Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ LONG BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.33 KB, 15 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ LONG
BIÊN
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại-
Đầu tư Long Biên.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại- Đầu tư
Long Biên.
Công ty Cổ phần Thương mại- Đầu tư Long Biên ngày nay chính là ban
quản lý hợp tác xã mua bán huyện Gia Lâm được thành lập ngày 01 tháng 01 năm
1956.
Địa điểm tại thôn Vàng xã Cổ Bi huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
Với số lượng cán bộ công nhân viên khi mới thành lập là 11 người.
Những mặt hàng chủ yếu lúc này là nông cụ phân bón, máy tuốt lúa, guồng
nứơc để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện.
Đến năm 1960 đơn vị đã có một số thành tích: Doanh số bán ra tăng từ
260.000đ năm 1956 lên đến 490.000đ năm 1957.
Từ năm 1961 đến năm 1965 nhiệm vụ chính của đơn vị là chuyển sang
thương nghiệp quốc doanh, kinh doanh tổng hợp các mặt hàng công nghệ phẩm ăn
uống thực phẩm…Lúc này, mạng lưới bán lẻ được mở rộng.
Đến ngày 29/08/1979, ban quản lý hợp tác xã mua bán đựơc đổi tên thành
công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ Gia Lâm. Trụ sở chính đặt tại xã Trâu Quỳ cạnh
UBND huyện Gia Lâm.
Tháng 6 năm 1981: Công ty sát nhập thêm cửa hàng vật liệu kiến thiết Gia
Lâm.
Năm 1988-1991: Thời kỳ này có nhiều đổi mới, để thực hiện cơ chế hạch
toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Để thích ứng với
cơ chế thị thường mở với nhiều thành phần kinh tế đều tham gia hoạt động mua
bán, công ty vẫn tiếp tục kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và vật liệu kiến
thiết phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong huyện.
Để giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh công ty đã áp dụng nhiều biện
pháp từ việc tổ chức bố trí lại lao động một cách hợp lý, nắm vững nhu cầu thị hiếu
của người tiêu dùng, tổ chức thu mua khai thác nguồn hàng.


Trong kinh doanh đã quản lý chặt chẽ tới từng khâu, từng bộ phận đảm bảo
đem lại hiệu quả kinh tế có lãi. Doanh số bán ra tăng nhiều tạo được công ăn việc
làm ổn định cho cán bộ công nhân viên.
Đến ngày 19/12/1992: Công ty đổi tên thành Công ty thương mại tổng hợp
Gia Lâm. Hiện nay mạng lưới của công ty rộng khắp huyện Gia Lâm.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm đem lại
lợi nhuận cao hơn. Căn cứ Quyết định số 1519/QĐ-TTG ngày 30/11/2001 của
Chính phủ, công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Thương mại- Đầu
tư Long Biên từ tháng 11 năm 2003.
Địa chỉ: Phường Sài Đồng- Quận Long Biên- Thành phố Hà Nội.
Từ khi thành lập đến nay công ty đã có nhiều bước phát triển lớn về mọi
mặt, công ty luôn thực hiện vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa
vụ với Nhà nước, bảo toàn được vốn.
Công ty đã có hướng phát triển kinh doanh đúng đắn, có uy tín với bạn hàng
và quy mô ngày càng mở rộng, từ một hợp tác xã bé nhỏ nay thành một công ty
thương mại lớn của quận và thành phố, với số lượng cán bộ công nhân viên từ 11
người nay đã là 295 người.
1.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
Từ khi được thành lập, nhiệm vụ chính của công ty là bán buôn, bán lẻ
các mặt hàng tổng hợp, sản xuất bia hơi rượu các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân trên địa bàn cũng như các khách hàng từ nơi khác. Trải qua nhiều
năm hoạt động từ ngày thành lập đến nay, công ty đã có những bước phát triển
lớn về mọi mặt việc sản xuất gần như bị bỏ qua, công ty đã tập trung vào việc
bán hàng và kinh doanh là chính. Công ty luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kinh
doanh, thực hiện tốt nghiệp vụ với nhà nước, bảo toàn vốn và đạt được nhiều
thành tích.
- Đặc điểm kinh doanh và mặt hàng kinh doanh.
+ Đặc điểm kinh doanh.
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng có nhu cầu vật dụng
hàng ngày. Vì vậy sự cạnh tranh của công ty không lớn lắm sự phát triển của

công ty mang tính chất ổn định. Thị trường hoạt động của công ty bao gồm chủ
yếu là trên địa bàn quận Long Biên, huyện Gia Lâm và một số tỉnh lân cận.
Công ty trong vài năm trở lại đây đã tập trung cải tiến cơ sở kinh doanh, nâng
cấp nhiều cửa hàng kinh doanh tổng hợp thành các siêu thị Hapromat.
+Mặt hàng kinh doanh .
Nhiệm vụ của công ty là bán buôn bán lẻ nhiều mặt hàng rất phong phú và
đa dạng:
+ Các loại thực phẩm tươi sống rượu bánh kẹo…
+ Quần áo, chăn ga, gối đệm, màn..
+ Đồ điện tử, xe đạp, đồ chơi trẻ em…
+ Các loại văn phòng phẩm…
Nhìn chung các sản phẩm của công ty rất phong phú. Tuy nhiên công ty chủ
yếu tập trung vào các loại mặt hàng có nhu cầu cao và lợi thế trong kinh doanh như
rượu bánh kẹo quần áo, văn phòng phẩm.
1.1.2.1 Đặc điểm về chu trình hoạt động kinh doanh
Chu trình hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện theo các bước sau:
Kho
HĐGTGT( Phiếu nhập kho)
Bộ phận bán hàng(Người tiêu dùng)
Ta có thể diễn giải theo trình tự sau:
Căn cứ vào hoá đơn GTGT hoặc phiếu nhập kho của các doanh nghiệp cung cấp
hàng hoá. Kế toán căn cứ vào một trong hai chứng từ đó kiểm tra nhận hàng và vào
sổ, theo dõi số lượng hàng hoá nhập, xuất tồn.
1.1.2.2 Đặc điểm về tổ chức luân chuyển hàng hoá.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI- ĐẦU TƯ LONG BIÊN
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Các siêu thị, CHKD tổng hợp
Đại lý bán lẻ
Đại lý bán buôn

CH bán lẻ
Các mặt hàng của công ty là những hàng hoá tiêu dùng hàng ngày hơn nữa
cơ cấu mặt hàng rất đa dạng nhưng lại phân phối cho nhiều đối tượng khách hàng
nên việc sử dụng nhiều hình thức phân phối khác nhau.
Phân phối trực tiếp: Đây là công cụ hữu hiệu nhất đảm bảo cho công ty có
nguồn tài chính tức thời. Đó là một yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc
quay vòng vốn và tìm kiếm nhiều nguồn hàng mới trong kinh doanh. Hơn thế nữa
công ty đã thiết lập một số đại lý bán lẻ xung quanh địa bàn quận Long Biên và
huyện Gia Lâm nhằm khai thác tối đa nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp quản lý tại Công ty Cổ phần
Thương mại- Đầu tư Long Biên.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn bộ quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ ba năm do đại hội cổ đông bầu và bãi
nhiệm. Hội đồng quản trị của công ty gồm 7 thành viên trong đó có thành viên là
đại diện của cổ đông chi phối.
- Ban kiểm soát: Gồm 3 kiểm soát viên do đại hội đồng cổ đông bầu và
bẫi nhiệm có nhiệm kỳ 3 năm cùng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị. Ban
kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty.
- Giám đốc công ty: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm. Giám đốc
công ty là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước cơ quan
quản lý cấp trên, có quyền quyết định cao nhất trong việc đề ra chính sách, phương
thức kinh doanh, phương thức quản lý và sử dụng nguồn vốn… Có quyền ra quyết
định chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban có liên quan
trong công ty.
- Phó giám đốc: Có 2 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc công ty, điều
hành một lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật về lĩnh vực được
giao.
- Các phòng ban trực thuộc: Có nhiệm vụ giúp việc, cung cấp thông tin
thuộc chức năng của mình, tạo điều kiện cho giám đốc phân tích tình hình và kịp

thời ra quyết định chỉ đạo kinh doanh cụ thể:
+ Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tổ chức cán bộ, điều động nhân
viên, sắp xếp lại lao động, quản lý các chế độ về tiền lương ngoài ra còn hỗ trợ
phục vụ cung cấp giấy bút, văn phòng phẩm cho văn phòng.
+ Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng thu thập, phân loại, xử lý tổng hợp
số liệu, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh từ các cửa hàng trực thuộc
đưa lên, sau đó tính toán, xác định kết quả lỗ lãi, thực hiện phân tích rồi đưa ra
giải pháp tối ưu đem lại hiệu quả trong công tác quản lý doanh nghiệp.
+ Phòng nghiệp vụ: Có trách nhiệm khai thác mặt hàng mới và trực tiếp ký
hợp đồng mua bán hàng hoá với những công ty sản xuất nhằm cung cấp đến tay
người tiêu dùng nhanh nhất, hạn chế qua các khâu trung gian, cung cấp lượng hàng
thường xuyên, đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả cho các cửa hàng.
+ ở các cửa hàng: Làm nhiệm vụ kinh doanh mua bán trực tiếp hàng hoá,
ở mỗi cửa hàng có một cửa hàng trưởng phụ trách chung, hai cửa hàng phó, một
hoặc hai kế toán cửa hàng, một thủ kho, các mậu dịch viên có hai cung tiêu mua
hàng.
Hệ thống quản lý của công ty được khái quát theo sơ đồ sau
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phó giám đốc
Ban giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính

×