữ liệu cho hệ thống .....................................................70
III.5 Kết luận ...........................................................................................................74
CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG MỘT PHẦN MỀM GIS MINH HỌA ............................ 75

IV.1 Mơ hình hệ thống ............................................................................................76
IV.1.1 Mơ hình tổng thể của hệ thống ......................................................................76
IV.2 Xây dựng phần mềm tại server .....................................................................77
IV.2.1 Xây dựng các module GIS Server trong môi trường Web ............................77

IV.2.2 Xây dựng WFS ..............................................................................................83
IV.2.3 Geocoder Service ...........................................................................................83
IV.2.4 Route service..................................................................................................84
IV.2.5 Webmap Server..............................................................................................85
IV.3 Xây dựng phần mềm cho client .....................................................................85
IV.3.1 SVG Viewer...................................................................................................85
IV.3.2 Webmap client ...............................................................................................86
IV.3.3 Module Java Applet .......................................................................................87
IV.4 Nhận xét ...........................................................................................................87

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 88
PHỤ LỤC A: MINH HỌA MỘT SỐ KẾT QUẢ PHẦN MỀM.................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 93

ii


MỤC LỤC HÌNH
Hình II-1. Các cơng nghệ được sử dụng cho GIS-WEB...........................................25
Hình II-2. Client với đường truyền tốc độ thấp (zero client)....................................26
Hình II-3. Client với đường truyền tốc độ khá hơn (ultra-thin client)......................26
Hình II-4. Client với đường truyền tốc độ khá tốt (thin client) ................................27
Hình II-5. Client với đường truyền tốc độ tốt (thick client) .....................................27
Hình II-6. Kiến trúc đa lớp logic...............................................................................44
Hình II-7. Từ kiến trúc logic 4 lớp đến kiến trúc vật lý 3 lớp hoặc 2 lớp.................45
Hình II-8. Ánh xạ đến client thick và thin 4 lớp logic ..............................................47
Hình II-9. Ánh xạ từ các mơ hình UML độc lập với platform..................................47
Hình III-1. Modules Client/Server ............................................................................56
Hình III-2: Các thành phần của OpenGIS Web Service Framework........................58
Hình III-3. Sơ đồ kiến trúc của OGC Web Services.................................................59

Hình III-4: OpenLS Request/Response.....................................................................62
Hình III-5: Mơ hình thơng tin OpenLS.....................................................................63
Hình III-6. Resquest/response của một dịch vụ tiêu biểu .........................................64
Hình III-7. Sơ đồ kiến trúc hệ thống .........................................................................66
Hình III-8.Mối quan hệ giữa GML và SVG .............................................................71
Hình III-9. Tổng quan việc tạo bản đồ hiển thị dạng vector.....................................72
Hình III-10. Luồng biên tập dữ liệu sử dụng GML và SVG ....................................74
Hình IV-1. Kiến trúc phân tầng hệ thống..................................................................76
Hình IV-2. Lược đồ UML của gói Geoserver (một phần)........................................78
Hình IV-3. Lược đồ UML của gói quản lý hệ địa lý (một phần)..............................79
Hình IV-4. Lược đồ UML của gói đối tượng hình học khơng gian..........................80
Hình IV-5. Lược đồ UML của gói đối tượng địa lý (một phần)...............................81
Hình IV-6. Lược đồ UML của gói quản lý lớp bản đồ .............................................82
Hình IV-7. Kiến trúc Webmap Client và SVG Viewer ...........................................86

iii


CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Anh

Nghĩa

2D
3D
ADT
ANSI

API
COM
CORBA

2 Dimensions
3 Dimensions
Abstract Data Type
American National Standards Institute
Application Programing Interface
Component Object Model
Common Object Request Broker
Architecture
Coverage Portrayal Service
Distributed Component Object Model
Document Object Model

2 chiều
3 chiều

CPS
DCOM
DOM
DRS
GCS
GIS
GML
GMLC
GMS
GSM
GPRS

GPS
GUI

Directory Service
Geocoder Service
Geographic Infomation System
Geography Markup Language
Gateway Mobile Location Center
GeoMobility Server
Global System for Mobile
Communications
General Packet Radio Service
Global Possitioning System
Graphic User Interface

HTML

Hyper Text Markup Language

IAS
IPAS

Image Archive Service
IP Personal Access System

ISP
ISO

Internet Service Provider
Internetional Organization for

Standardization
Location Base Service
Level Of Detail
Mobile Positioning Center
US National Imagery and Mapping
Agency
OpenGIS Consortium

LBS
LOD
MPC
NIMA
OGC

Giao diện lập trình ứng dụng

Mơ hình đối tượng tài liệu

Hệ thống thông tin địa lý
Ngô ngữ đánh dấu địa lý
Hệ thống di động tồn cầu
Dịch vụ vơ tuyến gói chung
Hệ thống định vị tồn cầu
Giao diện đồ họa cho người
dùng
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản
Hệ thống truy nhập cá nhân
qua IP
Nhà cung cấp dịch vụ Internet

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Dịch vụ dựa trên vị trí
Mức chi tiết

iv


OpenLS
POI
PDA
RTS
SCS
SMIL
SMS
SVG
UML
UMTS
UOM
USGS
UTM
W3C
WCS
WFS
WNS
WOS
WRS
XHTML
XML
XLS
XSLT


OpenGIS Location Service
Point Of Interest
Personal Digital Assistant
Route Service
Sensor Collection Service
Synchronized Multimedia Integration
Language
Style Management Service
Scalable Vector Graphic
Unified Modelling Language
Universal Mobile Telecommunications
System
Units of Measure
U.S Geological Survey
Universal Transverse Mercator
WWW Consortium
Web Coverage Service
Web Feature Service
Web Notification Service
Web Object Service
Web Registry Service
Extended Hyper Text Markup
Language
Extended Markup Language
XML for Location Service
XML Stylesheet Language
Transformation

Điểm quan tâm

Thiết bị số trợ giúp cá nhân
Dịch vụ định tuyến

Ngôn ngữ mô hình hợp nhất
Hệ thống di động thế hệ 3
(3G)
Đơn vị đo
Cơ quan khảo sát địa lý Mỹ
Phép chiếu theo UTM

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản mở rộng
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng

v


LỜI MỞ ĐẦU
Ứng dụng rộng rãi của máy tính và sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS –
Geographic Information Systems dẫn đến nhu cầu phân tích dữ liệu địa lý tăng lên.
Dựa vào công nghệ thông tin, niềm tin của xã hội với dữ liệu địa lý cũng tăng lên.
Dữ liệu địa lý đang càng ngày cần được chia sẻ, trao đổi và sử dụng trong nhiều
mục đích khác nhau. GIS, bộ cảm biến từ xa, phân tích giao thông, hệ thống định vị
địa lý và các công nghệ khác cho thông tin địa lý GI (Geographic Information) đang
đi vào giao đoạn tổ hợp hoàn toàn với nhau. Nắm bắt được nhu cầu phát triển ngày
càng tăng về các dịch vụ GIS và sự phát triển của công nghệ để thực thi GIS tôi
thực hiện luận văn tốt nghiệp “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ
THỐNG GIS TRÊN INTERNET PHÙ HỢP VỚI NHIỀU THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI
(PC, PDA)”. Luận văn tốt nghiệp này đưa ra một nền tảng framework để người phát
triển xây dựng phần mềm cho phép người sử dụng truy nhập và xử lý thông tin địa

lý từ nhiều nguồn khác nhau thông qua một giao diện tính tốn chung với một mơi
trường cơng nghệ thơng tin mở.
“Một framework cho người phát triển” nghĩa là luận văn này được dựa trên
một kế hoạch chung, đầy đủ để xử lý liên thơng.
“Truy nhập và xử lý” có nghĩa là người sử dụng dữ liệu địa lý có thể truy vấn
cơ sở dữ liệu và điều khiển tài nguyên xử lý từ xa, tận dụng được những ưu việt của
cơng nghệ tính tốn phân bố như phần mềm được đưa đến cho môi trường cục bộ
của người sử dụng từ một môi trường từ xa để sử dụng tạm thời.
“Từ nhiều nguồn khác nhau” có nghĩa là người sử dụng sẽ truy nhập dữ liệu
nhận được theo nhiều cách và lưu trữ trong nhiều dạng cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu
quan hệ và cơ sở dữ liệu khơng quan hệ.
“Qua một giao diện tính tốn chung” có nghĩa là các giao diện ISO 19119
cung cấp sự giao tiếp tin cậy giữa các nguồn tài nguyên phần mềm khác nhau.

vi


“Trong một môi trường công nghệ thông tin mở” nghĩa là cho phép xử lý dữ
liệu địa lý xảy ra ở bên ngồi mơi trường đóng của GIS, bộ cảm biến từ xa và hệ
thống AM/FM điều khiển và giới hạn cơ sở dữ liệu, giao diện người sử dụng mạng
và các chức năng thao tác dữ liệu.
Luận văn được bố cục gồm 5 chương:
Chương 1 là giới thiệu tổng quan về công nghệ, dịch vụ GIS và các thiết bị
đầu cuối (PC, PDA).
Chương 2 chúng ta sẽ đi sâu vào giới thiệu và phân tích một số cơng nghệ GIS
đang được sử dụng từ đó đưa ra nhận xét về xu hướng phát triển của công nghệ GIS
trên thế giới.
Tiếp đó trong chương 3 chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một mơ hình hệ
thống thực thi GIS trên Internet phù hợp với nhiều loại thiết bị đầu cuối (PC, PDA).
Trên cơ sở mơ hình hệ thống đã xây dựng ở chương 3, chương 4 chúng ta sẽ

tiến hành xây dựng một phần mềm GIS minh họa ứng dụng trên PC, đồng thời cũng
tiến hành cung cấp hai dịch vụ geocoding (định vị) và routing (tìm đường).
Cuối cùng là phần kết luận.
Vì điều kiện thời gian làm luận văn hạn hẹp nên chắc chắn tôi không tránh
khỏi những sai sót khi thực hiện luận văn. Tơi rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy
cơ, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn ngày càng được hồn thiện.
Tơi xin chân thành cám ơn.

vii


1

Tổng quan về
GIS và thiết bị
₫ầu cuối (PC,
PDA)

NỘI DUNG CHÍNH:
- Tổng quan về GIS
- Tổng quan về các thiết bị đầu cuối
- Tình hình cung cấp dịch vụ GIS trên thế giới và tại Việt Nam


Tổng quan về GIS

I.1 Tổng quan về GIS
I.1.1 Khái niệm về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System) là hệ
thống tạo và quản lý dữ liệu khơng gian cùng các thuộc tính của nó. Định

nghĩa theo cách chặt chẽ nhất, GIS là một hệ thống máy tính có khả năng tổ
hợp, lưu trữ, soạn thảo, phân tích và hiển thị thơng tin tham chiếu địa lý. Hay
nói cách khác GIS là một cơng cụ “bản đồ thông minh” cho phép người sử
dụng tạo ra những truy vấn tương tác (người sử dụng đưa ra sự tìm kiếm),
phân tích thơng tin khơng gian và soạn thảo dữ liệu.
Hệ thống thơng tin địa lý GIS có thể được dùng cho ngành điều tra khoa
học, quản lý tài nguyên, quản lý bất động sản, quy hoạch phát triển, định vị,
định tuyến. Ví dụ GIS cho phép lập kế hoạch khẩn cấp tính tốn thời gian đáp
ứng khẩn khi có thiên tai xảy ra hay GIS có thể được dùng để tìm những vùng
đất ẩm ướt cần phải bảo vệ chống lại ô nhiễm môi trường
I.1.2 Các công nghệ được sử dụng trong GIS
I.1.2.1 Thông tin liên quan từ các nguồn khác nhau
Nếu chúng ta có thể liên kết thơng tin về lượng mưa trong vùng mình
đang sống với ảnh về vùng này thì chúng ta có thể đưa nhận xét xem vùng đất
ẩm ướt nào đang khô dần lên vào thời điểm cụ thể của năm. GIS có thể sử
dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều dạng khác nhau để trợ giúp
việc phân tích những thơng tin như vậy. Yêu cầu cơ bản về nguồn dữ liệu là
sự hiểu biết về vị trí các thay đổi. Vị trí có thể được biểu thị trong tọa độ x, y,
z của kinh độ (longitude), vĩ độ (latitude) và độ cao (elevation) hoặc bởi các
hệ thống mã hóa địa lý khác như zipcodes. Bất kỳ biến đổi nào có thể được
định vị theo khơng gian đều có thể đưa vào GIS. Nhiều tổ chức chính phủ và

Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang

2


Tổng quan về GIS

phi chính phủ tạo ra hệ cơ sở dữ liệu đưa vào hệ thống GIS. Nhiều loại dữ liệu

hình thành nên bản đồ đều đưa được vào GIS.
GIS cũng có thể chuyển đổi các thơng tin số khơng nằm trong dạng bản
đồ nào đang có vào dạng thích hợp để nhận ra và sử dụng. Ví dụ, các bức ảnh
vệ tính số được tạo ra từ bộ cảm nhận từ xa (remote sensing) có thể được
phân tích để tạo ra một bản đồ giống như lớp (layer) của thông tin số về độ
bao phủ của cây. Một nguồn tài nguyên cho đánh tên các đối tượng GIS khác
là Getty Thesaurus of Geographic Names (GTGN). GTGN là một từ điển có
cấu trúc bao gồm khoảng một triệu tên và các thơng tin khác về vị trí.
Mặt khác các dữ liệu dạng bảng về dân số và thủy lợi cũng được chuyển
đổi thành dạng bản đồ và được coi như là các lớp thông tin trong GIS.
I.1.2.2 Hiển thị dữ liệu
Dữ liệu GIS hiển thị các đối tượng của thế giới thực (đường phố, sử
dụng đất, độ cao…) bằng dữ liệu số. Các đối tượng của thế giới thực có thể
được chia thành hai loại: các đối tượng riêng rẽ (một ngôi nhà) và các trường
liên tục (lượng mưa hoặc độ cao). Có hai phương pháp được dùng để lưu trữ
dữ liệu trong GIS là raster và vector.
Dữ liệu dạng raster bao gồm các hàng và cột của một ô, mỗi ô sẽ lưu trữ
một giá trị. Thông thường dữ liệu raster là dạng ảnh (ảnh raster). Tuy nhiên
ngoài màu sắc giá trị được lưu trữ trong mỗi ô có thể là một giá trị rời rạc như
độ sử dụng đất hay một giá trị liên tục như lượng mưa hoặc một giá trị null
nếu khơng có dữ liệu. Trong khi một ô raster lưu trữ giá trị đơn, nó có thể
được mở rộng bằng cách sử dụng một dải raster để hiển thị màu RGB, bản đồ
màu hay một bảng thuộc tính mở rộng với một hàng cho mỗi giá trị ô duy
nhất. Độ phân giải của dữ liệu raster là độ rộng ơ. Ví dụ một ơ của ảnh raster

Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang

3



Tổng quan về GIS

biểu thị 1m trên mặt đất thực. Thơng thường các ơ biểu thị diện tích trên mặt
đất nhưng các hình dạng khác cũng có thể được sử dụng.
Dữ liệu dạng vector sử dụng dạng hình học như điểm (point), đường
thẳng (line), đa giác (polygon) để biểu diễn đối tượng. Đặc tính vector được
thực hiển để tơn trọng sự tồn vẹn khơng gian thơng qua ứng dụng các quy
tắc topo như các polygon không được chồng lên nhau. Dữ liệu vector cũng có
thể được sử dụng để hiển thị các hiện tượng thay đổi liên tục. Đường bình độ
và mạng tam giác không đều (TIN – Triangulated Irregular Network) được
dùng để biểu diễn độ cao hay các giá trị thay đổi liên tục. TIN ghi lại giá trị
tại các điểm vị trí được kết nối bởi các đường thẳng để hình thành nên mạng
tam giác khơng đều. Bề mặt của tam giác biểu diễn bề mặt của địa hình.
Có những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng mơ hình dữ liệu dạng
vector hay raster để mơ tả thế giới thực. Dữ liệu dạng raster ghi lại giá trị cho
tất cả các điểm trong vùng sẽ gây tốn bộ nhớ hơn dữ liệu hiển thị theo dạng
vector chỉ lưu trữ ở những nơi cần thiết. Dữ liệu raster cũng cho phép thực thi
dễ dàng các hoạt động xếp chồng hơn là dữ liệu vector. Dữ liệu vector có thể
được hiển thị như ảnh vector dùng trong các bản đồ truyền thống, trong khi
dữ liệu raster xuất hiện như một ảnh có vùng bao của đối tượng.
Ngồi ra dữ liệu khơng mang đặc tính khơng gian cũng có thể được lưu
trữ bên cạnh dữ liệu không gian được biểu diễn bởi tọa độ của hình học vector
hoặc vị trí của ô trong raster. Trong dữ liệu vector, dữ liệu bổ sung này
thường là các thuộc tính của đối tượng. Ví dụ một hình polygon về vùng bao
của rừng có thể có một giá trị id và thơng tin về các lồi cây. Trong dữ liệu
raster giá trị của ơ có thể lưu trữ thơng tin thuộc tính nhưng cũng có thể được
dùng như một id liên quan đến các bản ghi trong bảng khác.

Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang


4


Tổng quan về GIS

I.1.2.3 Nhập dữ liệu (Data capture)
Nhập dữ liệu – đưa thông tin vào trong hệ thống – là mất khá nhiều thời
gian khi thực thi GIS. Có nhiều phương pháp khác nhau được dùng để đưa dữ
liệu vào hệ thống GIS.
Dữ liệu đang có trên giấy có thể được số hóa hoặc được quét (Scan) để
tạo ra dữ liệu dạng số. Việc số hóa tạo ra dữ liệu dạng vector khi nhà điều
hành vẽ điểm, đường, đa giá bao quanh một bản dồ. Scan bản đồ tạo ra dữ
liệu dạng raster có thể được tiếp tục xử lý để tạo ra dữ liệu dạng vector.
Dữ liệu điều tra có thể đưa trực tiếp vào GIS từ hệ thống tập hợp dữ liệu
trong thiết bị điều tra. Vị trí từ hệ thống định vị tồn cầu GPS (Global
Positioning System) cũng có thể được đưa trực tiếp vào GIS.
Dữ liệu từ bộ cảm nhận từ xa cũng đóng một vai trò quan trong trọng tập
hợp dữ liệu, bao gồm bộ cảm nhận được gắn vào platform. Bộ cảm nhận bao
gồm camera, máy quét ảnh số và LIDAR trong khi platform thường bao gồm
máy bay và vệ tinh.
Khi nhập dữ liệu vào người sử dụng nên xem xét xem dữ liệu nhập vào
là chính xác tương đối hay tuyệt đối, vì điều này khơng chỉ ảnh hưởng đến
cách hiểu thơng tin mà cịn là giá cả của dữ liệu.
Ngồi việc tập hợp và nhập dữ liệu khơng gian cịn phải đưa vào hệ
thống GIS các dữ liệu thuộc tính. Với dữ liệu dạng vector việc này bao gồm
những thông tin bổ sung về đối tượng được mô tả trong hệ thống.
Sau khi nhập dữ liệu vào hệ thống GIS, chúng ta thường có nhu cầu soạn
thảo hay loại bỏ các lỗi hoặc xử lý dữ liệu. Với dữ liệu dạng vector thì cần
phải sửa lại đúng dạng hình học trước khi dùng cho những phân tích cao hơn.
Ví dụ trong mạng đường các đường phải nối với các nút tại các điểm giao

nhau. Với ảnh scan các vết bẩn trên bản đồ nguồn được loại bỏ. Ví dụ những

Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang

5


Tổng quan về GIS

vết lốm đốm có thể kết nối hai đường mà thực tế chúng không kết nối với
nhau.
I.1.2.4 Thao tác dữ liệu
GIS có thể thực hiện chức năng cấu trúc lại dữ liệu để chuyển đổi dữ liệu
sang định dạng khác. Ví dụ GIS có thể được dùng để chuyển đổi ảnh vệ tinh
sang cấu trúc ảnh vector bằng cách sinh ra các đường thẳng xung quanh tất cả
các ô cùng loại, xác định mối quan hệ không gian của các ơ như lân cận hay
nằm trong.
Vì dữ liệu số được tập hợp và lưu trữ theo nhiều cách nên hai nguồn dữ
liệu có thể khơng hồn tồn tương thích với nhau. Vì vậy GIS có thể chuyển
đổi dữ liệu địa lý từ dạng cấu trúc này sang dạng cấu trúc khác.
I.1.2.5 Hệ quy chiếu, hệ tọa độ và đăng ký
Bản đồ sở hữu tài sản và bản đồ đất đai có thể đưa ra dữ liệu ở các tỉ lệ
xích khác nhau. Thơng tin bản đồ trong GIS phải được thao tác để phù hợp
với thông tin được tập hợp từ các bản đồ khác. Trước khi phân tích dữ liệu số
thì phải thực hiện các thao tác khác: chuyển đổi hệ tọa độ và hệ quy chiếu để
tổ hợp vào trong một hệ thống GIS.
Trái đất được biểu diễn bằng nhiều mơ hình khác nhau, mỗi mơ hình
cung cấp một tập các tọa độ (ví dụ kinh độ, vĩ độ, độ cao) cho bất kỳ điểm
nào trên bề mặt trái đất. Mơ hình đơn giản nhất là giả sử trái đất là một hình
cầu hồn hảo. Sau đó các phép đo trái đất được tổ hợp lại và mơ hình trái đất

ngày càng phức tạp và chính xác hơn. Thực tế có các mơ hình áp dụng cho
từng vùng khác nhau để có được độ chính xác lớn nhất (ví dụ mơ hình North
American Datum, 1983 – NAD83 dùng rất tốt ở Nam Mỹ nhưng không dùng
được ở châu Âu).

Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang

6


Tổng quan về GIS

Hệ quy chiếu là một thành phần cơ bản của thực hiện bản đồ. Hệ quy
chiếu là một ngữ nghĩa tồn học truyền thơng tin từ mơ hình trái đất, biểu diễn
bề mặt cong theo ba chiều của trái đất thành hai chiều trên giấy hoặc màn
hình máy tính. Các hệ quy chiếu khác nhau được dùng cho các loại bản đồ
khác nhau vì mỗi hệ quy chiếu phù hợp với một mục đích nhất định. Ví dụ
một hệ quy chiếu biểu diễn chính xác hình dạng của lục địa sẽ làm méo đi
kích thước của chúng.
Vì nhiều thông tin trong GIS là lấy từ bản đồ đang có nên GIS sử dụng
năng lực xử lý của máy tính để chuyển đổi thơng tin số, tập hợp từ nhiều
nguồn với nhiều hệ quy chiếu khác nhau sang một hệ quy chiếu chung.
I.1.3 Lợi ích của dịch vụ GIS
Dưới đây chúng ta sẽ đưa ra một số lợi ích nhận được từ việc sử dụng
MobileGIS.
- Hiệu quả sản - Tiết kiệm thời gian đến cơ quan
xuất tăng lên - MobileGIS cải tiến quá trình hoạt động bằng cách loại giảm
do ít phải di
bớt hoặc thậm chí loại bỏ việc tiêu tốn thời gian đi giữa cơ
chuyển hơn

quan và công trường ở xa.
- Không mất thời gian đi đến cơ quan, đội cơng tác có nhiều
thời gian hơn để tiến hành công việc yêu cầu.
- Độ linh hoạt - Nếu có một nhiệm vụ khẩn cấp với cơ quan đầu não thì nó
tăng lên
được chuyển tới đội cơng tác và đội này có thể trả lời ngay
lập tức bởi vì MobileGIS cho phép truy nhập trực tiếp tới
bất kỳ bản đồ, bản vẽ hay lược đồ cần để thực hiện nhiệm
vụ.
- Cải thiện độ - MobileGIS mở rộng các quy tắc GIS vào trường hợp này.
chính xác của
Nếu một kỹ thuật viên gây nên lỗi trong dữ liệu thì
dữ liệu
MobileGIS sẽ bắt lấy lỗi này bằng một đánh dấu vì vậy kỹ
thuật viên có thể sửa lỗi tức thời.

Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang

7


Tổng quan về GIS

- Truy
nhập - Khả năng của thiết bị mobile biết chính xác nó đang ở đâu,
đến dataset
điều này cho phép mobile tự động nhận được dataset phù
thích hợp
hợp hơn. Ví dụ, một kỹ thuật viên đến một vùng lạ sẽ
khơng phải tìm kiếm qua menu địa chỉ hay số serial để tìm

được vùng bản đồ tương ứng với nơi anh ta đang đứng.
- Đưa ra những - Vì người làm việc ở cơng trường cập nhật thơng tin về công
quyết
định
trường nên công ty luôn được làm việc với thông tin mới
sáng suốt hơn
nhất. Với MobileGIS người sử dụng đưa ra những quyết
định sáng suốt hơn ở cơ quan và cơng trường vì mọi người
trong tổ chức làm việc với thơng tin cập nhật nhất.
- Chăm
sóc - Với thơng tin hồn tồn được cập nhật, người đại diện dịch
khách hàng
vụ khách hàng biết những gì được kèm theo dịch vụ và
được cải tiến
những thông tin cần gửi tới khách hàng vì vậy khách hàng
sẽ hài lịng hơn với dịch vụ.
- Độ an tồn - Chúng ta có thể bảo vệ công nhân làm việc ở công trường
của
người
bằng cách gửi cho họ bản cơng việc có kèm theo thơng tin
làm việc ở
về vị trí và trạng thái của mọi đường dây, ống dẫn và các
công trường
van mà họ sẽ tiếp xúc. Chúng ta cũng có thể biết được dấu
tăng lên
vết về vị trí của người cơng nhân.
- Cho
phép - Một trong những ứng dụng lớn nhất của MobileGIS là đưa
định nghĩa dữ
cơ sở dữ liệu đang tồn tại vào trong một trường để cập nhật

liệu
không
dữ liệu trên web. Tại một số điểm dữ liệu phải được tải trở
gian
lại công ty và điều này yêu cầu một nhận dạng (id) khơng
gian. Vị trí của tưng đặc tính được xem như một thẻ (tag)
liên kết thuộc tính được cập nhật với dữ liệu gốc trong GIS
của công ty.
- Chuyển đến - Kỹ thuật viên khơng thể cập nhật các thuộc tính của một
một Feature
Feature nếu Feature đó khơng có trong vùng. Ứng dụng
MobileGIS cung cấp khả năng điều hướng đến các độ phức
tạp khác nhau. Điều này có thể thay đổi từ khả năng hiển thị
bản đồ đơn giản tức là cho phép người sử dụng hiển thị vị
trí của họ trực tiếp trên bản đồ đến việc định tuyến phức
tạp, cung cấp những chỉ dẫn từng bước cho mạng đường để
đạt đến điểm đích.
Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang

8


Tổng quan về các thiết bị đầu cuối

I.2 Tổng quan về các thiết bị đầu cuối
Sự phát triển ngày càng mạnh của máy tính PC đảm bảo một nền tảng tốt
cho phát triển các ứng dụng trên PC. Ở đây chúng ta chỉ đi sâu vào nghiên
cứu về năng lực của các thiết bị đầu cuối là PDA.
Có thể kiểm chứng quá trình phát triển của các thiết bị và ứng dụng vơ
tuyến thơng qua nhiều khía cạnh khác nhau của công nghệ:

ƒ Khả năng xử lý
ƒ Công nghệ về bộ nhớ.
ƒ Truyền tải dữ liệu vô tuyến.
ƒ Các ngôn ngữ đặc tả và các mơ hình ứng dụng.
ƒ Tương tác người – máy.
ƒ Hệ điều hành và platforms.
Các nhân tố này cùng xác định khả năng tiềm ẩn của không gian đa
chiều. Bằng cách tập trung vào các nhân tố nhất định có thể đưa ra nhiều mơ
hình khác nhau và cạnh tranh nhau. Tương lai của quá trình phát triển các
thiết bị di động có thể được xem như là tổng hợp của nhiều khả năng.
I.2.1 Năng lực xử lý
Trước đây, phát triển của năng lực xử lý được mô tả dựa trên định luật
Moore’s. Theo định luật này, cứ sau 18 tháng số lượng transistor trên một
inch vuông trong các mạch điện (nghĩa là năng lực xử lý) tăng gấp đơi. Điều
này có thể được xem như là nhân tố quan trọng nhất khi đánh giá tiềm năng
của thiết bị di động trong tương lai. Trong thực tế, điều này có nghĩa là, năng
lực xử lý của một máy PC bình thường của 7 năm về trước với một bộ xử lý
Pentium tương đương với năng lực xử lý hiện tại có được trong các PDA.
Năng lực này tăng gấp 4 lần vào năm 2005 và tăng 30 lần năm 2003. Năng

Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang

9


Tổng quan về các thiết bị đầu cuối

lực xử lý của các thiết bị di động nhỏ vào năm 2010 có thể bằng năng lực của
máy tính xách tay hiện nay. Vì thế dễ dàng có thể dự đốn các kiểu ứng dụng
có thể có trong các thiết bị cầm tay này.

Khó khăn của q trình phát triển các bộ vi xử lý là nhằm đạt được năng
lực xử lý mạnh bởi một bộ vi xử lý được đóng gói trong một thiết bị nhỏ, nhẹ,
tiêu thụ nguồn ít và khơng vựợt q giới hạn tỏa nhiệt cho phép. Ví dụ về các
bộ xử lý di động điển hình như: Intel StrongARM và Transmeta Crusoe.
Phát triển về năng lực xử lý sẽ hỗ trợ việc sử dụng bản đồ trong các ứng
dụng di động tiên tiến chạy trên các thiết bị siêu nhỏ.
I.2.2 Công nghệ bộ nhớ
Dung lượng của bộ nhớ cũng tuân theo định luật Moore’s. Thậm chí điện
thoại di động khơng có cùng dung lượng bộ nhớ như PDAs nokia cũng sẽ đạt
được dung lượng gigabyte trong vòng ba năm nữa.
Các dạng bộ nhớ mới được phát triển để hỗ trợ sử dụng di động và các
dạng thiết bị này đã đạt được thành công lớn về công nghệ cũng như thương
mại. Đặc biệt là nhạc số và ảnh số thường có kích thước lớn đã thúc đẩy quá
trình phát triển của thiết bị nhớ di động. Trong thị trường hiện có nhiều thiết
bị nhớ với thể loại và kích thước khác nhau tuy nhiên giá cả lại cao hơn vài
trăm lần trên một byte bộ nhớ so với bộ nhớ của máy PC.
Các loại thiết bị nhớ di động thông dụng và dung lượng của chúng:
ƒ CompactFlash: 16MB-1GB
ƒ SmartMedia: 8-128 MB.
ƒ MultiMediaCard 8-128MB.
ƒ MemoryStick: 16-128MB
ƒ PC Card (Micro drive) 5GB
Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang 10


Tổng quan về các thiết bị đầu cuối

Có một số hãng cung cấp thiết bị nhớ thông dụng: Kingston Technology
và SanDisk Corporation.
Hiện nay, giá của thông thường cho các thẻ nhớ xấp xỉ 1€ cho 1MB bộ

nhớ và đối với ổ đĩa cứng thì xấp xỉ 0.1€ cho 1MB. Đến 2010 với cùng chi
phí trên có thể mua được bộ nhớ với dung lượng nhiều hơn 50 lần. Phát triển
của dung lượng bộ nhớ sẽ là cơ sở để các ứng dụng mobile đa phương tiện và
các ứng dụng khác địi hỏi cơ sở dữ liệu lớn trở nên thơng dụng hơn.
I.2.3 Phương pháp truyền tải dữ liệu vô tuyến
Các phương pháp truyền tải vô tuyến quan trọng nhất
ƒ Dịch vụ bản tin ngắn SMS.
ƒ Dịch vụ truyền quảng bá ô (CBS)
ƒ Dịch vụ cuộc gọi dữ liệu GSM.
ƒ Dữ liệu kênh chuyển mạch tốc độ cao (HSCSD)
ƒ Dịch vụ vơ tuyến gói chung (GPRS)
ƒ Dịch vụ tốc độ dữ liệu tăng cường cho phát triển toàn cầu (EDGE)
ƒ Hệ thống di động toàn cầu (UMTS)
ƒ Dịch vụ quảng bá video số mặt đất (DVB-T), dịch vụ quảng bá dữ liệu
tiếng nói số (DAB).
ƒ LAN khơng dây (WLAN)
ƒ Bluetooth.
Điện thoại ô truyền thống chủ yếu hỗ trợ các cuộc gọi dữ liệu GSM và
SMS. Các dịch vụ truyền tải dữ liệu nhanh nhất và rẻ nhất cho lượng dữ liệu
lớn hiện nay đều dựa trên các cuộc gọi dữ liệu tốc độ cao. Về nguyên tắc,
GPRS có thể hỗ trợ tốc độ 20-50 kbit/s tuy nhiên trong thực tế, số lượng thiết

Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang 11


Tổng quan về các thiết bị đầu cuối

bị hỗ trợ GPRS lại quá ít. Ưu điểm của dịch vụ GPRS so với các phương pháp
truyền tải khác là ở chỗ dịch vụ này khả dụng tại bất kỳ thời điểm nào mà
khơng có trễ kết nối. Một khả năng hấp dẫn là có thể triển khai một dịch vụ

quảng bá ô nội bộ cho một nhóm sử dụng GPRS. Các mơ hình giá cạnh tranh
cho GPRS là chi phí th bao cố định hàng tháng và phí dựa trên lượng dữ
liệu trao đổi trong quá trình kết nối. Bước tiếp theo trong lộ trình tiến hóa của
GSM để truyền tải dữ liệu nhanh hơn là EDGE, EDGE dựa trên cách thức
điều biến khác. Việc triển khai EDGE yêu cầu phải đầu tư thêm các thiết bị
mạng mới cũng như các thiết bị đầu cuối mới.
Mạng thế hệ 3 sẽ cung cấp dịch vụ UMTS, dịch vụ này nhanh hơn hẳn
GPRS (khoảng 300kbit/s và tốc độ tối đa là 2Mbit/s). UMTS có thể sẽ chỉ
được đầu tư ở các thành phố lớn và dần dần mở rộng tới các vùng khác với
năng lực truyền tải dữ liệu thấp hơn. Do quá trình phát triển vùng phủ chậm,
cả UMTS và EDGE có thể sẽ được sản xuất kết hợp trong các thiết bị mới
như công bố của nhiều thiết bị sắp ra đời.
Mạng truyền và truyền thanh kỹ thuật số đã tạo ra các mạng truyền tải dữ
liệu một chiều rộng khắp với tốc độ (1-20Mbit/s). Bên cạnh cung cấp dịch vụ
quảng bá kỹ thuật số, có thể sử dụng các mạng này để truyền các cơ sở dữ liệu
lớn. Về nguyên tắc, có thể sử dụng nhiều dịch vụ truyền tải dữ liệu qua mạng
truyền hình kỹ thuật số vào các mạng WLAN hay qua Bluetooth. Các dịch vụ
này có thể xem là dịch vụ thời gian thực.
Ví dụ truyền hình kỹ thuật số không chỉ là một kênh phân bổ các chương
trình tivi mà cịn cung cấp dữ liệu kỹ thuật số ở carousel giống như dịch vụ
teletext truyền thống. Nội dung bản đồ của địa phương có thể được truyền tới
người sử dụng bằng cách dùng DVB mặt đất. Có thể xây dựng giao diện
người dùng đơn giản để duyệt bản đồ trên chuẩn MHP. Ví dụ khi một máy

Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang 12


Tổng quan về các thiết bị đầu cuối

thu DV có chức năng bluetooth thì máy thu này có thể tải dữ liệu bản đồ kỹ

thuật số vào các thiết bị di động.
WLAN cho phép truyền tải dữ liệu tốc độ 11Mbit/s, năng lực truyền tải
này được chia sẻ giữa các người dùng của một kênh cơ sở xác định. Ngoài các
mạng WLAN này, có các mạng HipeLAN cho phép truyền tải dữ liệu với tốc
độ 50Mbit/s. Tuy nhiên, để đạt đến tốc độ cao như vậy, mạng cần phải được
đầu tư nhiều hơn nữa và cần thiết phải sử dụng các thiết bị đầu cuối mới.
WLAN đang ngày càng trở nên thông dụng không những trong công sở, bênh
viện mà trong cả các khách sạn và các khu vực công cộng như sân bay và
trung tâm thành phố. Từng bước một mạng dày đặc các điểm “hotpost” đang
được hình thành để phủ sóng các vùng rộng trong các thành phố. Ban đầu, các
mạng được phát triển riêng rẽ tuy nhiên với các mạng có khả năng tương
thích về mặt kỹ thuật đang mở rộng dần ra nhiều địa điểm có nhu cầu truyền
tải dữ liệu nhanh. Xét đến những phát triển này, một câu hỏi đặt ra là liệu có
nhu cầu cho các mạng tổ ong thế hệ 3 hay không. Tuy nhiên, cần phải nhớ
rằng, WLAN tiêu tốn nhiều nguồn hơn so với điện thoại di động và cần phải
phát triển nhiều hơn nữa để có thể chuyển giao từ một mạng này sang mạng
khác một cách dễ dàng.
Bluetooth có khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ khoảng 300kbit/s ở
đường lên và 700kbit/s ở đường xuống. Bluetooth đã được phát triển để thay
thế cáp giữa các thiết bị IT khác nhau. Ngày càng nhiều điện thoại di động và
PDA hỗ trợ Bluetooth.
Năm 2005 này GSM và GPRS đang là các phương thức truyền tải dữ
liệu chính trong mạng tổ ong. UMTS đã được triển khai ở một số thành phố
lớn trên thế giới. Truyền tải dữ liệu qua mạng tổ ong sẽ gặp khó khăn vì giá
cước khá cao. Mạng WLAN đang được sử dụng để phủ sóng cho nhiều nơi
cơng cộng.
Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang 13


Tổng quan về các thiết bị đầu cuối


VTT đã phát triển modem vơ tuyến mềm dẻo và nhanh chóng cho phép
triển khai các mạng vô tuyến trong nhà. Hoạt động của modem này tốt hơn
20-200 lần so với các công nghệ tương tự (WLAN, Bluetooth). Nếu so sánh
với công nghệ GSM và UMTS, modem mới này cho phép truyền tải nhanh
hơn 5000 lần so với GSM và 100 lần so với UMTS.
I.2.4 Các mơ hình ứng dụng và ngơn ngữ đặc tả
Cùng với truyền tải dữ liệu, các giao thức và khuôn dạng dữ liệu khác
nhau sẽ được kiểm chứng đặc biệt tập trung vào mức độ thích hợp để truyền
thông tin hoa tiêu và thông tin chỉ dẫn. WWW của Internet cũng như WAP đã
làm cho các dịch vụ trở thành hiện thực. Các dịch vụ này được sử dụng cùng
với một trình duyệt và ở một mức độ nào đó độc lập với hệ điều hành và thiết
bị.
Thơng thường, giao thức truyền tải dữ liệu cho các ứng dụng vô tuyến
được thực hiện bởi SMS hay WAP. Http thường được sử dụng cho các cuộc
gọi dữ liệu và GPRS mặc dù tốc độ dữ liệu thấp làm cho phức tạp quá trình sử
dụng. Song song với SMS, MMS cho phép truyền tải các bản tin có nội dung
phong phú hơn ít nhất là giữa các server, các thiết bị đầu cuối hỗ trợ dịch vụ
đa phương tiện và hệ thống email truyền thống. MMS dựa trên các kỹ thuật
WAP 2.0 và có thể tương thích với XHTML được sử dụng trong Internet.
Xu hướng diễn tả dữ liệu Internet là chuyển từ HTML đến XHTML,
XHTML dựa trên XML. XML khác với HTML ở chỗ nó là một ngơn ngữ
meta cung cấp khả năng đặc tả tốt hơn HTML và cung cấp khả năng phân bổ
dữ liệu có cấu trúc trong khi HTML chỉ hỗ trợ hiển thị dữ liệu hình ảnh. Dịch
vụ WAP sử dụng WML, WML cũng dựa trên XML. Ở Nhật bản, dịchvụ imode sử dụng cHTML, ngôn ngữ này gần giống với HTML hơn so với
WML.

Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang 14



Tổng quan về các thiết bị đầu cuối

Cùng với ngôn ngữ đặc tả, nhiều khuôn dạng dữ liệu khác nhau được sử
dụng cho ảnh, đồ họa và video. Ví dụ, ảnh được truyền dưới dạng GIF, JPG
và PNG. SVG dựa trên XML đã được định nghĩa cho các đồ họa vector và
đang được phát triển để có thể sử dụng cho di động (SVGMobile). Dữ liệu
Video được truyền dưới khuôn dạng của một phiên bản MPEG tuy nhiên một
số khuôn dạng khác cũng tồn tại. Ví dụ, VTT đã phát triển khn dạng dữ liệu
MVQ trong đó dữ liệu truyền tải tỉ lệ với tốc độ truyền tải và quá trình giải
mã được thực hiện với một ứng dụng java. Cùng với video, có thể truyền
thơng tin về vị trí.
Để truyền tải thơng tin dữ liệu địa lý có cấu trúc OGC đã định nghĩa
GML dựa trên XML. GML được đưa ra thảo luận ở hội nghị kỹ thuật TC211
và đang trên trong quá trình trở thành tiêu chuẩn ISO. Để hiển thị hóa thơng
tin địa lý dạng GML như là một bản đồ, người ta sử dụng SVG.
Thông tin bản đồ như nội dung dữ liệu được chuẩn hóa trong hầu hết các
lĩnh vực ứng dụng ví dụ trong định tuyến ô tô. Chuẩn file dữ liệu địa lý GDF
định nghĩa mơ hình ứng dụng và mã hóa của dữ liệu bản đồ. Ngồi ra, các mơ
hình định vị điện tử có chứa tất cả các loại dữ liệu thủy văn học có mơ hình
ứng dụng chuẩn. Các bản đồ có từ lâu đời, trong hiệp định NATO yêu cầu
chuẩn để trao đổi nội dung bản đồ địa lý. Các dataset tuân theo chuẩn
DIGEST được tạo ra để hỗ trợ cả các ứng dụng quân sự và dân sự. Thậm chí
khi đã có thỏa thuận về phạm vi địa lý, vẫn có nhiều khác biệt giữa các trường
ứng dụng và các nhân tố địa phương làm cho các mô hình ứng dụng trở nên
đa dạng trong nội bộ các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Dự án
GiMoDig là một trong những hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề này.
I.2.5 Giao tiếp người – máy
Các hiển thị màu đang ngày càng trở nên phổ biến trong các thiết bị di
động. Khái niệm về PocketPC bao gồm một hiển thị màu và do đó gây khó
Chương I • Tổng quan về GIS và thiết bị đầu cuối (PC, PDA) • Trang 15



×