Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Luận án Tiến sĩ Luật học: Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 183 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trần Văn Tuân

ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – năm 2021
0


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trần Văn Tuân

ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM

Chun ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 09.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. Đinh Xuân Nam
2. TS. Võ Thị Kim Oanh

HÀ NỘI – năm 2021

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 2
2. Mục đ ch và nhiệm vụ nghi n cứu .................................................................... 4
3. Đối tƣ ng và ph m vi nghi n cứu ..................................................................... 5
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghi n cứu ................................................ 6
5. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án ...................................................... 7
7. Kết cấu của Luận án .......................................................................................... 8
Chƣơng 1. T NG QUAN T NH H NH NGHI N CỨU ..................................... 9
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc.............................................................. 15
1.3. Đánh giá tình hình nghi n cứu li n quan đến Luận án ................................ 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 38
Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ
TRONG TỐ TỤNG H NH SỰ ........................................................................... 39
2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự 39
2.2. Ti u ch đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự ....................................... 60
2.3. Nội dung, phƣơng pháp đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự .............. 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 89
Chƣơng 3. PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG
TỐ TỤNG H NH SỰ Ở VIỆT NAM .................................................................. 90

3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình
sự ......................................................................................................................... 90
3.2. Thực tiễn đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam .................. 102
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 130
Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG H NH SỰ VIỆT NAM.......... 131
4.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả ho t động đánh giá chứng cứ trong tố
tụng hình sự ....................................................................................................... 131
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt
Nam ................................................................................................................... 136
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................. 160
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 163
Tài liệu tiếng Việt .............................................................................................. 163
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài................................................................................... 173
Website tiếng Việt ............................................................................................. 174
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 175

0


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng số 1: Số vụ án và số bị can đƣợc khởi tố mới theo từng năm
Bảng số 2: Tổng số vụ án và bị can bị đình chỉ điều tra theo từng năm
Bảng số 3: Số vụ án do Viện kiểm sát nhân dân trả hồ sơ điều tra bổ sung
Bảng số 4: Số liệu Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung
Bảng số 5: Tổng số vụ án và số bị cáo bị hủy án để điều tra lại, xét xử
lại hoặc đình chỉ vụ án
Bảng số 6: Tình hình giải quyết các vụ án của Tịa án qua các năm


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chứng cứ là phƣơng tiện của việc chứng minh và là phƣơng tiện để xác
định các sự kiện có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án hình sự. Để đảm bảo tính
hiệu quả của quá trình giải quyết vụ án, đồng thời xác định sự thật khách quan,
xem xét vụ án một cách tồn diện, có cơ sở để kết luận đúng về hành vi ph m tội
đã xảy ra thì cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng phải có tài liệu,
chứng cứ để chứng minh một cách khách quan và thuyết phục. Tồn bộ q
trình giải quyết vụ án hình sự là quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ,
mặc dù cách thức tiến hành ở mỗi giai đo n có khác nhau. Việc nghiên cứu
chứng cứ, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án hình sự có một ý nghĩa to
lớn khơng chỉ về mặt pháp lý, mà cịn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, để ra đƣ c các quyết định tố
tụng ch nh xác, đúng đắn, khách quan phù h p với quy định của pháp luật thì về
nguyên tắc, địi hỏi các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải làm sáng tỏ
bản chất của vụ án và những vấn đề có li n quan đến vụ án. Để làm đƣ c điều
đó, các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để
chứng minh mhững vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự gồm: Có hành
vi ph m tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của
hành vi ph m tội; Ai là ngƣời thực hiện hành vi ph m tội; có lỗi hay khơng có
lỗi, do cố ý hay vơ ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng; mục đ ch,
động cơ ph m tội; Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của
bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ
thiệt h i do hành vi ph m tội gây ra; Nguy n nhân và điều kiện ph m tội; Những
tình tiết khác li n quan đến việc lo i trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm

hình sự, miễn hình ph t [46, Điều 85].
Để chứng minh một vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng tiến
hành các ho t động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Trong đó, đánh giá
2


chứng cứ là ho t động phức t p, đƣ c tiến hành li n tục, xuy n xuốt trong quá
trình chứng minh. Đánh giá chứng cứ nhằm xác định giá trị sử dụng của chứng
cứ thơng qua tính h p pháp, tính khách quan, tính liên quan của chứng cứ trong
vụ án. Từ đó mới có thể khẳng định đƣ c rằng có hành vi ph m tội đã xảy ra
hay không, ai là ngƣời thực hiện tội ph m, tính chất mức độ của tội ph m và các
vấn đề khác có liên quan; từ đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy
đủ và tồn diện các tình tiết của vụ án, xác định sự phù h p của chúng với hiện
thực từ đó tìm ra chân lý khách quan.
Quá trình nghiên cứu cho thấy ho t động đánh giá chứng cứ trong giải
quyết các vụ án hình sự đã đ t đƣ c những kết quả nhất định. Sau hơn 10 năm
triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Ch nh trị nhƣ Nghị quyết
08/2002/NQ-TW [16]; Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Ch nh trị ngày 2/6/2005
về chiến lƣ c cải cách tƣ pháp đến năm 2020 [17]; Nghị quyết 48/2005/NQ-TW
[18]; áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 [91], 2015 vào thực tế
ho t động giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng đã đ t
đƣ c những kết quả quan trọng [94, 93, 68]. Hàng năm CQĐT, VKS, Tòa án các
cấp đã thụ lý giải quyết một số lƣ ng lớn các vụ án hình sự, tình tr ng oan sai,
bỏ lọt tội ngày càng đƣ c h n chế. ĐTV, KSV, Thẩm phán các cấp đã t ch cực,
chủ động trong việc trực tiếp thụ lý, nghi n cứu hồ sơ, giải quyết nhanh chóng,
đúng pháp luật đối với các vụ án đƣ c phân công.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn cịn có những h n chế, bất cập nhƣ về mặt lý
luận, vẫn chƣa xây dựng đƣ c một hệ thống lý luận về đánh giá chứng cứ, chƣa
có những chỉ dẫn, quy trình cụ thể về đánh giá chứng cứ; về mặt thực tiễn, ho t
động thu thập chứng cứ từ khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi, hỏi

cung bị can... đơi khi cịn h n chế từ đó dẫn đến trƣờng h p đánh giá chứng cứ
chƣa đƣ c đầy đủ, toàn diện, chƣa xem xét đầy đủ các thuộc t nh của chứng cứ,
nhận định chƣa ch nh xác về t nh chất của vụ án... B n c nh đó, cịn có một số
trƣờng h p chƣa đánh giá đã đƣa chứng cứ vào sử dụng hoặc sử dụng chứng cứ
không đầy đủ trong quá trình đƣa ra các quyết định tố tụng… Tất cả những tồn
3


t i, h n chế đó đã ảnh hƣởng khơng nhỏ đến chất lƣ ng giải quyết các vụ án
hình sự, gây ảnh hƣởng đến uy t n đối với nhân dân, ảnh hƣởng đến quyền và l i
ích h p pháp của những những ngƣời tham gia tố tụng. Vì vậy, cần phải tiếp tục
nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn ho t động đánh giá chứng cứ trong các
vụ án hình sự nhằm nâng cao chất lƣ ng, hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự ở
Việt Nam.
Từ những lý do tr n, việc nghi n cứu đề tài "Đánh giá chứng cứ trong tố
tụng hình sự Việt Nam" mang t nh cấp thiết, khơng những về lý luận, mà còn là
đòi hỏi thực tiễn hiện nay.
2 Mục đ ch và nhiệm vụ nghi n cứu
Mục

ch nghi n cứu

Đề tài nghi n cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn
về đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay để từ đó đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự
Việt Nam.
Nhiệm vụ nghi n cứu
Với mục đ ch nghi n cứu tr n đề tài có các nhiệm vụ nghi n cứu sau:
Luận án nghi n cứu tổng h p một số cơng trình đã công bố về vấn đề
đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự ở các nƣớc c ng nhƣ ở Việt Nam từ

trƣớc tới nay. Thơng qua đó, luận án đánh giá những kết quả đ t đƣ c và những
vấn đề chƣa đề cập đến của các cơng trình này để từ đó đƣa ra vấn đề cần tiếp
tục nghi n cứu và những câu hỏi c ng nhƣ phƣơng pháp nghi n cứu của luận án.
Luận án nghi n cứu những vấn đề lý luận về đánh giá chứng cứ nhƣ: khái
niệm, đặc điểm, nguy n tắc đánh giá chứng cứ, ti u ch đánh giá chứng cứ, phân
t ch nội dung, phƣơng pháp đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự.
4


Luận án nghi n cứu quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện
hành về đánh giá chứng cứ; nghi n cứu, phân t ch thực tr ng đánh giá chứng cứ
trong tố tụng hình sự ở Việt Nam trong giai đo n 10 năm từ 2010 – 2019 và 06
tháng đầu năm 2020. Từ đó đánh giá những h n chế, bất cập của ho t động đánh
giá chứng cứ trong tố tụng hình sự và tìm ra nguy n nhân.
Luận án đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣ ng đánh
giá chứng cứ trong tố tụng hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới.
3 Đối tƣợng và phạm vi nghi n cứu
Đối t

ng nghi n cứu

Tr n cơ sở mục đ ch, nhiệm vụ nghi n cứu n u tr n, đối tƣ ng nghi n cứu
của luận án là những vấn đề sau:
- Nghi n cứu tổng quan các cơng trình khoa học có li n quan đến đề tài.
- Nghi n cứu lý luận về đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự.
- Nghi n cứu các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về đánh giá chứng cứ.
- Nghi n cứu về thực tiễn đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự ở Việt
Nam trong giai đo n hiện nay.
h m vi nghi n cứu
- Ph m vi nghi n cứu về nội dung: Nghi n cứu ho t động đánh giá chứng

cứ trong giai đo n điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng.
- Ph m vi nghi n cứu về không gian: Đề tài nghi n cứu ho t động đánh
giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng tr n ph m vi cả nƣớc.
- Ph m vi về thời gian: Đề tài đƣ c nghi n cứu trong ph m vi 10 năm từ
2010 đến năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020.
5


4 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghi n cứu
Luận án đƣ c nghi n cứu tr n cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, c ng nhƣ quan điểm của chủ nghĩa
Mác – L nin, tƣ tƣởng Hồ Ch Minh về nhà nƣớc và pháp luật, về mô hình tố
tụng, về tổ chức và quyền lực của bộ máy nhà nƣớc trong đó bao gồm các cơ
quan tiến hành tố tụng.
Tr n cơ sở phƣơng pháp luận tr n đề tài luận án sử dụng tổng h p các
phƣơng pháp nghi n cứu sau: phân t ch, tổng h p, so sánh, đánh giá, nghi n cứu
bản án và thống k số liệu…
Xuất phát từ cơ sở phƣơng pháp luận khoa học tr n, đề tài sử dụng những
phƣơng pháp nghi n cứu cụ thể trong từng chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1 sử dụng các phƣơng pháp nghi n cứu lịch sử, so sánh, phân
t ch, tổng h p để nghi n cứu tổng thể về tình hình nghi n cứu đề tài. Tr n cơ sở
đó rút ra đƣ c đối tƣ ng, ph m vi và những vấn đề cần tiếp tục nghi n cứu trong
luận án.
Chƣơng 2 đề cập đến một số vấn đề cơ bản về lý luận đánh giá chứng cứ
trong tố tụng hình sự tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân t ch, tổng h p, so
sánh, bình luận, đối chiếu để từ đó rút ra đƣ c các kết luận nghi n cứu.
Chƣơng 3 phân t ch, đánh giá thực tr ng đánh giá chứng cứ trong tố tụng
hình sự ở Việt Nam trong 10 năm qua đồng thời chỉ ra những h n chế, tồn t i và
nguy n nhân của những h n chế, tồn t i tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghi n
cứu về tổng h p, thống k , khái quát, đặc biệt nghi n cứu vụ việc cụ thể để từ đó

rút ra đƣ c những kết luận nghi n cứu.
Chƣơng 4 tập trung đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao chất
lƣ ng đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, tác giả chủ

6


yếu sử dụng các phƣơng pháp nghi n cứu về phân t ch, trình bày, diễn giải, đề
xuất, để đƣa ra các giải pháp cụ thể.
5. Những đóng góp mới của luận án
Đây là cơng trình nghi n cứu có hệ thống và tƣơng đối đầy đủ, toàn diện
về đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án đã có những nghi n cứu về các cơng trình khoa học đã cơng bố
li n quan đến đề tài.
- Đây là cơng trình nghi n cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học đi sâu về
vấn đề đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự; góp phần bổ sung cơ sở lý luận,
cơ sở khoa học về đánh giá chứng cứ.
- Luận án nghi n cứu, phân t ch tình hình thực tế đánh giá chứng cứ trong
quá trình giải quyết các vụ án hình sự từ giai đo n khởi tố đến điều tra, truy tố,
xét xử để rút ra một số những h n chế, bất cập và nguy n nhân làm ảnh hƣởng
đến chất lƣ ng đánh giá chứng cứ.
- Luận án đƣa ra kiến nghị sửa đổi một số quy định nhằm hoàn thiện hơn
pháp luật tố tụng hình sự về đánh giá chứng cứ.
- Luận án c ng đề xuất đƣ c các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣ ng ho t
động đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự ở Việt Nam của các cơ quan tiến
hành tố tụng trong giai đo n hiện nay.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Đề tài đã nghi n cứu một cách cơ bản một số vấn đề lý luận về đánh giá
chứng cứ trong tố tụng hình sự, đồng thời nghi n cứu những khó khăn, vƣớng
mắc trong thực tiễn đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự của các chủ thể trực

tiếp đánh giá chứng cứ, từ đó đƣa ra những kiến giải khoa học về việc tổ chức
thực hiện và bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật, xây dựng cơ chế đảm
7


bảo sự thuận l i cho các chủ thể trực tiếp thực hiện đánh giá chứng cứ trong tố
tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả ho t động này trong q trình giải quyết
các vụ án hình sự, góp phần hoàn thiện hơn nữa chất lƣ ng đánh giá chứng cứ
trong tố tụng hình sự đáp ứng y u cầu cải cách tƣ pháp. Đồng thời luận án s là
nguồn t i liệu tham khảo cho việc nghi n cứu và giảng d y t i các cơ sở đào t o
luật và đào t o các chức danh pháp lý c ng nhƣ sử dụng cho các cán bộ làm thực
tiễn t i các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phƣơng.
7 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng số
liệu, phụ lục luận án đƣ c kết cấu thành 04 chƣơng.
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghi n cứu
Chƣơng 2. Những vấn đề lý luận về đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự
Chƣơng 3. Pháp luật và thực tiễn đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự
ở Việt Nam
Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chứng
cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam

8


Chƣơng 1 T NG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay, có nhiều cơng trình nghi n cứu li n quan đến đề tài. Trong
ph m vi đề tài luận án, xin đƣ c trình bày dƣới đây một số lý thuyết c ng nhƣ
những cơng trình khoa học của các nhà nghi n cứu nƣớc ngồi có li n quan trực

tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nhƣ sau:
- Cuốn Criminal evidence and procedure: The Essential Framework, NXB
Blackstone Press (t m dịch: Chứng cứ hình sự và tố tụng hình sự: khn khổ
cần thiết) [123]. Cuốn sách nói về những thủ tục cần thiết để giải quyết các vụ
án, trong đó chú trọng vào việc sử dụng các bằng chứng, chứng cứ sao cho đúng
với thủ tục tố tụng. Bất cứ ai tham gia tố tụng t i phi n tòa hình sự cần phải nắm
đƣ c các quy định của tố tụng và nắm bắt đƣ c giá trị của các bằng chứng đƣa
ra trƣớc toà. Cuốn sách này cung cấp các kỹ năng, sự hiểu biết khi vận dụng các
quyền và khả năng tiếp cận thông tin, sử dụng bằng chứng bảo vệ quan điểm của
mình một cách thống nhất. Cuốn sách đƣ c chia thành hai phần: Phần A nói về
chứng cứ hình sự, cịn phần B bao gồm các thủ tục trong vụ án hình sự. Cuốn
sách cung cấp cách thức tiếp cận các quy định của pháp luật một cách cơ bản
nhất, cùng với một bài bình luận ngắn gọn với các quy định về thủ tục và chứng
cứ của Tƣ pháp hình sự.
- Tác phẩm Lý luận về chứng cứ tƣ pháp trong pháp luật Xô Viết, NXB
văn phẩm pháp luật quốc gia, của tác giả A.I. Vusinxki năm 1950, do Tòa án
nhân dân tối cao (TANDTC) dịch năm 1967 [109]. Cuốn sách này gồm Lời nói
đầu và 4 Chƣơng. Tác giả cho rằng chứng cứ tố tụng là những sự kiện thông
thƣờng, là những hiện tƣ ng nhƣ thế xuất hiện trong đời sống xã hội của con
ngƣời, trong những hành vi, những xử sự của con ngƣời khi giao tiếp với xã hội.
Chỉ cần chúng đƣ c đƣa vào ph m vi của trình tự tố tụng, trở thành biện pháp để
xác định những tình tiết mà cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm, thì chúng đƣ c
9


coi là những chứng cứ tố tụng. Tác giả c ng phân t ch sự giống và khác nhau
giữa chứng cứ tố tụng và chứng cứ thông thƣờng.
- Tác phẩm Советский уголовно-процессуальный закон (t m dịch:
Luật tố tụng hình sự Xô Viết) [124], Matxcơva, của Tiến sĩ Luật học M.A.
Trenxôv năm 1962, đã đồng nhất chứng cứ với sự kiện của thực tiễn khách quan

đã xảy ra trong quá khứ. Tác giả đã đi sâu phân t ch một cách chi tiết, cụ thể
những nội dung chƣa phản ánh đƣ c đầy đủ hết nguồn chứng cứ rộng lớn trong
đời sống thực tiễn, phản ánh dấu vết tội ph m c ng nhƣ thông tin tội ph m.
Những nghi n cứu cho thấy có nhiều vấn đề cần phải đƣ c quy định rõ ràng, cụ
thể trong luật tố tụng hình sự, làm cơ sở để các cơ quan tố tụng và ngƣời tiến
hành tố tụng căn cứ vào đó thực hiện, tránh việc tuỳ tiện dẫn đến oan sai, bỏ lọt
tội ph m.
- Tác phẩm Criminal envidence (t m dịch: Chứng cứ hình sự), NXB
Routlegde của Jefferson L. Ingram năm 1971 [119] là cuốn sách chủ yếu tập
trung vào vấn đề chứng cứ trong hành ch nh tƣ pháp hình sự. Tác phẩm có nhiều
nội dung li n quan đến bằng chứng pháp luật chung đƣ c sử dụng bởi các hệ
thống tƣ pháp bang và li n bang cùng với việc sử dụng luật li n bang là một
chuẩn mực về cách áp dụng luật pháp về chứng cứ trong các tình huống cụ thể.
Nguy n tắc sử dụng chứng cứ đƣ c áp dụng trong các vụ án hình sự và trong hồ
sơ, án lệ li n quan đến vụ giết ngƣời, cƣớp tài sản, hành hung, và các tội ác
khác. Cuốn sách cho thấy một bối cảnh cụ thể, điển hình trong truy tố hình sự có
thể đƣ c vận dụng với các vụ án khác tƣơng tự. Cuốn sách c ng trình bày các
quy tắc truyền thống của việc sử dụng chứng cứ liên quan đến vụ án hình sự
đƣ c đƣa ra bởi luật sƣ, cảnh sát và các chuy n gia tƣ pháp hình sự. Cuốn sách
đƣ c tổ chức thành hai phần: Phần I phân tích sự phát triển của quy tắc của bằng
chứng và nghi n cứu các bằng chứng ph m tội; giải th ch ý nghĩa của các khái
niệm nhƣ nghĩa vụ chứng minh, thông báo tƣ pháp, suy luận, và các quy định
khác của luật. Phần I c ng thảo luận về các quy tắc và các trƣờng h p ngo i lệ
chi phối sự chấp nhận chứng cứ và năng lực của các nhân chứng trong các vụ án
10


hình sự. Phần II cung cấp các quyết định tƣ pháp li n quan đến các nguy n tắc
pháp lý cụ thể đƣ c thảo luận trong Phần I.
- “Học thuyết về chứng cứ tố tụng” của Luật gia Viladdimiarốp ngƣời

Nga năm 1950 cho rằng: “tất cả những gì trong thế giới vật chất, tất cả những gì
mà chúng ta có thể lĩnh hội đƣ c trong thế giới tinh thần, đều có thể trở thành
chứng cứ tố tụng”. Tác giả cho rằng chứng cứ nhƣ là sản phẩm tƣ duy của con
ngƣời, tất cả những gì tồn t i trong thế giới khách quan mà con ngƣời biết đƣ c
đều có thể trở thành chứng cứ tố tụng. Trong thế giới vật chất, mọi thứ đều có
thể trở thành chứng cứ và nguồn của chứng cứ vô cùng lớn, khơng bị h n chế,
vấn đề là con ngƣời có khả năng nhận biết, phát hiện và sử dụng đƣ c các thơng
tin đó hay khơng.
- Cuốn sách Criminal Procedure: A Worldwide Study (t m dịch: Tố tụng
hình sự: Nghi n cứu tr n ph m vi toàn thế giới), NXB Carolina Academic của
tác giả Craig M. Bradley năm 1999 [117]. Với độ dài 446 trang, lần đầu ti n có
một cuốn sách đƣa ra những so sánh một cách tồn diện trong lĩnh vực của pháp
luật tố tụng hình sự - cho dù phát sinh từ quy định hoặc quyết định của Toà án
các quốc gia tr n thế giới. Mở đầu bằng một chƣơng giới thiệu tổng quan các
vấn đề, tiếp sau đó là 13 chƣơng đề cập đến một lo t các quốc gia thông qua hệ
thống pháp luật thực định của quốc gia đó, hoặc dƣới góc độ nghi n cứu của các
học giả hàng đầu từ quốc gia đó, hoặc một ngƣời nghi n cứu có kiến thức
chuy n mơn đƣ c đánh giá cao. Nội dung ch nh của cuốn sách tập trung vào các
quy định về thủ tục tố tụng hình sự. Quá trình tố tụng diễn ra từ khi Điều tra
viên (ĐTV) tiến hành các công việc cần thiết theo luật định để thu thập tài liệu,
chứng cứ chứng minh sự thật vụ án; tiếp sau đó là một lo t các ho t động tố tụng
cho đến khi kết thúc bằng ho t động xét xử của Toà án t i phi n tồ. Cuốn sách
mơ tả q trình thu thập chứng cứ bao gồm ho t động của những ngƣời có
nhiệm vụ, quyền h n, thực hiện các ho t động nhƣ khám nghiệm hiện trƣờng,
khám xét, tìm kiếm dấu vết, tài liệu, vật chứng... thực hiện ho t động thẩm vấn,
tiến hành nhận d ng, đối chất... Đến các ho t động của Toà án nhƣ tiến hành các
11


công việc trong giai đo n chuẩn bị, trong quá trình xét xử t i phi n tồ c ng nhƣ

các ho t động sau khi kết thúc phi n tồ, các trƣờng h p có kháng cáo. B n c nh
đó, cịn một nội dung c ng đƣ c đề cập là thực tiễn các ho t động tố tụng đã và
đang diễn ra ở các quốc gia. Cuốn sách đã cho độc giả tiếp cận đƣ c các thơng
tin về tình hình giải quyết các vụ án hình sự tr n thực tế ở các nƣớc, đây là vấn
đề rất khó khai thác nhƣng c ng là một điểm thành công của tác giả cuốn sách.
- Cuốn Expert Evidence and Criminal Justice (t m dịch: Chứng cứ chuy n
ngành và tƣ pháp hình sự), NXB Oxford University, của tác giả Mike Redmayne
năm 2001 [122]. Chứng cứ chuy n ngành đƣa ra một số vấn đề đối với các hệ thống
pháp luật. Dựa tr n những nghi n cứu trong lĩnh vực tâm lý học, triết học và xã
hội học, lý thuyết xác suất, khoa học pháp y, c ng nhƣ tr n một phổ rộng của
các công tác pháp lý, Redmayne phân t ch các vấn đề và đƣa ra một số phƣơng
thức, giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Đây là một cuốn sách gồm 220 trang
chia thành 7 chƣơng với các vấn đề khác nhau đƣ c đặt ra cho khoa học hình sự,
trong đó có đề cập đến độ tin cậy của chứng cứ và khả năng sử dụng chứng cứ
t i Toà án. Chƣơng một là một chƣơng giới thiệu về ph m vi đề cập của cuốn
sách, đƣa ra các giả thuyết trong một số lĩnh vực để phân t ch ở các chƣơng tiếp
theo. Các nội dung của cuốn sách bắt đầu với chƣơng hai, trong đó Redmayne
cho rằng có nhiều tài liệu, chứng cứ có đƣ c từ các nhà khoa học pháp y, có
nhiều dấu hiệu có thể tìm thấy đƣ c từ hiện trƣờng, n n nhân nếu đƣ c sử dụng
s rất có ch cho ho t động điều tra, xác định tội ph m. Chất lƣ ng của các
chứng cứ mang t nh khoa học là phụ thuộc vào mức độ hiệu quả trong ho t động
điều tra của các ĐTV cùng với sự hỗ tr của các nhà chuy n môn. Cuốn “Chứng
cứ chuy n ngành và tƣ pháp hình sự" của Mike Redmayne trình bày nghiên cứu
của ông trong một số ngành, lĩnh vực và đƣa ra sự so sánh giữa pháp luật và thủ
tục tố tụng t i các nƣớc khác nhau.
- Cuốn Scientific Evidence in Criminal Cases (t m dịch: Các chứng cứ
khoa học trong vụ án hình sự), NXB The Foundation Press, của các tác giả A. A.
Moenssens; F. E. Inbau; R. E. Moses năm 1975 [121]. Đây là cơng trình nghi n
12



cứu tổng quan về bản chất và mục đ ch của chứng cứ chuy n môn bao gồm việc
cung cấp, khám phá những thông tin, các ho t động hỗ tr thử nghiệm và xử lý
thơng tin trong q trình tiếp xúc với các nhà chuy n mơn. Cơng trình đã phân
t ch và làm rõ các nội dung sau: xét nghiệm hóa học cho trƣờng h p say rƣ u;
trƣờng h p cháy, nổ; các lo i v kh và các vi thể; vấn đề bệnh học pháp y; phân
t ch độc chất, các lo i thuốc, huyết thanh học; nhận d ng vân tay; xác định t nh
xác thực của chữ viết và tài liệu... các chủ đề khác bao gồm: Chụp ảnh, quay
phim, ghi hình; kỹ thuật nhận d ng giọng nói; xác định trƣờng h p nói dối; sử
dụng biện pháp thơi mi n và phân t ch giọng nói; pháp y nha khoa... Đây là cơng
trình khoa học mang t nh tham khảo rộng lớn, khơng chỉ mơ tả các kết quả có
thể có đƣ c từ các phịng th nghiệm, mà cịn có thể đƣ c ứng dụng trong xác
định các chứng cứ ngoài hiện trƣờng điều tra, là cơ sở cho ho t động tố tụng
hình sự.
- Cơng trình nghi n cứu La valoración de la prueba en el proceso penal
chileno y convicción judicial. aproximacion a la sana critica en relación a la
prueba pericial (t m dịch: Đánh giá và kiểm tra chứng cứ trong vụ án hình sự ở
Chi Lê và các tiêu ch ảnh hƣởng đến việc kiểm tra, đánh giá), của tác giả
Gonzalo Hoyl Moreno ngƣời Tây Ban Nha – Bài viết đã đƣ c xuất bản trong
cuốn sách: “Thử nghiệm trong tố tụng công cộng” (La Prueba en la Litigación
Pública), do Libritecnia bi n tập t i Santiago, Chile năm 2016 [120]. Bài viết
phân t ch ho t động đánh giá và kiểm tra chứng cứ trong tố tụng dựa tr n
nguy n tắc Logic, kinh nghiệm ho t động, kiến thức khoa học và các bài test
đƣ c thực hiện bởi các chuy n gia tâm lý học. Từ đó, tìm ra đƣ c những yếu tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả của ho t động này và đƣa ra những giải pháp nhằm
nâng cao t nh hiệu quả của ho t động.
- Bài viết Los errores más frecuentes en la valoración de la prueba (t m
dịch: Các lỗi thƣờng gặp nhất trong ho t động kiểm tra và đánh giá chứng cứ)
của tác giả Eduardo de Urbano Castrillo – Thẩm phán Tòa án Tối cao Tây Ban
Nha. Trong bài viết tác giả đã chỉ ra những lỗi phổ biến trong việc kiểm tra,

13


đánh giá chứng cứ đƣ c chia thành ba nhóm: Sự thiếu động lực làm việc, sự
thiếu li n quan và thiếu t nh h p lý. Thông qua việc phân t ch bản chất của
những nhóm lỗi thƣờng gặp này c ng nhƣ hậu quả của chúng tới việc đánh giá
và phân t ch chứng cứ, từ đó đƣa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục
các lo i lỗi này.
- Bài viết La prueba electrónica en el proceso penal y el valor probatorio
de conversaciones mantenidas utilizando programas de mensajería instantánea
(t m dịch: Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự và giá trị bằng chứng của các
cuộc hội tho i trong các ứng dụng m ng xã hội), của tác giả Borges blázquez
ngƣời Tây Ban Nha, năm 2017 [116]. Trong bài viết tác giả đã phân t ch tầm
quan trọng của việc hiểu rõ bản chất, tầm quan trọng của việc tiếp cận và áp
dụng công nghệ hiện đ i trong việc đánh giá chứng cứ và truy tìm dấu vết của
tội ph m nhằm truy tố và trừng ph t những hành vi ph m tội của tội ph m công
nghệ cao bằng các chứng cứ đƣ c thừa nhận trong pháp luật t i Tây Ban Nha.
- Cuốn La valoración de la prueba (t m dịch: Đánh giá và kiểm tra chứng
cứ trong tố tụng hình sự Tây Ban Nha), NXB Marcial Pons, của tác giả Jordi
Nieva Fenoll năm 2010 [118]. Tác giả viết cuốn sách này với mục ti u phân
t ch, làm rõ những vấn đề li n quan đến ho t động đánh giá và kiểm tra chứng
cứ, đồng thời đơn giản hóa những vấn đề cốt lõi nhằm đƣa ra một bức tranh
hoàn chỉnh về ho t động này t i Tây Ban Nha. Trong đó cuốn sách phân t ch các
vấn đề lý thuyết, ứng dựng thực tế và kết h p với việc nhận xét, bình luận việc
tƣ duy của các tác giả khác c ng nhƣ đƣa ra các giải pháp nâng cao ho t động
này, đặc biệt đối với thẩm phán.
- Tài liệu nghi n cứu về mơ hình tố tụng hình sự của Hoa Kỳ của Richard
S. Shine đƣa ra các phân t ch cho thấy Bản án phải dựa tr n các chứng cứ đã
đƣ c xem xét t i phi n tịa, khơng một chứng cứ nào có giá trị ti n quyết, khơng
đƣ c dùng làm chứng cứ những tình tiết do ngƣời làm chứng và những ngƣời

tham gia tố tụng khác n u ra nếu họ khơng thể nói rõ vì sao biết đƣ c tình tiết
14


đó. Việc đƣa ra các quyết định tố tụng, đặc biệt là t i phi n tòa phải dựa tr n quá
trình nghi n cứu, đánh giá chứng cứ một cách cẩn thận, khách quan. Thủ tục tố
tụng Hoa Kỳ hƣớng tới kiểm sốt tội ph m và duy trì một quy trình thủ tục cơng
bằng.
Tóm l i, những cơng trình nghi n cứu và quan điểm của các tác giả nƣớc
ngồi n u tr n đã góp phần xây dựng những luận điểm, quan điểm về chứng cứ
và đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự. Những cơng trình nghi n cứu tập
trung làm sáng tỏ nội dung về quá trình thu thập chứng cứ dựa tr n các quy định
của pháp luật; việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ tùy thuộc vào hệ
thống pháp luật quốc gia; xem xét các chứng cứ đó có giá trị sử dụng đến đâu;
hoặc một lo i chứng cứ khác biệt là chứng cứ chuy n gia trong hệ thống tƣ pháp
hình sự. Những nghi n cứu của các tác giả tập trung vào các vấn đề cần làm rõ
về quy định của luật, cách thức tiến hành thu thập chứng cứ, xác định giá trị
chứng cứ và chỉ trong ph m vi của một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia mà
cơng trình hƣớng tới.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
1.2.1. Nhóm các cơng trình nghi n cứu li n quan ến lý luận ánh giá
chứng cứ trong tố tụng hình sự
Ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều tài liệu, cơng trình nghi n cứu lý
thuyết về chứng cứ, ho t động chứng minh, và quá trình thu thập, nghi n cứu,
đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự. Các giáo trình, tài liệu chuy n khảo các
mơn Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Khoa học hình sự, các bài báo khoa
học đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về chứng cứ và đánh giá chứng cứ trong
quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Trong quá trình nghi n cứu, các nhiều
cơng trình khoa học nhìn nhận vấn đề chứng cứ dƣới các góc độ khác nhau. Có
thể kể đến một số cơng trình nghi n cứu sau:


15


- Cuốn “Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự” (BLTTHS) do
GS.TS. Võ Khánh Vinh làm chủ bi n năm 2011, Nhà xuất bản Tƣ pháp. Về khái
niệm chứng cứ, tác giả viết: “3. Chứng cứ là những gì có thật, tức là những gì
tồn t i trong hiện thực khách quan. Lý luận chứng cứ gọi đó là t nh khách quan
của chứng cứ. Những gì khơng tồn t i trong hiện thực khách quan không đƣ c
coi là chứng cứ”. “4. Chứng cứ là những gì có thật và đƣ c thu thập theo trình
tự, thủ tục do BLTTHS quy định. Lý luận chứng cứ gọi đó là t nh h p pháp của
chứng cứ”. “5. Chứng cứ là những gì có thật li n quan đến hành vi ph m tội,
ngƣời ph m tội và các tình tiết khác của vụ án. Lý luận chứng cứ gọi đó là t nh
li n quan”. “6. Chứng cứ là thông tin về vụ án đƣ c xác định bằng những nguồn
nhất định. Lý luận chứng cứ gọi đó là nguồn chứng cứ” [107, tr. 113]. Với
những phân t ch ngắn gọn, rõ ràng, khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự
đƣ c làm rõ với những thuộc t nh của chứng cứ và nguồn chứng cứ dựa tr n cơ
sở lý luận về chứng cứ.
- Cuốn sách “Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự” của tác giả
Đỗ Văn Đƣơng, năm 2011, NXB Ch nh trị quốc gia. Tác giả cho rằng chứng cứ
là phƣơng tiện của việc chứng minh nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa đối
với việc giải quyết đúng vụ án hình sự. Nhờ chứng cứ mà các sự hiện thực tế
đƣ c xác định, khẳng định và đồng thời c ng lo i trừ, phủ định những gì khơng
có thật, khơng xảy ra trong hiện thực [25, tr. 07].
Tr n cơ sở nghi n cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – L nin, nghi n cứu
quan điểm của các nhà khoa học luật và quy định của BLTTHS Việt Nam về
chứng cứ, tác giả đã đƣa ra khái niệm: “Chứng cứ trong vụ án hình sự là những
thơng tin xác thực về những gì có thật li n quan đến hành vi ph m tội đƣ c ghi
nhận hoặc lƣu giữ trong các tài liệu thực tế, đƣ c thu thập theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định mà những ngƣời và cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm

căn cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án” [25, tr. 14].

16


- Cuốn sách “Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Văn Cừ [11]. Tác giả tập trung phân t ch những nội dung lý luận về
chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tác giả n u những ý kiến để phân
t ch, tranh luận làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về chứng cứ trong tố tụng hình
sự. Tác giả đã xác định lý luận chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
đƣ c dựa tr n cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kế
thừa các thành tựu của các ngành khoa học pháp lý và có mối quan hệ chặt ch
với các lĩnh vực khoa học khác” [11, tr. 23]. Trong cuốn sách này, tác giả tập
trung làm rõ các vấn đề li n quan đến chứng cứ trong tố tụng hình sự nhƣ lịch sử
phát triển, các khái niệm cơ bản, cơ sở khoa học, nguồn của chứng cứ trong luật
tố tụng hình sự Việt Nam, hay quá trình chứng minh trong vụ án hình sự. Tác
giả c ng dành một mục ri ng và cuối cùng của cuốn sách nói về đánh giá chứng
cứ, đây là một ho t động quan trọng của quá trình chứng minh, và “đánh giá
chứng cứ là ho t động tƣ duy của ngƣời tiến hành tố tụng nhằm xác định giá trị
chứng minh của những chứng cứ đã thu thập đƣ c” [11, tr. 198].
- Sách chuy n khảo của tiến sĩ Trần Quang Tiệp về “Chế định chứng cứ
trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” năm 2011, Nhà xuất bản Ch nh trị quốc
gia – sự thật [66]. Trong pháp luật tố tụng hình sự, chế định chứng cứ có vai trị,
vị tr rất quan trọng. Việc áp dụng và thực hiện đúng chế định này s bảo đảm
các cơ quan tƣ pháp trong các giai đo n điều tra, truy tố, xét xử đƣ c khách
quan, toàn diện, ch nh xác không để lọt tội ph m, không làm oan ngƣời vô tội.
Đồng thời là yếu tố bảo đảm công tác điều tra, truy tố, xét xử đúng ngƣời, đúng
tội, đúng pháp luật góp phần quan trọng trong cơng tác đấu tranh phòng, chống
tội ph m và các hành vi vi ph m pháp luật, bảo vệ đƣ c l i ch của Nhà nƣớc,
quyền và l i ch h p pháp của ngƣời dân.

Cuốn sách nghi n cứu và phân t ch cụ thể việc thu thập, kiểm tra, đánh
giá chứng cứ trong vụ án hình sự. Tác giả cho rằng “Đánh giá chứng cứ s t o
điều kiện cần thiết cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng
pháp luật. Đây là ho t động của những ngƣời tiến hành tố tụng nhằm làm sáng
17


tỏ bản chất của chứng cứ một cách sâu sắc hơn, ch nh xác hơn, đầy đủ so với
giai đo n nghi n cứu, kiểm tra chứng cứ trƣớc đó” [66, tr. 131]. Khi đề cập đến
đánh giá chứng cứ trong các giai đo n tố tụng, tác giả đƣa ra nhận định “Đánh
giá chứng cứ trong các giai đo n khởi tố, điều tra chỉ đƣ c coi có t nh sơ bộ, còn
đánh giá chứng cứ trong giai đo n xét xử mới mang t nh ch nh thức, bởi l ở giai
đo n xét xử, Hội đồng xét xử mới đƣ c quyền nhân danh Nhà nƣớc để xem xét,
đánh giá chứng cứ”. [66, tr. 134]. Tuy nhi n, do đối tƣ ng nghi n cứu rộng,
dành cho tất cả các lo i tội ph m n n những vấn đề nhận định mang t nh khái
quát chung mà không tập trung làm rõ đặc trƣng cơ bản trong ho t động đánh
giá chứng cứ trong giải quyết các vụ án hình sự.
- Cuốn sách “Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015” do PGS. TS. Nguyễn Hịa Bình chủ bi n. Cuốn sách cho thấy những nội
dung đƣ c sửa đổi, bổ sung trong BLTTHS năm 2015 đã thể chế hóa những
quan điểm chỉ đ o của Đảng về cải cách tƣ pháp và cụ thể hóa những quy định
của Hiến pháp năm 2013, là cơ sở pháp lý quan trọng trong đấu tranh phòng,
chống tội ph m. Trong cuốn sách này, về vấn đề “chứng minh và chứng cứ”,
chuy n đề do GS.TS. Đỗ Ngọc Quang đã viết: “Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm
vụ của mỗi giai đo n tố tụng mà hình thức thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ
của mỗi chủ thế tố tụng khác nhau. Do vậy, có thể nói, gần nhƣ tồn bộ quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự là những quy định về chứng cứ, chứng minh trong tố
tụng hình sự, mặc dù mỗi giai đo n tố tụng hình sự có cách thức thu thập, kiểm
tra, đánh giá chứng cứ khác nhau” [04, tr. 205]. Về dữ liệu điện tử, một nguồn
chứng cứ mới đƣ c bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tác giả

nhận định “Trong các lo i nguồn chứng cứ thì dữ liệu điện tử đƣ c coi là khó
hiểu nhất khi thu thập và đánh giá chứng cứ” [04, tr. 211]. Đồng thời, tác giả
c ng cho rằng “đánh giá chứng cứ là việc làm khó nhất của q trình chứng
minh. Đây là ho t động tƣ duy đƣ c tiến hành dƣới d ng logíc biện chứng dựa
tr n cơ sở pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, ý thức pháp luật và niềm tin nội
tâm của ch nh những ngƣời tiến hành tố tụng nhằm xác định giá trị chứng minh
18


của mỗi chứng cứ c ng nhƣ toàn bộ chứng cứ đã thu thập đƣ c đã đủ để chứng
minh những vấn đề cần phải chứng minh hay chƣa” [04, tr. 216].
- Giáo trình Luật tố tụng hình sự của trƣờng Đ i học Luật Hà Nội đƣa ra
khái niệm “Đánh giá chứng cứ là ho t động tƣ duy logic của điều tra vi n, kiểm
sát vi n, thẩm phán, hội thẩm, ngƣời bào chữa và những ngƣời khác có thẩm
quyền tr n cơ sở các quy định của pháp luật nhằm xác định t nh khách quan,
t nh li n quan, t nh h p pháp của từng chứng cứ và giá trị chứng minh của tổng
h p các chứng cứ đã thu thập đƣ c trong vụ án hình sự” [76, tr. 224]. Với khái
niệm này thì chủ thể đánh giá chứng cứ có thể là những ngƣời tiến hành tố tụng,
ngƣời tham gia tố tụng. Đây là ho t động rất quan trọng, là một giai đo n trong
quá trình chứng minh, đƣ c tiến hành sau khi đã qua các giai đo n thu thập,
kiểm tra chứng cứ. Phƣơng pháp đánh giá chứng cứ là đánh giá ri ng sau đó
đánh giá tổng h p toàn bộ chứng cứ để xác định t nh khách quan, t nh li n quan,
t nh h p pháp và xác định giá trị chứng minh của chứng cứ.
- Luận án Tiến sĩ “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng
cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Vƣơng Văn Bép năm 2013,
Đ i học quốc gia Hà Nội. Để đƣa ra khái niệm về chứng cứ, tác giả đã phân t ch
các quan điểm khác nhau về chứng cứ đã tồn t i trƣớc đó nhƣ quan điểm thần
học, tơn giáo về chứng cứ; quan điểm về chứng cứ theo trình tự tố tụng kiểu tố
cáo; quan điểm về chứng cứ theo trình tự tố tụng kiểu thẩm vấn; quan điểm nhân
chủng học về chứng cứ; quan điểm mác – x t về chứng cứ; quan điểm trong

khoa học luật tố tụng hình sự hiện nay về chứng cứ... từ đó, tác giả đƣa ra khái
niệm: “Chứng cứ trong tố tụng hình sự là những thơng tin có thật, đƣ c thu thập
theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà CQĐT, VKS và
Tồ án dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi ph m tội, ngƣời
thực hiện hành vi ph m tội, c ng nhƣ các tình tiết khác cần thiết cho việc giải
quyết đúng đắn và ch nh xác vụ án hình sự” [03, tr. 16].

19


Tác giả cho rằng “Thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ đƣ c coi là
những bƣớc (khâu, giai đo n) cơ bản trong quá trình chứng minh. Các bƣớc này
có mối quan hệ biện chứng với nhau, bƣớc này t o điều kiện cho việc thực hiện
bƣớc sau đƣ c thuận l i và ngƣ c l i [03, Tr. 91]. Khi đi sâu phân t ch về đánh
giá chứng cứ, tác giả cho rằng “giai đo n này là ho t động nhận thức phức t p
của quá trình chứng minh, đƣ c các cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến
hành tố tụng tiến hành li n tục, xuy n suốt trong quá trình chứng minh vụ án
hình sự, qua đó để sử dụng kết quả đánh giá vào từng giai đo n khác nhau trong
quá trình nhận thức khách quan” [03, tr. 103]. Tác giả c ng đƣa ra những mục
ti u cần làm rõ trong đánh giá chứng cứ; cơ sở đánh giá chứng cứ, các nguy n
tắc đánh giá chứng cứ…
- Luận án tiến sĩ Luật học “Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở
nƣớc ta” của tác giả Nguyễn Văn Du năm 2006, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật.
Quá trình chứng minh là quá trình xác định chân lý khách quan của vụ án, việc
nhận thức chân lý khách quan là quá trình phức t p đƣ c tiến hành thông qua
các ho t động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo quy định của pháp luật
tố tụng hình sự. Để chứng minh đƣ c vụ án thì cần có q trình kiểm tra, đánh
giá một cách thận trọng, tỉ mỉ, nghi n cứu một cách kỹ lƣỡng các thông tin, sự
kiện li n quan đến vụ án để từ đó đi đến kết luận về sự kiện, tình tiết của vụ án.
Quá trình chứng minh li n quan trực tiếp đến đánh giá chứng cứ, hay quá trình

chứng minh là quá trình đánh giá và sử dụng chứng cứ.
Tác giả đƣa ra những đặc điểm của ho t động chứng minh trong các giai
đo n điều tra, truy tố, xét xử, trong đó đề cập đến vấn đề đánh giá chứng cứ nhƣ
sau: Trong giai đo n điều tra, “đối với ho t động đánh giá chứng cứ: Đây là ho t
động tìm kiếm giá trị chứng minh của chứng cứ đƣ c xác định bởi khả năng xác
lập hay phủ nhận một hoặc một số tình tiết của đối tƣ ng chứng minh trong vụ
án hình sự để làm rõ các giá trị chứng minh của từng lo i chứng cứ và t nh đầy
đủ của chứng cứ đã đƣ c thu thập” [13, tr. 16]. Trong giai đo n truy tố “Quá
trình chứng minh ở giai đo n truy tố là quá trình chứng minh trong vụ án hình
20


sự kể từ khi VKS nhận đƣ c bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố của Cơ
quan điều tra” [13, tr. 17]. Trong giai đo n xét xử “đánh giá chứng cứ t i phi n
tòa là tổng h p nhận thức của các chủ thể nhằm xác định giá trị chứng minh của
các chứng cứ và sự li n quan giữa các chứng cứ với nhau, việc đánh giá chứng
cứ phải đƣ c tiến hành tr n cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng và pháp
luật nội dung, dựa vào niềm tin nội tâm...”.
- Cuốn “Phƣơng pháp nghi n cứu đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự
và kỹ năng áp dụng pháp luật hình sự: dành cho Thẩm phán, Thẩm tra vi n, Hội
thẩm, KSV, luật sƣ, các học vi n tƣ pháp” của tác giả Nguyễn Ngọc Duy năm
2013, Nhà xuất bản Hồng Đức [14]. Nội dung chủ yếu về lý luận, về phƣơng
pháp, kỹ năng nghi n cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự đƣ c tác
giả tập trung làm rõ trong phần một của cuốn sách. Có thể nói ho t động nghi n
cứu, đánh giá chứng cứ là một trong những ho t động trọng tâm của quá trình tố
tụng hình sự, vì thực tế cho thấy tất cả các ho t động tố tụng hình sự từ điều tra,
truy tố, xét xử đều phải đi đến kết luận về giá trị chứng minh của các chứng cứ
thu thập đƣ c nhằm xác định một ngƣời có thực hiện hành vi ph m tội hay
khơng.
Tác giả cho rằng q trình tố tụng cần thiết phải có ho t động nghi n cứu,

xác định giá trị chứng minh của các chứng cứ, hay là đánh giá giá trị của các
thông tin chứa đựng trong chứng cứ. Việc xác định giá trị chứng minh đó là ho t
động đánh giá chứng cứ. Tác giả đƣa ra khái niệm: “Đánh giá chứng cứ (trong tố
tụng hình sự) là ho t động của ngƣời tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm xem
xét, kết luận về giá trị chứng minh của chứng cứ, t o cơ sở vững chắc cho việc
xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự” [14, tr. 32]. Cuốn sách c ng
phân t ch về các y u cầu của ho t động đánh giá chứng cứ, các nguy n tắc đánh
giá chứng cứ, đặc điểm đánh giá chứng cứ trong các giai đo n điều tra, truy tố,
xét xử; đồng thời n u các bƣớc đánh giá chứng cứ gồm: chuẩn bị đánh giá
chứng cứ, phân t ch giá trị chứng minh của chứng cứ, đánh giá giá trị chứng
minh của chứng cứ và cuối cùng là kết luận về giá trị chứng minh của chứng cứ.
21


- Luận án tiến sĩ “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra
vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đƣơng năm 2000. Tác
giả đƣa ra khái niệm: “Chứng cứ là những thơng tin xác thực về những gì có thật
li n quan đến hành vi ph m tội, đƣ c thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định mà những ngƣời và cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác
định sự thật khách quan của vụ án” [24, tr. 18]. Với khái niệm tr n, tác giả xác
định chứng cứ trong vụ án hình sự phải có đủ các thuộc t nh: t nh xác thực, t nh
h p pháp, t nh li n quan. Tác giả cho rằng chứng cứ phải là những thông tin xác
thực chứ không phải là những gì có thật vì chỉ có thơng tin mới phản ánh những
sự việc, hiện tƣ ng xảy ra do tác động của vụ ph m tội vào môi trƣờng xung
quanh.
Khi đề cập đến đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự, tác giả đƣa
ra khái niệm “đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự là ho t động tƣ duy
logic của điều tra vi n và những ngƣời tham gia điều tra, đƣ c tiến hành tr n cơ
sở những hiểu biết của mình về những tài liệu đã thu thập đƣ c, dựa tr n cơ sở
những quy định của pháp luật, ý thức pháp luật, niềm tin nội tâm để xác định độ

tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ c ng nhƣ cả hệ thống chứng cứ
trong vụ án, đƣ c thực hiện trong suốt quá trình điều tra nhằm làm sáng tỏ toàn
bộ sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ” [24, tr. 66]. Tác
giả c ng đi sâu phân t ch nguy n tắc đánh giá chứng cứ, phƣơng pháp đánh giá
chứng cứ, trong đó xác định có hai phƣơng pháp đánh giá chứng cứ là đánh giá
từng chứng cứ và dánh giá tổng h p toàn bộ chứng cứ để đi đến kết luận về vụ
án [24, tr. 69].
- Luận án tiến sĩ “Chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Đồng Nai” của tác giả Nguyễn Trúc Thiện năm 2019 [52]. Tác giả đƣa
ra khái niệm “Chứng minh trong tố tụng hình sự là ho t động tƣ duy logic và
thực tiễn của chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đƣ c tiến hành
bằng việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, làm rõ những vấn đề thuộc đối
tƣ ng chứng minh nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự tr n cơ sở xác định
22


×