Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT NGỮ VĂN 12 LẦN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.32 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT BẮC GIANG</b>


<b>TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 2</b>



<b></b>



<b>---ĐỀ THI KHẢO SÁT THPTQG LẦN 2</b>


<b>Môn: Ngữ văn 12</b>



<b>Năm học 2019 - 2020</b>


<i>(Thời gian làm bài: 120 phút)</i>


<b>I. ĐỌC-HIỂU</b>

<b>(3.0 điểm)</b>



<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>



<i><b> </b></i>

<i>Sự đô thị hóa, lối sống cơng nghiệp, tốc độ phát triển internet, mạng xã hội ngày càng cao ở</i>


<i>Việt Nam. Chúng ta ngày càng có ít thời gian quan tâm đến cuộc sống đời thường, những điều bình</i>


<i>dị xung quanh. Ngày xưa, chúng ta có thể ngồi nắn nót viết một lá thư tay chờ đợi hồi âm thì giờ</i>


<i>chỉ cần click chuột lá thư ấy đã được gửi đi. Quà tặng chỉ là một đóa hoa tự trồng, chăm sóc mỗi</i>


<i>ngày để mong hái tặng bạn thì giờ đã có dịch vụ mang hoa đến tận tay người nhận. Ở phương xa</i>


<i>gửi quà về gia đình, chúng ta tự mua về, tự gói ghém bằng tất cả tấm lịng, mang ra bưu điện gửi</i>


<i>và hồi hộp chờ đợi gia đình báo là đã nhận được quà. Áp lực học tập thật nhiều bằng cấp để cạnh</i>


<i>tranh, tìm kiếm việc làm, thăng tiến sự nghiệp, tự do tài chính…khiến chúng ta có ít thời gian để</i>


<i>quan tâm đến những điều bình dị xung quanh. Các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện, hoạt động</i>


<i>xã hội đã trở nên xa lạ với khá nhiều bạn trẻ với lí do “ bận quá, thời gian khơng đủ”…Chính</i>


<i>những lí do đó khiến cảm xúc u thương quên được nuôi dưỡng mỗi ngày.</i>



<i> </i>

<i>Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ: “ Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để yêu thương”. Chỉ khi</i>


<i>lắng nghe, ta mới nhận ra rằng cuộc sống có biết bao thanh âm tươi đẹp, chỉ cần ta đừng vội bước</i>


<i>qua mau. Xin lắng lại, nhìn lại để yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn bằng những điều thực sự có ý</i>


<i>nghĩa. Quà tặng đời thường đâu phải là những món quà đắt giá, đâu phải những bữa ăn thịnh</i>


<i>soạn…Đơn giản, yêu thương là quà tặng đời thường. Bạn có còn nhớ, bạn đã ấm áp, được sưởi ấm</i>



<i>biết nhường nào khi nhận được một nụ cười, ánh mắt thân thiện của một người xa lạ trao bạn. Đó</i>


<i>là những khoảnh khắc thật đẹp phải không bạn?. </i>



(

Trích “ Sống cuộc đời bạn mơ ước- Nguyễn Hoài Nam- NXB Đà Nẵng,2013, Tr29-30 )

<b>Câu 1. Chỉ ra hai thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên? </b>

<i>(0.5 điểm)</i>


<b>Câu 2. Theo tác giả, ngun nhân khiến con người ít có thời gian để quan tâm đến những</b>


điều bình dị xung quanh là gì?

<i> (0.5 điểm)</i>



<b>Câu 3. Món q ý nghĩa nhất cho mỗi người trong cuộc sống là gì? </b>

<i>(1.0 điểm)</i>



<b>Câu 4</b>

<i><b>. </b></i>

Theo anh/chị, cần phải làm gì để thể hiện sự quan tâm dành cho mọi người xung


quanh?

<i>(1.0 điểm)</i>



<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm)</b>



<b>Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200</b>


chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lời khuyên:

<i>“ Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để yêu thương”.</i>



<b>Câu 2. (5.0 điểm)</b>



<i>“ Con sóng dưới lịng sâu</i>


<i> Con sóng trên mặt nước</i>


<i> Ơi con sóng nhớ bờ</i>



<i> Ngày đêm khơng ngủ được</i>


<i> Lịng em nhớ đến anh</i>


<i> Cả trong mơ cịn thức.</i>



<i>Dẫu xi về phương bắc</i>


<i>Dẫu ngược về phương nam</i>



<i>Nơi nào em cũng nghĩ</i>


<i>Hướng về anh - một phương.</i>



(Trích “ Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGD, tr 155-156)


Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình u trong hai khổ thơ trên, từ đó nhận xét về sự vận động


của hình tượng sóng và em?



- Hết


<b> (</b>

<i>Thí sinh không được sử dụng tài liệu.</i>

)



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT LẦN 2</b>


<b> Môn: Ngữ văn 12</b>



<b>(Năm học: 2019 -2020</b>



<b>Phần Câu</b>

<b>Ý</b>

<b>Nội dung</b>

<b>Điểm</b>



<b>I.</b>


<b>Đọc</b>


<b>hiểu</b>



1

Hai thao tác lập luận chính: So sánh, bình luận.

0.5


2

Theo tác giả, ngun nhân khiến con người ít có thời gian để



quan tâm đến những điều bình dị xung quanh là do áp lực học


tập, tìm kiếm việc làm, thăng tiến sự nghiệp…



0.5


3

Món quà ý nghĩa nhất mà cuộc sống mang lại cho mỗi người




không phải là những thứ đắt giá mà đơn giản chỉ là yêu


thương-thứ quà tặng đời thường.



1.0


4

Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần bày tỏ



được quan điểm cá nhân và đảm bảo ý chính như: Quan tâm đến


những điều bình dị nhất, lắng nghe và chia sẻ yêu thương.



1,0


<b>II.</b>



<b>Làm</b>


<b>văn</b>



<b>1.</b>

<i>a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn</i>



Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,


tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.



0,25


<i>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận</i>

:

<i><b>Lắng nghe để hiểu, nhìn</b></i>



<i><b>lại để yêu thương.</b></i>

0,25



<i>c. Triển khai vấn đề cần nghị luận</i>



Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai


vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được lẽ


sống riêng của bản thân. Có thể theo hướng sau:




<i>-“Biết lắng nghe”</i>

là khả năng nghe để thấu đáo;

<i>“biết lắng</i>


<i>nghe”</i>

sẽ giúp con người cảm nhận được những điều sâu kín của


cuộc sống.

<i>“Nhìn lại” </i>

là sự ngẫm lại những gì đã qua để rút kinh


nghiệm cho những gì sắp tới.



- Khi

<i>“biết lắng nghe”</i>

<i>“nhìn lại”</i>

con người sẽ khơng rơi vào


trạng thái thờ ơ, vô cảm hoặc thái độ sống gấp, sống vội; Có


trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng.

<i>“Lắng nghe” và</i>


<i>“nhìn lại’’</i>

là con đường để tự hoàn thiện nhân cách.



- Bài học: Tránh xa lối sống cá nhân ích kỉ, cần lên tiếng phê


phán hiện tượng “ giả điếc” trước những vấn đề của cuộc sống; ý


thức được giá trị của

<i>lắng nghe </i>

<i> nhìn lại</i>

; biến những nhận


thức thành hành động chia sẻ yêu thương và giúp đỡ mọi người.



1,0



<i>d. Sáng tạo</i>



Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề


nghị luận nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.



0,25


<i>e. Chính tả, dùng từ, đặt câu</i>



Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25


<b>2</b>

<i>a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận</i>



Có đầy đủ

<i>Mở bài, Thân bài, Kết bài</i>

.

<i>Mở bài</i>

giới thiệu được



vấn đề,

<i>Thân bài</i>

triển khai được vấn đề,

<i>Kết bài</i>

khái quát được


vấn đề.



0,25


<i>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khổ 5,6 trong bài “</i>



<i>sóng”. Mối quan hệ giữa Sóng và em.</i>

0,25



<i>c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần</i>


<i>đảm bảo những nội dung sau:</i>



<i><b>* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, và đoạn trích.</b></i>



<b>* Cảm nhận về 2 khổ thơ:</b>



- Khổ 5: +Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi


không gian khác nhau “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, phạm


vi thời gian khác nhau: ‘”ngày” – “đêm”, nghệ thuật nhân hóa:


“ngày đêm khơng ngủ được”, diễn tả nỗi nhớ dạt dào, triền miên


của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của “em” hướng tới “anh”.


+ Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn,


chân thành “Lòng em nhớ đến anh”, cách nói thậm xưng “Cả


trong mơ còn thức” thể hiện nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức,


thường trực trong suy nghĩ.



- Khổ 6: + Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ


“dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngồi biển lớn cũng


như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.




+ Lời thề thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi


trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ


về người mình yêu bằng cả trái tim.



=> Đánh giá: Hai đoạn thơ thể hiện rất gợi cảm, sinh động


những trạng thái cảm xúc, những khát khao mãnh liệt và vẻ đẹp


riêng của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: Mạnh mẽ, nồng


nhiệt và thủy chung, gắn bó….Tồn bộ tâm tư, ước nguyện trong


2 khổ thơ được thể hiện bằng một giọng điệu trẻ trung, tươi


sáng- đây là nét đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu.



<i>* Sự vận động của hình tượng sóng và em</i>

: Em và sóng từ hai


hình tượng tách bạch, đơn lẻ đã có sự hịa quyện, đồng điệu


trong ngòi bút đầy tinh tế. Sự vận động của hai hình tượng cũng


là sự chuyển biến trong mạch cảm xúc của Xuân Quỳnh, nhà thơ


vốn dĩ đã đầy khao khát yêu thương.



3,0



1,0



<i>d. Sáng tạo</i>



Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội


dung hoặc nghệ thuật đoạn trích.



0,25


<i>e. Chính tả, dùng từ, đặt câu</i>




Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của



tiếng Việt.

0.25



<i><b>* </b></i>

<b>Lưu ý khi chấm bài</b>

<i>:</i>



<i>- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh</i>


<i>đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm.</i>



<i> - Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể khơng trùng với</i>


<i>u cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...</i>



</div>

<!--links-->

×