Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế năm học 2019 - 2020 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.39 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Trang 1/3 </i>
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>THỪA THIÊN HUẾ </b>


<b>KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019-2020 </b>
<b>Khóa ngày 02 tháng 6 năm 2019 </b>


<b>ĐỀ THI CHÍNH THỨC </b>


<b>Mơn thi: NGỮ VĂN </b>


<i><b>Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) </b></i>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM </b>


<i>(Nội dung có 03 trang) </i>
<b>A. Hướng dẫn chung </b>


- Giám khảo cần nắm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.


- Do đặc trưng của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và
thang điểm, chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.


<b>B. Đáp án và thang điểm </b>


<b>Phần </b> <b>Câu </b> <b>Nội dung </b> <b>Điểm </b>


<b>I </b>


<b>Đọc kĩ ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới </b>


<b>1 </b>


<b>(0,5 đ) </b>


<b>Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên. </b>


- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5


<b>2 </b>
<b>(0,5 đ) </b>


<b>Đặt một nhan đề phù hợp cho ngữ liệu. </b>


Học sinh có thể đặt nhan đề cho ngữ liệu theo cảm nhận, khả năng
nắm bắt vấn đề của mình miễn là phù hợp với nội dung ngữ liệu,
hợp lí, có tính khái qt, ngắn gọn.


0,5


<b> 3 </b>
<b>(1,0 đ) </b>


<b>Chỉ rõ hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu. </b>


- Phép lặp: <i>âm nhạc, lãng mạn, tâm hồn, cảm xúc, xoa dịu, xúc </i>
<i>tác… </i>


- Phép thế: từ nó thay thế cho từ âm nhạc
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng:
+ buồn tẻ, cô đơn, buồn, sầu, vui…



<i>+ âm nhạc, giai điệu, bản tình ca, nốt nhạc… </i>


+ khuấy động, chạm vào, vuốt ve, xoa dịu, chia sẻ,…
* Lưu ý:


Học sinh gọi tên đúng phép liên kết: 0,25 điểm; chỉ rõ từ ngữ
liên kết: 0,25 điểm (chỉ cần nêu được 2 từ vẫn được 0,25 điểm).
Học sinh chỉ cần xác định được 02 phép liên kết. Đúng 01 phép
được 0,5 điểm.


1,0


<b>4 </b>
<b>(1,0 đ) </b>


<b>Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ từ </b>
<b>vựng trong câu: </b><i><b>Âm nhạc là một người bạn thủy chung, biết </b></i>
<i><b>chia sẻ. </b></i>


- So sánh: Âm nhạc - người bạn thủy chung, biết chia sẻ.


<b>- Tác dụng: làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, gợi cảm; làm </b>
nổi bật vai trò của âm nhạc đối với đời sống tình cảm của con
người.


0,5
0,5


<b>Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) </b>


<b>bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với cuộc sống của </b>
<b>mỗi người. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Trang 2/3 </i>
<b> II </b>


<b>1 </b>
<b>(2,0 đ) </b>


<b>a. Yêu cầu về kĩ năng: </b>


- Học sinh viết được một đoạn văn nghị luận (không quá một trang
giấy thi), văn phong nghị luận xã hội, có dẫn chứng tiêu biểu,
thuyết phục.


- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ; hạn chế lỗi chính
tả, dùng từ,...


<b>b. Yêu cầu về kiến thức: </b>


Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là một số
định hướng:


- Tinh thần lạc quan giúp con người có lối sống yêu đời, luôn vui
vẻ phấn chấn, tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc, ý nghĩa cuộc
sống.


- Tinh thần lạc quan giúp con người đối mặt với khó khăn, thử
thách theo chiều hướng tích cực, thúc đẩy mình vươn tới và có
niềm tin vào những điều tốt đẹp.



- Sống lạc quan, vui vẻ sẽ lan tỏa niềm vui cho người khác và làm
cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn.


0,5


0,5

0,5


0,5


<b>2 </b>
<b>(5,0 đ) </b>


<i><b> Đêm nay rừng hoang sương muối </b></i>
<i><b> Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới </b></i>
<i><b> Đầu súng trăng treo. </b></i>


<b>(Chính Hữu</b><i><b>, Đồng chí</b></i><b>,</b><i><b> Ngữ văn 9, </b></i><b>tập 1, NXB Giáo dục Việt </b>


<b>Nam, 2016, tr. 129)</b><i><b> </b></i>


<i><b> Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính </b></i>
<i><b> Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi </b></i>


<i><b> Ung dung buồng lái ta ngồi, </b></i>
<i><b> Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. </b></i>


<b>(Phạm Tiến Duật,</b><i><b> Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính, Ngữ văn 9, </b></i>



<b>tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 131)</b>


<b>Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên. </b>
<b>a. Yêu cầu về kĩ năng: </b>


Học sinh viết được bài văn nghị luận có kết cấu 3 phần: Mở bài
-Thân bài - Kết bài; văn phong nghị luận văn học; xác định đúng
vấn đề cần nghị luận và xây dựng được các luận điểm để làm rõ;
bố cục hợp lí; dẫn chứng chọn lọc, phù hợp; lí lẽ xác đáng.


- Diễn đạt trơi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ; hạn chế lỗi chính
tả, dùng từ, ...


<b>b. Yêu cầu về kiến thức: </b>


Trên cơ sở nắm được kiến thức cơ bản về hai tác giả, hai tác
phẩm, hai đoạn trích, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều
hướng khác nhau.


Sau đây là một số định hướng:


<i><b>* </b></i><b>Giới thiệu, nêu vấn đề cần nghị luận:</b>


- Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm.


- Nêu được vấn đề cần giải quyết: cảm nhận về hai đoạn thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Trang 3/3 </i>



<i><b>* </b></i><b>Cảm nhận khổ cuối bài thơ</b><i><b> Đồng chí: </b></i>


- Nghệ thuật:


+ Thể thơ tự do, giàu nhạc điệu.


+ Ngôn ngữ thơ tự nhiên, bình dị; hình ảnh thơ chân thực, giàu ý
nghĩa biểu tượng.


+ Bút pháp tả thực kết hợp đặc sắc, hài hòa với bút pháp lãng mạn.
- Nội dung:


+ Hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, thiếu thốn và hiểm nguy (rừng
<i>hoang, sương muối, chờ giặc tới,...) </i>


+ Vẻ đẹp người lính: tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó sâu
nặng; ý thức sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước; tâm hồn nhạy
cảm, tinh tế, giàu khát vọng hịa bình.


<b>* Cảm nhận khổ đầu bài thơ </b><i><b>Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính</b></i><b>: </b>
- Nghệ thuật:


+ Thể thơ tự do, giọng điệu trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàng.
+ Ngôn ngữ đậm chất văn xuôi, pha khẩu ngữ tự nhiên, sinh động;
hình ảnh thơ độc đáo, đậm chất hiện thực.


+ Các biệp pháp tu từ: điệp ngữ, đảo ngữ,...chuyển tải nhiều ý
nghĩa.


- Nội dung:



+ Hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường
Sơn máu lửa (bom giật, bom rung,...)


+ Vẻ đẹp người lính: tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng
cảm, bất chấp khó khăn.


2,0


2,0


<i><b>* </b></i><b>Đánh giá chung:</b>


- Hai khổ thơ tái hiện được hiện thực khó khăn, khắc nghiệt của
chiến tranh. Đồng thời làm bật lên được vẻ đẹp của người lính
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, cũng là vẻ
đẹp của tinh thần Việt Nam trong đấu tranh.


- Thể hiện tình cảm ca ngợi và tự hào của tác giả về vẻ đẹp của
con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân
tộc.


- Mỗi tác giả có một nét riêng trong thể hiện: Chính Hữu nổi bật
với giọng thơ bình dị, tự nhiên. Phạm Tiến Duật nổi bật với giọng
điệu ngang tàng, dí dỏm.


0,5


<i><b>Lưu ý:</b></i>



- Cho điểm trên cơ sở kết hợp yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
- Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài viết có cảm nhận
riêng, sáng tạo.


</div>

<!--links-->

×