Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng đạm tới sinh trưởng phát triển của giống lúa nghi hương 2308 tại phù ninh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 95 trang )

...

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ ĐỨC HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG
VÀ LIỀU LƯỢNG ĐẠM TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG LÚA NGHI HƯƠNG 2308 TẠI PHÙ NINH,
PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ ĐỨC HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG
VÀ LIỀU LƯỢNG ĐẠM TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG LÚA NGHI HƯƠNG 2308 TẠI PHÙ NINH,
PHÚ THỌ
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hồng

THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kêt quả nghiên cứu tronng luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Đức Hùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiêm cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tơi đã được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình từ
rất nhiều đơn vị và cá nhân trong và ngồi ngành nơng nghiệp. Tơi xin ghi
nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những tập thể, cá nhân đã dành cho

tôi sự giúp đỡ chân thành và q báu đó.
Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự
giúp đỡ nhiệt tình của PGS-TS. Nguyễn Hữu Hồng là người trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy cô trong khoa Nông Học, các thầy cơ trong phịng Đào tạo trường ĐHNL
Thái Ngun.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã Tử Đà - huyện Phù
Ninh - tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn sự giúp đỡ, cổ vũ và động viên của gia đình, người thân, bạn
bè đã đồng hành cùng tơi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Đức Hùng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
2.1. Mục đích:.................................................................................................... 2

2.2. Yêu cầu đề tài ............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới và ở Việt Nam ................ 5
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới ..................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở Việt Nam ....................................... 7
1.1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ ................... 10
1.3. Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa ...................... 14
1.3.1. Những nghiên cứu và kết quả đạt được về phân đạm cho lúa .............. 14
1.3.2. Những nghiên cứu về số dảnh và mật độ cấy ....................................... 16
1.3.3. Những vấn đề về bón phân cân đối cho lúa .......................................... 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 23
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. ......................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ....................................................... 23


iv

2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.4. Các biện pháp kỹ thuật ............................................................................. 26
2.5. Các chỉ tiêu vàphương pháp theo dõi:...................................................... 26
2.5.1. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 26
2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 26
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 30

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của giống lúa Nghi Hương 2308 ..................................................... 31
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến thời gian sinh trưởng
của giống lúa Nghi Hương 2308 ..................................................................... 31
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến chiều cao cây của
giống lúa Nghi Hương 2308............................................................................ 34
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến khả năng đẻ nhánh của
giống lúa Nghi Hương 2308............................................................................ 39
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến sức đẻ nhánh và sức đẻ
nhánh hữu hiệu của giống lúa Nghi Hương 2308 ........................................... 45
3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến tình hình sâu bệnh hại và
khả năng chống đổ. ......................................................................................... 49
3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa Nghi Hương 2308 .... 52
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lúa Nghi Hương 2308..................................................... 52
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến năng suất của giống
lúa Nghi Hương2308 ....................................................................................... 57
3.3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm ..................... 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 63
1. Kết luận: ...................................................................................................... 63
2. Đề nghị: ....................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CCCC

: Chiều cao cuối cùng

CS

: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính

LAI

: Chỉ số diện tích lá

LSD0.05 : Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức
95%)
TGST

: Thời gian sinh trưởng.

SRI

: System of Rice Intensification (hệ hống canh tác lúa cải tiến)

FAO

: Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc


P

: Probability (xác suất)


vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên trên thế giới .................................... 5
giai đoạn 2010-2016 .......................................................................................... 5
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 5 nước sản xuất lúa gạo lớn nhất
trên thế giới năm 2016 ...................................................................................... 6
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở nước ta............................... 9
từ năm 2006 - 2016 ........................................................................................... 9
Bảng 1.4. Sản lượng lúa phân theo vùng sản xuất .......................................... 10
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Phù Ninh .......... 12
giai đoạn 2010 - 2016 ...................................................................................... 12
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến thời gian sinh
trưởng của giống Nghi Hương 2308 ............................................................... 32
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống Nghi Hương 2308 ........................................ 35
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của giống Nghi Hương 2308 ........................................................................... 37
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các mức đạm đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của giống Nghi Hương 2308 .................................................................... 38
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến động thái đẻ nhánh
của giống lúa Nghi Hương 2308 vụ Xuân 2017 ............................................. 40
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống Nghi
Hương 2308 ..................................................................................................... 42

Bảng 3.7: Ảnh hưởng các mức đạm đến động thái đẻ nhánh ......................... 44
của giống Nghi Hương 2308 ........................................................................... 44
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến sức đẻ nhánh
chung và sức đẻ nhánh hữu hiệu của giống lúa Nghi Hương 2308 ................ 45


vii

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến sức đẻ nhánh chung và sức đẻ
nhánh hữu hiệu của giống lúa Nghi Hương 2308 ........................................... 47
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các mức đạm đến sức đẻ nhánh chung và sức để
nhánh hữu hiệu của giống lúa Nghi Hương 2308 ........................................... 48
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức đạm đến tình hình sâu
bệnh hại và khả năng chống đổ ....................................................................... 50
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa Nghi Hương 2308 ........................................... 53
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa Nghi Hương 2308............................................................................ 55
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống lúa Nghi Hương 2308 ..................................................................... 56
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức bón đạm đếnnăng ................ 58
suất của giống lúa Nghi Hương 2308.............................................................. 58
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất của giống lúa Nghi
Hương 2308 ..................................................................................................... 59
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của mức bón đạm đến năng suất của giống lúa Nghi
Hương 2308 ..................................................................................................... 60
Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm............................ 61


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Nghi Hương 2308 ... 36
Hình 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Nghi Hương 2308
trên các nền phân bón đạm khác nhau ............................................................ 39
Hình 3.3. Động thái đẻ nhánh của giống lúa Nghi Hương 2308 .................... 41
Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống Nghi
Hương 2308 ..................................................................................................... 43
Hình 3.5. Ảnh hưởng các mức đạm đến động thái đẻ nhánh của giống Nghi
Hương 2308 ..................................................................................................... 44


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa
nước cổ xưa trên thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Sản xuất lúa gạo
đảm bảo cung cấp lương thực cho hơn 93 triệu dân trong nước và xuất khẩu
sang các thị trường quốc tế. Mặt khác nghề trồng lúa còn giải quyết việc làm
cho khoảng 70% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực nơng
nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trị
rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Phù Ninh là một huyện miền núi nằm phía Đơng Bắc tỉnh Phú Thọ với
tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 15.648,01 ha. Trong đó, diện tích đất
nơng nghiệp là 11.099,58 ha chiếm 70,93% diện tích đất tự nhiên, diện tích
đất trồng lúa là 4.187,3 ha chiếm khoảng 40% diện tích đất nơng nghiệp. Để
khai thác hiệu quả đất trồng lúa hiện nay huyện đang chú trọng áp dụng các

biện pháp kỹ thuật tiến bộ, giống mới đặc biệt là giống lúa lai để tăng năng
suất, sản lượng lúa trên địa bàn huyện và từng bước chuyển dịch sang sản
xuất hàng hóa.
Giống lúa Nghi Hương 2308 là giống lúa lai ba dịng với các ưu điểm
như khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng gạo
ngon nên đang được huyện đưa vào cơ cấu giống của vùng trong vài năm gần
dây. Để khai thác tiềm năng, năng suất của giống trên địa bàn huyện cần đưa
ra được một quy trình hồn thiện tới bà con nông dân.
Trong thâm canh lúa mật độ cấy là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình hình thành số bơng, quyết định đến năng suất. Mật độ
cấy liên quan chặt chẽ đến quá trình đẻ nhánh và khả năng chống đổ. Việc bố
trí mật độ cấy hợp lý nhằm tạo ra mật độ quần thể thích hợp, từ đó nâng cao


2

được hiệu quả quang hợp và làm tăng số bông trên một đơn vị diện tích. Việc
xác định liều đạm bón thích hợp có vai trị quyết định tới việc nâng cao các
yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa, cũng như khả năng chống chịu sâu
bệnh của giống
Qua thực tế và nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng mật độ và
lượng phân đạm ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng, nhưng nếu cấy
quá dầy, bón đạm q nhiều, bón khơng cân đối làm cho cây sinh trưởng phát
triển khơng bình thường và dễ nhiễm sâu bệnh hại do đó làm giảm năng suất
và chất lượng lúa gạo. Việc cấy đúng mật độ không những tạo điều kiện tối
ưu cho sinh trưởng phát triển, cho năng suất cao mà cịn vơ cùng ý nghĩa
trong vấn đề chăm sóc lúa. Bên cạnh đó việc xác định cấy mật độ đúng cịn có
ý nghĩa lớn trong việc sử dụng phân đạm một cách hợp lý, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh tế, hạn chế việc sử dụng phân bón quá mức cần thiết. gây ảnh
hưởng xấu đến đất canh tác.

Xuất phát từ thực tiễn như vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng đạm tới sinh
trưởng, phát triển của giống lúa Nghi Hương 2308 tại Phù Ninh, Phú
Thọ”để làm cơ sở giúp người nông dân tăng năng suất, sử dụng đất bền vững
và hoàn thiện qui trình thâm canh lúa Nghi Hương 2308 trên địa bàn huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích:
Xác định được lượng đạm và mật độ cấy thích hợp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế của giống Nghi Hương 2308 tại địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ.
2.2. Yêu cầu đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lúa
- Đánh giá tình hình bệnh hại và khả năng chống đổ của giống lúa


3

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh
tế của giống lúa
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định được vai trò của khoa học kỹ
thuật đối với sản xuất lúa, đặc biệt là tìm ra các biện pháp canh tác lúa có hiệu
quả để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được cơng thức phân bón đạm và mật độ cấy hợp lý cho
giống Nghi Hương 2308 góp phần tăng năng suất lúa, tăng hiệu quả sản xuất
trên một đơn vị diện tích canh tác tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 . Cơ sở khoa học của đề tài
Hiện nay nước ta vẫn là một nước nơng nghiệp, chính vì vậy các loại
cây trồng lương thực đóng vai trị đặc biệt quan trọng, trong đó cây lúa có
những đóng góp rất lớn. Trong xu thế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ, năng suất cây trồng của nhiều nước trên thế giới so với
nước ta có sự vượt trội. Vấn đề thiết yếu của ngành nông nghiệp nước ta hiện
nay là cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng nói chung và cây
lúa nói riêng.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thú
Thọ, những năm gần đây diện tích đất canh tác lúa trên địa bàn tỉnh xấp xỉ
70.000/ha/năm, trong đó diện tích lúa lai gieo trồng trên 45% diện tích. Vì
vậy để sản xuất lúa lai trên địa bàn có những bước đi chắc chắn và đẩm bảo
an ninh lương thực việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật hoàn thiện quy trình
chăm sóc các giống lúa lai trên địa bàn là vô cùng cần thiết.
Trong thâm canh lúa mật độ cấy là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực
tiếp đến q trình hình thành số bơng, tỷ lệ hạt chắc trên bông… quyết định
trực tiếp đến năng suất. Mật độ cấy liên quan chặt chẽ đến quá trình đẻ nhánh
và khả năng chống đổ. Việc bố trí mật độ cấy hợp lý nhằm tạo ra mật độ quần
thể thích hợp. Mật độ thích hợp tạo cho lúa phát triển tốt, tận dụng hiệu quả
dinh dưỡng, nước, ánh sáng. Mật độ thích hợp cịn tạo nên sự tương tác hài
hịa giữa cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa, tạo nên năng suất cao trên một
đơn vị diện tích.
Bên cạnh đó đạm có vai trị quan trọng trong việc phát triền bộ rễ, thân,
lá, chiều cao và đẻ nhánh của cây lúa. Đặc biệt đạm có ảnh hưởng rất lớn tới
quá trình đẻ nhánh của cây lúa. Việc cung cấp đạm đủ và đúng lúc làm cho

lúa vừa đẻ nhánh nhanh lại tập trung, tạo được nhiều dảnh hữu hiệu, là yếu tố


5

cấu thành năng suất có vai trị quan trọng nhất đối với năng suất lúa. Đạm cịn
có vai trị quan trọng đối với việc hình thành dịng và các yếu tố cấu thành
năng suất khác: số hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc. Vì vậy
cung cấp đầy đủ và kịp thời đạm cho cây lúa có vai trị quyết định cho việc
đạt năng suất cao.
Để có cơ sở hồn thiện quy trình chăm sóc cho giống lúa lai Nghi
Hương 2308 phục vụ cho sản xuất trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ, đề tài đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều
lượng đạm đến giống lúa Nghi Hương 2308 ở vụ xuân 2017.
1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên Thế giới
Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, do khả năng
thích nghi rộng nên cây lúa được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên
thế giới. Hiện nay có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục, với tổng
diện tích trên 160 triệu ha. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu
ở các nước Châu Á, nơi chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng
(FAOSTAT 2017)[18]
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên trên thế giới
giai đoạn 2010-2016
Năm

Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

2010


161,7

43,3

701,1

2011

162,7

44,6

726,4

2012

162,2

45,4

736,2

2013

164,5

45,1

741,9


2014

162,9

45,6

742,4

2015

160,7

46,0

740,1

2016

159,8

46,4

740,9
(Nguồn: FAOSTAT 2017)[18]


6

Qua bảng 1.1 cho thấy khoảng những năm đầu của thế kỷ 21, diện tích
canh tác lúa vẫn có xu hướng tăng nhưng tăng chậm, từ 2008 đến năm 2009

diện tích lại có giảm đơi chút nhưng lại tăng khi sang năm 2010. Từ năm
2011 đến năm 2014 diện tích lúa có độ biến động nhẹ. Điều này cho thấy sang
đến thế kỷ 21. dân số toàn cầu đã đạt 7 tỷ người, tốc độ đơ thị hóa tăng cao.
diện tích canh tác thu hẹp dần. nhất là tại châu Á, châu Mỹ La Tinh nơi tập
trung của nhiều nước đang phát triển và là những vùng trồng lúa chính của thế
giới. Năm 2004 năng suất lúa bình quân trên Thế giới đạt 40,3 tạ/ha sau 12
năm năng suất lúa tăng lên đạt 46,4 tạ/ha năm 2016.
Tính đến nay trên Thế giới có trên 100 nước trồng lúa hầu hết ở các
châu lục. với tổng diện tích 163,27 triệu ha. Với việc áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất như chọn tạo các giống mới có năng suất. chất lượng tốt,
thâm canh cao... làm cho năng suất lúa ngày một nâng cao. Trong đó Trung
Quốc là nước có sản lượng thu hoạch lúa lớn nhất ( 206,5 triệu tấn/năm ), tiếp
đến là Ấn Độ ( 157,2 triệu tấn/năm).
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 5 nước sản xuất lúa gạo lớn
nhất trên thế giới năm 2016
Diện tích (triệu

Năng suất

Sản lượng (triệu

ha)

(tạ/ha)

tấn)

159,8

46,3


740,9

30,6

67,5

206,5

Ấn Độ

43,4

36,2

157,2

Indonesia

13,8

51,4

70,9

Bangladesh

11,8

44,2


52,2

Việt Nam

7,8

55,8

43,4

Nước
Thế giới
Trung
Quốc

(Nguồn FAOSTAT – 2017)[18]


7

Từ bảng 1.2 ta thấy rõ trong 5 nước trồng lúa có sản lượng nhất thế giới
đều là các nước ở châu Á với tổng sản lượng đạt 530 triệu tấn, chiếm xấp xỉ
72% sản lượng lúa toàn Thế giới. Trung Quốc nước có năng suất cao hơn hẳn
đạt 67,5 tạ/ha (Trung Quốc) và sản lượng cũng cao nhất đạt 206,5 triệu tấn.
Điều đó có thể lý giải là vì Trung Quốc là nước đi tiên phong trong lĩnh vực
phát triển lúa lai và người dân nước này có tinh thần lao động cần cù, có trình
độ thâm canh cao. Trung Quốc là nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đầu
tư lớn (Nguyễn Hữu Hồng, 1993)[9]. Về năng suất Việt Nam đứng 2 trong
top 5 nước trồng lúa chính, đạt 55,8 tạ/ha.Trong các nước có sản lượng lúa

gạo nhiều nhất thế giới thì Ấn độ năng suất lúa thấp nhất chỉ đạt 36,2 tạ/ha và
thấp hơn so với năng suất trung bình tồn thế giới. Tuy nhiên Ấn Độ là nước
có sản lượng lúa gạo đứng thứ 2 toàn thế giới với sản lượng lúa gạo năm 2016
đạt 157,2 triệu tấn chiếm 21,4% tổng sản lượng lúa gạo tồn thế giới.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước trồng lúa trọng điểm trên thế giới,
người Việt Nam vẫn thường tự hào về nền văn minh lúa nước của đất nước
mình. Từ xa xưa cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống của người dân Việt Nam.nghề trồng lúa ở Việt Nam có
lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nước châu Á. Theo các tài liệu
khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... cây lúa đã có mặt từ 3.000 –
2.000 năm Trước cơng nguyên. tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại
thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ
như ngày nay.
Xét về vị trí địa lý, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp nên có thể trồng nhiều vụ lúa
trong năm và với nhiều giống lúa khác nhau (Đinh Thế Lộc, 2006) [11]. Với
diện tích trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu. từ Bắc vào Nam đã hình thành
những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, bao gồm Đồng bằng châu thổ


8

sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đây là hai vựa lúa lớn nhất của cả
nước không những cung cấp lương thực cho cả nước mà xuất khẩu ra nước ngồi.
Tính từ năm 1961 đến năm 2005, năng suất lúa của nước ta đã tăng lên
2,8 lần. giai đoạn tăng cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay. Sản lượng lúa của
Việt Nam cũng vì thế mà tăng liên tục từ 9,5 triệu tấn năm 1961 lên 36 triệu
tấn năm 2007 và nay là 44,4 triệu tấn năm. Từ một nước thiếu ăn, phải nhập
khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm trước đây. Việt Nam đã vươn lên giải quyết an

ninh lương thực cho 93 triệu dân, ngoài ra còn xuất khẩu một lượng gạo lớn
ra thị trường thế giới. Những năm gần đây, nước ta luôn đứng hàng thứ 2 trên
thế giới (sau Thái Lan) về lượng gạo xuất khẩu (đạt 7,5 triệu tấn năm 2011)
và sẽ ổn định xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn trong những năm tiếp theo. Đây
là thành công lớn trong công tác chỉ đạo và phát triển sản xuất lúa của Việt
Nam từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (Nguyễn Thị Nguyệt, 2006) [13].
Từ năm 2006 đến năm 2013 diện tích trồng lúa ổn định tăng đều từ
7,32 triệu ha năm 2006 lên tới 7,90 triệu ha năm 2013 cùng với tiến bộ khoa
khọc kỹ thuật năng suất lúa tăng dần đều từ 48,91 tạ/ha đến 52,71 tạ/ha năm
2013. Năm 2014 đến năm 2016 diện tích lúa có giảm đi tuy nhiên khơng đáng
kể. Hiện nay diện tích lúa thống kê năm 2016 đạt 7,79 triệu ha với năm suất
56 tạ/ha do vậy sản lượng lúa ln duy trì ổn định dù diện tích trồng có giảm
chút ít. Ngun nhân chủ yếu là do chuyển đổi mục đich sử dụng đất nơng
nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng làm diện tích trồng lúa giảm đi.
Trong mấy năm trở lại đây nhờ chính sách, chủ trương phát triển nơng
nghiệp của Nhà nước và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất
nên dù diện tích trồng lúa có chiều hướng giảm tuy nhiên năng suất hàng năm
vẫn duy trì ở mức trên 56 tạ/ha.


9

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở nước ta
từ năm 2006 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(triệu ha)

(tạ/ha)

(Triệu tấn)

2006

7,32

48,91

35,82

2007

7,20

49,80

35,86

2008

7,40

52,33

38,72


2009

7,43

52,37

38,95

2010

7,48

53,41

40,00

2011

7,65

55,38

42,39

2012

7,75

56,31


43,66

2013

7,90

55,72

44,03

2014

7,81

57,53

44,97

2015

7,83

57,60

45,11

2016

7,79


56,0

43,61

Năm

( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017)[18]
Việc sản xuất nông nghiệp nước ta trải dài trên bảy vùng sinh thái từ
Nam ra Bắc. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả
nước, diện tích và sản lượng lớn gấp gần 3 lần diện tích và sản lượng lúa đồng
bằng sông Hồng. Lượng gạo nước ta xuất khẩu chủ yếu được tập trung sản
xuất ở vùng này. Vùng đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 của cả
nước. Hàng năm hai vựa lúa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long chiếm gần 70% tổng sản lượng lúa tồn quốc. Nhìn chung năng suất lúa
của đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sơng Cửu Long nhưng ở đây
diện tích đang ngày càng bị thu hẹp do đơ thị hố và cơng nghiệp hố. điều
kiện thời tiết cũng khơng thuận lợi cho hướng thâm canh tăng vụ. Vì vậy khả


10

năng cho phép tăng sản lượng không nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long
(Nguyễn Hữu Nghĩa và cs, 2007) [12].
Đối với những vùng còn lại do điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi do
đó sản lượng chỉ chiếm một phần nhỏ so với hai vùng trên. Điều đó được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 1.4. Sản lượng lúa phân theo vùng sản xuất
Đơn vị: Triệu tấn
Đồng
Vùng


Cả
nước

Năm

bằng
sơng
Cửu
Long

Đồng
bằng
sơng
Hồng

Bắc Trung
Bộ
&Dun
hải Nam
Trung Bộ

Trung
du và
miền
núi
phía

Đơng
Nam

Bộ

Tây
Ngun

Bắc

2006

35,84

18,23

6,73

5,95

2,90

1,16

0,88

2007

35,94

18,68

6,50


5,76

2,89

1,24

0,87

2008

38,73

20,67

6,79

6,11

2,90

1,32

0,94

2009

38,95

20,52


6,80

6,25

3,05

1,33

1,00

2010

40,05

21,57

6,80

6,16

3,08

1,33

1,04

2011

42,39


23,26

6,96

6,53

3,19

1,36

1,06

2012

43,73

24,32

6,88

6,72

3,27

1,39

1,13

2013


44,03

25,02

6,65

6,59

3,26

1,35

1,15

2014

44,97

25,24

6,75

7,03

3,34

1,35

1,24


2015

45,11

25,60

6,73

6,86

3,34

1,38

1,21

2016

43,61

24,23

6,58

6,88

3,39

1,37


1,17

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017
1.1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ
Huyện Phù Ninh có vị trí địa lý thuộc phía Đơng Bắc tỉnh Phú Thọ,
phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía Nam giáp thành phố Việt Trì, phía Tây


11

giáp thị xã Phú Thọ, phía Đơng có tuyến sơng Lơ giáp ranh với tỉnh Vĩnh
Phúc. Địa hình của huyện có các dạng địa hình như đồi núi, bậc thang và lòng
chảo, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các yếu tố khí hậu của vùng mang đặc
trưng của nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Số giờ nắng trung bình
hàng năm là 1.760 giờ, tổng tích nhiệt đạt 8.3000C, thuộc loại tương đối cao
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,50C, độ ẩm trung bình 86%. Với
lượng mưa trung bình năm là 1.674 mm, lượng mưa phân bố không đều trong
năm, thường mưa nhiều vào các tháng từ tháng năm đến tháng tám và mưa ít
vào các tháng mười một, mười hai cho đến tháng một và tháng hai năm sau.
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi đối với
đời sống dân sinh, phát triển các ngành sản xuất nông – lâm nghiệp và rất
thích hợp cho việc trồng lúa.
Theo Chi cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2015) [3]: năm 2015, tổng diện
tích đất tự nhiên của huyện Phù Ninh là 15.648,01 ha. Trong đó, diện tích đất
nơng nghiệp là 11.099,58 ha chiếm 70,93% diện tích đất tự nhiên, diện tích
đất trồng lúa là 4.187,3 ha chiếm khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp.
Những năm gần đây ngành nông nghiệp của huyện nói chung và sản
xuất lúa gạo nói riêng đã đạt được những kết quả khả quan, mặc dù diện tích
đất trồng lúa có giảm từ 4476,2 ha năm 2010 xuống cịn 4.187,3 năm 2015

nhưng năng suất lúa lại có xu hướng tăng lên 52,32 tạ/ha năm 2015 so với
50,59 tạ/ha năm 2010.


12

Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Phù Ninh
giai đoạn 2010 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2010

4.476,2

50,59

22.645,0

2011


4.674,4

53,03

24.789,8

2012

4.483,7

53,66

24.061,0

2013

4.449,7

53,69

23.888,7

2014

4.344,3

53,71

23.335,2


2015

4.187,3

52,32

21.908,1

2016

3.923,8

53,33

20.926,1

Chỉ tiêu
Năm

Nguồn: Niên giám thống kê theo các năm của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ[3]
Từ nằm 2010 đến nay diện tích , năng suất lúa tăng nhanh và ổn định do cơ
cấu trà, giống đã được thay đổi. Giai đoạn này lúa lai đã được đưa vào cơ cấu
giống của tỉnh là biện pháp tạo bước đột phá tăng nhanh năng suất. Ngoài ra các
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đã được áp dụng vào sản xuất như việc sử dụng
giống có phẩm cấp chất lượng tốt (giống nguyên chủng, xác nhận) được mở rộng
góp phần nâng cao độ thuần đồng ruộng, tăng năng suất, ứng dụng thành công
công nghệ sản xuất một số tổ hợp giống lúa lai, làm mạ xuân muộn có che phủ
nilon đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất ở các địa phương. Ứng dụng cơ
giới hoá vào sản xuất (chủ yếu là cơ giới hoá khâu làm đất, ra hạt) đã có bước phát
triển tốt, ước tính hiện có khoảng 50% diện tích được cơ giới hố khâu làm đất và

trên 90% cơ giới hoá trong khâu ra hạt lúa.
Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ, chỉ đạo trong sản xuất cũng như
tìm đầu ra sản phẩm cho lúa nhưng năm 2016 cả diện tích trồng lúa và sản
lượng lúa đều có chiều hướng giảm so với năm 2015. Nguyên nhân là do
người dân chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác.


13

Mặt khác đất canh tác lúa ở Phù Ninh có quy mơ thửa, vùng cịn nhỏ lẻ, manh
mún, khơng tập trung và người dân chưa có sự đầu tư một cách đồng bộ từ
khâu quy hoạch, tổ chức sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm.
Do vậy để sản lượng lúa của huyện tăng trở lại và bắt kịp với các các
vùng sản xuất khác trong và ngoài tỉnh cần có những chính sách rõ ràng hơn
trong nơng nghiệp và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới đưa và trong sản
xuất như giống mới, quy trình thâm canh hợp lý...
Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm
2020, định hướng đến năm 2030, về chương trình phát triển lương thực: đất
trồng lúa 41,8 nghìn ha, trong đó đất chun trồng lúa nước 28,5 nghìn ha,
diện tích gieo trồng cả năm 66 nghìn ha, sản lượng thóc 370 nghìn tấn.
Chuyển đổi 2.500 - 3.000 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau,
trồng cỏ chăn nuôi ở những vùng cao hạn và kết hợp nuôi trồng thủy sản ở
những vùng trũng thấp. Diện tích lúa lai chiếm 45%, diện tích lúa chất lượng
cao chiếm 45%, xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”, hình thành các vùng sản
xuất lúa chất lượng cao tập trung.
Từ đó, việc lựa chọn giống lúa lai thích hợp vùng khí hậu, đất đai trên
địa bàn ln là mối quan tâm của người quản lý ngành nông nghiệp huyện
Phù Ninh. Một số giống lúa lai trong cơ cấu thời vụ của tỉnh như: Nhị ưu 838,
Nhị ưu số 7, GS9, Nghi Hương 2308, TH3-4,....Đang được đưa vào sản xuất
mạnh mẽ. Mấy năm trở lại đây với sự thích nghi, và ưu điểm của giống lúa lai

Nghi Hương 2308 như gạo đạt chất lượng cao: hạt thon dài, trắng trong, dinh
dưỡng cao, cơm mềm dẻo và có hương thơm. Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ
nhánh khỏe là giống cảm ôn và chống chịu sâu bệnh khá nên cấy được cả 3 vụ
trong năm: Xuân, hè thu và vụ mùa. Từ các ưu điểm trên huyện Phù Ninh quy
hoạch 1 số xã trên địa bàn huyện trong đó có xã Tử Đà gieo trồng và duy trì
diện tích lúa lai Nghi Hương 2308.


14

Việc hồn thiện quy trình gieo trồng và chăm sóc cho giống Nghi
Hương 2308 là rất quan trọng. Từ đó tạo cơ sở trong sản xuất và chỉ đạo gieo
trồng trên địa bàn huyện. Ổn định năng suất và thúc đẩy kinh tế nơng nghiệp
của huyện.
1.3. Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa
1.3.1. Những nghiên cứu và kết quả đạt được về phân đạm cho lúa
Một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với lúa chính
là đạm (N). Đạm là một trong những nguyên tố hóa học cơ bản của cây lúa. là
thành phần cơ bản của axit amin, axit nucleic và diệp lục đồng thời cũng là
yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá.
Trong thành phần chất khô của cây có chứa từ 0,5 – 0,6% đạm tổng số (Phạm
Văn Cường, 2005)[4]. Theo nghiên cứu tác động của phân đạm đối với cây
lúa. Theo Tanaka (1965)[21] và Takahashi (1969)[20] đã kết luận: phân đạm
làm tăng hàm lượng diệp lục trong lá, tăng hiệu suất quang hợp, tăng diện tích
bề mặt lá tăng tích lũy chất khơ và tăng năng suất hạt. Theo Jennings và cs
(1979)[19] thì khi bón nhiều đạm và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
thích hợp thì hàm lượng protein sẽ tăng. Do vậy, đạm ảnh hưởng đến tất cả
các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất lúa.
Theo Lê Văn Căn (1968)[2], do đạm dễ bị rửa trôi, nên cần chia lượng

đạm ra làm nhiều lần qua các thời kỳ sinh trưởng chính của cây. Tùy theo thời
kỳ sinh trưởng và hiện trạng của cây lúa mà bón sớm hay bón muộn nhưng
khi bón lót phải dựa vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Cũng theo ơng thì cây lúa
cần dinh dưỡng đạm trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của chúng. Tỷ
lệ đạm trong cây so với trọng lượng chất khô ở các thời kỳ như sau: thời kỳ
mạ 1,54%; đẻ nhánh 3,65%; làm đòng 3,06%; cuối làm địng 1,95%; trỗ bơng
1,17% và chín 0,4%.


15

Theo Đỗ Thị Tho (2004) [14], đạm đóng vai trị hết sức quan trọng
trong đới sống cây lúa, giữ vị trí quan trọng trong việc tăng năng suất lúa.
Trong các chất khơ của cây trồng có 1-5% đạm tổng số. Người ta thấy bộ
phận non của cây hàm lượng đạm nhiều hơn trong các bộ phận già, đạm có
trong Protit, các axit nucleic của các cơ quan của cây. Theo Bùi Huy Đáp,
1999 [7] thì đạm là yếu tố dinh dưỡng chủ yếu của lúa, nó ảnh hưởng nhiều
đến số thu hoạch vì chỉ khi có đủ đạm, các chất khác mới phát huy tác dụng.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Nghĩa và cs (2007) [12], cho thấy
bón phân đạm ở mức 60-90kg N cho các giống lúa đặc sản cải tiến trên chân
đất thấp ở Long An cho năng suất cao nhất. bón đến mức 120kg N năng suất
sẽ giảm.
Theo Đinh Thế Lộc, Vũ Văn Liết (2004)[10]: bón đủ đạm ở giai đoạn
đầu sẽ làm tăng chiều cao, số nhánh, tăng kích thước lá, tăng số hạt/bơng,
tăng tỷ lệ hạt chắc. Nếu bị thiếu đạm quá trình sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn
chế, số hạt/bông sẽ giảm. Lúa cần đạm ở giai đoạn đầu và giai đoạn đẻ nhánh
đẻ hình thành số bơng tối đa.
Theo Phạm Văn Cường (2005)[4], thời kỳ hút đạm mạnh nhất quan sát
thấy ở lúa lai là từ đẻ nhánh rộ đến làm đòng, mỗi ngày lúa lai hút 3,52 kg
N/ha chiếm 34,68% tổng lượng hút, tiếp đến là giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh

đến đẻ nhánh rộ, mỗi ngày cây hút từ 2,74 kg N/ha chiếm 26, 82% tổng lượng
hút. ở giai đoạn cuối, tuy lúa lai hút đạm không mạnh như giai đoạn đầu song
giữ một tỷ lệ đạm cao và sức hút đạm rất có lợi cho quang hợp tích lũy chất
khơ vào hạt. Vì thế một lượng đạm nhất định cần được bón vào giai đoạn cuối
( khoảng 20 ngày trước trỗ) là rất quan trọng.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm (ở các mức 0, 60, 120,
180 kg N/ha trên nền phân lân và kali đồng nhất là 90kg P2O5 và 60 kg
K2O/ha) đến năng suất chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng và năng suất hạt
của một số giống lúa lai và lúa thuần, Phạm Văn Cường (2005)[4] đã kết luận


×