Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật chính cho giống sắn mới tại một số tỉnh miền núi phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 183 trang )

...

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
-------------------------------------------

HỒNG KIM DIỆU

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHÍNH CHO GIỐNG SẮN MỚI
TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
-------------------------------------------

HỒNG KIM DIỆU

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHÍNH CHO GIỐNG SẮN MỚI
TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Viết Hưng
2. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Mọi trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Ngun, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Hồng Kim Diệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận án tơi ln nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá
nhân và cơ quan nghiên cứu trong nước. Trước hết tôi xin chân thành cám ơn
GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng, với cương vị là người
hướng dẫn khoa học, đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nơng Lâm Thái
Ngun, Phịng Đào tạo, Khoa Nông học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt q
trình thực hiện luận án.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo khoa Nông học, Bộ
môn Cây trồng và các em sinh viên các khóa 42, 43 ngành Khoa học cây trồng,
Khoa Nơng học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn Phịng Nơng nghiệp các huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ tơi địa bàn tốt để tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Hoàng Kim Diệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT....................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................... xv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................................... 2
4. Những đóng góp mới của đề tài........................................................................................... 3
5. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 3
5.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 3
5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 3
5.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.................................................................................................. 5
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và ở Việt Nam .................................... 7
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới ........................................................... 7
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam .......................................................... 11
1.2.3. Thực trạng sản xuất sắn ở vùng trung du và miền núi phía Bắc .............................. 16
1.3. Tình hình nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác sắn trên thế giới và ở
Việt Nam ........................................................................................................................ 17
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống sắn trên thế giới và ở Việt Nam .......... 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv

1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên thế giới và Việt Nam .......... 27
1.3.3. Kết quả nghiên cứu về khoảng cách và mật độ trồng sắn trên thế giới và Việt
Nam ................................................................................................................................. 34
1.3.4. Kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng và thu hoạch sắn trên thế giới
và Việt Nam ................................................................................................................. 36
1.3.5. Kết quả nghiên cứu cây trồng xen với sắn và biện pháp chống xói mịn trên
thế giới và Việt Nam ..................................................................................................... 39
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 49
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 49
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 49
2.2.1. Đánh giá khả năng thích nghi của các giống sắn thí nghiệm tại một số tỉnh
miền núi phía Bắc. ......................................................................................................... 49
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng và thời điểm thu hoạch đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống sắn HL2004-28 tại một số tỉnh miền
núi phía Bắc.................................................................................................................... 49
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ,khoảng cách trồng đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của giống sắn HL2004-28 tại một số tỉnh miền
núi phía Bắc. ................................................................................................................. 49
2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại cây trồng xen và phương thức trồng xen đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống sắn HL2004-28 tại một số tỉnh
miền núi phía Bắc. ......................................................................................................... 50
2.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống sắn HL2004-28 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.................. 50
2.2.6. Xây dựng mơ hình trình diễn cho giống sắn HL2004-28 tại một số tỉnh miền
núi phía Bắc.................................................................................................................... 50
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 50
2.3.1. Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng thích nghi của các giống sắn thí nghiệm tại

một số tỉnh miền núi phía Bắc ...................................................................................... 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng và thời điểm thu
hoạch đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống sắn HL2004-28 tại
một số tỉnh miền núi phía Bắc. ..................................................................................... 55
2.3.3. Thí nghiệm 3:Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống sắn HL2004-28 tại một ......................................................... 56
2.3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen và phương thức
trồng xen đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống sắn HL2004-28
tại một số tỉnh miền núi phía Bắc................................................................................. 57
2.3.5. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và
chất lượng của giống sắn HL2004-28 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc................ 59
2.3.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi .................................................... 61
2.3.7. Xây dựng mơ hình trình diễn giống sắn HL2004-28 tại một số tỉnh trung du
và miền núi phía Bắc ..................................................................................................... 63
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 64
3.1. Kết quả đánh giá khả năng thích nghi của các giống sắn thí nghiệm tại một số
tỉnh miền núi phía Bắc .................................................................................................. 64
3.1.1. Kết quả so sánh giống sắn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc năm 2012 ................ 64
3.1.2. Đánh giá khả năng thích nghi của một số giống sắn tại các điểm nghiên cứu
năm 2012 ........................................................................................................................ 74
3.1.3. Kết quả so sánh giống sắn mới tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc
năm 2013 ........................................................................................................................ 79
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng và thời điểm thu hoạch đến

năng suất và chất lượng giống sắn mới HL2004-28 tại Thái Nguyên và Phú
Thọ năm 2013 ................................................................................................................ 84
3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và chất lượng
giống sắn mới HL2004-28 tại Thái Nguyên và Phú Thọ năm 2013 ........................ 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất
và chất lượng của giống sắn HL2004 - 28 tại Thái Nguyên và Phú Thọ
năm 2013 ....................................................................................................................... 91
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng
của giống sắn mới HL2004-28 tại tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang năm
2013................................................................................................................................. 95
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tuổi thọ lá.............................................................. 95
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất ....................................................................................................................... 96
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sắn ........................................................ 98
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng giống sắn HL2004-28 .................... 100
3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng cây trồng xen và phương thức trồng xen đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống sắn HL2004-28 tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2013 ................................................ 101
3.4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng cây trồng xen đến sinh trưởng và các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống sắn HL2004-28 tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên ...................................................................................... 101
3.4.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến sinh trưởng, năng

suất và chất lượng giống sắn HL2004-28 ................................................................. 106
3.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng
suất giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 ............. 112
3.5.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến đến sinh trưởng và
năng suất giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 .... 112
3.5.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân hữu cơ
đến sinh trưởng và năng suất giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và
Tuyên Quang năm 2013.............................................................................................. 118
3.6. Kết quả xây dựng mơ hình sản xuất giống sắn HL2004-28 tại một số tỉnh vùng
trung du và miền núi phía Bắc.................................................................................... 125
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 130
PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................................ 144

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
AGI


(Agricultural Genetics Institute)
Viện Di truyền Nông nghiệp

BNN&PTNT

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

CIAT

(Center for International Agriculture Tropical)
Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới

CSTH
CTCRI

Chỉ số thu hoạch
(Crops Research Institute of Root India)
Viện nghiên cứu cây có củ Ấn Độ

FAO

(Food and Agriculture Organization of United Nation)

GSCRI

Tổ chức Nông Lương Quốc tế
Viện Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây

NLU


(Nong Lam University)
Đại học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh

IAS
IITA

(Institute of Agriculture of South Viet Nam)
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
(International Institute of Tropical Agriculture)

NLSH
NSCK
NSCT
NSSH

Viện Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế
Nhiên liệu sinh học
Năng suất củ khô
Năng suất củ tươi
Năng suất sinh học

TDMNPB
TN
TQ
TUAF

Năng suất tinh bột
Phú Thọ
(Training Research Centre root crops Philippines)

Trung tâm nghiên cứu huấn luyện cây có củ Philippines
Trung du miền núi phía Bắc
Thái Nguyên
Tuyên Quang
(Thai Nguyen University Agriculture and Forestry )

YB

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Yên Bái

NSTB
PT
PRCRTC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix

VNCP

Chương trình sắn Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới, giai đoạn 2000 - 2013 ........ 7
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những nước trồng sắn chính trên
thế giới năm 2013 .......................................................................................... 8
Bảng 1.3. Lượng xuất khẩu sắn của thế giới và một số nước năm 2008-2011 ............. 9
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2014 ... 11
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng các vùng trồng sắn ở Việt Nam năm 2014 ...... 13
Bảng 1.6. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn giai đoạn
2010-2014 ............................................................................................................. 15
Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn các tỉnh thuộc vùng trung du và miền
núi phía Bắc năm 2005 và 2013 ................................................................. 16
Hình 1.2. Năng suất sắn trung bình của cả nước so với năng suất sắn của bốn vùng
trồng sắn chính ở Việt Nam năm 2013 [48] ...................................................... 17
Bảng 1.8. Nguồn gốc và đặc tính chính của 8 giống sắn phổ biến ở Việt Nam................ 22
Hình 1.3: Sơ đồ phả hệ những giống sắn đã được công nhận và phổ biến [30]................ 23
Bảng 1.9. Nguồn gốc và đặc tính chính của 8 giống sắn mới được đưa từ 20102013 ở Việt Nam ......................................................................................... 24
Bảng 3.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống sắn thí nghiệm tại các điểm
nghiên cứu năm 2012 .................................................................................. 64
Bảng 3.2. Năng suất của 7 giống sắn tham gia thí nghiệm tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên năm 2012 ...................................................................... 65
Bảng 3.3. Năng suất của 7 giống sắn tại xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang năm 2012 .............................................................................. 67
Bảng 3.4. Năng suất của 7 giống sắn tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái năm 2012............................................................................................... 69
Bảng 3.5. Năng suất của 7 giống sắn tại xã Vân Du, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
năm 2012 .............................................................................................................. 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




xi

Bảng 3.6. Năng suất củ tươi của 7 giống sắn tại 4 điểm thí nghiệm thuộc 4 tỉnh
miền núi phía Bắc năm 2012 ...................................................................... 71
Bảng 3.7. Tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột của 7 giống sắn tại 4 tỉnh miền núi
phía Bắc năm 2012 ...................................................................................... 72
Bảng 3.8. Năng suất và chỉ số môi trường Ij của từng điểm nghiên cứu ................... 74
Bảng 3.9. Phân tích tính thích nghi và ổn định của 7 giống tại 4 địa điểm nghiên cứu. 76
Bảng 3.10. Năng suấ t củ tươi trung bình ta ̣i 4 điạ điểm nghiên cứu ........................... 77
Bảng 3.11. Phân nhóm theo năng suất củ tươi giữa các giống qua các môi trường ...... 77
Bảng 3.12. Năng suất và chất lượng của 7 giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên
năm 2013 ..................................................................................................... 80
Bảng 3.13. Năng suất và chất lượng của 7 giống sắn HL2004-28 tại huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang năm 2013 ......................................................... 81
Bảng 3.14. Năng suất và chất lượng của 7 giống sắn HL2004-28 tại huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái năm 2013 ...................................................................... 82
Bảng 3.15. Năng suất và chất lượng của 7 giống sắn HL2004-28 tại huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2013 .................................................................... 83
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ và thời gian nảy mầm của giống
sắn HL2004-28 năm 3013........................................................................... 85
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đặc điểm nông học của giống sắn mới
HL2004-28 tại Thái Nguyên và Phú Thọ năm 2013.................................. 86
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống sắn mới HL2004-28 năm 2013 ......................................................... 87
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất củ tươi, năng suất sinh vật

học và chỉ số thu hoạch của giống sắn HL2004-28 năm 2013 .................. 88
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột, năng
suất củ khô, năng suất tinh bột của giống sắn mới HL2004-28 năm
2013 ............................................................................................................. 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




xii

Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế của các thời vụ trồng giống sắn HL2004-28 tại Thái
Nguyên và Phú Thọ năm 2013 ................................................................... 90
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống sắn HL2004 – 28 năm 2013 ................................. 92
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến chất lượng của giống sắn
HL2004 - 28 năm 2013 ............................................................................... 93
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tuổi thọ lá của giống sắn HL2004-28
năm 2013 ..................................................................................................... 96
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 ........ 97
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống sắn HL2004-28
tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 ............................................. 99
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng của giống sắn HL2004-28
tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 ........................................... 100
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến khả năng sinh trưởng của giống sắn
HL2004-28 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2013 ....... 102
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống sắn HL2004-28 năm 2013 .............................................................. 103

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá,
năng suất sinh vật học của giống sắn mới HL2004-28 năm 2013 ........... 104
Bảng 3.31. Năng suất của các loại cây trồng khi xen với giống sắn HL2004-28
năm 2013 tại Thái Nguyên ........................................................................ 105
Bảng 3.32. Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen với giống sắn HL2004-28
năm 2013 ................................................................................................... 106
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của phương thức trồng xen đến khả năng sinh trưởng
của giống sắn HL2004-28 tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên năm 2013 .................................................................................... 107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




xiii

Bảng 3.34. Ảnh hưởng của phương thức trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên năm 2013 .................... 108
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của phương thức trồng xen đến năng suất và chỉ số thu
hoạch của giống sắn HL2004-28 năm 2013 ............................................. 108
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của phương trồng xen đến chất lượng của giống sắn
HL2004-28 năm 2013 ............................................................................... 110
Bảng 3.37. Năng suất lạc trồng xen với giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên
năm 2013 ................................................................................................... 111
Bảng 3.38. Hiệu quả kinh tế của phương thức trồng xen lạc với giống sắn HL200428 tại Thái Nguyên năm 2013................................................................... 111
Bảng 3.39. Ảnh hưởng của phân NPK và phân vi sinh đến tuổi thọ lá của giống sắn
HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 ....................... 112
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến một số đặc
điểm nông học của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên

Quang năm 2013 ....................................................................................... 113
Bảng 3.41. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến các yếu tố
cấu thành năng suất của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và
Tuyên Quang năm 2013 ............................................................................ 114
Bảng 3.42. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến năng suất tươi
của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 .. 115
Bảng 3.43. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến chất lượng
của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 116
Bảng 3.44. Kết quả ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến hiệu
quả kinh tế của giống sắn mới HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên
Quang năm 2013 ....................................................................................... 117
Bảng 3.45. Ảnh hưởng của phân NPK và phân hữu cơ đến tuổi thọ lá của giống
sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 ................. 118

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




xiv

Bảng 3.46. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân hữu cơ đến một số đặc
điểm nông học của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên
Quang năm 2013 ....................................................................................... 119
Bảng 3.47. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân hữu cơ đến các yếu tố
cấu thành năng suất của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và
Tuyên Quang năm 2013 ............................................................................ 120
Bảng 3.48. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân hữu cơ đến năng suất tươi
của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 .. 122
Bảng 3.49. Ảnh hưởng tổ hợp phân bón NPK và phân hữu cơ đến chất lượng của

giống sắn HL2004-28 Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013 ........... 123
Bảng 3.50. Kết quả hạch toán kinh tế ảnh hưởng tổ hợp phân bón NPK và phân hữu
cơ tới giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên và Tuyên Quang năm 2013124
Bảng 3.51. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống sắn HL2004-28 tại Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ năm 2014 ............................................. 125
Bảng 3.52: Năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột của giống sắn HL2004-28 so với
KM94 tại Thái Nguyên, Tuyên Quang và Phú Thọ năm 2014................ 126
Bảng 3.53: Hạch tốn kinh tế mơ hình giống sắn mới HL2004-28 so với giống đối
chứng KM94.............................................................................................. 127

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




xv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. So sánh diện tích, sản lượng sắn Việt Nam với bốn nước.................................. 12
Hình 1.2. Năng suất sắn trung bình của cả nước so với năng suất sắn .............................. 17
Hình 1.3: Sơ đồ phả hệ những giống sắn đã được công nhận và phổ biến [30]................ 23
Hình 3.1. Năng suất củ tươi và năng suất tinh bột trung bình của 7 giống sắn trên 4
tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2012 ................................ 73
Hình 3.2 Giản đồ phân tích mối tương tác giữa giống và mơi trường năm 2012 ..... 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, cây sắn được trồng rộng rãi trên toàn quốc và được ưu tiên
nghiên cứu phát triển trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ Nông
nghiệp & Phát triển Nông thôn. Nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hướng sử
dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất gị đồi khó khăn là hướng hỗ trợ chính cho việc
thực hiện “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 177/2007/QĐTT ngày 20/11/2007 (Phạm Văn Biên và cs, 2001) [3]. Năm 2011, diện tích sắn
cả nước đạt 558,20 ngàn ha, năng suất bình quân 17,63 tấn/ha, sản lượng 9,87
triệu tấn (Adjei S. and Nsiah, 2009) [50]. Hội nghị sắn toàn cầu tổ chức tại Bỉ
năm 2008 đã đưa ra thông điệp: “Cây sắn là quà tặng của thế giới, cơ hội cho
nông dân nghèo và thách thức đối với các nhà khoa học”. Hướng sử dụng nguyên
liệu sắn để chế biến tinh bột, cồn sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn gia súc và
màng phủ sinh học đang ngày càng được quan tâm. Theo thơng cáo báo chí của
FAO tháng 5 năm 2013 khẳng định “Sắn tiềm năng to lớn là cây trồng thế kỷ
21”, nhiều hộ nông dân Việt Nam được ca ngợi là điển hình trong thực tiễn đã
đưa năng suất sắn lên 400% từ 8,6 tấn/ha (năm 2000) lên 36,0 tấn/ha (năm
2013). Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam hiện là một trong mười mặt hàng xuất
khẩu chính (Hồng Kim Anh và cs, 2004) [1], (Hiệp hội sắn Việt Nam, 2014) [99].
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có tiềm năng lớn về phát triển
nơng lâm nghiệp. Trong những năm qua nơng nghiệp của vùng có nhiều thay đổi
nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước và địa phương. Tuy nhiên, do
hạn chế về trình độ dân trí, điều kiện địa lý, giao thông và tập quán canh tác lạ
hậu…nên vùng trung du miền núi phía Bắc vẫn là vùng chậm phát triển, tỷ lệ đói
nghèo cao nhất nước (Tây Bắc: 33%, Đơng Bắc: 21%). Hiện nay, vùng đang phải
tập trung giải quyết nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế như: an tồn lương
thực, xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo tồn phát triển nguồn

tài nguyên về đa dạng sinh học…tiến tới sự phát triển bền vững. Và cây sắn từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

lâu đã gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc
biệt sắn là sự lựa chọn của nhiều hộ nghèo và người dân ở các vùng đất xấu, bạc
màu, khô hạn, cũng là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp chế biến và kinh
doanh do sắn đạt lợi nhuận cao, dễ trồng, ít chăm sóc, chi phí thấp, dễ thu hoạch,
dễ chế biến. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nghiên cứu, phát triển sắn hiện là cơ
hội, triển vọng của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam cũng như của nhiều
nước trên thế giới. Hiện nay diện tích sắn của vùng trung du và miền núi phía
Bắc đứng thứ 2 trong 7 vùng trồng sắn của cả nước (118,5 nghìn ha), nhưng
năng suất sắn của vùng thấp nhất (đạt 12,82 tấn/ha), bằng 67,6% năng suất bình
quân của cả nước, bằng 46,2% năng suất của vùng Đông Nam bộ. Đây là những
thách thức lớn trong phát triển sắn. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định năng suất
sắn hấp là do chưa có giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái, các biện pháp
thâm canh tổng hợp chưa được chú trọng đúng mức. Do vậy chúng tôi đã thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật chính
cho giống sắn mới tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định được giống sắn và các biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đối với việc sản xuất sắn tại một
số tỉnh miền núi phía Bắc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phu ̣c vu ̣ công tác nghiên cứu, giảng

dạy, tham khảo về cho ̣n giố ng và xây dựng các biện pháp kỹ thuâ ̣t canh tác giố ng
sắ n mới cho mô ̣t số tỉnh miền núi phía Bắ c.
- Cung cấp thông tin về sinh trưởng, phát triển, tương tác kiểu gen và tính ổn
định của một số giống sắn khi trồng tại 4 tỉnh miền núi phía Bắc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

- Bổ sung giố ng sắ n mới có triể n vo ̣ng cho năng suấ t và chấ t lươ ̣ng cao vào bô ̣
giố ng sắ n hiện có ta ̣i điạ phương. Xác định thời vu ̣, mâ ̣t đô ̣ trồ ng, liề u lươ ̣ng phân
bón, cây trồ ng xen và thời điểm thu hoa ̣ch thích hơ ̣p cho năng suấ t và chất lươ ̣ng cao
nhấ t đối với giố ng sắ n (HL2004-28) cho một số tin̉ h miề n núi phía Bắ c Viê ̣t Nam
- Góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn đạt năng suất cao, bền
vững cho vùng trung du và miền núi phía Bắc.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Giới thiệu cho sản xuất giống sắn HL2004-28 được cơng nhận giống chính
thức và được áp dụng trên phạm vi tồn quốc góp phần nâng cao năng suất, sản
lượng và hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng trung du và
miền núi phía Bắc nói riêng và cho ngành sắn Việt Nam nói chung.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chính: mật độ, thời vụ, phân bón,
cây trồng xen và phương thức trồng xen đạt hiệu quả kinh tế cho giống sắn
HL2004-28.
5. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 7 giống sắn KM94, KM414, KM140, KM419, DT-3, NTB-1, HL2004-28
5.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở 4 tỉnh (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên
Bái và Phú Thọ). Các địa điểm nghiên cứu có điều kiện khí hậu (nhiệt độ, lượng
mưa, ánh sáng, độ ẩm khơng khí, số giờ nắng..) chênh lệch giữa các tỉnh nhưng đều
mang tính chất khí hậu chung của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Trong sản xuất sắn có nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau nhưng
trong phạm vi của luận án chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật chính như: Thời vụ, mật độ khoảng cách trồng, phân bón, kỹ thuật trồng xen
làm cơ sở góp phần xây dựng được quy trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

5.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện là cây ngun liệu chính để chế biến
nhiên liệu sinh học có lợi thế cạnh tranh cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó

có Việt Nam. Trước đây sắn chủ yếu để làm lương thực cho người, làm thức ăn
chăn nuôi, thủy sản nhưng ngày nay có đến 70% sắn ở châu Á được dùng làm
nguyên liệu sản xuất ethanol. Trong tình trạng dầu mỏ và những năng lượng hóa
thạch khác ngày một cạn kiệt, khan hiếm thì lồi người càng kỳ vọng vào biodiezen
và cây sắn được lựa chọn số 1. Biodiezen có thể được chế biến từ lúa, ngơ, mía
nhưng từ sắn là rẻ nhất. Cây sắn có hệ thống cố định Cacbon cho phép cây tiếp tục
quang hợp có hiệu quả trong thời gian thiếu nước kéo dài (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh
Thế Lộc, 2004) [34]. Vì vậy, sắn hiện nay đang được sử dụng như một nguyên liệu
phù hợp để sản xuất ethanol trên toàn châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Nhiên liệu
sinh học hiện có tầm quan trọng trong cuộc sống hiện đại kể từ khi giá nhiên liệu
hóa thạch đã bắt đầu tăng vọt do các vấn đề chính trị và cũng là mối quan tâm ngày
càng tăng trên tất cả các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Xem xét những vấn đề này,
các nước phát triển và đang phát triển đã xây dựng chính sách để bắt buộc pha
ethanol và diesel sinh học (sản xuất từ các nguồn tái tạo) với nhiên liệu hóa thạch
(xăng, diesel). Từ đó dẫn đến một nhu cầu lớn đối với nguyên liệu để sản xuất nhiên
liệu sinh học ở Trung Quốc, Braxil, Nigieria, Thái Lan, Indonesia, Colombia và
Việt Nam (Hệ thống cây lương thực Việt Nam, 2011b) [98].
Theo Cục Trồng trọt (2015) [9], hiện nay cây sắn được trồng ở tất cả 7 vùng sinh
thái trên cả nước, tuy nhiên diện tích tập trung nhiều nhất tại các tỉnh vùng Bắc Trung
bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Ngun và Đơng Nam bộ. Diện tích sắn toàn quốc
giảm từ năm 1995-1999, tăng trở lại từ năm 2000 - 2010 và phát triển ổn định từ năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

2011-2014. Năng suất sắn tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2015, sau 5 năm năng

suất tăng 12,9 tạ củ tươi/ha, tốc độ tăng trung bình 2,58 tạ củ tươi/ha/năm.
Đối với vùng sản xuất sắn ở các huyện miền núi, đại bộ phận hộ nông dân
canh tác sắn đều sử dụng phương thức canh tác quảng canh, không bổ sung dinh
dưỡng khoáng đa và trung lượng sau mỗi vụ thu hoạch, chủ yếu tập trung khai thác
và bóc lột dinh dưỡng sẵn có trong đất, do đó nhu cầu dinh dưỡng để cây sắn sinh
trưởng phát triển không đảm bảo ở các năm tiếp theo. Việc bón phân đầu tư cho cây
sắn ban đầu cũng như sự hoàn trả lại đất chất hữu cơ từ thân lá chưa bù đắp được
lượng dinh dưỡng mất đi hàng năm. Kỹ thuật sản xuất chưa hợp lý: các khâu làm
đất, mật độ trồng, bảo quản hom giống, lựa chọn hom khi trồng cũng như chăm sóc
sắn cịn rất tuỳ tiện.
Bên cạnh việc canh tác không bổ sung dinh dưỡng, phương thức trồng sắn trên
đất dốc theo hàng thẳng không theo đường đồng mức và không quan tâm đến biện
pháp che phủ (bằng xác thực vật hoặc cây xanh theo phương thức trồng xen) nên
quá trình xói mịn rửa trơi xảy ra mạnh, đất màu và dinh dưỡng khống bị rửa trơi
với lượng lớn. Vì vậy, đất càng ngày càng bị thối hóa mạnh và trơ sỏi đá. Nguy
hiểm hơn, do phương thức canh tác quảng canh nên sau 3 - 4 năm khai thác đất bị
bạc màu do xói mịn rửa trơi và năng suất sắn giảm dần. Do đó, nơng dân bỏ hoang
thửa đất đó và khai hoang thửa khác để canh tác sắn. Do vậy, chẳng những đất canh
tác bị nghèo kiệt mà việc ổn định diện tích vùng nguyên liệu sẽ gặp nhiều khó khăn
và nguy cơ phá rừng sẽ xảy ra (Hy Nguyen Huu và cs, 2010) [70].
Đặc biệt, từ năm 2009 trở lại đây, Việt Nam đã xuất hiện hai loại bệnh mới là
chổi rồng và bệnh rệp sáp bột hồng trên sắn, được xác định là đối tượng dịch hại có
nguy cơ tiềm ẩn đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất sắn ở Việt Nam và làm giảm
mạnh đến năng suất, chất lượng, sản lượng sắn nguyên liệu. Điển hình như Thái
Lan đã giảm 60% sản lượng vì các bệnh này (Alvarez E. và cs, 2014) [53].
Để phát triển sản xuất bền vững trong thời gian tới, cần tập trung triển khai những
nhiệm vụ chính quan trọng. Trong đó, quy hoạch vùng trồng sắn theo hướng linh hoạt,
có đầu tư thâm canh, khơng trồng sắn trên đất có độ dốc trên 15 độ, trồng sắn theo đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7

đồng mức, trồng xen với cây họ đậu, cây thức ăn gia súc kết hợp đầu tư thâm canh, bón
đủ và cân đối phân bón theo quy trình kỹ thuật để chống xói mịn (Bùi Bá Bổng, 2012)
[4]. Đồng thời, tăng cường sử dụng giống mới có năng suất và tỷ lệ tinh bột cao, khả
năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp trong việc trồng rải vụ.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Trên thế giới sắn được trồng phổ biến ở ba châu lục là châu Phi (66%), châu
Mỹ (14%) và châu Á (20%) (FAO, 2013) [103]. Trong hơn thập kỷ qua diện tích,
năng suất, sản lượng sắn tăng dần qua các năm. Tình hình sản xuất sắn giai đoạn
2000 - 2013 được trình bày ở bảng 1.1:
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới, giai đoạn 2000 - 2013
Sản lượng

(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

2000

16,86

10,70

177,89


2001

17,71

10,73

184,36

2002

17,31

10,61

183,82

2003

17,59

10,79

189,99

2004

18,51

10,95


202,64

2005

18,69

10,87

203,34

2006

18,76

11,89

223,19

2007

19,06

11,94

227,80

2008

19,12


12,20

233,50

2009

19,39

12,24

237,43

2010

19,64

12,37

243,05

2011

20,58

12,40

255,40

2012


22,89

11,62

266,12

2013

20,39

13,57

276,69

Năm

Diện tích

(triệu tấn)

Nguồn: FAOSTAT, 2015[104]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích trồng sắn trên thế giới tăng dần qua các

năm (2000: 16,86 triệu ha; 2013: 20,39 triệu ha) tăng 3,53 triệu ha. Năng suất tăng
nhưng không đáng kể, đạt cao nhất 2013 (13,57 tấn/ha). Do diện tích, năng suất
tăng nên sản lượng sắn năm 2013 tăng đạt 276,69 tấn/ha (FAOSTAT, 2015) [104].
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những nước trồng sắn chính
trên thế giới năm 2013
Vùng trồng
Tồn thế giới
Châu Phi
Nigieria
Cộng hịa Cơnggơ
Ănggơla
Ghana
Mozambic
Châu Mỹ
Braxil
Paragoay
Cơlơmbia
Pêru
Haiti
Châu Á
Indonesia
Thái Lan
Việt Nam
Ấn Độ
Trung Quốc

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)
20,70
14,17
3,85
2,20
1,16
0,87
0,78
2,35
1,52
0,17
0,15
0,09
0,59
4,18
1,06
1,38
0,54
0,20
0,28

(tấn/ha)
13,57
11,14
14,03
7,50
14,05
16,72

12,82
12,86
13,91
16,00
10,71
12,11
7,00
21,09
22,46
21,82
17,89
34,95
16,29

(triệu tấn)
276,69
157,98
54,00
16,50
16,41
14,55
10,00
30,25
21,22
2,56
2,80
1,18
0,41
88,02
23,93

30,22
9,74
7,23
4,56

Nguồn: FAOSTAT, 2015 [104]
Qua số liệu bảng 1.2 cho thấy: 10 nước có sản lượng sắn hàng đầu thế giới
năm 2013 bao gồm Nigieria (54 triệu tấn), Braxil (21,22 triệu tấn), Indonesia (23,93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×