Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

MỘT VÀI Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.93 KB, 27 trang )

MỘT VÀI Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HẠCH
TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG
ĐÀ 9
Từ đặc điểm TSCĐ tại Công ty, thì việc hạch toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả
sử dụng, quản lý TSCĐ là hết sức cần thiết. Hơn nữa, do TSCĐ là một yếu tố đầu vào
hết sức quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời TSCĐ thường có giá
trị lớn nên các công ty cần quan tâm để công tác về TSCĐ được chuyên nghiệp, hiệu
quả và tiết kiệm hơn. Đặc biệt, tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 do đặc điểm về loại
hình kinh doanh nên TSCĐ đóng vai trò hết sức quan trọng. Công ty không ngừng
hoàn thiện và phát huy công tác quản lý, sử dụng và tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9, bằng những kiến thức đã
học được, cũng như thực tế ghi nhận ở Công ty, cùng sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô
giáo hướng dẫn – Th.S Đặng Thuý Hằng, và các anh chị trong phòng Kế toán- Tài
chính, phòng Kinh tế, phòng Vật tư- Cơ giới, tôi xin có một vài ý kiến đánh giá về
thực trạng công tác quản lý, sử dụng và tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ và mạnh dạn
đưa ra một vài ý kiến nhằm nâng cao công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 9.
1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng và tổ chức hạch toán kế
toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9
1.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công
ty Cổ phần Sông Đà 9.
1.1.1. Nh ng u i m trong công tác qu n lý TSC t i Công ty.ữ ư đ ể ả Đ ạ
- Với đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh thì TSCĐ tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 9 chủ yếu phục vụ cho hoạt động xây lắp. Do đó, Công ty đã tiến hành cho
các TSCĐ được phân về Đội cơ giới, các chi nhánh và khối cơ quan Công ty. Khi
TSCĐ được phân về bộ phận nào thì sau khi tiếp nhận, TSCĐ được sử dụng đúng
Nguyễn Thị Nhung Kế toán 46B
mục đích, kế hoạch của Công ty. Đồng thời, các bộ phận phải có trách nhiệm quản lý
TSCĐ, nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng ngoài định mức thì phải bồi thường vật chất.
Chính nhờ biện pháp quản lý chặt chẽ và quy về trách nhiệm mà các bộ phận có tinh
thấn trách nhiệm cao trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ.


- Để việc quản lý có hiệu quả hơn, định kỳ, Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ để
sớm phát hiện những trường hợp thừa thiếu TSCĐ, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp
thời. Đồng thời, qua việc kiểm kê TSCĐ cũng xác định được những TSCĐ hư hỏng
cần sửa chữa hay thanh lý, nhượng bán.
1.1.2. u i m trong h ch toán TSC t i Công ty C ph n SôngƯ đ ể ạ Đ ạ ổ ầ
à 9.Đ
 Về tổ chức bộ máy kế toán
- Đội ngũ nhân viên phòng Kế toán- Tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9
mặc dù chưa đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng nhưng trình độ chuyên môn cao( 100%
nhân viên có trình độ đại học về chuyên ngành kế toán trở lên). Điều đó góp phần
nâng cao chất lượng công tác kế toán tại Công ty. Các kế toán viên được phân công
theo từng phần hành cụ thể tạo cơ sở cho sự chuyên môn hoá thực hiện công việc.
- Để nâng cao chất lượng công việc và cập nhật các kiến thức, thông tin kế toán
tài chính mới ban hành, Công ty Cổ phần Sông Đà 9 rất chú trọng thường xuyên mời
chuyên gia, các giảng viên của các trường kinh tế đào tạo cho các nhân viên Phòng kế
toán tài chính và các nhân viên kế toán tại các chi nhánh, các tổ đội,
 Về phần mềm kế toán hỗ trợ
Theo chủ trương của Tổng công ty Sông Đà và yêu cầu hoạt động trong thị
trường cạnh tranh của một công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng
khoán, Phòng tài chính kế toán của Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy SAS
được thiết kế chuyên dùng cho Tổng Công ty Sông Đà và các công ty thành viên, để
hỗ trợ cho công tác kế toán tiến hành nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp trong
việc phân loại, hạch toán và tổng hợp các báo cáo. Nhờ việc áp dụng khoa học tiên
tiến một cách phù hợp với tình hình Công ty, đã đem lại lợi ích về mọi mặt trong đó
Nguyễn Thị Nhung Kế toán 46B
phải kể đến công việc của kế toán viên được giảm bớt, việc hạch toán diễn ra nhanh
chóng, chính xác hơn, tránh được những chi phí không cần thiết
 Về chứng từ kế toán
-Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn được lập đầy đủ, hợp lý,
hợp lệ theo đúng quy định của Bộ tài chính. Công ty sử dụng các mẫu chứng từ như:

Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, thẻ TSCĐ… theo mẫu của Bộ tài
chính ban hành. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập, luân chuyển chứng
từ, lưu trữ và bảo quản cũng như việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu thực tế và số liệu
sổ sách.
- Quy trình luân chuyển TSCĐ được thực hiện một cách chặt chẽ. Việc xác
định từng TSCĐ bằng các số liệu tương ứng với các đặc trưng kỹ thuật và tác dụng
của chúng giúp cho kế toán quản trị thuận lợi trong việc sắp xếp TSCĐ theo các chỉ
tiêu quản lý, nghiên cứu khi cần thiết. Đồng thời đảm bảo được trách nhiệm vật chất
cá nhân, bộ phận sử dụng trong quá trình bảo quản và sử dụng TSCĐ
 Về tài khoản kế toán
Công tác áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Ngoài ra, Công ty còn mở chi tiết các
tài khoản cấp 3, 4 để thuận lợi hơn trong công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh
 Về hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo
Hằng năm, Công ty lập hệ thống sổ và báo cáo theo đúng quy định, bên cạnh đó,
Công ty còn lập hệ thống sổ và báo cáo quản trị riêng nhằm phục vụ cho mục đích
quản lý. Riêng đối với TSCĐ, Công ty lập sổ tăng giảm TSCĐ, sổ khấu hao theo đơn
vị sử dụng, đồng thời có các báo cáo tăng giảm TSCĐ, bảng tổng hợp khấu hao. Như
vậy, có thể thấy rõ ràng tình hình tăng, giảm TSCĐ, mức khấu hao để có biện pháp
phân bổ và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý.
 Về công tác sửa chữa lớn Tài sản cố định
Tài sản của Công ty phần lớn là máy mócc thiết bị có giá trị lớn, thời gian sử
dụng lâu dài. Do vậy, hàng năm, Công ty đều lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, điều
Nguyễn Thị Nhung Kế toán 46B
này giúp Công ty chủ động trong quá trình sửa chữa. Đối với những TSCĐ đã khấu
hao hết giá trị mà vẫn hoạt động được, Công ty trích phụ phí sử dụng TSCĐ và sửa
chữa lớn, công việc sửa chữa thường xuyên đảm bảo cho quá trình thi công- sản xuất
kinh doanh không bị gián đoạn.
 Về công tác đầu tư mới TSCĐ

Là công ty Cổ phần có sự chi phối hoạt động của Nhà nước, hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng, Công ty luôn nhận thức rõ vấn đề quan trọng của việc
đầu tư trang thiết bị TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã đầu tư một cơ cấu TSCĐ hợp lý và có chất
lượng nhằm đảm bảo tốt cho công tác sản xuất kinh doanh. Với kết quả kinh doanh
đạt được trong quá trình hoạt động, Công ty luôn chủ động trong việc đầu tư mua mới
trang thiết bị, điều này ảnh hưởng tích cực đến quá trình và chất lượng thi công của
Công ty
 Về nguồn đầu tư cho TSCĐ
Đầu tư cho TSCĐ có đặc điểm là vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài.. nên không
dễ dàng để huy động nguồn đầu tư cho TSCĐ. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Sông Đà
9 đã rất năng động trong việc huy động vốn tự có và vốn tín dụng để giải quyết vấn
đề này. Nhờ uy tín của Công ty trên thị trường mà việc huy động vốn tín dụng của
Công ty diễn ra khá suôn sẻ, phần vốn tín dụng đầu tư trong TSCĐ của Công ty là
tương đối lớn.
1.2. Nh ng nh c i m trong h ch toán k toán TSC t i Côngữ ượ đ ể ạ ế Đ ạ
ty C ph n Sông à 9ổ ầ Đ
Bên cạnh những điểm đã đạt được thì công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ
phần Sông Đà 9 vẫn còn những mặt chưa hoàn thiện như sau:
 Về bộ máy kế toán
Do bộ máy tổ chức của Công ty còn cồng kềnh nên công tác tổ chức kế toán
chưa được nhanh chóng, gọn nhẹ, do vậy đôi khi gây nhầm lẫn trong việc hạch toán.
Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình trực tuyến, ngoài việc uỷ quyền
Nguyễn Thị Nhung Kế toán 46B
cho các đơn vị trực thuộc lớn hạch toán độc lập thì Công ty vẫn chỉ đạo chỉ đạo trực
tiếp cho các đơn vị trực thuộc nhỏ. Điều đó có nghĩa là các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh ở các đơn vị trực thuộc nhỏ đều phải tập hợp lên phòng kế toán của Công ty để
hạch toán. Do đó gây mất thời gian, làm chậm trễ trong việc hạch toán, làm tăng khối
lượng công việc trong phòng kế toán Công ty, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và gây
mất chủ động ở các đơn vị trực thuộc. Trong việc phân công nhiệm vụ của các nhân

viên trong phòng kế toán, vẫn còn tồn tại tình trạng nhân viên kế toán vừa là kế toán
TSCĐ vừa là thủ quỹ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng lao động của cán bộ này.
 Về công tác khấu hao TSCĐ
- Trong sổ chi tiết TSCĐ, số khấu hao theo nguồn không được phản ánh. Việc
khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý tại Công ty như sau: Tại toà nhà Sông Đà-
nơi đặt trụ sở của Công ty tại Mỹ Đình sử dụng máy phát điện DETUZ 165KVA… thì
chi phí khấu hao phải đưa vào Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp thì Công
ty lại hạch toán vào Tài khoản 627404- Trụ sở Công ty tại Mỹ Đình. Hoặc khấu hao
TSCĐ mà cụ thể là máy thi công san, ủi tại đội xây dựng tổng hợp Sơn La, phải đưa
vào Tài khoản 623- chi phí máy thi công, Công ty lại đưa vào 627- chi phí sản xuất
chung, đã làm sai bản chất chi phí, từ đó có thể có những đánh giá sai lệch trong việc
tính giá trị sản phẩm dở dang, ảnh hưởng đến kết luận của kế toán quản trị cũng như
của ban giám đốc Công ty…
- Công ty đã tiến hành rích khấu hao với một số TSCĐ vô hình như Thương hiệu Sông
Đà, phần mềm máy tính nhưng chưa tiến hành trích khấu hao đối với TSCĐ vô hình
là quyền sử dụng đất, là một TSCĐ vô hình có giá trị lớn. Công ty nên tham khảo về
quy định liên quan đến thời gian sử dụng đất với việc trích khấu hao quyền sử dụng
đất.
 Về công tác đánh giá lại TSCĐ
Khi đánh giá lại TSCĐ, kế toán Công ty không hạch toán sự tăng giảm giá trị
TSCĐ trên tài khoản 412 “ Chênh lệch đánh giá lại”, mà giá trị tăng giảm đó kế toán
Công ty lại ghi giá trị âm vào bên tài khoản 214 “ Hao mòn luỹ kế”, như vậy sẽ làm
Nguyễn Thị Nhung Kế toán 46B
cho khấu hao không đúng, gây khó khăn cho công tác đánh giá tình hình tài sản, ảnh
hưởng đến đánh giá của kế toán quản trị.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 9
2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ
phần Sông Đà 9
Công ty Cổ phần Sông Đà 9 là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực

xây lắp, là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cho nên Tài sản cố định
chủ yếu của Công ty là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Hầu hết TSCĐ đều có
giá trị lớn, được sản xuất ở nhiều nước, thời gian sử dụng lâu dài nên việc theo dõi,
hạch toán TSCĐ là hết sức khó khăn, phức tạp
Thêm vào đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gắn liền với việc sử
dụng các máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển. Do đó, hàng năm, các chi phí
kinh doanh trong kỳ chiếm phần lớn là chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa
thường xuyên và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Công ty Cổ phần Sông Đà 9 là một Công ty Cổ phần được niêm yết trên thị
trường chứng khoán, nên Báo cáo Tài chính là hết sức qua trọng. Mà TSCĐ lại chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong tổng Tài sản của của Công ty ở Bảng Cân đối kế toán và chi
phí khấu hao TSCĐ chiếm phần tương đối lớn chi phí trong Báo cáo kết quả kinh
doanh
Việc hạch toán TSCĐ một cách hợp lý, hợp lệ và logic là rất cần thiết. Điều này
sẽ đánh giá chính xác tình hình sử dụng TSCĐ, giúp cho ban giám đốc Công ty ra
quyết định đúng đắn, giúp cho việc nâng cao năng suất máy thi công, thực hiện khấu
hao TSCĐ hợp lý hơn làm tăng lợi nhuận kinh doanh.
2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán
TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9
Đối với công ty hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự muốn có chỗ đứng trên thị
trường thì luôn phải nâng cao hiệu quả quản lý, hạch toán kế toán chính xác để ra
quyết định đúng đắn cho sản phẩm chất lượng với giá thành hạ, để chi phí thấp nhất
Nguyễn Thị Nhung Kế toán 46B
và lợi nhuận cao nhất. Từ thực tế tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại
Công ty, với vốn kiến thức đã được học, Tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau để
góp phần làm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty
2.2.1. i v i công tác h ch toán k toán TSCĐố ớ ạ ế Đ
- Ý kiến thứ nhất: Về bộ máy kế toán
Phòng kế toán của Công ty nên phân công thực hiện công việc kế toán của các
đơn vị trực thuộc nhỏ. Điều đó có nghĩa là phòng kế toán của Công ty chỉ nên tổng

hợp báo cáo của đơn vị trực thuộc vào cuối mỗi kỳ( theo tháng hoặc theo quý) để tiến
hành kiểm tra đồng thời phản ánh vào số liệu tổng hợp của Công ty. Điều này sẽ góp
phần làm giảm bớt công việc kế toán cho Công ty, vừa tạo sự chủ động, kịp thời cho
các đơn vị trực thuộc.
Việc kế toán TSCĐ kiêm luôn nhiệm vụ thủ quỹ là không hợp lý, do đó Công
ty nên tiến hành phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho các nhân viên kế toán, đề
phòng tránh những rủi ro không cần thiết, thực hiện chuyên môn hoá công việc để đạt
được kết quả cao hơn.
- Ý kiến thứ hai: Tuân thủ ghi nhận TSCĐ theo quy định chung:
Công ty nên thường xuyên tiến hành xem xét lại các TSCĐ hiện có, qua đó
phát hiện những TSCĐ có giá trị nhỏ hơn 10 triệu đồng để chuyển sang thành công
cụ, dụng cụ đang sử dụng. Xác định số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại của TSCĐ để
ghi chuyển sang chi phí trả trước dài hạn hoặc chi phí kinh doanh trong kỳ và được
hạch toán như sau:
Nợ TK 242 : Chi phí trả trước dài hạn ( nếu GTCL của TSCĐ lớn)
Nợ TK 623,627,641,642: ( nếu GTCL của TSCĐ nhỏ)
Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ
Có TK 211: TSCĐHH
- Ý kiến thứ ba: Về công tác sửa chữa lớn TSCĐ
Theo quy định thì kế toán phải tham gia lập dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
nhưng kế toán tại Công ty chỉ làm nhiệm vụ cấp nguồn sửa chữa lớn cho các chi
nhánh, gây khó khăn cho việc quản lý nguồn chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Công ty nên
Nguyễn Thị Nhung Kế toán 46B
cho các chi nhánh, xí nghiệp chủ động trong quá trình trích trước chi phí sửa chữa và
tiến hành hoạt động sửa chữa. Sau đó, phòng kế toán trên Công ty sẽ tiến hành tổng
hợp các chứng từ liên quan đến sửa chữa lớn TSCĐ tại các chi nhánh, xí nghiệp để
tiến hành hạch toán hợp lý.
- Ý kiến thứ tư: Về công tác khấu hao TSCĐ
+ Về thời điểm trích và thôi trích khấu hao TSCĐ : theo quy định của Bộ tài
chính ban hành theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC về chế độ quản lý, sử dụng và

trích khấu hao TSCĐ. Việc trích và thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu
từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm hoặc tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Và
căn cứ vào khung thời gian của TSCĐ ban hành kèm theo quyết định số
206/2003/QĐ-BTC, công ty nên xác định lại khung thời gian khấu hao của một số
TSCĐ cho phù hợp hơn, tránh tình trạng trích khấu hao không đúng gây ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh cũng như kế toán quản trị của Công ty.
+ Về việc xác định mức trích khấu hao của TSCĐ
Tuân thủ theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện
hành theo Quyết định số 206 ở trên, đối với những TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày
01/01/2004, Công ty nên xác định lại mức trích khấu hao như sau:
Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của TSCĐ để xác định giá trị còn lại
trên sổ kế toán của Tài sản cố định
Xác định thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ theo công thức sau:
t
1
T = T
2
( 1 - ------ )
T
1
Trong đó:
T : Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ
T
1
: Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ Lục 1 ban
hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC.
T
2
: Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC

Nguyễn Thị Nhung Kế toán 46B
t
1
: Thời gian thực tế đã trích khấu hao của TSCĐ
Xác định mức trích khấu hao hằng năm( cho những năm còn lại của TSCĐ)
như sau:
Mức trích khấu hao Giá trị còn lại của TSCĐ
trung bình hàng năm = -------------------------------------------
của TSCĐ Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ
Mức trích khấu hao trung bình hằng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm
chia cho 12 tháng.
+ Về việc hạch toán đúng chi phí khấu hao:
Công ty nên sử dụng đúng các tài khoản để phản ánh đúng chi phí trong quá
trình sản xuất kinh doanh, các chi phí khấu hao máy móc của đội xây dựng Tổng hợp
Sơn La tại chi nhánh Sông Đà 908 nên đưa vào Tài khoản 623- Chi phí máy thi công,
để xác định đúng giá thành các công trình thực hiện, chi phí khấu hao máy móc phục
vụ cho công tác quản lý nên đưa vào tài khoản 6424- Khấu hao tài sản phục vụ cho
quản lý, tạo thuận lợi cho kế toán quản trị trong việc nghiên cứu các biện pháp nhằm
giảm bớt chi phí kinh doanh của Công ty
+ Về việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao hợp lý
Theo quyết định 206/2003QĐ-BTC về việc quản lý TSCĐ và trích khấu hao
TSCĐ đã cho phép doanh nghiệp căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của TSCĐ mà xác
định một khoảng thời gian tối thiểu hoặc tối đa, cũng như quy định ba phương pháp
tính khấu hao TSCĐ( trong đó có phương pháp khấu hao theo đường thẳng mà Công
ty đang áp dụng). Do Công ty mua TSCĐ bằng nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn
tín dụng, nên để đảm bảo cho Công ty có thể trả vốn vay nhanh khi tiến hành đầu tư
TSCĐ bằng nguồn vốn tín dụng, Bộ Tài chính đã cho Doanh nghiệp khấu hao TSCĐ
theo năm vay vốn nhưng không quá số vốn vay. Việc này tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tính nhanh mức khấu hao, từ đó giảm tối đa thời gian khấu hao. Do Công ty
Cổ phần Sông Đà 9 quản lý TSCĐ của cả các chi nhánh, các tổ đội xây dựng nên cấn

Nguyễn Thị Nhung Kế toán 46B
lưu tâm đến quy định vừa nêu. Khi khấu hao hết thì có kế hoạch thanh lý hay nhượng
bán TSCĐ, tận dụng thời gian khấu hao nhanh để tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ và
cập nhật công nghệ mới. Bên cạnh đó, Công ty cần có sự giám sát chặt chẽ việc sử
dụng và trích khấu hao của các chi nhánh, đội xây dựng nhằm tránh tình trạng lợi
dụng quy định để làm tăng chi phí hay bảo quản không tốt TSCĐ, hoặc có thông đồng
với các đơn vị được nhượng bán, thanh lý TSCĐ, tạo nguồn thu bất chính cho một số
cá nhân.
Công ty có thể lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ.
Như: TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc thì nên áp dụng phương pháp khấu hao đường
thẳng. TSCĐ là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải gắn liền với biến động của tình
hình sản xuất kinh doanh và thường xuyên được sử dụng thì nên áp dụng phương
pháp khấu hao nhanh.
+ Về việc trích khấu hao của TSCĐ VH là quyền sử dụng đất
Theo quyết định số 206/QĐ-BTC thì quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ VH
đặc biệt được ghi nhận vào nguyên giá nhưng không được trích khấu hao. Còn quyền
sử dụng đất có thời hạn thì thời gian sử dụng là thời hạn được sử dụng đất theo quy
định, do vậy quyền sử dụng đất có thời hạn vẫn phải trích khấu hao. Quyền sử dụng
đất của Công ty Cổ phần Sông Đà 9 chính là quyền sử dụng đất của Toà nhà Sông Đà
trên đường Phạm Hùng, Mỹ Đình và một số nơi khác( nơi đặt các chi nhánh, các tổ
đội của Công ty), nhưng quyền sử dụng đất này do Tổng Công ty cấp cho Công ty CP
Sông Đà 9 nên chưa xác định được thời hạn sử dụng đất. Công ty nên làm rõ về thời
hạn sử dụng đất với Tổng công ty Sông Đà để ra quyết định rõ ràng về việc có trích
khấu hao quyền sử dụng đất.
2.2.2. i v i vi c t ch c qu n lý TSC cà công tác u tĐố ớ ệ ổ ứ ả Đ đầ ư
TSCĐ
- Ý kiến thứ nhất: Bộ máy quản lý
Công ty Cổ phần Sông Đà 9 là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông
Đà, lại là một công ty có quy mô lớn, đội ngũ cán bộ công viên đông đảo, lĩnh vực
Nguyễn Thị Nhung Kế toán 46B

×