Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Luận văn tốt nghiệp một số vấn đề về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.85 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

NGUYỄN THỊ THANH TRÀ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-X

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

NGUYỄN THỊ THANH TRÀ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy


Khóa học: QH-2015-X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ ĐIỂU

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành
cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cơ giáo trong khoa Triết học, trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt
thời gian em học tập tại khoa, tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Trần Thị Điểu
đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong q trình thực hiện và hồn
thiện khóa ḷn tốt nghiệp này.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy, các cơ, cùng tồn thể các bạn để khóa luận này được hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019.
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Trà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ............................... 7

1.1. Tư tưởng và học thuyết về nhà nước pháp quyền trong lịch sử
nhân loại ............................................................................................. 7
1.1.1. Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kì cổ đại ..................................... 7
1.1.2. Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kì trung cổ và thời kì Phục hưng ........ 12
1.1.3.Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kì cận – hiện đại .......................... 15
1.2. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền ...... 20
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 20
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền ........................................ 22
1.3. Quá trình nhận thức và đặc trưng cơ bản Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ................................................. 23
1.3.1. Quá trình nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ......... 23
1.3.2. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .......... 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. ....................................................... 37
2.1. Các nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ................................................................................. 37
2.2. Những thành tựu đã đạt được và những khó khăn trong xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. ............. 41
2.2.1. Những thành tựu đã đạt được trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam................................................................................ 42
2.2.2. Những khó khăn trong q trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam ...................................................................................... 48


2.3. Một số giải pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam ....................................................................... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 67



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ thời cổ đại, mầm mống của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền
đã xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây với tư cách là một phương
pháp giữ gìn trật tự xã hội, chống lại việc lạm dụng quyền lực trong xã hội.
Hiện nay, mơ hình Nhà nước pháp quyền được coi là một cách thức tổ chức
quyền lực nhà nước tối ưu dựa trên nguyên tắc công bằng, nhân văn và được
nhiều quốc gia lựa chọn làm mơ hình hoạt động của mình. Mỗi quốc gia,
vùng lãnh thổ lại có những điều kiện cụ thể khác nhau nên việc xây dựng mơ
hình Nhà nước pháp quyền ở từng nước cũng có những đặc điểm riêng biệt
khác nhau. Ở mỗi quốc gia, chế độ pháp quyền đều có sự điều chỉnh nhất định
cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Tư tưởng về Nhà nước pháp
quyền đã hình thành từ rất lâu đời từ trong lịch sử nhân loại (cả phương Đông
và phương Tây) tuy nhiên hiện nay để phân định và đánh giá rạch ròi các tư
tưởng này thì rất khó khăn với nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Thực tiễn xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền trên thế giới
hiện nay đang đặt ra vấn đề cần có những khái quát chung về đặc trưng bản
chất cũng nhờ tính quy luật cho sự phát triển của mơ hình nhà nước này từ
phương diện triết học. Tùy theo đặc điểm kinh tế, xã hội, truyền thống văn
hóa, lập trường giai cấp, quan điểm nhận thức với những nét đặc thù riêng đã
tạo nên các mơ hình nhà nước pháp quyền khác nhau. Điều đó thể hiện tính đa
dạng mn vẻ của các quốc gia trong q trình tồn tại và phát triển.
Điều 2 Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) “Nhà
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp cơng nhân với nơng
dân và tầng lớp trí thức”. Đó là cơ sở pháp lý và cũng là văn bản pháp luật
quan trọng nhất để xây dựng đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội


1


chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng thể chế hoá đường lối của Đảng đề ra
trong “cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội” và “chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội”. Theo đó, Nhà nước
pháp quyền Việt Nam là Nhà nước của giai cấp công nhân với nông dân và
tầng lớp trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước pháp
quyền Việt Nam là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tôn trọng và thực
sự bảo vệ quyền con người. Do vậy việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa trở thành một nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động của Nhà
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để tạo cơ sở thực thi nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vai trị của nhân dân trong cơng cuộc xây dựng và
quản lí đất nước và là giải pháp cho các vấn đề về tổ chức quyền lực Nhà
nước, mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân... Xây dựng nhà nước pháp
quyền vừa tạo nên thiết chế phục vụ cho cơng cuộc đổi mới đất nước tồn
diện vừa tạo ra các cơ cấu tổ chức, pháp luật phù hợp, cơ chế tuân thủ nghiêm
chỉnh pháp luật để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các quyền, lợi ích của
cơng dân, tổ chức và xã hội; đảm bảo cho các cơ quan nhà nước trở về với xã
hội cơng dân, chấm dứt tình trạng Nhà nước đứng trên xã hội. Như vậy, việc
xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã
trở thành nhiệm vụ cấp thiết của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nói
chung cũng như đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam vẫn là một vấn đề có nội dung lớn, đòi hỏi phải có sự
nghiên cứu toàn diện cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, tơi đã mạnh dạn
chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực
tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” nhằm góp phần
vào quá trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền hiện nay ở nước ta. Nghiên
cứu vấn đề này trong thời điểm hiện nay không chỉ có ý nghĩavề mặt lý luận


2


mà còn có ý nghĩa lớn lao trong thực tế để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nhà nước nói chung và nhà nước pháp quyền nói riêng ln
được các học giả trong và ngồi nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Nhà
nước pháp quyền là một vấn đề không hề mới trong nhiều nghiên cứu khoa
học bởi tính cấp thiết của nó trong việc đáp ứng nhu cầu cả về lý luận và thực
tiễn đối với các lĩnh vực quan trọng trong đời sống như luật học, chính trị
học… thu hút sự quan tâm của đơng đảo các nhà nghiên cứu trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Tôi xin phép được điểm qua một số các cơng
trình ở các mảng nghiên cứu sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề lý luận cơ bản về khái
niệm nhà nước pháp quyền
Ở mảng nghiên cứu này, có thể kể đến các cơng trình: Tư tưởng pháp
trị của pháp gia với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của
nhóm tác giả Dỗn Chính, Nguyễn Văn Trịnh; bài viết Tư tưởng đề cao pháp
luật trong quản lý xã hội theo học thuyết pháp trị 3 của Hàn Phi Tử của Đỗ
Đức Minh; Cơng trình triết học pháp quyền của Lão Tử của Bùi Ngọc Sơn...
Đây là những cơng trình đi sâu nghiên cứu những tư tưởng về nhà nước pháp
quyền ở phương Đông, thông qua một số tư tưởng của các nhà triết học Trung
Quốc thời cổ, trung đại từ đó chỉ ra ý nghĩa, giá trị của những tư tương này
trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Trong cơng trình
Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam, ngoài phần giới thiệu về Montesquieu với triết học chính trị phương
Tây, tác giả Lê Tuấn Huy đặt ra vấn đề nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và học thuyết phân quyền của Montesquieu.

Trong đó, tác giả chú ý đến sự chuyển hóa nhận thức trong tiến trình đổi mới
và vấn đề phân quyền xã hội chủ nghĩa. Trong cuốn sách chuyên khảo Xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tác giả đã dùng
3


một dung lượng tương đối lớn để nghiên cứu quan niệm về nhà nước pháp
quyền trong lịch sử tư tương ở cả phương Đơng và phương Tây, phân tích sự
thay đổi nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền trong lịch sử để từ đó
xác lập nên nội dung chủ yếu của khái niệm nhà nước pháp quyền. Công trình
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Trần Hậu Thành cũng phân tích
q trình hình thành và phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền trong tiến
trình lịch sử nhân loại, một số quan điểm và thực tiễn tổ chức nhà nước pháp
quyền hiện nay trên thế giới, cũng như việc xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân. Bài viết Khái quát về tư pháp của mốt số nước
trên thế giới của Nguyễn Đức Minh thiên về việc điểm qua những tư tưởng
nhà nước pháp quyền ở phương Tây trong lịch sử, đặc biệt là quan niệm về
quyền tư pháp. Nhìn chung, các nghiên cứu thuộc nhóm này đã khảo cứu lịch
sử quan niệm về nhà nước pháp quyền, các tư tưởng chi phối quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền….Các tác giả khẳng định, trải qua quá trình phát
triển nhà nước pháp quyền với các mơ hình trên thế giới đã thể hiện tính hiệu
quả và những giá trị ưu việt mà nhân loại hướng tới.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về thực trạng xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Những năm qua, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các bài phát biểu
của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại các diễn đàn đã đề cập nhiều
đến vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền. Đây là định hướng cơ bản và
quan trọng nhằm hồn thiện nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đây là mảng nghiên cứu nhận được sự quan tâm nghiên cứu đông đảo

của giới học thuật Việt Nam. Có thể nêu tên một số cơng trình tiêu biểu sau:
Cơng trình: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam – Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn của Nguyễn Văn Niên; sách chuyên khảo Xây dựng nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân của Nguyễn Trọng Thóc; Nguyễn
Thúy Vân, “Nhận thức triết học về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó

4


trong thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt nam
hiện nay”; cơng trình Cải cách hành chính và cơng cuộc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đoàn Trọng Truyến là những
cơng trình nêu ra nội dung lý ḷn và thực tiễn quan trọng trong quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cơng trình Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân – Lý
luận và thực tiễn do Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn chủ biên khái quát
lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền; chủ
nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam về nhà nước và nhà nước pháp quyền. Các tác giả nêu khái niệm,
những đặc trưng cơ bản và chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân; thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các yếu
tố quy định, chi phối quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Về cơ bản, phần lớn các vấn đề về nhà nước nói chung và về nhà nước
pháp quyền nói riêng đã được các học giả, các nhà nghiên cứu đi trước nghiên
cứu rất khoa học và chi tiết, do đó, khóa luận tốt nghiệp xin được tổng hợp
các nghiên cứu của các học giả đi trước và đưa ra một số ý kiến mới cho công
cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích của khóa luận và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu một số vấn đề về nhà nước pháp quyền, từ đó

tìm ra những phương hướng để xây dựng và ngày càng hoàn thiện nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Với mục đích đó, nhiệm vụ chính của khóa luận là:
Thứ nhất, làm rõ một số nội dung cơ bản về nhà nước pháp quyền.
Thứ hai, khái quát về thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay; từ đó đưa ra một số giải pháp trong xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta .

5


4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận triển khai dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng các phương pháp
nhận thức cụ thể sau: Phương pháp văn bản học, phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống nhất lịch sử và logic…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu về một số vấn đề lý luận
cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận chỉ nghiên cứu trong phạm vi các vấn
đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam từ khi đổi mới (năm 1986) cho đến nay.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo nội dung của
khóa luận gồm có 2 chương, 6 tiết.

6



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.1. Tư tưởng và học thuyết về nhà nước pháp quyền trong lịch sử
nhân loại
1.1.1. Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kì cổ đại
Ngay từ thời cổ đại, mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã
xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây
Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở phương Đơng thời kì cổ đại.
Trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp luật ở phương Đơng thời kì cổ
đại đã xuất hiện tư tưởng nhà nước pháp quyền tập trung chủ yếu ở Trung
Quốc, được thể hiện trong quan điểm của một số nhà tư tưởng ở thời kì này.
Đầu tiên khơng thể khơng nhắc đến Mạnh Tử (372 –289 TCN). Mạnh
Tử cho rằng, vua vâng mệnh trời để trị dân, nhưng mệnh trời phải hợp với
lòng dân, vai trò chủ chốt là của dân và sự phụ thuộc của nhà cầm quyền vào
nhân dân. Nhà cầm quyền nếu có đạo đức sẽ cảm hóa được người dân. Giải
pháp chính trị của Mạnh Tử có thể gọi là một nhà nước nhân nghĩa. Nền
chính trị nhân nghĩa yêu cầu nhà cầm quyền phải coi trọng dân. “Nhà nước
cầm quyền phải thực thi điều nghĩa đối với người dân: phải coi dân làm trọng,
lấy dân làm gốc, làm cho dân đủ ăn đủ mặc, có đời sống vật chất đầy đủ sung
túc, giáo hóa đạo đức cho dân. Một nhà nước nhân nghĩa đã gợi mở những tư
tưởng về một nhà nước do dân và vì dân”[4,101].
Học thuyết thứ hai có thể kể đến trong hệ tự tưởng về nhà nước pháp
quyền ở phương Đông thời kì cổ đại đó là học thuyết của Mặc Tử (479381TCN). Tư tưởng chính trị của Mặc gia mang tính nhân bản cao, và đã tiềm
ẩn những quan điểm về bình đẳng và dân chủ. Kiêm ái có thể hiểu là vì
hạnh phúc chung của mọi người. Thuyết kiêm ái muốn hướng tới một trật tự
xã hội công bằng, mọi người yêu thương nhau không phân biệt đẳng cấp hay
7



bất cứ một lí do gì và cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp, và xã hội đó
cũng không có những cuộc chiến tranh. Mục đích của chính sách kiêm ái là
vì người dân, có ý nghĩa xác định trách nhiệm của nhà nước trong việc phục
vụ những lợi ích cho nhân dân. Nhân dân được đặt vào trung tâm của
những chính sách của nhà nước. Có thể nói rằng đó chính là những tư tưởng
dân chủ sơ khai.
Lão Tử (nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống vào thế kỉ IV TCN)
nổi tiếng với thuyết vô vi về nhà nước và pháp luật. Những quan điểm của
Lão Tử về nhà nước vô vi có một mức độ trừu tượng hóa rất cao, không đơn
thuần chỉ là những tư tưởng chính trị - pháp lý đơn thuần mà đã được nâng
lên đến tầm triết học. Lý thuyết vô vi của ông thực chất là muốn đặt vấn đề
rằng nhà nước và pháp ḷt phải tơn trọng bản tính tự nhiên của con người, tự
do của con người. Đây là một tư tưởng có nhiều nét gần gũi với lý thuyết tự
nhiên của triết học phương Tây. Học thuyết pháp lý tự nhiên chủ trương cũng
giống như lý thuyết vô vi của Lão Tử rằng các đạo luật do nhà nước ban hành
phải phù hợp với sự tự nhiên vốn có của con người, tôn trọng tự do của con
người. Lý thuyết vô vi, cũng như lý thuyết pháp lí tự nhiên có ý chống lại sự
chuyên chế của nhà nước, nó vạch ra những giới hạn là những sự tự nhiên
của con người, tự do của con người mà nhà nước và pháp luật của nhà nước
phải tôn trọng, không được vi phạm, và chỉ có những tác động phù hợp. Chủ
trương xây dựng nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý phương Tây có nội dung nhằm giới hạn sự lộng quyền của nhà nước,
sự can thiệp quá mức của quyền lực công vào khu vực tư nhân. Nhà nước
pháp quyền được chỉ ra nhiều dấu hiệu đặc trưng. Nhưng suy cho cùng, thì
những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước pháp quyền đều hướng đến mục đích
hạn chế sự lạm quyền của nhà nước, chống lại sự can thiệp quá mức của
quyền lực nhà nước và xã hội dân sự, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của
con người. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước thừa nhận và có nghĩa vụ
bảo đảm tự do của con người, không được can thiệp vào đời sống cá nhân của
con người. Tư tưởng này rất gần với tư tưởng vô vi của Lão Tử. Lý thuyết vô
8



vi của Lão Tử có sự gặp gỡ với học thuyết nhà nước pháp quyền. Nếu như có
tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở phương Đơng thì có lẽ đầu tiên phải kể
đến tư tưởng của Lão Tử [4, 144 -145]. Đối lập với thuyết đức trị của Khổng
Tử là thuyết pháp trị của các học giả phái pháp gia, sản sinh cùng thời với đạo
Khổng Tử do Quản Trọng, Tử Sản, Thương Ưởng, Thân Bất Hại, Thận Đáo
đề xướng. Sau này Hàn Phi Tử phát triển và hoàn chỉnh. Nội dung cơ bản và
quan điểm cai trị của phái này là: pháp trị là phương pháp duy nhất dùng để
cai trị. Vì vậy, học thuyết này khơng thừa nhận Nho giáo. Theo thuyết pháp
trị thì Vua trị nước phải có ba yếu tố: pháp, thế, thuật. Nghĩa là: pháp luật,
mệnh lệnh, chiếu chỉ của Vua là khuôn mẫu của thiên hạ; nhằm trừng trị, răn
đe, dân phải sợ, phải tuân thủ. Vua phải có thế, phải tạo ra uy quyền tuyệt đối
của mình. Vua phải có thuật dùng người và chế độ thưởng phạt. Một khi Vua
đã có đủ ba yếu tố pháp, thế, thuật thì vua phải chun quyền, độc đốn,
thẳng tay dùng nghiêm hình phạt để cai trị. Quản Trọng và Tử Sản chủ trương
dùng pháp luật làm công cụ cơ bản để cai trị đất nước và đề ra nguyên tắc
“pháp bất vị thân”[19, 25], bất cứ ai đều phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật
ban ra phải cẩn trọng và ít thay đổi, pháp luật của Vua phải rành mạch về luật
- hình - chính. Đây là luận điểm của phái pháp trị chống lại phái đức trị là
phái chủ trương “hình phạt chỉ dành cho hạng thứ dân mà bậc trương phu
không phải chịu hình phạt”[1,17]. Đến Hàn Phi Tử (280 -233TCN) là
người phát triển tư tưởng pháp trị lên đỉnh cao, nội dung chủ yếu của tư
tưởng này là lấy pháp luật thay cho lễ làm công cụ trị nước, an dân. Theo Hàn
Phi Tử, hình phạt khơng trừ bậc đại phu “pháp luật không thể a dua người
sang cũng như dây mực không thể uốn theo gỗ cong (cho nên) trị tội thì
khơng chừa các quan lớn, thưởng cơng thì khơng bỏ sót dân thường”[4, 165].
Mơ hình pháp ḷt Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến các quốc gia phương
Đông thời cổ đại, trung đại, cận đại và cả đến ngày nay.
Tóm lại, tư tưởng về nhà nước ở phương Đông thời kì cổ đại do có các

quan điểm khác nhau, cách đánh giá xã hội khác nhau, chính vì vậy mà có
nhiều luận giải khác nhau. Nếu Nho gia chủ trương dùng Nhân trị hay “Đức
9


trị” để lấy “nhân nghĩa làm gốc” để cải tạo xã hội, để xố bỏ tình trạng loạn
lạc; Mặc gia lấy “Kiên ái”, “Thượng đồng”, “Thượng hiền” để xoả bỏ tình
trạng đó; Đạo gia thì lại chủ trương “Vơ vi nhi trị”, “thuận theo tự nhiên”,…
Còn riêng đối với pháp gia, để trị nước họ đã dùng các căn cứ, thực tiễn lịch
sử xã hội và những tiền đề lý luận của mình và có chủ trương dùng pháp luật
của Nhà nước làm công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của đời sống
xã hội và củng cố, cải tạo trật tự xã hội phong kiến Trung Hoa lúc bấy giờ. Có
thể nói, những tư tưởng này có để lại những giá trị nhất định về vấn đề xây
dựng nhà nước ở Trung Hoa lúc bấy giờ và các nước phong kiến chịu ảnh
hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, song, phần lớn những tư tưởng trên vẫn có
những hạn chế về thời đại, về văn hóa.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở phương Tây thời kì cổ đại
Arixtot (384 - 322 TCN) - nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại cho
rằng pháp luật cần thống trị trên tất cả. Theo ơng thì yếu tố cấu thành cơ bản
của phẩm chất chính trị trong luật pháp là sự phù hợp của tính đúng đắn về
chính trị của nó với tính pháp quyền; khơng thể có pháp luật nếu như việc
cầm quyền không tuân theo pháp luật, chà đạp lên pháp luật, mưu toan thống
trị bằng bạo lực.
Pôlybi (Polybe, 201-120 tr. CN) là người La Mã đầu tiên nêu lên những
tư tưởng quan trọng về Nhà nước pháp quyền. Theo ơng, ''khơng phải lý trí
mà kinh nghiệm đã dạy chúng ta rằng hình thức chính phủ hồn hảo nhất là
hình thức được tạo nên từ ba chính thể quân chủ, quý tộc và cộng hoà". Trong
đó cơ quan chấp chính tối cao thuộc về vua, nguyên lão viện (nghị viện) thuộc
về quý tộc và các cơ quan dân biểu (hội đồng) thuộc về nhân dân (chủ nô).
Phân bố và giám sát quyền lực hợp lý, chặt chẽ là hai yếu tố cơ bản bảo đảm

một Nhà nước vững mạnh và phát triển quốc gia La Mã thành một đế quốc
hùng mạnh.
Xixêrôn (Ceceron, 106 - 43 TCN) cho rằng, Nhà nước là ''một cộng
đồng pháp lý''. Nhà nước là của chung nhân dân và là trật tự chung. Nhà nước

10


chỉ có ở nơi nào không có bạo lực và chuyên quyền. Sự cần thiết của Nhà
nước bắt nguồn từ bản chất trốn chạy sự cô đơn và khao khát đời sống cộng
đồng của con người. Công bằng là mệnh lệnh từ lý trí của con người mà Nhà
nước phải tuân theo. Pháp luật là ''lẽ phải chính trực phù hợp với bản chất có
trong tất cả mọi sinh vật''. Pháp ḷt là cơng pháp giữ vai trị điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội. ''Phục tùng pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi
người”. Xixêrôn đã xác định được pháp quyền tự nhiên, nhưng pháp quyền đó
chưa tìm thấy điểm tựa trong hiện thực.
Như vậy có thể thấy, ngay từ thời cổ đại đã có những tư tưởng đề cao
vấn đề dân chủ như một hình thức Nhà nước. Theo đó, Nhà nước chỉ là sự thể
hiện quyền lợi chung của công dân và lấy việc phục vụ con người cá nhân và
xã hội làm mục đích. ý tưởng về sự kết hợp giữa Nhà nước và pháp luật là
cách tốt nhất để khách quan hoá Nhà nước, hạn chế ý muốn chủ quan của nhà
cầm quyền. Nhà nước tuân theo pháp luật là tuân theo ý chí chung của xã hội.
Xuất hiện yêu cầu về Nhà nước pháp quyền nhằm bảo đảm sự phát triển của
kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm sự tồn tại của bản thân Nhà nước. Bên cạnh đó,
quyền lực Nhà nước dù của vua, của quý tộc hay của dân đều thông qua các
cá nhân cầm quyền và có xu hướng bị lạm dụng. Quyền lực Nhà nước luôn
luôn cũng có xu hướng bành trướng và hạn chế quyền tự do của con người.
Để khắc phục tình trạng này cần phân biệt quyền lực Nhà nước thành các
quyền khác nhau theo chức năng, nhiệm vụ của nó. Cùng với tư tưởng quản lý
xã hội bằng pháp luật, tư tưởng phân chia, kiểm soát quyền lực trong một Nhà

nước đã bắt đầu có những mầm mống xuất hiện.
Socrates, Platon, Democritus, Arixtot, Polibius và Ciciro là những
người đã đưa ra quan niệm về sự liên hệ tương tác giữa pháp luật và quyền
lực nhà nước và về nhà nước như một tổ chức thực hiện hoạt động của mình
trên cơ sở luật. Theo họ, quyền lực nhà nước được xem là công bằng, khi nó
thừa nhận luật pháp và đồng thời bị hạn chế bởi luật pháp. Socrates, Polibius
và Ciciro thì đưa ra các luận điểm về vị thế quyền lực của luật như là sự kết
11


hợp giữa sức mạnh và luật pháp, về việc phân biệt giữa các hình thức cẩm
quyền đúng đắn và khơng đúng đắn. Democritus và các nhà ngụy biện thì đưa
ra các luận điểm về vai trò của luật pháp trong các loại hình nhà nước, về mơì
quan hệ giữa các quyền tự nhiên và quyền do ý chí xác lập. Một số nhà ngụy
biện đưa ra tư tưởng khởi đầu vềs ự bình đẳng của các cá nhân, về quyền tự
nhiên. Đặc biệt, Polybius (200-118 TCN), một sử gia Hy Lạp cổ đại đã đưa ra
tư tường phân quyền mà sau này được Montesquieu kế thừa trong tác phẩm
“Tinh thần pháp luật“. Ciciro (106 TCN – 43 TCN), một nhà tư tưởng chính
trị nổi tiếng trong thời kỳ La Mã cổ đại, coi nhà nước là “công việc của nhân
dân”, như là sự liên kết về mặt luật và như là “trật tự luật pháp chung”.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ Hy Lạp, La Mã cổ đại có
ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển các quan niệmvề nhà
nước pháp quyền sau này.
1.1.2. Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kì trung cổ và thời kì Phục hưng
Trong suốt hơn một nghìn năm thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu, mơ hình
nhà nước thần quyền ngự trị trong đó có sự thống trị công khai, toàn bộ của
thần học và học thuyết nhà thờ. Trong bổi cảnh đó, chưa xuất hiện lý thuyết
chính trị tự do có khả năng phản ánh một cách rõ ràng sự xung đột giữa cá
nhân và nhà nước. Tuy nhiên, ngay trong lòng xã hội phong kiến, đã xuất hiện
những lực lượng mới đề cao quốc gia có chủ quyền và quyền tự trị của cá

nhân, gắn liền với sự hình thành đạo Tin lành và các tư tưởng nhân văn của
thời kỳ Phục hưng.
Trong thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu, khi chủ nghĩa tư bản đang được
hình thành để thay thế cho chế độ phong kiến đang dần suy tàn, xuất hiện các
tư tưởng và quan niệm mới hướng đến việc xây dựng lý thuyết về nhà nước
pháp quyền, được khởi xướng bởi các nhà tư tưởng chính trị tiên phong đại
diện cho thế giới quan của giai cấp tư sản thời kỳ đó như N. B. Machiavelli ở
Ý, Lev Sapega ở Lithuania và Jean Bodin ở Pháp.

12


Trên cơ sở khái quát các kinh nghiệm hình thành và phát triển của các
nhà nước qua nhiều thế kỷ, cố gắng lý giải nguyên tắc của chính trị,
N.B.Machiavelli (1469-1527) xem xét nhà nước trong mối quan hệ giữa chính
phủ và thần dân dựa vào nỗi sợ hãi và tình yêu của các thần dân. Nhà nước trở
nên vững chắc, khi chính phủ khơng tạo ra lý do đưa đến sự phẫn uất và các
âm mưu lật đổ, khi nỗi sợ hãi của các thần dân khơng chuyển thành lịng hận
thù, và khi tình u khơng chuyển thành sự khinh bỉ. Là người đầu tiên chú ý
đến vai trò của vĩ nhân trong lịch sử, Machiavelli đề cao năng lực thực tế của
chính phủ trong việc điều khiển các thần dân. Trong tác phẩm nổi tiêng
“Quân vương” (hoàn thành năm 1513 và xuất bản năm 1532), Machiavelli đã
hệ thống hóa các tri thức về nhà nước và quản lý nhà nước, đưa ra các nguyên
tắc giành quyền lực và duy trì chế độ qn chủ và nền cộng hịa[11]. Cơ sở
cho sự bền vững của nhà nước, theo ông, là việc bảo đảm an tồn cho cá nhân
và tính bất di bất dịch của sở hữu tư nhân. Ông cho rằng, điều nguy hiểm nhất
đối với nhà cầm quyền là động chạm đến tài sản của các thần dân, bởi vì đây
là yếu tố đưa đến sự hận thù. Kế thừa tư. tưởng của Polybius về sự xuất hiện
của nhà nước và vịng t̀n hồn của các hình thức cai trị, Machiavelli ủng hộ
hình thức nhà nước hỗn hợp (giữa chế độ quân chủ, chế độ quý tộc và chế độ

dân chủ). Tuy vậy, ông vẫn coi nền chế độ quân chủ tuyệt đối là hình thức
quản lý tốt nhất. Trong các hình thức nhà nước, Machiavelli đề cao nền cộng
hịa, vì nền cộng hịa có khả năng tốt nhất trong việc thực hiện quyền tự do và
bình đẳng của cơng dân.Với việc tách chính trị khỏi thần học, đưa ra cách giải
thích duy lý về nhà nước và pháp quyền, và chủ trương gắn nhà nước và pháp
quyền với các lợi ích của các thần dân, quan niệm của Machiavelli về nhà
nước đã có ảnh hường đáng kể đến các quan niệm sau này.
Trong khi đó, các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền như phân chia
quyền lực hay ưu thế của luật có thể thấy rất sớm ở Quy chế của Lithuania
năm 1529, một trong những bộ luật được hệ thống hóa đầu tiên ở châu Âu
được Lev Sapega (1557-1633), một nhà tư tưởng chính trị Lithuania soạn
13


thảo. Theo Sapega, không phải con người, mà các luật thống trị trong quốc
gia. Trong quy chế này, ông chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lập pháp thuộc nghị viện, quyết
hành pháp thuộc quốc vương hay quận vương, quyền tư pháp thuộc các tòa án
trung ương và các địa phương.
Trong tác phẩm “Sáu cuốn sách về nhà nước” xuất bản năm 1586, Jean
Bodin (1530-1596) cho rằng, nhà nước là sự quản lý về mặt pháp luật được
thực hiện bởi quyền lực tối cao đối với tập hợp các hộ gia đình và đối với các
tài sản chung. Theo ơng, quyền lực tự chủ của nhà nước là quyền lực thường
xuyên và tuyệt đối, không bị hạn chế bởi bất cứ điều kiện nào. Chủ thể của
quyền lực đó có thể chuyển nó cho người khác. Quyển lực tự chủ của nhà
nước có tính thống nhất, tức là nó khơng thể bị phân chia, không thể đồng
thời thuộc về quốc vương, tầng lớp quý tộc và dân chúng. Bodin chống lại
quan niệm về hình thức nhà nước hỗn hợp được đưa ra bởi Polybius, Ciciro,
và Machiavelli. Đưa ra ba kiểu nhà nước: dân chủ, quý tộc và quân chủ,
Bodin cho rằng hạn chế chung của nhà nước dân chủ và nhà nước quý tộc là ở

chỗ trong các kiểu nhà nước này, các phiếu bầu được kiểm, nhưng không
được cân theo trọng lượng của phẩm hạnh. Theo Bodin, chế độ quân chủ là
kiểu nhà nước tốt nhất có thể giúp khắc phục cuộc khủng hoảng về chính trị
và tơn giáo, vì chế độ đó phù hợp với bản chất của quyền lực tự chủ, vói tính
thống nhất và tính khơng thể bị phân chia của quyền lực đó. Ông chỉ ra ba hạn
chế có thể đối với quyền lực tuyệt đối, liên quan đến: (1) các luật do Thượng
Đế xác lập; (2) Các quy luật do giới tự nhiên xác lập và (3) các luật của con
người, được xác lập bởi quyền lực tự chủ, bởi thỏa thuận chung và bởi các
dân tộc [11] .
Theo Bodin, mục đích của nhà nước không phải là mang đến hạnh phúc
cho con người, mà là đảm bảo hịa bình bên trong, cơng bằng và sự hài hòa xã
hội, đặc biệt là bảo vệ khỏi kẻ thù bên ngoài. Kế thừa tư tưởng của
Machiavelli, Bodin cho rằng, nguyên nhân của các xung đột xã hội là do sự
14


phân chia tài sản không đều, do cuộc đấu tranh của các đảng phái và do sự
thiêu kiên nhẫn về tơn giáo.
1.1.3.Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kì cận – hiện đại
Trong thời kỳ cận đại thế kỷ XVII – XVIII, xuất hiện một loạt quan
niệm có tính cách mạng của các nhà Khai sáng Tây Âu về nhà nước pháp
quyển Hugo Grotius (1583-1645) và Benedictus de Spinoza (1583-1645) ở
Hà Lan, Thomas Hobbes (1588 -1679), John Locke (1632-1704) ở Anh, B.
Montesquieu (1588-1679), Denis Diderot (1713-1784), Jean Jacques
Rousseau (1712-1778) ở Pháp, Thomas Jefferson (1743-1826) ở Mỹ, v.v…
Đây là các quan niệm nền tảng cho các cuộc cách mạng tư sản ở các nước
phương Tây.
Được coi là nhà lý luận đầu tiên của trường phái về quyền tự nhiên,
xem thể chế pháp luật phong kiến là trái với bản chất con người, Hugo
Grotius (1583-1645) đòi hỏi thể chế pháp quyền mới phải đáp ứng được các

quy luật của lý tính. Theo ơng, mục đích của nhà nước là duy trì sở hữu tư
nhân thông qua các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho mỗi người
quyền sử dụng các tài sản của mình phù hợp với tất cả mọi người. Grotius coi
khế ước xã hội là nguồn gốc của bất kỳ hình thức nhà nước nào, vì khi xây
dựng nhà nước, nhân dân có thể lựa chọn một hình thức nhà nước nào đó,
nhưng một khi đã chọn, nhân dân không thể không tuân thủ các nhà cầm
quyền.
Mặc dù là người bảo vệ chế độ quân chủ tuyệt đối ở Anh, phát triển
quan niệm về nhà nước pháp quyền, Thomas Hobbes (1588 -1679) đã đưa ra
những luận điểm tiến bộ về sự thông trị của pháp quyền trong đời sống xã hội,
trong đó có luận điểm về bình đẳng hình thức trước pháp luật và luận điểm về
tính bất di bất dịch của các khế ước. Đặc biệt, theo Hobbes, quyền tự ảo của
con người là quyền làm tất cả những gì mà ḷt khơng cấm [11]. Với ḷn
điểm này, Hobbes đã đóng góp vào việc hoàn thành cơ sở lý luận cho một
nguyên tắc điều tiết về mặt pháp quyền các mối quan hệ xã hội.
15


Chia sẻ quan niệm của Hobbes, John Locke (1632-1704) đã đưa ra tư
tưởng về sự thống trị của pháp quyền, theo đó luật pháp được coi là có tính tối
thượng, một khi nó phù hợp với các quyền tự nhiên, thừa nhận các quyền tự
nhiên và các quyền tự do của cá nhân. Các quyền tự nhiên của con người
được Locke luận chứng, bao gồm quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu.
Chúng được coi như những nguyên tắc cơ bản. Nhiệm vụ của nhà nước là ở
chỗ bảo vệ các nguyên tắc này. Còn quyền tự do cá nhân của con người được
Locke xem là quyền tự do theo đuổi mong muốn của mình mà ḷt khơng cấm
và khơng phụ thuộc vào ý chí độc đốn thường xun nào đó của người khác.
Mặt khác, John Locke đã đặt cơ sở cho học thuyết về phân chia quyền lực. Để
loại bỏ các khả năng lạm dụng quyền lực, theo ông, quyền lực nhà nước phải
được phân chia thành một số quyền lực độc lập và việc tập trung toàn bộ

quyền lực vào tay một số người là không được phép. Một nhà nước dựa vào
sự thống trị của pháp quyền như vậy, là hoàn toàn đối lập với chế độ chuyên
chế. Theo đánh giá của Marx, John Locke là người thể hiện kinh điển các
quan niệm pháp quyền của xã hội tư bản đối lập với xã hội phong kiến [11].
Liên quan đến đóng góp cho lịch sử tư tưởng phương Tây về nhà nước
pháp quyền, phải kể đến tên tuổi của nhà triết học Hà Lan B.Spinoza (16321677), một trong những người đầu tiên đưa ra luận chứng về nhà nước dân
chủ. Ông cho rằng, bị ràng buộc bởi các đạo luật, nhà nước phải đảm bảo các
quyền và tự do thực tế của con người. Theo ông, nhà nước chỉ hùng mạnh, khi
nhà nước đảm bảo việc duy trì cuộc sống và việc thỏa mãn các lợi ích của mỗi
công dân, và khi những người cầm quyền không xâm phạm đến sở hữu, an
ninh, danh dự, tự do và các lợi ích khác của các thần dân.
Các tư tưởng về nhà nước pháp quyền đạt được bước ngoặt đặc biệt ở
các nhà Khai sáng Pháp, đặc biệt là B. Montesquieu, Denis Diderot, Jean
Jacques Rousseau.
B. Montesquieu (1588-1679) có thể coi là một trong những nhà tư
tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử các học thuyết về nhà nước pháp quyền. Công
16


lao của Montesquieu trước hết là ở chỗ đã hệ thống hóa các quan niệm mới về
phân chia quyền lực. Ông cho rằng, để ngăn ngừa nguy cơ lạm dụng quyền
lực, cần phải phân chia các quyền lực nhà nước trong mỗi quốc gia thành ba
loại: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, rằng các quyền lực
này có thể kìm chế lẫn nhau. Theo ơng, chính sự phân chia quyền lực, sự
kiềm chế và đối trọng lẫn nhau của ba loại quyền lực này là điều kiện cơ bản
cho việc đảm bảo các quyền và tự do chính trị của cơng dân trong mối quan
hệ với bộ máy nhà nước. Sự phân chia quyền lực được ông coi là nguyên tắc
pháp quyền mà bản chất của nó là khơng cho phép tập trung tồn bộ quyền
lực nhà nước vào một trong ba loại quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành
pháp và quyền tư pháp nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền [11]. Sau này, nguyên

tắc này được xem là dâu hiệu quan trọng của một nhà nước dân chủ. Quan
niệm “tam quyền -phân lập” này của Montesquieu có ảnh hưởng rõ nét không
chỉ đến các lý thuyết sau này về chế độ nhà nước pháp quyền, mà còn đến quá
trình lập hiến và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở các nước phương
Tây cho đến ngày nay. Montesquieu đã được coi là người sáng lập của quan
niệm phân quyền, mặc dù trước ông, những tư tưởng như vậy đã được J.
Locke ở Anh, và xa hơn nữa Polybius ở La Mã cổ đại đưa ra.
Denis Diderot (1713-1784) là một nhà tư tưởng Khai sáng Pháp đưa ra
những tư tưởng quan trọng về nhà nước pháp quyền. Ông cho rằng, quyền lực
nhà nước là sản phẩm của khế ước xã hội. Để bảo đảm các quyền lợi và sự
thơng nhất ý chí và sức mạnh của tất cả mọi người, các cá nhân chuyển giao
cho nhà nước phần nào sự phụ thuộc tự nhiên của mình. Như vậy, quyền lực
nhà nước phải dựa trên ý chí của nhân dân với tính cách là người có chủ
quyền. Ơng viết: “Chỉ dân tộc mới là người có chủ chân chính; chi có nhân
dân mới là người lập pháp chân chính, chỉ có ý chí của nhân dân mới là nguồn
gốc của quyền lực chính trị” [11]. Theo quan điểm của Diderot, mục đích chủ
yêu của nhà nước là ở chỗ đảm bảo những quyền không thể tách rời và hạnh

17


phúc của các công dân. Tư tưởng này sau đó được I. Kant phát triển trong
quan niệm của ông về nhà nước pháp quyền.
Jean Jacques Rousseau (1712-1778) đã phát triển tư tưởng về nhà nước
pháp quyền trên co sở kế thừa những nhà tư tưởng trước đó theo cách riêng
của mình. Quan niệm của Rousseau về nhà nước pháp quyển Rousseau đã dựa
vào các quan niệm về quyền tự nhiên của con người, về quyền tự do và bình
đẳng, về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, đặc biệt là về khế ước xã hội, về ý
chí chung và về quyền lực tối cao. Theo Rousseau, con người, tạo hóa sinh ra
có quyền tự do và bình đẳng, và những quyền đó về thực chất, trong bản chất

con người là khơng thể tách rời, khơng thể chuyển nhượng [11]. Ơng coi tự
do và bình đẳng là hai mục tiêu cao nhất của các hệ thống lập pháp, hoàn toàn
phù hợp với quyền tự nhiên bẩm sinh của con người. Theo ông, với tính cách
là hiện thân của ý chí chung của toàn thể nhân dân, khế ước xã hội là một
trong những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong
xã hội. Rousseau ln đặt quyền lực nhân dân với tính cách là quyền lực tối
cao ở vị trí cao nhất, chi phối các quyền lực khác. Theo Rousseau, quyền lực
tối cao là thống nhất và không thể phân chia được. Tuy nhiên, để quyền lực
tối cao có thể được thực thi một cách hữu hiệu và thống nhất, cần được phân
định thông qua ba bộ phận hợp thành và không thể tách rời của nó. Đó là
quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Rousseau viết: “Nhà lập
pháp là kỹ sư sáng chế ra máy; ông vua chỉ là người thợ dựng máy lên và vận
hành máy… Người lập pháp quyết không phải là một vị pháp quan hay một
quốc vương” [11].
Đề cập đến khả năng lạm dụng quyền lực, Rousseau cho rằng, chính
phủ cũng thường hay có xu hướng làm trái với quyền lực tối cao và ý chí
chung của tồn thể dân chúng, không chịu cai trị theo pháp luật, thậm chỉ lấn át
cơ quan quyền lực tối cao. Theo ông, để tránh nguy cơ này, tất yếu phải có sự
phân định rạch rịi giữa các quyền lực chính trị trong một quốc gia: quyền lập
pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp như những quyền lực độc lập không
18


thể để trong tay một người, một tổ chức. Tư tưởng này của Rousseau sau này
được áp dụng trong việc xây dựng mơ hình nhà nước pháp quyền và được phổ
biến một cách hiệu quả trong thực tiễn chính trị ở nhiều nước phương Tây
chống lại các nguy cơ độc tài về chính trị và tham nhũng về kinh tế.
Kế thừa các quan niệm của các nhà tư tưởng Khai sáng Anh và Pháp,
Immanuel Kant (1724-1804) đã đưa ra luận chứng triết học cho lý luận về nhà
nước pháp quyền. Đặt con người, cá nhân và quyền tự do ở vị trí trung tâm

của nhà nước, Kant cho rằng, nguyên tắc quan trọng nhất của pháp quyền là ở
chỗ nhân dân có đặc quyền địi sự tham gia của mình vào việc xác lập trật tự
pháp luật bằng quyền phúc quyết, thơng qua hiến pháp thể hiện ý chí của
mình [11]. Theo ông, quyền tối thượng của nhân dân xác định quyền tự do,
quyền bình đẳng và quyền độc lập của tất cả các cơng dân trong quốc gia với
tính cách là sự liên kết của tập hợp các cá nhắn tuân thủ các bộ luật của pháp
quyền. Đây là luận điểm thể hiện đóng góp của Kant cho việc phát triển học
thuyết về nhà nước pháp quyền. Nhà nưóc pháp quyền, theo Kant, chỉ có ở
nơi mà bộ máy nhà nước được vận hành trên cơ sở quyền hiến định, phù hợp
với ý chí chung của nhân dân, nơi mà không có việc hạn chế các quyền công
dân như quyền tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, tự do hoạt
động kinh tế. Theo quan niệm của Kant, công dân trong nhà nước pháp quyền
phải có khả năng buộc những người cầm quyển phải thực thi luật một cách
chính xác. Cũng như Locke và các nhà tư tưởng Khai sáng Pháp, Kant gắn cơ
cấu pháp quyển với việc phân chia quyền lực thành quyền lập pháp thuộc
nghị viện, quyền hành pháp thuộc chính phủ và quyền tư pháp được thực thi
qua xét xử của các hội thẩm được nhân dân bầu ra. Theo Kant, cách thực tổ
chức quyền lực như vậy cần bảo đảm không chỉ sự phân chia quyền lực, mà
còn sự cân bằng quyền lực.
Có thể nói, quan niệm của I. Kant về nhà nước pháp quyền có ảnh
hưởng đáng kể đến sự phất triển của tư tưởng chính trị – pháp quyền và thực
tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở nhiều nước phương Tây.
19


Ở George VVilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) có thể thấy rõ ảnh
hưởng của quan niệm Kant về nhà nước pháp quyền. Hegel coi nhà nước
cũng chính là pháp quyền, bởi vì nhà nước thừa nhận “tất cả các quyển còn lại
của cá nhân, gia đình và xã hội” [12,185]. Đề cao nhà nước thành cái tuyệt
đối vượt lên trên cá nhân và xã hội, Hegel cho rằng, nhà nước đó có trước xã

hội cơng dẫn, là tổ chức hồn thiện nhất của đời sống xã hội, trong đó tất cả
đều được xây dựng trên cơ sở luật. Coi đây là hạn chế chủ yếu của quan niệm
của Hegel về nhà nước, Karl Marx cho rằng, xã hội là có trước nhà nước, rằng
nhà nước chi là sản phẩm và kết quả của sự phát triển xã hội. Mặt tích cực của
quan niệm của Hegel về nhà nước là ở chỗ chống lại tình trạng tùy tiện vơ
ḷt trong việc sử dụng bạo lực dưới mọi hình thức từ phía các cá nhân, các
phe phái chính trị và quyền lực nhà nước, và ở chỗ cho rằng, chức năng trấn
áp và bạo lực của nhà nước là không phải là quan trọng. Mơ hình hiện thực về
nhà nước pháp quyền được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia phương Tây
hiện nay là thành quả vĩ đại, là sự kết tinh các giá trị mang tính phổ quát mà
nhân loại đã chắt lọc được từ thực tiễn lịch sử xây dựng các thể chế nhà nước
qua hàng ngàn năm và từ các quan niệm về nhà nước pháp quyền trong lịch
sử tư tưởng phương Tây kể từ thời kỳ cổ đại đến nay.
1.2. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
1.2.1. Khái niệm
Trong những thập kỷ gần đây, nhà nước pháp quyền là một trong các
chủ đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các ngành khoa học khác
nhau như triết học, chính trị học, luật học, sử học, xã hội học, hành chính
cơng, v.v.. Đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhà nước pháp
quyền được xem vừa là một cứu cánh, vừa là một mơ hình nhà nước hữu hiệu
nhất, dân chủ nhất và phù hợp nhất trong thời đại hiện nay như một phương
tiện có khả năng khắc phục hoặc hạn chế tình trạng bất bình đẳng xã hội, bất
cơng xã hội, tình trạng tham nhũng lãng phí, tình trạng lạm quyền lực của các
cơ quan quyền lực nhà nước như quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền
20


×