Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tinh trùng ít yếu dị dạng đến kết quả thụ tinh và hình thái phôi ngày 2 trong kỹ thuật icsi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------***----------

NGUYỄN THỊ THỨ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TINH TRÙNG ÍT YẾU
DỊ DẠNG ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH VÀ HÌNH THÁI PHÔI NGÀY 2
TRONG KỸ THUẬT ICSI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS.BS NGUYỄN THANH TÙNG
2. PGS.TS KHUẤT HỮU THANH

Hà Nội – 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Với lịng biết ơn sâu sắc,
tơi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phịng sau đại học, Viện Cơng nghệ thực phẩm – Công nghệ
sinh học, Trường đại học Bách khoa hà nội.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới:
Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám Đốc Trung Tâm nghiên cứu mơ


phơi, Học viện Quân y. Phó giáo sư, Tiến sỹ Khuất Hữu Thanh, hai người thầy kính
u đã dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng khoa học thông qua đề
cương, hội đồng khoa học bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến q báu cho
tơi trong q trình nghiên cứu, hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y khoa.
Tập thể cán bộ nhân viên Trung Tâm Hỗ Trợ sinh sản – Bệnh viện Bưu điện
đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới cha mẹ, chồng con, anh chị em trong
gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2018

Nguyễn Thị Thứ


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thứ, học viên lớp Cao học khóa 16B - CNSH, Trường Đại
học Bách khoa hà nội, chuyên ngành Công nghệ sinh học, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS.BS Nguyễn Thanh Tùng; PGS.TS Khuất Hữu Thanh.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2018

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Thứ


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt

Confidence Interval

Khoảng tin cậy

European Society of Human

Hiệp hội sinh sản và phôi người

Reproduction and Embryology

Châu âu

FSH:

Gonadotropin Releasing Hormone


(Hormon kích thích nang nỗn

LH

Luteinizing Hormon

Hormon hồng thể hóa

GnRH:

Gonadotropin Releasing Hormon

Hormon giải phóng

hCG

Human Chorionic Gonadotropin

Hormon rau thai người

CI
ESHRE

Hỗ trợ sinh sản

HTSS
ICSI

Intra Cytoplasmic Sperm Injection


Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn

IVF

In Vitro Fertilisation

Thụ tinh trong ống nghiệm

KTBT

Kích thích buồng trứng

NST

Nhiễm sắc thể

OAT

Oligo-Astheno-Tetratozoospermia

Tinh trùng ít – yếu – dị dạng

TDĐ

Tinh dịch đồ

TTTON

Thụ tinh trong ống nghiệm


VS

Vô sinh

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

IU

International Unit

Đơn vị quốc tế

IUI

Intrauterine rinemination

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

PR

Di động tiến tới

NP

Di động không tiến tới


PLC – zeta

Photpholipase C- zeta


iv

MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh mục bảng ......................................................................................................... vi
Danh mục hình ......................................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Một số khái niệm chung ...................................................................................3
1.1.1. Đại cương về vô sinh ..................................................................................3
1.1.2. Đại cương về tinh trùng ............................................................................11
1.1.3. Phương pháp ICSI. ...................................................................................15
1.1.4. Sự phát triển của phôi TTTON.................................................................18
1.2. Mối tương quan giữa tinh trùng OAT với kết quả TTTON ...........................21
1.2.1. Hội chứng Oligo-astheno-teratozoospermia ............................................21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................24
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...........................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu ..................................................25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................25

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ..................................................................................25
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................31
2.4. Xử lý số liệu ....................................................................................................32


v

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .....................................33
3.1. Đặc điểm TDĐ trước ICSI ..............................................................................33
3.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân nam có tinh trùng OAT theo nhóm tuổi ........................33
3.1.2 Phân loại vô sinh do OAT ở bệnh nhân ....................................................34
3.1.3. Thời gian vô sinh ......................................................................................35
3.1.4. Đặc điểm chung mẫu tinh dịch .................................................................36
3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người vợ trong các cặp vợ chồng có
nghiên cứu ......................................................................................................40
3.2.1 Tỷ lệ nhóm tuổi của người vợ trong các nhóm nghiên cứu ......................40
3.2.2 Đặc điểm dự trữ buồng trứng và nội tiết cơ bản .......................................41
3.2.3 Đặc điểm kích thích buồng trứng ..............................................................42
3.2.4. Kết quả kích thích buồng trứng ................................................................44
3.3. Mối liên quan giữa chất lượng tinh trùng với kết quả thụ tinh và hình thái phơi..46
3.3.1. So sánh kết quả thụ tinh giữa các nhóm tinh trùng ..................................46
3.3.2. Số phơi thu được và chất lượng phơi của 3 nhóm ....................................48
3.3.3. Đặc điểm chất lượng phôi thu được .........................................................49
3.3.4. Liên quan giữa các nhóm TDĐ và chất lượng phơi .................................50
3.3.5. Tỷ lệ có thai lâm sàng giữa các nhóm ......................................................53
KẾT LUẬN ..............................................................................................................56
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Chỉ số TDĐ bình thường theo tiêu chuẩn WHO 2010 ..............................14
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân nam có tinh trùng OAT theo nhóm tuổi ........................33
Bảng 3.2. Phân loại vô sinh .......................................................................................34
Bảng 3.3. Thời gian vô sinh ......................................................................................35
Bảng 3.4. Đặc điểm chung mẫu tinh dịch nhóm bệnh nhân có TDĐ bình thường ...36
Bảng 3.5. Đặc điểm chung mẫu tinh dịch nhóm bệnh nhân có TDĐ OAT ..............38
Bảng 3.6. Đặc điểm chung mẫu tinh dịch nhóm bệnh nhân có tinh dịch OAT nặng39
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhóm tuổi của người vợ trong các nhóm nghiên cứu ......................40
Bảng 3.8. Đặc điểm dự trữ buồng trứng và nội tiết cơ bản .......................................41
Bảng 3.9. Đặc điểm kích thích buồng trứng .............................................................42
Bảng 3.10. Kết quả kích thích buồng trứng ..............................................................44
Bảng 3.11. Số nỗn thụ tinh trung bình và tỉ lệ thụ tinh của nhóm TDĐ bình thường
và nhóm OAT ..........................................................................................46
Bảng 3.12. Số nỗn thụ tinh trung bình và tỉ lệ thụ tinh của nhóm TDĐ bình thường
và nhóm OAT nặng .................................................................................47
Bảng 3.13. Số nỗn thụ tinh trung bình và tỉ lệ thụ tinh của nhóm TDĐ OAT và
nhóm OAT nặng ......................................................................................47
Bảng 3.14. Số phôi thu được và chất lượng phôi của 3 nhóm ..................................48
Bảng 3.15. Đặc điểm chất lượng phơi thu được .......................................................49
Bảng 3.16. Liên quan giữa các nhóm TDĐ và phơi loại I ........................................50
Bảng 3.17. Liên quan giữa các nhóm TDĐ và phôi loại II .......................................51
Bảng 3.18. Liên quan giữa các nhóm TDĐ và phơi loại III .....................................52
Bảng 3.19: số phơi chuyển trung bình của từng nhóm .............................................53


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tinh trùng trưởng thành ............................................................................12
Hình 1.2. Các loại tinh trùng bất thường...................................................................13
Hình 1.3. Tiêm tinh trùng vào bào tương nỗn; Độ phóng đại 400X .......................16
Hình 1.4. Hình thái thụ tinh của hợp tử. Độ phóng đại 400X ...................................17
Hình 1.5. Các giai đoạn phát triển của phơi. Độ phóng đại 200X ............................19
Hình 1.6. Độ đồng đều của phơi bào Độ phóng đại 400X ........................................20
Hình 1.7. Phân loại mảnh vỡ bào tương phơi. Độ phóng đại 400X ..........................20
Hình 2.1. Phác đồ sử dụng antagonist cố định ..........................................................27
Hình 2.2. Hệ thống kính hiến vi đảo ngược có camera kết nối máy tính .................29
Hình 3.3: Hình ảnh phơi ngày 2 ................................................................................51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tinh trùng có vai trị quan trọng trong sự hình thành và phát triển của phơi. Sự
hình thành và phát triển của tinh trùng chịu ảnh hưởng bởi các nội tiết do trục hạ đồi
tuyến yên và tinh hoàn tiết ra. Ngoài ra, người ta cũng đã xác định được nhiều tác
nhân trong môi trường sống, bệnh lý, chế độ làm việc, sinh hoạt, nghề nghiệp, hóa
chất cũng ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng gây nên hiện tượng tinh
trùng ít, yếu và dị dạng. Kết quả là dẫn đến vô sinh do yếu tố nam giới, với tỷ lệ là
40% [5].
Hơn 30 năm qua, thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đã gặt hái rất nhiều
thành công trong điều trị vô sinh. Nhiều cố gắng nhằm cải thiện tỷ lệ thụ tinh cho
những trường hợp tinh trùng yếu đã được thử nghiệm. Kỹ thuật đầu tiên là tạo lỗ
thủng trên màng trong suốt – PZD (Partial Zona Dissection) cho phép tinh trùng
tiếp xúc trực tiếp với màng bào tương noãn. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào khoang
quanh nỗn - SUZI (Sub Zonal Insemination. Nhìn chung với kỹ thuật PZD và

SUZI cho tỷ lệ thụ tinh thấp và số phôi thu được không cao nên hai kỹ thuật này
không được xem là phương pháp điều trị hiệu quả [2].
Năm 1992, Palermo đã báo cáo trường hợp có thai đầu tiên sau tiêm tinh trùng
vào bào tương noãn (ICSI), một kỹ thuật mới trong hỗ trợ sinh sản [46]. Kỹ thuật
ICSI giúp đạt được tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ thai cao hơn mà không cần quan tâm đến
yếu tố tinh trùng. ICSI giúp các bệnh nhân có bất thường về số lượng và chất lượng
tinh trùng trong tinh dịch, hay thậm chí tinh trùng được thủ thuật từ mào tinh hoặc
tinh hoàn được làm bố. Do đó, nó trở thành cuộc cách mạng mới trong cơng cuộc
điều trị vơ sinh nam. Cho đến nay có rất nhiều kỹ thuật mới ra đời bổ trợ cho ICSI
nhằm cải thiện tỷ lệ thụ tinh cũng như chất lượng phôi trong các chu kỳ hỗ trợ sinh
sản [39]. Tuy nhiên chất lượng tinh trùng kém cho tỷ lệ thành công của TTTON
thấp hơn so với trường hợp tinh trùng bình thường. Nhiều nghiên cứu đã được tiến
hành nhằm tìm ra mối liên quan giữa chất lượng tinh trùng với kết quả thụ tinh,
hình thái phơi cũng như tỷ lệ có thai, nhưng kết quả hiện vẫn cịn gây nhiều tranh
cãi [6].


2

Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hình thái
tinh trùng đến kết quả TTTON; việc lựa chọn phôi chuyển chủ yếu vẫn dựa trên các
đặc điểm hình thái của phơi, mà chưa quan tâm nhiều đến yếu tố tinh trùng. Chính
vì thế, chúng tơi tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của tinh
trùng ít yếu dị dạng đến kết quả thụ tinh và hình thái phơi ngày 2 trong kỹ
thuật ICSI.”. Với 3 nội dung nghiên cứu chính:
1. Đánh giá đặc điểm tinh trùng của nhóm OAT và OAT nặng
2. Đánh giá mối tương quan của chất lượng tinh trùng với kết quả thụ tinh và hình
thái phơi ngày 2.
3. Đánh giá mối tương quan giữa tinh trùng đến kết quả kết quả lâm sàng.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Đại cương về vô sinh
1.1.1.1. Một số khái niệm về vô sinh
Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng khơng có thai sau 1 năm chung sống,
sinh hoạt tình dục thường xuyên, không dùng bất cứ một biện pháp tránh thai nào.
Trong trường hợp nguyên nhân vô sinh đã rõ ràng thì việc tính thời gian khơng
được đặt ra nữa. Đối với các cặp vợ chồng đã lớn tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ thì
nên thăm dị sớm để can thiệp, điều trị, tiết kiệm thời gian vì người phụ nữ càng lớn
tuổi thì khả năng sinh sản càng giảm [58].
Vô sinh nguyên phát (vô sinh I) là trường hợp người phụ nữ chưa có thai lần
nào, cịn vơ sinh thứ phát (vơ sinh II) là trước đó người phụ nữ đã có thai ít nhất
một lần.
Vơ sinh nữ là vơ sinh mà ngun nhân hồn tồn do người vợ, vơ sinh nam
là vơ sinh mà ngun nhân hồn tồn do người chồng. Vơ sinh khơng rõ ngun
nhân là trường hợp cặp vợ chồng đã được làm tất cả các xét nghiệm thăm dị hiện có
nhưng khơng rõ ngun nhân vơ sinh.
1.1.1.2. Tình hình vơ sinh trên thế giới và Việt Nam
Tỷ lệ vô sinh trên thế giới thay đổi theo từng nước và các nghiên cứu khác
nhau, nhìn chung tỷ lệ vơ sinh đều có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Khu vực Trung Đông, Vahidi và cộng sự (2009) nghiên cứu trên 10.783 phụ
nữ ở lứa tuổi 19-49 tuổi tại Iran cho thấy tỷ lệ vô sinh nguyên phát là 24,9% [55].
Tại Châu Âu, theo Karl và cộng sự thông báo tỷ lệ vô sinh của các nước
đang phát triển trong hội nghị thường niên Hội nội tiết sinh sản người châu Âu
(2008), với tỷ lệ vô sinh dao động từ 5% đến 25,7% tuỳ từng nước [30]. Theo
Wilkes và cộng sự (2009), tỷ lệ vơ sinh tại Anh là 9%, tuổi trung bình của người vợ

là 31 tuổi và thời gian vô sinh trung bình là 18 tháng [56].


4

Ở Châu Mỹ, theo báo cáo của cơ quan kiểm sốt dịch bệnh Hoa Kỳ năm
2012, tỷ lệ vơ sinh tại Mỹ tương đương 10%, trong đó có 39% vơ sinh nữ, 34% vô
sinh nam, 17% do cả hai vợ chồng và 10% khơng xác định được ngun nhân.
Trong đó vô sinh nữ do giảm dự trữ buồng trứng chiếm tỷ lệ cao nhất với 31%, do
vòi tử cung 14%, do rối loạn phóng nỗn 14% [15].
Tại Việt Nam, theo Nguyễn Viết Tiến và cộng sự (2010), khảo sát ở 8 vùng
sinh thái trên cả nước, với 14396 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ 15 - 49 tham gia,
tỷ lệ vô sinh ở nước ta là 7,7%. Trong đó vơ sinh ngun phát là 3,9%, vơ sinh thứ phát
là 3,8%. Tỷ lệ vô sinh cao nhất là ở Khánh Hịa với 13,9%, tỷ lệ vơ sinh thấp nhất là ở
Hải Phòng và Quảng Ninh với tỷ lệ 3,8 - 3,9 % [4].
Nguyên nhân vô sinh nam chủ yếu là do có vấn đề về sản xuất tinh trùng. Số
lượng tinh trùng giảm và chất lượng tinh trùng di động kém có thể do nhiều nguyên
nhân khác nhau như tiền sử viêm nhiễm, quai bị hay bất thường bộ nhiễm sắc thể, bất
thường gen AZF trên nhiễm sắc thể Y… Vấn đề về tinh trùng có thể do sự sản xuất tại
tinh hoàn hoặc sự tắc nghẽn trên đường di chuyển đến cơ quan xuất tinh. Ngồi ra cịn
có các nguyên nhân khác như do rối loạn hormon, do những khó khăn trong giao hợp,
rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh có thể cũng là trở ngại của các cặp vợ chồng
cố gắng thụ thai [33].
Nguyên nhân vô sinh nữ phổ biến được biết đến là do rối loạn phóng nỗn
với tỷ lệ 30% [34]. Các viêm nhiễm ở đường sinh dục gây nên rối loạn chức năng
vòi tử cung, viêm dính vịi tử cung, đặc biệt là do nhiễm lậu cầu và khuẩn
chlamydia là nguyên nhân viêm nhiễm chủ yếu. Các trường hợp dính buồng tử
cung, tắc hay ứ dịch vòi tử cung thường gặp ở người vơ sinh thứ phát có tiền sử thai
lưu hoặc nạo hút thai khơng an tồn. Ngồi ra cịn có các nguyên nhân khác như do
lạc nội mạc tử cung, dị dạng hệ sinh dục-tiết niệu và một số nguyên nhân chưa xác

định khác [2].


5

1.1.1.3. Ngun nhân vơ sinh nam
Ngun nhân chính vơ sinh nam là do giảm sinh tinh mà nguyên nhân có thể
do di truyền, do biến chứng của các bệnh làm suy giảm chức năng sinh tinh của tinh
hoàn, hoặc các biến chứng gây viêm tắc đường dẫn tinh [37].
❖ Nguyên nhân trước tinh hoàn
a) Nguyên nhân suy vùng dưới đồi tuyến yên
Cũng tương tự như vô sinh do suy vùng dưới đồi, tuyến yên ở nữ giới, vô
sinh do suy vùng dưới đồi tuyến yên ở nam giới rất hiếm gặp, có thể điều trị được
bằng liệu pháp hỗ trợ hormon. Suy vùng dưới đồi bẩm sinh thường gặp là hội chứng
Kallmann, bệnh nhân khơng dậy thì, tinh hồn nhỏ và hệ thống lơng khơng phát
triển, có thể kèm theo dị tật sứt môi hở hàm ếch, teo thận, cử động nhãn cầu bất
thường, sa mi mắt, và đôi khi cơ quan thính giác cũng có thể bị ảnh hưởng, nồng độ
hormon gonadotropin và steroid sinh dục thấp, kèm theo tổn thương khứu giác. Suy
tuyến yên có thể gặp suy toàn bộ hoặc suy từng phần của thuỳ trước tuyến yên. Khi
phần tuyến bài tiết FSH và LH bị tổn thương sẽ biểu hiện bệnh cảnh của suy sinh
dục. Nguyên nhân suy tuyến n có thể gặp trước dậy thì hoặc sau đẻ do mất máu
gây hoại tử tuyến yên (hội chứng Sheehan). U vùng sọ hầu, khối u cạnh tuyến yên,
tổn thương não, tia xạ vùng não, nhồi máu tuyến yên sau bệnh lý nặng toàn thân,
chảy máu não thất, nhiễm khuẩn...là các nguyên nhân gây ra suy tuyến yên [25].
b) Nguyên nhân do tăng prolactin máu.
Tăng prolactin máu chiếm 11% các trường hợp nam giới vô sinh do ít tinh
trùng và chiếm 16% các trường hợp có rối loạn cương dương. Là nguyên nhân hay
gặp nhất trong số các nguyên nhân rối loạn nội tiết vùng dưới đồi tuyến yên. Khi
nồng độ prolactin máu tăng cao sẽ ức chế tuyến yên bài tiết FSH và LH, ức chế tinh
hoàn bài tiết testosterone và ức chế sản xuất tinh trùng, biểu hiện lâm sàng là vô sinh do

giảm mật độ tinh trùng. Tăng prolactin máu có thể gặp trong suy gan, sử dụng một số
thuốc gây tăng tiết prolactin (thuốc chẹn beta, phenothiazine, leuroleptic, thuốc chống
trầm cảm loại tricyclic, verapamil, methyl dopa, …) hoặc do khối u tuyến yên


6

(microadenome hoặc macroadenome) gây bài tiết prolactin. Các bệnh nhân tăng
prolactin thường giảm nhu cầu tình dục, rối loạn cương dương, tuyến vú to, bài tiết
sữa, đau đầu, nhìn mờ do khối u tuyến yên chèn ép [25].
c) Nguyên nhân do bệnh lý tuyến giáp.
Hormon tuyến giáp có liên quan chặt chẽ đến chức năng sinh dục, giảm
hormon tuyến giáp trong bệnh lý suy giáp trạng dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và
giảm cương dương. Nồng độ hormon T4 cũng liên quan mật thiết đến mật độ tinh trùng,
do vậy các bệnh nhân bị suy tuyến giáp cần điều trị bổ sung hormon tuyến giáp. Ngược
lại bệnh nhân cường giáp mật độ và tỷ lệ tinh trùng di động cũng giảm do nồng độ
testosterone giảm, tăng globulin gắn kết hormon sinh dục và tăng hormon LH. Một số
nghiên cứu ghi nhận TDĐ (tinh dịch đồ) trở về bình thường 9-12 tháng sau khi chức
năng tuyến giáp trở về bình thường. Khoảng 0,5% nam giới vơ sinh do rối loạn chức
năng tuyến giáp [25].
d) Nguyên nhân do tăng hormon tuyến thượng thận
Bệnh lý tuyến thượng thận thường gặp là hội chứng Cushing, nguyên nhân
do tuyến yên tăng tiết ACTH, do đó kích thích tuyến thượng thận tăng bài tiết
cortisol. Hội chứng cushing thường gặp ở nữ giới hơn nam giới, với tỷ lệ 8 nữ/1
nam. Trên nam giới bị mắc bệnh này thì nồng độ hormon LH và testosterone giảm
thấp. Có rất ít nghiên cứu về liên quan giữa bệnh này với suy tinh hồn nhưng một số ít
nam giới biểu hiện giảm mật độ tinh trùng khi bị Cushing. Nếu sinh thiết tinh hồn thì
sẽ thấy biểu hiện giảm quá trình sản sinh tinh trùng, màng đáy của ống sinh tinh dày
lên và giảm số lượng tế bào Leydig [25].
e) Nguyên nhân do đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể gây vơ sinh do bệnh nhân đái thái đường dễ bị
liệt dương. Có tới 50% bệnh nhân đái tháo đường bị liệt dương. Ngoài ra, các bệnh
nhân đái tháo đường có thể biểu hiện rối loạn xuất tinh. Ở các bệnh nhân đái tháo
đường chức năng sinh tinh cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên người ta chưa biết chính
xác cơ chế đái tháo đường gây suy giảm sinh tinh [25].


7

f) Nguyên nhân do đột biến di truyền
Hội chứng Klinerfelter là một bất thường do đột biến hay gặp với tỷ lệ
khoảng 1/600 trường hợp thai bình thường và 1/300 trường hợp sảy thai và cũng rất
hay gặp trên các bệnh nhân vơ sinh khơng có tinh trùng. Khoảng 80% bệnh nhân
mang bộ nhiễm sắc thể 47XXY và 20% thể khảm 47XXY/46XY [25].
❖ Nguyên nhân tại tinh hoàn
a) Tinh hoàn lạc chỗ
Tinh hoàn lạc chỗ là một bất thường bẩm sinh cơ quan sinh dục nam chiếm
khoảng 2-5% trẻ mới sinh, trẻ non tháng gặp nhiều hơn trẻ đủ tháng. Các bất thường
có thể gây ra khi tinh hồn lạc chỗ là thoái hoá tế bào mầm, tỷ lệ tế bào thối hố
nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí lạc chỗ của tinh hoàn ở trong ổ bụng hay trong ống
bẹn. Nếu tinh hồn bị lạc chỗ thì từ năm thứ hai sau sinh trở đi số lượng tế bào mầm
trong tinh hoàn bắt đầu giảm đi đáng kể, cần điều trị sớm cho bệnh nhân. Phẫu thuật
hạ tinh hồn trước tuổi dậy thì sẽ giảm được nguy cơ này, tuy nhiên cần phẫu thuật
sớm mới bảo toàn được chức năng sinh tinh [50].
b) Suy tinh hoàn
Suy tinh hoàn đơn thuần hiếm gặp, mà thường gặp sau điều trị ung thư bằng
tia xạ hoặc hố chất. Có thể suy chức năng tế bào Leydig mà biểu hiện tăng nồng độ
hormon LH kèm theo giảm testosterone, tuy nhiên do các tế bào sinh tinh dễ nhạy
cảm hơn so với tế bào Leydig nên các bệnh nhân này thường bị vô sinh hơn, biểu
hiện bằng giảm các chỉ số trên xét nghiệm TDĐ [25].

c) Quai bị biến chứng gây teo tinh hoàn
Quai bị biến chứng gây viêm tinh hoàn là nguyên nhân viêm nhiễm hay gặp
nhất. Bệnh quai bị ít khi xảy ra trước tuổi dậy thì nhưng lại khá phổ biến sau tuổi
dậy thì. Viêm tinh hồn hai bên gặp khoảng 25% các trường hợp bệnh nhân bị quai
bị. Tràn dịch màng tinh hoàn, phù nề, chèn ép gây thiếu máu nuôi dưỡng là nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh trùng. Trước đây người ta phòng thiếu
máu tinh hoàn khi bị quai bị bằng cách rạch bao xơ tinh hồn để giải phóng độ


8

căng, tuy nhiên thiếu máu đã xảy ra từ trước khi bệnh nhân đến viện do vậy dù có
rạch cũng khơng giúp phịng ngừa được biến chứng này [25].
c) Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Cơ chế sinh bệnh của giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra vô sinh chưa được
biết một cách chính xác. Tỷ lệ giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng thay đổi tuỳ theo
nhóm tuổi, ở trẻ 2-6 tuổi tỷ lệ này là 0,79%; 7-10 tuổi là 0,96%; 11-14 tuổi là 7,8%
và 15-19 tuổi là 14,1%. Người ta ước tính tỷ lệ giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm
khoảng 20% trong nhóm nam giới bình thường cịn trong nhóm vơ sinh thì tỷ lệ này
là 40% [44]. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế Giới trên 9.034 nam giới, có
25,6% nam giới xét nghiệm TDĐ bất thường có bị giãn tĩnh mạch thừng tinh [44].
Cấu tạo giải phẫu của tĩnh mạch thừng tinh có thể là nguyên nhân gây ra giãn
tĩnh mạch thừng tinh, sự khơng hồn chỉnh của van tĩnh mạch gây ra dòng máu tĩnh
mạch phản hồi lại gây ra tăng áp lực thuỷ tĩnh cũng là nguyên nhân chủ yếu gây
giãn tĩnh mạch thừng tinh. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh chủ yếu dựa vào
khám lâm sàng, có thể kết hợp siêu âm doppler tinh hoàn với nghiệm pháp
Valsalva.
- Giãn tĩnh mạch độ 0 (tiền lâm sàng) chỉ có thể phát hiện bằng siêu âm
doppler khi thăm khám lâm sàng nghi ngờ giãn tĩnh mạch thừng tinh. Giãn tĩnh
mạch thừng tinh độ 0 không liên quan đến vơ sinh và cũng khơng có chỉ định điều

trị [44].
- Giãn độ I: khó quan sát nhưng có thể sờ thấy búi tĩnh mạch giãn khi bệnh
nhân làm nghiệm pháp Valsalva.
- Giãn độ II: có thể nhìn thấy búi giãn và sờ thấy búi tĩnh mạch giãn mà khơng
cần làm nghiệm pháp Valsalva.
- Giãn độ III: nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn một cách dễ dàng, búi tĩnh mạch
giãn to.
Về mặt tế bào học thì các bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh biểu hiện mất
liên kết các tế bào trong ống sinh tinh, tinh trùng dừng ở các giai đoạn phát triển
khác nhau, thành ống sinh tinh mỏng nên lòng ống rộng ra. Nghiên cứu của WHO


9

cho thấy ở các bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh có nồng độ testosterone thấp
hơn so với người bình thường. Do vậy, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh mà biểu
hiện trên TDĐ là giảm mật độ tinh trùng, giảm tỷ lệ tinh trùng di động cũng như tỷ
lệ tinh trùng bình thường. Ngồi ra, người ta cũng thấy ở các bệnh nhân bị giãn tĩnh
mạch thừng tinh thì khả năng bám của tinh trùng vào màng zona của nỗn cũng
kém hơn so với các tinh trùng bình thường. Cơ chế bệnh sinh của giãn tĩnh mạch
thừng tinh gây ra bất thường TDĐ được cho rằng tăng nhiệt độ tại bìu là yếu tố
chính gây ra [44].
d) Xoắn tinh hồn
Xoắn tinh hồn có thể làm giảm hoặc mất hồn toàn chức năng sản xuất tinh
trùng, dẫn đến giảm số lượng tinh trùng hoặc khơng có tinh trùng nếu xoắn cả hai
bên. Khi tinh hồn bị xoắn thì đầu tiên làm cắt đứt nguồn máu trở về qua tĩnh mạch
và sau đó là cắt đứt nguồn máu đến ni dưỡng qua đường động mạch, kết quả là
biểu mô sinh tinh bị thiếu máu, hoại tử. Bệnh nhân biểu hiện đau nhiều vùng tinh
hồn, tinh hồn có thể căng, xung huyết, doppler có thể thấy biểu hiện giảm dịng
máu đến tinh hồn. Bệnh nhân bị tinh hồn xoắn có thể một hoặc hai bên tinh hoàn.

Trong một số trường hợp xoắn một bên, sau đó sinh ra kháng thể kháng tinh trùng,
gây vô sinh cho bệnh nhân [25].
e) Chấn thương tinh hoàn
Chấn thương tinh hoàn thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, y văn có ghi nhận
một số nguyên nhân như đỡ đẻ ngôi mông ở trẻ trai, chấn thương của các vận động
viên. Sang chấn có thể bị phù nề hoặc bị tụ máu, vì vỏ bao tinh hồn chắc và khơng
có tinh chất đàn hồi nên trong cả hai trường hợp phù nề hay tụ máu đều làm tăng áp
lực trong tinh hồn, dẫn đến làm giảm dịng máu đến nuôi dưỡng tinh hoan gây tổn
thương biểu mô sinh tinh. Chấn thương tinh hồn đơi khi cũng làm chấn thương
mào tinh gây đứt ống dẫn tinh, làm khơng có tinh trùng [25].
f) Khối u tế bào Leydig
Khối u tế bào Leydig rất hiếm gặp. Một số nghiên cứu nguyên nhân bệnh u
tế bào Leydig do suy tuyến yên nồng độ androgen bình thường và tăng nồng độ


10

estrogen. Bệnh nhân biểu hiện giảm sinh tinh trùng, cương đau vú do tăng chuyển
hoá testosterone thành estradiol. Điều trị có thể bằng cách cắt bỏ tinh hoan. Nếu là
khối u lành tính chỉ cần cắt bỏ khối u thì cũng có thể hồi phục được chức năng sản
sinh tinh trùng [25].


Nguyên nhân sau tinh hoàn

a) Teo ống dẫn tinh bẩm sinh
Ống dẫn tinh có đường kính khoảng 3mm, nằm trong thừng tinh. Chẩn đoán
teo ống dẫn tinh bằng thăm khám lâm sàng. Khoảng 25% bệnh nhân teo ống dẫn
tinh một bên và 10% bệnh nhân teo ống dẫn tinh hai bên có kèm theo teo một bên
thận. Teo ống dẫn tinh thường kèm theo teo túi tinh. Các bệnh nhân teo ống dẫn

bẩm sinh tinh hai bên thường biểu hiện giảm thể tích tinh dịch, giảm lượng fructose
cũng như độ pH trong tinh dịch [25].
b) Thắt ống dẫn tinh
Thắt ống dẫn tinh là phương pháp triệt sản vĩnh viễn, khoảng 2-6% nam giới
thắt ống dẫn tinh có nguyện vọng nối lại ống dẫn tinh. Điều trị có thể bằng cách nối
lại ống dẫn tinh hoặc cũng có thể áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản tuỳ thuộc
vào bệnh cảnh của từng cặp vợ chồng [18].
c) Tắc ống phóng tinh
Tắc ống phóng tinh chiếm khoảng 1-5% các trường hợp vơ sinh khơng có
tinh trùng. Tắc ống phóng tinh có thể tắc ở đoạn xa hoặc tắc toàn bộ ống phóng tinh.
Đặc điểm các bệnh nhân khơng có tinh trùng do tắc ống phóng tinh là thể tích tinh
dịch ít, xét nghiệm TDĐ có thể là khơng có tinh trùng hoặc tinh trùng ít, nồng độ
fructose trong tinh dịch thấp, nồng độ FSH huyết thanh bình thường [18].
d) Xuất tinh ngược dịng
Xuất tinh ngược dịng là hậu quả của đóng cổ bàng quang khơng hồn tồn
vào thời điểm xuất tinh làm cho tinh dịch khơng phóng ra ngồi được, mà chảy
ngược vào bàng quang. Trên lâm sàng bệnh nhân vẫn có cảm giác xuất tinh nhưng
thể tích tinh dịch ít, xét nghiệm TDĐ mật độ ít hoặc khơng có tinh trùng. Nếu lấy
mẫu nước tiểu xét nghiệm sẽ tìm thấy tinh trùng. Xuất tinh ngược dịng có thể là


11

hoàn toàn khi toàn bộ tinh dịch xuất ngược vào bàng quang hoặc khơng hồn tồn khi
vẫn có một lượng tinh dịch được xuất ra ngồi. Xuất tinh ngược dịng là một bất thường
hay gặp nhất trong số các rối loạn xuất tinh, chiếm khoảng 0,3 đến 2% các trường hợp
vô sinh do nam giới [41].
e) Rối loạn cương dương
Theo định nghĩa của hội nghị đồng thuận nam khoa (năm 1993), rối loạn
cương dương là dương vật khơng có khả năng cương cứng và duy trì cương cứng để

sinh hoạt hệ tình dục. Tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương dương phụ thuộc vào từng
độ tuổi, khoảng 5% bị rối loạn cương dương trong nhóm nam giới trên 40 tuổi tăng
lên 25–30% trong nhóm trên 65 tuổi và nhóm trên 75 tuổi thì tỷ lệ này là 50%.
Nguyên nhân rối loạn cương dương có thể là thực thể hoặc tâm lý [25].
f) Lỗ đái đổ thấp
Lỗ đái đổ thấp là trường hợp lỗ niệu đạo đổ ra bất kỳ vị trí nào ở bờ dưới, từ
đầu cho đến tận gốc của dương vật. Tỷ lệ gặp khoảng 1/250 trẻ đẻ ra. Khi lỗ đái đổ
thấp tinh trùng không xuất tinh được vào trong âm đạo nên có thể dẫn tới vô sinh.
Do vậy lỗ đái càng nằm gần gốc dương vật thì nguy cơ vơ sinh càng cao. Phẫu thuật
tạo hình trong các trường hợp này có thể điều trị được, nếu khơng có thể áp dụng
phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung [25].
Các nguyên nhân vô sinh do nam giới được trình bày ở trên có thể biểu hiện
thay đổi các chỉ số trên xét nghiệm TDĐ ở các mức độ khác nhau, như giảm mật độ
tinh trùng, tinh trùng bất thường hoặc khơng có tinh trùng trong tinh dịch.
1.1.2. Đại cương về tinh trùng
1.1.2.1. Giai đoạn trưởng thành tinh trùng
Thời gian để hoàn tất một chu kỳ tạo tinh trùng khoảng 64 – 72 ngày. Tinh
trùng chưa trưởng thành khơng có khả năng tự thụ tinh. Do đó, tinh trùng lấy ra từ
ống sinh tinh và phần đầu của mào tinh khơng có khả năng di động và khơng thể tự
thụ tinh được với nỗn [1]
Tinh trùng sẽ trưởng thành trong khi di chuyển ở mào tinh (khoảng 20 ngày).
Tuy vậy, sự trưởng thành này chỉ về mặt hình thái. Để có thể thụ tinh tự nhiên với


12

nỗn, tinh trùng trưởng thành cịn phải tiếp tục hồn thiện về mặt chức năng. Các
bước hoàn thiện bao gồm sự trưởng thành về sinh lý, sinh hoá cũng như chuyển
hoá. Khi di chuyển trong đường sinh dục nữ, chức năng của tinh trùng sẽ được hoạt
hoá. Trong thụ tinh ống nghiệm, hiện tượng hoạt hóa này xảy ra khi tinh trùng gặp

môi trường nuôi cấy thuận lợi và được tách bỏ khỏi tinh tương có chứa những yếu
tố ức chế hoạt hóa tinh trùng [1].

Hình 1.1. Tinh trùng trưởng thành [1]
* Cấu tạo tinh trùng trưởng thành:
Để đánh giá cấu tạo tinh trùng bình thường, người ta tuân theo một tiêu
chuẩn nghiêm ngặt.
- Đầu tinh trùng hình bầu dục, bờ đều, chiều dài của đầu khoảng 4 - 5 µm,
chiều rộng khoảng 2,5 - 3,5 µm, tỷ lệ chiều dài đầu/chiều rộng đầu bằng 1,5 - 1,75
µm. Đầu tinh trùng chứa nhân và cực đầu. Cực đầu chứa enzyme thủy phân và
enzyme phân hủy protein giúp cho tinh trùng thụ tinh với noãn, đồng thời tiết
acrosin giúp tinh trùng định hướng và kích thích sự vận động của chúng trong cơ
quan sinh dục nữ. Thể cực đầu rõ nét chiếm khoảng 40 -70% thể tích đầu. Thể cực
đầu khơng có khơng bào lớn và khơng có q hai khơng bào nhỏ.
- Phần cổ: rất ngắn, mảnh, và rộng khoảng 1 µm giữ vững đầu giúp tinh trùng
di chuyển.
- Phần đuôi: gồm 3 đoạn


13

+ Đoạn trung gian: Tiếp nối với đoạn cổ, chiều dài khoảng 15 µm, có bao ty
thể. Cổ và đoạn trung gian được định ranh giới bởi vòng Zensen, đây là nơi bào
tương dày lên. Chiều dài cổ và đoạn trung gian gấp 1,5 lần chiều dài đầu.
+ Đoạn chính và đoạn cuối: Dài khoảng 45 µm, thẳng và nhỏ hơn cổ. Đi
có 1 sợi trục nằm ở trung tâm, vây quanh bởi một bao xơ và bọc ngoài bởi màng tế
bào. Ở phần cuối đuôi nhỏ lại chỉ gồm dây trục ở giữa và bọc ngoài bởi màng tế bào.
Đánh giá một tinh trùng bình thường thì tất cả các thành phần của tinh trùng
phải bình thường. Để đánh giá hình dạng tinh trùng chính xác người ta căn cứu vào
hình dạng tinh trùng thu được trong âm đạo người nữ, đặc biệt là các tinh trùng thu

được trong chất nhầy cổ tử cung [1]
1.1.2.2. Một số bất thường hình dạng tinh trùng [1, 45]
* Bất thường đầu: Đầu to, đầu nhỏ, hình lê, hình dài, đầu trịn, đầu có hình dạng bất
định, có khơng bào (> 2 khơng bào, khơng bào lớn chiếm hơn 20% thể tích đầu), không
bào ở phần sau cực đầu nhỏ (<40% cực đầu) hoặc lớn (>70% đầu), nhiều đầu.
* Bất thường cổ và phần giữa: Cổ gập, phần giữa nối với cổ bị lệch, dày không đều, mảnh.
* Bất thường đuôi: Đuôi ngắn, gãy, cong, nhiều đi, chiều rộng đi khơng đều,
đi cuộn.

Hình 1.2. Các loại tinh trùng bất thường [1]


14

1.1.2.3 Xét nghiệm tinh dịch đồ
Xét nghiệm TDĐ là một thăm dò bắt buộc cho tất cả các cặp vợ chồng hiếm
muộn vì xét nghiệm này đơn giản, dễ làm, khơng tốn kém, khơng xâm nhập. Khơng
sinh hoạt tình dục từ 2 đến 7 ngày trước xét nghiệm. Mẫu tinh dịch được lấy bằng
thủ dâm, chờ 30 phút để cho tinh dịch li giải hồn tồn, sau đó đọc dưới kính hiển
vi. Tổ chức y tế thế giới đã tái bản cẩm nang về TDĐ 5 lần. Bảng dưới đây so sánh
tiêu chuẩn chỉ số TDĐ bình thường hai lần tái bản gần đây nhất [43, 45].
Bảng 1.1 Chỉ số TDĐ bình thường theo tiêu chuẩn WHO 2010
Chỉ số TDĐ

WHO 2010

Thể tích

> 1,5ml


pH

> 7,2

Mật độ

> 15.106/ml

Tổng số tinh trùng

> 39.106

Tinh trùng sống

> 58%

Di động

PR (Progressive) > 32%
hoặc PR +NP > 40%

Hình thái bình thường

> 4%

Tế bào tròn

< 1000

1.1.2.4. Phân loại TDĐ bất thường theo WHO (2010)

Aspermia
Azoospermia
Oligospermia
Oligozoospermia
Asthenozoospermia
Teratozoospermia
Oligo-asthenoteratozoospermia
Hematospermia
Cryptozoospermia
(OAT nặng)

Khơng có tinh dịch
Khơng có tinh trùng trong tinh dịch
Thể tích xuất tinh thấp (thể tích tinh dịch <1,5 ml)
Mật độ tinh trùng ít (mật độ tinh trùng <15 triệu/ml)
Tinh trùng yếu (di động PR<32%)
Tinh trùng dị dạng (hình dạng bình thường <4%)
Tinh trùng ít, yếu, dị dạng
Tinh dịch có máu (có hồng cầu trong tinh dịch).
Có một vài tinh trùng trong mẫu


15

1.1.3. Phương pháp ICSI.
1.1.3.1. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).

❖ Chỉ định tiêm tinh trùng vào bào tương nỗn [46]
-


Vơ sinh do chồng: các trường hợp tinh trùng ít, tinh trùng bất thường hay tinh
trùng di động kém trong mẫu tinh dịch.

-

Tinh trùng lấy từ mào tinh, tinh hồn.

-

Các trường hợp xuất tinh ngược dịng có thể lấy nước tiểu sau khi xuất tinh, ly
tâm để lọc lấy tinh trùng.

-

Các trường hợp chu kỳ IVF trước đó có tỷ lệ thụ tinh thấp.

-

Các trường hợp vợ lớn tuổi.

❖ Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.
Trước khi kỹ thuật ICSI được giới thiệu, có nhiều kỹ thuật hỗ trợ thụ tinh
được thử nghiệm và công bố, gồm kỹ thuật vi thao tác phẫu tích một phần màng
zona (partial zona dissection - PZD), kỹ thuật tiêm tinh trùng vào dưới màng zona
(subzonal sperm injection - SUZI). Tuy nhiên, kết quả của các kỹ thuật này không
được khả quan nên ít được áp dụng, ngày nay các kỹ thuật PZD, SUZI khơng cịn
được thực hiện [15, 46].
Kỹ thuật ICSI được Palermo giới thiệu năm 1992. Đến nay kỹ thuật ICSI
được áp dụng một cách rộng rãi tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới. Chỉ
định của kỹ thuật ICSI được mở rộng, đặc biệt là các trường hợp vô sinh nam [45].

Kỹ thuật ICSI được tiến hành trên kính hiển vi có gắn hệ thống vi thao tác.
Noãn đã được tách tế bào hạt, đặt trên đĩa ICSI và giữ bằng kim giữ sao cho cực
dưới noãn tiếp xúc với đáy đĩa, cực cầu nằm ở vị trí 6 giờ hoặc 12 giờ nhằm tránh
làm tổn thương thoi vô sắc khi chọc kim vào bào tương noãn [48].
Tinh trùng được hút vào kim tiêm noãn, bơm đẩy ra sát phía đầu kim. Đẩy
kim tiêm vào thẳng màng bào tương noãn, khi đầu kim tiêm vào đến khoảng giữa
nỗn thì màng nỗn sẽ bị thủng (quan sát thấy màng nỗn vị trí chọc kim rung lên,
bào tương và tinh trùng bị đẩy ngược trở lại lòng kim tiêm). Sau khi rút kim, quan
sát lại chỗ chọc, vị trí chọc phải có hình nón với đỉnh nón quay vào phía trong nỗn,


16

nếu quan sát thấy đỉnh nón quay ra ngồi thì nguy cơ bào tương nỗn sẽ bị rị rỉ qua
lỗ chọc [48].

Hình 1.3. Tiêm tinh trùng vào bào tương nỗn; Độ phóng đại 400X
Nguồn: Bv Bưu Điện
1.1.3.2. Kiểm tra thụ tinh sau làm ICSI.
Quá trình thụ tinh trong tự nhiên và IVF cổ điển trải qua các giai đoạn: (1) tinh
trùng gắn màng trong suốt, (2) phản ứng cực đầu, (3) xâm nhập vào màng trong
suốt, (4) hòa màng bào tương nỗn và tinh trùng, (5) hoạt hóa nỗn và (6) sự hình
thành và hịa nhập của 2 tiền nhân.
Trong kỹ thuật ICSI, một tinh trùng sẽ được bất động, thu giữ bằng một vi
kim, và được tiêm thẳng vào bào tương của noãn. Sự thụ tinh trong ICSI diễn ra
khác với bình thường do khơng có các rào cản sinh học bên ngồi như: lớp tế bào
hạt quanh nỗn, màng trong suốt, màng bào tương khơng cịn tác dụng chọn lọc tinh
trùng. Do đó q trình thụ tinh trong ICSI chỉ bắt đầu bằng hiện tượng hoạt hóa
nỗn và hình thành tiền nhân [19].
• Hoạt hóa nỗn:

Việc bất động tinh trùng trong kỹ thuật ICSI sẽ gây ra những tổn thương màng
bào tương tinh trùng. Nhờ đó nhân tinh trùng tiếp xúc với các nhân tố giải cô đặc
nhân tinh trùng (glutathione) trong bào tương noãn. Đồng thời, tinh trùng cũng giải
phóng vào bào tương nỗn một số nhân tố, quan trọng nhất PLCzeta (phospholipase
C), nhân tố này không hoạt động được khi tế bào chết. PLCzeta từ tinh trùng làm
sản sinh IP3 (inisitol trisphosphate) kích thích giải phóng ion Ca2+ nội bào từ các


17

bào quan bên trong noãn (mạng lưới nội chất) giúp cho nỗn có thể tiếp tục phát
triển, q trình thụ tinh sau ICSI được diễn ra [40, 59].
• Sự hợp nhất tinh trùng với nỗn hình thành tiền nhân sau ICSI:
Sự hợp nhất của tinh trùng với noãn kèm theo giải nén chất nhiễm sắc xảy ra
trong tế bào chất của noãn trưởng thành. Các tiền nhân bắt đầu được hình thành 5- 6
giờ sau ICSI. Hai tiền nhân được hình thành khơng đồng bộ, tiền nhân đực được
hình thành trước tiền nhân cái. Tiền nhân đực có thể nhận biết được nhờ các phần
cịn sót lại của tinh trùng bám vào. Nguyên nhân của sự không đồng bộ này chưa
được hiểu hết [32].
Đánh giá thụ tinh trong ICSI
Thụ tinh trong ICSI thường được đánh giá vào thời điểm 16- 20 giờ sau khi
ICSI với sự xuất hiện của tiền nhân và thể cực thứ 2.
Hợp tử được đánh giá bình thường có 2 tiền nhân và 2 thể cực. Những đặc điểm
của 2 tiền nhân vào ngày kiểm tra thụ tinh như: kích thước và vị trí 2 tiền nhân trong
bào tương noãn, số lượng và sự phân bố của hạt nhân, hình thái bào tương nỗn được
xem là có giá trị tiên lượng kết quả thụ tinh tốt hay xấu [11].

A
B


c

Hình 1.4. Hình thái thụ tinh của hợp tử. Độ phóng đại 400X
A: Thụ tinh bình thường 2 tiền nhân. B: Thụ tinh bất thường 3 tiền nhân
C: Thụ tinh bất thường 1 tiền nhân
Nguồn: Bv Bưu Điện
Một trong những bất thường thụ tinh quan sát thấy là sự xuất hiện của nhiều
hơn 2 tiền nhân (PN- pronucleic). Có nhiều ngun nhân dẫn đến hiện tượng này
như: khơng phóng thích thể cực thứ hai, hoặc đa thụ tinh (tiêm nhiều tinh trùng vào
cùng một noãn). Sự xuất hiện của 1 PN vào thời điểm thụ tinh cũng là một trường
hợp bất thường thụ tinh. Phân tích di truyền ở hợp tử 1PN cho thấy khoảng 50% các


×