Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bai_tap_N_van_9_548e2f2abe.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.74 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài tập ôn tập phần văn thuyết minh</b>


<b>Bài 1: Khi thuyết minh (giới thiệu) về 1 tác giả ta cần phải nêu được các ý nào?</b>
<b>Bài 2: Khi giới thiệu về 1 tác phẩm truyện, 1 tác phẩm thơ ta cần phải nêu được </b>
các ý nào?


<b>Bài 3: Hãy vận dụng kiến thức trên để giới thiệu về tác giả Kim Lân và truyện </b>
ngắn “ Làng”.


<b>Bài 4: Hãy vận dụng kiến thức trên vào việc giới thiệu tác giả Huy Cận và bài thơ </b>
“Đoàn thuyền đánh cá”.


<b>Bài 5: Em đã đọc và tự tìm hiểu về tác giả Thanh Hải và bài thơ “ Mùa xuân nho </b>
nhỏ” . Hãy vận dụng kiến thức trên để tập giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ
“Mùa xuân nho nhỏ”?


<b>Bài tập ôn tập phần văn nghị luận xã hội</b>


<b>Bài 1: Thế nào là bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống? Yêu cầu về </b>
nội dung và hình thức của bài văn đó?


<b>Bài 2: Nêu các bước làm bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống.</b>
<b>Bài 3: Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống?</b>
<b>Bài 4: Thực hiện bước tìm hiểu đề, tìm ý cho đề văn sau: Trò chơi điện tử là một </b>
thú tiêu khiển hấp dẫn, nhưng hiện nay nhiều bạn vì quá ham mê trò chơi điện tử
mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu suy nghĩ của
em về hiện tượng trên.


<b>Bài 5: Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng </b>
học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.



<b>Bài tập ôn tập tiếng Việt</b>


<b>Bài 1: Nêu các loại thành phần câu mà em đã được học và trong mỗi loại thành </b>
phần đó có những thành phần cụ thể nào? Mỗi thành phần đặt một câu văn cụ thể.
<b>Bài 2: Nêu đặc điểm của thành phần khởi ngữ. Đặt 3 câu có chứa thành phần khởi </b>
ngữ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Bài 4: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh nói chuyện riêng</b>
trong giờ học, trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ và thành phần tình thái,
gạch chân dưới những thành phần đó.


<b>Gợi ý đáp án:</b>


<b>Bài tập ôn tập phần văn thuyết minh</b>


<b>Bài 1: Khi thuyết minh (giới thiệu) về 1 tác giả ta cần phải nêu được các ý sau:</b>
*Cuộc đời :


+Tên, năm sinh, năm mất, q qn
+ Hồn cảnh gia đình


+ Hồn cảnh xã hội
+ Bản thân


*Sự nghiệp:
+ Đề tài sáng tác
+ Phong cách sáng tác
+ Những tác phẩm tiêu biểu


+ Những giải thưởng mà tác giả đã đạt được



+Vị trí của tác giả đó trong nền văn học nước nhà.


<b>Bài 2: Khi giới thiệu về 1 tác phẩm truyện, 1 tác phẩm thơ ta cần phải nêu được </b>
các ý sau:


 Giới thiệu 1 tác phẩm truyện:
+ Tên tác phẩm, tên tác giả


+ Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác.
+ Thể loại, chữ viết.


+ Tóm tắt tác phẩm hoặc đoạn trích.
+ Nêu giá trị nội dung


+ Nêu giá trị nghệ thuật


+Giải thưởng mà tác phẩm đã đạt được


+ Vai trị, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả và trong
nền văn học nói chung.


 Giới thiệu 1 tác phẩm thơ:
+ Tên tác phẩm, tên tác giả


+ Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác.


+ Thể thơ, mạch cảm xúc của bài thơ, giới thiệu sơ lược về từng mạch cảm
xúc đó.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Nêu giá trị nghệ thuật


+Giải thưởng mà tác phẩm đã đạt được


+ Vai trị, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả và trong
nền văn học nói chung.


<b>Bài 3: Vận dụng kiến thức trên để giới thiệu về tác giả Kim Lân và truyện ngắn </b>
<i><b>“Làng”.</b></i>


<b>Kim Lõn: Tờn khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quờ ở Bắc</b>
Ninh. ễng là nhà văn chuyờn viết truyện ngắn và đó cú sỏng tỏc đăng bỏo từ trước
Cỏch mạng thỏng Tỏm năm 1945. Vốn gắn bú và am hiểu sõu sắc về cuộc sống ở
nụng thụn, KL hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quờ và cảnh ngộ của người nụng
dõn. Những tỏc phẩm tiờu biểu của KL như: “Nờn vợ nờn chồng” (1955), “Con chú
xấu xớ” (1962), truyện ngắn “Làng” năm 1948.Năm 2001 ông đợc tặng giải thởng
nhà nớc về văn học nghệ thuật.


<b>Truyện ngắn “Làng” được KL sáng tác năm 1948, thời kì đầu cuộc kháng</b>
chiến chống Pháp.Truyện ngắn đã diễn tả chân thực sinh động tình u làng của
ơng Hai – 1 người dân rời làng đi tản cư.Khi phải rời làng đi tản cư, ơng Hai rất
buồn, rất nhớ làng Chỵ DÇu. Ơng thường hay khoe về ngơi làng của mình. Ở nơi
tản cư, ông thường xuyên theo dõi tin tức của cuộc kháng chiến. Tình cờ ơng được
tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian, ông xấu hổ và nhục nhã vơ cùng.Mấy
ngày sau đó ơng sống trong nỗi ám ảnh, tâm trạng luôn nơm nớp lo sợ.Khi mụ chủ
nhà có ý đuổi gia đình ơng đi, đã có lúc ơng định quay về làng, nhưng vừa nghĩ
đến đó ông đã quyết định “làng thì yêu thật nhưng làng theoTây mất rồi thì phải
thù”. Ơng tâm sự với đứa con út về lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của
mình.Bỗng ơng nhận được tin cải chính về làng.Ơng đã vui vẻ trở lại và đi khoe
với mọi người về cái tin nhà mình bị Tây đốt…và rồi từ đây ông lại tiếp tục đi


khoe về cái làng của mình.


Qua diễn biến tâm trạng ơng Hai, KL đã khắc họa 1 cách chân thực, sâu sắc
và cảm động về tình u làng và lịng u nước, tinh thần kháng chiến của người
nông dân phải rời làng đi tản cư. Đồng thời giúp người đọc thấy được những
chuyển biến trong nhận thức của người nông dân từ sau Cách mạng tháng Tám:
Tình u làng hịa quyện với tình u nước, song tình yêu nước lại lớn rộng bao
chùm lên trên tình u làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

những hình thức ngơn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Ngơn ngữ
giản dị mang tính khẩu ngữ, là lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động.


Tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác văn học của Kim Lân cũng như
đề tài viết về người nông dân sau cachs mạng tháng Tám.


<b>Bài 4: Vận dụng kiến thức trên vào việc giới thiệu tác giả Huy Cận và bài thơ</b>
“Đoàn thuyền đánh cá”.


<i><b>Tác giả: Nhà thơ Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận (1919-2005) </b></i>quê ở tỉnh Hà
Tĩnh. Huy Cận nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ Lửa thiêng(1940).
Ông tham gia Cách mạng từ trước năm 1945 và sau cách mạng tháng Tám từng giữ
nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà
thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Sau cách mạng Tháng 8 hồn thơ
HC như được tái sinh, bay bổng lãng mạn trẻ trung sôi nổi.Huy Cận được Nhà
nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật( năm 1996).
Các tác phẩm chính : Lửa thiêng (1940); Trời mỗi ngày lại sáng (1958); ...


<i><b> Tác phẩm: Bài thơ ĐTĐC được Huy Cận sáng tác giữa năm 1958 trong chuyến</b></i>
đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá thể hiện
sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ của nhà thơ


Huy Cận. Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đồn thuyền
đánh cá. Hai khổ đầu là cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người, bốn
khổ tiếp theo là hoạt động của đoàn thuyền đánh cá và khổ cuối là cảnh đồn
thuyền trở về trong buổi bình minh của ngày mới. Bài thơ làm theo thể thất ngôn
trường thiên. Bài thơ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động,
bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và con người trong thời
kỳ miền bắc đi lên xây dựng XHCN.Thiên nhiên đã vận động theo một vòng quay
của mặt trời và con người đã hồn thành trách nhiệm của mình trong lao động.
Khơng có gì vui bằng lao động có hiệu quả.


Về nghệ thuật: Bài thơ được làm theo thể thơ 7 chữ với âm hưởng, giọng điệu
sôi nổi hào hứng. Bằng bút pháp lãng mạn, trí liên tưởng tưởng tượng phong phú
độc đáo, tác giả đã sáng tạo nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ. Các biện pháp tu từ được
sử dụng hợp lí mang lại giá trị biểu cảm cao. Ngơn ngữ thơ giàu tính hội họa và
giàu chất tạo hình.


Bài thơ có thể coi là 1 trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong đời thơ của Huy
Cận, đánh dấu sự chuyển biến trong dịng cảm xúc của thơ ơng. Tác phẩm vẫn còn
xanh mãi với thời gian.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>+ Thanh Hải (1930- 1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong</b>
Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ những năm cuối kháng
chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương
hoạt động và là 1 trong những cây bút có cơng đầu xây dựng nền văn học Cách
mạng miền Nam. Ông được xem như 1 gương mặt tiêu biểu của nền thơ chống Mĩ
ở miền Nam .Thanh Hải từng là tổng thư kí Hội văn nghệ Bình Trị Thiên. Tác
phẩm chính là “Những đồng chí trung kiên” (1962), “ Dấu võng Trường Sơn”
(1977), “ Mùa xuân đất này” (1982). Năm 2001 ông được truy tặng Giải thưởng
Nhà nước về văn học nghệ thuật.



<b>+ Bài thơ “ MXNN” được sáng tác năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ</b>
qua đời. Đây là thời kì đất nước ta đang chồng chất những khó khăn song cơng
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước vẫn diễn ra khẩn trương, rộn ràng ở khắp mọi
miềm đất nước.


Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” gồm 7 khổ, là tiếng lịng thiết tha u mến và
gắn bó với đất nước, cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được
cống hiến cho đất nước, góp một “ MXNN” của mình vào mùa xuân lớn của dân
tộc. Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ sự ngây ngất, mê say của nhà thơ trước
mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, trong trẻo. Từ đây, nhà thơ nghĩ tới mùa xuân đi
lên của đất nước dẫu có nhiều vất vả, gian lao. Đất nước Việt Nam yêu mấn vẫn là
vì sao sáng trên bầu trời nhân loại. Cũng từ sự đi lên của đất nước, nhà thơ ước
nguyện đóng góp những gì tinh t nhất của cuộc đời mình hồ vào cuộc đời
chung. Bốn câu còn lại của bài là lời ca quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ
Huế. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, có nhạc điệu trong sáng tha thiết
gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ
sáng tạo.


MXNN là một bài thơ hay vì đã nói lên những tình cảm lớn, những xúc động
của chính tác giả và của cả một thời đại. Tiếng lòng riêng của Thanh Hải vì thế trở
thành tiếng lịng chung của người dân Việt Nam trước mùa xuân thiên nhiên, đất
nước, con người.


<b>Bài tập ôn tập phần văn nghị luận xã hội</b>


<b>Bài 1: Thế nào là bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống? Yêu cầu về </b>
nội dung và hình thức của bài văn đó?


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

*Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc hiện tượng
có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân


và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.


*Về hình thức: bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác
thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.


<b>Bài 2: Nêu các bước làm bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống.</b>
- 4 bước:


+ Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Lập dàn ý


+ Viết bài


+Đọc lại, kiểm tra và sửa chữa


<b>Bài 3: Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống?</b>
A/ ĐVĐ:


-Dẫn dắt vào bài,


-Giới thiếu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
B/ GQVĐ:


- Luận điểm 1: Nêu thực trạng và biểu hiện của sự việc, hiện tượng đó
- Luận điểm 2: Nêu nguyên nhân của sự việc hiện tượng


- Luận điểm 3: Phân tích tác hại hoặc tác dụng của sự việc hiện tượng đó
- Luận điểm 4: Nêu giải pháp khắc phục hoặc biện pháp phát huy


C/KTVĐ:



Khẳng định lại ý nghĩa của sự việc hiện tượng đó và rút ra bài học cho bản thân.
<b>Bài 4: Thực hiện bước tìm hiểu đề, tìm ý cho đề văn sau: Trò chơi điện tử là một </b>
thú tiêu khiển hấp dẫn, nhưng hiện nay nhiều bạn trẻ vì quá ham mê trò chơi điện
tử mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu suy nghĩ
của em về hiện tượng trên.


 Bước tìm hiểu đề:


- Kiểu bài: Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

*Bước tìm ý:


<b>- Luận điểm 1: Nêu thực trạng và biểu hiện của sự việc trẻ em quá ham mê </b>
trò chơi điện tử.


+ Thực trạng: đây là 1 vấn đề nan giải, đáng báo động đặt ra đối với nhiều gia đình
và tồn xã hội…


+ Biểu hiện của hiện tượng này là ngồi lì hàng ngày hàng giờ dán mắt vào chiếc
điện thoại hay màn hình vi tính chơi những trò chơi điện tử đến mức quên ăn quên
ngủ, quên chuyện học hành, bỏ bê bài tập và thậm chí bỏ giờ chốn tiết học vì điện
tử…


<b>-Luận điểm 2: Nguyên nhân:</b>


+ Nguyên nhân chủ quan: do bản thân thiếu bản lĩnh, bị rủ rê lôi kéo; không xác
định được nhiệm vụ chính của hs là học tập, rèn luyện bản thân…


+Nguyên nhân khách quan: do gia đình và xã hội…


-Luận điểm 3: Tác hại:


+ Ảnh hưởng đến sức khỏe: giảm thị lực, cong vẹo cột sống, tâm hồn bị đầu độc
bởi những hình ảnh ghê gớm, phản cảm từ những trò chơi bạo lực…


+ Ảnh hưởng tới nhân cách: tiêu tốn thời gian, tiền bạc vào những trị vơ bổ. Khi
hết tiền thì trộm cắp đồ của bố mẹ, hàng xóm để có tiền chơi điện tử…


+Dễ trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo trên mạng…


+Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, cha mẹ xích mích vì con cái hư hỏng…
- <b>Luận điểm 4: giải pháp: </b>


+Về phía bản thân:…..
+Về phái gia đình:……
+Về phía xã hội:………


<b>Bài 5: Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng </b>
học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.


A/ ĐVĐ: - dẫn dắt vào bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

-Luận điểm 1: Giải thích thế nào là học tủ, học vẹt: Học tủ, học vẹt là lối học đối
phó, chỉ chọn những vùng kiến thức mà mình đốn mò là qua trọng để học và học
thuộc lòng 1 cách máy móc ko hiểu nội dung kiến thức mà chỉ nhắc lại như con vẹt
nhại lại lời của loài người.


- Luận điểm 2: Nêu thực trạng và biểu hiện của lối học tủ, học vẹt:


+ Đây là 1 thực trạng đáng báo động trong giới học sinh sinh viên hiện nay, nhiều


bạn học qua loa đối phó với thầy cô với việc kiểm tra thi cử mà xinh ra lối học
này…


+Biểu hiện: Hàng ngày ko chịu học, ko để ý đến bài giảng của thầy cô, gần đến
ngày thi mới lấy sách vở ra học và chỉ chọn 1 cách hú họa những vùng kiến thức
nào đó để học và học thuộc lịng nhưng lại ko hiểu gì về nội dung. Ví dụ kiến thức
của 1 chương rất dài nhưng chỉ chọn có 1 bài để học. Hay học thuộc các bài 1 cách
rất trơi chảy, xong hỏi lại thì ko hiểu nội dung của bài đó nói gì…


-Luận điểm 3: Ngun nhân:


+ Do bạn hs đó lười học, ko xác định được mục đích chính của lứa tuổi hs là học
tập, rèn luyện tích lũy kiến thức để trưởng thành…


+Do bạn đó ko tìm được phương pháp học tập đúng đắn khoa học
+Do chương trình học tập quá nặng,


+Do phương pháp giảng dậy của thầy cơ cịn khơ khan ko lôi cuốn người học…
-Luận điêm 4: Tác hại:Lối học tủ học vẹt để lại nhiều hậu quả:


+Khiến người học ko có kiến thức thực chất, có điểm số, có bằng cấp song lại thiếu
những kiến thức cơ bản sẽ rất khó khăn trong cơng việc…


+Đánh lừa thầy cơ, bố mẹ và xã hội…


+Người học tủ, học vẹt sẽ bị coi thường trong quá trình làm việc sau này vì sẽ lộ ra
những lỗ hổng trong kiến thức…


- Luận điểm 5: Giải pháp:
+ Về phía hóc sinh:…



+ Về phía người dạy:…..


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

C/ KTVĐ: khẳng định lại: học tủ, học vẹt là lối học tiêu cực, chống đối cần phải
loại bỏ. Mỗi bạn hs cần phải xác định cho mình động cơ học tập thật đúng đắn để
có cách học tập khoa học và hiệu quả…


<b>Bài tập ôn tập tiếng Việt</b>
<b>Bài 1: </b>


<b>*Các loại thành phần câu mà em đã được học là : Thành phần chính, thành phận </b>
phụ, thành phần biệt lập.


*Trong các loại thành phần đó bao gồm các thành phần cụ thể sau:
+Thành phần chính: Chủ ngữ, vị ngữ


+Thành phần phụ: Trạng ngữ, khởi ngữ


+Thành phần biệt lập: Tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi đáp
<b>Bài 2: Đặc điểm của thành phần khởi ngữ:</b>


- Nêu lên đề tài của câu
-Đứng trước chủ ngữ


- Có thể kết hợp với các quan hệ từ như : Về, đối với, cịn…
*Đặt 3 câu có chứa thành phần khởi ngữ:


- Về Mơn Ngữ văn thì tơi rất thích học.
- Đối với tơi thì mẹ là người quan trọng nhất.



- Cịn anh thì anh lại cho rằng màu vàng mới là màu đẹp nhất.
<b>Bài 3: </b>


<b>*Gọi là thành phần biệt lập vì thành phần đó sẽ khơng tham gia vào việc diễn đạt ý</b>
nghĩa sự việc của câu.


*Kể tên các thành phần biệt lập và nêu đặc điểm của từng thành phần. Cho ví dụ cụ
thể.


(trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

tình thái gắn với ý kiến của người nói, tình thái gắn với thái độ của người nói với
người nghe.


VD:1/ Có lẽ tơi sẽ khơng đi Hà Nội.


2/Theo ý anh ấy thì chiều nay chúng ta nghỉ học.
3/ Chiều nay rủ tớ đi học đấy nhé!


<i><b>b/Thành phần cảm thán: dùng để bộc lộ tâm lý, cảm xúc (vui, buồn, mừng, giận) </b></i>
người nói.


VD: -Trời ơi, tơi khơng thể chịu đựng được nó nữa rồi!
-Chao ôi, nắng đẹp quá!


<i><b>c/Thành phần gọi đáp: dùng để duy trì hoặc tạo lập cuộc hội thoại.</b></i>
VD: Hoa: - Lan ơi, chì nay đi tập bóng chuyền nhé!


Lan: - Ừ, chúng mình đi chung xe nhé!



<i><b>d/Thành phần phụ chú: dùng để bổ sung 1 số chi tiết cho nội dung chính của câu. </b></i>
Thường được đặt giữa 2 dấu gạch ngang, giữa 2 dấu ngoặc đơn, 2 dấu phẩy hoặc
giữa 1 dấu gạch ngang với 1 dấu chấm, giữa 1 dấu gạch ngang với 1 dấu phẩy.
Nhiều khi còn được đặt sau dấu 2 chấm.


VD: - Cô giáo chủ nhiệm lớp tôi (Cô Lan) rất nghiêm khắc.


- Lớp trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước- phải ra sức học tập để tích
lũy kiến thức sau này góp sức xây dựng đất nước.


<i><b>(HS có thể vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những kiến thức về các thành phần biệt lập)</b></i>
<b>Bài 4: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh nói chuyện riêng</b>
trong giờ học, trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ và thành phần tình thái,
gạch chân dưới những thành phần đó.


Có thể tham khảo đoạn văn sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×