Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.29 KB, 24 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH
DOANH
1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG-CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1.1. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất.
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với những nhu cầu của con người. Trong
quá trình phát triển của sản xuất vai trò của nhân tố con người ngày càng tăng lên.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ hiện đại đặt ra những yêu
cầu mới đối với sức lao động đòi hỏi phải nâng cao trình độ văn hóa, khoa học,
chuyên môn nghiệp vụ của người lao động một cách tương xứng.
Lao động lại là yếu tố cơ bản quan trọng trong quá trình sản xuất quyết định
sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến nền
kinh tế mỗi quốc gia. Để cho quá trình tái sản xuất được hoạt động một cách
thường xuyên liên tục thì vấn đền thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Đây là
một vấn đề cơ bản quan trọng đòi hỏi bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng
đến khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Ý nghĩa yêu cầu của công tác quản lý, sử dụng lao động.
Như chúng ta đã nhận thấy rằng, nếu muốn tồn tại và phát triển xã hội không
thể ngừng tiêu dùng nên cũng không thể ngừng sản xuất. Do vậy bất cứ quá trình
sản xuất hàng hoá nào, nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của nó chứ
không xét theo hình thái từng lúc thì đồng thời đó là quá trình tái sản xuất. Tái sản
xuất là quá trình sản xuất được lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng. Mà
quá trình sản xuất gồm 3 yếu tố cấu thành là: Lao đông- đối tượng lao động- tư liệu
lao động. Ở đây ta đang xem xét về khía cạnh lao động, tức là xem xét vào khả
năng tham gia vào quá trình sản xuất của con người lao động. Người lao động bán
sức lao động ở các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao cho họ.
Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị
gọi là tiền công ( tiền lương). Như vậy tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao
phí lao động sống cần thiết và doanh nghiệp phải trả cho người lao động tương


xứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ bỏ ra. Nó cũng là biệu hiện bằng
tiền của bộ phận sản xuất xã hội mà người lao động được sử dụng để tái sản xuất
sức lao động bù đắp những hao phí lao động của mình trong quá trình hoạt động
sản xuất.
Theo chế độ hiện hành, ngoài tiền lương chính, lương phụ để đảm bảo tái
sản xuất sức lao động cũng như cuộc sống lâu dài của người lao động, doanh
nghiệp cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh khoản trích BHXH, BHYT,
KPCĐ. Đây là những khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội mà người lao động được
hưởng. Xét về bản chất đây là những khoản chi phí để hỗ trợ cho người lao động
khi ốm đau, thai sản, mất sức, nghỉ hưu…nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao
động.
Tiền lương và các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh, là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản xuất. Nếu sử dụng lao
động hợp lý và trả lương một cách đúng đắn thì không những đảm bảo nâng cao
đời sống của người lao động, tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm từ đó
làm tăng lợi nhuận. Đó là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đặt ra yêu cầu quản lý lao
động như sau:
- Tiền lương và các khoản trích theo lương đã tính vào lao động sống trong
tổng chi phí của doanh nghiệp, việc tính toán và xác định chi phí về lao động sống
phải dựa trên cơ sở quản lý quá trình huy động và sử dụng lao động trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
- Phải tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương
và các khoản có liên quan đến người lao động.
- Vì tiền lương là một bộ phận cấu thành trong quá trình sản xuất. Do đó
phải đánh giá chính xác khoản chi phí về lao động sống trong giá thành để góp
phần quản lý chi phí một cách có hiệu quả.
1.1.3. Khái niêm và bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.1.3.1. Tiền lương.
Là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá trị của yếu tố sức lao

động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động dựa trên sự thoả
thuận của hai bên, tuân theo quy luật cung cầu, giá trị thị trượng và pháp luật hiện
hành của nhà nước.
Mặt khác tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản xuất xã hội mà
người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình
sản xuất nhằm sản xuất sức lao động.
1.1.3.2. Các khoản trích theo lương.
Ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng theo số lượng và chất
lượng lao động của mình, họ còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã
hội, trong đó trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ mà theo chế độ tài chính hiện hành,
các khoản này phần lớn doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và
một phần nhỏ do người lao động đóng góp trên cơ sở tiền lương và thu nhập.
1.1.3.2.1. Bảo hiểm xã hội ( BHXH).
Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia hợp đồng trong các
trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
hưu trí, mất sức… Quỹ BHXH được quản lý tập trung thông qua hệ thống tổ chức
BHXH. BHXH được tính bằng 20% quỹ tiền lương, trong đó doanh nghiệp trích từ
chi phí 15% và người lao động đóng 5% tiền lương của mình.
1.3.2.2. Bảo hiểm y tế ( BHYT ).
Là khoản để bảo đảm chăm sóc sức khoẻ cho người lao động khi ốm đau.
Theo chế độ tài chính hiện hành thì quỹ BHYT được trích lập bằng 3% tổng mức
lương cơ bản, trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% do
người lao động nộp.
1.1.3.2.3. Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ).
Là bộ phận sử dụng chi tiêu cho hoạt động công đoàn, quỹ này được hình
thành trên cơ sở trích lập theo một tỷ lệ quy định trên tổng số lương thực tế phát
sinh trong tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ trích KPCĐ là 2%,
trong đó 1% nộp lên cơ quan quản lý cấp trên, 1% để chi tiêu cho hoạt động công
đoàn tại doanh nghiệp.
Ngoài ra người lao động trong doanh nghiệp còn được hưởng một số khoản

tiền khác như : Tiền ăn trưa, phụ cấp, tiền thưởng…
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương.
Là công cụ quản lý kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không
chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến chi phí hoạt
động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp liên quan đến tình
hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp phải
thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao
động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản
có liên quan khác cho người lao động…
- Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các
khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý
và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có
liên quan.
Yêu cầu của công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động là:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về lao động tiền lương, xác định
nguyên nhân của ảnh hưởng đến tình hình đó.
- Đề ra kế hoạch về lao động và sử dụng lao động một cách hợp lý, các
biện pháp giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm trên cơ sở nâng cáo
năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, giảm bớt khoản tổn thất và
lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.2. PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH.
1.2.1. Phân loại lao động
Tổng cộng nhân viên của doanh nghiệp là toàn bộ lực lượng lao động tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng thể này được phân
thành hai loại “ CNV trong danh sách và CNV ngoài danh sách”.
CNV trong danh sách là tất cả những người đã đăng ký trong danh sách lao

động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả thù lao theo hợp
đồng lao động. Theo quy định hiện hành, CNV trong danh sách của doanh nghiệp
bao gồm những người trực tiếp sản xuất kinh doanh từ 1 ngày trở lên và những
người không trực tiếp không trực tiếp sản xuất kinh doanh từ 5 ngày trở lên. CNV
trong danh sách bao gồm CNV thường xuyên và CNV tạm thời.
CNV thường xuyên bao gồm những người đã được tuyển dụng chính thức
làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người tuy chưa có quyết định chính
thức nhưng làm việc liên tục cho doanh nghiệp.
CNV tạm thời là những người làm việc ở doanh nghiệp theo các hợp đồng
tạm tuyển để hoàn thành công việc có tính chất đột xuất, thời vụ hoặc ngắn tạm
thời.
CNV ngoài danh sách là những người tham gia làm việc tại doanh nghiệp
nhưng không thuộc quyền quản lý lao động và trả lương hay sinh hoạt phí của
doanh nghiệp, loại này bao gồm những người trực tiếp sản xuất kinh doanh dưới 1
ngày và những người không trực tiếp sản xuất kinh doanh dưới 5 ngày.
Căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh CNV trong danh sách
được chia làm 2 loại:
Thứ nhất là những người không trực tiếp làm việc trong các hoạt động lĩnh
vực sản xuất kinh doanh, nhưng gián tiếp cho quá trình đó như: Bộ phận lãnh đạo,
bảo vệ, marketing…
Thứ hai là công nhân là những người trực tiếp sử dụng tư liệu lao động tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.
1.2.2. Hạch toán lao động.
Mục đích hạch toán lao động trong doanh nghiệp ngoài việc giúp cho công
tác quản lý lao động còn đảm bảo tính lương chính xác cho người lao động. Nội
dung của hạch toán lao động gồm hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động
và chất lượng lao động.
1.2.2.1. Hạch toán số lượng lao động.
Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng “ sổ sách” theo
dõi lao động của doanh nghiệp thường do phòng lao động theo dõi. Sổ này hạch

×