Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận thức xã hội về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ sau hai năm được UNESCO ghi danh nhìn từ các nghiên cứu khoa học trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.74 KB, 7 trang )

TƠN GIÁO - TÍN NGƯỠNG

NHẬN THỨC XÃ HỘI VỀ THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG
THỜ MẪU TAM PHỦ SAU HAI NĂM ĐƯỢC UNESCO GHI DANH
NHÌN TỪ CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG NƯỚC
PHẠM LAN OANH

Tóm tắt
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 01 - 12 - 2016, đến nay đã trải qua hai năm, do vậy, chúng tôi
nhận thấy cần có đánh giá quan điểm, thái độ, sự thay đổi trong nhận thức của các nhà nghiên cứu
trong nước thể hiện qua các sách, cơng trình, đề tài, bài viết đăng trên tạp chí khoa học chun ngành
có nội dung đề cập tới tín ngưỡng thờ Mẫu và đi đến nhận định rằng: Hành trình đến với danh hiệu và
hậu vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của tín ngưỡng này thể hiện q trình
thay đổi tư duy quản lý văn hóa của các nhà quản lý, cũng như của các nhà khoa học về giá trị của di
sản văn hóa.
Từ khóa: Tín ngưỡng thờ Mẫu, Tam phủ, Tứ phủ, văn hóa phi vật thể
Abstract
The Vietnameses people’s belief of worshiping Mother Goddesses of Three Realms was recognized
by UNESCO as a representative intangible cultural heritage of humanity on December 1st, 2016. It has
been two years past, so we realize that it is necessary to assess the views, attitudes and changes in
the awareness of domestic researchers which expressed through books, works, projects, and articles
in specialized scientific journals with content referring to the belief of worshiping Mother Goddess and
come to find out that: The journey to the title and post-honor of this representative intangible cultural
heritage of humanity shows the process of changing in cultural management thinking of managers as
well as of scientists about the value of cultural heritage.
Keywords: Belief of worshiping Mother Goddesses, Three Realms, Four Realms, intangible culture.

1. Những cơng trình, bài viết liên quan
trong năm 2017, 2018


N

ghiên cứu, sưu tầm về tín ngưỡng
thờ Mẫu ở Việt Nam được chú ý từ
thế kỷ XVI, nhưng được đặc biệt
quan tâm từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại
đây. Theo Thư mục các cơng trình nghiên cứu tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở châu thổ Bắc
Bộ, tính đến năm 2014, đã có 1.094 cơng trình,
bài tiểu luận về tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt ở châu thổ Bắc Bộ được công bố1.
Trải qua hai năm được ghi danh là di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, với Tín
Số 28 - Tháng 6 - 2019

ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, ở cả
phương diện nghiên cứu và phương diện thực
hành di sản đã có những động thái nối tiếp. Ở
phương diện thực hành, các sinh hoạt gắn với
di sản trở nên sôi nổi, phổ biến, rộng rãi hơn,
thể hiện qua các trình diễn sân khấu hóa cũng
như thực hành nghi lễ tại các di tích. Ở phương
diện nghiên cứu, trước tiên, các tài liệu là sách,
phải kể đến cuốn Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
của người Việt, hành trình đến di sản nhân loại
[10], là sản phẩm quà tặng lưu niệm của tỉnh
Nam Định nhân dịp đón danh hiệu/bằng cơng
nhận di sản của UNESCO ghi danh di sản văn

VĂN HÓA

NGHIÊN CỨU

11


VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU

hóa phi vật thể này. Cuốn sách gồm 3 phần:
Phần 1. Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại; Phần 2. Để được UNESCO vinh danh;
Phần 3. Để di sản mãi trường tồn và lan tỏa.
Trong cuốn sách này, những câu chuyện trước
và sau vinh danh di sản được giãi bày. Nói cách
khác, qua cuốn sách nhỏ (286 trang khổ 14,5
x 20,5 cm), những thông tin liên quan tới văn
bản hành chính, những bài nghiên cứu về tín
ngưỡng thờ Mẫu đầu thời kỳ Đổi mới tiêu biểu
được chọn giới thiệu (tuyển đăng lại), những
tấm lòng với tín ngưỡng thờ Mẫu và những nội
dung nhằm mục đích gìn giữ và phát huy giá
trị đích thực của tín ngưỡng mãi trường tồn
và lan tỏa được đề cập một cách cụ thể, tâm
huyết và khả thi. Có thể đánh giá, đây là cuốn
sách có giá trị khá tồn diện khi nội dung của
nó vừa thể hiện tính nghiên cứu, vừa thể hiện
tính thực tiễn gắn với quản lý di sản văn hóa
phi vật thể ở tầm nhân loại.
Cuốn sách Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ chốn
thiêng nơi cõi thực [1] là cơng trình giới thiệu

nét đặc sắc của tín ngưỡng với những hình
ảnh minh họa đẹp mắt, chân thực, gắn với
chốn linh thiêng là thần điện của tín ngưỡng
thờ Mẫu Tứ phủ và các lớp tín ngưỡng liên
quan (thờ Đức Thánh Trần, các vị Chúa Bà, Tứ
vị Hồng Nương); gắn với cõi thực tại là một số
nghi lễ và việc sửa soạn cụ thể trong thực hành
tín ngưỡng. Nhìn chung, đây là cơng trình
mang nội dung thực hành tại các đền, điện và
các giá hầu Mẫu Tứ phủ hơn nội dung nghiên
cứu chuyên sâu.
Năm 2018, PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền công
bố đề tài cấp Bộ và in thành sách Quản lý
nhà nước và vai trò cộng đồng trong bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể [4].
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của công trình
khơng phải là tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng tính
gợi mở lý luận của cơng trình với vấn đề đang
quan tâm tương đối sâu sắc.
Tác giả Mai Thị Hạnh được Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam trao giải thưởng và hỗ trợ xuất
bản cuốn Bản hội trong Đạo Mẫu, tạo lập vốn
xã hội trong bối cảnh chuyển đổi. Cơng trình coi
bản hội Đạo Mẫu là một cộng đồng tôn giáo
và đề cập tới sự hình thành của bản hội, cơ cấu
tổ chức, thực hành nghi lễ, và đặc trưng của
12

Số 28 - Tháng 6 - 2019


bản hội Đạo Mẫu trên quan điểm lý thuyết về
vốn xã hội và tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh
chuyển đổi. Tác giả cho rằng “Việc tạo lập vốn
xã hội của các thành viên bản hội lại phản ánh
những vấn đề của xã hội chuyển đổi đó là tính
động, tính đa chiều, phức tạp của quan hệ xã
hội và vốn xã hội. Điều quan trọng nữa là việc
tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội
chính là sự phản ánh trở lại và đóng vai trị
ngày càng lớn hơn đối với đời sống con người
trong xã hội đương đại của Đạo Mẫu nói riêng,
của tơn giáo tín ngưỡng nói chung” [3, tr.231].
Tiếp theo, các bài viết đăng trên tạp chí
khoa học chuyên ngành của một số nhà
nghiên cứu quan tâm đến nội dung này trong
năm 2017 và 2018, có thể kể đến GS.TS. Kiều
Thu Hoạch2 với bài Đối thoại với hát chầu văn
và lên đồng ở Việt Nam (Tạp chí Di sản văn hóa,
số 1/2017) và bài Nhận thức về nghi lễ lên đồng
qua một số thuật ngữ trên báo chí mấy năm
gần đây (Tạp chí Văn hóa học, số 1/2018). Qua
những bài viết trên, GS.TS. Kiều Thu Hoạch
đã trình bày tương đối chi tiết về Vu hích và
Shaman giáo của Trung Quốc, đối thoại với tác
giả các cơng trình Tín ngưỡng và văn hóa tín
ngưỡng ở Việt Nam; Đạo Mẫu ở Việt Nam trên
tinh thần thẳng thắn, khoa học và nhận định
rằng nhược điểm của cụm cơng trình nêu trên
là vấn đề phương pháp luận, vấn đề tiếp cận
khoa học, nên việc khẳng định “Đạo Mẫu Việt

Nam là một tín ngưỡng nguyên thủy, e cũng
chưa có cơ sở” [5, tr.60] và quan điểm Tam phủ,
Tứ phủ thể hiện chưa nhất quán về lập luận và
dẫn chứng khoa học. Bên cạnh đó, bài viết cịn
đề cập tới nội dung tổng quan về tín ngưỡng
thờ Mẫu và nghi thức lên đồng, nội dung của
Hát văn với những giá trị văn học và âm nhạc
[5, tr.61-64]. Ông cho rằng việc sử dụng tùy
tiện thuật ngữ là do các nhà nghiên cứu chưa
tiếp cận được những tư liệu thích đáng. Sau
thời điểm Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được
ghi danh “ngót một năm, mà các cơ quan chức
năng, đứng đầu là Viện Văn hóa Nghệ thuật
quốc gia Việt Nam cùng Bộ chủ quản vẫn ngồi
im, chưa có động thái nào nhằm triển khai việc
nghiên cứu khoa học để hiểu đúng, hiểu sâu
về tín ngưỡng thờ Mẫu, từ đó mà bảo tồn, phát
huy như một hiện tượng văn hóa đặc sắc của


TƠN GIÁO - TÍN NGƯỠNG

người Việt. Đó quả là một điều đáng tiếc lắm
thay!” [6, tr.96, 97].
Cũng trên Tạp chí Di sản văn hóa, tác giả
Võ Thị Hồng Lan có bài viết Về những bà mẹ
thiêng liêng mang tính khởi nguyên của người
Việt đăng trong số 1/2017. Bài viết cho rằng
với người Việt, gắn với quá trình tiến từ vùng
núi cao xuống hạ châu thổ, “có 4 vị thánh Mẫu

- lực lượng quyền năng tối cao đứng đầu sáng
tạo 4 miền của vũ trụ (Trời - Rừng - Đất - Nước)
- có đủ khả năng bảo trợ cho mọi mặt cuộc
sống của cư dân nông nghiệp” [7, tr.68]. Bà
Mẹ thiêng liêng mang tính khởi nguyên được
“hội tụ”/nhập vào biểu tượng Thánh Mẫu Tứ
phủ “đã không diễn ra theo kiểu cộng vào một
cách cơ học, mà tư duy dân gian đã khái quát
hóa những đặc điểm/quyền năng tiêu biểu
của các Ngài để trở thành Thánh Mẫu” [7, tr.68].
Tác giả Trần Lâm và Thế Hùng công bố bài
viết Trở lại với tục thờ Mẫu Tứ phủ của người Việt
(Tạp chí Di sản văn hóa, số 1/2018). Bài viết đã
thể hiện tư duy bao quát về tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt, chia ra 5 hệ thống và đánh
giá cao vai trò của Thánh Mẫu Liễu Hạnh khi
Bà “nhập vào tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và
đưa tín ngưỡng này phát triển theo một chiều
hướng mới, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử” [8,
tr.106].
Tác giả Từ Thị Loan có bài viết Tín ngưỡng
thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong mối quan hệ với
các tín ngưỡng, tơn giáo khác ở Việt Nam (Tạp
chí Di sản văn hóa, số 2/2018), đề cập tới sự
thâm nhập, lan tỏa của tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam phủ, Tứ phủ vào Phật giáo, với mối quan
hệ với Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian
khác và cho rằng “thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ
là một tín ngưỡng dân gian bản địa phản ánh
rõ nét tâm hồn người Việt và có một sức sống

mãnh liệt, dẻo dai, uyển chuyển, phù hợp với
hoàn cảnh lịch sử” [9, tr.71].
Tác giả Chu Xuân Giao công bố các bài viết:
Về kết cấu kép ở trung tâm truyền thuyết hệ thần
Liễu Hạnh qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên
chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng
(Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 1/2017);
Hình ảnh Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu
thế kỷ XX: Trường hợp trí thức khoa bảng Trần
Số 28 - Tháng 6 - 2019

Tán Bình với câu đối dâng năm 1922 cho đền
Cổ Lương (Tạp chí Nghiên cứu và phát triển,
số 3, số 4/2017); Tổng quan về hệ thống Tứ phủ
trong thực hành tín ngưỡng của người Dao (Tạp
chí Dân tộc học, số 1/2017); Nội dung của bộ
Tam Phủ trong tư liệu phương Tây và tư liệu quốc
ngữ thời kỳ sớm (Tạp chí Văn hóa dân gian, số
4/2017); Vũ trụ quan Phật giáo phản ảnh trong
nhóm sắc phong sớm nhất cho Liễu Hạnh công
chúa vào nửa cuối thế kỷ XVII (Tạp chí Văn hóa
dân gian, số 5/2018); Căn cước lịch sử của Thánh
Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ
nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh cơng
chúa hiện cịn ngun tại Phủ Giầy ở Nam Định
(Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 5/2018).
Qua các bài viết nêu trên, TS. Chu Xuân Giao đề
cập tới nhiều nội dung nhưng tựu trung muốn
khẳng định tên gọi của tín ngưỡng thờ Mẫu
qua hệ thống thư tịch với những dẫn chứng

cụ thể.
Tác giả Trần Đại Vinh công bố bài viết Tín
ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Thừa Thiên Huế
(Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 1/2017);
Nguyễn Vũ Hồng cơng bố bài viết Q trình
tạo dựng hình ảnh mới sau thiên tai, so sánh
trường hợp người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc
Việt ở New Oraleans (Tạp chí Dân tộc học, số
5/2017).
Tháng 12/2018, Hội thảo khoa học Phật
giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam được
tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Sóc
Sơn, Hà Nội, có sự phối hợp giữa Giáo hội Phật
giáo và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
do Viện Nghiên cứu Tôn giáo làm đầu mối. Kỷ
yếu hội thảo dày 613 trang, gồm 71 bài (kể cả
phát biểu khai mạc và đề dẫn) trong đó tập
trung vào 3 chủ đề lớn: Những vấn đề chung
về Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt
Nam; Biểu hiện của mối quan hệ giữa Phật
giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu; Mối quan hệ giữa
Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu - Đạo Mẫu.
Sau hai năm Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của
người Việt được ghi danh là di sản phi vật thể
đại diện của nhận loại, đây là cuộc hội thảo
quy mô nhất được tổ chức nhằm “… góp phần
làm sâu sắc hơn, mang lại nhận thức đầy đủ
hơn, đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa Phật
giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu, về giá trị của mối


VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

13


VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

quan hệ này, cũng như những giá trị của tín
ngưỡng thờ Mẫu trong lịch sử và đời sống văn
hóa, tinh thần hiện nay. Những kết quả của Hội
thảo cũng sẽ góp phần đưa ra những khuyến
nghị đối với các cấp các ngành trong công tác
quản lý nhà nước nhằm khắc phục những hoạt
động lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo làm ảnh
hưởng đến giá trị di sản văn hóa được UNESCO
công nhận cũng như làm sai lệch nhận thức
của nhân dân” [11, tr.9].
Về cơng trình luận văn, luận án, năm 2017,
học viên Nguyễn Thị Minh Thu bảo vệ luận
văn thạc sĩ Việt Nam học tại Khoa Việt Nam
học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với đề
tài Mạng lưới xã hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu
(nghiên cứu trường hợp bà đồng Đặng Thị Mát,
thủ nhang đền Tam phủ thị xã Sơn Tây thành
phố Hà Nội). Đây là hướng nghiên cứu mới,
vận dụng lý thuyết về mạng xã hội để nghiên
cứu một đồng thầy tương đối kỹ lưỡng, cần
được ghi nhận. Cũng trong năm 2017, ThS.

Nguyễn Văn Bốn bảo vệ luận án Tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hịa, đề cập
tới tín ngưỡng thờ Mẫu ở những dạng thức cụ
thể gắn với những điện thần Mẫu Tam phủ, Tứ
phủ tiêu biểu tại địa phương này (đã xuất bản
thành sách, tháng 1/2019). Năm 2018, ThS. Vũ
Hoàng Hiếu bảo vệ luận án tiến sĩ Người đồng
tính trong xã hội Việt Nam đương đại: từ ẩn ức
đến tự sự. Trong luận án này, lên đồng gắn với
các nghi lễ thờ Mẫu cũng được tác giả đề cập
tới ở một nội dung nhỏ.
2. Những đánh giá ban đầu
Căn cứ vào những công trình nghiên cứu
đã cập nhật ở trên (có thể chưa bao qt đầy
đủ), chúng tơi có một số ý kiến dưới đây:
Thứ nhất, về lý thuyết, chúng tôi xuất
phát từ học thuyết nhận thức xã hội (social
congnitive theory) của tác giả Albert Bandura
[2], giáo sư về khoa học xã hội thuộc Trường
Đại học Stanford, đã giành được giải thưởng về
Tâm lý học của Đại học Louisville Grawemeyer
năm 2008. Quan điểm học thuyết nhận thức xã
hội của ơng được mơ hình hóa trong sơ đồ 1.
Học thuyết nhận thức xã hội gồm 3 yếu
tố có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ
với nhau. Mối tương quan giữa hành vi và môi
14

Số 28 - Tháng 6 - 2019


trường trong hệ thống bộ ba yếu tố là tác động
qua lại theo 2 chiều. Trong cuộc sống hàng
ngày, khi con người thay đổi hành vi sẽ tạo ra
những thay đổi về đặc điểm của mơi trường.
Trong khi đó, mơi trường ln biến động và
thay đổi, nó sẽ tác động làm thay đổi hành vi
dù muốn hay không. Mối tương quan giữa yếu
tố môi trường và cá nhân được quan tâm như
sự tương tác lẫn nhau giữa các đặc điểm của cá
nhân và sự ảnh hưởng của môi trường. Những
mong muốn của con người, niềm tin, khuynh
hướng cảm xúc và năng lực nhận thức được
phát triển và điều chỉnh bởi ảnh hưởng từ xã
hội. Mỗi người có những phản ứng khác nhau
với mơi trường của họ và biểu hiện thơng qua
những gì họ nói và làm...

Sơ đồ 1. Sơ đồ nhận thức xã hội của Albert Bandura

Căn cứ vào nội dung lý thuyết này, chúng
tôi đánh giá các nghiên cứu trong các sách, đề
tài, luận văn, luận án và bài báo khoa học là sản
phẩm được chủ động tư duy trên nền tảng sự
tác động của bối cảnh hậu vinh danh di sản tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ một cách chủ động,
sáng tạo với tinh thần khoa học khách quan,
không bị áp đặt.
Thứ hai, từ những nội dung đề cập trong
các cơng trình đã nêu, chúng tôi đánh giá
những nghiên cứu liên quan tới nội dung tín

ngưỡng thờ Mẫu đã được quan tâm ở những
nội dung cụ thể.
Về các đánh giá trong bài viết của GS.TS.
Kiều Thu Hoạch, trong phần tóm tắt có viết:
“Bài viết nhằm phản biện và chấn chỉnh những
nhận thức sai lầm, qua cách sử dụng các từ
ngữ tâm linh một cách tùy tiện, trong một số
sách báo mấy năm gần đây về nghi lễ lên đồng.
Đồng thời trên cơ sở đó, tác giả cung cấp một


TƠN GIÁO - TÍN NGƯỠNG

số thư tịch cổ Hán Nơm tiêu biểu như Nội đạo
tràng, An Nam phong tục sách về tín ngưỡng
thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” [6, tr.91]. Nội
dung bài viết trao đổi về tên Đạo Mẫu, về đồng
thầy, về nghi lễ lên đồng, về giải phóng ẩn
ức. Những trao đổi cụ thể và sắc sảo của một
người uyên thâm Hán - Nôm, giỏi tiếng Pháp,
đem lại sự lý thú cho người đọc, trong đó, ơng
khẳng định: tên gọi Tam phủ dùng trong hồ sơ
tín ngưỡng thờ Mẫu đã căn cứ theo các tài liệu
trong kho sách Hán - Nơm có từ trước.
Các bài viết của TS. Chu Xuân Giao đề cập
tới nhiều nội dung, song tựu trung tác giả đã
căn cứ vào thư tịch khảo cứu kỹ lưỡng nguồn
trong nước và ngoài nước, phương Tây và
phương Đông để khẳng định nguồn gốc của
Tam phủ và Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ

Mẫu có liên đới chặt chẽ với Phật giáo và Đạo
giáo của văn hóa phương Đơng, cũng như có
những so sánh với văn hóa phương Tây (Hy
Lạp, La Mã). Cùng với các bài viết đã công bố
trong năm 2017, 2018, được biết tác giả Chu
Xuân Giao đồng thời tiến hành nghiên cứu đề
tài cấp Bộ, liên quan tới nội dung này. Tác giả
cho rằng, tên gọi dành cho danh hiệu di sản
nên có sự điều chỉnh và đề xuất tên gọi thay
thế là tín ngưỡng Tam Tứ phủ. Có thể đánh giá
đây là những nghiên cứu chuyên sâu về tên
gọi và nguồn gốc tín ngưỡng trên tư liệu thư
tịch rất đáng xem xét. Để rộng đường đánh
giá trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cho
rằng, tác giả Chu Xuân Giao nên tiếp cận quy
trình làm hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO để
hiểu rõ hơn nội dung gắn với lộ trình chỉnh đổi
tên hồ sơ (mà trong cuốn Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam phủ của người Việt hành trình đến di sản
nhân loại đã có ít nhiều thông tin khá chi tiết).
Thứ ba, quan điểm của chúng tôi thể hiện
qua việc đánh giá sự nỗ lực cống hiến của các
nhà nghiên cứu đối với nội dung liên quan
tới tín ngưỡng thờ Mẫu là: Trải qua thời gian,
quá trình nhận thức của xã hội đã có những
thay đổi rất sâu sắc mà nguồn gốc bắt nguồn
từ sự thay đổi nền tảng xã hội, sau đó nó tác
động lên con người và điều chỉnh hành vi của
nhà nghiên cứu. Hậu ghi danh, với những bề
bộn ngổn ngang của công tác nghiên cứu và

đặc biệt là công tác quản lý di sản (gắn với
Số 28 - Tháng 6 - 2019

việc thực hành nghi lễ hầu đồng là chủ yếu)
đã được thể hiện trong quan điểm của các tác
giả là nhà nghiên cứu cũng như là nhà quản
lý trong cơng trình Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
phủ của người Việt, hành trình đến di sản nhân
loại. Chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng,
Chương trình quốc gia bảo vệ và phát huy giá
trị tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người
Việt (được nêu trong sách kể trên) mà Chính
phủ sắp ban hành đã ghi cụ thể các việc cần
tiến hành liên quan tới các cơ quan nhà nước
và các cơ quan phi chính phủ (Viện Văn hóa
Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, tỉnh Nam Định
và Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa
tín ngưỡng Việt Nam của Hội Di sản văn hóa
Việt Nam), các nhà nghiên cứu và cộng đồng,...
cùng có nhiệm vụ, trách nhiệm xuất phát từ vị
trí của mình để góp phần thực hiện tốt chương
trình nêu trên3. Bên cạnh đó, cách tiếp cận
Quản lý nhà nước và vai trị cộng đồng trong bảo
vệ và phát huy giá trị di sản của PGS.TS. Nguyễn
Thị Hiền với quan điểm tiến bộ, cập nhật quan
điểm của UNESCO trên tinh thần quản lý di sản
văn hóa theo định hướng, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước. Tác giả đưa ra 3
nhóm giải pháp và cho rằng giải pháp về tổ
chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

là 1/12 giải pháp thuộc về Nhóm giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Tóm
lại, về nhận thức, tác giả kết luận rằng: “Nhà
nước chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ, giám sát; cịn
cộng đồng thực hiện với vai trị chủ động, tích
cực, phát huy quyền tự chủ, tự quyết định. Giải
quyết được mối quan hệ theo đúng phương
thức này thì cơng tác bảo vệ, phát huy di sản
văn hóa phi vật thể sẽ được thực hiện tốt và
đảm bảo sức sống của di sản trong hiện tại,
giảm thiểu những rủi ro cho tầm nhìn của di
sản trong tương lai” [4, tr.229]. Chúng tơi rất
đồng tình với kết quả nghiên cứu mới, gắn với
những quan điểm quản lý khoa học của tác giả
công trình.
Vậy là, có thể đánh giá ngắn gọn rằng,
những nghiên cứu đã được ra mắt trong năm
2017, 2018 và sẽ còn tiếp tục được làm dày
thêm trong thời gian sắp tới của các nhà nghiên
cứu, các học viên cao học, nghiên cứu sinh, chủ
nhiệm đề tài các cấp,... sẽ góp phần nâng cao

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

15


VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU


nhận thức của xã hội thơng qua các sản phẩm
nghiên cứu của mình một cách cụ thể.
Hy vọng đề tài cấp Bộ của PGS.TS. Nguyễn
Thị Yên (Thực hành tín ngưỡng Tứ phủ của người
Việt từ sau vinh danh) thực hiện tại Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam và của PGS.TS.
Nguyễn Thị Hiền (Nâng cao chất lượng quản lý
nhà nước với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ sau
vinh danh của UNESCO) tại Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch trong hai năm 2018 - 2019 (và
những đề tài khác mà tơi chưa có điều kiện
tiếp cận) về bảo vệ, phát huy di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại: Thực hành
tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt sẽ
đóng góp tích cực vào vấn đề này.
Xét ở khía cạnh rộng, khi đối sánh nội dung
nghiên cứu chuyên sâu hay tổng quát, hay gắn
với công tác quản lý di sản, chúng tôi nhận thấy
những vấn đề đặt ra từ Hội thảo quốc tế năm
2016 về Nghiên cứu thực hành tín ngưỡng trong
xã hội đương đại (trường hợp tín ngưỡng thờ
Mẫu)4 và sản phẩm cơng trình quảng bá trực
tiếp cho di sản trong buổi đón nhận bằng ghi
danh của UNESCO vào tháng 4 năm 2017 Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, hành
trình đến di sản nhân loại [10] vẫn là hai cơng
trình đáng giá vì nội dung trong nó đã thể hiện
tầm nhìn mang tính định hướng nghiên cứu/
quản lý lâu dài cho những vấn đề liên quan tới

di sản đang bàn luận. Do đó, trong hai năm vừa
qua, dù cho nội dung nghiên cứu đã cơng bố
có thể nhận được sự đồng thuận hay cịn băn
khoăn trao đổi thì chắc chắn nó cũng đánh dấu
sự quan tâm của nhận thức xã hội đối với một
di sản tín ngưỡng đã được UNESCO ghi danh ở
tầm nhân loại. Và nó cũng chính là những đóng
góp rất cụ thể của các nhà nghiên cứu khi họ
thể hiện trách nhiệm xã hội của mình với tinh
thần “niềm tin vào bản thân là sự tự tin của con
người vào khả năng của họ để thực hiện một
nhiệm vụ cụ thể trong một hồn cảnh cụ thể
nào đó” [2] là khái niệm cốt lõi của học thuyết
do Bandura nêu ra.
P.L.O
(PGS.TS, Phó Viện trưởng
Viện VHNTQG Việt Nam)
16

Số 28 - Tháng 6 - 2019

Chú thích
Thư mục các cơng trình nghiên cứu tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, Tư liệu
hồ sơ quốc gia, lưu trữ tại Viện Văn hóa Nghệ
thuật quốc gia Việt Nam. Xem thêm: Hồ sơ Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Viện Văn
hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
1


Trước đó là chùm bài viết của ơng: Tổng
quan về Vu hích và Shaman giáo, Tạp chí Di sản
văn hóa số 1/2016, tr.16-21; Vài nét khái quát
về Vu hích Trung Hoa, Tạp chí Di sản văn hóa số
2/2016, tr.110-112.
2

Quán triệt chủ trương trên, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã cơng bố Chương trình hành
động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể “Thực hành tín ngưỡng Thờ
Mẫu Tam phủ của người Việt” giai đoạn 2017 2022 tại công văn số 3146/BVHTTDL-DSVH ngày
25/7/2017 với 5 nội dung:
3

- Tiếp tục nhận diện giá trị, nghiên cứu, kiểm
kê, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể Thực
hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người
Việt và các tập quán, nghi lễ, lễ hội truyền thống
tốt đẹp gắn với di sản; đẩy mạnh các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức
của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Thực
hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người
Việt nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, uống
nước nhớ nguồn, tinh thần hòa hợp dân tộc và
trân trọng vai trò của người phụ nữ trong cộng
đồng.
- Tạo điều kiện cho việc thực hành, sáng tạo
và truyền dạy di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ

Mẫu Tam phủ của người Việt trong cộng đồng;
khuyến khích những nghệ nhân hát văn cao tuổi
truyền dạy những bài bản cổ cho thế hệ trẻ; tăng
cường các hình thức giáo dục phù hợp trong và
ngồi trường học.
- Tơn vinh các cá nhân, cộng đồng có nhiều
đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền
dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; có chính
sách, khen thưởng và phong tặng danh hiệu
vinh dự nhà nước cho các nghệ nhân có nhiều
đóng góp trong hoạt động bảo vệ, trao truyền
những giá trị văn hóa của di sản Thực hành Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.


TƠN GIÁO - TÍN NGƯỠNG

- Thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước
nhằm gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị
tốt đẹp của di sản, đồng thời ngăn ngừa, loại bỏ
các hủ tục và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng di
sản để trục lợi, làm sai lệch di sản và có tác động
tiêu cực tới đời sống cộng đồng, xã hội.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các
hội nghề nghiệp tổ chức các chương trình giới
thiệu, quảng bá về giá trị di sản Thực hành Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt dưới
nhiều hình thức tới cơng chúng trong và ngồi
nước, gắn bảo tồn di sản văn hóa với phát triển
du lịch bền vững.

Đầu năm 2016, Viện Văn hóa Nghệ thuật
quốc gia Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế
Nghiên cứu thực hành tín ngưỡng trong xã hội
đương đại (trường hợp tín ngưỡng thờ Mẫu). Có thể
đánh giá rằng, tính đến trước thời điểm được ghi
danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại,
hội thảo này là cuộc bàn luận khoa học đa chiều
nhất, tập hợp được nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước tham gia nhất (47 GS, PGS.TS; 19 ThS
và NCS; một số nhà nghiên cứu ở địa phương và
đại diện cộng đồng; 11 học giả quốc tế đến từ 9
quốc gia và vùng lãnh thổ). Cuộc hội thảo đã đề
cập tới 4 nội dung chính, quan trọng, với nhiều
ý kiến cả đồng thuận, dè dặt và trái chiều xoay
quanh chủ đề hội thảo. Mục đích của hội thảo
là lắng nghe các ý kiến của những nhà nghiên
cứu cũng như tiếng nói của cộng đồng, phục vụ
cho q trình thực hiện hồ sơ trình UNESCO được
tồn diện, hoàn chỉnh.
4

Cuối năm 2016, tại Hội thảo khoa học quốc
tế Các nguồn lực cho phát triển bền vững: Lý luận,
thực tiễn và giải pháp chính sách do Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) tổ
chức, GS.TS. Nguyễn Chí Bền đã có tham luận
“Hồ sơ quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể trình
UNESCO, tiền và hậu…” trình bày những mặt
được và chưa được của cơng việc làm hồ sơ quốc
gia trình UNESCO vinh danh của Việt Nam, trong

đó có hồ sơ về Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của
người Việt. Qua tham luận có thể thấy sự thay đổi
trong tư duy quản lý văn hóa của các nhà quản
lý văn hóa về tín ngưỡng này (Xin xem: Văn hóa
Việt Nam, nghiên cứu và tiếp cận, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2018, tập 1, quyển 2, tr.496-505).

Số 28 - Tháng 6 - 2019

Tài liệu tham khảo
1. Trần Quang Dũng (chủ biên) (2017), Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ chốn thiêng nơi cõi thực,
Nxb. Thế giới, Công ty cổ phần Văn hố và Truyền
thơng Nhã Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, “Học thuyết nhận
thức xã hội (Social cognitive theory) và nghiên cứu
điều dưỡng”, />nghien-cuu-khoa-hoc/hoc-thuyet-nhan-thucxa-hoi-social-cognitive-theory-vao-nghien-cuudieu-duong.aspx?lang=vn
3. Mai Thị Hạnh (2018), Bản hội trong Đạo Mẫu
tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi, Nxb.
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hiền (2018), Quản lý nhà nước
và vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể, Nxb. Văn hóa dân
tộc, Hà Nội.
5. Kiều Thu Hoạch (2017), “Đối thoại với hát
chầu văn và lên đồng ở Việt Nam”, Tạp chí Di sản
văn hóa, số 1.
6. Kiều Thu Hoạch (2018), “Nhận thức về nghi
lễ lên đồng qua một số thuật ngữ trên báo chí
mấy năm gần đây”, Tạp chí Văn hóa học, số 1.

7. Võ Thị Hồng Lan (2017), “Về những bà mẹ
thiêng liêng mang tính khởi nguyên của người
Việt”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 1.
8. Trần Lâm, Thế Hùng (2018), “Trở lại với tục
thờ Mẫu Tứ phủ của người Việt”, Tạp chí Di sản văn
hóa, số 1.
9. Từ Thị Loan (2018), “Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam phủ, Tứ phủ trong mối quan hệ với các tín
ngưỡng, tơn giáo khác ở Việt Nam”, Tạp chí Di sản
văn hóa, số 2.
10. Nhiều tác giả (2017), Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam phủ của người Việt, hành trình đến di sản
nhân loại, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
11. Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Học viện Phật
giáo Việt Nam (2018), Phật giáo với tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.
Ngày nhận bài: 19 - 4 - 2019
Ngày phản biện, đánh giá: 02 - 6 - 2019
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 6 - 2019

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

17



×