Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN SIÊU, HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------

Đào Ngọc Minh Anh

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN SIÊU, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------

Đào Ngọc Minh Anh

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN SIÊU, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Hưng


PGS.TS. Nguyễn Hữu Nhân

Hà Nội – 2020


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên của luận văn tôi xin bày tỏ lịng biết ơn và niềm cảm kích sâu
sắc tới PGS.TS. Mai Văn Hưng, thầy đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và định
hướng cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Nhân
đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện và hồn thiện đề tài.
Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô công tác tại Bộ môn Sinh lý
học và Sinh học người - Khoa Sinh học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu khoa học
một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các giáo viên và học sinh trường
THCS & THPT Nguyễn Siêu, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ tôi thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè là những
người ln động viên, ủng hộ và sát cánh bên tôi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu để tơi hồn thành tốt luận văn này.

Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả

Đào Ngọc Minh Anh

LỜI CAM ĐOAN



Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả

Đào Ngọc Minh Anh


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

BMI

: Body mass index (chỉ số khối cơ thể).

Cs

: Cộng sự.

FEV1

: Forced expiratory volume in one second (thể tích khí thở ra tối đa trong
giây đầu).

GTSH

: Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, thế kỷ
XX.


HSSH

: Hằng số sinh học người Việt Nam.

NXB

: Nhà xuất bản.

VC:

: Vital capacity (dung tích sống).

THCS

: Trung học cơ sở.

THPT

: Trung học phổ thông.

WHO

: World health organization (Tổ chức Y tế Thế giới).


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1 - TỔNG QUAN......................................................................................3
1.1. Một số vấn đề về chỉ số hình thái.................................................................3
1.1.1. Nghiên cứu các chỉ số hình thái trên thế giới..........................................3

1.1.2. Nghiên cứu các chỉ số hình thái ở Việt Nam...........................................4
1.2. Một số vấn đề về chỉ số chức năng sinh lý.................................................10
1.2.1. Nghiên cứu chỉ số chức năng sinh lý trên thế giới................................10
1.2.2. Nghiên cứu chỉ số chức năng sinh lý ở Việt Nam.................................12
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................18
2.1.2. Đặc điểm học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội........18
2.2.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................19

2.2.1. Các chỉ số nghiên cứu...........................................................................19
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái.......................................19
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu một số chỉ số chức năng sinh lý....................21
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................23
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................................25
3.1.

Một số chỉ số hình thái của học sinh..........................................................25

3.1.1. Chiều cao đứng.....................................................................................25
3.1.2. Cân nặng...............................................................................................29
3.1.3. Vòng đầu..............................................................................................32
3.1.4. Vịng ngực bình thường........................................................................35
3.1.5. Vịng eo................................................................................................39
3.1.6. Vịng mơng...........................................................................................41
3.1.7. BMI......................................................................................................43



3.2.

Một số chỉ số chức năng sinh lý của học sinh...........................................47

3.2.1. Các chỉ số chức năng tuần hoàn máu....................................................47
3.2.2. Các chỉ số chức năng thơng khí phổi....................................................56
3.3...... Mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái và chức năng sinh lý của học
sinh...................................................................................................................... 67
3.3.1. Tương quan giữa chiều cao đứng với một số chỉ số chức năng hệ tuần
hoàn................................................................................................................. 68
3.3.2. Tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số chức năng hệ tuần hoàn
....................................................................................................................... ..71
3.3.3. Tương quan giữa vịng ngực bình thường với một số chỉ số chức năng
hệ tuần hoàn…………………………………………………………………..74
3.3.4. Tương quan giữa chiều cao đứng với một số chỉ số chức năng hô hấp.....
......................................................................................................................... 78
3.3.5. Tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số chức năng hơ hấp...........81
3.3.6. Tương quan giữa vịng ngực bình thường với một số chỉ số chức năng
hô hấp..............................................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................90


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại theo BMI (kg/m2).....................................................................21
Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính...................25
Bảng 3.2. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau......................................................................................................................... 28
Bảng 3.3. Cân nặng (kg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính.............................29
Bảng 3.4. Cân nặng (kg) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau..32

Bảng 3.5. Vòng đầu (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính............................33
Bảng 3.6. Vịng đầu (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau..
................................................................................................................................. 35
Bảng 3.7. Vịng ngực bình thường (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính......36
Bảng 3.8. Vịng ngực bình thường (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác
giả khác nhau...........................................................................................................38
Bảng 3.9. Vòng eo (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính..............................39
Bảng 3.10. Vịng eo (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau.41
Bảng 3.11. Vịng mơng (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính.......................41
Bảng 3.12. Vịng mơng (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau......................................................................................................................... 43
Bảng 3.13. BMI (kg/m2) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính..............................44
Bảng 3.14. BMI (kg/m2) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau. .46
Bảng 3.15. Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính..............47
Bảng 3.16. Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau......................................................................................................................... 49
Bảng 3.17. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính........50
Bảng 3.18. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả
khác nhau................................................................................................................. 52
Bảng 3.19. Huyết áp tâm trương (mmHg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính...53
Bảng 3.20. Huyết áp tâm trương (mmHg) của học sinh theo nghiên cứu của các tác
giả khác nhau...........................................................................................................55
Bảng 3.21. Tần số hô hấp (nhịp/phút) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính.........56


Bảng 3.22. Tần số hô hấp (nhịp/phút) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả
khác nhau................................................................................................................. 58
Bảng 3.23. Dung tích sống (lít) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính...................59
Bảng 3.24. Dung tích sống (lít) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau......................................................................................................................... 61

Bảng 3.25. Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (lít) của học sinh theo lứa tuổi
và giới tính............................................................................................................... 62
Bảng 3.26. Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (lít) của học sinh theo nghiên
cứu của các tác giả khác nhau..................................................................................64
Bảng 3.27. Chỉ số Tiffeneau (%) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính.................65
Bảng 3.28. Chỉ số Tiffeneau (%) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau......................................................................................................................... 67
Bảng 3.29. Phương trình hồi quy của các chỉ số tuần hoàn với chiều cao đứng......68
Bảng 3.30. Phương trình hồi quy của các chỉ số tuần hồn với cân nặng................72
Bảng 3.31. Phương trình hồi quy của các chỉ số tuần hồn với vịng ngực bình
thường..................................................................................................................... 75
Bảng 3.32. Phương trình hồi quy của các chỉ số hơ hấp với chiều cao đứng...........78
Bảng 3.33. Phương trình hồi quy của các chỉ số hô hấp với cân nặng.....................81
Bảng 3.34. Phương trình hồi quy của các chỉ số hơ hấp với vịng ngực bình thường
................................................................................................................................. 84


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính.....................26
Hình 3.2. Biểu đồ cân nặng của học sinh theo tuổi và giới tính...............................30
Hình 3.3. Biểu đồ vòng đầu của học sinh theo tuổi và giới tính..............................34
Hình 3.4. Biểu đồ vịng ngực bình thường của học sinh theo tuổi và giới tính........37
Hình 3.5. Biểu đồ vòng eo của học sinh theo tuổi và giới tính................................40
Hình 3.6. Biểu đồ vịng mơng của học sinh theo tuổi và giới tính...........................42
Hình 3.7. Biểu đồ BMI của học sinh theo tuổi và giới tính.....................................45
Hình 3.8. Biểu đồ tần số tim của học sinh theo tuổi và giới tính.............................48
Hình 3.9. Biểu đồ huyết áp tâm thu của học sinh theo tuổi và giới tính...................51
Hình 3.10. Biểu đồ huyết áp tâm trương theo tuổi và giới tính................................54
Hình 3.11. Biểu đồ tần số hô hấp của học sinh theo tuổi và giới tính......................57

Hình 3.12. Biểu đồ dung tích sống của học sinh theo tuổi và giới tính....................60
Hình 3.13. Biểu đồ thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu theo tuổi và giới tính. .63
Hình 3.14. Biểu đồ chỉ số Tiffeneau của học sinh theo lứa tuổi và giới tính............66
Hình 3.15. Biểu đồ mối tương quan giữa chiều cao đứng với tần số tim của học sinh
................................................................................................................................. 69
Hình 3.16. Biểu đồ mối tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tâm thu của
học sinh...................................................................................................................70
Hình 3.17. Biểu đồ mối tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tâm trương
của học sinh.............................................................................................................71
Hình 3.18. Biểu đồ mối tương quan giữa cân nặng với tần số tim của học sinh......72
Hình 3.19. Biểu đồ mối tương quan giữa cân nặng với huyết áp tâm thu của..........73
Hình 3.20. Biểu đồ mối tương quan giữa cân nặng với huyết áp tâm trương của
học sinh................................................................................................................... 74
Hình 3.21. Biểu đồ tương quan giữa vịng ngực bình thường với tần số tim của.....76
Hình 3.22. Biểu đồ tương quan giữa vịng ngực bình thường với huyết áp tâm thu
của học sinh.............................................................................................................77


Hình 3.23. Biểu đồ tương quan giữa vịng ngực bình thường với huyết áp tâm
trương của học sinh.................................................................................................78
Hình 3.24. Biểu đồ tương quan giữa chiều cao đứng với tần số hơ hấp của học sinh
................................................................................................................................. 79
Hình 3.25. Biểu đồ tương quan giữa chiều cao đứng với dung tích sống................80
Hình 3.26. Biểu đồ tương quan giữa cân nặng với tần số hơ hấp của học sinh........82
Hình 3.27. Biểu đồ tương quan giữ cân nặng với dung tích sống của học sinh.......83
Hình 3.28. Biểu đồ tương quan giữa cân nặng với thể tích khí thở ra tối đa trong
giây đầu................................................................................................................... 84
Hình 3.29. Biểu đồ tương quan giữa vịng ngực bình thường với tần số hơ hấp của
học sinh...................................................................................................................85
Hình 3.30. Biểu đồ tương quan giữa vịng ngực bình thường và dung tích sống của

học sinh...................................................................................................................86
Hình 3.31. Biểu đồ tương quan giữa vịng ngực bình thường và thể tích khí thở ra
tối đa trong giây đầu của học sinh...........................................................................87


MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Theo bản đồ chiều cao người dân của các nước trên thế giới thì Việt Nam
nằm trong số các nước có chiều cao trung bình thấp nhất trên thế giới, đây là thực
trạng đáng lo ngại vì sự hạn chế về chiều cao là một bất lợi kéo theo sự hạn chế cơ
hội phát triển của từng cá nhân cũng như của cả quốc gia trong các đấu trường quốc
tế. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy chiều cao trung
bình của nam thanh niên 22÷26 tuổi ở Việt Nam là 1,644 m, ở nữ giới là 1,534 m,
thấp hơn so với chuẩn chiều cao của WHO tương ứng là 12,4 cm và 10,3 cm [54].
Nếu xếp hạng trong khu vực châu Á thì chiều cao của thanh niên Việt Nam ngang
với Indonesia, Philippines nhưng thấp hơn nhiều so với Singapore, Malaysia, Nhật
Bản, Hàn Quốc... Còn thanh niên các nước châu Âu, châu Mỹ và Australia cao hơn
nhiều so với các nước châu Á nói chung và nước ta nói riêng. Những con số này
không chỉ phản ánh chiều cao của người Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới,
mà nó cịn ảnh hưởng đến thể lực, trí lực, tâm lý của cả một quốc gia.
Tuy nhiên chúng ta đã đạt được những con số khả quan. Từ năm 1975 đến
2000, chiều cao nam thanh niên tăng chậm, trung bình 1,1 cm mỗi thập kỷ. Nhưng
từ năm 2000 đến nay chiều cao nam đã tăng thêm 2,1 cm, nữ tăng thêm 1 cm. Đây
được coi là mức tăng nhanh khi so với các quốc gia khác trên thế giới. Chính vì vậy,
cần phải tiếp tục nghiên cứu và đánh giá các đặc điểm sinh học cơ bản của người
Việt Nam ở mọi lứa tuổi để có sự can thiệp kịp thời và phù hợp đối với những yếu
tố liên quan, hướng tới mục đích phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Đặc
biệt là ở lứa tuổi vị thành niên, là lứa tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất, các
chức năng sinh lý.
Đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các chỉ số hình thái và chức

năng sinh lý của học sinh Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu cho thấy, sự khác
nhau của các chỉ số sinh học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, lứa tuổi, giới
tính, điều kiện sống, thời điểm nghiên cứu,… do vậy, các nghiên cứu về chỉ số sinh

1


học cần được tiến hành thường xuyên. Cụ thể tại Hà Nội, đã có một số các cơng
trình nghiên cứu về chỉ số hình thái – thể lực và chỉ số chức năng sinh lý của học
sinh, tuy nhiên các nghiên cứu về học sinh học tập tại các trường tư thục cịn ít.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh
Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Siêu, Hà Nội” được
thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số sinh học qua các lớp tuổi và giới tính
của học sinh Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu.
- Xác định mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái (chiều cao, cân nặng
và vịng ngực bình thường) và các chỉ số sinh lý (tần số tim, huyết áp, tần số hô hấp,
dung tích sống và thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu).

2


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Một số vấn đề về chỉ số hình thái
1.1.1. Nghiên cứu các chỉ số hình thái trên thế giới
Từ rất sớm, thế kỷ XIII Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để
đánh giá thể lực. Sau này, vào thế kỷ XV - XVI, các nhà giải phẫu học kiêm họa sĩ

như Leonard de Vinci, Mikenlangielo, Raphael… đã tìm hiểu chi tiết cấu trúc và
mối tương quan giữa các bộ phận trong cơ thể người trong những tác phẩm hội họa.
Các nhà nhân trắc học Ludman, Nold và Volanski đã nghiên cứu mối quan hệ giữa
hình thái với mơi trường sống từ tương đối sớm [17]. Cho đến Rudolf Martin, người
đã đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua hai tác phẩm là “Giáo trình về nhân
trắc học" năm 1919 và "Kim chỉ nam đo đạc và xử lý thống kê" năm 1924, ông đã
đưa ra những phương pháp và dụng cụ đo đạc kích thước của cơ thể mà đến nay vẫn
được sử dụng [19].
Trong những năm 60 của thể kỷ XX có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
chun sâu và mang lại thành tựu to lớn đối với ngành khoa học này. Năm 1961, hai
cơng trình nghiên cứu lớn là “Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý đến sự tăng
trưởng về chiều cao cơ thể” và chứng minh rõ những yếu tố ảnh hưởng đó có thật
của Nold và Volsuski; “Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu và chứng minh tình trạng
dinh dưỡng, bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt tới sự gia tăng của các kích thước cơ thể, đặc
biệt là chiều cao và cân nặng” của Graef và Cone. Một năm sau đó, vấn đề nhân trắc
học cịn được thể hiện qua các cơng trình của P.N. Baskirov – “Nhân trắc học” năm
1962, ông đưa ra quy luật phát triển của cơ thể người dưới ảnh hưởng của điều kiện
sống. Cùng năm đó, Baskirop đưa ra “Học thuyết về sự phát triển thể lực con
người” [23]. Đến năm 1964, các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi
và nghề nghiệp được nhận xét toàn diện trong cuốn “Nhân trắc học” của Evan
Dervael. Ngoài ra, có một số cơng trình của Bunak và A.M. Uruxon. Và hoàn chỉnh

3


hơn với các cơng trình của X. Galperon, Tomiewicz, Tarasov, Tomner, M. Sempé,
G. Pédron, M.P. Rog-Perno [theo 23]. Kết quả của các nghiên cứu đã chỉ rõ có sự
liên quan giữa các yếu tố môi trường đến sự phát triển thể lực của con người qua
các lứa tuổi khác nhau.
Một hướng khác, nghiên cứu cắt ngang đi sâu trong quá trình nghiên cứu sự

tăng trưởng về mặt hình thái, đó là nghiên cứu sự tăng trưởng của cơ thể và các đại
lượng có thể đo lường được bằng kỹ thuật nhân trắc [50]. Vào năm 1754, cơng trình
đầu tiên trên thế giới của Christian Fridrich Jumpert cho thấy sự trưởng thành một
cách hoàn chỉnh ở các lớp tuổi từ 1-25 với phương pháp cắt ngang (cross-sectional
study) [50].
Cũng trong khoảng thời gian này, Philibert Guéneau de Montbeilard thực
hiện nghiên cứu dọc (longitudinal study) đầu tiên về chiều cao từ năm 1759 đến
năm 1777 [theo 23]. Sau đó có nhiều cơng trình khác của Edwin Chadwick ở Anh,
Carlschule ở Đức, H.P. Bowditch ở Mỹ, Paul Godin ở Pháp [theo 23]. Những
nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan giữa các chỉ số hình thái với các yếu tố
mơi trường sống là tương đối chặt chẽ. Đến năm 1977, Hiệp hội các nhà tăng
trưởng học đã được thành lập, đánh dấu một bước phát triển mới của việc nghiên
cứu vấn đề này trên thế giới [theo 23]. Năm 2007, WHO công bố chuẩn tăng trưởng
của trẻ em học đường và người trưởng thành, đây là một cột mốc quan trọng cho
các nghiên cứu ứng dụng các chỉ số hình thái để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và
phát triển thể lực của con người [72].
1.1.2. Nghiên cứu các chỉ số hình thái ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chỉ số hình thái xuất hiện muộn hơn so với
các nước trên thế giới. Nghiên cứu đầu tiên về nhân trắc ở Việt Nam được thực hiện
vào năm 1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em [theo 23]. Đến những năm 30 của
thế kỷ XX, nhân trắc học bắt đầu được nghiên cứu tại Ban nhân trắc học thuộc Viện
Viễn đông Bác cổ. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trong cơng trình nghiên cứu
của Viện giải phẫu học, Đại học Y khoa Đông Dương 1936 – 1944, tác phẩm
“Những đặc điểm nhân chủng và sinh học của người Đông Dương” của P. Huard, A.

4


Bigot (1938). Cuốn “Hình thái học Người và giải phẫu thẩm mỹ học” năm 1943 của
P. Huard và Đỗ Xuân Hợp là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về hình thái người Việt

Nam [theo 23].
Từ năm 1975 đến nay, việc nghiên cứu hình thái học được đẩy mạnh và
chun mơn hóa qua việc thành lập bộ mơn hình thái học ở một số trường đại học
và viện nghiên cứu, ngoài ra còn tổ chức các hội nghị về lĩnh vực này, trong đó có
nhiều chương trình cấp Quốc gia và địa phương được thực hiện. Vào năm 1975,
Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên “Hằng số sinh học người Việt Nam” với đầy đủ các
thơng số về hình thái người Việt Nam ở mọi lứa tuổi tại khu vực miền Bắc, đây thực
sự là cơ sở tin cậy cho các nghiên cứu về người Việt Nam sau này [52]. Những năm
1975 và 1976, Nguyễn Quang Quyền và Lê Gia Vinh đã tiến hành nghiên cứu tầm
vóc của 2100 người lứa tuổi từ 16 đến 70 theo những kỹ thuật và phương pháp tiêu
chuẩn trong nhân trắc học, các tác giả đã nhận định các biểu hiện của tuổi dậy thì và
quy luật tăng trưởng ở nữ dậy thì sớm hơn ở nam giới [39],[40],[41].
Từ năm 1981 đến năm 1992, Thẩm Thị Hoàng Điệp đã nghiên cứu dọc trên
101 học sinh Hà Nội từ 6 - 17 tuổi, với 31 chỉ tiêu được nghiên cứu, tác giả đã kết
luận: chiều cao của học sinh phát triển mạnh nhất với nữ 11 - 12 tuổi và ở nam 13 15 tuổi, còn cân nặng phát triển mạnh nhất với nữ 13 tuổi và nam 15 tuổi [12]. Năm
1991, cơng trình “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” do
Võ Hưng chủ biên với các thông số được thực hiện trên cả nước [24]. Cùng năm đó,
Đào Huy Khuê đã nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thước về sự tăng trưởng và phát triển
cơ thể của 1478 học sinh từ 6-17 tuổi ở Hà Đơng, tỉnh Hà Sơn Bình cho thấy, hầu
hết các chỉ số sinh học đều tăng dần theo tuổi nhưng nhịp độ tăng trưởng không
đều: tốc độ tăng trưởng lớn nhất ở nam thường ở lứa tuổi 14 – 16 và của nữ ở lứa
tuổi 11 – 15 [27].
Năm 1993, Đoàn Yên và cộng sự trong nghiên cứu của mình đã đưa ra nhận
xét về chiều cao đứng, cân nặng trung bình của người Việt Nam nhỏ hơn so với
người Âu, Mĩ ở mọi lứa tuổi, nhịp độ tăng trưởng chậm. Nữ bước vào thời kì tăng
trưởng và ổn định sớm hơn nam, ở nữ tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao xuất hiện

5



lúc 12 - 13 tuổi, trong khi đó ở nam là 13 - 16 tuổi; Nhảy vọt cân nặng ở nữ lúc 13
tuổi, còn ở nam là lúc 15 tuổi [56]. Cũng trong năm này, Nghiêm Xuân Thăng đã
tiến hành nghiên cứu 17 chỉ số hình thái như chiều cao, cân nặng vòng ngực… của
người Việt Nam từ 1 đến 25 tuổi ở một số vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, tác giả đưa ra
nhận định các kích thước của nam đều lớn hơn của nữ ở tất cả các độ tuổi và sự phát
triểu chiều cao ở các độ tuổi ở cư dân vùng Nghệ Tĩnh thấp hơn so với cư dân vùng
đồng bằng Bắc Bộ [46]. Từ năm 1993 - 1997, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cộng
sự [8] đã nghiên cứu trên 13747 học sinh từ 8 đến 14 tuổi tại một số tỉnh thành Hà
Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình và nhận thấy sự phát triển chiều cao của trẻ 6 - 16 tuổi
tốt hơn so với số liệu trong “Hằng số sinh học người Việt Nam” [52].
Đến năm 1996, Nguyễn Hữu Chỉnh và cộng sự đã nghiên cứu thấy rằng dân
cư ở Kiến An có các chỉ số nhân trắc tốt hơn so với các dẫn liệu trong “Hằng số sinh
học người Việt Nam”. Các chỉ số nhân trắc của nữ phát triển nhanh hơn của nam ở
thời điểm 10 -11 tuổi, nhưng từ 14 đến 15 tuổi, các kích thước này của nam bắt kịp
và vượt trội hơn so với nữ. Ngoài ra, sự khác biệt về mặt chủng tộc, điều kiện sống
và quá trình rèn luyện thân thể là những yếu tố tác động đến thể lực của thanh niên
[3]. Trong khi đó, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự nghiên cứu về sự phát triển
chiều cao đứng, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 đến 55 tuổi ở 8 tỉnh
thành thuộc 3 miền đất nước, trong đó nhóm tác giả thấy rằng chiều cao ở nam tăng
nhanh đến 18 tuổi, ở nữ tăng nhanh đến 14 tuổi, ngoài ra các tác giả đã cho thấy có sự
liên quan khác nhau giữa các đặc điểm hình thái với mơi trường sống của cư dân tại
các vùng miền khác nhau [13]. Nhóm tác giả A. Goran, Nguyễn Công
Khanh và cộng sự nghiên cứu trên học sinh Hà Nội về chiều cao,
cân nặng, BMI cho thấy cả 3 chỉ số này đều tăng theo tuổi [15].
Điều này cũng thể hiện trong các nghiên cứu khác [1], [26], [32].
Năm 1998, Nguyễn Kỳ Anh và cs sau khi so sánh các kết quả nghiên cứu của
mình với một số tác giả khác đã đưa ra nhận xét rằng thanh niên Việt Nam lứa tuổi
14 - 18 ở nữ và 16 - 18 ở nam lớn chậm hơn so với các lứa tuổi trước đó [1]. Cùng
thời điểm này, Nguyễn Quang Mai và cs đã nghiên cứu trên nữ sinh các dân tộc ít


6


người cho thấy, chiều cao và cân nặng trung bình của nữ sinh các dân tộc thiểu số
tăng dần theo tuổi. Thời điểm tăng nhanh chiều cao và cân nặng trung bình của nữ
sinh dân tộc thiểu số đến sớm hơn so với dẫn liệu trong cuốn “Hằng số sinh học
người Việt Nam” [35], nhưng muộn hơn so với học sinh Thái Bình và Hà Nội từ 1
đến 2 năm. Trong khi đó, nhóm tác giả Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn
Tường và cs nghiên cứu trên học sinh ở thị xã Thái Bình thấy rằng, chiều cao đứng,
cân nặng của học sinh thị xã Thái Bình lớn hơn so với số liệu trong “Hằng số sinh
học người Việt Nam”, nhưng thấp hơn so với học sinh quận Hoàn Kiếm [33]. Cùng
năm này, Tạ Thúy Lan, Đàm Phượng Sào đã đưa ra kết quả nghiên cứu sự phát triển
thể lực của học sinh từ 6 – 14 tuổi ở Vân Canh, Hà Tây cho thấy, chiều cao của học
sinh tăng dần từ 6 – 14 tuổi [28].
Năm 2000, Đào Mai Luyến thực hiện nghiên cứu các chỉ số hình thái - thể
lực của người Ê đê và người Kinh định cư ở Đăk Lăk cho thấy các chỉ số hình thái
của người Ê đê tốt hơn của người Kinh. Tác giả cho rằng, đây là điểm khác biệt
mang tính dân tộc và do mơi trường sống có ảnh hưởng nhất định tới khả năng tăng
trưởng các chỉ số hình thái [34]. Năm 2001, Đồn Văn Huyền và cs cũng cho rằng,
giữa cơ thể và mơi trường có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Môi trường sống ảnh
hưởng đến trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt nên ảnh hưởng đến các chỉ số hình
thái của cá thể [25]. Ngoài ra, theo Nguyễn Văn Mùi, sự rèn luyện thể lực cũng tác
động đến chiều cao, cân nặng và kích thước một số vịng của cơ thể [36]. Các yếu tố
xã hội cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì.
Từ năm 1999 – 2002, Trần Thị Loan đã nghiên cứu trên học sinh 6 đến 17
tuổi tại Hà Nội nhận thấy rằng, các chỉ số hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng
ngực của học sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ thập kỷ
80 trở về trước và lớn hơn so với học sinh ở các tỉnh Thái Bình, Hà Tây, ngoại
thành Hải Phòng. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hưởng đến các chỉ số
hình thái của học sinh [30].

Một trong những nghiên cứu tổng thể trên diện rộng mới ở thập niên cuối
của thế kỷ 20 là dự án “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90

7


thế kỷ XX” của do trường Đại học Y Hà Nội và Bộ Y tế thực hiện trên 3 miền cả
nước bao gồm nông thôn, thành thị, miền núi và đồng bằng đã cho kết quả về các
chỉ số nhân trắc chịu ảnh hưởng của môi trường sống [2].
Năm 2006, trung tâm Tâm lý học và sinh lý lứa tuổi thuộc Viện Chiến lược
và Chương trình giáo dục [55] đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số cơ bản về sinh lý
và tâm lý của học sinh phổ thông lứa tuổi từ 8 ÷ 20. Kết quả nghiên cứu chiều cao
đứng ở học sinh nam và nữ ở mọi lứa tuổi 11 ÷ 15 và ở nữ mọi lứa tuổi (trừ 16 và
18) đã thốt khỏi trạng thái cịi cọc. Các số liệu về cân nặng cho thấy sự phân hố
sâu sắc ngay trong nhóm trẻ cùng độ tuổi, bên cạnh trẻ nhẹ cân đã xuất hiện những
trẻ có dấu hiệu béo phì, đặc biệt là các trẻ ở các thành phố lớn. Có sự tăng trưởng về
các giá trị tuyệt đối trung bình của vịng ngực trong các lứa tuổi. Như vậy là đã có
sự chuyển biến tích cực về mặt hình thể của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Năm 2009, Đỗ Hồng Cường nghiên cứu các chỉ số chiều cao, cân nặng của
các học sinh THCS ở tỉnh Hồ Bình thuộc các dân tộc Mường, Thái, Kinh, Tày và
Dao. Tác giả nhận thấy, các chỉ số này ở học sinh dân tộc Mường, Thái, Kinh cao
hơn so với học sinh dân tộc Tày, Dao. Tác giả cho rằng, sự vượt trội này liên quan
tới nơi cư trú của các em. Học sinh các dân tộc Mường, Thái, Kinh sống ở vùng
đồng bằng, thành phố và thị trấn, còn đa số học sinh các dân tộc Tày, Dao sống ở
các vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Đà Bắc, nơi có các điều kiện kinh tế - xã hội
kém phát triển hơn so với thành phố và đồng bằng [4].
Năm 2012, trong đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của
hoc sinh trung học cơ sở Hà Nội và các định hướng giáo dục trong nhà trường” do
Mai Văn Hưng và các cộng sự thực hiện cho thấy, các chỉ số hình thái cơ bản của
học sinh trung học cơ sở Hà Nội thay đổi mạnh trong giai đoạn dậy thì ở cả nam và

nữ, đồng thời sự thay đổi này diễn ra sớm hơn so với các nghiên cứu trước đó [17].
Cũng theo hướng nghiên cứu này, năm 2013, Trần Long Giang và Mai Văn
Hưng nhận thấy, chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, BMI của học
sinh dân tộc Kinh đều lớn hơn so với của học sinh dân tộc Dao, H’Mơng và có giá
trị tốt hơn so với các giá trị trong “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường

8


thập kỷ 90 – thế kỷ XX” và trong nghiên cứu của các tác giả trước đây nghiên cứu
một số chỉ số hình thái của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái [22]. Cũng
trong thời gian này, Nguyễn Thị Bích Ngọc nghiên cứu chiều cao, cân nặng, vịng
ngực trung bình, BMI của học sinh từ 11 ÷ 17 tuổi ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ thuộc
các dân tộc Kinh, Mường và Sán Dìu. Kết quả cho thấy các chỉ số hình thái học sinh
dân tộc Kinh lớn hơn so với dân tộc Mường và Sán Dìu. Tác giả cho rằng, điều kiện
kinh tế và tình trạng dinh dưỡng của người dân tộc Kinh cao hơn so với người dân
tộc Mường và Sán Dìu nên ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của mỗi học sinh
mỗi dân tộc. Thời điểm tăng vọt của các chỉ số hình thái ở nữ đến sớm hơn so với
nam khoảng 1 đến 2 năm [38].
Năm 2014, Mai Văn Hưng, Trần Văn Thế, Lâm Bá Nam nghiên cứu các chỉ
số nhân trắc người Việt Nam theo vùng sinh thái, các tác giả phân tích ảnh hưởng
của phong tục, tập quán đến các chỉ số nhân trắc học và xác định thực trạng các chỉ
số nhân trắc của người Việt Nam theo từng vùng sinh thái, từ đó tìm hiểu một số
quy luật tăng trưởng các chỉ số nhân trắc đặc trưng cho các vùng sinh thái [23].
Cũng trong năm này, nghiên cứu hình thái của Trần Thị Thúy đối với học sinh
trường THCS Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy kích thước hình thái của
học sinh 12 – 15 tuổi đều tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng trưởng hằng năm không
đều và tăng nhanh trong giai đoạn dậy thì, trong đó giai đoạn tăng nhanh ở học sinh
nữ sớm hơn ở nam 1 năm [47].
Đến năm 2015, Mai Văn Hưng nghiên cứu các chỉ số hình thể của người Việt

Nam và các yếu tố liên quan trong nghiên cứu “Morphological and physical indexes
of Vietnamese people” [71] cho thấy có sự ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường, di
truyền đến các đặc điểm sinh học hình thể người thuộc các vùng miền và lứa tuổi
khác nhau.
Năm 2016, Nguyễn Thị Thu Hiền đã nghiên cứu hiện tượng tăng tốc sinh
học ở trẻ từ 8 đến 15 tuổi tại địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy các chỉ số hình thái
của học sinh tăng dần theo tuổi và tốc độ tăng khơng đều, có sự khác nhau theo giới
tính. Ngồi ra, tuổi dậy thì của học sinh nữ sớm hơn học sinh nam, học sinh thành

9


thị có xu hướng dậy thì sớm hơn so với học sinh khu vực nơng thơn ở cả hai giới
tính [18].
Năm 2018, Nguyễn Thị Tường Loan đã thực hiện nghiên cứu các chỉ số hình
thái của học sinh tiểu học tại Bình Định đã xác định được các chỉ số chiều cao đứng,
cân nặng, vòng ngực và vòng đầu trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi với tốc
độ tăng khác nhau [31].
Đến năm 2020, trong “Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể trẻ và các
yếu tố liên quan của một số dân tộc ở miền núi phía Bắc” của Vũ Văn Tâm cho thấy
chiều cao đứng và cân nặng của trẻ tăng dần theo lứa tuổi, trong đó các chỉ số này ở
nam ln lớn hơn ở nữ ở các nhóm tuổi [44].
Tóm lại, các nghiên cứu gần đây cho thấy các chỉ số học sinh Việt Nam tăng
lên đáng kể so với số liệu trong các nghiên cứu trước. Đồng thời với đó là tình hình
kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta có nhiều thay đổi tích cực, điều này đã ảnh hưởng
tới tầm vóc của người Việt Nam. Ngồi ra, một số nghiên cứu cho thấy học sinh
thành thị thường có các chỉ số nhân trắc tốt hơn ở nông thôn [7],[8],[18] và giữa các
nhóm dân tộc khác nhau [22]. Sự khác biệt này cơ bản do sự khác nhau về chất
lượng cuộc sống giữa các khu vực, địa bàn nghiên cứu.
1.2. Một số vấn đề về chỉ số chức năng sinh lý

1.2.1. Nghiên cứu chỉ số chức năng sinh lý trên thế giới
1.2.1.1.

Nghiên cứu các chỉ số chức năng tuần hoàn

Các chỉ số chức năng tuần hoàn được nghiên cứu thường tập trung vào nhịp
tim và huyết áp. Theo một số tác giả Arshavski và Tur, Waldo và Edmun thì nhịp
tim của trẻ giảm dần theo lứa tuổi, trong đó nhịp tim của trẻ những ngày đầu sau
sinh khoảng 120 ÷ 140 nhịp/phút, ở trẻ đang bú mẹ khoảng 110 ÷ 160 nhịp/phút, ở
trẻ trước tuổi đi học khoảng 85 ÷ 100 nhịp/phút, ở học sinh khoảng 70 ÷ 74
nhịp/phút. Các tác giả này cho rằng sự giảm nhịp tim trong quá trình phát triển của
trẻ do sự thay đổi mức chuyển hóa và giảm tính hưng phấn ở nút xoang cũng như
do tăng ảnh hưởng trương lực của dây thần kinh X lên tim [5].

10


Nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu huyết áp động mạch từ thế kỉ 19 [66],
[67],[69],[70]. Korotkow đã xác định huyết áp động mạch bằng phương pháp đo
gián tiếp, phương pháp này vẫn đang được phổ biến hiện nay [20].
Nhiều cơng trình cho thấy có sự biến đổi huyết áp theo các giai đoạn khác
nhau trong quá trình phát triển của trẻ. Trong đó, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm
trương của trẻ tăng dần theo lứa tuổi, tuy nhiên tăng không đều. Thời điểm huyết áp
tăng nhanh ở nữ là 9 ÷ 12 tuổi, ở nam là 9, 12 và 13 tuổi [5]. Một số tác giả cho
thấy có sự khác biệt về huyết áp theo giới tính trong q trình phát triển, trong đó
huyết áp động mạch của trẻ nam luôn cao hơn so với trẻ nữ. Các tác giả cịn cho
biết có sự khác biệt về huyết áp động mạch của trẻ sống ở những vùng miền khác
nhau. Chỉ số này phụ thuộc vào điều kiện sống và thể lực của từng người. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy huyết áp của nam thường cao hơn nữ
và huyết áp còn chịu ảnh hưởng của môi trường con người đang sinh sống [20].

1.2.1.2.

Nghiên cứu các chỉ số chức năng hô hấp

Trong nghiên cứu các chức năng hô hấp, các tác giả thường sử dụng thơng số
như thể tích, dung tích và lưu lượng thở để đánh giá chức năng thơng khí phổi. Các
chỉ số này thay đổi qua các giai đoạn phát triển của cơ thể và phụ thuộc vào môi
trường sống.
Sự ra đời của máy hô hấp kế (sprometer) do Hutchinson thiết kế năm 1846
đã đặt nền móng cho việc xét nghiệm chức năng phổi. Tuy nhiên đến đầu thập kỷ 80
của thế kỷ trước, việc nghiên chức năng phổi đã có những bước thay đổi về chất
[59],[60],[63],[64]. Giữa thế kỉ 20, có hàng loạt máy đo thể tích phổi ra đời đã cho
phép ghi và tính chính xác các thể tích, dung tích và lưu lượng khí trong thơng khí
phổi. Điều này được thể hiện trong các nghiên cứu của các tác giả Bernstein,
Camphell và Cotes [58],[60],[62]. Các chỉ số VC, FVC, FEV1, chỉ số Tiffeneau
và các phương trình hồi quy số đối chiếu của chúng đều được thống nhất và được sử
dụng cho đến ngày nay bằng việc xuất bản toàn văn bộ “Tiêu chuẩn xét nghiệm
chức năng phổi” vào năm 1983 do Cộng đồng than thép Châu Âu đề xuất và được
Tổ chức Y tế thế giới ủng hộ [68].

11


Các nghiên cứu về chỉ số chức năng phổi cho thấy dung tích sống của trẻ em
phụ thuộc vào sự phát triển của phổi, dung tích sống của trẻ tăng nhanh ở thời kỳ
dậy thì. Thể tích khí lưu thơng ở trẻ 11 ÷ 12 tuổi khoảng 280 – 350 ml, ở trẻ 12 ÷ 14
tuổi khoảng 300 – 460 ml, ở trẻ 15 ÷ 16 tuổi khoảng 300 – 560 ml [61],[62],[68].
Theo đó, một số tác giải cho rằng dung tích sống ở trẻ em tăng mạnh vào
thời kì dậy thì [56]. Dung tích sống khác nhau giữa hai giới tính và chỉ số này ở
nam ln cao hơn nữ.

1.2.2. Nghiên cứu chỉ số chức năng sinh lý ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu các chỉ số chức năng tuần hoàn
Các chỉ số chức năng của tim mạch người Việt Nam được nhiều tác giả Việt
Nam nghiên cứu từ rất sớm và liên tục trong nhiều năm cùng các nghiên cứu về
hình thái. Trong cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” [52], các nhà khoa học
đã cho thấy huyết áp động mạch thay đổi theo lứa tuổi từ 11 – 17 tuổi. Cơng trình
cũng nhận thấy một số yếu tố làm thay đổi huyết áp như vị trí đo, tư thế đo, thời
điểm đo và giới tính. Các tác giả cũng tiến hành đếm mạch cổ tay, ở cổ hoặc nghe
tim trong 1 phút và tính trung bình trong cả cộng đồng các đối tượng nghiên cứu và
cho thấy tần số tim ở nam trưởng thành là 70 - 80 lần/phút và ở nữ trưởng thành là
75 - 85 lần/phút. Tuy nhiên, sau hai hội nghị vào năm 1967 và 1972, các chỉ số này
mới được nghiên cứu đầy đủ và mở rộng trên dân cư ở mọi miền đất nước [2],[4].
Trịnh Bỉnh Dy nghiên cứu về huyết áp động mạch trên người Việt Nam và
trình bày trong cuốn “Về những thông số sinh học người Việt Nam” cho thấy, huyết
áp của người Việt Nam không những thấp mà còn tăng chậm theo tuổi [9]. Theo tác
giả Phạm Thị Minh Đức huyết áp tối đa bình thường có trị số là 90 - 110 mmHg,
huyết áp tối thiểu bình thường có trị số là từ 50 - 70 mmHg [14].
Năm 1993, Đoàn Yên và cộng sự đã nghiên cứu tần số tim và huyết áp của
người Việt Nam, nhận thấy từ sau khi sinh, tần số tim và huyết áp động mạch biến
đổi có tính chất chu kỳ. Huyết áp động mạch tăng đến 18 tuổi, sau đó ổn định đến
49 tuổi rồi lại tăng dần, còn tần số tim lại giảm dần cho đến 25 tuổi, sau đó ổn định

12


đến 69 tuổi. Thời điểm kết thúc tăng huyết áp tâm trương ở nam lúc 14 tuổi, ở nữ là
15 tuổi. Trẻ em từ 12 tuổi là mốc bắt đầu thể hiện sự phân biệt về giới tính, trong đó
tần số tim ở nữ lớn hơn đối với nam. Huyết áp động mạch trên người Việt Nam ở
mọi lứa tuổi đều thấp hơn so với người Âu, Mỹ [56]. Cũng trong năm này, Nghiêm
Xuân Thăng đã nghiên cứu mối tương quan giữa hoạt động tim mạch và huyết áp

với khí hậu của cư dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ở hai nhóm tuổi 12 ÷ 15 và 18 ÷ 25.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số tim và huyết áp ở mọi lứa tuổi đều chịu ảnh
hưởng của khí hậu [46]. Tần số tim tăng theo sự tăng nhiệt độ môi trường và biến
đổi theo ngày, theo mùa, theo mức độ bức xạ. Trong một ngày, tần số tim tăng dần
từ sáng đến trưa, cao nhất lúc12-14 giờ, sau đó giảm dần và thấp nhất lúc 22-24 giờ.
Cùng một thời điểm, tần số tim về mùa hè thường cao hơn mùa đơng. Ngồi ra, tần
số tim cịn bị chi phối bởi các yếu tố như lao động và trạng thái tâm lý.
Trần Đỗ Trinh và cộng sự [51] đã tiến hành nghiên cứu trị số huyết áp người
Việt Nam tại 20 tỉnh thuộc 7 vùng địa lý trong cả nước từ lứa tuổi 15 trở lên và công
bố trong chương trình nghiên cứu một số chỉ số sinh học người Việt Nam thập kỷ
90. Kết quả cho thấy, trị số huyết áp tăng dần theo tuổi ở cả nam và nữ, mức tăng
chậm nhất ở nhóm tuổi từ 15 ÷ 19. Huyết áp ở nam giới cao hơn so với ở nữ giới,
dù chênh lệch trung bình của hai giới khơng nhiều, nhưng sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
Năm 1998, Nguyễn Văn Mùi nghiên cứu trên đối tượng trẻ em
từ 7 ÷ 15 tuổi cho thấy, tần số tim của học sinh giảm dần theo tuổi
còn huyết áp tâm thu và tâm trương tăng dần theo tuổi. Tần số
mạch của nam cao hơn so với của nữ ở lứa tuổi từ 7 ÷ 12, cịn từ 13
÷ 15 tuổi khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ về chỉ số này.
Huyết áp tâm thu của nam từ 7 ÷ 9 tuổi cao hơn so với của nữ. Từ
10 ÷ 15 tuổi khơng có sự khác biệt chỉ số này theo giới tính. Huyết
áp tâm trương của các em nam từ 7 ÷ 13 tuổi cũng lớn hơn so với
của nữ [37].

13


Năm 2002, nghiên cứu của Trần Thị Loan cho thấy ở lớp tuổi học sinh phổ
thông tần số tim giảm dần theo lớp tuổi, sự biến đổi tần số tim của nam và nữ khác
nhau. Huyết áp ở trẻ tăng dần từ 6 ÷ 17 tuổi và khơng có sự khác biệt về chỉ số

huyết áp so với các tác giả khác [29].
Năm 2006, Trần Trọng Thuỷ và cộng sự [48] đã tiến hành nghiên cứu huyết
áp tối đa và huyết áp tối thiểu của học sinh phổ thông từ 8 đến 20 tuổi. Các tác giả
nhận thấy huyết áp động mạch của học sinh tăng dần theo tuổi và cả hai chỉ số
huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở học sinh nông thôn đều cao hơn so với
học sinh thành phố nhưng vẫn thấp hơn so với chuẩn về huyết áp theo độ tuổi của tổ
chức Y tế thế giới.
Đến năm 2009, Đỗ Hồng Cường đưa ra kết luận tần số tim của học sinh
THCS các dân tộc Kinh, Mường, Thái và Tày đều giảm dần theo tuổi. Huyết áp
động mạch tăng dần theo tuổi và huyết áp động mạch của nữ cao hơn của nam [5].
Năm 2012, Hoàng Thu Soan đã cho thấy huyết áp tâm thu của học sinh dân
tộc Kinh ở thành phố và miền núi, dân tộc Nùng ở miền núi Thái Nguyên đều tăng
dần theo tuổi. Trong cùng khu vực miền núi, đa số các học sinh có chỉ số tương tự
nhau. Sự khác biệt về huyết áp tâm trương giữa học sinh thành phố và miền núi,
giữa nam và nữ khơng có quy luật [43].
Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc nghiên cứu tần số tim và huyết áp ở học
sinh lứa tuổi 11 ÷ 17 ở các dân tộc Kinh, Mường và Sán Dìu tại Vĩnh Phúc, Phú
Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số tim của học sinh giảm dần từ 11 ÷ 17 tuổi,
huyết áp tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đều. Huyết áp động mạch giữa
các dân tộc không khác nhau đáng kể [38].
Năm 2016, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền cho thấy tần số tim của
học sinh có xu hướng giảm dần theo độ tuổi từ 8 ÷ 15 và học sinh nữ có tần số tim
cao hơn học sinh nam. Ở cùng một độ tuổi thì huyết áp của học sinh nam có xu
hướng chung là cao hơn học sinh nữ trừ giai đoạn dậy thì [18].

14


×