Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

Luận án tiến sĩ giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 201 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-----*****-----

BÙI HỮU PHÚ

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

CHUN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS. Nguyễn Văn Phúc
TS. Nguyễn Xuân Điền

Hà Nội - 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................iv
DANH MỤC BẢNG................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài....................................................2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án....................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................12
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu...............................13
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................13
7. Kết cấu của luận án........................................................................................16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI
CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CƠNG NGHIỆP.............................17
1.1. KHU CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP.................................................................................................................. 17
1.1.1. Bản chất và vai trò của các khu công nghiệp.................................................17
1.1.2. Phát triển bền vững khu công nghiệp..................................................20
1.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU
CƠNG NGHIỆP...................................................................................................34
1.2.1. Khái niệm giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp.......34
1.2.2. Vai trò của các giải pháp tài chính đến sự phát triển bền vững các khu cơng
nghiệp...................................................................................................................... 35
1.2.3. Nợi dung các giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp........36
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới các giải pháp tài chính phát triển bền vững các
khu công nghiệp......................................................................................................50
1.3. KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM. 55
1.3.1. Kinh nghiệm ở Hưng Yên..............................................................................55
1.3.2. Kinh nghiệm ở Bắc Giang.............................................................................57
1.3.3. Kinh nghiệm ở Hải Phòng.............................................................................58
1.3.4. Kinh nghiệm ở Bình Dương.........................................................................60
1.3.5. Mợt số bài học về giải pháp tài chính phát triển bền vững khu công nghiệp rút
ra cho tỉnh Vĩnh Phúc..............................................................................................61

i



TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................63
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC........................................................64
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH
PHÚC..................................................................................................................... 64
2.1.1. Sự hình thành và phát triển các khu cơng nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc........................64
2.1.2. Tính bền vững trong sự phát triển các khu công nghiệp Vĩnh Phúc.....................69
2.1.3. Đánh giá chung về sự phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh
Phúc........................................................................................................................ 78
2.2. THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC....................................................80
2.2.1. Giải pháp tài chính của Nhà nước..................................................................82
2.2.2. Giải pháp tài chính của các doanh nghiệp để phát triển bền vững các khu công
nghiệp Vĩnh Phúc..................................................................................................103
2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC...115
2.3.1. Mợt số kết quả tích cực từ việc sử dụng các giải pháp tài chính..................115
2.3.2. Mợt số hạn chế trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp tài chính để
phát triển các khu cơng nghiệp ở Vĩnh Phúc..........................................................117
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các giải pháp tài chính
phát triển các khu cơng nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc......................................................118
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................................123
CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC................................124
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP CỦA VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025....................124
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20212025...................................................................................................................... 124
3.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Vĩnh
Phúc giai đoạn 2021- 2025....................................................................................127

3.1.3. Mục tiêu xây dựng và sử dụng các giải pháp tài chính phát triển các KCN
theo hướng bền vững.............................................................................................130
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN
2030...................................................................................................................... 131

ii


3.2.1. Đề xuất với Nhà nước để điều chỉnh một số chính sách ưu đãi th́ và áp
dụng chúng mợt cách phù hợp với điều kiện của địa phương................................131
3.2.2. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để phát triển các khu cơng nghiệp........138
3.2.3. Đa dạng hóa và tập trung các nguồn thu để tăng cường khả năng cho ngân
sách địa phương nhằm đảm bảo nhu cầu chi ngân sách.........................................143
3.2.4. Hồn thiện cơ chế phân bở ngân sách và sử dụng ngân sách.......................147
3.2.5. Nhanh chóng thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với các chủ thể có liên
quan đến q trình phát triển các khu cơng nghiệp................................................155
3.3. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC......159
3.3.1. Tăng vốn chủ sở hữu, lựa chọn nguồn vốn tín dụng tối ưu nhằm đảm bảo
đúng tiến độ, đầy đủ hạng mục và quy mô đầu tư của dự án.................................159
3.3.2. Chia sẻ nguồn lực tài chính với các đối tác trong ch̃i kinh doanh............161
3.3.3. Trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp......................................163
3.3.4. Tạo lập và sử dụng có hiệu quả quỹ bảo vệ môi trường...............................164
KẾT LUẬN..........................................................................................................166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................167
PHỤ LỤC

iii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
BVMT
Bộ KH & ĐT
CN
CNH, HĐH
DDI
DN
DVHTKD
FDI
GTSX
KCN
KCX
KKT
PTBV
Thuế XNK
Thuế TNCN
Thuế GTGT
Ngân hàng VDB
NHTM
NSNN
NSĐP
SXCN

:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

iv

Ban quản lý
Bảo vệ môi trường
Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Cơng nghiệp
Cơng nghiệp hố hiện đại hóa
Đầu tư trong nước
Doanh nghiệp
Dịch vụ hỡ trợ kinh doanh
Đầu tư nước ngồi

Giá trị sản x́t
Khu cơng nghiệp
Khu chế x́t
Khu kinh tế
Phát triển bền vững
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế giá trị gia tăng
Ngân hàng phát triển Việt Nam
Ngân hàng thương mại
Ngân sách nhà nước
Ngân sách địa phương
Sản xuất công nghiệp


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thực trạng các khu công nghiệp ở Hưng Yên tới 31/12/2016.................56
Bảng 1.2: Số dự án và vốn đăng ký tại các KCN đang hoạt động ở Hưng Yên (Tính
đến hết 6/ 2020).......................................................................................................57
Bảng 1.3: Sự phát triển các KCN Bắc Giang tới hết năm015..................................58
Bảng 1.4: Các khu công nghiệp ở Bắc Giang (tới giữa năm 2020)..........................59
Bảng 1.5: Số doanh nghiệp và vốn đầu tư vào các KCN đang hoạt động tại Hải
Phòng tới 31/ 12/ 2016............................................................................................60
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2018................................65
Bảng 2.2: Sự phát triển của các KCN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010- 2019...........66
Bảng 2.2b. Quy mô các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.........................................................68
Bảng 2.3. Chủ đầu tư các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................69
Bảng 2.4. Diện tích và tỷ lệ lấp đầy các KCNđã thành lập tỉnh Vĩnh Phúc.............73
Bảng 2.5. Tổng số dự án và số vốn đăng ký, vốn thực hiện 2015-2019...................74
Bảng 2.6. Hiệu quả hoạt động của các DN trong KCN tỉnh Vĩnh Phúc........................75

Bảng 2.7. Giá trị sản xuất CN từ các KCN Vĩnh Phúc 2014-2019..........................76
Bảng 2.8. Số thu từ các KCN Vĩnh Phúc 2010-2018..............................................85
Bảng 2.9. Miễn giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp...................................86
Bảng 2.10. Đánh giá của các doanh nghiệp & tở chức về chính sách th́..............88
Bảng 2.11. Mức đợ ưu tiên sửa đởi chính sách th́ x́t nhập khẩu.......................89
Bảng 2.12. Quan điểm về việc chính quyền đầu tư ngân sách xây dựng nhà ở cho
công nhân các KCN ở Vĩnh Phúc............................................................................96
Bảng 2.13. Quan điểm về việc tỉnh đầu tư NSNN để xây dựng KCN và phát triển
dịch vụ hỡ trợ kinh doanh........................................................................................97
Bảng 2.14a: Kinh phí bù lỡ cho các tuyến xe buýt ở Vĩnh Phúc............................100
Bảng 2.14b. Khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của công nhân các KCN................100
Bảng 2.15. Mức độ cần thiết nhà nước hỗ trợ đầu tư các phương tiện...................101
cơng cợng phục vụ miễn phí cho công nhân các KCN tỉnh Vĩnh Phúc..................101
Bảng 2.16. Quan điểm về việc tách hoạt động xây dựng trung tâm xử lý nước thải
tập trung thành các tiểu dự án để kêu gọi đầu tư độc lập.......................................104
Bảng 2.17. Mức độ quan trọng và cần thiết của việc tham gia mua bảo hiểm các loại
của doanh nghiệp trong KCN................................................................................108
Bảng 2.18. Mức đợ cần thiết của cơng ty về việc trích lập quỹ bảo vệ môi trường
đối với các doanh nghiệp.......................................................................................109

v


Bảng 2.19. Đề xuất về cách thức xử lý nước thải và chất thải rắn của doanh nghiệp
trong KCN.............................................................................................................109
Bảng 2.20. Tỷ lệ diện tích trồng cây xanh tạo cảnh quan mơi trường trong cơng ty
trên tởng diện tích đất th....................................................................................110
Bảng 2.21. Sự hỗ trợ của công ty dành cho người lao động thất nghiệp................112
Bảng 2.22. Giá cho thuê mặt bằng cơng nghiệp và phí dịch vụ............................114
Bảng 2.23. Giá cho th mặt bằng ở các KCN tỉnh Bắc Giang.............................114

Bảng 2.24. Phí bảo trì ở các KCN tỉnh Bắc Giang.................................................115
Bảng 3.1. Số liệu lao động tại các nơi tập trung nhiều công nhân.........................154
Bảng 3.2.Doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân.................154

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quan hệ giữa th́ śt với GDP và thu ngân sách nhà nước...................38
Hình 1.2: Biến đợng vốn của doanh nghiệp trong chu kỳ kinh doanh.....................44
Hình 1.3: Tác động của giải pháp áp dụng giá cho thuê mặt bằng hợp lý tới sự phát
triển bền vững của các KCN....................................................................................46
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015.......................72
Hình 2.1b: Sự cải thiện tính bền vững trong phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc giai
đoạn 2015- 2019......................................................................................................81
Hình 2.2. Đánh giá về khung chính sách đối với các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.............83
Hình 2.3. Chính sách tài chính nhà nước cần tập trung sửa đởi...............................84
Hình 2.4. Mức đợ ưu tiên sửa đởi chính sách th́ thu nhập doanh nghiệp..............88
Hình 2.5. So sánh mức đợ ưu tiên sửa đởi, bở sung các chính sách th́ tỉnh Vĩnh
Phúc đang áp dụng..................................................................................................90
Hình 2.6. Quan điểm về sử dụng NSNN để hỡ trợ GPMB......................................93
Hình 2.7. Hình thức phở biến đáp ứng nhu cầu về nhà ở của công nhân các KCN
Vĩnh Phúc................................................................................................................ 95
Hình 2.8. Đánh giá về chính sách, chủ trương của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong
vấn đề nhà ở cho cơng nhân ở các KCN..................................................................96
Hình 2.9. Khả năng cung cấp thông tin & cung ứng lao động cho các KCN tại Vĩnh
Phúc......................................................................................................................... 98
Hình 2.10. Phương thức di chuyển, đi lại của cơng nhân các KCN Vĩnh Phúc.......99
Hình 2.11. Mức độ cần thiết sử dụng ngân sách để hỗ trợ cho nông dân trong việc
đào tạo, chuyển đổi ngành nghề............................................................................102

Hình 2.12. Đánh giá về chính sách tín dụng tại Vĩnh Phúc...................................103
Hình 2.13. Mức đợ cần thiết sửa đởi chính sách tín dụng tại Vĩnh Phúc...............103
Hình 2.14. Chính sách tín dụng tại địa phương có nên ưu tiên, khún khích hiện
nay đối với trong q trình đầu tư phát triển các KCN..........................................104
Hình 3.1. Quan điểm về việc chính quyền đầu tư ngân sách xây dựng nhà ở cho
công nhân khu cơng nghiệp ở Vĩnh Phúc..............................................................175
Hình 3.2. Mức đợ cần thiết sửa đởi chính sách tín dụng........................................180
Hình 3.3. Nguồn vốn công ty huy động để ổn định và mở rộng sản x́t..............162
Hình 3.4. Thực trạng trích lập các quỹ dự phòng rủi ro của các doanh nghiệp trong
các khu công nghiệp..............................................................................................166
Hình 3.5. Mức đợ cần thiết của các doanh nghiệp về việc trích lập quỹ bảo vệ mơi
trường.................................................................................................................... 167

vii


viii


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Vĩnh Phúc đang chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Phát triển các KCN là một chủ
trương lớn và quan trọng của tỉnh trong những năm qua. Từ khi tái thành lập tỉnh
năm 1997, sựphát triển các KCN ở Vĩnh Phúc đã luôn biến động cùng chiều với giá
trị sản xuất công nghiệp, cơ cấu kinh tế, số thu ngân sách, năng lực cạnh tranh…
của Tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững của các KCN Vĩnh Phúc đang đòi hỏi
phải giải quyết nhiều vấn đề, đặc biệt là:
Thứ nhất, các KCN hiện đang tập trung quá mức ở các trung tâm kinh tế (các
đô thị), nằm cạnh hoặc rất gần các trục đường quốc lộ thuận tiện cho việc cung cấp

vật tư phục vụ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, chưa vươn tới được những địa phương
có tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát triển khác.
Thứ hai, trong chiến lược trước đây về thu hút đầu tư vào các KCN, địa
phương chưa có nhiều kinh nghiệm khiến q trình thu hút đầu tư chưa đạt hiệu quả
như kỳ vọng và tính bền vững chưa được đảm bảo vững chắc.
Thứ ba, doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc đã phát triển mạnh nhưng
hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, việc mở rộng quy mô còn chậm, chưa đáp
ứng kỳ vọng của địa phương cũng như của chính các nhà đầu tư.
Thứ tư, chất thải từ quá trình sản xuất trong các KCN của tỉnh chưa được xử
lý triệt để khiến cho tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại đây có xu hướng gia tăng.
Vấn đề này đã được nói tới từ nhiều năm nay ở nhiều cấp độ nhưng vẫn chưa có
các giải pháp khắc phục mợt cách có hiệu quả và lâu dài.
Trong bối cảnh trên, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo
và nâng cao tính bền vững trong phát triển các KCN, từ tăng cường kiểm tra,
giám sát, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, đồng thời khuyến khích các
doanh nghiệp trong KCN thực thi tốt hơn chủ trương của tỉnh cũng như của Nhà
nước. Về mặt tài chính, Tỉnh đã vận dụng các chính sách của Nhà nước, đặc biệt
là các chính sách thuế và phí, đồng thời sử dụng những khoản chi khả dĩ đề đầu
tư hỗ trợ các KCN hoặc hỗ trợ trực tiếp cho các nhà đầu tư vào KCN. Vấn đề đặt
ra là mặc dù những biện pháp này đã được quan tâm nhưng chưa đem lại tác
động như mong muốn. Từ kinh nghiệm của các địa phương khác ở trong và
ngồi nước, từ phân tích các trường hợp cụ thể và đánh giá tác động của các
biện pháp đã tiến hành, có thể rút ra kết luận rằng cần có mợt hệ thống đồng bợ
các chính sách & giải pháp phù hợp hơn, trong đó hệ thống các giải pháp và

1


chính sách về tài chính được coi là nhân tố quan trọng để đạt mục tiêu.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết nói trên, “Giải pháp tài chính phát triển

bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” đã được chọn làm đề tài cho luận
án tiến sỹ này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài
2.1. Những kết quả nghiên cứu ở trong nước
Xây dựng và phát triển các KCN được nhiều quốc gia cũng như nhiều nhà
nghiên cứu coi là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển cơng nghiệp,
thực hiện cơng nghiệp hóa. Bên cạnh việc phát triển nhanh, khai thác có hiệu quả
các KCN, vấn đề phát triển bền vững và phát triển bền vững các KCN đã được các
quốc gia phát triển quan tâm nghiên cứu từ khá sớm. Hầu hết các quốc gia phát
triển, thực hiện cơng nghiệp hóa sớm hiện đều có chiến lược phát triển các KCN,
trong đó sự phát triển bền vững của chúng được coi là mợt u cầu mang tính bắt
ḅc thậm chí được thể chế hóa dưới các văn bản luật. Ở Việt Nam, vấn đề phát
triển và phát triển bền vững các KCN đã được quan tâm trong một khoảng thời gian
dài và đã được đề cập trong nhiều hợi thảo, cơng trình nghiên cứu về các KCN ở
Việt Nam, một số đã được xuất bản thành các ấn phẩm, được lưu hành rộng rãi.
Về KCN và các vấn đề trực tiếp liên quan tới các KCN, trong đó có việc phát
triển bền vững các KCN, đã có khá nhiều ấn phẩm được công bố ở Việt Nam, đặc
biệt là:
- Phát triển các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH [78].
- Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới phát triển bền vững ở Việt
Nam [56].
- Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các KCN vùng
đồng bằng sông Hồng [38].
- Một số giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người
lao động và đảm bảo an ninh nhằm phát triển các KCN của tỉnh Hưng n trong
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá [44].
- Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng
đến năm 2020 [89].
- Hồn thiện chiến lược phát triển cơng nghiệp Việt Nam [54].
- Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam- Học

hỏi và sáng tạo [92].
- Công nghiệp Việt Nam- Thực trạng và giải pháp phát triển trong giai đoạn
tới [66].

2


- Một số mơ hình cơng nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam [94].
Các tài liệu, ấn phẩm trên được xuất bản đều tập trung vào vấn đề phát triển
ngành cơng nghiệp, các KCN ở nhiều góc đợ khác nhau như vai trò của KCN đối
với quá trình CNH, HĐH đất nước, tác đợng của chúng tới q trình phát triển kinh
tế xã hợi, ... Bên cạnh đó, các cơng trình khoa học này cũng đã đề x́t những giải
pháp, kiến nghị để phát triển các KCN như nghiên cứu kinh nghiệm, tổ chức quy
hoạch, chiến lược phát triển, tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Tuy nhiên,
trong các cơng trình này chưa có cơng trình nào là chuyên khảo đề cập sâu đến các
vấn đề tài chính và nhìn nhận chúng như những giải pháp mang tính đợng lực phát
triển bền vững các KCN.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu có hệ thống được x́t bản thành
những ấn phẩm trên, nhiều kết quả nghiên cứu khác được trình bày tóm tắt dưới
dạng các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành hoặc báo cáo tại các hội thảo quốc
gia và quốc tế. Một số công trình như vậy gồm:
1. Nghiên cứu của Nguyễn Hải Bắc được cơng bố dưới tiêu đề “Các tiêu chí
đánh giá phát triển bền vững công nghiệp địa phương”, tập trung phân tích mợt số
chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững của cơng nghiệp địa phương nói chung,
khơng đề cập đến KCN hay phát triển bền vững KCN [2].
2. “Mơ hình kết hợp KCN- khu đơ thị, những ưu điểm và giải pháp phát triển”
của Nguyễn Xuân Điền phân tích những ưu điểm nởi bật của mơ hình kết hợp này
qua các dẫn chứng cụ thể nhằm nêu hàm ý là thiết kế xây dựng theo mơ hình này
để đảm bảo cho phát triển bền vững của các KCN. Tuy vậy, khi đề xuất các giải
pháp phát triển tác giả tập trung vào các giải pháp kinh tế- kỹ thuật nói chung,

chưa phân tích sâu những tác đợng của các giải pháp hay các cơng cụ tài chính
của các chủ thể liên quan đã được sử dụng như thế nào để phát triển các KCN
theo hướng bền vững [35].
3. Trong “Đáp ứng dịch vụ tài chính đối với các doanh nghiệp tại các KCN ở
đồng bằng sông Hồng”, Nguyễn Xuân Điền đã đánh giá nhu cầu và thực trạng cung
cấp các dịch vụ tài chính ở các KCN dưới góc đợ các dịch vụ hỡ trợ kinh doanh cho
các doanh nghiệp trong KCN. Mức độ đầy đủ và khả năng cung cấp các dịch vụ là
mấu chốt của bài viết; các cơ chế và chính sách, giải pháp tài chính khơng được đề
cập và phân tích trong bài viết này [36].
4. “Kinh nghiệm phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các KCN ở một số
quốc gia” là một nghiên cứu khác của Nguyễn Xuân Điền xoay quanh chủ đề phát
triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đảm bảo sự phát triển bền vững các KCN. Tác giả
đã phân tích chính sách đầu tư, phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ cho các KCN

3


ở một số quốc gia nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong các
nội dung được phân tích, đánh giá, các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước cũng đã
được chỉ ra nhưng khơng phải trọng tâm của vấn đề được tác giả đề cập [34].
Những bài viết đăng tải trên các tạp chí đều tập trung vào các vấn đề xung
quanh việc phát triển và phát triển bền vững các KCN. Những ý kiến đề xuất khá
sát thực, giải pháp tương đối toàn diện nhưng chỉ dừng ở góc đợ tởng qt, mặc dù
vậy, chưa có bài viết nào phân tích, đánh giá về việc sử dụng các cơng cụ và giải
pháp tài chính để phát triển bền vững các KCN.
Các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã tổ chức nghiên cứu về các vấn đề liên
quan tới các KCN. Gần đây, một số đề tài đã được triển khai là:
1. Đề tài “Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong
điều kiện hiện nay” do Võ Thanh Thu được thực hiện khá sớm (2005), đã đánh giá
thực trạng phát triển các KCN từ khi chính sách này mới ra đời và những giải pháp

đã thực hiện để triển khai chủ trương này [74]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích
những bất cập trong việc phát huy tiềm năng và tác đợng tích cực của các KCN,
những bất cập trong thực hiện chính sách phát triển KCN của Nhà nước và đề xuất
nhiều giải pháp về tổ chức và pháp lý để khắc phục.
2. Đề tài “Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các KCN Việt Nam” do Lê
Thế Giới chủ trì [39]. Nghiên cứu này khơng được thực hiện riêng cho một vùng
hoặc một địa phương cụ thể nào, mà tập trung vào việc xây dựng một hệ thống các
tiêu chí và chỉ tiêu cho phép phân tích và đánh giá tính bền vững trong phát triển
các KCN. Nhóm nghiên cứu đã đề x́t mợt bợ tiêu chí có thể được áp dụng để đánh
giá sự phát triển bền vững của các KCN ở Việt Nam trong thời kỳ thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Đề tài “Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào
lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX” do Lê Xuân Bá chủ trì
[1]. Nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách thu hút các thành
phần kinh tế đầu tư vào các KCN, KCX, từ đó đề x́t khung chính sách và các cơ
chế có liên quan để thúc đẩy đầu tư vào các KCN, KCX. Trong đó, cơ chế sử dụng
đòn bẩy tài chính đã được đề cập một cách tổng quát và tập trung vào mợt ví dụ cụ
thể là nhà ở cho cơng nhân KCN. Các đề xuất của nghiên cứu là xã hội hóa đầu tư
nhà ở cho cơng nhân theo xu hướng giảm phần đầu tư của nhà nước, tăng tỷ trọng
đầu tư từ các nguồn khác.
4.Trần Ngọc Hưng và cộng sự đã “Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và
một số giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các
KCN, KCX trong thời gian tới” [49]. Đề tài này nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ việc

4


xây dựng trung tâm xử lý nước thải tại các KCN, KCX. Đối tượng nghiên cứu là
một hạng mục bắt ḅc phải có trong các KCN, mợt hạng mục có tác động trực tiếp
và rõ nét đối với sự bền vững của các KCN. Trong các hỡ trợ được nhóm nghiên

cứu đề x́t, có những giải pháp tài chính. Những giải pháp tài chính đối với các
hạng mục đầu tư khác của KCN chưa được đề cập đến trong đề tài này.
5. “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây
dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhu cầu cơng
cộng và lợi ích quốc gia” do Lê Du Phong chủ trì đã nghiên cứu sự phát triển KCN
như một biện pháp nhằm thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở nơng thơn Việt Nam [65]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích khá sâu thực
trạng thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN và tác đợng của q trình này
đối với sự phát triển kinh tế- xã hợi nơng thơn, từ đó, đưa ra nhiều biện pháp phát
triển KCN với những tác động bất lợi tối thiểu từ việc thu hồi đất tới sự phát triển
kinh tế- xã hội nông thôn cũng như với đời sống và sinh kế của nông dân.
6. “Giải pháp tài chính của Nhà nước để phát triển bền vững các khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” do Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Xuân Điền chủ trì được triển
khai để tìm kiếm những giải pháp tài chính tức thời phục vụ mục tiêu phát triển bền
vững các KCN ở Vĩnh Phúc [23]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích sự phát triển của
các KCN ở Vĩnh Phúc, đánh giá một số giải pháp tài chính mà các cơ quan quản lý
nhà nước địa phương đã triển khai để thúc đẩy sự phát triển các KCN ở địa phương
và tính bền vững của các KCN này. Những giải pháp tài chính của các chủ thể khác
(doanh nghiệp đầu tư sơ và thứ cấp, các nhà đầu tư ngồi KCN, …) khơng phải là
đối tượng nghiên cứu của đề tài, khơng được đề cập tới.
Do tính thời sự của vấn đề, trong khoảng hơn một thập kỷ qua, đã có khá
nhiều những nghiên cứu học thuật dưới dạng các luận án tiến sĩ về phát triển bền
vững các KCN ở Việt Nam được tiến hành. Một số nghiên cứu khá điển hình về đề
tài này là:
1. “Những biện pháp phát triển và hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối
với KCN ở Việt Nam” là một nghiên cứu được thực hiện khá sớm (2003), nghiên
cứu sâu công tác quản lý nhà nước đối với KCN [18]. Đây là vấn đề cấp bách vào
thời điểm đó bới các KCN lúc đó đều do Nhà nước đầu tư xây dựng. Luận án này
đã phân tích khá tồn diện thực trạng và tập trung đề xuất giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý của Nhà nước đối với các KCN, đặc biệt là khung pháp lý

cho việc đầu tư và hoạt đợng của chúng.
2. “Hồn thiện chính sách và mơ hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc
phát triển KCN Việt Nam- thông qua thực tiễn các KCN miền Bắc” [95]. Nghiên

5


cứu này chủ yếu phân tích đánh giá về chính sách và mơ hình quản lý Nhà nước
trong đó lấy thực tiễn phát triển các KCN ở miền Bắc làm điển hình nghiên cứu.
Mục tiêu của các giải pháp được đề xuất là hướng tới sự phát triển bền vững các
KCN nhưng luận án tiếp cận dưới góc đợ chính sách và mơ hình quản lý Nhà nước,
khơng dựa trên các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển bền vững cũng như các giải
pháp để đạt mục tiêu.
3. “Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các KCN Việt Nam” [67]. Luận án đã
đề cập đến hệ thống dịch vụ dưới dạng các cơng trình phụ trợ đi kèm nhằm đảm
bảo hiệu quả của việc đầu tư các KCN. Tuy luận án tập trung phân tích, đánh giá
sâu hiệu quả kinh tế xã hội của các KCN, không đi sâu vào chủ đề phát triển bền
vững các KCN nhưng khá nhiều tiêu chí được phân tích cũng đã thể hiện được
nhiều khía cạnh quan trọng của yêu cầu phát triển bền vững. Trong hệ thống các
giải pháp được đề x́t của cơng trình này khơng tập trung vào nhóm các giải pháp
tài chính mà tập trung nhiều hơn tới các giải pháp kinh tế và tở chức.
4. “Hồn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển các KCN ở Việt Nam
giai đoạn hiện nay” [25]. Mục tiêu nghiên cứu của luận án này là tìm kiếm các giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác hoạch định chính sách đầu tư phát triển các KCN
ở Việt Nam. Tác giả luận án đã nêu rõ rằng phát triển bền vững các KCN là một
trong những yêu cầu và nguyên tắc quan trọng cần quán triệt khi hoạch định
chính sách đầu tư nói chung, đầu tư phát triển các KCN ở Việt Nam nói riêng.
Những đề xuất mà luận án đưa ra khơng trực tiếp phục vụ việc nâng cao tính bền
vững của việc phát triển các KCN, nhưng tinh thần phát triển bền vững đã được
quán triệt khá nhất quán.

5. Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo hướng
bền vững là một nghiên cứu khác phân tích, đánh giá thực trạng, những vấn đề phát
sinh từ việc thành lập và vận hành các KCN ở vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ
trong những năm đầu của hình thức tở chức cơng nghiệp theo lãnh thở này [50]. Tác
giả luận án đã trình bày rõ từ khá sớm (2010) yêu cầu phát triển bền vững đối với
các KCN và đề xuất những giải pháp cần thực hiện để phát triển các KCN ở khu
vực này theo hướng đó.
6. “Phát triển các khu cơng nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội” [26]. Luận
án này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới việc phát triển các KCN trên
địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận án đã tiếp cận vấn đề từ nhận thức rằng phát triển
các khu công nghiệp sẽ đem lại tác đợng tích cực tới sự phát triển của cơng nghiệp
và sự phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố, đặc biệt là khi Thủ đô phải di chuyển
hàng loạt các doanh nghiệp cơng nghiệp ra ngồi nợi đơ. Luận án chú trọng tới yếu

6


tố đồng bộ trong phát triển các KCN. Đề xuất của luận án tập trung vào việc làm
sao để phát triển nhanh các khu công nghiệp và bảo vệ được môi trường ở các khu
vực lân cận; chưa đề cập rõ và toàn diện yếu tố bền vững của sự phát triển này.
7. “Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các KCN ở đồng
bằng sông Hồng” [37]. Luận án này đã đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp trong các KCN ở khu vực
Đồng bằng Sơng Hồng. Nhóm các giải pháp mà tác giả nêu có lồng ghép mợt số giải
pháp tài chính như giải pháp về thuế, các ưu đãi để phát triển dịch vụ, chưa đề cập một
cách tồn diện đến tồn bợ lĩnh vực tài chính và cũng chưa đề cập tới việc khuyến khích
các doanh nghiệp thứ cấp và các công ty đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.
8. "Các nhân tố hình thành cụm ngành cơng nghiệp điện tử - Nghiên cứu điển
hình tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ" [51]. Nghiên cứu này đã tập trung làm rõ
và đánh giá tác động của những nhân tố chủ yếu tới sự hình thành và phát triển các

cụm ngành công nghiệp mà các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ cho sản
xuất điện tử đóng vai trò chủ yếu. Về thực chất, đây là nghiên cứu các vấn đề liên
quan tới tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ và những kết luận rút ra cho các cụm
ngành cơng nghiệp (industrial clusters) hồn tồn có thể được sử dụng cho các
nghiên cứu về các khu cơng nghiệp (industrial zones).
9. “Giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN tỉnh Bắc Giang” [52],
một luận án hướng tới những giải pháp tài chính để tác động tới 5 nhân tố ảnh
hưởng nhằm phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Luận án
này phân tích khá kỹ mợt số giải pháp tài chính so Nhà nước thực hiện để phát triển
các KCN ở tỉnh Bắc Giang như th́, phí, các khoản hỡ trợ từ ngân sách, …. Một
loạt những giải pháp liên quan tới đầu tư trực tiếp để hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã
hội, xử lý một số vấn đề về môi trường để giảm thiểu sức ép cho doanh nghiệp, …
chưa được phân tích sâu. Luận án cũng chưa bàn đến những giải pháp tài chính do
các doanh nghiệp đầu tư sơ cấp và thứ cấp vào các KCN trên địa bàn. Những yêu
cầu về phát triển bền vững, đặc biệt là bền vững về môi trường và bền vững về xã
hội chưa được luận án nghiên cứu sâu.
`10. Một nghiên cứu khác với chủ đề “Phát triển các KCN của tỉnh Bình
Dương đến năm 2025 theo hướng bền vững” được hồn thành năm 2017 phân tích
và đánh giá khá chi tiết về tình hình phát triển các KCN ở mợt tỉnh mà hình thức tở
chức sản x́t theo lãnh thổ này được phát triển khá mạnh mẽ trong hơn mợt thập kỷ
qua. Tác giả cơng trình này đã kế thừa những nghiên cứu trước đó về chủ đề phát
triển các KCN, từ đó nêu mợt cách khái qt 11 tiêu chí để đánh giá sự phát triển
bền vững các KCN và phân tích sự phát triển của các KCN ở Bình Dương trên cơ

7


sở những tiêu chí này. Tuy nhiên, nghiên cứu này khơng trình bày rõ cách tính tốn
và sử dụng các tiêu chí này để đánh giá sự biến đợng của tính bền vững trong phát
triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

11. “Đầu tư phát triển các khu cơng nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”
[48] cũng là một nghiên cứu về việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn
đồng bằng sông Hồng, lấy trọng tâm là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ. Nghiên cứu này được tiến hành dưới cách tiếp cận của kinh tế đầu tư. Tác giả
lấy các tiêu chí kinh tế đầu tư để làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng,
tìm kiếm và lựa chọn các giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn theo
hướng tăng số lượng, nâng cao tỷ lệ sử dụng đất trong các khu công nghiệp.
12. Một nghiên cứu khác, mới được hoàn thành năm 2019 với chủ đề “Quản
lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững” cũng đề cập
tới việc phát triển các KCN ở một địa phương vùng đồng bằng sơng Hồng theo
hướng bền vững. Nghiên cứu này đã có một tổng quan khá sâu về KCN, phát triển
KCN, phát triển bền vững và phát triển bền vững các KCN. Tuy cũng chỉ tập hợp
quan điểm từ các nghiên cứu trước đó về các tiêu chí đánh giá tính bền vững của
các KCN, tác giả cơng trình này cho rằng ́u tố quản lý cần được đưa thành mợt
tiêu chí đánh giá tính bền vững của sự phát triển. Đáng tiếc là cũng như nhiều
nghiên cứu trước đó, cơng trình này chưa đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá theo
từng tiêu chí và phương pháp tính tốn, sử dụng những chỉ tiêu này. Chính bởi vậy,
khi đánh giá thực trạng phát triển các KCN Hưng Yên theo hướng bền vững, tác giả
của cơng trình nghiên cứu này chủ yếu mới chỉ sử dụng các số liệu thống kê sẵn có,
chưa triển khai được ý tưởng rất có giá trị về mặt lý luận.
Ngồi ra, còn mợt số nghiên cứu khác dưới hình thức các luận án tiến sĩ cùng
về chủ đề phát triển các KCN theo hướng bền vững (xem 3ab, 3ac, 3ad) hoặc các
chủ đề liên quan khác (xem 3ba). Những nghiên cứu này ít nhiều cũng đề cập tới
vấn đề phát triển các KCN và những giải pháp kinh tế- kỹ thuật và tổ chức để phát
triển các KCN một cách bền vững ở Việt Nam.
Nợi dung chính của các các luận án trên cho thấy, các tác giả đã nghiên cứu
nhiều vấn đề có liên quan đến KCN và phát triển KCN. Một số đề tài chọn đối
tượng nghiên cứu là chính sách thu hút đầu tư vào các KCN và một số công trình đề
cập đến việc phát triển bền vững các KCN như: xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá sự phát triển bền vững của KCN, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát

triển bền vững của các KCN. Các đề tài cơ bản đánh giá thực trạng phát triển các
KCN cũng như thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới chúng ở một số địa phương,
vùng và trên phạm vi cả nước. Mợt số cơng trình nghiên cứu tập trung vào cơ chế,

8


chính sách của Nhà nước và hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho KCN hướng đến sự phát
triển bền vững. Tuy nhiên, cho đến nay, khi nghiên cứu về KCN chưa có mợt cơng
trình nào nghiên cứu mợt cách có hệ thống về các giải pháp tài chính nhằm phát
triển bền vững các KCN. Vấn đề nguồn lực tài chính và chính sách tài chính cũng
được đề cập nhưng mang tính lồng ghép trong các vấn đề tởng thể của hệ thống giải
pháp kinh tế- kỹ thuật. Các công cụ và giải pháp tài chính chưa được xem xét và
đánh giá như những giải pháp giữ vai trò động lực thúc đẩy thu hút đầu tư, tạo cơ sở
cho quá trình phát triển bền vững của các KCN.
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, cho đến nay vẫn chưa có mợt cơng trình nào nghiên
cứu về KCN và phát triển bền vững các KCN dù ở quy mơ và góc đợ nào. Vĩnh
Phúc là một địa phương đang phát triển, ngành công nghiệp còn non trẻ, quá trình
xây dựng và phát triển các KCN đang gặp phải những khó khăn, cản trở nhất định.
Thực tế đó cần phải có các cơng cụ và giải pháp cụ thể để vừa đạt mục mục tiêu
phát triển nhưng phải đảm bảo tính bền vững của các KCN. Trong điều kiện như
hiện nay, việc triển khai nghiên cứu những vấn đề có liên quan để đề x́t mợt hệ
thống các giải pháp tài chính trong q trình phát triển các KCN hướng đến sự phát
triển bền vững là rất cấp thiết.
2.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngồi
Phát triển các KCN là mợt thực tế khách quan đã xuất hiện và tồn tại từ nhiều
thập kỷ, thậm chí là mợt vài thế kỷ trước ở các nước có nền cơng nghiệp phát triển.
Thực trạng này từng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và tổng kết. Với tư cách
là một tổ chức quốc tế chuyên về công nghiệp, UNIDO đã đề xuất với các nước
chậm cơng nghiệp hóa thực hiện phát triển các KCN như một giải pháp thực hiện

một xu hướng khách quan, vừa phòng tránh những tác đợng bất lợi do sự hình thành
các KCN một cách tự phát gây ra. Vấn đề phát triển bền vững các KCN như thế,
những hình thức tổ chức các KCN gắn với phát triển bền vững, đặc biệt là KCN
sinh thái (Eco- industrial parks, eco- industrial zones) cũng đã được tổ chức này
nghiên cứu. Một số cơng trình nghiên cứu về KCN và phát triển bền vững đã được
công bố gồm:
1. Chuỗi những nghiên cứu và công bố của UNIDO hoặc các tác giả được
UNIDO tài trợ nghiên cứu theo yêu cầu của UNIDO [118, 119, 120, 121, 122,
123, 124] và UNTAD [125]. Những cơng trình này nghiên cứu mợt cách tởng
hợp và tồn diện về KCN, đặc khu kinh tế và các cụm công nghiệp, từ các vấn
đề bản chất, vai trò, yêu cầu, các vấn đề kinh tế- xã hội phát sinh gắn với sự
phát triển các KCN cũng như những mơ hình và kinh nghiệm thành công, thất
bại của các KCN ở nhiều nước trên thế giới.

9


2. Những nghiên cứu về vai trò của các KCN đối với sự phát triển kinh tế xã
hội và sự phát triển của công nghiệp [96, 97, 98, 99, 102, 103, 105, 109, 112]. Các
tác giả của những cơng trình này khẳng định vai trò quan trọng và tác động tích cực
của các KCN đối với việc phát triển kinh tế xã hợi nói chung và phát triển cơng
nghiệp nói riêng. Một số tác giả đã chứng minh rõ vai trò đợng lực của các KCN đối
với q trình cơng nghiệp hóa [96, 98, 105].
3. Những nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng và phát triển các KCN ở một
số nước có những trình đợ phát triển khác nhau như Trung Quốc [104, 106, 107,
126], Hoa Kỳ [108], Hàn Quốc [110], Belarus [111], Ấn Độ [116], Ai Cập [117],
hoặc một nhóm các nước đang phát triển nhanh (emerging countries) hoặc kinh
nghiệm quốc tế nói chung [24, 114, 115, 128]. Những cơng trình này phân tích
chính sách của mợt số quốc gia về xây dựng và phát triển KCN, những thành công
và thất bại và nguyên nhân của chúng. Gibbs và Deutz [108] cho rằng mặc dù nhận

được sự đồng thuận rộng rãi của vấn đề PTBV trong các diễn đàn quốc tế nhưng
trên thực tế, việc đạt mục tiêu về kịch bản “win-win-win (cùng thắng) về các mặt
phát triển kinh tế, môi trường và xã hội vẫn là một vấn đề nan giải.
4. Những nghiên cứu về tính bền vững trong xây dựng, quản lý và phát triển
các KCN [113, 127, 129]. Trong số những kết luận mà những nghiên cứu này đưa
ra, có mợt điểm được nhấn mạnh là yếu tố bền vững có vai trò cực kỳ quan trọng,
nhưng cần được quán triệt ngay từ khâu quy hoạch các khu công nghiệp. Bài học từ
Trung Quốc được phân tích khá nhiều và sâu sắc. Các chuyên gia cho rằng mặc dù
có nhiều điểm khác biệt, nhưng về mặt chính sách, phát triển KCN các mơ hình
tương tự (KCX, KCN, KKT mở hay cụm cơng nghiệp) đều có mợt điểm chung là
chúng phải phát huy được tác dụng "thu hút đầu tư" trong dài hạn. Sự chủ động của
các địa phương về cơ chế, chính sách ngồi các quy định cứng mang tính thống nhất,
hồn tồn tùy tḥc vào điều kiện, trình đợ phát triển kinh tế xã hợi của địa phương,
các điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, nếu khơng đảm bảo các tiêu chí dài hạn, việc thu
hút đầu tư không thể thành công và đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan mà người
chịu rủi ro nhiều nhất chính là cợng đồng và chính quyền địa phương.
5. Những nghiên cứu về những hình thức, mơ hình cụ thể trong xây dựng và
phát triển các KCN [100]. Mợt trong những hình thức được đề cập khá nhiều là
công viên công nghiệp sinh thái (eco- industrial parks), đặc biệt là nghiên cứu của
Elsevier [101], Cohen-Rosenthal/McGalliard/ Bell [100] và các nhóm nghiên cứu
của UNIDO [121, 122, 123, 124]. Những chuyên gia này đã phân tích những quan
niệm về phát triển KCN sinh thái (EIPs) như một xu hướng mới trong phát triển bền
vững các KCN, đồng thời đưa ra các tiêu chí cụ thể cho loại hình KCN này, có minh

10


họa qua trường hợp của Australia. Kết luận được đưa ra là mơ hình KCN sinh thái
cho phép các doanh nghiệp chia sẻ chung cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sản xuất và
giảm thiểu chi phí, đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan tới KCN. Những

người ủng hộ phát triển về công nghiệp sinh thái cho rằng việc dịch chuyển trong
chuỗi sản xuất công nghiệp từ mợt đường thẳng đến hệ thống khép kín sẽ giúp đạt
được mục tiêu trên. Những năm gần đây, các khái niệm vạch ra từ công nghiệp sinh
thái sử dụng để xây dựng các KCN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, giảm rác thải và ô nhiễm, tạo việc làm và cải thiện điều kiện làm việc.
Tóm lại, cho tới nay, có khá nhiều nghiên cứu liên quan tới cả các KCN, yêu cầu
đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế- xã hợi nói chung cũng như phát triển các
KCN và cả các giải pháp tài chính và sự vận dụng chúng trong việc phát triển các KCN.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều khía cạnh trong mảng chủ đề này chưa được đề cập, chưa
được đề cập sâu hoặc chưa được phân tích cụ thể với dữ liệu cập nhật, đặc biệt là:
- Bản chất và nội hàm của việc phát triển bền vững các KCN trong bối cảnh
mới, khi tiến bộ khoa học- công nghệ diễn ra và được ứng dụng mợt cách nhanh
chóng, khi q trình hợi nhập diễn ra ngày mợt sâu rợng, khi các ch̃i cung ứng
trên phạm vi tồn cầu đang được xem xét, đánh giá và tái cấu trúc.
- Các tiêu chí phản ánh tính bền vững trong phát triển các KCN. Nghiên cứu
của một số tác giả đã đề x́t mợt số tiêu chí, nhưng hầu hết chỉ dựa trên nghiên cứu
lý thút và phân tích lơ gic, chưa có sự rà sốt, kiểm định qua thực tế, đặc biệt là
chưa được lượng hóa và kiểm định qua các mơ hình định lượng.
- Mức đợ bền vững của việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Một số nghiên cứu đã lấy đây làm đối tượng nghiên cứu nhưng cũng mới dừng lại ở
việc phân tích, đánh giá định tính, chưa tìm cách lượng hóa sự biến đợng này.
- Bản thân các giải pháp tài chính và cơ chế áp dụng chúng để đảm bảo sự phát
triển bền vững các KCN. Thực ra, những nghiên cứu đã được thực hiện cho tới nay
đã đề cập tới những giải pháp tài chính cụ thể, nhưng chúng đã hợp thành một hệ
thống hay chưa, cơ chế tác động như thế nào, có thể đánh giá tác đợng và hiệu quả
của các giải pháp như thế nào, có thể sử dụng tiêu chí và phương pháp, mơ hình có
thể sử dụng để đánh giá việc áp dụng chúng, …thì chưa được làm rõ.
- Việc áp dụng các giải pháp tài chính để phát triển bền vững các KCN ở Vĩnh
Phúc trong bối cảnh mới. Nghiên cứu được triển khai gần nhất có liên quan tới chủ
đề này do nhóm nghiên cứu của Học viện Tài chính đã tiếp cận trực tiếp nhất và sâu

nhất về chủ đề này (xem [23]), nhưng cũng mới chỉ tập trung vào một số giải pháp
của Nhà nước mà chưa xem xét giải pháp tài chính của các chủ thể khác, chưa đánh
giá kết quả và hiệu quả của các giải pháp này cũng như tác đợng của nó tới sự phát
triển bền vững các KCN trên địa bàn.

11


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là đề xuất hệ thống các giải pháp tài chính của các chủ
thể có liên quan trực tiếp, gián tiếp để phát triển bền vững các KCN của tỉnh đến
2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Để đạt được mục đích trên, q trình nghiên cứu luận án phải hồn thành mợt
số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Tởng hợp và đánh giá những cơng trình, đề tài nghiên cứu trong và ngồi
nước có liên quan đến phát triển, phát triển bền vững các KCN và giải pháp tài
chính phát trển bền vững các KCN. Chỉ ra những thành quả quan trọng, chủ yếu của
các đề tài và các cơng trình đã nghiên cứu. Bên cạnh đó luận án cũng cần chỉ ra
những khoảng trống trong các nghiên cứu đó, đặc biệt các vấn đề về tài chính chưa
được đề cập đến.
- Hệ thống hóa mợt số vấn đề lý luận cơ bản về KCN và phát triển các KCN
theo hướng bền vững.
- Hệ thống, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải pháp tài chính
phát triển bền vững các KCN.
- Phân tích thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính phát triển KCN ở Vĩnh
Phúc thơng qua phân tích các giải pháp của các chủ thể liên quan: Nhà nước, doanh
nghiệp sơ cấp, doanh nghiệp thứ cấp; từ đó chỉ rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân
của thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính phát triển KCN.
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án tập trung trả
lời một số câu hỏi chủ yếu sau:

+ Bản chất của phát triển bền vững KCN được quán triệt trong việc triển khai
thực tế như thế nào?
+ Nợi hàm của giải pháp tài chính phát triển bền vững KCN là gì?
+ Có những nhân tố nào tác động tới việc sử dụng các giải pháp tài chính phát
triển bền vững các KCN?
+ Các giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN tỉnh Vĩnh Phúc được
thực hiện như thế nào? Kết quả, hạn chế và ngun nhân là gì?
+ Các giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN tỉnh Vĩnh Phúc trong thời
gian tới cần được ưu tiên thứ tự và sắp xếp như thế nào để đạt dược các mục tiêu đã đề ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
giải pháp tài chính phát triển bền vững KCN.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận án nghiên cứu các giải pháp tài chính của Nhà nước,
doanh nghiệp sơ cấp và doanh nghiệp thứ cấp trong KCN.

12


+ Về không gian, thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn
2010-2019 và các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2025 và tầm nhìn 2030 ở tỉnh Vĩnh
Phúc; kinh nghiệm các giải pháp tài chính phát triển bền vững KCN được nghiên cứu
ở một số địa phương trong nước trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận, luận án có ý nghĩa cơ bản sau:
- Hệ thống hoá và cập nhật những phát triển mới về cơ sở lý luận cho việc
hình thành, phát triển các KCN, vai trò của chúng và các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển của các KCN cũng như các giải pháp tài chính có tác đợng trực tiếp và
gián tiếp của các chủ thể có liên quan đối với việc phát triển bền vững các KCN;
- Làm rõ hơn nội dung của phát triển bền vững KCN, các tiêu chí phản ánh

mức đợ phát triển bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững
KCN;
- Đánh giá, phân tích hệ thống các giải pháp tài chính được xây dựng và sử
dụng trong giai đoạn vừa qua nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng phát triển bền
vững của các KCN tại địa phương.
Về mặt thực tiễn, ý nghĩa của luận án thể hiện ở chỡ:
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển theo các chỉ tiêu bền vững của các
KCN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2010 trở lại đây;
- Phân tích, đánh giá rõ và có hệ thống thực trạng sử dụng các giải pháp tài
chính để phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm
2010 đến nay;
- Xác định các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại và
hạn chế của việc sử dụng các giải pháp tài chính đối với q trình phát triển các
KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010- 2019;
- Đề x́t mợt số giải pháp tài chính có liên quan đến các chủ thể để phát triển
bền vững các KCN của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2030.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận chung
Là một nghiên cứu về một vấn đề khoa học xã hội, luận án sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung, kết hợp
giữa suy luận lơ gic, quan sát thực tế và phân tích số liệu thống kê, các nghiên cứu
thực tế đã tiến hành về các nợi dung có liên quan ở địa bàn nghiên cứu cũng như các
địa bàn có điều kiện tương tự khác để đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải
pháp cần triển khai để giải quyết vấn đề mà luận án nghiên cứu. Tác giả luận văn sẽ
dựa vào những lý thuyết có liên quan tới phát triển bền vững các KCN, những kết

13


quả nghiên cứu về thực trạng phát triển bền vững (hoặc theo hướng bền vững) các

KCN ở Việt Nam để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, xác định các nội dung
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, các mỗi quan hệ chủ yếu, sẽ kết hợp sử dụng cả
phương pháp diễn giải và quy nạp để phân tích, đánh giá những mối quan hệ chủ
yếu được đề cập trong luận án.
6.2. Cách tiếp cận, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu cụ thể
Khung nghiên cứu và phân tích được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ nghiên
cứu của luận án có thể được mơ tả khái qt qua sơ đồ dưới đây.
NCS tiếp cận việc sử dụng các giải pháp tài chính để phát triển các KCN trên
địa bàn Vĩnh Phúc theo hướng sau:
- Phát triển các KCN là một trong những giải pháp lớn để phát triển kinnh tếxã hợi, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được triển khai
qua mợt hệ thống chính sách nhất quán của Nhà nước mà sự tham gia của các nhà
đầu tư vào KCN (kể cả sơ cấp và thứ cấp) có ảnh hưởng quan trọng.
- Phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững các KCN nói riêng, đã trở
thành mợt u cầu, đồng thời cũng là một xu hướng phát triển. Bản thân việc phát
triển bền vững phải được lượng hóa và được phản ánh bằng những tiêu thức, chỉ
tiêu khác nhau để có thể đánh giá một cách cụ thể.
- Việc phát triển bền vững các KCN đòi hỏi các chủ thể liên quan phải triển
khai một cách đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó các giải pháp tài chính đóng vai trò
quan trọng, không tách rời các giải pháp khác.
Những phương pháp nghiên cứu cụ thể chủ yếu được sử dụng trong luận
án gồm:
- Nghiên cứu số liệu và tư liệu lịch sử. NCS sẽ thu thập các thơng tin về q
trình hình thành và phát triển của các KCN Vĩnh Phúc, về việc thực hiện các giải
pháp tài chính có liên quan đến sự phát triển của các KCN trên địa bàn Tỉnh được
cơng bố qua sách, báo, tạp chí, các báo cáo tởng kết, các cơng trình nghiên cứu, các
website ….

14



Nghiên cứu lý
luận về phát
triển bền vững

Xây dựng
khung lý
thuyết về phát
triển bền vững
các KCN

Nghiên cứu lý
luận về các giải
pháp tài chính

Xây dựng
khung lý thuyết
về thực hiện
giải pháp tài
chính phát triển
bền vững KCN

Nghiên cứu
phương pháp,
tiêu chí đánh
giá tính bền
vững trong
phát triển các
KCN

Thu

thập
số
liệu

Phỏng
vấn
chuyên
gia

Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các giải
pháp phát triển bền vững các KCN ở Vĩnh Phúc

Nghiên
cứu thực
tế, rút ra
bài học
về áp
dụng các
giải pháp
tài chính
để phát
triển bền
vững các
KCN tại
các địa
phương
ở Việt
Nam

Đề xuất giải pháp hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển bền vững các

KCN ở Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu tình huống. Mợt số KCN và Ban quản lý chúng (nhà đầu tư sơ
cấp) và một số doanh đầu tư vào KCN (doanh nghiệp đầu tư thứ cấp) sẽ được tới
thăm, khảo sát và nghiên cứu.
- Phỏng vấn chuyên gia. Những chuyên gia được phỏng vấn bao gồm cả các
cán bợ quản lý nhà nước có liên quan tới các KCN và sử dụng các giải pháp tài
chính đối với các KCN, chủ đầu tư vào các KCN và chủ đầu tư thứ cấp (hoặc đại
diện cho họ). Mục đích của việc phỏng vấn chuyên gia là tìm hiểu, làm rõ thêm
những số liệu và thơng tin đã thu thập được, hiểu sâu thêm một số nội dung cụ thể
liên quan tới những nhận định, giả thuyết được phát hiện trong quá trình nghiên cứu

15


(điều tra/ khảo sát và phỏng vấn). Nó cũng được áp dụng để kiểm định, đánh giá tính
chính xác của các thông tin được thu thập từ điều tra, khảo sát và phỏng vấn đại trà,
đồng thời giúp làm rõ hơn những vấn đề liên quan tới những thông tin này.
- Điều tra xã hội học theo phương pháp chọn mẫu. Mẫu điều tra có quy mơ >
200, được chọn theo nguyên tắc thuận tiện, bao gồm:
+ Chủ doanh nghiệp sơ cấp và thứ cấp, một số cán bộ quản lý chủ chốt và cán
bộ nghiệp vụ/ quản lý chức năng của các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp và sơ cấp
trong các KCN;
+ Các cán bộ quản lý các KCN và đại diện chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
(chủ đầu tư sơ cấp) vào các KCN;
+ Các cán bộ quản lý nhà nước đối với các KCN và có liên quan tới việc phát
triển các KCN;
+ Các cán bợ nghiên cứu am hiểu về sự hình thành và phát triển các KCN, về
việc áp dụng các giải pháp tài chính để thúc đẩy các KCN.
6.3. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sơ cấp và thứ cấp, sau khi được tập hợp và làm sạch, sẽ được phân tích

theo phương pháp thống kê mơ tả. Kết quả phân tích sẽ được trinnhf bày dưới dạng số
liệu đơn lẻ hoặc số liệu so sánh dưới hình thức các bảng thống kê, các sơ đồ dạng
cột, biểu đồ dạng hình tròn, … để thể hiện hiện trạng cũng như cơ cấu để so sánh,
phân tích sự tăng trưởng và thực trạng, xu hướng biến động của các nội dung tḥc
phạm vi nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án được chia thành ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về giải pháp tài chính phát triển bền
vững khu công nghiệp;
- Chương 2: Thực trạng giải pháp tài chính phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc;
- Chương 3: Hồn thiện các giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN
tỉnh Vĩnh Phúc.

16


×