Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề thi chuyên Hóa học Phú Yên 2013-2014 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.16 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


<b>TINH PHÚ YÊN</b>





<b>---KỲ THI TUYỂN SINH THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHANH</b>


<b>Năm học 2013-2014</b>



<b>MƠN THI: HĨA HỌC</b>



<b>Thời gian: 120 phút </b>

<i>(khơng kể thời gian phát đề)</i>



<i>Cho khối lượng mol nguyên tử các nguyên tố (gam/mol): Mg = 24; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Ag = 108; Cu = 64;</i>
<i>C = 12; H = 1; O = 16; S = 16; Br = 80.</i>


<b>Câu 1 </b><i>(5,0 điểm)</i>.


Cho các chất rắn (riêng biệt): Al4C3, CaC2, NaH và Na2O2 lần lượt tác dụng với nước, thu được các khí tương ứng:
A, B, C và D.


<b>a</b>. Viết phương trình phản ứng hóa học và xác định các chất A, B, C và D (biết C, D là các đơn chất).


<b>b</b>. Cho các chất A, B, C và D phản ứng với nhau từng đơi một (điều kiện thích hợp). Viết phương trình phản ứng hóa
học xảy ra (nếu có).


<b>c</b>. Trong trường hợp A, B, C và D được chứa trong các bình (riêng biệt) bị mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học,
phân biệt các chất A, B, C và D.


<b>Câu 2 </b><i>(5,0 điểm)</i>.


Cho 32,4 gam hỗn hợp bột kim loại X (gồm Mg và Fe được trộn theo tỉ lệ khối lượng tương ứng là 2:7) vào 1,0


lít dung dịch hỗn hợp Y (gồm AgNO3 0,3M; Cu(NO3)2 0,25M và Fe(NO3)3 0,4M), khuấy đều để các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được chất rắn Z và dung dịch Q.


<b>a</b>. Tính khối lượng (gam) chất rắn Z và nồng độ mol các chất có trong dung dịch Q (coi thể tích dung dịch sau
phản ứng vẫn khơng thay đổi).


<b>b</b>. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách (dưới dạng vẽ sơ đồ) các chất trong hỗn hợp Z ra khỏi nhau mà không làm
thay đổi khối lượng của chúng như khi còn ở trong Z (ghi rõ điều kiện phản ứng - nếu có và chất tham gia phản ứng).


<b>Câu 3 </b><i>(5,0 điểm)</i>.


<b>3.1</b>. Hòa tan 92 gam C2H5OH vào nước nguyên chất, được 250 ml dung dịch X.


<b>a</b>. Tính độ rượu và nồng độ phần trăm dung dịch X. Biết

<i>D</i>

<i>C</i><sub>2</sub><i>H</i><sub>5</sub><i>OH</i>

0

,

8

<i>gam</i>

/

<i>ml</i>

,

<i>D</i>

<i>H</i>2<i>O</i>

1

,

0

<i>gam</i>

/

<i>ml</i>

và thể


tích dung dịch X bằng tổng thể tích các chất lỏng ban đầu tạo nên X.


<b>b</b>. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với kali dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Xác định giá trị của V?


<b>3.2</b>. Lấy 4,6 gam C2H5OH và 4,5 gam axit hữu cơ A (CnH2nO2) hòa trộn vào nhau tạo thành hỗn hợp Y. Chia Y
thành hai phần bằng nhau:


- Đốt cháy hồn tồn phần một bằng khí oxi dư, thu được 11,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O (hơi).


- Đun nóng phần hai (có mặt H2SO4 đặc xúc tác), thu được m gam sản phẩm hữu cơ. Xác định giá trị của m, giả
sử chỉ xảy ra phản ứng giữa axit và ancol và với hiệu suất đạt 60%.


<b>3.3</b>. Nếu lấy toàn bộ Y (ở câu 3.2) cho vào 200 ml dung dịch NaOH 1,0 M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng,
được m1 gam chất rắn Z. Thêm vào Z một lượng CaO, trộn đều và nung nóng hỗn hợp, thu được V ml khí T.



<b>a</b>. Vì sao phải thêm CaO vào Z trước khi thực hiện phản ứng?


<b>b</b>. Tính m1 (gam), V (ml), cho rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.


<b>Câu 4 </b><i>(5,0 điểm)</i>.


<b>4.1</b>. Ba chất A, B, C có cùng số ngun tử cacbon.


Đốt cháy hồn tồn 1,64 gam chất A, chỉ thu được 4,4 gam CO2 và 1,08 gam H2O.


C là hidrocacbon. Khi đốt cháy cùng một lượng mol B và C, thì số mol nước tạo ra từ B bằng 1,25 lần số mol
nước tạo ra từ C.


Xác định công thức phân tử của A, B, C. Biết một phân tử A chỉ chứa hai nguyên tử oxi và một phân tử A nặng
hơn một phân tử B 18 đvC.


<b>4.2</b>. X là một hidrocacbon ở thể khí (trong điều kiện thường), mạch hở, phân tử có cấu tạo dạng đối xứng với số
nguyên tử cacbon lớn hơn 2 và một phân tử X hấp thu nhiều nhất một phân tử hidro khi tiến hành phản ứng cộng hidro.


<b>a</b>. Xác định công thức cấu tạo của X.


<b>b</b>. Cho X phản ứng với brom trong nước, thu được hai sản phẩm: Y (C4H8Br2) và Z (C4H9OBr). Hãy biểu diễn
công thức cấu tạo, gọi tên Y, Z và viết phương trình phản ứng tạo thành Y và Z.


……… HẾT ………


<b>Lưu ý</b>: <i>Thí sinh khơng được phép sử dụng Bảng tuần hồn; Giám thị khơng giải thích gì thêm.</i>


<b>Họ và tên thí sinh: </b>………...<b> Số BD: </b>……….



Chữ ký giám thị 1: ………. Chữ ký giám thị 2: ………..
<i>trang 1/4</i>


</div>

<!--links-->

×