Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá tình hình quản lý trong công tác lập thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của tỉnh lào cai từ năm 2011 đến 30 6 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 94 trang )

.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG MINH NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TRONG CƠNG TÁC
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH LÀO CAI
TỪ 2011 ĐẾN 30/6/2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG MINH NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TRONG CƠNG TÁC
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH LÀO CAI
TỪ 2011 ĐẾN 30/6/2016

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN

Thái Nguyên – 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn này đã được thực hiện với số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận văn

Phùng Minh Ngọc


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Lan.
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun,
Phịng Đào tạo – Đào tạo Sau đại học, Khoa Môi trường và PGS.TS Đỗ Thị Lan đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và đã cho tơi những ý
kiến nhận xét, góp ý q báu.
Tơi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã quan
tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, địa điểm, tài liệu cũng như
những điều kiện khác cho tơi trong q trình học tập.

Tơi cũng bày tỏ lịng cảm ơn đối với Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Lào Cai; Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai; các Thành viên từng
tham gia hội đồng thẩm định; Phòng Tổng hợp – Đánh giá tác động mơi trường,
Phịng Tài ngun Mơi trường các huyện, thành phố và các đồng nghiệp, đồng môn,
bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong
q trình hồn thành Luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận văn

Phùng Minh Ngọc


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa .........................................................................................................3
1.1.2. Mục đích của ĐTM ...........................................................................................4
1.1.3. Ý nghĩa của ĐTM..............................................................................................5
1.1.4. Căn cứ pháp lý thực hiện thẩm định báo cáo ĐTM ..........................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu ĐTM trên Thế giới và tại Việt Nam .................................7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ĐTM của thế giới ..........................................................7
1.2.2. Tình hình thực hiện cơng tác thẩm định báo cáo ĐTM ở Việt Nam ..............13
1.2.3. Các nghiên cứu về công tác thẩm định ĐTM tại Việt Nam ............................26
1.3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và hiện trạng các thành phần môi trường tỉnh
Lào Cai ......................................................................................................................27
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................27
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh ..................................................................29
1.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Lào Cai ..............................................31


iv
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................37
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................37
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................38
2.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................38
2.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................38
2.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................38
2.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ..................................................39
2.5.3. Phương pháp đánh giá về công tác thẩm định báo cáo ĐTM .........................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................43
3.1. Đánh giá công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2011 – 30/6/2016 .........................................................................43

3.1.1. Công tác lập báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh ..................................................43
3.1.2. Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh .....................58
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng chính đến cơng tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo
ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay ..................................................................74
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai .... 76
3.3.1. Các thách thức đối với công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới ...76
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTM trên địa bàn
tỉnh Lào Cai ...............................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................81
1. Kết luận .................................................................................................................81
2. Kiến nghị ...............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐRR

: Đánh giá rủi ro


ĐTK

: Đánh giá tác động kinh tế

ĐTS

: Đánh giá tác động sức khỏe

ĐTX

: Đánh giá tác động xã hội

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

EU

: Liên hiệp Châu âu

IEE

: ĐTM sơ bộ

KT-XH

: Kinh tế xã hội

OECD


: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

OEPP

: Cơ quan Kế hoạch và Chính sách môi trường

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

TCMT

: Tiêu chuẩn môi trường

TNMT

: Tài nguyên môi trường

TOR

: Điều khoản tham chiếu

UBND

: Ủy ban Nhân dân

UNEP

: Chương trình mơi trường của Liên hợp quốc


GHCP

: Giới hạn cho phép


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Vai trò và trách nhiệm trong các bước thực hiện của quá trình ĐTM .....10
Bảng 1.2: Quy trình và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện ĐTM ở
Việt Nam ..................................................................................................23
Bảng 3.1. Danh sách báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai được UBND tỉnh phê
duyệt từ 2011 đến 30/6/2016 ...................................................................43
Bảng 3.2. Danh sách các đơn vị tư vấn thường xuyên lập báo cáo ĐTM trên địa bàn
tỉnh Lào Cai từ 2011 đến 06/2016 ...........................................................44
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá về công tác lập báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
giai đoạn 2011-2014 ................................................................................45
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về công tác lập ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai
đoạn từ 2015 đến 30/6/2016 ....................................................................50
Bảng 3.5: Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn
2011- 2014 ...............................................................................................59
Bảng 3.6. Quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên đia bàn tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2015-06/2016 ...........................................................................62
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá về công tác thẩm định, phê duyệt ĐTM trên địa bàn tỉnh
Lào Cai, giai đoạn 2011- 2014 ................................................................64
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá về công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên địa
bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn từ 2015 đến 30/6/2016 ................................66
Bảng 3.9: Bộ máy, năng lực cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ môi trường trên

địa bàn tỉnh Lào Cai .................................................................................73


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Quy trình ĐTM phổ biến trên thế giới .......................................................11
Hình 1.2: Khái quát về quy định thẩm định báo cáo ĐTM .......................................17
Hình 1.3. Bản đồ Hành chính tỉnh Lào Cai ...............................................................28
Hình 1.4. Bản đồ phân vùng chất lượng nước mặt theo WQI của Lào Cai năm 2015 ... 33
Hình 1.5. Trữ lượng rừng của tỉnh phân bổ theo đơn vị hành chính ........................35
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả công tác lập báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào
Cai trong hai giai đoạn 2011-2014 và 2015-06/2016 ..............................55
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên
địa bàn tỉnh Lào Cai trong hai giai đoạn 2011-2014 và 2015-06/2016 ...68


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, thuộc vùng Trung du và miền núi phía
Bắc Việt Nam với: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Đơng
giáp tỉnh Hà Giang và phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Diê ̣n tić h của tin̉ h nằm trong
khoảng 21040’÷ 22050 vĩ độ Bắc và 103031’ ÷ 104038’ kinh độ Đông, rộng 6.383,88
km2 và cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Đặc biệt, Lào
Cai nằm trên con đường giao thông huyết mạch xuyên Á, thuộc tuyến hành lang kinh
tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đây là cửa ngõ quan trọng
cả về kinh tế - chính trị - an ninh quốc phịng của cả nước. Với việc đưa tuyến đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động (năm 2014), Lào Cai được đánh giá là môi

trường thuận lợi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước [34].
Là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội như tiềm năng về du
lịch (có khu du lịch Sa Pa nổi tiếng, huyện Bắc Hà…), khai khoáng (với 35 loại
khoáng sản phân bố trên 150 điểm mỏ, trong đó có một số điểm mỏ có trữ lượng
khoáng sản lớn như quặng apatit, sắt, vàng…) và cửa khẩu Quốc tế thông thương
với Trung Quốc nằm trong thành phố Lào Cai. Trong những năm qua, để phát triển
nhanh kinh tế - xã hội, Lào Cai đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút các
doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Nhất là từ khi tuyến đường cao tốc
Lào Cai – Nội Bài đi vào hoạt động thì càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh.
Việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ kéo kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm và suy thối
mơi trường, vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để phát triển kinh tế - xã hội phải hài
hịa gắn với bảo vệ mơi trường.
Đánh giá tác động môi trường là một công cụ trong công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ mơi trường, nó là thủ tục pháp lý quan trọng bắt buộc các chủ dự án
phải thực hiện mơi trường nói chung, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nói riêng.
Việc thực hiện ĐTM đối với các dự án đầu tư trở thành một thủ tục có tính pháp lý
bắt buộc thực hiện trong q trình triển khai dự án từ giai đoạn đề xuất dự án,
nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo đầu tư) đến nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư), thiết
kế và vận hành của dự án.
Việc phân tích, đánh giá hiện trạng công tác thẩm định báo cáo ĐTM của
tỉnh Lào Cai nhằm chỉ ra những điểm bất cập, còn vướng mắc cũng như phát huy


2
những thành quả đạt được trong công tác lập, thẩt các biện pháp ứng phó sự
cố, rủi ro (tăng 20%); Phương án tổ chức thực hiện các cơng trình, biện pháp bảo vệ
môi trường (tăng 13,33%); Thực hiện tham vấn ý kiến cộng đồng, tổ chức họp tham
vấn đối với UBND cấp xã, các TC chính trị xã hội và người dân bị ảnh hưởng (tăng
46,67%); Kết luận, kiến nghị và cam kết thực hiện ((ăng 6,67%).
- Đối với công tác rà soát, kiểm tra hồ sơ báo cáo ĐTM sau khi họp HĐTĐ

trong giai đoạn 2015 – 6/2016 cũng đã được nâng lên, nếu như trong giai đoạn 20112014, Cơ quan thường trực HĐTĐ mới chỉ rà soát lại những nội dung chính theo ý kiến
của các thành viên HĐTĐ trong Thông báo họp HĐTĐ va biên bản họp HĐTĐ thì
hiện nay, đã thực hiện rà sốt tồn bộ nội dung, hồ sơ báo cáo ĐTM sau khi đã được
chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên HĐTĐ (Điểm đánh giá tăng từ 80 lên 100%).
- Về thời gian thực hiện công tác thẩm định trong giai đoạn 2011 – 2014 chỉ
đạt điểm đánh giá 26,67 % thì giai đoạn 2015 – 6/2016 đã tăng lên 40%, tuy nhiên,
thời gian thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM hiện nay vẫn cịn thấp (ngun nhân
được phân tích cụ thể trong mục 3.2.2.1),
Bên cạnh những tiến bộ trong công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM
trong giai đoạn hiện nay, thì vẫn cịn một số chỉ tiêu đánh giá trong giai đoạn 201530/6/2016 bằng với giai đoạn 2011-2014, thể hiện cụ thể qua các tiêu chí Phản biện
của các thành viên HĐTĐ về các nội dung: Mô tả về cơng nghệ sản xuất, quy trình
tương tự liên quan đến dự án (80%); Mô tả thống kê nhu cầu nguyên nhiên vật liệu
phục vụ dự án (53,33%); Mô tả về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh


71
học khu vực thực hiện dự án (40%); Mô tả về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực
thực hiện dự án (80%); Đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành dự án (cùng đạt điểm đánh giá
100%); Đánh giá tác động liên quan đến các sự cố, rủi ro (80%); Chương trình quản
lý và giám sát mơi trường (tỷ lệ 53,33%).
Nhìn chung, cơng tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh
Lào Cai hiện nay đã có những chuyển biến tích cực so với giai đoạn trước (tỷ lệ đánh
giá tăng 13,79% so với giai đoạn 2011-2014). Giúp cho chất lượng báo cáo ĐTM sau
khi được phê duyệt tốt hơn, để Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp BVMT có hiệu quả
trong quá trình hoạt động của dự án. Tuy nhiên, chất lượng thẩm định, phê duyệt báo
cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn còn một số hạn chế cụ thể dưới đây:
- Sự tham gia của các chun gia có chun ngành về mơi trường trong HĐTĐ
của tỉnh Lào Cai: Hội đồng thẩm định trên địa bàn tỉnh Lào Cai do UBND tỉnh Lào
Cai tổ chức thẩm định và phê duyệt, đa số các thành viên trong HĐ là lãnh đạo các

sở, ngành có liên quan đến dự án như Sở Xây dựng, Công thương, Kế hoạch và Đầu
tư, Khoa học và Công nghệ..., một số thành viên khác là các chun gia có thời gian
cơng tác lâu năm trong lĩnh vực BVMT, tuy nhiên, số lượng thành viên có chun
ngành (học hàm, học vị) về mơi trường cịn ít, đặc biệt là cán bộ chun sâu về công
nghệ môi trường. Điều này sẽ làm hạn chế đến hiệu quả của công tác thẩm định, đặc
biệt là đối với các dự án có cơng nghệ sản xuất phức tạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô
nhiễm môi trường như các dự án sản xuất hóa chất, luyện kim màu, khai thác, chế
biến khoáng sản...
- Việc xem xét, đánh giá và phản biện về các nội dung liên quan đến việc
thống kê các loại máy móc thiết bị sử dụng, nguyên vật liệu phục vụ dự án; điều
kiện địa lý, địa chất khu vực thực hiện dự án; về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các
đánh giá và Phương án tổ chức thực hiện các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi
trường cịn chưa thật sự được quan tâm, chú trọng. Các thành viên HĐTĐ chỉ quan
tâm đến các nội dung về đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm đối với dự án.
- Về thời gian thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai
hiện nay thường vượt quá thời gian theo quy định trung bình khoảng 04 ngày, thậm
chí có dự án lên đến trên 8 ngày, do việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên
địa bàn tỉnh Lào Cai do UBND tỉnh Lào Cai thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi
trường là Cơ quan Thường trực Hội đồng, vì vậy, trong quá trình thẩm định dự án


72
khơng có sự liên tiếp giữa các bước thẩm định (ví dụ, theo quy trình ISO của tỉnh
thì sau trong vịng 03 ngày kể từ ngày Sở TNMT có Tờ trình thì UBND tỉnh ban
hành Quyết định thành lập HĐTĐ, trong khi đó thời gian chuyển tờ trình từ sở lên
UBND tỉnh trung bình mất 02 ngày theo đường bưu điện, có lúc mất 03, 04 ngày);
ngồi ra, do HĐTĐ của tỉnh, nên thời gian họp Hội đồng do UBND tỉnh quyết định,
có một số dự án Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTĐ đi cơng tác hoặc bận việc nên
không tổ chức thời gian họp theo đúng thời gian quy định).

- Ngoài ra, một thực tế đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai là việc thẩm định,
phê duyệt báo cáo ĐTM đối với một số dự án đầu tư theo hình thức hồn thiện hồ sơ
pháp lý về môi trường. Một số dự án sau khi đã khởi công xây dựng hoặc đã đi vào hoạt
động hoặc thay đổi vị trí thực hiện dự án sang vị trí mới mà đi vào hoạt động nhưng
chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường được tỉnh tạo điều kiện lập báo cáo ĐTM. Việc
này dẫn đến các nội dung trong báo cáo ĐTM không phù hợp với thực tế (vì dự án đã đi
vào hoạt động) và khơng đúng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Một số nguyên nhân dẫn đến việc còn một số hạn chế trong công tác thẩm
định, phê duyệt ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai có thể kể đến là:
- Do UBND tỉnh chưa ủy quyền việc tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM cho
Sở Tài nguyên và Môi trường, dẫn đến thời gian tối đa trong việc thẩm định, phê
duyệt báo cáo ĐTM không được thực hiện theo đúng quy định.
- Chưa có sự thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về mơi
trường, ví dụ như: Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, thì việc lập báo cáo
ĐTM phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án, Quyết định phê duyệt báo
cáo ĐTM là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định chủ trương đầu tư
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, tuy nhiên, trong Luật đầu tư 2014,
khơng u cầu bắt buộc phải có ĐTM đã được phê duyệt trong thành phần hồ sơ
cấp Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, do đó dẫn đến việc
có tỉnh ban hành Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì mới
lập hồ sơ pháp lý về mơi trường; Hoặc tại Mục 27, Phụ lục II,

Nghị định

18/2015/NĐ-CP, đối tượng lập báo cáo ĐTM thuộc cấp bao gồm: Dự án có dung
tích hồ chứa từ 100.000 m³ nước trở lên hoặc công suất từ 10 MW trở lên đối với
nhà máy thủy điện; trong đó, theo mục 3, Phụ lục III, Nghị định 18/2015/NĐ-CP
quy định cụ thể thẩm quyền thẩm định ĐTM thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường,
đối với các dự án thuỷ điện "có dung tích hồ chứa từ 100.000.000 m³ nước trở lên"
hoặc “Dự án thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác nước của Bộ Tài nguyên và Môi



73
trường” Căn cứ các quy định trên cho thấy, việc quy định cấp thẩm định Báo cáo
đánh giá tác động mơi trường đối với dự án thuỷ điện chưa có sự thống nhất, nếu
đối chiếu theo mục 6, Nghị định 18/2015/NĐ-CP của chính phủ thì tất cả các dự án
thuỷ điện có cơng suất từ 2MW trở lên đều thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác
nước và thẩm định báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, điều này mâu thuẫn mới mục 3, phụ lục III đã nêu rõ các dự án thuỷ điện có
quy mô hồ chứa trên 100.000.000m3 thuộc mới thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
(dưới 100.000.000m3 thuộc cấp địa phương) và cũng mẫu thuẫn với Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT quy định đối tượng lập KBM bao gồm các Dự án có hồ chứa
dung tích dưới 100.000 m3 nước hoặc cơng suất dưới 10 MW.
- Việc thiếu các chuẩn mực cần thiết trong ĐTM, thiếu các hướng dẫn kỹ
thuật cần thiết cho ĐTM dẫn đến khó khăn trong cơng tác thẩm định, làm giảm hiệu
quả thẩm định và nhiều khi làm cho công tác thẩm định mang tính hình thức (vì
khơng có chuẩn mực để đánh giá).
- Một nguyên nhân dẫn đến công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên
địa bàn tỉnh Lào Cai là do Lào Cai là một tỉnh miền núi, với thành phần người dân
tộc trên 60% [34], trình độ, nhận thức về bảo vệ mơi trường của người dân trên địa
bàn tỉnh còn thấp, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Trong những năm qua, UBND tỉnh
đã có nhiều cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh Lào Cai, hiện nay, là
duy nhất có khu cơng nghiệp sản xuất hóa chất tập trung tại Thị trấn Tằng Loỏng,
huyện Bảo Thắng), tỉnh chưa thật sự quan đến công tác quản lý, bảo vệ môi trường,
chưa có chính sách thu hút năng lực cán bộ có bằng cấp về mơi trường, dẫn đến
cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường cịn nhiều hạn chế.
Bảng 3.9: Bộ máy, năng lực cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ môi trường
trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Biên chế
Hợp đồng

Năm
Cơ quan trực thuộc
2016 Tổng Trình độ Tổng Trình độ
số
số
Chi cục Bảo vệ mơi trường,
01 thạc sỹ;
05 thạc sỹ;
bao gồm cả Trung tâm Quan
11 Đại
18 đại học;
Sở TN&MT trắc mơi trường (trong đó 36
24
12
học; 01
01 cao
CCBVMT: 12 cán bộ,
trung cấp
đẳng
TTQTMT: 24 cán bộ).
(Lxe);
Sở
Cơng
Phịng kỹ thuật an toàn MT 02
02
Đại học
thương
Tên địa
phương



74
Ban Quản lý
Phịng Quản lý tài ngun
Khu kinh tế
02
và Mơi trường
tỉnh
Phịng Cảnh sát phịng
Cơng an tỉnh chống tội phạm về mơi 33
trường
Ủy ban nhân
Phịng TNMT huyện, thành
dân
huyện,
13
phố
thành phố

02

01 thạc sỹ,
01 đại học

7 trung
cấp, 25 đại
33
học, 01
thạc sỹ
9 Đại học,

12
03 cao
01 Đại học
đẳng
(Nguồn: Thu thập thực tế)

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng chính đến cơng tác lập, thẩm định và phê duyệt báo
cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay
Báo cáo ĐTM là một trong những công cụ pháp luật yêu cầu bắt buộc Chủ
đầu tư phải hoàn thiện trước khi đầu tư xây dựng dự án. Đây là một nội dung quan
trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào
Cai nói riêng và cả nước nói chung.
Trên kết quả đánh giá công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM trên
địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn từ 2011 đến 30/6/2016, ta có thể đưa ra một số yếu tố
chính ảnh hưởng đến cơng tác lập thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM như sau:
- Đối với công tác lập báo cáo ĐTM:
+ Theo quy định, Chủ đầu tư phải lập báo cáo ĐTM trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là cơ
sở để cơ quan có thẩm quyền Quyết định chủ trương đầu tư; cấp Giấy phép xây
dựng; cấp, điều chỉnh Giấy phép Khai thác khoáng sản; Cấp Giấy chứng nhận đầu
tư đối với dự án... [3]. Tuy nhiên, hầu hết các Chủ đầu tư chỉ coi ĐTM là cơ sở pháp
lý để hoàn thiện các thủ tục tiếp theo, vấn đề các Chủ đầu tư quan tâm nhất là hiệu
quả kinh tế, lợi nhuận mà việc đầu tư dự án mang lại. Chính vì vậy, có những Chủ
đầu tư ”khốn trắng” cho Đơn vị tư vấn thực hiện báo cáo ĐTM, và yêu cầu Đơn vị
tư vấn phải hoàn thiện báo cáo ĐTM trong thời gian sớm nhất mà không quan tâm
đến nội dung của báo cáo. Đối với các Đơn vị Tư vấn lập báo cáo ĐTM, do bị Chủ
đầu tư yêu cầu nên phải khẩn trương lập báo cáo ĐTM trong thời gian sớm nhất, vì
vậy, sẽ ảnh hưởng một phần đến chất lượng báo cáo ĐTM.



75
+ Một số Đơn vị tư vấn chỉ quan tâm việc sớm hoàn thiện báo cáo ĐTM, nên
đã “vẽ” ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong nội dung báo cáo ĐTM quá mức
so với thực tế và khả năng thực hiện của Chủ đầu tư để có thể sớm thông qua báo
cáo ĐTM trong phiên họp HĐTĐ (Như Dự án đầu tư xây dựng Khách sạn Sapa
Amazing Hotel tại phố Đồng Lợi, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa của có quy mơ 80
phịng, trên thực tế đi vào hoạt động chỉ phát sinh khoảng 15-20 m3 nước thải/ngày
đêm, nhưng trong báo cáo ĐTM đưa ra biện pháp xử lý qua hệ thống xử lý nước
thải tập trung với công suất 250 m3/ngày đêm).
+ Do hiện nay, chưa có một hướng cụ thể việc lập báo cáo ĐTM đối từng
loại hình dự án, đặc biệt là các dự án khai thác, chế biến khống sản, sản xuất hóa
chất, luyện kim mầu... có mức độ tác động đến mơi trường lớn. Ngồi ra, Bộ Tài
ngun và Mơi trường đã quy định rõ ràng, cụ thể trong Nghị định số 18/2015/NĐCP việc cán bộ thực hiện đánh giá tác động mơi trường phải có chứng chỉ có chứng
chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành (chứng chỉ do Bộ
TN&MT cấp), tuy nhiên, hiện nay Bộ TN&MT chưa mở các lớp đào tạo cấp chứng
chỉ lập báo cáo ĐTM vì vậy dẫn đến khó khăn cho Đơn vị tư vấn trong việc lập báo
cáo ĐTM đối với loại hình dự án phức tạp.
+ Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc, với những tiềm năng, lợi
thế để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi các Nhà đầu tư
vào đầu tư trong tỉnh, vì vậy, một số các dự án được tỉnh cấp Quyết định chủ trương
đầu tư, cấp Giấy Chứng nhận đầu tư mới lập báo cáo ĐTM.
- Về công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM:
+ Như đã phân tích trong nội dung Luận văn này, báo cáo ĐTM của tỉnh Lào
Cai do UBND tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt, tỉnh chưa ủy quyền cho Sở Tài
nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định đối với dự án, việc thành lập HĐTĐ, tổ chức
họp HĐTĐ do tỉnh Quyết định, vì vậy, dẫn đến thời gian thẩm định, phê duyệt báo cáo
ĐTM không đúng theo thời gian quy định trong Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
+ Thành viên HĐTĐ báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay là
Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai, Lãnh đạo Sở TNMT, Lãnh đạo các Sở, ngành có liên
quan đến dự án, Lãnh đạo UBND cấp huyện nơi triển khai dự án. Hầu hết các dự án



76
có số lượng thành viên HĐTĐ đạt 30% có chuyên mơn về mơi trường theo quy
định, vì vậy, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM.
+ Số lượng cán bộ làm công tác QLNN về Bảo vệ mơi trường trên địa bàn
tỉnh Lào Cai cịn hạn chế. Hiện nay, phòng Tổng hợp - Đánh giá tác động mơi
trường có 06 (trong đó bao gồm 01 đồng chí làm cơng tác kế tốn, 01 đồng chí làm
chun mơn kiêm văn thư), trong đó ngồi lĩnh vực ĐTM cịn thực hiện thêm nhiều
cơng việc khác như Tổ chức cán bộ, văn thư lưu giữ, cải cách hành chính, cơng
nghệ thơng tin, quản lý đa dạng sinh học... vì vậy, tại nhiều thời điểm, lượng công
việc nhiều nên dẫn đến cán bộ phụ trách thẩm định dự án không có nhiều thời gian
nghiên cứu, rà sốt cụ thể đối với báo cáo ĐTM của dự án.
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh
Lào Cai
3.3.1. Các thách thức đối với công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới
- Dân số và kinh tế cả nước nói chung và Lào Cai nói riêng vẫn đang trên đà
tăng trưởng, phát triển ở mức tương đối cao và khơng thể nói đang phát triển theo
hướng môi trường bền vững, gây ra nhiều áp lực đối với môi trường.
- Nhận thức và tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường trên
địa bàn tỉnh chưa cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng sâu vùng xa.
- Một trong những ý nghĩa quan trọng, cơ bản nhất của ĐTM là để chủ đầu tư
biết được dự án của mình có những vấn đề mơi trường gì và cần phải thực hiện những
biện pháp gì để giảm thiểu những vấn đề mơi trường, nhưng khơng ít chủ đầu tư trên
địa bàn tỉnh chỉ coi ĐTM là thủ tục để được phê duyệt dự án, chưa nhận thức được ý
nghĩa của ĐTM một cách đầy đủ, đúng đắn, nên đã không hề để ý đến những cam kết
vể việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đưa ra trong báo cáo ĐTM.
- Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã quy định rõ trách nhiệm trong
việc việc thực hiện ĐTM, nhưng trên thực tế vẫn còn có các dự án được cấp có
thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước khi lập ĐTM đối với dự án.

- Trong bối cảnh hội nhập, ngày càng có nhiều dự án đầu tư được triển khai
đầu tư gần khu vực biên giới, trong đó có tỉnh Lào Cai, tác động đến các quốc gia
lân cận mà Việt Nam là quốc gia thường chịu tác động mạnh mẽ nhiều nhất do các


77
hoạt động phát triển của các nước trên thượng nguồn (Trung Quốc), nhưng những
tác động xuyên biên giới rất ít được quan tâm xem xét giải quyết, hoặc rất khó khăn
trong việc thỏa hiệp giữa các quốc gia, dẫn đến ảnh hưởng đến các quốc gia lân cận.
Hiện tại, tỉnh Lào Cai đã có 04 khu cụm cơng nghiệp (Khu công nghiệp Tằng
Loỏng, Đông Phố Mới, Cụm Công nghiệp Bắc Duyên Hải và Khu Công nghiệp
thương mại Kim Thành) đang mời gọi các nhà đầu tư đến triển khai dự án, do đó,
hơn bao giờ hết cơng tác ĐTM lại càng trở nên quan trọng. Mặc dù Khu công
nghiệp Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm môi trường tại một
số thời điểm, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh, tuy nhiên,
trên thực tế hiện nay, tỉnh vẫn chấp thuận cho một số nhà đầu tư vào đầu tư xây
dựng trong KCN Tằng Loỏng.
- Tỉnh Lào Cai thượng nguồn của sông Hồng, trong những năm qua, chất
lượng nước sơng Hồng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm (trong năm 2014, nước sông có
một số chỉ tiêu vượt quá QCVN cho phép như amoni, phốt phát), mặc dù đến thời
điểm hiện tại, chất lượng nước sông đã dần đi vào ổn định, tuy nhiên nếu tỉnh khơng
có cơ chế, chính sách quản lý các vấn đề môi trường liên quan đến chất lượng nước
sông Hồng, đặc biệt là ngoại giao với Trung Quốc (nơi bắt nguồn của con sơng
Hồng) thì trong tương lại việc xảy ra ơ nhiễm mơi trường nước có thể xảy ra.
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTM trên địa
bàn tỉnh Lào Cai
(1) Các giải pháp vĩ mô (áp dụng với các cơ quan xây dựng luật, chính sách)
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác ĐTM không chỉ là nhiệm vụ của
Lào Cai mà còn là nhiệm vụ của Trung ương và các địa phương trong cả nước. Chính
vì vậy, ngoài các giải pháp cụ thể áp dụng tại địa phương thì việc thực thi các giải pháp

vĩ mơ (bổ sung, chỉnh sửa các quy định của pháp luật cho phù hợp) cũng cần được
quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu đề tài thấy rằng UBND tỉnh cần có những kiến
nghị đề xuất với trung ương để bổ sung, chỉnh sửa các quy định của pháp luật, cụ thể:
- Kiến nghị hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTM nhằm loại bỏ
những quy định bất cập, không phù hợp với thực tế phát triển. Luật hóa cơng tác
ĐTM (hiện nay nhiệm vụ thực hiện ĐTM chưa được quy định thành Luật riêng, yêu


78
cầu thực hiện ĐTM được quy định trong nhiều văn bản pháp lý, nhiều khi chồng
chéo, khó thực hiện).
- Kiến nghị thực hiện ĐTM theo 02 bước: Hầu hết các dự án ở nước ta thực
hiện ĐTM sau khi địa điểm triển khai đã được lựa chọn. Các báo cáo ĐTM chỉ tập
trung vào phân tích đặc điểm địa hình, hiện trạng chất lượng môi trường của khu
vực dự án và bỏ qua việc đánh giá các tác động cộng hưởng, tác động tích lũy cũng
như nguy cơ xảy ra xung đột sử dụng tài nguyên với các hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội khác. Chính vì khơng chú ý đến đặc thù của địa điểm triển khai dự án nên
nhiều ĐTM của các dự án cùng loại hình sản xuất, kinh doanh rất giống nhau, thậm
chí có những đoạn "cắt - dán" nguyên bản, không chỉnh sửa. Do vậy, trong tương
lai, nhằm đảm bảo công tác ĐTM phát huy được đầy đủ và ý nghĩa, đề tài kiến nghị
đối với những dự án lớn, có tính nhạy cảm về môi trường cần thực hiện ĐTM theo
02 bước, nghĩa là: Đánh giá tác động môi trường sơ bộ và Đánh giá tác động môi
trường chi tiết. Nội dung ĐTM sơ bộ giúp cơ quan quản lý môi trường có đủ cơ sở
cân nhắc và đưa ra các nhận xét về lựa chọn địa điểm, về lựa chọn nguyên liệu và
cơng nghệ, từ đó quyết định có thơng qua dự án hay không. Khi được chấp thuận,
chủ đầu tư mới cần làm ĐTM chi tiết. Việc làm này sẽ góp phần sàng lọc các dự án,
tránh việc lãng phí cho doanh nghiệp cũng bảo vệ môi trường.
- Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường cần được hoàn
thiện theo hướng tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế. Đối với chất thải, cần có quy
định cụ thể về hệ số hoặc thông số trên cơ sở khả năng chịu tải của môi trường ở

phạm vi hẹp và định kỳ công bố để chủ dự án hoặc chủ cơ sở sản xuất biết và thực
hiện. Vấn đề này liên quan chặt chẽ với hệ thống quan trắc môi trường trong cả nước,
do vậy, cũng cần được kiện toàn để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn phát triển KT-XH.
- Tiếp tục xây dựng hệ thống các tài liệu hướng dẫn thực hiện đánh giá tác
động môi trường cho từng loại hình dự án cụ thể. Trong tương lai gần, khi các
chuẩn mực đánh giá chưa được xây dựng đầy đủ thì hệ thống các tài liệu này có thể
được coi như chuẩn mực/thước đo để đánh giá chất lượng của báo cáo ĐTM, giúp
chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nắm bắt đầy đủ và chi tiết những nội dung liên
quan trong quá trình thực hiện công tác ĐTM.


79
- Xây dựng quy định về kinh phí thực hiện lập báo cáo ĐTM, thẩm định ĐTM,
nhằm đảo bảo mức kinh phí phù hợp cho thực hiện cơng tác ĐTM (theo đánh giá ở phần
trên thì mức kinh phí hiện nay đang thấp hơn nhiều so với các nước trên Thế giới).
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường cho cán bộ, doanh nghiệp và người dân để hiểu rõ tầm quan trọng của bảo
vệ môi trường trong phát triển kinh tết xã hội bền vững.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sớm mở các lớp đào tạo, cấp chứng
chỉ cho tư vấn đánh giá tác động môi trường theo từng chuyên ngành để nâng cao
chất lượng công tác lập báo cáo ĐTM cho Đơn vị tư vấn.
(2) Các giải pháp đề xuất áp dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo
cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm quyền, trình UBND tỉnh phê duyệt để đảm
bảo thời gian theo quy định.
- Thắt chặt việc quản lý, bảo vệ môi trường ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ báo
cáo ĐTM, kiên quyết không đồng ý, chấp thuận các dự án đầu tư vào tỉnh có cơng
nghệ sản xuất lạc hậu gây ơ nhiễm đến mơi trường.
- Tăng cường cơng tác kiểm tra, rà sốt trong quá trình tiếp nhận hồ sơ ban
đầu trước khi tiến hành thẩm định. Kiên quyết loại bỏ các hồ sơ không đạt yêu cầu,

đơn vị lập báo cáo ĐTM khơng đủ năng lực hoặc có năng lực yếu kém.
- Thực hiện thường xuyên và nghiêm túc công tác khảo sát thực địa trước khi
tiến hành thẩm định báo cáo ĐTM.
- Hoàn thiện quy chế thành lập Hội đồng thẩm định, đảm bảo Hội đồng có ít
nhất 01 chun gia về lĩnh vực đầu tư của dự án. Bố trí nguồn kinh phí đảm bảo chi
cho các thành viên Hội đồng theo đúng quy định của Nhà nước, tương xứng với
trách nhiệm của thành viên Hội đồng để thành viên giành thời gian nghiên cứu, cho
ý kiến đối với Hồ sơ một cách chuyên sâu.
- Yêu cầu đơn vị tư vấn và chủ đầu tư chú trọng đến công tác tham vấn ý
kiến cộng đồng nhất là đối với dự án nằm trong khu dân cư, nhạy cảm về môi
trường, bắt buộc chủ dự án phải đối thoại trực tiếp với người dân có khả năng bị ảnh
hưởng, cam kết thực hiện giải pháp bảo vệ mơi trường cũng tích cực trong công tác
an sinh xã hội tạo sự đồng thuận cao.


80
- Chỉ đạo cơ quan thường trực Hội đồng rà soát lại các dự án đầu tư đã được
phê duyệt báo cáo ĐTM nhưng chậm triển khai dự án, quá thời gian quy định của
Luật Bảo vệ môi trường yêu cầu lập lại báo cáo ĐTM.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các nội dung báo cáo ĐTM và tại
Quyết định phê duyệt.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra và kiên quyết xử phạt các nhà đầu tư vi
phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung và pháp luật về ĐTM nói riêng.
- Tăng cường nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho các cán bộ quản lý
môi trường cấp tỉnh (Sở TN&MT, Sở, Ban ngành liên quan) và cấp huyện bằng
cách tổ chức tập huấn, tuyên truyền các văn bản pháp luật cho từng cán bộ hoặc
tổ chức đợt thăm quan học tập tại các tỉnh từ đó nâng cao nhận thức để cán bộ xử
lý công việc hiệu quả hơn, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hơn các quy định của
pháp luật về ĐTM.
- Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức sơ bộ về môi

trường tại các khu vực dân cư có các dự án đang, sắp được triển khai để nhân dân
tham gia giám sát quá trình hoạt động, khi có những dấu hiệu làm ơ nhiễm mơi
trường báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn và xử lý.


81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Thông qua việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn, thu thập thông tin tài liệu và
phương pháp nghiên cứu tổng hợp, đề tài đã đánh giá được thực trạng của công tác
lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai (giai đoạn từ
2011 đến 30/6/2016). Đồng thời báo cáo cũng đề xuất được một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác ĐTM, góp phần vào cơng cuộc bảo vệ
mơi trường hướng tới phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình quản lý trong công tác
lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của tỉnh Lào Cai
từ năm 2011 đến 30/6/2016”có thể rút ra các kết quả chính như sau:
- Kết quả đánh giá theo các tiêu chí được xây dựng cho thấy: Chất lượng công
tác lập, thẩm định và phê duyệt ĐTM trên địa bàn tỉnh đang từng bước được nâng
lên, đảm bảo chất lượng công tác lập báo cáo ĐTM của các Chủ đầu tư và Đơn vị tư
vấn; công tác thẩm định, phê duyệt của Cơ quan Thường trực hội đồng - Sở Tài
nguyên và Môi trường và các cán bộ tham gia HĐTĐ. Thể hiện qua kết quả đánh giá
tiêu chí trong giai đoạn 2011-2014 là 53,58% (công tác lập ĐTM) và 61,61% (Công
tác thẩm định, phê duyệt ĐTM) nâng lên 70,86% (công tác lập báo cáo ĐTM) lên
75,04 % (Công tác thẩm định, phê duyệt) trong giai đoạn 2015 đến 30/6/2016.
- Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề hạn chế nhất định như sau: Chất lượng
báo cáo ĐTM chưa cao, có sự sao chép giữa các báo cáo ĐTM, thiếu các thông tin,
đánh giá không khoa học; việc tham vấn cộng đồng cịn mang tính hình thức, chưa

phản ánh được nguyện vọng của người dân; nội dung báo cáo ĐTM chưa đề xuất
các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chưa phù hợp… Hạn chế này do một số yếu tố
như: Hiện nay, tỉnh chưa thật sự quan tâm đến công tác BVMT; ý thức trách nhiệm
của Chủ đầu tư đối với công tác bảo vệ môi trường chưa cao, chưa thật sự coi trọng
đầu tư cho công tác BVMT; xem báo cáo ĐTM là một loại thủ tục bắt buộc phải có
nên khơng quan tâm đến những cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
đưa ra; Đơn vị tư vấn chưa thật sự quan tâm đến chất lượng báo cáo ĐTM, chỉ quan


82
tâm đến việc hoàn thiện hồ sơ sớm cho Chủ đầu tư; ngồi ra, chưa có hướng cụ thể
việc lập báo cáo ĐTM theo từng loại hình dự án; Bộ TNMT chưa mở các lớp đào
tạo cấp chứng chỉ lập ĐTM theo đúng loại hình; Hoạt động thẩm định, phê duyệt
báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh do tỉnh tổ chức, chưa giao cho Sở TNMT tổ chức
thẩm định dẫn đến thời gian thẩm định chưa đảm bảo; mặt khác, chất lượng các
thành viên tham gia HĐTĐ, số lượng cán bộ làm công tác QLNN về BVMT trên
địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra...
- Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế và thách thức trong thời gian tới, đề tài
đã đề xuất được một số giải pháp vĩ mơ (bổ sung, hồn thiện cơ chế chính sách),
giải pháp tăng cường cơng tác thanh kiểm tra, tăng cường đào tạo tập huấn nâng
cao nhận thức,... nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác ĐTM trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.
2. Kiến nghị
Đề tài do tác giả tự thực hiện, áp dụng theo phương pháp xây dựng tiêu chí
và các chuẩn mực đánh giá mới, do đó những nội dung trong Luật văn chủ yếu là
của quan điểm cá nhân, vì vậy, việc áp dụng các giải pháp đã đề xuất vào thực tiễn
đã đưa ra trong Luận văn phải được nghiên cứu kỹ hơn nữa và có sự quan tâm, chỉ
đạo của các cơ quản lý môi trường của địa phương và Trung ương./.



83

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2015), Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày
29 tháng 5 năm 2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày
08/9/2006 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, Hà Nội;
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015),“Báo cáo công tác quản lý nhà nước về
BVMT 6 tháng đầu năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 và tình
hình triển khai luật BVMT 2014 - Bộ TNMT”;
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08
tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi
trường chiến lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội;
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08
tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi
trường chiến lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội;
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 13/2009/TT-BTNMT ngày 18
tháng 8 năm 2009 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo
cáo môi trường chiến lược, ĐTM, Hà Nội;
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18
tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều
của Nghị định 29/2011/NĐ-CP, Hà Nội;
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Tài liệu hội nghị quốc gia về công tác đánh
giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ mơi trường, Hà Nội, năm 2014;
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và
hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội;

10. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số
21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, Hà Nội;
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá
mơi trường chiến lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội;
12. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số
18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015, Quy định về Quy hoạch Bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và kế hoạch bảo vệ mơi trường;
13. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số
19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường;
14. Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường (2016), Báo cáo tổng kết công
tác năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2016;
15. Đặng Văn Minh (2013), Giáo trình Đánh giá tác động mơi trường, Nhà Xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội;


84
16. Lê Thạc Cán, 1994b, ”Research activities on environmental protection in Viet
Nam”, Ecology international Bulletin, 21;
17. Nguyễn Khắc Kinh (2012), “ĐTM trong quá trình ra quyết định đối với các dự
án phát triển: Một số bật lớn trong thực tiễn thực hiện ở Việt Nam”, Hội thảo Báo
chí - Chính sách “Hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt
Nam: Thực tiễn và thách thức chính sách”, Hà Nội, tháng 9 năm 2012;
18. Nguyễn Khắc Kinh, 2004. Báo cáo 10 năm thực hiện công tác ĐTM;
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa IX, 1993, Luật Bảo
vệ mơi trường số 29-L/CTN ngày 27/12/1993;
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, 2005, Luật Bảo
vệ môi trường năm số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

21. Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, 2014, Luật Bảo
vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
22. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai (2015), Báo cáo hiện trạng môi
trường tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015;
23. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai (2016), báo cáo tình hình thực hiện
cơng tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường năm 2015, phương hướng
nhiệm vụ năm 2016.
24. Tạp chí Vietnam Business Forum (2015), “Lào Cai: Nhận thức đúng vai trò của
thu hút đầu tư trong phát triển kinh tế”;
25. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2011), Quy hoạch thăm dò khai thác sử dụng
khống sản tỉnh giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020, Lào Cai;
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2012), Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh Lào
Cai giai đoạn 2011-2020, Lào Cai;
27. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2013), Báo cáo về việc thực hiện chính sách,
pháp luật về bảo vệ môi trường giai đoạn 2005 đến nay, Lào Cai.
28. Việt Nam, Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền 1991-2000.
Ủy ban khoa học Nhà nước; UNDP, Cơ quan phát triển Quốc tế của Thụy Điển
(SIDA), UNEP, IUCN, 1991;
II. Tiếng Anh
29. Hirsch. P (1992), “Social and environmental implication of resource
development in Viet Nam: the case of the Hoa Binh reservoir”, Riap occasionnal
paper no 17, Research Institute for Asia and the Pacific, Sydney.
30. Owen J. M, Rogers P. J. (1999), Program Evaluation: Forms and Approaches,
2nd edition, Allen & Unwin.
31. World Bank (2006), Environmental Impact Assessment: Regulation and
Strategic Environmental Assessment Requirements, Practice and Lesons Learned in
East and Southeast Asia.
III. Internet
32. />33. />34. />


×