Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 39 trang )

THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN KINH MÔN - TỈNH HẢI DƯƠNG
I . ĐẶC ĐIỂN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN KINH MÔN
1 . Vài nét khái quát về Huyện Kinh Môn
Là một Huyện đồng bằng, trung du, miền núi của Tỉnh Hải Dương, Kinh Môn mới
được tách ra từ Huyện Kim Môn, với tổng dân số là 205.000 người, có 40.500 hộ, 90.000
lao động. Huyện được phân chia thành 22 xã, Nghề nông chiếm trên 80%, chủ yếu là trồng
cây lúa nước, kết hợp với trồng cây đặc sản như cây vải thiều, ... và nuôi cá, ba ba ... xuất
khẩu....
Là một Huyện nằm ở xa trung tâm thành phố Hải Dương, giáp với các tỉnh Quảng
Ninh và Thành phố Hải Phòng, về giao thông có đường quốc lộ 5 và quốc lộ 183 bao
quanh, có nhiều sông lớn bao quanh lên rất phát triển về giao thông đường bộ, đường thuỷ,
do đó Huyện có điều kiện mở rộng phát triển, giao lưu văn hóa - kinh tế xã hội ...
Xuất phát là một huyện mới tách đầu năm 1997 của một tỉnh nhỏ cũng vừa tách từ
Tỉnh Hải Hưng đầu năm 1997 năm. Cho nên về mặt phát triển kinh tế - xã hội còn gặp
nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Hiện tại tổng thu nhập (GDP) củat huyện còn thấp: năm
1999 có tổng thu nhập là 685.500 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người 3.000..000
đ/năm .Mức thu nhập này so với vùng đồng bằng bắc bộ là thấp .
Nhưng trước sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung, của Hải Dương và Kinh
Môn nói riêng, nhân dân Huyện Kinh Môn tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
quyết tâm thực hiện định hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động
theo cơ chế thị trường mà nghị quyết đại hội Đảng bộ đã đề ra. Coi đây là một biện pháp
quan trọng để giải phóng tiềm năng phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết việc làm và
nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghị quyết đã khẳng định:
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất chủ yếu: " Phát triển nông nghiệp toàn
diện là mặt trận hàng đầu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội của Huyện".
Mấy năm gần đây trong công cuộc đổi mới những chính sách, việc sử dụng công cụ
quản lý đã mang lại hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế của huyện như các chính sách đối
với nông nghiệp, chính sách xóa đói, giảm nghèo ... trong đó chính sách tín dụng đối với


hộ sản xuất đã góp phần quan trọng. Tín dụng cho vay hộ sản xuất đã tạo ra những khả
nanưg tháo gỡ những ràng buộc đối với sức sản xuất, tạo điều kiện để phát huy tiềm năng,
sáng tạo trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Tóm lại: Huyện Kinh Môn là một huyện còn nghèo so với mặt bằng chung nông
thôn Việt Nam, lại là một Huyện mới tách nên điều kiện về vật chất để phát triển kinh tế
còn thiếu thốn, cơ sở hạ tầng còn kém so với các huyện khác trong tỉnh nói riêng và so với
các tỉnh trong cả nước khác nói chung. trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của
huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của các ngành trong
huyện và ngành Ngân hàng tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế huyện nhà phát triển theo kịp với các huyện nông thôn giàu Việt Nam .
2 . Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
nông nghiệp huyện Kinh Môn :
Như trên đã nêu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn
được tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kim Môn đầu năm
1997, tự đặc đểm địa lý môi trường, dân cư, kinh tế .chính trị xã hội của Huyện Kinh Môn
nêu trên, dẫn đến hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện
Kinh Môn có những thuận lợi, khó khăn sau :
- Thuận lợi :
Kinh Môn là một huyện nông nghiệp đất đai màu mỡ, điều kiện địa lý đặc biệt cho
phép phát triển nhiều nghành nghề, dân cư đông đúc, người dân cần chịu khó cần củ lao
động, chủ yếu là bám đất quê chứ ít đi lao động xa để kiếm sống ; Các cấp Đảng ủy, chính
quyền từ huyện cho đến xã thôn đều rất quan tâm và tạo điều kiện cho Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn hoạt động theo đường lối chính sách
nông nghiệp nông thôn của Đảng Nhà nước, các chương trình của quốc gia về nông nghiệp
nông thôn.
Bởi vì giá trị tổng sản luợng nông nghiệp chiếm trên 70 % trong giá trị tổng sản
luợng của huyện cho nên quan tâm đến nông nghiệp là quan tâm đến kinh tế huyện và việc
phát triển nông nghiệp là phát triển kinh tế của Huyện .
+ Là huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp và trồng cây đặc sản việc buôn bán và
làm các ngành nghề phụ chiếm một tỷ trọng nhỏ nên vốn vay ngân hàng chủ yếu là đầu tư

cho việc sản xuất nông nghiệp và trồng cây đặc sản, nuôi ba ba, cá...
+ Những năm gần đây thiên tai ít gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực .
+ Tổng kết công tác cho vay vốn đối với hộ nông dân qua nhiều năm cho thấy việc
vay vốn đến hộ sản xuất để phất triển sản xuất nông nghiệp là việc làm phù hợp với đường
lối phát triển kinh tế của Đảng , Nhà nước , không những thế đồng vốn của Nhân hàng
nông nghiệp còn đến với hộ sản xuất kịp thời đúng mục đích ,đúng đối tượng , do vậy hiệu
quả sử dụng vốn cũng mang lại cao , người dân phấn khởi , tin tưởng nên trong những năm
qua việc vay trả sòng phẳng , tỉ lệ quá hạn và khó đòi so với tổng dư nợ rất thấp ( chưa đến
1%) .
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kim Môn cũ nay là Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn đã có uy tín , ảnh hưởng
không những trong khách hàng của huyện mà còn đối với cả khách hàng ở các Huyện lân
cận . Đó là một thuận lợi lớn nhất trong kinh doanh ngân hàng .
+ Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ra đời đã tạo điều kiện
cho hoạt động Ngân hàng được mở rộng về đối tượng và quy mô . Cùng với một loạt các
quyết định , Nghị quyết của chính phủ như Quyết định số 67 , Nghị quyết số 09, bên cạnh
đó là các công văn của NHNN và NHNo&PTNT như CV số 320 của NHNN , CV số 322
của NHNo&PTNT...
- Khó khăn :
+ Là một huyện kinh tế còn nghèo nàn , sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và trồng
cây đặc sản , không có nhiều nghành nghề đa dạng như các địa phương khác , khả năng
tích luỹ của người dân còn thấp cho nên riêng trong công tác huy động vốn đã gặp khó
khăn, nguồn huy động chưa đáp ứng với nhu cầu vay vốn của dân, còn phải sử dụng vốn
vay của các tổ chức tín dụng khác, vốn cấp trên.
Qua tìm hiểu và trên cơ sở số liệu thống kê trong những năm gần đây (từ 1998 đến
nay) nhu cầu về vốn của nông dân rất lớn (vốn ngắn hạn cần khoảng 70 %, vốn trung, dài
hạn khoảng 30 %) nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh
Môn chưa đáp ứng được nhu cầuvốn cho hộ sản xuất về cả tổng số và cơ cấu vốn. năm
1999 - 2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiềm tệ khu vực, do sự đổ bể của một số
doanh nghiệp, do tốc độ phát triển kinh tế bị giảm sút (4%), Do chính sách nông sản phẩm

đối với nông dân của Nhà nước chưa thỏa đáng ... không tạo điều kiện cho người nông dân
mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề (giảm đầu tư).
Từ đó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp.
(có thời kỳ đọng vốn) .
+ Trên địa bàn Huyện Kinh Môn còn tồn tại nhiều chủ thể tham gia đàu tư tín dụng
cho kinh tế hộ. Ngoài các Qũy tín dụng nhân dân, hoạt động theo giấy phép của Ngân hàng
Nhà nước thì hình thức tín dụng nặng lãi vẫn còn tồn tại và hoạt động không chính thức tạo
ra tình hình phức tạp trên thị trường tín dụng nông thôn .
+ Thu nhập của người nông dân Huyện Kinh Môn chủ yếu là từ cây lúa, cây vải,
chăn nuôi và các nghành nghề phụ khi nông nhàn.
* . Thu nhập từ cây lúa chiếm khoảng 60 % tổng thu nhập.
* . Thu nhập từ cây đặc sản chiếm 10 % tổng thu nhập .
* . Thu nhập từ chăn nuôi chiếm gần 25 % tổng thu nhập.
* . Thu nhập từ ngành nghề khác chiếm 5 % tổng thu nhập.
Là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp mang tính
thời vụ, phụ thuộc vào thiên nhiên nên bị ảnh hưởng thiên tai dẫn đến có những rủi ro
không lường trước được. Từ đó phát sinh việc giãn nợ hoặc cho vay bù đắp và nợ quá hạn.
+ Cơ cấu vốn đầu tư so với cơ cấu kinh tế huyện còn những bất hợp lý.Việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm, do nhiều yếu tố đó là: Tâm lý, vốn
trung, dài hạn còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư trung, dài hạn của nông dân.
+ Hai năm gần đây Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng mới chỉ thuận lợi
cho công tác nguồn vốn, nhưng gây khó khăn đầu ra của Ngân hàng.
+ Môi trường pháp luật, kinh tế, chính trị chưa hoàn toàn tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Đó là các bộ luật chưa đồng bộ vẫn còn kẽ hở bất lợi
cho kinh doanh Ngân hàng .
II . KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NHIỆP HUYỆN KINH
MÔN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ( TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY ).
1 . Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Huyện Kinh Môn:
Từ tháng 7 /1988 trở về trước Hệ thống Ngân hàng Việt Nam còn là Ngân hàng một

cấp, Chi nhánh Ngân hàng huyện Kim Môn thuộc Tỉnh Hải Hưng cũ, năm 1988 Hệ thống
Ngân hàng chia thành hai cấp: Từ 1988 đến 1996 thì Chi nhánh Ngân hàng Huyện Kim
Môn được đổi tên là Ngân hàng nông nghiệp Huyện Kim Môn, Tỉnh Hải Hưng . Từ tháng
1/1997 đến nay Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kim
Môn tách ra thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh
Môn và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kim Thành.
Lúc này Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn trực
thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Hải Dương.
Năm 1997, phòng giao dịch Phúc Thành được thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn được thành lập thành Ngân hàng cấp 4 để
triển khai mở rộng màng lưới Ngân hàng nông nghiệp về với nông nghiệp nông thôn đến
tận xã thôn .
2 . Vài nét kháu quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường bao gồm nhiều các nghiệp vụ: Hoạt
động tín dụng, nguồn vốn, thanh toán, dịch vụ, Ngân qũy ... Nhưng trong điền kiện nước ta
hiện nay trong các nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì nghiệp vụ đem lại
lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng là hoạt động tín dụng (đem lại trên 80 % lợi nhuận cho
Ngân hàng ).
Tín dụng Ngân hàng gồm hai mặt chủ yếu là tổ chức huy động vốn và tập trung
nguồn vốn để cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế .
Trở lại địa bàn huyện Kinh Môn sản xuất nông nghiệp chiếm 80 % do đó nhu cầu
đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 80 % chủ yếu là kinh tế hộ nông dân,. kể
từ khi cho vay hộ sản xuất đến 30/9/2000 vốn đầu tư cho hộ nông dân hàng trăm tỷ đồng,
nguồn vốn Trung ương không đáng kể mà chủ yếu là nguồn huy động trong dân chúng và
các tổ chức kinh tế tại địa phương và hình thức cho vay chủ yếu là cho vay trực tiếp hộ sản
xuất, phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
2.1 . Công tác nguồn vốn qua 1 số năm ( 1997 đến nay ):
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn có một trụ sở

chính ỏ Thị trấn của huyện ( Ngân hàng cấp III ) và một Ngân hàng cấp IV đóng ở Phúc
Thành.
Ngân hàng cấp IV được ra đời từ năm 1997 sau khi mở rộng triển khai mạng lưới
giao dịch của Ngân hàng nông nghiệp Huyện Kinh Môn đã phủ kín khắp các thôn xã của
huyện Kinh Môn.
Ngân hàng nông nghiệp cấp IV là một đơn vị hạch toán phụ thuộc,nhưng với cơ chế
khoán 946 A và các quy định khác đã đưa lại tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong mọi
hoạt động của mình đã làm thay đổi tốc độ và quy mô tín dụng. Ngân hàng cấp IV được
quyền quyết định cho vay từ 40 triệu trở xuống, điều này hoàn toàn phù hợp với việc cho
vay đến việc sản xuất .
Nông dân vay, gửi tiền thuận lợi đã góp phần quan trọng và những thành tựu trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng, tín dụng cũng như
đã đổi mới được phong cách tiếp cận và sản xuất của cán bộ Ngân hàng, mở rộng mạng
lưới cán bộ tín dụng xuống tận cơ sở nắm bắt nhu cầu, đối tượng đầu tư, cũng như thu hút
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân bằng cách giới thiệu, tuyên truyền giải thích dịch vụ sản
phẩm của Ngân hàng mà khách hàng chưa biết . ..
Nguồn vốn huy động dùng để cho vay trong Ngân hàng chủ yếu là những nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, do Ngân hàng huy động và tập trung được .
Để thấy được tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Huyện Kinh Môn từ năm 1998 đến nay ta xem số liệu bảng sau:
Đơn vị: Trđ.
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 99/98 00/99
Tổng nguồn 35.990 44.987 63.982 126% 145%
1- TG của KBNN 1.100 1.990 5.450 192% 285%
2- TG của TCKT 130 400 4.012 320% 1.220%
3- Nguồn uỷ thác 10.500 14.500 15.500 140% 107%
4- Huy động tiết kiệm 22.250 22.980 35.850 103% 161%
Trong đó:
- Dưới 12 tháng 11.200 15.350 26.280 139% 146%
- Trên 12 tháng 11.050 7.630 9.570 63% 135%

5- Huy động trái phiếu 330 5.680 1.145 1.735% 22%
6- Vay các TCTD khác 1.150 600 210 48% 36%
7- Vốn cấp trên 5.700 6.210 5.200 109% 83%
Tỷ trọng các nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn: Biểu số 2.
Chỉ tiêu 1998 1999 2000
Tiết kiệm 55,5% 46,3% 53,2%
Uỷ thác 23% 23% 20%
TG KBNN & TCKT 3,2% 6% 18%
Huy động kỳ phiếu 1% 13% 2%
Vay các TCTD khác 3% 1% 0,5%
Vốn cấp trên 17% 14% 9%
Như vậy ở tất cả các năm từ 1998 đến nay thì tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng
cao nhất so với vốn huy động. Loại vốn này có tính ổn định hơn so với tiền gửi của các
TCKT, nó giúp cho Ngân hàng có thể chủ động trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn nhất là
loại tiết kiệm trên 12 tháng. Vì loại vốn này và kỳ phiếu dùng để sử dụng cho vay trung dài
hạn. Nhưng xu thế có chiều hướng giảm dần.
Còn tiền gửi của TCKT và tiền gửi kho bạc Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp nhưng có
xu thế tăng dần giữa các năm. ( Năm 1998 chiếm 3,2 % so với vốn huy động, đến năm
2000 chiếm 18 % ), loại vốn này tuy không ổn định nhưng giá rẻ, nó tạo ưu thế trong kinh
doanh cho Ngân hàng .
Vốn do huy động kỳ phiếu: loại này giá cao nhưng có tính ổn định. Bởi vì chỉ khi
nào Ngân hàng thiếu nguồn thì sẽ chủ động huy động ; Năm 1998 huy động thấp nhất 1%,
năm 1999 cao nhất 13% , đến năm 2000 giảm xuống còn 2%. Qua đó ta thấy năm 1999
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn thiếu vốn cho vay, đến
năm 2000 thì co dần lại thể hiện cho vay năm 2000 không mạnh bằng năm 1999, điều đó
thể hiện thời gian gần đây Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh
Môn thừa vốn
Nguồn ủy thác tỷ trọng không cao nhưng nó có ưu điểm là không phải chi phí đầu
vào, nguồn này có lợi trong kinh doanh của Ngân hàng .
Nguồn vay các tổ chức tín dụng chỉ là tạm thời khi Ngân hàng thiếu vốn đến cuối

năm 2000 thì không vay nữa .
Vốn cấp trên chiếm tỷ trọng không cao lắm nhưng có thể bù đắp cho Ngân hàng lúc
thiếu vốn .
Để đánh giá tính ổn định về vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Huyện Kinh Môn ta còn phải đánh giá qua nguồn vốn chiếm tỷ trọng cáo đó là nguồn
huy động tiết kiệm .
Huy động tiết kiệm 1998 1999 2000
- Dưới 12T so với TGTK 51% 70% 77%
- Trên 12T so với TGTK 49% 30% 23%
Biểu số3
Ta thấy loại tiết kiệm có thời hạn thấp (dưới 12 tháng) có xu hướng tăng dần : Năm
1998 chiếm 51 %, năm 1999 chiếm 70%, năm 2000 chiếm 77 % như vậy tính ổn định của
vốn bị giảm dần đi .
Nguyên nhân của nguồn vốn huy động bị giảm sút tính ổn định như đã phân tích ở
trên là do lãi suất huy động thấp, Ngân hàng lại chưa giảm thấp được chi phí đầu vào, công
nghệ Ngân hàng chưa hiện đại . Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất liên tục chỉ riêng
năm 1999 Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi lãi suất 4 lần, gây tâm lý không tốt cho dân
chúng, họ ít gửi tiết kiệm thời hạn dài nên rất khó khăn trong kinh doanh Ngân hàng .
Để khắc phục Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn có
thể phải tăng giá loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài trên 12 tháng nên 1 chút, tích cực
giảm chi phí huy động ... Để đảm bảo đáp ứng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, tránh
được vi phạm giới hạn cho vay trái nguồn mà Ngân hàng Nhà nước đã quy định. Thực
hiện theo quyết định số 67/1999/QĐ - TTg ngày 30/3/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ:
NHNN VN có hướng dẫn tại công văn số 320/CV - NHNN 14 ngày 16/4/1999.
Ngoài các hình thức huy động thông thường, trường hợp cần thiết huy động vốn cho
trương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ các NHTM có thể phát hành
trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động bình thường tại cùng thời điểm mức lãi
suất tối đa không quá 1 % /năm .
2.2. Sử dụng vốn :
Khi còn là huyện Kim Môn cũng như các huyện khác trong tỉnh, những năm trước

đây trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung thì tín dụng chủ yếu là cho vay thành phần kinh tế
quốc doanh và kinh tế tập thể kinh tế cá thể hầu như không đầu tư .
Những tồn tại của cho vay đối với hợp tác xã nông nghiệp ( kinh tế tập thể ) Thể
hiện rất rõ trong những năm này: Đầu tư cho nông nghiệp gián tiếp qua khâu trung gian là
hợp tác xã nông nghiệp không đạt hiệu quả kinh tế bởi vì người nông dân hầu như không
quan tâm đến việc vay vốn, trả nợ Ngân hàng, dẫn đến nhiều trường hợp Ban quản lý hợp
tác xã đã sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng sản xuất và trả nợ Ngân hàng vì đồng
vốn vay Ngân hàng không được sử dụng vào quá trình sản xuất hoặc đồng vốn phục vụ
cho sản xuất không kịp thời, dẫn đến năng suất không cao, đời sống người nông dân ngày
một khó khăn.
Cũng từ chỗ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến nợ quá hạn phát sinh tăng dần hoạt
động của hợp tác xã giảm sút rõ rệt, đối với Ngân hàng thì bị rủi ro từ lĩnh vực này, từ đó
sự tồn tại của ban quản lý hợp tác xã nhiều nơi chỉ còn là danh nghĩa .
Tham gia sản xuất nông nghiệp bên cạnh hộ nông dân tập thể còn có hộ nông dân cá
thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, họ cũng làm ra sản phảm nông nghiệp và đóng nghĩa
vụ với Nhà nước. Nhưng trong cơ chế tín dụng Ngân hàng chưa chú trọng đối với cho vay
hộ nông dân, đặt họ ra ngoài đối tượng cho vay. trong khi người nông dân thiếu vốn để
thâm canh(nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp thiếu đến 60 % qua điều tra) mà ngân
hàng có vốn trong tay nhưng không giám cho vay do chế độ, do tình hình đổ bể tín dụng,
dư nợ quá hạn, nợ khó đòi gia tăng...
Tín dụng Ngân hàng không đến được với hộ nông dân đã tạo ra khủng hoảng thiếu
vốn sản xuất. Lợi dụng cơ hội này hoạt động cho vay nặng lãi thừa cơ hội phát triển , lãi
suất từ 10 % - 12 % từ đó làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất chung của huyện, chính sách
của Nhà nước còn bất cập chưa bình đẳng đối với kinh tế ngoài quốc doanh.
Vì vậy, vấn đề giải quyết vốn cho nông dân là việc cấp thiết đến mức báo động, nó
không đơn thuần là vấn đề kinh tế -xã hội mà còn là vấn đề chính trị nữa. Bên cạnh đó còn
có nguyên nhân từ phía Ngân hàng: Ngân hàng chưa nhận thức đầy đủ những quan điểm
của Đảng đối với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ít nhiều còn
định kiến đối với hộ nông dân nhất là hộ nông dân cá thể trình độ quản lý và sử dụng vốn
yếu kém, cho rằng hộ nông dân không cóa khả năng trả nợ, tâm trạng sợ đổ bể đè nặng lên

tâm lý cán bộ Ngân hàng. Đội ngũ cán bộ Ngân hàng chưa thích ứng kịp thời về nhận thức,
tâm lý và tổ chức thực hiện .
Năm 1992 trở về trước, đầu tư kinh tế hộ còn rất hạn chế. dựa trên các văn bản quy
định của nhà nước về việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp huyện Kim Môn
vẫn tập trung ưu tiên cho các tổ chức kinh tế trọng điểm, các ngành chủ chốt của huyện.
Song cơ cấu đầu tư tín dụng cũng được điều chỉnh một cách hợp lý trong hoàn cảnh
kinh tế nhiều thành phần nhất là từ khi có nghị định 338/HĐBT về việc sắp xếp lại các
doanh nghiệp thì mục tiêu đầu tư của Ngân hàng có trọng điểm, có hiệu quả hơn.
Cũng từ đây các doanh nghiệp thì mục tiêu đầu tư của Ngân hàng có trọng điểm, có
hiệu quả hơn. Cũng từ đây các doanh nghiệp tư nhân lần lượt ra đời cùng với chính sách
khoán ruộng đất đến hộ sản xuất, hộ sản xuất được công nhận là chủ thể sản xuất kinh
doanh đó là một phương thức mới trong quản lý nông nghiệp; Nó thúc đẩy kinh tế phát
triển tạo tiền đề quan trọng mở rộng tín dụng ở nông thôn: Đầu tư trực tiếp đến hộ sản xuất
và các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể giảm đáng kể, dư nợ kinh tế hộ sản xuất
và tư nhân cá thể tăng dần thay thế tỷ trọng cho vay kinh tế quốc doanh và tập thể trước
đây .
Đến nay khách hàng chủ yếu và lớn nhất của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nói
chung, Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn nói riêng là hộ nông dân. Do đó số lượng
khách hàng của Ngân hàng nông nghiệp rất lớn, lại nằm rải rác trong khắp các thôn xóm
của huyện . Để cho mọi người dân có nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh đều đến được
với Ngân hàng thì Ngân hàng không thể ngồi tại trụ sở của mình để chờ, mà ngược lại phải
trực tiếp xuống tận các thôn xóm tìm họ.
Từ đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn xác định
cho vay hộ nông dân bằng cách cho vay trực tiếp là chủ yếu. Ngoài ra việc đầu tư thông
qua các đoàn thể của xã (Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,Đoàn thanh niên ...) chiếm một tỷ
lệ nhỏ .
Kể từ năm 1993 đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện
Kinh Môn đã sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng cho phù hợp với nhiệm vụ
kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn là 35 người, trong đó có 13
người làm công tác tín dụng. Qua đó ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Huyện Kinh Môn bố trí lực lượng cán bộ tín dụng chiếm tới gần 40 % tổng số cán bộ
công nhân viên, đó là một lực lượng nòng cốt trong kinh doanh của Ngân hàng nông
nghiệp. Tuy rằng so với quy định của công văn số 1411/NHNo - 06 ngày 27/6/2000 của
Tổng giám đốc NHNo& PTNT - VN thì lực lượng cán bộ tín dụng phải chiếm 50 % tổng
cán bộ công nhân viên .
Vì thực tế cán bộ tín dụng phải xuống tận thôn xã giao bán hàng với hy vọng làm
sao để bán được số lượng hàng lớn nhưng chất lượng phải đảm bảo: Cụ thể là phải xuống
thôn xã để thăm dò, tìm kiếm nhu cầu, đánh giá đúng được nhu cầu; làm được việc đó là đã
tìm được đối tượng đầu tư đúng và qua đó còn đánh giá được khả năng an toàn vốn đầu tư
- và đây chính là một trong những yếu tố quan trọng của chỉ tiêu chất lượng tín dụng .
TÌNH HÌNH CHO VAY - THU NỢ - DƯ NỢ HỘ SẢN SUẤT
Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN
Để thấy được một cách khái quát tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn ta có bảng dưới đây:
Tình hình cho vay - Thu nợ - Dư nợ hộ sản suất
ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn từ 1998 đến
nay
Biểu số 4 Đơn vị: Trđ.
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 99/98 00/99
I- Cho vay 31.327 40.292 54.191 128% 134%
1- Ngắn hạn 26.576 31.818 38.083 120% 122%
- Quốc doanh - - - - -
- Hộ sản xuất 24.797 28.498 34.534 115% 121%
- Đối tượng khác 1.779 3.320 3.549 183% 105%
2- Trung, dài hạn 4.751 8.474 16.108 177% 192%
- Quốc doanh - - - - -
- Hộ sản xuất 4.751 8.478 16.108 177% 192%
- Đối tượng khác - - - - -
3- Phát sinh NQH 125 83 42 67% 51%
II- Thu nợ 29.181 36.634 46.925 125% 125%

1- Ngắn hạn 26.261 31.851 29.786 117% 95%
- Quốc doanh 400 - - - -
- Hộ sản xuất 23.341 28.732 26.248 123% 93%
- Đối tượng khác 2.520 3.119 3.538 130% 114%
2- Trung, dài hạn 2.920 4.783 17.139 164% 338%
- Quốc doanh - - - - -
- Hộ sản xuất 2.920 4.783 17.139 164% 338%
- Đối tượng khác - - - - -
3- Trong đó NQH 184 119 63 66% 54%
III- Dư nợ 23.357 27.915 35.081 115% 130%
1- Ngắn hạn 18.734 18.701 27.098
- Quốc doanh - - - - -
- Hộ sản xuất 17.895 17.461 25.747 99% 145%
- Đối tượng khác 839 1.240 1.351 133% 101%
2- Trung, dài hạn 4.623 9.214 7.983 178% 99%
- Quốc doanh - - - - -
- Hộ sản xuất 4.623 9.214 7.983 178% 99%
- Đối tượng khác - - - - -
3- Trong đó NQH 133 97 76 74% 79%
Để biết rõ tỷ trọng từng loại ngắn hạn, trung hạn, dài hạn so với tổng số trong cho
vay - thu nợ - dư nợ ta có bảng sau:
Chỉ tiêu 1998 1999 2000

×