Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu xây dựng Website dạy và học cho nghành tin học tại cộng đồng Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 132 trang )

ÂY

Bộ giáo dục và đào tạo

Trường đại học bách khoa hà nội

Nguyễn Văn Duy

nghiên cứu
xây dựng website dạy và học
cho ngành tin học tại trường
cao đẳNG cộNG đồNG hà TÂY

luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật

Hà Nội - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DUY

NGHIẤN CỨU XÂY DỰNG WEBSITE DẠY VÀ HỌC
CHO NGÀNH TIN HỌC TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc:


TS. Lª Thanh Nhu

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, những gì mà tơi viết trong luận văn này là do sự
tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý
tưởng của các tác giả khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng
bảo vệ luận văn thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương
tiện thông tin nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì mà tơi đã cam đoan ở
trên.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2008
Tác giả

Nguyễn Văn Duy


LỜI CẢM ƠN
Sau gần năm tháng nghiên cứu và làm việc khẩn trương với sự giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình của TS. Lê Thanh Nhu (Khoa Sư phạm kỹ thuật,
trường đại học Bách Khoa Hà Nội) và luận văn "Nghiên cứu xây dựng
website dạy và học cho ngành tin học tại trường Cao đẳng Cộng đồng
Hà Tây" đã cơ bản được hồn thành.
Nhân dịp này, tơi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thanh Nhu đã trực
tiếp hướng dẫn và dành thời gian q báu để tơi hồn thành luận văn này.
Và tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô
trong khoa Sư phạm Kỹ thuật, Viện đào tạo và Bồi dưỡng sau đại học

trường đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy trong Ban giám hiệu, khoa
Công nghệ kỹ thuật cùng các thầy cô đồng nghiệp trường Cao đẳng Cộng
đồng Hà Tây đã giúp đỡ tôi rất nhiều về kiến thức chuyên môn, tài liệu
nghiên cứu để tơi có thể hồn thành thành luận văn này.
Tuy đã rất cố gắng, những không thể không thiếu sót trong luận văn
này, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ trong khoa Sư phạm kỹ
thuật cũng như bạn bè đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2008
Tác giả

Nguyễn Văn Duy


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.......................................

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HỌA..............................

4

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................

8

Chương I
TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING


1.1. Xu thế phát triển giáo dục và đào tạo trong thế kỷ 21............

11

1.1.1. Các xu hướng phát triển...................................................

11

1.1.2. Sự ra đời tất yếu của e-Learning......................................

11

1.2. Định nghĩa e-Learning............................................................

12

1.3. Đặc điểm và sự phát triển của e-Learning..............................

13

1.3.1. Một số hình thức trong e-Learning..................................

13

1.3.2. Ưu và nhược điểm của e-Learning...................................

13

1.4. Các khái niệm cơ bản trong e-Learning..................................


15

1.4.1. Các khái niệm cơ bản trong e-Learning...........................

15

1.4.2. Kiến trúc một hệ thống e-Learning..................................

18

1.5. Các thành phần cơ bản của hệ e-Learning..............................

19

1.5.1. Internet.............................................. ..............................

19

1.5.2. World Wide Web và ứng dụng........................................

22

1.5.3. Cổng đào tạo.............................................. .....................

25

1.5.4. Môđun học tập.................................................................

25


1.5.5. Hệ thống quản lý học tập.................................................

25

1.5.6. Hệ thống quản lý nội dung học tập..................................

26

1.6. Các yêu cầu khi thiết kế e-Learning........................................

26

1.7. Các bước thiết kế nội dung dạy học cho e-Learning...............

26

1.8. Cơ sở lý luận của đào tạo theo hình thức e-Learning.............

27

1.8.1. Về nhiệm vụ dạy học.......................................................

27

1.8.2. Quá trình dạy học.............................................................

28

1.8.3. Phương pháp dạy học.......................................................


28

Kết luận..........................................................................................

30

1


Chương II
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG WEBSITE DẠY VÀ HỌC CHO NGÀNH
TIN HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY

2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường..........................

31

2.1.1. Sơ lược về trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây.............

31

2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất.................................................

32

2.2. Khảo sát thực trạng trình độ tin học, ngồi ngữ của giảng .....
viên trong Nhà trường....................................................................

34


2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng website .....
dạy và học ngành tin học................................................................

35

2.3.1. Nội dung chương trình mơn tin học được giảng dạy tại .....
trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây.........................................

37

2.3.2. Đặc điểm nội dung các môn ngành Tin học.....................

39

2.3.3. Giới thiệu một số phần mềm, ngôn ngữ soạn bài giảng .....
điện tử và hỗ trợ quá trình đánh giá và kiểm tra........................

40

Kết luận..........................................................................................

70

Chương III
XÂY DỰNG WEBSITE DẠY VÀ HỌC CHO NGÀNH TIN HỌC
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY

3.1. Cổng quản lý Moodle

71


3.1.1. Giới thiệu hệ quản trị đào tạo Moodle.............................

71

3.1.2. Cài đặt Moodle.................................................................

77

3.2. Xây dựng website dạy và học cho ngành tin học tại trường .....
Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây.........................................................
3.2.1. Cài đặt website dạy và học trong Moodle
3.2.2. Hoàn thành website dạy và học
3.3. Đề xuất quy trình đưa bài giảng vào Moodle

86
86
121
124

Kết luận.......................................................................................... 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................

126

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 128
2


DANH MỤC

BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ MINH HỌA
Hình 1.1. Kiến trúc một hệ thống e-Learning
Hình 1.2: Các thành phần và dịch vụ của một LMS
Hình 1.3: Các bước thiết kế nội dung học tập
Bảng 2.1: Trình độ đội ngũ giảng viên trong trường
Hình 2.1: Các mơđun của Hot Potatoes
Hình 2.2: Màn hình nhập liệu JQuiz
Hình 2.3: Cấu hình Hot Potatoes
Hình 2.4: Thêm đoạn văn bản
Hình 2.5: Thiết lập thời gian làm bài
Hình 2.6: Chèn ảnh từ trang Web
Hình 2.7: Chèn ảnh từ một file trên máy
Hình 2.8: Chèn file media
Hình 2.9: JQuiz
Hình 2.10: Chế độ soạn thảo Advanced
Hình 2.11: Quản lý câu hỏi
Hình 2.12: Xóa một câu hỏi
Hình 2.13: Tự động điền các thơng tin phản hồi
Hình 2.14: Cấu hình JQuiz
Hình 2.15: Bài tập được tạo bởi mơđun JQuiz
Hình 2.16: Màn hình soạn thảo JCloze
Hình 2.17: Soạn thảo các đoạn trống
Hình 2.18: Màn hình soạn thảo JCloze
Hình 2.19: Cấu hình JCloze
Hình 2.20: Câu hỏi JCloze (Textbox)
Hình 2.21: Câu hỏi JCloze (Listbox)
Hình 2.22: Màn hình soạn thảo mơđun JMatch

4



Hình 2.23: Tráo đổi câu hỏi trong vai trị so khớp
Hình 2.24: JMatch Drag/Drop
Hình 2.25: JMatch (List)
Hình 2.26: JMatch (Flashcards)
Hình 2.27: Màn hình soạn thảo JMix
Hình 2.28: Cấu hỏi JMix
Hình 2.29: Lỗi khi thực hiện câu hỏi JMix
Hình 2.30: Màn hình soạn thảo JCross
Hình 2.31: Soạn thảo các gợi ý cho ơ chữ
Hình 2.32: Soạn thảo nhanh thơng qua các chức năng Make the grid
Hình 2.33: Ơ chữ được tạo bởi JCross
Hình 2.34: Màn hình soạn thảo Masher
Hình 2.35: File Index được tạo ra bởi mơđun Masher
Hình 2.36: Quản lý các Hotpot
Hình 2.37: Các thơng tin thống kê cho bài thi
Hình 2.38: Chi tiết thơng tin thống kê cho bài thi
Hình 3.1: Thị phần các LMS chính
Hình 3.2: Cài đặt XAPPP 1.6.0a
Hình 3.3: Chọn thư mục cài đặt
Hình 3.4: Tùy chọn cài đặt
Hình 3.5: Kết thúc quá trình cài đặt XAMPP 1.6.0a
Hình 3.6: Khởi động Apache và MySql
Hình 3.7: Tạo cơ sở dữ liệu cho Moodle
Hình 3.8: Cài đặt Moodle
Hình 3.9: Kiểm tra các thiết lập PHP
Hình 3.10: Cấu hình địa chỉ Moodle_Apache
Hình 3.11: Cấu hình cơ sở dữ liệu
Hình 3.12: Lỗi cấu hình
Hình 3.13: Yêu cầu bản quyền

5


Hình 3.14: Thơng tin phiên bản hiện hành
Hình 3.15: Thiết lập thơng số cấu hình
Hình 3.16: Giao diện thiết kế sau khi cài đặt Moodle hồn thành
Hình 3.17: Đăng nhập hệ thống
Hình 3.18: Qn mật khẩu
Hình 3.19: Trang chủ khóa học
Hình 3.20: Điều hành khóa học
Hình 3.21: Chỉ định vai trị người sử dụng
Hình 3.22: Sao lưu khóa học
Hình 3.23: Chi tiết sao lưu khóa học
Hình 3.24: File được sao lưu
Hình 3.25: Nạp file dữ liệu khóa học
Hình 3.26: Bắt đầu lại dữ liệu của khóa học
Hình 3.27: Báo cáo cho các hoạt động
Hình 3.28: Tạo mới Scales
Hình 3.29: Khối danh sách
Hình 3.30: Khối lịch hoạt động
Hình 3.31: Danh sách các khóa học của của người học
Hình 3.32: Các khối hoạt động
Hình 3.33: Những việc dự kiến
Hình 3.34: Khối quản trị khóa học
Hình 3.35: Các hoạt động gần đây
Hình 3.36: Khối thơng báo mới nhất
Hình 3.37: Thêm mới một tài nguyên và hoạt động
Hình 3.38: Các loại tài nguyên
Hình 3.39: Soạn thảo 1 văn bản
Hình 3.40: Soạn thảo một trang web

Hình 3.41: Liên kết tới 1 File hoặc website
Hình 3.42: File mới được tạo lên
6


Hình 3.43: Danh sách các hoạt động của khóa học
Hình 3.44: Thêm một bài học mới
Hình 3.45: Trang giới thiệu
Hình 3.46: Thêm một bảng phân nhánh
Hình 3.47: Thêm một trang câu hỏi
Hình 3.48: Thêm mới diễn đàn
Hình 3.49: Thêm bài tập mới dưới dạng File
Hình 3.50: Thêm bài tập mới dưới dạng tập tin
Hình 3.51: Thêm bài tập mới dưới dạng Văn bản
Hình 3.52: Thêm bài tập mới dạng offline
Hình 3.53: Thêm một Scorm mới
Hình 3.54: Thêm một đề thi mới
Hình 3.55: Thêm mới câu hỏi cho đề thi
Hình 3.56: Soạn thảo danh mục
Hình 3.57: Hiển thị thơng tin về các đề thi
Hình 3.58: Soạn thảo danh mục
Hình 3.59: Nhập câu hỏi từ file
Hình 3.60: Lựa chọn soạn thảo các câu hỏi
Hình 3.61: Thêm câu hỏi cho đề thi
Hình 3.62: Thêm mới câu hỏi tự luận
Hình 3.63: Giao diện trang chủ
Hình 3.64: Tạo mới tài khoản
Hình 3.65: Các khóa học của học viên
Hình 3.66: Sau khi Giáo viên đăng nhập
Hình 3.67: Quy trình đưa bài giảng điện tử vào Moodle.


7


DANH MỤC
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADL

Advanced Distributed Learning Network

AICC

Aviation Industry CBT Committee

CAM

Content Aggregation Modul

CBT

Computer-Based Training

CMS

Course Management System

E-LEARNING

Electronic Learning


HTML

HyperText Makeup Language

HTTP

HyperText Transfer Protocol

IEEE

The Institute of Electrical and Electronics Engineers

IMS

Instructional Management Systems

IP

Internet Protocol

LAN

Local Area Networks

LCMS

Learning Content Management System

LMS


Learning Management System

MOODLE

Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environmen

PHP

Hypertext Preprocessor

RTE

Run Time Environment

SCORM

Sharable Content Object Reference Model

TBT

Technology Based Training

TCP

Transmission Control Protocol

VLE

Virtual Learning Environment


WAN

Wide Area Networks

WBT

Wed-Based Training

WWW

World Wide Web

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là nước đang phát triển mạnh và đã gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Một yêu cầu đặt ra đối với nền giáo dục Việt
Nam là đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Đặc
biệt việc dạy học ngày nay phải đáp ứng tính chất năng động của nghề
nghiệp cũng như đối tượng học khơng có nhiều thời gian, và ở nhiều nơi
đối tượng học khơng có điều kiện đến trường tham gia vào lớp học.
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và phát triển giáo dục và đào tạo khối
kỹ thuật của Đảng và Nhà nước đến năm 2010: “Tạo bước chuyển biến về
chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới,
phù hợp với thực tiễn Việt Nam… hướng tới một xã hội học tập.”
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, việc sử
dụng phương pháp tích cực hóa dạy học, phát triển các hình thức tổ chức
đào tạo mở ở Việt Nam như dạy học có sự trợ giúp của máy tính, hình

thức đào tạo từ xa với sử dụng cơng nghệ web, việc tích hợp đa phương
tiện với hệ thống Internet trong dạy học các môn kỹ thuật đã tạo nhiều cơ
hội cho người học có thể học mọi lúc, mọi nơi.
Ở khối các trường Cao đẳng Cộng đồng, việc dạy học các môn kỹ
thuật dựa trên Internet vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và ứng dụng vào
thực tiễn, vì thế luận văn này "Nghiên cứu xây dựng website dạy và học
cho ngành tin học tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây" nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học và đa dạng hóa các hình thức dạy học giúp cho
người học:
- Học mọi lúc.
- Học được ở mọi nơi.
- Học tập suốt đời.
- Học tập một cách mở và mềm dẻo.

8


2. Mục đích của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về e-Learning, nghiên cứu xây
dựng website để dạy và học các môn chuyên ngành tin học trên mạng,
nhằm đa dạng hóa các hình thức dạy học và thực hiện việc xã hội hóa học
tập tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây.
3. Phạm vi nghiên cứu
Cách thức tổ chức đưa e-Learning vào dạy các môn học chuyên
ngành tin học ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây. Soạn bài giảng điện
tử mơn "Lập trình C", câu hỏi trắc nghiệm và xây dựng website dựa theo
hệ quản trị đào tạo Moodle.
4. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học các môn chuyên ngành tin học từ xa qua mạng tại
trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về e-Learning.
- Đánh giá thực trạng việc dạy và học tin học tại trường Cao đẳng
Cộng đồng Hà Tây.
- Nghiên cứu những đặc điểm của việc dạy học các môn chuyên
ngành tin học ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây trên mạng.
- Nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn phần mềm soạn bài giảng điện tử.
- Nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn phần mềm hỗ trợ quá trình xây
dựng các bài đánh giá kiểm tra đi kèm với nội dung bài giảng.
- Xây dựng quy trình thiết kế nội dung học tập cho các bài giảng điện
tử để tiến hành tổ chức dạy học trên mạng.
- Tiến hành xây dựng bài giảng điện tử.
- Nghiên cứu, lựa chọn cổng thông tin và đưa bài giảng lên mạng.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (tham khảo tài liệu, phân tích,
đánh giá, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến luận văn).
9


- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (quan sát, xây dựng chương
trình thử nghiệm).
7. Cấu trúc nội dung luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về e-Learning.
Chương II: Thực trạng ứng dụng website dạy và học cho ngành tin
học tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây.
Chương III: Xây dựng website dạy và học cho ngành tin học tại
trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây.

10



Chương I

TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING
1.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG
THẾ KỶ 21
1.1.1. Các xu hướng phát triển
Sự chuyển hướng của quá trình dạy học:
- Từ dạy-học tập trung sang dạy-học tự giác, đòi hỏi người học tích
cực, chủ động và hứng thú trong học tập.
- Từ học trên lớp sang học bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu và cho bất cứ
ai muốn học (tất nhiên khi đã đủ điều kiện nhập học).
- Từ việc học tập trên giấy qua phấn bảng sang học tập trực tuyến.
- Từ việc sử dụng các phòng học, phịng thí nghiệm và trang thiết bị
thật sang việc sử dụng các phịng học, phịng thí nghiệm và trang thiết bị
ảo được tích hợp trên mạng.
- Từ việc chuẩn bị nội dung dạy học theo định kỳ sang thời gian thực.
1.1.2. Sự ra đời tất yếu của e-Learning
Ngày nay, yêu cầu về tổ chức học tập trong các trường học đã chứng
tỏ vị thế quan trọng của quá trình học tập. Chúng ta khơng chỉ quan tâm
đến khóa học, mà hơn thế nữa phải giải thích được mối quan hệ giữa việc
đầu tư vào quá trình dạy học và chiến lược đào tạo sao cho hiệu quả, tạo ra
và duy trì một nền giáo dục mang tính chia sẻ và sáng tạo. Việc xây dựng
một q trình học tập có tổ chức chính là tạo ra một mơi trường và một
nền giáo dục khuyến khích sự sáng tạo và chia sẻ kiến thức tới mọi người,
hỗ trợ một bầu không khí học tập tích cực, và đảm bảo rằng những gì mà
người học đều liên quan tới các hoạt động, các quyết định của chúng ta
trong tương lai.
Tuy nhiên, do khối lượng thông tin kiến thức mà người học cần thu

nhận là rất lớn, cùng với nhu cầu học tập ngày càng tăng nên việc đa dạng
hóa loại hình học tập trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Đặc biệt, đối
với những người quá bận rộn và bị phân tán do thời gian eo hẹp, để hỗ trợ
quá trình học tập cần phải có một cơng cụ mới ra đời. Sự hình thành và

11


phát triển của mạng thơng tin viễn thơng tồn cầu, Internet chính là một
cơng cụ đáp ứng được u cầu trên: học vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi
đâu khi có thể.
Vì vậy, tổ chức một q trình học tập trên Internet một cách có tổ
chức, e-Learning, là một trong những hướng hỗ trợ mạnh mẽ quá trình
đào tạo hiện nay.
1.2. ĐỊNH NGHĨA E-LEARNING
E-learning là một phạm trù công nghệ giáo dục rất mới mẻ. Theo
quan điểm định nghĩa của một số nhà khoa học, công ty trên thế giới về eLearning:
E-Learning là sử dụng các công nghệ web và Internet trong học tập
(William Horton).
E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa
trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).
E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền
tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền
thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE
Center).
Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc
truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, băng đĩa video,
các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính
(CBT) (Sun Microsystems, Inc).
Việc truyền tải các hoạt động, q trình và sự kiện đào tạo, học tập

thơng qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CDROM, băng đĩa video, DVD, TV, các thiết bị cá nhân… (e-Learningsite).
Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thơng
tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và
phát triển khả năng cá nhân. (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới eLearning trong doanh nghiệp).
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung lại, có thể đưa
ra khái niệm e-Learning như sau:

12


E-Learning là việc học tập hay đào tạo dựa trên công nghệ thông tin
và truyền thông (công nghệ mạng, kĩ thuật mô phỏng, kĩ thuật đồ họa,…)
và được phân phối qua Internet, CD-ROM, DVD, Tivi, hay các thiết bị cá
nhân (điện thoại di động),…[5]
1.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA E-LEARNING
1.3.1. Một số hình thức trong e-Learning
Có nhiều hình thức đào tạo gần gũi với e-Learning và có thể coi đó là
những sự thể hiện khác nhau của e-Learning như là:
- CBT (Computer-Based Training): đào tạo dựa trên máy tính,
- Distance Learning: đào tạo từ xa,
- Online Learning/Training: đào tạo trực tuyến,
- TBT (Technology Based Training): đào tạo dựa trên công nghệ,
- WBT (Web-Based Training): đào tạo qua mạng.
1.3.2. Ưu và nhược điểm của e-Learning
Hiện nay, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam vẫn quen với hình thức
đào tạo truyền thống, đó là hình thức dạy và học tập trung người học và
người dạy trên một lớp học, người được truyền thụ kiến thức trực tiếp từ
người dạy thông qua các giờ lên lớp.
Nhược điểm của phương pháp này là sự hạn chế về không gian và
thời gian của học viên và giáo viên. Đặc biệt trong hoàn cảnh xã hội đang

cần sự vận động khơng ngừng thì hình thức đào tạo này chỉ phù hợp với
một số lượng người nhất định (học sinh, sinh viên) trong số rất nhiều
người có nhu cầu học tập.
Và e-Learning ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Ứng dụng e-Learning
cung cấp các giải pháp đào tạo tiên tiến dựa trên công nghệ thơng tin. Nó
cung cấp khả năng “tham gia các khóa học tốt nhất, dạy bởi các giáo viên
giỏi nhất chỉ là một người”. Mọi rào cản về không gian và thời gian đều
bị xóa bỏ, học viên có thể học mọi lúc, mọi nơi và suốt đời. Hệ thống eLearning có tính tương tác cao dựa trên các cơng cụ và ứng dụng đa
phương tiện (multimedia), tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin
dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và
sở thích của từng người. Đối với các ngành công nghệ, học viên được
13


cung cấp ngay các bài thực hành để có thể nắm bắt tốt hơn kiến thức thực
tế. Ứng dụng e-Learning có thể tạo ra kho kiến thức phong phú, là nơi
chia sẻ các nguồn tài nguyên giáo dục tốt nhất do đó tăng hiệu quả đào
tạo và tạo động lực cho phát triển giáo dục. Ngoài ra, giải pháp eLearning cũng làm giảm đáng kể kinh phí đào tạo của các tổ chức thơng
qua việc tiết kiệm chi phí đi lại, thuê địa điểm và chi phí phát triển nội
dung đào tạo.
E-Learning có rất nhiều ưu điểm so với hình thức đào tạo truyền
thống. Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là liệu e-Learning có thể thay thế
hồn tồn được hình thức đào tạo truyền thống hay khơng? Câu trả lời
chắc chắn là không, cùng với nhiều hệ thống khác như: e-commerce, egovernment, e-Learning sẽ chỉ cùng song song tồn tại và hỗ trợ cho hình
thức truyền thống. E-Learning đòi hỏi tinh thần tự giác và trách nhiệm của
học viên vì khơng có sự giám sát của giáo viên, do vậy chất lượng đào tạo
e-Learning vẫn là một vấn đề đặt ra. Ngồi ra, e-Learning cũng khó phát
huy tác dụng đối với những môn học cần sự hướng dẫn trực tiếp của giáo
viên như: thể thao, tâm lý…
Chính vì những đặc điểm này mà tùy trường hợp e-Learning có thể

được dùng như mơ hình:
- Mơ hình đào tạo hồn tồn qua mạng,
- Mơ hình hỗ trợ cho đào tạo truyền thống,
- Mơ hình kết hợp (blended).
Ngồi ra người ta cịn phân biệt học đồng bộ và khơng đồng bộ. Học
đồng bộ (Asynchron) là giáo viên, người hướng dẫn và người học đang
đồng thời liên lạc với nhau (thời gian thực), thí dụ như chat room. Cịn
học khơng đồng bộ là người học và giáo viên, người hướng dẫn không liên
lạc ngay với nhau. Thí dụ: Người học có thể gửi câu hỏi thắc mắc song
giáo viên lúc đó đi vắng, một thời gian sau mới về và trả lời thắc mắc, như
khi gửi email.

14


1.4. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG E-LEARNING
1.4.1. Các khái niệm cơ bản trong e-Learning

Dưới đây là các khái niệm cơ bản trong e-Learning như: bài giảng
điện tử, công cụ tạo bài giảng điện tử, chuẩn và đặc tả, hệ quản trị nội
dung/hệ quản trị đào tạo.
Bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử đơn giản có thể là một đoạn văn bản, một tệp âm
thanh, hình ảnh, một bài trình chiếu hay cũng có thể là một bài giảng
multimedia (có thể kết hợp nhiều đoạn văn bản, âm thanh, hình ảnh) được
tạo ra giúp giáo viên sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy.
Phân biệt rõ một số thuật ngữ:
- Giáo án: là kế hoạch lên lớp của giáo viên. (lesson plan)
- Bài trình chiếu (presentation).
- Cua học (tiếng Anh: course, tiếng Pháp: cour) là dãy hoạt động

giảng dạy liên quan đến một môn học của một giáo viên xác định, trong
một khung thời gian và địa điểm nhất định, nhằm cung cấp cho người học
một văn bằng chứng chỉ.
- Một khố học có thể có nhiều cua học.
Cơng cụ tạo bài giảng điện tử
Công cụ tạo bài giảng điện tử (Authoring Tools) là các phần mềm
công cụ trợ giúp việc tạo nội dung học tập một cách dễ dàng như là:
Powerpoint, Word, eXe, LectureMAKER, Hot Potatoes… Các công cụ tạo
bài giảng có thể được chia thành các nhóm:
- Công cụ soạn thảo bài giảng thông thường (dạng văn bản),
- Công cụ mô phỏng/giả lập,
- Công cụ kiểm tra và đánh giá,
- Cơng cụ tạo bài trình bày multimedia.
Chuẩn và đặc tả
Tổ chức Tiêu chuẩn thế giới (International Organization for
Standardization) định nghĩa chuẩn như sau:

15


"Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu
chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các
chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật
liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng".[5]
Trong e-Learning chuẩn/đặc tả sử dụng cho việc đóng gói các nội
dung học tập, quy định cách thức trao đổi thông tin giữa các thành phần
nội dung, tái sử dụng/chia sẻ/phân phối nội dung, đem lại tính bền vững
cho nội dung (vẫn có thể sử dụng được các nội dung học tập khi công
nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại), giảm thời gian và chi phí tạo
nội dung, đảm bảo chất lượng của nội dung. Vì vậy các cơng cụ tạo nội

dung nên tuân theo các chuẩn hiện hành trên thế giới. Dưới đây là một số
chuẩn/đặc tả về e-Learning được sử dụng phổ biến trên thế giới:
- Chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model):
+ SCORM là mơ hình tham khảo (Reference Model) được chấp nhận
rộng rãi và thành công nhất của các đặc tả IMS cho đóng gói nội dung và
đặc tả AICC cho giao tiếp với máy tính. SCORM được phát triển bởi tổ
chức ADL (Advanced Distributed Learning Network). Sự phát triển của
nó thơng qua các đặc tả IMS, đặc tả AICC và các chuẩn IEEE.
+ SCORM là một tập hợp các đặc tả và chuẩn được đóng gói thành
một tập hợp các “sách kỹ thuật”. Mỗi một cuốn sách có thể được xem như
một cuốn sách riêng biệt đóng gói vào một thư viện lớn. Gần như tất cả
các đặc tả và hướng dẫn được lấy từ các tổ chức khác. Các cuốn này bao
gồm ba cuốn: Mô hình tập hợp nội dung (Content Aggregation Model,
CAM), Mơi trường chạy (Run-Time Environment, RTE) và định vị, dẫn
đường và sắp xếp (Sequencing & Navigation, S&N).
- Chuẩn IMS (IMS Global Learning Consortium, Inc.)
- Chuẩn AICC (Aviation Industry CBT Committee)
- Các chuẩn Media: HTML, XML, GIF, JPEG, MPEG…
Hệ quản trị nội dung/Hệ quản trị học tập
Hệ quản trị học tập (Learning Management System - LMS) là phần
mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên
và nội dung, giữa học viên và giảng viên. Đôi khi người ta cũng gọi là
Course Management System (CMS). Một Hệ quản trị nội dung học tập
(Learning Content Management System - LCMS) là hệ thống dùng để tạo,
16


lưu trữ, tổng hợp, và phân phối nội dung e-Learning dưới dạng các đối
tượng học tập (learning objects). Vậy đặc điểm chính để phân biệt LMS
với LCMS là việc tạo và quản lý các đối tượng học tập.

Hệ quản trị nội dung/Hệ quản trị đào tạo là thành phần quan trọng
nhất của một hệ thống e-Learning, bao gồm các module khác nhau giúp
cho quá trình học tập trên mạng được thuận tiện. Các chức năng chính của
một hệ quản trị nội dung/hệ quản trị đào tạo:
- Đăng kí: học viên đăng kí học tập thơng qua mơi trường web. Quản
trị viên và giáo viên cũng quản lý học viên thông qua môi trường web.
- Lập kế hoạch: lập lịch các cua học và tạo chương trình đào tạo
nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.
- Phân phối: phân phối các cua học trực tuyến, các bài thi và các tài
nguyên khác.
- Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo
cáo.
Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail,
chia sẻ màn hình và e-seminar.
- Kiểm tra: cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
của học viên.
- Nội dung: tạo và quản lý các đối tượng học tập (thường chỉ có trong
LCMS).
Học liệu mở
Học liệu mở (OpenCourseWare): Là việc xuất bản các tài liệu giảng
dạy chất lượng cao mở và miễn phí, được tổ chức dưới dạng các khóa học
truy cập được qua web.
Một website được gọi là OpenCourseWare khi:
- Xuất bản các tài liệu được tạo ra bởi các giáo viên (đôi khi là các
đồng nghiệp và sinh viên cũng tham gia),
- Các tài liệu được cung cấp miễn phí khi khơng sử dụng vào mục
đích thương mại,
- Truy cập được qua web,
- Cho phép sử dụng và sử dụng lại, và phân phối lại.
17



1.4.2. Kiến trúc một hệ thống e-Learning
Hình vẽ dưới đây mơ tả kiến trúc của một hệ thống e-Learning:

Hình 1.1. Kiến trúc một hệ thống e-Learning
Quan sát trên hình vẽ, cho thấy:
- Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu, thông qua giao thức
World Wide Web (WWW).
- Hệ thống e-Learning sẽ được tích hợp vào Portal của trường học
hoặc doanh nghiệp. Như vậy hệ thống e-Learning sẽ phải tương tác tốt với
các hệ thống khác trong trường học như hệ thống quản lý sinh viên, hệ
thống quản lý giáo viên, lịch giảng dạy… cũng như các hệ thống của
doanh nghiệp như là ERP, HR…
- Một thành phần rất quan trọng của hệ thống chính là hệ thống quản
lý học tập (LMS) bao gồm nhiều module khác nhau, giúp cho quá trình
học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh
của mạng Internet, ví dụ như:
+ Diễn đàn để trao đổi ý kiến giữa các thành viên của một lớp,
+ Khảo sát lấy ý kiến của mọi người về một vấn đề nào đó,
+ Kiểm tra và đánh giá,
18


+ Trao đổi trực tuyến (Chat),
+ Phát video và audio trực truyến,
+ Module Flash.
- Một thành phần quan trọng khác là các công cụ tạo nội dung
(authoring tools). Hiện nay có 2 cách tạo nội dung là:
+ Trực tuyến (online), có kết nối với mạng Internet

+ Ngoại tuyến (offline), khơng cần kết nối với mạng Internet.
Những hệ thống như hệ thống quản trị nội dung học tập LCMS cho
phép tạo và quản lý nội dung trực tuyến. Giáo viên có thể cài đặt các
công cụ soạn bài giảng ngay trên máy tính cá nhân của mình và soạn bài
giảng. Với những nước và khu vực mà cơ sở hạ tầng mạng chưa tốt thì
việc dùng các cơng cụ soạn bài giảng là một sự lựa chọn hợp lý. Một hệ
thống tạo nội dung mềm dẻo thường cho phép kết hợp giữa soạn bài
giảng online và offline.
- Với các trường và cơ sở có quy mơ lớn cần phải quản lý kho bài
giảng lớn và muốn chia sẻ cho các trường khác thì phải sử dụng giải pháp
kho chứa bài giảng. Kho chứa bài giảng này cho phép lưu trữ, quản lý
thông tin về các bài giảng (thường dùng các chuẩn về metadata của IEEE,
IMS, và SCORM). Hơn nữa, thường có các máy tìm kiếm đi kèm, tiện cho
việc tìm kiếm các bài giảng (hoặc tổng quát hơn là đối tượng học tập). Đôi
khi các LCMS cũng đủ mạnh để thực hiện việc quản lý này hoặc cũng có
các sản phẩm chuyên biệt cho nhiệm vụ này.
- Các chuẩn/đặc tả là một thành phần kết nối tất cả các thành phần
của hệ thống e-Learning. LMS, LCMS, công cụ soạn bài giảng, và kho
chứa bài giảng sẽ hiểu nhau và tương tác được với nhau thông qua các
chuẩn/đặc tả. Chuẩn và đặc tả e-Learning cũng đang phát triển rất nhanh
tạo điều kiện cho các công ty và tổ chức tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm
e-Learning, và người dùng có rất nhiều sự lựa chọn [5].
1.5. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ E-LEARNING
1.5.1. Internet
Internet là một mạng máy tính nối hàng triệu máy tính với nhau trên
phạm vi tồn thế giới. Internet có lịch sử rất ngắn, nó có nguồn gốc từ một

19



dự án của Bộ Quốc phịng Mỹ có tên là ARPANET vào năm 1969, dự án
nhằm thực nghiệm xây dựng một mạng nối các trung tâm nghiên cứu khoa
học và quan sự với nhau. Đến năm 1970 đã có thêm hai mạng: Store-andforwarrd và ALOHAnet, đến năm 1972 hai mạng này đã được kết nối vói
ARPANET. Cũng trong năm 1972 Ray Tomlinson phát minh ra chương
trình thư tín điện tử email. Chương trình này đã nhanh chóng được ứng
dụng rộng rãi để gửi các thông điệp trên mạng phân tán.
Kết nối quốc tế đầu tiên vào ARPANET từ University College of
London (Anh) và Royal Radar Establishment (Na Uy) được thực hiện vào
năm 1973. Thành công vang dội của ARPANET đã làm nó nhanh chóng
được phát triển, thu hút hầu hết các trường đại học tại Mỹ. Do đó tới năm
1983 nó đã được tách thành hai mạng riêng: MILNET tích hợp với mạng
dữ liệu quốc phòng (Defense Data Netword) dành cho các địa điểm quân
sự và ARPANET dành cho các địa điểm phi quân sự.
Sau một thời gian hoạt động, do một số lý do kỹ thuật và chính trị, kế
hoạch sử dụng mạng ARPANET không thu được kết quả như mong muốn.
Vì vậy Hội đồng khoa học quốc gia Mỹ (National Science Foundation) đã
quyết định xây dựng một mạng riêng NSFNET liên kết các trung tâm tính
tốn lớn và các trường đại học vào năm 1986. Mạng này phát triển hết sức
nhanh chóng, khơng ngừng được nâng cấp và mở rộng liên kết tới hàng
loạt các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo của nhiều nước
khác nhau.
Cũng từ đó thuật ngữ Internet ra đời. Dần dần kỹ thuật xây dựng
mạng ARPANET đã được thừa nhận bởi tổ chức NSF, kỹ thuật này được
sử dụng để dựng mạng lớn hơn với mục đích liên kết các trung tâm nghiên
cứu lớn của nước Mỹ. Người ta đã nối các siêu máy tính (Supercomputer)
thuộc các vùng khác nhau bằng đường điện thoại có tốc độ cao. Tiếp theo
là sự mở rộng mạng này đến các trường đại học.
Ngày càng có nhiều người nhận ra lợi ích của hệ thống trên mạng,
người ta dùng để trao đổi thông tin giữa các vùng với khoảng cách ngày
càng xa. Vào những năm 1990, bắt đầu mở rộng hệ thống mạng sang lĩnh

vực thương mại tạo thành nhóm CIX (Commercial Internet Exchange
Association). Có thể nói Internet thật sự hình thành từ đây.
Cho đến thời điểm hiện tại, Internet đã trở thành một phần không thể
tách rời của cuộc sống hiện đại. Đối với một người lao động bình thường
20


tại một nước phát triển, Internet đã trở thành một khái niệm giống như
điện thoại, ti vi. Trong thời gian biểu của một ngày làm việc đã xuất hiện
một khoảng thời gian nhất định để sử dụng Internet, cũng giống như
khoảng thời gian xem tivi.
Các loại hình dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trên Internet là: giáo
dục, mua bán, giải trí, cơng việc thường ngày tại cơng sở, truyền đạt thơng
tin, các loại dịch vụ có liên quan đến thơng tin cá nhân... Trong đó, các
dịch vụ liên quan đến thơng tin cá nhân chiếm nhiều nhất, sau đó là cơng
việc, giáo dục, giải trí và mua bán.
Trong những năm 60 và 70, nhiều cơng nghệ mạng máy tính đã ra
đời nhưng mỗi kiểu lại dựa trên các phần cứng riêng biệt. Một trong
những kiểu này được gọi là mạng cục bộ (Local Area Networks - LAN),
nối các máy tính với nhau trong phạm vi hẹp bằng dây dẫn và một thiết bị
được cài đặt trong mỗi máy. Các mạng lớn hơn được gọi là mạng diện
rộng (Wide Area Networks - WAN), nối nhiều máy tính với nhau trong
phạm vi rộng thông qua một hệ thống dây truyền dẫn kiểu như trong các
hệ thống điện thoại.
Mặc dù LAN và WAN đã cho phép chia sẻ thông tin trong các tổ
chức một cách dễ dàng hơn nhưng chúng vẫn bị hạn chế chỉ trong từng
mạng riêng rẽ. Mỗi một công nghệ mạng có một cách thức truyền tin riêng
dựa trên thiết kế phần cứng của nó. Hầu hết các LAN và WAN là khơng
tương thích với nhau.
Internet được thiết kế để liên kết các kiểu mạng khác nhau và cho

phép thông tin được lưu thông một cách tự do giữa những người sử dụng
mà không cần biết họ sử dụng loại máy nào và kiểu mạng gì. Để làm được
điều đó cần phải có thêm các máy tính đặc biệt được gọi là các bộ định
tuyến (Router) nối các LAN và các WAN với các kiểu khác nhau lại với
nhau. Các máy tính được nối với nhau như vậy cần phải có chung một
giao thức (Protocol) tức là một tập hợp các luật dùng chung qui định về
cách thức truyền tin.
Với sự phát triển mạng như hiện nay thì có rất nhiều giao thức chuẩn
ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Các chuẩn giao thức được sử
dụng rộng rãi nhất hiện nay như giao thức TCP/IP, giao thức SNA của
IBM, OSIISDN, X.25 hoặc giao thức LAN to LAN netBIOS. Giao thức
được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên mạng là TCP/IP. Giao thức này
21


×