Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NỘI DUNG HỌC SINH TỰ HỌC NGỮ VĂN 6 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TẢI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.17 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI 1: MƯA</b>



<i><b> Trần Đăng Khoa </b></i>


<b>I. Phần tóm tắt nội dung văn bản Mưa:</b>


Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh,
bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào
ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng qan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh
tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.


<b>II. Phần tự học:</b>


- Khuyến khích HS tự đọc bài thơ nhiều lần; đọc phần chú thích và các phần cịn lại
sgk/ 78-82


- Chú ý từ ngữ, hình ảnh miêu tả hết sức tinh tế mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh
lúc sắp mưa và lúc đang mưa.


- Biết quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc
mưa xuân ở làng quê.



<b>---BÀI 2: LAO XAO</b>



<i><b> Duy Khán</b></i>


<b>I. Phần tóm tắt nội dung văn bản Lao xao:</b>


Bắng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc
quê hương, tác giả bài văn đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về


thế giới lồi chim ở đồng q.


<b>II. Phần tự học:</b>


- Khuyến khích HS tự đọc bài văn nhiều lần; đọc phần chú thích và các phần cịn lại
sgk/ 110-114


- Chú ý cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết trong bài văn
của tác giả.


- Chú ý cách sử dụng nghệ thuật miêu tả các loài chim của tác giả; sự kết hợp giữa tả
và kể.


- Nhận xét về tài qua sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc
miêu tả các loài chim trong bài văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Em hãy quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.



<b>---BÀI 3: CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ</b>


Theo Thúy Lan, báo Người Hà Nội


<b>I. Phần tóm tắt nội dung văn bản Cấu Long Biên – chứng nhân lịch sử:</b>


- Hơn một thề kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi
tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn
mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước.


- Phép nhân hóa được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt
nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.



<b>II. Phần tự học:</b>


- Khuyến khích HS tự đọc bài văn nhiều lần; đọc phần chú thích và các phần còn lại
sgk/ 123-129


- Chú ý những giai đoạn lịch sử của cầu Long Biên.
- Chú ý tìm hiểu nhan đề bài văn.


- Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có
thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương.



<b>---BÀI 4: ƠN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ</b>



<b>I. Phần tóm tắt nội dung:</b>


- Truyện có nhiều thể như: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết,…; kí bao
gồm nhiều thể như: kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự,… Truyện và kí hiện đại thường viết
bằng văn xi.


- Các thể truyện và phần lớn các thể kí (như bút kí, kí sự, phóng sự) thuộc loại hình
tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống chủ yếu bằng kể và tả. Tác phẩm tự sự là câu
chuyện về người hoặc sự việc nào đó được kể lại, miêu tả lại qua lời của người kể chuyện.
Các yếu tố cốt truyện, nhân vật, lời kể thường không thể thiếu được trong tác phẩm truyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Tóm tắt lại các truyện và kí đã học.


- Chú ý những yếu tố thường có chung ở truyện và kí.



- Cảm nhận của em về đất nước, về cuộc sống và con người qua những tác phẩm
truyện, kí đã học.


- Nhân vật nào em yêu thích nhất và nhớ nhất trong các truyện đã học ? Em hãy ghi
lại cảm nghĩ của mình về nhân vật ấy.



<b>---BÀI 5: ĐỘNG PHONG NHA</b>



<b>I. Phần tóm tắt nội dung:</b>


Động Phong Nha ở miền tây tỉnh Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất (“Đệ
nhất kì quan”). Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.
Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cũng như những thắng cảnh khác.


<b>II. Phần tự học:</b>


- Khuyến khích HS tự đọc bài văn nhiều lần; đọc phần chú thích và các phần còn lại
sgk/ 144-149.


- Chú ý quan sát vẻ đẹp kì ảo của động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì
quan”.


- Vẻ đẹp của động khơ và động nước.


- Chú ý lời phát biểu của nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be về động Phong Nha. Từ đó
nêu cảm nghĩ của em về động Phong Nha trước lời đánh giá đó.


- Sau khi đọc xong bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham
quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về “Đệ nhất kì quan” này?





</div>

<!--links-->

×