Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Lớp 12 đại cương kim loại 17 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên lê phạm thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.75 KB, 5 trang )

Câu 1 ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim
B. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim
D. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao
Câu 2: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Fe3+.

B. Al3+.

C. Ag+.

D. Cu2+.

Câu 3: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng
rộng rãi trong đời sống. X là
A. Cu.

B. Fe.

C. Al.

D. Ag.

Câu 4: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính
dẫn điện từ trái sang phải là
A. Fe, Cu, Al, Ag

B. Cu, Fe, Al, Ag

C. Ag, Cu, Al, Fe



D. Fe, Al, Cu, Ag

Câu 5: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al

B. Li

C. Ba

D. Cr

Câu 6: : (GV LÊ PHẠM THÀNH) Một trong những rủi ro khi dùng mỹ phẩm giá rẻ, không
rõ nguồn gốc là bị nhiễm độc kim loại nặng M với biểu hiện suy giảm trí nhớ, phù nề chân
tay. Trong số các kim loại đã biết M có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. Kim loại M là
A. Hg

B. Pb

C. Li

D. Cs

Câu 7: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.
B. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.
C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước.
D. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Câu 8: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho các nhận định sau:
(1) Tính chất vật lý chung của các kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính

ánh kim.
(2) Trong các phản ứng, các kim loại chỉ thể hiện tính khử.
(3) Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm IA chỉ có một mức oxi hóa duy nhất là +1.
(4) Bạc là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại.
(5) Nhôm, sắt, crom thụ động với dung dịch H2SO4 lỗng, ng̣i.
Sớ nhận định đúng là
A. 5

B. 3

C. 2

Câu 9: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Kết luận nào sau đây là không đúng ?

D. 4


A. Al, Na có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh dư
B. Nguyên tắc làm mềm tính cứng của nước là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+
C. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành kim loại
D. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử
Câu 10: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Kim loại nào dưới đây tác dụng với dung dịch NaOH, dung
dịch HCl nhưng không tác dụng với HNO3 đặc nguội
A. Zn

B. Fe

C. Cr

D. Al


Câu 11: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Cr

B. W

C. Hg

D. Fe

Câu 12: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Trong các kim loại sau: Na, Mg, K, Ca. Kim loại phản ứng
với nước mạnh nhất là
A. Na

B. K

C. Ca

D. Mg

Câu 13: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Trong các ion kim loại: Al3+, Ag+, Fe2+, Cu2+, ion nào có tính
oxi hóa mạnh nhất?
A. Al3+

B. Ag+

C. Cu2+

D. Fe2+


Câu 14: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO 3)2 và
AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa hai muối. Hai muối đó
là
A. Cu(NO3)2 và AgNO3B. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2

D. AgNO3 và Fe(NO3)3

Câu 15: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cả 3 phương
pháp: thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân dung dịch?
A. Mg

B. Al

C. Cu

D. K

Câu16: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Al3+, PO43–, Cl–, Ba2+

B. K+, Ba2+, OH–, Cl–

C. Ca2+, Cl–, Na+, CO32–D. Na+, K+, OH–, HCO3–
Câu 17: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Kim loại M có thể điều chế được bằng tất cả các phương
pháp như thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân. Kim loại M là kim loại nào trong các kim loại sau
A. Al

B. Cu


C. Na

D. Mg

Câu 1: Đáp án C
Kim loại có những tính chất vật lí chung là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính ánh
kim


Câu 2: Đáp án B
Thứ tự xuất hiện các ion trong dãy điện hóa: Al3+; Cu2+; Fe3+; Ag+.
→ Al3+ có tính oxi hóa yếu nhấtThứ tự xuất hiện các ion trong dãy điện hóa: Al3+; Cu2+; Fe3+; Ag+.
→ Al3+ có tính oxi hóa yếu nhất
Câu 3: Đáp án C
Al là một kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. Nhôm có khá nhiều ứng
dụng trong đời sống. Ví dụ dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ, dùng
làm khung cửa, trang trí nội thất, dùng làm dây cáp điện thay thế cho đồng là kim loại đắt
tiền, dùng làm thiết bị trao đổi nhiệt, dụng cụ đun nấu, hàn gắn đường ray..
Câu4: Đáp án D
Những kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau chủ yếu là do mật độ electron tự do
của chúng không giống nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe..
Câu 5: Đáp án B
Sáu nguyên tố hóa học đứng sau các nguyên tố khí hiếm là Li, Na, K, Rb, Cs, F
Câu 6: Đáp án A
Câu 7: Đáp án A
+ Trong nhóm IIA: Be và Mg có mạng tinh thể lục phương; Ca và Sr có mạng tinh thể lập
phương tâm diện; Ba có mạng lập phương tâm khối.
+ Be(OH)2, Mg(OH)2 kết tủa.
+ Trong nhóm IA, tính khử tăng dần từ Li đến Cs
Câu 8: Đáp án B

Các nhận định: 1, 2, 4.
Hidro cũng là một nguyên tố nhóm IA, trong trường hợp hidrua kim loại thì sớ oxi hóa của
hidro là -1.
Nhơm, sắt, crom thụ động với dung dịch H2SO4 đặc, nguội
Câu 9: Đáp án C
Nguyên tắc để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại
Câu 10: Đáp án D
Al, Cr, Fe thụ động trong HNO3 đặc nguội nhưng Al tan được trong NaOH
Câu 11: Đáp án B
W có nhiệt độ nóng chảy cao nhất nên được dùng làm dây tóc bóng đèn sợi đốt (đèn Edison).
Câu 12: Đáp án B
Tính khử của kim loại kiềm mạnh hơn và trong nhóm IA càng lên tính khử càng tăng, phản ứng
với nước càng mãnh liệt


Câu 13: Đáp án B
Tính oxi hóa: Ag+ > Cu2+ > Fe2+ > Al3+.
Câu 14: Đáp án C
Thứ tự xuất hiện trong dãy điện hóa của các cặp oxi hóa khử: Zn 2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu;
Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag.
Tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Zn2+. → Dung dịch chứa 2 muối
→ chứa 2 cation kim loại → Zn2+ và Fe2+
Câu 15: Đáp án C
- Phương pháp thủy luyện: điều chế những kim loại có tính khử yếu như Cu, Hg, Ag, Au....
- Phương pháp nhiệt luyện: điều chế những kim loại có tính khử trung bình và yếu như Zn,
Fe, Sn, Pb, Cu....
- Phương pháp điện phân:
+ Điện phân chất điện li nóng chảy (muối, bazo, oxit) để điều chế những kim loại có tính khử
mạnh. như K, Na, Ca, Al
+ Điện phân dd chất điện li (dd muối) : điều chế những kim loại có tính khử yếu và trung

bình như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Hg, Ag...
Câu 16: Đáp án B
Các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch khi:
+) Có cả ion dương và ion âm
+) Các ion không phản ứng với nhau
Nên nhóm ion thỏa mãn: K+, Ba2+, OH-, ClCác cặp khác không thỏa mãn vì:
+) Ba2+ + PO43- → Ba3(PO4)2
+) OH- + HCO3- → CO32- + H2O
+) Ca2+ + CO32- → CaCO3
Câu 17: Đáp án B
Cu thỏa mãn yêu cầu đề bài. Còn Na, Mg, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân
nóng chảy hợp chất của chúng.
Lưu ý:
- Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim
loại có độ hoạt động hóa họcthấp như Au, Ag, Hg, Cu…
- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim
loại có đợ hoạt đợng hóa học trung bình như Zn, Cr, Fe, Sn, Pb, Cu,…


- Phương pháp điện phân được dùng để điều chế hầu hết các kim loại, từ những kim loại có
độ hoạt đợng hóa học cao đến trung bình và thấp.



×