Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính bằng công nghệ WebGIS phục vụ công tác quản lý đất đai tại phường Máy Chai quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

NGUYỄN TẤN HÕA

NGHIÊN CỨU CHUẨN HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH
BẰNG CƠNG NGHỆ WEBGIS PHỤC VỤ CƠNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI TẠI PHƢỜNG MÁY CHAI, QUẬN NGÔ QUYỀN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN TẤN HÕA

NGHIÊN CỨU CHUẨN HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH
BẰNG CƠNG NGHỆ WEBGIS PHỤC VỤ CƠNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI TẠI PHƢỜNG MÁY CHAI, QUẬN NGÔ QUYỀN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN CAO HUẦN
TS. NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Ngƣời thực hiện luận văn
Học viên

Nguyễn Tấn Hòa


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tơi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình
từ các thầy cô giáo trong khoa Địa lý trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên và đặc biệt là
thầy GS.TS Nguyễn Cao Huần và cô TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng đã trực tiếp hƣớng
dẫn và giúp tơi hồn thiện luận văn này.
Tơi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo sở Tài ngun và Mơi trƣờng thành phố
Hải Phịng, Ủy ban nhân dân quận Ngơ Quyền, phịng Tài ngun Mơi trƣờng quận
Ngô Quyền, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trƣờng thành phố Hải Phòng đã cung
cấp tài liệu, số liệu và tạo điều kiện cho tôi công tác, học tập, nghiên cứu để hồn

thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Tấn Hòa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP CHUẨN HĨA CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA
CHÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ ỨNG DỤNG WEBGIS PHỤC VỤ CHO CƠNG
TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ........................................................................................................ 5

1.1Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan ....................................................5
1.1.1. Trên thế giới ..........................................................................................................5
1.1.2. Tại Việt Nam .........................................................................................................6
1.2. Một số vấn đề lý luận về hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính ......................7
1.2.1. Khái niệm, thành phần và chức năng của hồ sơ địa chính ....................................7
1.2.2 Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính .......................................................................12
1.3. Khả năng ứng dụng công nghệ WebGIS trong phục phụ công tác quản lý đất đai15
1.3.1. Khái niệm về WebGIS.........................................................................................15
1.3.2. Lợi thế và hạn chế của WebGIS vào công tác quản lý đất đai ............................16
1.3.2.2. Hạn chế WebGIS vào công tác quản lý đất đai ................................................16
1.3.2.1. Lợi thế của WebGIS vào công tác quản lý đất đai ...........................................16
1.3.3. Tính khả thi của việc ứng dụng Internet và WebGIS trong chuẩn hóa, phổ biến
và quản lý thông tin đất đai, phục vụ công tác quản lý đất đai tại Việt Nam................17
1.4. Thiết kế hệ thống WebGIS phục vụ cho công tác quản lý đất đai ........................19
1.4.1. Giới thiệu và lựa chọn các phần mềm mã nguồn mở sử dụng trong đề tài .........19

1.4.2. Thiết kế hệ thống .................................................................................................21
CHƢƠNG 2: CHUẨN HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI PHƢỜNG MÁY
CHAI, QUẬN NGƠ QUYỀN, HẢI PHÕNG ...............................................................38
2.1 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hƣởng tới dữ liệu địa chính và cơng tác
quản lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu ...........................................................................38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................38
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................38
2.2 Đánh giá thực trạng về thông tin và công tác quản lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu
.......................................................................................................................................39


2.3 Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính tại phƣờng Máy Chai, quận Ngơ Quyền ..........41
2.3.1. Quy trình cơng nghệ ứng dụng GIS ....................................................................41
2.3.2 Thu thập tài liệu ....................................................................................................41
2.3.3 Chuẩn hóa dữ liệu trên Microstation ....................................................................42
2.3.3 Chuyển đổi dữ liệu sang ArcGIS..........................................................................44
2.3.4 Chuẩn hóa dữ liệu trên ArcGIS ............................................................................48
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI TẠI PHƢỜNG MÁY CHAI,QUẬN NGÔ QUYỀN, HẢI PHÕNG ...................... 51

3.1 Chuyển dữ liệu địa chính đã đƣợc chuẩn hóa lên Website .....................................51
3.2 Tinh chỉnh giao diện, chạy thử, kiểm tra và hoàn thiện hệ thống Website .............52
3.2.1 Tinh chỉnh giao diện .............................................................................................52
3.2.2 Chạy thử và kiểm tra, hoàn thiện hệ thống ...........................................................56
3.3 Hƣớng dẫn khai thác Website trong lĩnh vực quản lý đất đai .................................56
3.4 Đánh giá hiệu quả ....................................................................................................60
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 64



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Kí hiệu trong sơ đồ ca hoạt đơng của hệ thống................................................23
Bảng 2: Kí hiệu trong sơ đồ hoạt động của hệ thống ....................................................25
Bảng 3 : Bảng ký hiệu mô tả thành phần của sơ đồ lớp cơ sở dữ liệu .........................29
Bảng 4: Thuộc tính lớp thành viên ................................................................................30
Bảng 5: Thuộc tính lớp thửa đất ....................................................................................31
Bảng 6: Thuộc tính lớp chủ sử dụng đất .......................................................................31
Bảng 7: Thuộc tính lớp phản hồi thơng tin ....................................................................31
Bảng 8 :Bảng cấu hình quản trị. ....................................................................................55


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Văn phịng đất đai ảo tại Tây Ban Nha [12] .......................................................6
Hình 2: u cầu thơng tin đất đai trong quản lý nhà nƣớc về đất đai .............................7
Hình 3. Vai trị của hệ thống hồ sơ địa chính đối với cơng tác quản lý đất đai ..............8
Hình 4: Quy trình tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .......................................14
Hình 5: 10 quốc gia có số ngƣời sử dụng Internet nhiều nhất Châu Á theo báo cáo của
Internet World Stats ngày 30/6/2015. ............................................................................18
Hình 6: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống ............................................................................21
Hình 7: Sơ đồ ca sử dụng của hệ thống .........................................................................24
Hình 8 : Sơ đồ ca tìm kiếm, tra cứu thơng tin đất đai ...................................................26
Hình 9: Sơ đồ ca đăng ký thành viên hệ thống ..............................................................27
Hình 10: Sơ đồ ca phản hồi thơng tin địa chính ............................................................28
Hình 11: Sơ đồ ca hỏi đáp, tƣ vấn các vấn đề liên quan đến đất đai .............................29
Hình 12.Sơ đồ mối quan hệ giữa các thực thể trong CSDL ..........................................30
Hình 13: Đoạn code mơ tả và lấy dữ liệu map đƣa ra website ......................................34
Hình 14: Đoạn mã trang chủ hiển thị các thành phần chức năng khác của hệ thống ....35
Hình 15: Đoạn mã html ghi thơng tin phản hồi của ngƣời dân .....................................36
Hình 16: Chức năng kiểm tra dữ liệu ngƣời dùng nhập vào của Javascript..................37
Hình 18: Quy trình cơng nghệ ứng dụng GIS trong chuẩn hóa dữ liệu ........................41

Hình 19: Các cơng cụ chọn đối tƣợng và thay đổi thuộc tính trong MicroStation .......43
Hình 20: Tìm và sửa lỗi bằng Famis .............................................................................43
Hình 21: Bản đồ địa chính sau khi chỉnh lý ..................................................................44
Hình 22: Quy trình chuyển đổi trong ArcGIS ...............................................................44
Hình 23: Cơng cụ Select by Attributes ..........................................................................45
Hình 24: Mơ hình cây trong quản lý dữ liệu Feature class ...........................................46
Hình 25: Quá trình tạo vùng từ lớp “ranhgioi” .............................................................46
Hình 26: Thơng tin thuộc tính cho lớp thửa đất ............................................................47
Hình 27: Spatial Join để gán mã thửa cho thửa đất .......................................................47
Hình 28: Bảng thuộc tính của “thuadat” trƣớc và sau khi sử dụng Spatial Join. ..........48
Hình 29: Cơng cụ tạo và kiểm tra Topology .................................................................49
Hình 30: Chức năng Fix Topology Error ......................................................................49


Hình 31: Giao diện cơng cụ PostGIS 2.2 ......................................................................51
Hình 32. Đoạn mã chỉnh sửa giao diện. ........................................................................52
Hình 33: chức năng tìm kiếm trên bản đồ điện tử .........................................................53
Hình34: Đoạn mã giúp truy vấn thơng tin thuộc tính của một lớp bản đồ ....................54
Hình 35: Việt hóa giao diện trong file language_en.php. .............................................54
Hình 36 : Chức năng phân cơng kiểm tra, duyệt phản hồi của user. .............................55
Hình 37: Chức năng phản hồi của ngƣời dùng ..............................................................56
Hình 38: Vị trí và chức năng của các thanh cơng cụ trên website ................................ 57
Hình 39: Thanh cơng cụ tìm kiếm theo địa chỉ nhà ......................................................58
Hình 40: Kết quả lấy thơng tin thửa đất trên website ....................................................58
Hình 41: Cửa sổ đăng kí tài khoản hệ thống .................................................................59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Ngành quản lý đất đai ln giữ vai trị quan trọng trong hệ thống quản lý Nhà

nƣớc. Để có thể quản lý Nhà nƣớc tập trung, minh bạch hóa thơng tin quản lý đất đai
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong
đó có cơ sở dữ liệu địa chính có thể đƣợc coi là công tác bắt buộc tại các cơ quan hữu
quan. Tuy nhiên ở nƣớc ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, hệ thống văn bản
pháp luật cịn phức tạp, chồng chéo, chƣa hồn thiện; chất lƣợng cán bộ cịn chƣa đồng
đều…; bên cạnh đó và khơng kém phần quan trọng đó là do dữ liệu địa chính ở nƣớc
ta chƣa đầy đủ đồng thời khả năng tiếp cận của ngƣời dân với những văn bản pháp
luật, dữ liệu đất đai lại rất khó khăn. Đề giải quyết tình trạng này thì việc ứng dụng
cơng nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đang là biện pháp có tính ứng dụng cao nhất,
đƣợc các nƣớc phát triển áp dụng rất thành công. Công nghệ WebGIS - tích hợp GIS
trên nền web- cung cấp khả năng quản lý thơng tin lãnh thổ trên cơ sở tích hợp các
thơng tin bản đồ và thơng tin thuộc tính của đối tƣợng trên nền Web -đã trở
thành một hƣớng đi mới mang lại hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tếxã hội trong đó có lĩnh vực quản lý đất đai. Việc kết hợp giữa khả năng phân tích
khơng gian của GIS và khả năng truyền tải, công khai thông tin trên Internet sẽ giúp
ngƣời dân tiếp cận với thơng tin địa chính và liên lạc, trao đổi thông tin với các bộ
chức năng một cách nhanh chóng. Đây sẽ là biện pháp mang lại hiệu quả và sẽ đƣợc
áp dụng phổ biến tại Việt Nam trong thời gian tới.
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn, lâu đời và phát triển ở nƣớc ta.
Tuy nhiên tại đây, công tác quản lý đất đai lại đƣợc biết đến với rất nhiều bất cập,
tranh chấp đất đai nổi cộm để lại hậu quả nghiêm trọng. Ngô Quyền là một trong ba
quận trung tâm của thành phố, có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh. Đây cũng là nơi tập trung các cơ quan nghiệp vụ của
thành uỷ, đoàn thể, các sở, ban, ngành của thành phố vì vậy là vai trị quản lý đất đai
tại đây rất đƣợc chú trọng. Tuy nhiên cơ sở dữ liệu bản đồ vẫn cịn thiếu sót, tại nhiều
phƣờng đã có bản đồ số nhƣng chƣa chuẩn hóa, các thơng tin thửa đất vẫn nằm rải rác
trên các phần mềm khác nhau, khả năng tiếp cận của ngƣời dân với những thơng tin
này cịn hạn chế và khó khăn. Từ những thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu
chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính bằng cơng nghệ WebGIS phục vụ công tác quản
lý đất đai tại phường Máy Chai, quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng”.
1



2. Mục tiêu nghiên cứu
Chuẩn hóa và tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính của phƣờng Máy Chai, quận Ngơ
Quyền, Hải Phịng bằng cơng nghệ WebGIS phục vụ cơng tác quản lý đất đai.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện những nội dung sau:
- Tổng quan nghiên cứu và thực tế ứng dụng WebGIS trong quản lý cơ sở dữ
liệu địa chính; xác lập cơ sở lý luận chuẩn hóa dữ liệu địa chính bằng GIS.
- Phân tích và lựa chọn các tính năng ứng dụng WebGIS trong chuẩn hóa, phổ
biến và quản lý thông tin đất đai.
- Xây dựng quy trình chuẩn hóa dữ liệu địa chính bằng phần mềm GIS.
- Xây dựng quy trình đƣa dữ liệu địa chính đã chuẩn hóa lên Website.
- Ứng dụng website đã xây dựng cho công tác quản lý đất đai tại phƣờng Máy
Chai, quận Ngơ Quyền, Hải Phịng và đánh giá hiệu quả sử dụng của website.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Phƣờng Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành
phố Hải Phòng.
Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau:
+ Tập trung nghiên cứu chuẩn hóa dữ liệu bằng ArcGIS;
+ Ứng dụng WebGIS vào cung cấp thơng tin địa chính cho ngƣời có nhu cầu
tìm hiểu qua Internet, trao đổi thơng tin giữa ngƣời có nhu cầu sử dụng các dịch vụ
liên quan đến đất đai với cán bộ có trách nhiệm thơng qua hệ thống diễn đàn của
WebGIS.
5. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn
a)

Tài liệu khoa học tham khảo: bao gồm cơng trình khoa học và nghiên

cứu liên quan tới nghiên cứu lý thuyết của đề tài:
- Tài liệu về quản lý đất đai: cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, hệ thống chính

sách pháp luật đất đai,...
- Tài liệu về sử dụng phần mềm: tài liệu hƣớng dẫn sử dụng phần mềm ArcGIS
và các phần mềm tạo lập Web.
b)

Tài liệu, số liệu thống kê tại địa phương

- Bản đồ địa chính phƣờng Máy Chai, quận Ngơ Quyền, Hải Phịng do phịng
Tài ngun Mơi trƣờng quận Ngơ Quyền cung cấp.
2


- Các tài liệu, số liệu nhân khẩu tại địa phƣơng.
c)

Tài liệu điều tra thực tế của học viên

- Tƣ liệu ghi chép thực tế trong quá trình khảo sát thực địa.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra thu thập các số liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai, tình hình kê
khai đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất và các tài liệu, số liệu về bản đồ địa chính, thơng tin thửa đất phƣờng
Máy Chai, quận Ngơ Quyền, Hải Phịng.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Kế thừa các tài liệu, số liệu, các loại bản đồ
của địa bàn nghiên cứu. Đánh giá, tổng hợp các số liệu theo quy chuẩn, loại bỏ các dữ
liệu thừa và khơng chính xác để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc,
tiến hành thống kê, so sánh số liệu giữa các dịnh dạng dữ liệu để phát hiện những biến
động, sai khác trong cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc. Từ đó, đánh giá và loại bỏ các dữ

liệu khơng chính xác, đồng thời cập nhập biến động lên bản đồ địa chính của địa bàn
nghiên cứu.
- Phương pháp bản đồ và WebGIS: Chuẩn hóa dữ liệu khơng gian và dữ liệu
thuộc tính về quản lý đất đai địa bàn nghiên cứu bằng phần mềm GIS. Đề tài đã sử
dụng phần mềm ArcGIS để chuẩn hóa dữ liệu địa chính của phƣờng Máy Chai và sử
dụng các phần mềm hỗ trợ thành lập web : PostgreSQL/PostGIS quản trị cơ sở dữ liệu
không gia; MapServer cung cấp dịch vụ bản đồ và GIS trên mạng Internet; Apache
điều khiển các truy nhập của ngƣời sử dụng để xây dựng đƣợc hệ thống thông tin về
đất đai trên mạng Internet với các chức năng cơ bản đáp ứng đƣợc công tác quản lý đất
đai tại địa phƣơng.
- Phương pháp điều tra nhanh với sự tham gia của cộng đồng: Trên cơ sở xây
dựng phiếu điều tra nhanh với sự tham gia của cộng đồng về việc đánh giá hiệu quả
các chức năng của website haiphonglandad.com và giới thiệu website tới cộng đồng tại
phƣờng Máy Chai, Quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến trao đổi, đóng góp của các cán bộ quản lý
đất đai tại quận Ngô Quyền, các chuyên gia và các cán bộ chuyên môn tại trung tâm ỹ
thuật Tài nguyên Môi trƣờng. Từ những ý kiến đóng góp đó, xây dựng các chức năng
của website phù hợp với nhu cầu của địa phƣơng.
3


7. Kết quả của đề tài
- Chuẩn hóa dữ liệu địa chính: bản đồ địa chính phƣờng Máy Chai, quận Ngơ
Quyền, thành phố Hải phịng đã đƣợc chuẩn hóa.
- Ứng dụng WebGIS vào công tác quả lý đất đai tại địa phương: đƣa bản đồ địa
chính phƣờng Máy Chai, quận Ngơ Quyền, thành phố Hải phịng đã đƣợc chuẩn hóa
lên Website; hƣớng dẫn khai thác, sử dụng thông tin trên Website.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Về mặt khoa học: góp phần hồn thiện cơ sở khoa học và cơng nghệ WebGIS
trong nghiên cứu chuẩn hóa dữ liệu địa chính và minh bạch dữ liệu địa chính phục vụ

công tác quản lý đất đai.
- Về mặt thực tiễn: xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phƣờng Máy Chai, quận
Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng tích hợp GIS trên Internet để từ đó làm cơ sở cho
phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa phƣơng.
9. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn đƣợc trình bày trong 60 trang đánh máy khổ A4; ngoài
phần mở đầu, kết luận và kiến nghị đề tài gồm có 3 chƣơng:
-

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, phƣơng pháp chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính
bằng cơng nghệ GIS và ứng dụng WebGIS phục vụ công tác quản lý đất đai

-

Chƣơng 2: Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính tại phƣờng Máy Chai, quận
Ngơ Quyền, Hải Phịng

-

Chƣơng 3: Ứng dụng công nghệ WebGIS phục vụ công tác quản lý đất đai
tại phƣờng Máy Chai, quận Ngơ Quyền, Hải Phịng

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP CHUẨN HÓA
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG CƠNG NGHỆ GIS VÀ ỨNG DỤNG
WEBGIS PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Trên thế giới

WebGIS là xu hƣớng phổ biến thông tin mạnh mẽ trên internet khơng chỉ dƣới
góc độ thơng tin thuộc tính thuần túy mà nó kết hợp đƣợc với thơng tin khơng gian
hữu ích cho ngƣời sử dụng. Sự phát triển ban đầu của GIS trên giao diện Web tập
trung vào trực quan hóa bản đồ với ứng dụng tiêu biểu là MapViewer (Xerox, 2004).
WebGIS tiếp tục phát triển với các chức năng truy vấn nhƣ MapServer ((University of
Minnesota, 2004), và dịch vụ bản đồ Tiger của Cục Dân số Hoa kỳ (U.S.Census
Bereau, 2004). Nói chung, xu hƣớng công nghệ GIS dựa trên Web đã và đang phát
triển từ việc xuất bản bản đồ đƣa lên mạng sang thành lập bản đồ trên mạng.[14]
Ngày nay, WebGIS đƣợc ứng dụng ngày càng nhiều ở các nƣớc phát triển, đem
lại nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội – môi trƣờng. Các dự án dựa trên web khác nhau
đã đƣợc thực hiện ở các cơ quan liên bang của Mỹ và Canada cho phép ngƣời dùng
truy cập vào các loại khác nhau của dữ liệu và các dịch vụ bản đồ bằng cách sử dụng
Web GIS. Nhiều dịch vụ dữ liệu công cộng cung cấp khả năng tƣơng tác để lấy dữ liệu
không gian và thông tin từ internet vào máy địa phƣơng. Ví dụ, thƣ viện dữ liệu địa lý
của bang Florida (FGDL, 2005) cung cấp một kho lƣu trữ dữ liệu không gian của bang
Florida cho khách hàng sử dụng các dịch vụ dữ liệu. Các trang web " Surf Your
Watershed" đƣợc phát triển bởi Cơ quan bảo vệ Môi trƣờng Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ
bản đồ cho khách hàng (U.S. Environmental Protection Agency, 2004). Dự án ứng
dụng bản đồ, OMIMA, đƣợc phát triển bởi Thủy sản và Đại dƣơng Canada (DFO) đã
chứng minh tính khả thi của việc kết hợp dự liệu raster và vector và phổ biến các kết
quả có hiệu quả trên Internet (Michalak và Wojnarowska, 2002). Bản đồ tƣơng tác của
thành phố thủ đơ của Nunavut, Iqualuit, và nó mơi trƣờng, đã đƣợc phát triển thành
công để xem và phân phối trên Internet bởi một nhóm trong Geomatics Canada
(Siekierska et al, 2000). Hệ thống WebGIS hỗ trợ phát triển cộng đồng tại tỉnh
Shimane - Nhật Bản, đƣợc phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu vùng núi
(Mountainous Region Research Center – MRRC), Văn phịng địa chính ảo (Virtual
cadastre office - OVC) của cơ quan quản lý đất đai Tây Ban Nha với các dịch vụ cung
5



cấp thơng tin thuộc tính đi kèm bản đồ cho các đối tƣợng khác nhau phục vụ cho các
giao dịch bất động sản trực tuyến…

Hình 1: Văn phịng đất đai ảo tại Tây Ban Nha [12]
1.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có rất nhiều cố gắng trong việc chuẩn
hóa và xây dựng hệ thống thơng tin đất đai. Có rất nhiều dự án đƣợc triển khai nhƣ
VILIS do trung tâm Ứng dụng và Phát triển cơng nghệ Địa chính phát triển, ELIS bản
quyền thuộc Cục CNTT - Bộ TN-MT, TMVLIS của tổng công ty Tài nguyên và Môi
trƣờng - Bộ TNMT. Các phần mềm đều đáp ứng đƣợc các tiêu chí xây dựng CSDL đất
đai, tron đó phần mềm VILIS nghiêng về hỗ trợ công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai
hơn (quản trị kho hồ sơ số,xử lý hồ sơ theo qui trình, cung cấp thơng tin trên cổng
thơng tin điện tử, quản lý biến động, kê khai đăng ký đất đai)...Tuy nhiên, các dự án
này đều đƣợc thực hiện trên nền tảng của các phần mềm thƣơng mại, giá thành đắt và
ít quan tâm tới các phần mềm mã nguồn mở. Công nghệ WebGIS mã nguồn mở đang
là xu hƣớng phổ biến thơng tin mạnh mẽ, có tính ứng dụng rất cao trong thực tế. Đã có
nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng WebGIS vào các mục đích xây dựng website thơng
tin hành chính” (Lê Văn Sơn - 2013) [7]; quản lý dữ liệu thủy lợi (Lê Văn Thạnh và
nnk, 2014); [8]; quản lý cơ sở dữ liệu du lịch” (Đoàn Thị Xuân Hƣơng, 2011 ) [6] ...
Có thể thấy WebGIS đã đƣợc ứng dụng nghiên cứu cho rất nhiều lĩnh vực trong đó có
cả lĩnh vực phục vụ cho cơng tác quản lý đất đai nhƣng nói chung là số lƣợng đề tài
vẫn cịn ít, sản phẩm cụ thể và ứng dụng thực tế chƣa cao.
6


Tại Hải Phòng việc ứng dụng WebGIS đã rất thành công trong giám sát sâu bệnh hại
lúa. Đây là một trong những kết quả của đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc mã số
KC.08.32/06-10 “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám vào việc giám sát tình
hình, cảnh báo và dự báo về một số loại sâu bệnh chính hại lúa, phục vụ cơng tác phịng trừ
sâu bệnh, bảo vệ mùa màng” do Trung tâm Công nghệ phần mềm thủy lợi thiết kế. Tuy

nhiên việc ứng dụng GIS để chuẩn hóa dữ liệu bản đồ đƣợc thực hiện rất chậm và WebGIS
phục vụ công tác quản lý đất đai thì chƣa có đề tài nghiên cứu nào có ứng dụng cụ thể.
1.2. Một số vấn đề lý luận về hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính
1.2.1. Khái niệm, thành phần và chức năng của hồ sơ địa chính
1.2.1.1. Khái niệm
Hệ thống hồ sơ địa chính là hệ thống bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, gồm
các thơng tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của thửa đất, về ngƣời
sử dụng đất, về quá trình sử dụng đất, đƣợc thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa
chính, đăng ký lần đầu và đăng ký biến động về sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (Hình 2) [1]

Hình 2: Yêu cầu thông tin đất đai trong quản lý nhà nước về đất đai
7


Hồ sơ địa chính là tài liệu cơ sở để thiết lập Hệ thống thông tin đất đai, Hệ
thống thông tin bất động sản. Theo thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT [2]về việc hƣớng
dẫn lập, chỉnh sửa, quản lý hồ sơ địa chính quy định hồ sơ địa chính gồm:
- Bản đồ địa chính.
- Sổ địa chính.
- Sổ mục kê đất đai.
- Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Bản lƣu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại tài liệu và đặc điểm sử dụng của chúng
mà hệ thống tài liệu trong hồ sơ địa chính đƣợc chia thành 2 loại :
+

Hồ sơ tài liệu gốc, lƣu trữ và tra cứu khi cần thiết.

+


Hồ sơ địa chính phục vụ thƣờng xun trong quản lý.

1.2.1.2. Vai trị của hệ thống hồ sơ địa chính đối với quản lý nhà nước về đất đai
Hồ sơ địa chính có vai trị rất quan trọng đối với cơng tác quản lý đất đai, nhất
là ở cấp cơ sở xã (phƣờng) và cấp huyện (quận). Điều này đƣợc thể hiện thông qua sự
trợ giúp của hệ thống đối với các nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai.

Hình 3. Vai trị của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai
Các thông tin trong hồ sơ địa chính phục vụ trực tiếp cho cơng tác thống kê,
kiểm kê đất, là cơ sở xác định nguồn gốc và tình trạng pháp lý của thửa đất phục vụ
8


cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ địa chính phục vụ đắc lực cho
cơng tác giao đất, cho thuê đất và cung cấp cơ sở thông tin sử dụng đất cho thanh tra,
giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai.
Hồ sơ địa chính cũng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý tài chính
về đất đai, đây là cơ sở để xác định hạng đất, giá trị tài sản gắn liền với đất và nghĩa vụ
tài chính của ngƣời sử dụng đất. Thơng tin trong hồ sơ địa chính phản ánh hiện trạng
sử dụng đất phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thông qua việc
cập nhật các biến động sử dụng đất, hồ sơ địa chính cho phép nhà quản lý theo dõi q
trình sử dụng đất.
Ở cấp độ vĩ mô, thông tin hồ sơ địa chính phản ánh thực trạng sử dụng đất làm
cơ sở để Nhà nƣớc xây dựng chính sách sử dụng đất đai trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Hồ sơ địa chính khơng chỉ có chức năng phục vụ quản lý nhà nƣớc về đất đai
mà còn thực hiện việc cung cấp các thông tin về sử dụng đất phục vụ nhu cầu thông tin
của cộng đồng.
1.2.1.3. Các thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta hiện nay

Theo nội dung và chức năng thì hệ thống hồ sơ địa chính ở nƣớc ta hiện nay
gồm có 2 thành phần: hồ sơ tài liệu gốc, lƣu trữ và tra cứu khi cần thiết và Hồ sơ địa
chính phục vụ thƣờng xuyên trong quản lý.
a)

Hồ sơ tài liệu gốc, lƣu trữ và tra cứu khi cần thiết
Hồ sơ tài liệu gốc là căn cứ pháp lý duy nhất làm cơ sở xây dựng và quyết định

chất lƣợng hồ sơ địa chính phục vụ thƣờng xun cho cơng tác quản lý. Nó bao gồm
các tài liệu sau:
- Các tài liệu gốc hình thành trong q trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính
bao gồm: toàn bộ thành quả giao nộp sản phẩm theo Luận chứng kinh tế - kĩ thuật đã
đƣợc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt của mỗi cơng trình đo vẽ lập bản đồ địa
chính trừ bản đồ địa chính, hồ sơ kĩ thuật thửa đất, sơ đồ trích thửa.
- Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến
động đất đai và cấp GCNQSDĐ: Các giấy tờ do chủ sử dụng đất giao nộp khi kê khai
đăng ký, các giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất, các giấy tờ liên quan tới nghĩa
vụ tài chính đối với nhà nƣớc,… nhƣ GCNQSDĐ cũ, văn tự mua bán, giấy phép xây
dựng nhà, bản án của Tòa án nhân dân,…
9


- Hồ sơ kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm đăng ký đất đai, xét cấp
GCNQSDĐ.
Nhƣ vậy, hồ sơ địa chính gốc là tập hợp những văn bản giấy tờ đƣợc hình thành
trong quá trình sử dụng đất nhằm xác nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất của chủ
sử dụng; chúng đƣợc hình thành khi xét kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ; khi những
thủ tục này hoàn thành, chúng chỉ có ý nghĩa là tài liệu lƣu trữ và đƣợc dùng để nghiên
cứu khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng.
b)


Hồ sơ địa chính phục vụ thƣờng xuyên trong quản lý
Bên cạnh hồ sơ gốc dùng lƣu trữ và tra cứu khi cần thiết còn có hồ sơ địa

chính phục vụ thƣờng xun trong quản lý. Nội dung của hồ sơ địa chính bao gồm các
thơng tin sau đây:
1. Số hiệu, kích thƣớc, hình thể, diện tích, vị trí của thửa đất (thể hiện trên bản
đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
2. Ngƣời sử dụng thửa đất (thể hiện trên sổ địa chính, sổ mục kê và giấy chứng
nhận QSDĐ);
3. Nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất (thể hiện trên sổ
địa chính và giấy chứng nhận);
4. Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và
chƣa thực hiện (thể hiện trên sổ địa chính, sổ mục kê và giấy chứng nhận);
5. Quyền và những hạn chế về quyền của ngƣời sử dụng đất (thể hiện trên sổ
địa chính và giấy chứng nhận);
6. Biến động trong quá trình sử dụng đất (thể hiện trên sổ địa chính, sổ theo dõi
biến động đất đai và giấy chứng nhận);
7. Các thông tin khác có liên quan (thể hiện trên sổ địa chính, bản đồ địa chính
và giấy chứng nhận).
Nội dung cụ thể của hồ sơ địa chính phục vụ thƣờng xuyên trong quản lý gồm
các loại tài liệu nhƣ sau:
* Bản đồ địa chính
Trong hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính phục vụ thƣờng xun cho quản lý thì
bản đồ địa chính là loại tài liệu quan trọng nhất. Bởi bản đồ địa chính cung cấp các
thơng tin khơng gian của thửa đất nhƣ vị trí, hình dạng, ranh giới thửa đất, ranh giới
nhà, tứ cận,.. Những thông tin này giúp nhà quản lý hình dung về thửa đất một cách
10



trực quan. Bên cạnh các thông tin không gian bản đồ địa chính cịn cung cấp các thơng tin
thuộc tính quan trọng của thửa đất và tài sản gắn liền trên đất nhƣ: loại đất, diện tích pháp
lý, số hiệu thửa đất,… Bản đồ địa chính gồm hai loại: Bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ
địa chính đƣợc lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ thống tọa độ nhà nƣớc..
* Sổ địa chính
+ Sổ địa chính là sổ đƣợc lập cho từng đơn vị xã, phƣờng, thị trấn để ghi về
ngƣời sử dụng đất, các thửa đất của ngƣời đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất
của ngƣời đó. Sổ địa chính đƣợc lập để quản lý việc sử dụng đất của ngƣời sử dụng đất
và để tra cứu thơng tin đất đai có liên quan đến từng ngƣời sử dụng đất.
+ Sổ địa chính gồm các thơng tin:
- Tên và địa chỉ ngƣời sử dụng đất.
- Thông tin về thửa đất gồm: số hiệu thửa đất, địa chỉ thửa đất, diện tích thửa
đất phân theo hình thức sử dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung), mục đích sử
dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, những
hạn chế về quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai chƣa thực hiện, số phát
hành và số vào sổ cấp GCNQSDĐ.
- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.
+ Sổ địa chính phải chỉnh lý trong các trƣờng hợp sau:
- Có thay đổi ngƣời sử dụng đất, ngƣời sử dụng đất đƣợc phép đổi tên.
- Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có đất.
- Có thay đổi hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất.
- Có thay đổi những hạn chế về quyền của ngƣời sử dụng đất.
- Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà ngƣời sử dụng đất phải thực hiện.
- Ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Chuyển từ hình thức đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất sang hình thức đƣợc Nhà
nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Sổ theo dõi biến động đất đai
+ Sổ theo dõi biến động đất đai đƣợc lập cho từng đơn vị xã, phƣờng, thị trấn.

Sổ đƣợc lập để theo dõi các trƣờng hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi
kích thƣớc và hình dạng thửa đất, ngƣời sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn
11


sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.
+ Sổ theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin:
- Tên và địa chỉ của ngƣời đăng ký biến động.
- Thời điểm đăng ký biến động.
- Số hiệu thửa đất có biến động.
- Số tờ bản đồ có thửa đất biến động.
- Nội dung biến động về sử dụng đất.
Theo Thông tƣ số 09/2007/TT-BTN&MT, hồ sơ địa chính ngồi Bản đồ địa
chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai cịn có Bản lƣu
GCNQSDĐ.
Qua đó có thể thấy, hồ sơ địa chính là tài liệu đƣợc sử dụng thƣờng xuyên
trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Do đó, nội dung của hồ sơ địa chính phải
đƣợc thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời, phù hợp với hiện trạng sử dụng đất để đáp
ứng nhu cầu quản lý về đất đai. Điều này trở nên rất dễ dàng khi thiết lập đƣợc CSDL
địa chính. Đó là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (gồm dữ liệu khơng
gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan) đƣợc sắp
xếp, tổ chức, để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thƣờng xuyên bằng phƣơng
tiện điện tử. Khi đó, các thơng tin cần thiết có thể khai thác trực tiếp từ CSDL địa
chính. Chính vì vậy, việc xây dựng CSDL địa chính là yêu cầu cơ bản đề xây dựng hệ
thống quản lý đất đai hiện đại.
1.2.2 Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính
1.2.2.1 Khái niệm
Theo công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21/09/2011 của Tổng cục
Quản lý đất đai thì cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu
địa chính (gồm dữ liệu khơng gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ

liệu khác có liên quan) đƣợc sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập
nhật thƣờng xuyên bằng phƣơng tiện điện tử.
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc
tính địa chính. Trong đó:
+ Dữ liệu bản đồ địa chính đƣợc lập để mơ tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên
quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin:

12


- Vị trí, hình dạng, kích thƣớc, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử
dụng của các thửa đất;
- Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sơng, ngịi, kênh, rạch,
suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nƣớc, đê, đập, cống; hệ thống đƣờng giao
thông gồm đƣờng bộ, đƣờng sắt, cầu và các khu vực đất chƣa sử dụng không có ranh
giới thửa khép kín;
- Vị trí, tọa độ các mốc giới và đƣờng địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ
giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn cơng trình;
- Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
+ Dữ liệu thuộc tính địa chính đƣợc lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất
đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của Luật Đất
đai bao gồm các thông tin:
- Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;
- Các đối tƣợng có chiếm đất nhƣng khơng tạo thành thửa đất (khơng có ranh giới
khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tƣợng, diên tích của hệ thống thủy văn,
hệ thống thủy lợi, hệ thống đƣờng giao thông và các khu vực đất chƣa sử dụng khơng
có ranh giới thửa khép kín;
- Ngƣời sử dụng đất hoặc ngƣời quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về chứng
minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;
- Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng,

nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ
tài chính về đất đai;
- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi
về thửa đất, về ngƣời sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất.
1.2.2.2 Quy trình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính
Một cơ sở dữ liệu địa chính muốn hoạt động tốt thì cần phải làm việc trên dữ liệu
đƣợc chuẩn hóa. Để tạo hành lang pháp lý mở đƣờng cho sự phát triển cơ sở dữ liệu địa
chính trên quy mơ tồn quốc, bộ Tài ngun và mơi trƣờng đã ban hành thông tƣ
17/2010/TT-BTNMT [4] quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính trong đó bao gồm:
1. Quy định nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính.
2. Quy định hệ quy chiếu không gian và thời gian áp dụng cho dữ liệu địa chính.
13


3. Quy định siêu dữ liệu địa chính.
4. Quy định chất lƣợng dữ liệu địa chính.
5. Quy định trình bày và hiển thị dữ liệu địa chính.
6. Quy định nguyên tắc, trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý và khái thác sử
dụng cơ sở dữ liệu địa chính.
Ngày 21/09/2011, Tổng cục Quản lý đất đai tiếp tục ban hành công văn số
1159/TCQLĐĐ-CĐKTK hƣớng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Theo đó ta có
quy trình tổng thể để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đạt chuẩn (Hình 4).:

Hình 4: Quy trình tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Từ sơ đồ trên có thể thấy quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gồm có 3
bƣớc chính:
14



- Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu khơng gian: từ các bản đồ đã có, sau q trình số hóa,
đo vẽ bổ xung, cập nhật biến động và chuẩn hóa, theo quy chuẩn để thu đƣợc bản đồ
địa chính chuẩn.
- Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu thuộc tính: từ các hồ sơ giấy qua trình nhập và quét
dữ liệu, xử lí thơng tin để tạo ra cơ sở dữ liệu thuộc tính đạt chuẩn.
- Tạo liên kiết giữa dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính đã đạt chuẩn, kiểm
tra và lọc bỏ các dữ liệu thừa sẽ tạo ra cơ sở dữ liệu địa chính đạt chuẩn.
1.3. Khả năng ứng dụng công nghệ WebGIS trong phục phụ công tác quản lý đất đai
1.3.1. Khái niệm về WebGIS
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về GIS nhƣng xét chung lại GIS cần đáp ứng
những yêu cầu: là một hệ thống gồm 4 phần: 1) Máy tính và các thiết bị ngoại vi có
khả năng thực hiện các chức năng vào, ra và xử lý thông tin của phần mềm; 2) Một
phần mềm có khả năng nhƣ nhập, lƣu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin
không gian và thơng tin thuộc tính, phân tích, biến đổi thơng tin trong cơ sở dữ liệu,
hiển thị và trình bày thông tin dƣới dạng khác nhau, với các biện pháp khác nhau; 3)
Có một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin không gian (thông tin địa lý) và các thơng tin
thuộc tính, đƣợc tổ chức theo ý đồ chuyên ngành nhất định; 4) Ngƣời sử dụng với các
kiến thức chuyên gia chuyên ngành. Tƣơng tự nhƣ vậy, cũng có nhiều định nghĩa khác
nhau về WebGIS. Một số định nghĩa phổ biến của WebGIS nhƣ sau:
- WebGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cập trên mạng với những chức
năng nhƣ: bắt giữ hình ảnh, lƣu trữ, hợp nhất dữ liệu , điều khiển , phân tích và hiển
thị dữ liệu không gian (theo Harder 1998).
- WebGIS là hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) đƣợc phân
bố thơng qua hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc thống nhất, phổ biến
(disseminate), giao tiếp với thông tin địa lý đƣợc hiển thị trên World Wide Web (theo
Edward, 2000).
Nhƣ vậy ta có thể hiểu đơn gian WebGIS là sự kết hợp của công nghệ GIS và
Internet, cho phép hiển thị và khai thác dữ liệu không gian cũng nhƣ dữ liệu thuộc tính
ngay ở trang Web. Xét về bản chất thì WebGIS chính là cơng nghệ GIS chạy trên nền
Internet.


15


Qua việc tìm hiểu về các cơng nghệ WebGIS, có thể nhận thấy nó có khả năng
hỗ trợ thiết kế một ứng dụng bản đồ trực tuyến cung cấp đầy đủ các thơng tin đất đai
và có ứng dụng cao trong thực tế với chi phí thấp. Một hệ thống WebGIS đơn giản
gồm máy chủ Internet (Internet Server), máy chủ bản đồ (Map Server) và hệ quản trị
cơ sở dữ liệu (Database managementsystem - DBMS).
1.3.2. Lợi thế và hạn chế của WebGIS vào công tác quản lý đất đai
1.3.2.1. Lợi thế của WebGIS vào công tác quản lý đất đai
Sử dụng Web Map Sever là sự lựa chọn kinh tế bởi:
- Thơng tin có khả năng phân phối trên tồn thế giới bởi Internet, ngƣời dùng có
thể tiếp cận thơng tin dễ dàng chỉ với một trình duyệt Internet và kết nối mạng.
- Ngƣời dùng internet có thể truy cập đến các ứng dụng GIS mà không phải
mua phần mềm GIS. Việc này sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí bởi giá để mua một
bản quyền phần mềm GIS khơng hề rẻ, bên cạnh đó ngƣời dùng chỉ có nhu cầu tra cứu
một vài thông tin đơn giản và có tính ngắn hạn thì khơng cần đến phải có một phần
mềm GIS chuyên dụng, thƣờng xuyên.
- Đối với phần lớn ngƣời dùng khơng có kinh nghiệm về GIS thì việc sử dụng
WebGIS sẽ đơn giản hơn việc sử dụng các phần mềm ứng dụng GIS khác bởi các chức năng
cơ bản của GIS đã đƣợc mã hóa thành các câu truy vấn đơn giản theo nhu cầu sử dụng.
- WebGIS là chức năng bổ sung cho GIS hoạt động trong mơi trƣờng rộng hơn
thơng qua mạng vì vậy khi đƣợc ứng dụng trên mạng nội bộ trong doanh nghiệp và cơ
quan chính phủ nhƣ thì đây sẽ là một phƣơng tiện phân phối và sử dụng dữ liệu không
gian địa lý chung.
Thông tin được dễ dàng cập nhật và trở nên đồng bộ trên toàn hệ thống.
Với một hệ thống dựa trên Server, tất cả các bản đồ và dữ liệu khác đƣợc duy
trì tập trung. Vì vậy khi máy chủ đƣợc cập nhật, tất cả mọi ngƣời ngay lập tức sử dụng
thông tin cập nhật trong ngày.Tƣơng tác hai chiều giữa các cấp quản lý và chủ sử dụng

đất có thể đƣợc thực hiện trên Web vì vậy nếu thơng tin có sai sót thì chủ sử dụng có
thể báo cáo lại cho cơ quan có thẩm quyền dễ dàng. Tận dụng đƣợc sức mạnh cộng
đồng trong việc thu thập dữ liệu địa chính giúp ngắn q trình hồn thiện cơ sở dữ liệu
phục vụ cơng tác quản lí. Vì vậy ứng dụng WebGIS sẽ giúp rất cần thiết để giảm tình
trạng chống chéo và thiếu xót trong cơ sở dữ liệu đất đai.

16


×