Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề minh họa 2020 số 16 GV nguyễn đăng thị quỳnh moon vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.5 KB, 16 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 16

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MƠN: HĨA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl?
A. H2NCH2COOH.

B. CH3COOH.

C. C2H5NH2.

D. C6H5NH2.

Câu 2. Trong công nghiệp, để sản xuất xà phịng và glixerol thì thủy phân chất nào sau đây ?
A. Saccarozơ

B. Chất béo

C. Xenlulozơ.

D. Tinh bột.

Câu 3. Ở điều kiện thường, nhôm bị bốc cháy khi tiếp xúc với
A. dung dịch NaOH.


B. khí Cl2.

C. khí O2.

D. H2O.

Câu 4. Kim loại không tác dụng với dung dịch (NH4)2SO4 là
A. Mg.

B. Ca.

C. Ba.

D. Na.

Câu 5. Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A. Cu.

B. K.

C. Al.

D. Mg.

Câu 6. Trong các oxit sau, oxit nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. CrO3.

B. Cr2O3.

C. Fe2O3.


D. FeO.

Câu 7. Chất nào sau đây không thuộc loại cacbohiđrat?
A. Glyxin.

B. Glucozơ.

C. Saccarozơ.

D. Xenlulozơ

C. CaCO3.Na2CO3

D. FeCO3.Na2CO3

Câu 8. Thành phần chính của quặng đolomit là
A. MgCO3.Na2CO3

B. CaCO3.MgCO3

Câu 9. Polime nào sau đây không chứa nitơ trong phân tử?
A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin.

C. Nilon-6,6.

D. Nilon-6.

Câu 10. Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt
lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn,

dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng
A. giấm ăn.

B. phèn chua.

C. muối ăn.

D. amoniac.

C. HCl.

D. NaCl.

C. Fe3O4.

D. FeS2.

Câu 11. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?
A. Na2CO3.

B. HNO3.

Câu 12. Cơng thức của oxit sắt từ là
A. Fe2O3.

B. FeO.

Câu 13. Đặt một đinh sắt vào đĩa thủy tinh:

Trang 1



Cần rót dung dịch nào sau đây vào đĩa thủy tinh để xảy ra sự ăn mịn điện hóa học của đinh sắt?
A. CuSO4 và H2SO4 loãng.

B. Fe(NO3)3.

C. HNO3 loãng.

D. HCl và H2SO4 loãng.

Câu 14. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na 2CO3 0,2M
và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,030.

B. 0,010.

C. 0,020.

D. 0,015.

Câu 15. Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO 4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 3,84

B. 2,32

C. 1,68

D. 0,64


Câu 16. Rót H2SO4 đặc vào cốc đựng chất A màu trắng thấy A dần dần chuyển sang màu vàng, sau đó
chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành một khối đen xốp, bị bọt khí đẩy lên miệng cốc. A là chất nào
trong các chất sau:
A. NaCl

B. CO2 rắn

C. Saccarozơ

D. CuSO4 Khan

Câu 17. Fe tác dụng với chất nào sau đây thu được muối Fe(III) ( điều kiện thích hợp)?
A. Cl2

B. dung dịch HCl.

C. S.

D. dung dịch CuSO4.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn nilon-6 và nilon-6,6 đều thu được cùng một sản phẩm.
B. Tơ tằm không bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
C. Trùng hợp buta-1,3-dien với xúc tác lưu huỳnh thu được cao su buna-S.
D. Thủy phân hoàn toàn tơ nilon-6 thu được axit α-aminocaproic.
Câu 19. Hịa tan hồn toàn một mẩu kim loại Na vào dung dịch nào sau đây thì khơng thấy xuất hiện kết
tủa?
A. Dung dịch Ca(HCO3)2


B. Dung dịch CuSO4

C. Dung dịch Ba(HCO3)2

D. Dung dịch KHCO3

Câu 20. Hợp chất X là một α-aminoaxit. Cho 0,02 mol X tác dụng đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,25M,
sau đó đem cơ cạn dung dịch thu được 3,67 gam muối. Phân tử khối của X là (theo đơn vị đvC)
A. 147.

B. 189.

C. 149.

D. 145.

Câu 21. Khi đun nóng chất X có cơng thức phân tử C 3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa.
Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOH.

B. CH3COOCH3

C. CH3COOC2H5 .

D. HCOOC2H5.

Câu 22. Cho dung dịch lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm. Cho thêm vào ống nghiệm thứ nhất được
vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc; cho thêm vào ống nghiệm thứ hai một ít Cu(OH) 2 trong kiềm. Hiện
tượng quan sát được là:
A. Ống nghiệm thứ nhất có màu nâu, ống nghiệm thứ hai có màu vàng

B. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu đỏ
Trang 2


C. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu tím
D. Ống nghiệm thứ nhất có màu xanh, ống nghiệm thứ hai có màu vàng
Câu 23. Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic nguyên chất. Hiệu suất
của quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
A. 50%.

B. 70%.

C. 60%.

D. 80%.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng hợp axit ε-aminocaproic thu được tơ nilon-6.
B. Anilin và phenol đều tác dụng được với Br2.
C. Tinh bột, xenlulozơ và peptit đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH đun nóng.
D. Ở điều kiện thường, các ancol đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
(b) Xenlulozơ và triolein đều bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.
(c) Hiđrat hóa propilen (H+, to) thu được sản phẩm chính là ancol bậc hai.
(d) Metylamin và anilin đều thể hiện tính bazơ khi tác dụng với dung dịch HCl.
(e) Cacbohiđrat và amino axit đều thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là
A. 3.


B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 26. X, Y là anđehit đều đơn chức, mạch hở. Cho 3,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y tác dụng với dung
dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 30,24 gam Ag và dung dịch F trong đó có chứa 1 muối
amoni của axit hữu cơ duy nhất có khối lượng 2,02 gam. Mặt khác 0,6 mol hỗn hợp E cộng hợp tối đa
bao nhiêu mol H2 có Ni làm xúc tác?
A. 0,6 mol.

B. 0,9 mol.

C. 0,75 mol.

D. 1,05 mol.

Câu 27. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
t�
(a) C10H10O4 + 2NaOH ��
� X1 + 2X2

(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) X3 + X4 → poli(etilen-terephtalat) + 2H2O
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất X2 không có đồng phân.
B. Nhiệt độ sơi của X3 cao hơn axit benzoic.
C. X là hợp chất hữu cơ đa chức.
D. Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1.

Câu 28. Cho từ từ từng giọt dung dịch Ba(OH) 2 loãng đến dư vào dung dịch chứa a mol Al 2(SO4)3 và b
mol Na2SO4. Khối lượng kết tủa (m gam) thu được phụ thuộc vào số mol Ba(OH) 2 (n mol) được biểu diễn
theo đồ thị như hình sau:
Trang 3


Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 1 : 1.

B. 2 : 3.

C. 1 : 2.

D. 2 : 5.

Câu 29. Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu
được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl 2 và m gam CaCl2. Giá trị m là
A. 33,3.

B. 15,54.

C. 13,32.

D. 19,98.

Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho mẩu nhỏ Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(b) Nung nóng hỗn hợp gồm NaHCO3 và CaCO3.
(c) Cho từ từ dung dịch gồm NaOH và Na2CO3 vào dung dịch HCl.
(d) Hòa tan Al4C3 vào dung dịch NaOH dư.

(e) Cho NaNO3 vào dung dịch gồm HCl và FeCl2, tạo thành sản phẩm khử N+2.
(g) Điện phân dung dịch gồm CuSO4 và HCl với điện cực trơ.
Sau khi phản ứng hồn tồn, số thí nghiệm có tạo ra chất khí là
A. 6.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 31. Đốt cháy hồn tồn a mol triglixerit X bằng khí O 2, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O
là 5a mol. Hiđro hóa hồn tồn m gam X cần vừa đủ 1,344 lít khí H 2 (đktc), thu được 17,24 gam chất béo
no. Phân tử khối của X là
A. 856.

B. 858.

C. 860.

D. 862.

Câu 32. Cho sơ đồ phản ứng sau:
(a) X + Y → Al(OH)3↓ + Z
(b) X + T → Z + AlCl3
(c) AlCl3 + Y → Al(OH)3↓ + T
Các chất X, Y, Z và T tương ứng là:
A. Al2(SO4)3, Ba(OH)2, BaCO3 và BaCl2.

B. Al2(SO4)3, NaOH, Na2CO3 và H2SO4.


C. Al2(SO4)3, Ba(OH)2, BaSO4 và BaCl2.

D. Al(NO3)3, NaNO3, BaCl2 và khí Cl2.

Câu 33. Hợp chất hữu cơ X chứa vịng benzen, có cơng thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất.
Đốt cháy 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít khí O 2 (đktc), thu được H2O và 15,4 gam CO2. Đun nóng 6,9 gam
X với 360 mL dung dịch NaOH 0,5M (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch Y. Cô
cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 12,3.

B. 11,1.

C. 11,4.

D. 13,2.
Trang 4


Câu 34. Hỗn hợp E gồm chất X (C 2H6N2O5) và chất Y (C3H10N2O2) đều là muối của amino axit. Cho 4,88
gam E tác dụng hoàn toàn với 75 mL dung dịch NaOH 0,8M (vừa đủ); cô cạn dung dịch sau phản ứng,
thu được m gam ba muối khan. Giá trị của m là
A. 3,64.

B. 5,86.

C. 6,14.

D. 3,92.


Câu 35. Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 3O4 và Fe2O3 trong 28 gam dung dịch
H2SO4 70% (đặc, nóng, dư), thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc) và dung dịch
Y. Cho từ từ 100 mL dung dịch NaOH 2M vào Y, thu được 5,35 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 2,80.

B. 1,40.

C. 1,12.

D. 2,24.

Câu 36. Tiến hành thí nghiệm theo các bước như hình vẽ dưới đây:

Bước 1: Lấy một sợi dây điện (loại lõi 1 sợi đồng, đường kính sợi đồng khoảng 0,5 mm) gọt bỏ vỏ nhựa,
cuốn thành hình lị xo dài 5cm và có đoạn dài để tay cầm (1).
Bước 2: Đốt nóng phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (2), ban đầu ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ sau đó
ngọn lửa trở lại bình thường.
Bước 3: Nhúng nhanh phần lị xo vào ống nghiệm đựng clorofom CHCl 3 (3) và lại đốt phần lò xo trên
ngọn lửa đèn cồn (4).
Trong các phát biểu sau:
(a) Nếu ở bước 1 thay sợi dây đồng bằng sợi dây sắt thì ở bước 2 ngọn lửa ban đầu cũng nhuốm màu
xanh lá mạ.
(b) Ở bước 3, ngọn lửa ở giai đoạn đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ.
(c) Nếu ở bước 3 thay clorofom bằng hexan thì ngọn lửa sẽ khơng nhuốm màu xanh lá mạ.
(d) Nguyên nhân chính làm cho ngọn lửa ở bước 2 nhuốm màu xanh lá mạ là do có phản ứng oxi hóa
etanol (bị bay hơi khi đèn cồn cháy) với CuO (bao phủ trên lõi đồng) tạo ra anđehit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 1.

B. 2.


C. 3.

D. 4.

Câu 37. Dung dịch X gồm FeCl2 và FeCl3 được chia làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaOH dư ở ngồi khơng khí thu được 0,5 mol Fe(OH) 3.
Phần 2: Tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 1,3 mol AgCl.
Tỉ lệ mol của FeCl2 và FeCl3 là:
A. 4 : 1.

B. 3 : 2.

C. 1 : 4.

D. 2 : 3.
Trang 5


Câu 38. Điện phân dung dịch chứa Cu(NO 3)2, CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dịng điện
khơng đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây)
Tổng số mol khí ở 2 điện cực
Số mol Cu ở catot
Giá trị của t là
A. 4825.

t
a
b


t + 2895
a + 0,03
b+0,02

B. 3860.

C. 2895.

2t
2,125a
b + 0,02
D. 5790.

Câu 39. Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức hơn kém nhau 1 nguyên tố cacbon, trong đó có 1 este khơng no
chứa 1 nối đơi C=C trong phân tử. Cho 0,4 mol X tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được 32,4
gam kết tủa bạc. Mặt khác, cho 19,1 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn
hợp 2 muối và 10,25 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp. Thành phần phần
trăm theo khối lượng của este nhỏ hơn trong X là
A. 34,55 %.

B. 36,72 %.

C. 28,66%.

D. 32,24 %.

Câu 40. Cho 23,88 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(NO3)2 và Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa
KHSO4 và 1,12 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa m
gam hỗn hợp các muối trung hòa và hỗn hợp 5,152 lít khí Z gồm H 2, N2 và NO có tỷ lệ mol tương ứng là

20 : 1 : 2. Cho NaOH dư vào Y thì có 1,72 mol NaOH phản ứng và thu được 24,36 gam kết tủa. Giá trị
của m là
A. 104,26.

B. 110,68.

C. 104,26.

D. 98,83.

Đáp án
1-B
11-A
21-B
31-A

2-B
12-C
22-C
32-C

3-B
13-A
23-C
33-A

4-A
14-B
24-B
34-B


5-A
15-B
25-C
35-B

6-A
16-C
26-B
36-B

7-A
17-A
27-D
37-D

8-B
18-B
28-D
38-B

9-A
19-D
29-B
39-A

10-B
20-A
30-A
40-B


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
CH3COOH không phản ứng với dung dịch HCl. Còn lại:
☑ H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH.
☑ C2H5NH2 + HCl → C2H5NH3Cl.
☑ C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
☆ Tổng quát hợp chất chứa nhóm amino: RNH2 + HCl → RNH3Cl.
Câu 2: Đáp án B
Giải: Trong công nghiệp, để sản xuất xà phịng và glixerol thì thủy phân chất chất béo ⇒ Chọn B
Câu 3: Đáp án B
Ở điều kiện thường, nhơm bị bốc cháy khi tiếp xúc với khí Cl2.
Trang 6


• 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3.
Câu 4: Đáp án A
Các kim loại Ca, Ba và Na đều tác dụng được với nước tạo dung dịch bazơ:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ || Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑.
Sau đó: (NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2 + 2NH3↑ + 2H2O.
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↑ + 2NH3 + 2H2O.
Chỉ có kim loại Mg không tác dụng được với dung dịch (NH4)2SO4.
Câu 5: Đáp án A
☆ Phương pháp điện phân:
• Điện phân chất điện li nóng chảy (muối, bazơ, oxit) để điều chế những kim loại có tính khử
mạnh như K, Na, Ca, Al,...
• Điện phân dung dịch chất điện li (dung dịch muối) để điều chế những kim loại có tính khử yếu
và trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Hg, Ag,...
|⇝ Đồng (Cu) là kim loại duy nhất trong 4 đáp án điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.
Câu 6: Đáp án A

CrO3 có tính oxi hóa manh, một số chất vơ cơ và hữu cơ như C, P, S, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc.
Câu 7: Đáp án A
Glyxin là amino axit, không thuộc loại cacbohiđrat. Cịn lại:
• Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
• Glucozơ thuộc loại đisaccarit.
• Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
Câu 8: Đáp án B
☆ Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3.
Câu 9: Đáp án A
Phân tích các mắt xích của các polime xem thành phần nguyên tố:
• Poli(vinyl clorua): –CH2–CHCl: chứa C, H, Cl.
• Poliacrilonitrin: –CH2–CH(CN)–: chứa C, H, N.
• Nilon-6,6: –HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–:P chứa C, H, O, N.
• Nilon-6: –HN–[CH2]5CO–: chứa C, H, N, O.
|⇝ Poli(vinyl clorua) là polime không chứa nitơ trong phân tử.
Câu 10: Đáp án B
Phèn chua có cơng thức: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O khi hòa tan vào nước sẽ xảy ra phản ứng thủy phân tạo
kết tủa keo Al(OH)3 kéo các chất bẩn lắng xuống:
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O → 2K+ + 2Al3+ + 4SO42– + 24H2O
☆ Sau đó: Al3+ + 3H2O ⇄ Al(OH)3↓ + 3H+.
Trang 7


Câu 11: Đáp án A
☆ Phân tích: Axit – H+ → bazơ liên hợp || Bazơ + H+ → axit liên hợp.
Quan hệ: axit/bazơ với bazơ/axit liên hợp là quan hệ bếp bênh:

Axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng mạnh và ngược lại.
NaOH, hay HCl là các bazơ, axit rất mạnh nên Na+ hay Cl– được coi là ion trung tính.
H2CO3 là axit yếu nên ion CO32– là bazơ liên hợp mạnh.

|⇝ Na2CO3 có khả năng làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 12: Đáp án C
Cơng thức của oxit sắt từ là Fe3O4.
Câu 13: Đáp án A
Phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Cu sinh ra bám vào đinh sắt, tạo pin điện Fe-Cu trong dung dịch
⇝ xảy ra ăn mịn điện hóa của sắt.
Câu 14: Đáp án B
☆ dạng bài: cho từ từ H+ vào dung dịch CO32– và HCO3– ⇝ xảy ra lần lượt các phản ứng:
◈ Đầu tiên: HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3.
Giả thiết: nHCl = 0,03 mol; nNa2CO3 = 0,02 mol ⇒ HCl còn dư.
◈ Tiếp tục xảy ra: HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2↑ + H2O.
nHCl dư = 0,01 mol; ∑nNaHCO3 = 0,04 mol ⇒ nCO2 = 0,01 mol.
Câu 15: Đáp án B
Fe  CuSO4 � FeSO4  Cu
nFe  0, 04 mol; nCuSO4  0, 01 mol
=> Chất rắn gồm: 0,01 mol Cu và 0,03 mol Fe.
� m  2,32 g
Câu 16: Đáp án C
Đường saccarozơ có màu trắng là hợp chất cacbohiđrat C12(H2O)11.
H2SO4 đặc có tính háo nước nên cho vào sẽ hút nước của hợp chất cacbohiđrat
⇝ Tách: C12H22O11 → 12C + 11H2O.
C màu nâu đen + trắng → lúc đầu sẽ thấy màu vàng, sau đó sẽ nhanh chuyển sang màu nâu
Trang 8


(Lưu ý: màu này là do màu trắng của saccarozơ chưa phản ứng kéo lại).
Cuối cùng, khi bị hút hết nước, ta thu được cacbon màu đen, trong đó:
một phần cacbon: C + 2H2SO4 → CO2↑ + 2SO2↑ + 2H2O.
Phản ứng oxi hóa khử này tạo khí sẽ đẩy cacbon trong cốc lên thành khối.

Câu 17: Đáp án A
Các phản ứng xảy ra:
t�
☑ 2Fe + 3Cl2 ��
� 2FeCl3.

☒ Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
t�
☒ Fe + S ��
� FeS.

☒ Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Câu 18: Đáp án B
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☒ A. sai vì thủy phân hồn tồn nilon-6 thu được H 2N[CH2]5COOH (ε-aminocaproic) còn nilon6,6 thu được H2N[CH2]6NH2 (hexametylen điamin) và HOOC[CH2]4COOH (axit ađipic).
☑ B. đúng Tơ tằm có nguồn gốc thiên nhiên, thành phần là protein chứa liên kết CO–NH kém
bền trong cả mơi trường axit và bazơ.
☒ C. sai vì cao su buna-S là sản phẩm được tạo từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien và
stiren có mặt Na (cái tên nói lên tất cả: bu là butađien; na là xúc tác natri cịn S ở đây là stiren, khơng phải
là lưu huỳnh).
☒ D. sai vì như phân tích ở ý phương án A thì sản phẩm thu được là ε-aminocaproic chứ không
phải α-aminocaproic.
Câu 19: Đáp án D
Cho Na vào các dung dịch thì xảy ra: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
Sau đó, xem xét các dung dịch ở các phương án lựa chọn:
☑ A. 2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
☑ B. 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.
☑ C. 2NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
☒ D. 2NaOH + 2KHCO3 → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O.
Cả 4 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng, nhưng chỉ A. B. C. có kết tủa.

Câu 20: Đáp án A
nHCl = 0,02 mol = nX ⇒ X chứa 1 nhóm NH2.
|⇝ cấu tạo amino axit X dạng H2NR(COOH)n.
☆ Phản ứng: HCl + H2NR(COOH)n → ClH3NR(COOH)n.
HCl "nhập" vào amino axit X ⇒ mX = 3,67 – 0,02 × 36,5 = 2,94 gam
⇒ MX = 2,94 ÷ 0,02 = 147 = 16 + 41 + 45 × 2 ⇄ NH2 + C3H5 + 2COOH
Trang 9


|⇝ cấu tạo của α-amino axit X là H2NC3H5(COOH)2.
Câu 21: Đáp án B
X có 3C, tạo muối có 2C nên gốc ancol có 1C là CH3OH.
|⇝ Cấu tạo của X là CH3COOCH3: metyl axetat.
☆ Phản ứng: CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH.
Câu 22: Đáp án C
☆ Hai thí nghiệm đề bài là phản ứng màu của protein tương tự peptit:
• Phản ứng màu xantoprotein: cho HNO 3 đậm đặc vào protein sẽ xuất hiện màu vàng chủ yếu do
phản ứng nitro hóa vịng benzen ở các gốc amino axit như Phe, Tyr,...
• Phản ừng màu biure: protein tác dụng với Cu(OH) 2 sẽ thấy xuất hiện màu xanh tím do sự tạo
thành phức chất của đồng (II) với hai nhóm peptit.❒
Câu 23: Đáp án C
☆ Phản ứng lên men: C6 H12O6

enzim
���
� 2C2 H 5OH  2CO2 �
30�
C

Giả thiết cho: mglucozơ ban đầu = 300 gam; nC2H5OH = 9,2 ÷ 46 = 2,0 mol.

Từ tỉ lệ phương trình phản ứng ⇒ nglucozơ phản ứng = ½.nC2H5OH = 1,0 mol
⇒ mglucozơ phản ứng = 1 × 180 = 180 gam ⇒ hiệu suất phản ứng lên men bằng:
H% = mglucozơ phản ng ữ mglucoz ban u ì 100% = 60%.
Cõu 24: Đáp án B
Xem xét - phân tích kỹ các phương án:
☒ A. sai vì trùng ngưng, khơng phải trùng hợp.
☑ B. đúng vì nhóm NH2; OH ảnh hưởng đến vịng benzen
⇝ anilin và phenol phản ứng được với Br2 tạo kết tủa:

☒ C. sai vì tinh bột, xenlulozơ khơng bị thủy phân trong mơi trường kiềm.
☒ D. sai vì đề có phản ứng tạo phức với Cu(OH) 2 thì ancol đa chức cần có ít nhất 2 nhóm OH liền
kề nhau.
Câu 25: Đáp án C
Trang 10


Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ (a) đúng vì glyxin H2NCH2COOH có nhóm COOH có tính axit, NH 2 có tính bazơ → trong
dung dịch tồn tại ở dạng ion lưỡng cực là chủ yếu, còn một phần nhỏ chuyển thành dạng phân tử:
H3N+CH2COO– →⇄ H2NCH2COOH.
☑ (b) đúng trong môi trường axit, cả chất béo là poilisaccarit đều bị thủy phân:

 C6 H10O5  n

axit
 nH 2O ���
nC6 H12O6
t�

glucozo

(C17H33COO)3C3H5 + H2O ⇄ 3C17H33COOH + C3H5(OH)3.
☑ (c) đúng vì theo quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử
H ưu tiên cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn, cịn ngun tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng
vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn. ► đúng theo kiểu: "Giàu càng giàu, nghèo càng nghèo". Áp dụng:
CH3CH=CH2 + H-OH → CH3CH(OH)CH3 là sản phẩm chính.
☑ (d) đúng vì metylamin, anilin chứa nhóm chức amin nên thể hiện tính bazơ khi tác dụng với
HCl: RNH2 + HCl → RNH3Cl.
☑ (e) đúng. Cacbohiđrat và amino axit đều thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
Câu 26: Đáp án B
Hỗn hợp E gồm x mol HCHO và y mol RCHO (vì trong phản ứng E + AgNO3/NH3 thì chỉ HCHO mới tạo
(NH4)2CO3 là muối vơ cơ, còn RCHO sinh RCOONH4 là muối hữu cơ)
(1) khối lượng mE = 30x + (R + 29) × y = 3,16 gam.
(2) khối lượng bạc sinh ra: ∑nAg = 4x + 2y = 0,28 mol.
(3) lượng muối hữu cơ RCOONH4 duy nhất mmuối = (R + 62) × y = 2,02 gam.
Giải hệ được x = 0,06 mol; y = 0,02 mol và R = 39. (► Hãy dùng z = Ry để bấm máy).
Với R = 39 thì gốc hiđrocacbon thỏa mãn là C3H3– (gốc có 2π).
Để ý dùng E ở hai phần là khác nhau, ở trên, mE = 3,16 gam ⇄ x + y = 0,08 mol
|⇝ khi dùng 0,6 mol E thì tương ứng có 0,45 mol HCHO và 0,15 mol C3H3CHO.
H2/Ni xúc tác vào làm no πC=C và cả πC=O nên ∑nH2 cần = 0,45 + 0,15 × 3 = 0,9 mol.
Câu 27: Đáp án D
☆ Phân tích: dựa vào phản ứng (c) trùng ngưng thu poli(etilen-terephtalat) để suy luận ngược lại:

Từ phản ứng (b) ⇒ X1 là muối và X3 là axit terephtalic → X4 là etilen glycol.
Trang 11


Công thức của X3 là C6H4(COOH)2 → trong phản ứng đầu tiên:
t�
C10H10O4 + 2NaOH ��
� C6H4(COONa)2 + 2X2.


→ Bảo toàn nguyên tố → CTPT của X2 là CH4O chính là ancol metylic CH3OH.
Vậy, cấu tạo phù hợp của X là CH3OOC–C6H4–COOCH3 (viết gọn: C6H4(COOCH3)2).
Xét tính đúng sai của các phát biểu ở 4 đáp án:
☑ A. đúng vì X2 là CH3OH khơng có đồng phân.
☑ B. đúng, nhiệt độ sơi của X3 là C6H4(COOH)2 cao hơn của axit benzoic C6H5COOH.
☑ C. đúng vì X este hai chức → thuộc loại hợp chất hữu cơ đa chức.
☒ D. sai vì X3 là muối, còn X1 là axit cacboxylic nên nhiệt độ nóng chảy có X 1 nhỏ hơn X3 rất
nhiều.
Câu 28: Đáp án D
� 3BaSO4 �2 Al  OH  3 �
Đoạn OA biểu diễn tỉ lệ phản ứng: 3Ba  OH  2  Al2  SO4  3 ��
* Đoạn AB có phức tạp hơn chút, các bạn có thể tự suy luận như sau:
1Ba  OH  2  1Na2 SO4 ��
� BaSO4  2 NaOH || Sau đó: 2 NaOH  2 Al  OH  3 ��
� 2 NaAlO2  4 H 2O .
� BaSO4  2 NaAlO2  4 H 2O .
Tổng kết lại: Ba  OH  2  Na2 SO4  2 Al  OH  3 ��
Nhẩm nhanh: 233  2 �78  77 , kết tủa tăng lớn hơn kết tủa tan nên đồ thị “tăng nhẹ” như hình vẽ:

� BaSO4 �2 NaOH
* Đoạn BC biểu diễn tỉ lệ phản ứng: Ba  OH  2  Na2 SO4 ��
� a  0,1 mol .
Theo đó, tại điểm A, ta có số mol Ba  OH  2 dùng = 3a  0,3 ��
Tại điểm C: sản phẩm thu được gồm:  3a  b  mol BaSO4; 2a mol NaAlO2;  2b  2a  mol NaOH.
� b  0, 25 mol
Theo đó, bảo tồn ngun tố Ba có số mol Ba(OH)2 dùng  3a  b  0,55 ��
Vậy, tỉ lệ a : b  0,1 �0, 25  2 �5 .
Câu 29: Đáp án B
☆ Dạng đặc trưng kim loại và oxit + dung dịch axit.

�60,13
7mol
8 � 0,145 mol


� �} �
MgCl
�Mg;Ca �

2 � �H

HCl


Quan sát quá trình: �


� � 2 �.
CaCl
MgO;CaO

2
�123 � �
H 2O �
1 44 2 4 43

10,72 gam
�m gam �
Ý tưởng: thêm 0,145 mol O vào 10,72 gam X thì chuyển hết kim loại thành oxit
Trang 12



⇒ Lúc này có 13,04 gam hỗn hợp gồm MgO và CaO; trong đó nMgO = nMgCl2 = 0,13 mol
⇒ mCaO = 7,84 gam ⇒ nCaCl2 = nCaO = 0,14 mol ⇒ m = 0,14 × 111 = 15,54 gam.
Câu 30: Đáp án A
Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm - quan sát có tạo khí hay không nhé?
☑ (a) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
Sau đó: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.
t�
t�
☑ (b) 2NaHCO3 ��
� Na2CO3 + CO2 + H2O || CaCO3 ��
� CaO + CO2↑.

☑ (c) NaOH + HCl → NaCl + H2O || Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O.
☑ (d) Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4↑.
☑ (e) 3Fe2+ + 4H+ + NO3– → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O.
☑ (g) CuSO4 + 2HCl ––điện phân dung dịch→ Cu + Cl2↑ + H2SO4.
|⇝ Sau khi phản ứng hoàn toàn, cả 6 thí nghiệm đều có tạo ra chất khí.
Câu 31: Đáp án A
t�
☆ Giải đốt X + O2 ��
� CO2 + H2O.

Tương quan đốt: ∑nCO2 – ∑nH2O = 5a = 5nX ⇒ ∑πtrong X = 5 + 1 = 6.
Thật chú ý, X là triglixerit chứa 3 chức este ⇒ ∑πC=O = 3
⇒ ∑πC=C trong X = 6 – 3 = 3. Tỉ lệ: 1πC=C + 1H2
|⇝ 1X + 3H2 → chất béo no || Giả thiết nH2 = 0,06 mol ⇒ nX = 0,02 mol.
Bảo toàn khối lượng: mX = 17,24 – 0,06 × 2 = 17,12 gam
|⇝ Vậy, phân tử khối của X là MX = 17,12 ÷ 0,02 = 856.

Câu 32: Đáp án C
Sơ đồ các phản ứng sau:
(a) X + Y → Al(OH)3↓ + Z. (b) X + T → Z + AlCl3.

(c) AlCl3 + Y → Al(OH)3↓ + T.

☆ Phân tích + nhận xét ⇝ loại trừ nhanh các đáp án không thỏa mãn:
☒ Loại đáp án D: Al(NO3)3 (X) không phản ứng với NaNO3 (Y) ⇝ không thỏa mãn (a).
☒ Loại đáp án B: Al2(SO4)3 (X) không phản ứng với H2SO4 (T) ⇝ khơng thỏa mãn (b).
⇝ Chỉ cịn đáp án A hoặc C đúng ⇝ tương ứng biết được X, Y và T; chỉ có Z khác nhau.
Mà Al2(SO4)3 (X) + 3Ba(OH)2 (Y) ⇝ 2Al(OH)3 + 3BaSO4 nên rõ Z là BaSO4.
Vậy, đáp án thỏa mãn là C, tương ứng: Al2(SO4)3 (X), Ba(OH)2 (Y), BaSO4 (Z) và BaCl2 (T).
Câu 33: Đáp án A
t�
☆ Giải đốt m gam X + 0,35 mol O2 ��
� 0,35 mol CO2 + 0,15 mol H2O.

⇒ Trong X: nO = 0,15 mol; nC = 0,35 mol và nH = 0,3 mol ⇒ C : H : O = 7 : 6 : 3.
Công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất ⇒ X là C7H6O3.
Giải thêm thông tin: m = mX = 6,9 gam và nX = 0,05 mol.
⇝ có 0,18 mol NaOH, dùng dư 20% so với lượng phản ứng
Trang 13


⇒ nNaOH phản ứng = 0,15 mol và lượng NaOH còn dư là 0,03 mol.
Tỉ lệ nX : nNaOH phản ứng = 1 : 3 ⇒ cấu tạo của X là HCOOC6H4OH.
Phản ứng X + 3NaOH → HCOONa + C6H4(ONa)2 + 2H2O.
Thêm lượng NaOH dư và dùng BTKL có a = 6,9 + 0,18 × 40 – 0,1 × 18 = 12,3 gam.
Câu 34: Đáp án B
Công thức phân tử của X, Y đã rõ, chúng là muối của amino axit

⇒ CTCT của: X là NO3H3NCH2COOH (Glyxin + HNO3)
và Y là H2NCH(CH3)COONH4 (Alanin + NH3).
(TH Y là Gly + CH3NH2 khơng thỏa mãn vì E + NaOH → ba muối).
Các phản ứng hóa học xảy ra khi cho E + NaOH:
1X + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaNO3 + 2H2O.
1Y + 1NaOH → H2NCH(CH3)COONa + NH3↑ + H2O.
Giải hệ khối lượng và tỉ lệ số mol + NaOH ⇒ nX = nY = 0,02 mol.
Tính trực tiếp khối lượng ba muối hoặc gián tiếp qua BTKL, trước đó
∑nH2O sinh ra ở 2 phản ứng = nNaOH = 0,06 mol; nNH3↑ = nY = 0,02 mol
⇒ BTKL có: mba muối = 4,88 + 0,06 × 40 – 0,02 × 17 – 0,06 × 18 = 5,68 gam.
Câu 35: Đáp án B
☆ Nhận xét: H2SO4 đặc nóng dùng dư nên Y chứa Fe2(SO4)3 và H2SO4 dư.
Cho 0,2 mol NaOH vào dung dịch Y thu được 0,05 mol Fe(OH)3↓.
⇝ chứng tỏ trong Y còn d (0,2 0,05 ì 3) ữ 2 = 0,025 mol H2SO4.
(vì 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O trước, sau đó NaOH cịn dư
⇝ mới tiếp tục: 6NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4).
Fe �

SO � Fe (SO 4 )3  SO 2  H 2 O.

� H
1 22 34 1 42 2 43
☆ Sơ đồ chính: �
O
0,175 mol
a mol
{
5 gam

Gọi số mol nFe2(SO4)3 = a mol ⇒ nSO2 = 0,175 – 3a mol (theo bảo toàn S)

Lại theo bảo toàn nguyên tố H nên nH2O = 0,175 mol ⇝ bảo toàn khối lượng cả sơ đồ:
5 + 0,175 × 98 = 400a + 64 × (0,175 – 3a) + 0,175 × 18 ⇒ a = 0,0375 mol
⇒ nSO2 = 0,0625 mol ⇒ V = 0,0625 × 22,4 = 1,4 lít.
Câu 36: Đáp án B
☆ Giải thích cho cả 2 thí nghiệm: khi gọt vỏ dây điện, vẫn cịn 1 ít lớp vỏ bám vào sợi dây đồng, thành
phần có nhựa PVC (poli(vinyl clorua)); khi nhúng dây đồng vào dung dịch clorofom thì rõ có CHCl 3 bám
vào sợi dây. PVC hay clorofom là những hợp chất hữu cơ chứa Cl trong phân tử nên đốt cháy sẽ có tạo
thành khí HCl, sau đó tác dụng với CuO cho ra muối CuCl2. CuCl2 là chất dễ bay hơi, dễ phân hủy hơn so

Trang 14


với CuO nên khi bị nung nóng thì tạo thành các nguyên tử Cu khuếch tán vào ngọn lửa làm cho ngọn lửa
có màu xanh lá mạ. Khi hết CuCl2 thì màu xanh lá mạ cũng hết. Theo đó:
(a) sai vì ngọn lửa màu xanh lá mạ là do Cu, nếu thay bằng sắt sẽ khơng có màu này nữa.
(b) đúng và (d) sai như giải thích ở trên.
(c) đúng vì hexen là C6H12 khơng chứa ngun tố Cl trong phân tử.
⇝ Chỉ có 2 phát biểu đúng.
Câu 37: Đáp án D
Các phản ứng xảy ra khi cho các phần thực hiện thí nghiệm:
☆ Phần 1: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl.
Do để ngồi khơng khí nên: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓.
☆ Phần 2: Cl– + Ag+ → AgCl || ⇒ ∑nCl– = 1,3 mol.
Gọi số mol FeCl2; FeCl3 lần lượt là a và b thì 2a + 3b = ∑nCL– = 1,3 mol.
Lại từ phần 1, bảo toàn nguyên tố Fe: a + b = 0,5 mol.
Giải hệ các phương trình được: a = 0,2 và b = 0,3 ⇒ Yêu cầu tỉ lệ a : b = 2 : 3.
Câu 38: Đáp án B
Giải: ► Xét tại (t + 2895)(s): ne thêm = 0,06 mol > 2nCu thêm = 0,02 × 2 = 0,04 mol.
⇒ H2O đã bị điện phân tại catot ⇒ nH2 = 0,01 mol ⇒ còn thêm 0,02 mol là Cl2 và O2.

�x  y  0, 02
� x  y  0, 01
● Đặt nCl2 thêm = x; nO2 = y ⇒ �
2x  4y  0, 06

► Xét tại 2t(s): do chỉ điện phân H2O ⇒ 2H2O → 2H2↑ + O2↑ ⇒ nH2 = 2nO2.
Lại có: nkhí thêm = 2,125 – (a + 0,03) = (1,125a – 0,03) mol
||⇒ nH2 thêm = (0,75a – 0,02) mol; nO2 thêm = (0,375a – 0,01) mol.
⇒ ∑nO2 = (0,375a – 0,01) + 0,01 = 0,375a mol || Dễ thấy tại t(s) khí chỉ có Cl2.
⇒ ne (0 → t) = ne (t → 2t) ⇒ 2a = 2 × 0,01 + 4 × 0,375a ⇒ a = 0,04 mol.
||► ne = 0,04 × 2 = 0,08 mol t = 0,08 ì 96500 ữ 2 = 3860(s) ⇒ chọn B.
Câu 39: Đáp án A
Chỉ duy nhất este HCOO–... + AgNO3/NH3 → 0,3 mol Ag ||→ có 0,15 mol HCOO–...
☆ Chú ý phân tích: X + KOH → 2 muối + 2 ancol đồng đẳng kế tiếp; thêm 2 este hơn kém 1C.
||→ 0,4 mol X gồm 0,15 mol HCOOCn + 1H2n + 3 và 0,25 mol C2H3COOCnH2n + 1.
(ngược lại nếu có 0,15 mol HCOOCnH2n + 1 thì sẽ khơng có 0,25 mol este nào thỏa mãn).
||→ 19,1 gam X gồm3x mol HCOOCn + 1H2n + 3 và 5x mol C2H3COOCnH2n + 1.
• 19,1gam X + 8xmol KOH → (3xmol HCOOK + 5xmol C2H3COOK) + 10,25gam ancol.
BTKL có: 19,1 + 448x = 812x + 10,25 ||→ x = 0,025 mol.
||→ Mtrung bình 2 ancol = 10,25 ÷ (8x) = 51,25 → n = 2.
Trang 15


||→ 19,1 gam X gồm 6,6 gam HCOOC3H7 và 12,5 gam C2H3COOC2H5
||→ %meste có khối lượng nhỏ hơn = 6,6 ÷ 19,1 ≈ 34,55%.
Câu 40: Đáp án B
Sơ đồ quá trình phản ứng:
Mg
Mg 2 :0, 42mol


� � a mol � �
6
4
7
4
8
� 3 mol

��
MgO
Al :b

� KHSO 4 � �

� �
�� �  mol
Mg  NO 3  2 � �HCl
K :a

� �
{

mol

� �1,12 mol

Al

�NH 4 :c
1 44 2 4 43




H 2 :0, 2mol �
2 �
SO 4 � �

 N :0, 01mol � H 2 O.
 � � 2
Cl � �
NO :0, 02 mol �
� �

23,88 gam

NaOH dùng dư nên Al(OH)3 tạo ra bị hòa tan → 24,36 gam kết tủa là 0,42 mol Mg(OH)2.
Gọi số mol các ion K+; Al3+ và NH4+ trong dung dịch Y lần lượt là a, b, c mol.
⇒ Bảo tồn điện tích ta có: 0,42 × 2 + 3b + a + c = 2a + 1,12 → – a + 3b + c = 0,28.
Phản ứng với 1,72 mol NaOH. Đặt câu hỏi: a mol K và 1,72 mol Na trong NaOH cuối cùng đi về đâu?
À, địa chỉ của chúng là b mol AlO2– và 1,12 mol Cl–; a mol SO42– ⇒ a + b = 1,72 – 1,12 = 0,6.
Bảo toàn nguyên tố H có số mol H2O là (0,36 + ½a – 2c) mol.
Rút gọn các phần K, SO4 và Cl ở hai vế rồi tiến hành bảo toàn khối lượng cả sơ đồ, ta có:
a


23,88   a  1,12    0, 42 �24  27b  18c   1, 28  18 ��
0,36   2c �� 8a  27b  18c  7,16
2



Theo đó, giải hệ các phương trình, ta được a = 0,4 mol; b = 0,2 mol và c = 0,08 mol.
Vậy, giá trị của m = mmuối trong Y = 110,68 gam.

Trang 16



×