Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp hạn chế chi phí phát sinh trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 132 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa được ai cơng bố
trong tất cả các cơng trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Vũ Thanh Nội

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo PGS-TS Dương Đức Tiến và những ý kiến về chuyên môn quý
báu của các thầy cô giáo trong khoa Cơng trình – Trường Đại học Thủy lợi cũng như
sự giúp đỡ của cơ quan tác giả. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
Trường Đại học Thủy lợi đã chỉ bảo hướng dẫn khoa học tận tình và cơ quan, bạn bè
cùng đồng nghiệp cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận
văn này.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ chun mơn cịn hạn chế cho nên Luận văn khó
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Thanh Nội

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ......................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH .... 4
1.1. Những vấn đề chung liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơng trình ................. 4
1.1.1. Sự phát triển về công tác đầu tư xây dựng ở Việt Nam trong thời gian qua ......... 4
1.1.2. Khái quát về quy trình và trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng ................................. 7
1.1.3. Các giai đoạn hình thành chi phí đầu tư xây dựng ở nước ta .............................. 13
1.2. Một số tồn tại trong quản lý và thực hiện dự án cũng như phát sinh chi phí trong
đầu tư xây dựng cơ bản ................................................................................................. 15
1.2.1. Quyết định chủ trương và quyết định đầu tư ...................................................... 15
1.2.2. Công tác lập và thẩm định thiết kế, dự toán và khảo sát ..................................... 17
1.2.3. Việc triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư, cấp vốn đầu tư hàng năm ........... 18
1.2.4. Tình hình nợ đọng trong xây dựng đang có xu hướng tăng mạnh trở lại............ 19
1.2.5. Cơng tác lựa chọn nhà thầu cịn nhiều vấn đề chưa giải quyết ........................... 21

1.3. Phân loại, ngun nhân phát sinh chi phí trong q trình thực hiện dự án đầu tư
xây dựng ........................................................................................................................ 22
1.3.1. Phân loại chi phí phát sinh theo tính chất hợp lý, hợp pháp ............................... 26
1.3.2. Phân loại các chi phí phát sinh do nguyên nhân ở các giai đoạn thực hiện dự án
đầu tư ............................................................................................................................. 28
1.3.3. Nguyên nhân ở công tác triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư, cấp vốn đầu tư
hàng năm........................................................................................................................ 38
1.3.4. Nguyên nhân khâu đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng ................................. 38
1.3.5. Nguyên nhân ở khâu lựa chọn nhà thầu .............................................................. 39
1.3.6. Nguyên nhân ở khâu thương thảo và ký hết hợp đồng: ...................................... 40
1.3.7. Nguyên nhân ở giai đoạn thực hiện đầu tư (thi công xây lắp): ........................... 40
1.3.8. Nguyên nhân ở khâu nghiệm thu, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư: ................ 40

iii


1.4. Phân loại chi phí phát sinh do nguyên nhân của các chủ thể, các yếu tố tham gia,
ảnh hưởng đến quá trình đầu tư dự án ........................................................................... 41
1.4.1. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................................ 41
1.4.2. Do nguyên nhân khách quan ............................................................................... 45
1.4.3. Phân loại chi phí phát sinh theo giai đoạn thực hiện đầu tư................................ 48
1.4.4. Phân loại chi phí phát sinh theo cơ cấu vốn của dự án ....................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 55
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CŨNG NHƯ CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN ............ 56
2.1. Cơ sở pháp lý, vai trò, mục tiêu và nguyên tắc trong quản lý chi phí đầu tư xây
dựng ............................................................................................................................... 56
2.1.1. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng........................... 56
2.1.2 Vai trị của quản lý chi phí đầu tư xây dựng ........................................................ 60
2.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc trong quản lý chi phí đầu tư .......................................... 60

2.1.4. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư, dự toán đầu tư xây dựng theo các giai
đoạn đầu tư .................................................................................................................... 61
2.2. Quy định về chi phí phát sinh trong thực hiện dự án hiện hành ............................ 68
2.3. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng dưới góc độ của Chủ đầu tư và các nhà thầu ..... 69
2.3.1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng dưới góc độ của Chủ đầu tư ........................... 69
2.3.2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng dưới góc độ của Nhà thầu ............................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH CHI PHÍ TRONG
THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN Ở NƯỚC TA ..................................................................................................... 75
3.1. Giới thiệu chung về đầu tư xây dựng cơng trình ngành Nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn ....................................................................................................................... 75
3.1.1. Sự phát triển của cơng trình ngành Nơng nghiệp và phát triển nông thôn đến nay . 75
3.1.2. Đặc điểm của cơng trình ngành Nơng nghiệp và phát triển nông thôn ............... 76
3.2. Một số giải pháp hạn chế chi phí phát sinh trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng
ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 77
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng khâu xác định chủ trương đầu tư ....................... 77
iv


3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác lập, tổ chức và điều hành kế hoạch đầu tư .......... 80
3.2.3. Kiện tồn cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng ................................ 84
3.2.4. Giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế và lập dự
tốn ................................................................................................................................ 87
3.2.5. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình, trình tự đầu tư xây dựng cơ bản .................... 99
3.2.6. Nâng cao năng lực, vai trò và trách nhiệm của Chủ đầu tư............................... 104
3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác giao nhận thầu ................................................... 105
3.2.8. Củng cố và nâng cao chất lượng quản lý chi phí đầu tư trong giai đoạn thi công
dự án ............................................................................................................................ 110
3.2.9. Tăng cường và nâng cao chất lượng cơng tác thanh tốn và quyết tốn dự án

hoàn thành.................................................................................................................... 116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 122

v


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ trình tự thực hiện đầu tư xây dựng........................................................ 8
Hình 1.2: Các giai đoạn hình thành chi phí đầu tư xây dựng ........................................ 14
Hình 1.3. Phân loại chi phí phát sinh theo tính hợp pháp, hợp lý ................................. 26
Hình 1.4. Phân loại chi phí phát sinh do nguyên nhân ở giai đoạn khảo sát, thiết kế và
lập dự tốn ..................................................................................................................... 32
Hình 1.5. Phân loại chi phí phát sinh do nguyên nhân của các chủ thể, các yếu tố tham
gia, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư xây dựng .............................................................. 42
Hình 1.6. Phân loại chi phí phát sinh theo giai đoạn thực hiện dự án........................... 48
Hình 1.7. Phân loại chi phí phát sinh theo cơ cấu vốn của dự án đầu tư ...................... 52
Hình 3. 1.. Một số giải pháp hạn chế chi phí phát sinh trong thực hiện dự án đầu tư
cơng trình Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn........................................................... 69
Bảng 1.1 : Bảng tổng hợp các nguyên nhân phát sinh chi phí đầu tư xây dựng ........... 23

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng phát triển châu Á


ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BXD

: Bộ xây dựng

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn

BTC

: Bộ Tài chính

CP

: Chính phủ

CHXHCN

: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

XDCB

: Xây dựng cơ bản




: Nghị định

NSNN

: Ngân sách Nhà nước

XDCB

: Xây dựng cơ bản

UBND

: Ủy ban nhân dân

QLDA

: Quản lý dự án

KTXH

: Kinh tế xã hội

KSXD

: Khảo sát xây dựng

vii




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng năm, nhà nước dành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây dựng để phát triển kinh tế
xã hội, chiếm khoảng 30-35% GDP. Việc cân đối, phân bổ và điều hành vốn đối với
các Bộ, ngành, địa phương và thành phố trực thuộc trung ương để triển khai các dự án
đầu tư xây dựng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bảo đảm hiệu quả, tiết
kiệm và chống lãng phí đang là vấn đề lớn được dư luận xã hội quan tâm.
Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãng phí, thất thốt vốn ngân sách Nhà
nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương
phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa lãng phí vốn.
Việc giảm thất thốt, lãng phí vốn đầu tư đồng nghĩa với việc tăng nguồn vốn phát
triển kinh tế xã hội. Nguyên nhân lãng phí, thất thốt vốn thường là do Chi phí thực tế
thực hiện đầu tư dự án (Quyết toán dự án hoàn thành) thường khác biệt hoặc lớn hơn,
vượt Tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt. Để giảm thất thốt, lãng phí cần thực
hiện từ khâu chủ trương đầu tư, thực hiện đầu tư và khâu kết thúc đầu tư đưa vào sử
dụng. Mặt khác tại thời điểm hiện nay việc quản lý các chi phí phát sinh chưa có quy
định chi tiết và chặt chẽ.
Nhằm đánh giá thực trạng, phân tích mặt mạnh yếu, những ưu điểm, tồn tại và hạn chế
trong công tác quản lý dự án nói chung và quản lý chi phí đầu tư xây dựng nói riêng,
đặc biệt là hồn thiện quy trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng nhằm hạn chế, giảm
thiểu chi phí phát sinh trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng ngành cơng trình và đáp
ứng công việc hiện tại của học viên, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu một số giải
pháp hạn chế chi phí phát sinh trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích:
- Nghiên cứu tổng quan về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình;
1



- Đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây ra phát sinh chi phí trong thực hiện dự án xây
dựng cơng trình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế chi phí phát sinh trong thực hiện dự án đầu tư xây
cơng trình nơng nghiệp và phát triển nơng thôn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đứng trên góc độ, cơ quan quản lý Nhà nước, của Chủ đầu tư
và các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng và nhà thầu thi công xây lắp để nghiên cứu giải
pháp nhằm hạn chế chi phí phát sinh khi thực hiện dự án.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn đi sâu phân tích các giải pháp nhằm hạn chế chi phí phát sinh trong thực hiện
dự án đầu tư xây dựng công trình nơng nghiệp và phát triển nơng thơn sử dụng nguồn
vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận:
- Tiếp cận và nghiên cứu các quy định và hướng dẫn của Luật Xây dựng;
- Tiếp cận lý luận của môn quản lý, kinh tế chuyên ngành...;
- Tiếp cận công tác quản lý dự án thực tế ở Việt Nam nói chung và cơng tác quản lý dự
án cơng trình Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn nói riêng;
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan;
- Vận dụng hệ thống Luật xây dựng và các nghị định thông tư hướng dẫn;
- Phương pháp luận duy vật biện chứng cùng kết hợp với các phương pháp điều tra;
2


- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập phân tích tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp thống kê, phân tích và tham khảo ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp quan sát khoa học và tiếp cận thực tế và tham khảo ý kiến của các

chuyên gia;
5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan về chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
cũng như chi phí phát sinh trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế phát sinh chi phí trong thực hiện dự án đầu
tư xây dựng cơng trình Nơng nghiệp và phát triển nông thôn sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước.

3


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH
1.1. Những vấn đề chung liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơng trình
1.1.1. Sự phát triển về công tác đầu tư xây dựng ở Việt Nam trong thời gian qua


Giai đoạn trước năm 1954

Thực dân Pháp đã xây dựng một số cơng trình phục vụ cho mục đích thống trị và khai
thác tài nguyên ở nước ta. Các cơng trình đó là nhà máy dệt Nam Định, nhà máy in Hà
Nội, nhà máy xe lửa Gia Lâm, nhà máy điện – nước Yên Phụ, cầu Long Biên các cở
sở hạ tầng kỹ thuật ở một số thành phố như giao thông đường sắt, đường bộ, cầu.
Ngồi ra thực dân Pháp cịn xây dựng một số cơng trình cơng cộng như bệnh viện
XanhPơn, Nhà hát lớn... Các cơng trình kiến trúc như: Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng
tẩm cung điện cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, khu tháp Chim PôPơlênh Crai là những
di sản văn hóa của dân tộc. Trong đó cung điện ở cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, khu
tháp Mỹ Sơn ở Quảng Nam là những di sản văn hóa thế giới.



Giai đoạn 1954 – 1975

Hịa bình lập lại ở miền Bắc, Nhà nước đã chú ý xây dựng, mở mang hệ thống giao
thông, thủy lợi, như: Nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy Công cụ số 1, nhà
máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, cơng trình thủy lợi
Bắc Hưng Hải.


Giai đoạn từ 1976 – 1986

Thời kỳ thống nhất đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh vì cải tạo kinh tế
miền Nam. Nhà nước mới có điều kiện tập trung vốn vào XDCB ngày càng nhiều. Do
trình độ quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều hạn chế nên hiệu quả đầu tư cịn
rất thấp. Một số cơng trình trọng điểm đã được xây dựng là nhà máy nhiệt
điện Phả Lại, nhà máy xi măng Hồng Thạch, cơng trình Thuỷ điện Hịa Bình, nhà
máy xi măng Bỉm Sơn...v.v.

4




Giai đoạn 1986 – 2000

Thời kỳ đổi mới toàn diện nền kinh tế quốc dân, cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật thì ngành cơng nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên các lĩnh
vực của nền kinh tế quốc dân. Tốc độ và quy mô đầu tư toàn xã hội ngày càng cao,
chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Thực hiện chính sách nền kinh tế mở và khuyến khích
các hoạt động đầu tư nước ngồi. Nên trong giai đoạn này chúng ta đã thực hiện hàng

trăm dự án đầu tư xây dựng như: Các khu cơng nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Dung
Quất cơng nghiệp liên doanh dầu khí VIETXOPETRO, các cơng trình thuộc ngành
năng lượng như: đường dây tải điện 500KV Bắc Nam, nhà máy thủy điện Yaly ở Gia
Lai – Kon Tum, nhà máy khí nén Phú Mỹ ở Bà Rịa Vũng Tàu, các cơng trình xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: cầu, đường và nhiều khu đô thị mới v.v, đã làm tăng
thêm đáng kể cơ sở sản xuất năng lực phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Tính đến hết
năm 1997 tồn quốc có 45 khu cơng nghiệp, 3 khu chế xuất, chiếm 7000ha, 453 doanh
nghiệp chiếm 9 vạn lao động. Đến năm 2000 tồn quốc có 67 khu cơng nghiệp và chế
xuất chiếm 11000ha.
Nhìn chung các cơng trình xây dựng của thập kỷ 90 ngày càng có quy mơ lớn, trình độ
kỹ thuật cao, hiệu quả của vốn đầu tư và sản xuất xây dựng ngày càng cao.


Giai đoạn từ năm 2000 tới nay

Từ năm 2000 đến nay, cùng với nền kinh tế cả nước trên đà phát triển mạnh và hội
nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ngành xây dựng đã tổ
chức thực hiện có hiệu quả các chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch phát triển dài hạn
trong các lĩnh vực của ngành như: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển các đô thị
Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nhà ở đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm,
vùng tỉnh và các đô thị; Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD, xi măng, cùng với các
chiến lược, định hướng về cấp nước, thốt nước, quản lý chất thải rắn đơ thị...Trên
phạm vi cả nước với mục tiêu đảm bảo sự phát triển ngành xây dựng đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng phát triển bền vững.

5


Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực của ngành xây dựng và

nhiều cơ chế, chính sách về hoạt động xây dựng đã được tập trung xây dựng để phục
vụ cho công tác quản lý nhà nước, đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII
thơng qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 18/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 là sự kiện
quan trọng nhất của ngành xây dựng Việt Nam, tạo lập khuôn khổ pháp lý và động lực
thúc đẩy các hoạt động đầu tư xây dựng công trình, hình thành thị trường xây dựng với
quy mơ ngày càng rộng lớn, đa dạng, phong phú, đã làm cho các hoạt động xây dựng
đi dần vào kỷ cương, nền nếp, chất lượng xây dựng được đảm bảo.
Cùng với Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Quy
hoạch đô thị cũng đã được ban hành và có hiệu lực, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý
quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở và thị trường bất động sản. Trong những năm qua,
Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo hồn thành, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngoài ra các Bộ cũng đã ban hành theo
thẩm quyền nhiều Thông tư, Quyết định thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng tiếp tục được
đổi mới một cách căn bản, toàn diện theo cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc
tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hệ thống quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng
được ban hành cho tất cả các lĩnh vực xây dựng, các đối tượng tiêu chuẩn hóa đã bao
quát hầu hết các hoạt động xây dựng. Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây
dựng được hoàn thiện cơ bản theo hướng nhà nước quản lý định mức kinh tế - kỹ
thuật, thị trường quyết định giá cả để phù hợp với thực tế thi công xây dựng, tiến tới
thực hiện giá cả xây dựng theo thị trường.
Chất lượng ln là vấn đề sống cịn của ngành xây dựng, để có những cơng trình có
tầm cỡ cho ngày hôm nay và tương lai, những năm qua, ngành xây dựng luôn coi trọng
công tác quản lý chất lượng công trình. Hầu hết các cơng trình, hạng mục cơng trình
được đưa vào sử dụng trong thời gian qua đều đáp ứng yêu cầu về chất lượng, phát
huy đầy đủ công năng sử dụng theo thiết kế, đảm bảo an toàn trong vận hành và phát
huy tốt hiệu quả đầu tư.

6



Các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hoặc nhận thầu xây dựng ở hầu hết các cơng
trình trọng điểm nhà nước, các cơng trình quan trọng của Quốc gia, của các Bộ, ngành,
địa phương, của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc của Việt Nam đầu tư ra
nước ngồi, đó là những cơng trình nhà cao tầng tại các khu đô thị mới như: Linh
Đàm, Trung Hịa - Nhân Chính, Mỹ Đình... các nhà thi đấu thể thao, cơng trình hầm
đèo Ngang, hầm ngầm nhà cao tầng; Trung tâm Hội nghị Quốc gia, cơng trình khí điện
đạm Cà Mau, Khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất, Nhà Quốc hội, Thủy điện Sơn La,
Lai Châu... Trong đó đáng chú ý là cơng trình Thủy điện Sơn La đã hoàn thành, về
trước tiến độ 03 năm, đã làm lợi cho đất nước khoảng 500 triệu USD mỗi năm.
1.1.2. Khái quát về quy trình và trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng
1.1.2.1. Khái quát về quy trình đầu tư xây dựng cơ bản
Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng quy định hiện hành thể hiện rõ nhiệm vụ, trách
nhiệm quyền hạn của các bên chủ đầu tư, cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan quản lý Nhà
nước, cơ quan quản lý vốn, nhà thầu trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản.
Trên cơ sở quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện dự án và các tài liệu, văn bản pháp
lý có liên quan; đồng thời căn cứ kế hoạch vốn được bố trí cho dự án cùng các điều kiện
về mặt bằng xây dựng, thỏa thuận quốc tế (đối với dự án ODA).. chủ đầu tư tổ chức thực
hiện dự án, đảm bảo tuân thủ đúng các thủ tục theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/6/2014 tại Khoản 1 Điều 50 “Trình tự đầu tư xây dựng” [2] ; Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 tại Điều 6 “Trình tự đầu tư xây dựng” [6], cụ thể như
sau:

7


Đề xuất đầu tư

Chiến lược KTXH


Quy hoạch

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư

Địa điểm xây dựng

Dự án khả thi
Thẩm định thiết kế

Đất đai

cơ sở

Lập thiết kế kỹ thuật

Kế hoạch đầu tư năm

Giải phóng
mặt bằng, tái

Thẩm định TKKTDT

Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư

định cư
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
xây dựng
Ký kết hợp đồng


Thi công xây dựng, lắp đặt

Giai đoạn 3 : Kết thúc đầu tư
Nghiệm thu bàn giao
Hình 1.1: Sơ đồ trình tự thực hiện đầu tư xây dựng

8


1.1.2.2. Quy trình và thủ tục trong đầu tư xây dựng cơng trình [6]
(1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Theo nhu cầu thực tế và chiến lược phát triển kinh tế xã hội Chủ đầu tư (hoặc cơ quan
quản lý Nhà nước) lập đề xuất đầu tư dự án, từ đó là cơ sở tổ chức lập Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi, trong đó phải: Lựa chọn sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mơ dự án;
vị trí, loại và cấp cơng trình chính. Hồ sơ Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án;
mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt cơng trình chính của dự án. Các Bản vẽ và thuyết minh sơ
bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của cơng trình chính. Sơ bộ về dây
chuyền công nghệ, thiết bị công nghệ (nếu có) và khái tốn đầu tư.
Sau khi lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Chủ đầu tư trình cơ quan quản lý Nhà
nước để tiến hành thẩm định hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả. Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi sau khi được thẩm định thì cấp Quyết định đầu tư xem xét và phê duyệt
chủ trương đầu tư xây dựng.
Trên cơ sở chủ trương đầu tư được phê duyệt Chủ đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên
cứu khả thi (lập dự án đầu tư) trong đó gồm các nội dung: Mục tiêu, quy mơ đầu tư
xây dựng, tiến độ thực hiện dự án; Công trình xây dựng chính, các cơng trình xây
dựng và cấp cơng trình thuộc dự án; Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng; Thiết
kế cơ sở, thiết kế cơng nghệ (nếu có), quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng được lựa
chọn; Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên (nếu có), vận hành sử dụng
cơng trình; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, phương án bảo vệ mơi trường

(nếu có), phịng chống cháy nổ; Tổng mức đầu tư và dự kiến phân bổ nguồn vốn sử
dụng theo tiến độ. Báo cáo nghiên cứu khả thi (lập dự án đầu tư) được trình cơ quan
quản lý Nhà nước thẩm định thiết kế cơ sở và dự toán, từ kết quả thẩm định thiết kế cơ
sở cấp Quyết định đầu tư phê duyệt dự án đầu tư và tổng mức đầu tư của dự án.
Sau khi phê duyệt dự án và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư tổ chức lập hồ sơ thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng và dự tốn đầu tư xây dựng (Hoặc lập Báo cáo kinh tế
kỹ thuật đối với cơng trình quy mơ dưới 15 tỉ đồng). Căn cứ theo hồ sơ thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng và dự tốn đầu tư xây dựng (Báo cáo kinh tế kỹ thuật)
cơ quan quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt các hồ sơ này.
9


(2) Giai đoạn thực hiện đầu tư:
Giai đoạn thực hiện đầu tư gồm các công việc: giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn
bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định,
phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với cơng trình theo
quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng
xây dựng; thi công xây dựng cơng trình; giám sát thi cơng xây dựng; tạm ứng, thanh
tốn khối lượng hồn thành; nghiệm thu cơng trình xây dựng hồn thành; bàn giao
cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc
cần thiết khác, cụ thể như sau:
- Thực hiện giao đất/ thuê đất (nếu có): Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài
chính đối với Nhà nước (đóng tiền sử dụng đất, phí trước bạ, tiền thuê đất); nhận bàn
giao đất trên bản đồ và thực địa. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp mặt bằng,
kênh rạch, sơng ngịi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sơng ngịi).
- Tiến hành khảo sát xây dựng (có thể chia 2 giai đoạn: khảo sát sơ bộ phục vụ lập dự
án đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế), gồm: Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo
sát xây dựng (KSXD); Lựa chọn nhà thầu KSXD; Lập và phê duyệt phương án kỹ
thuật KSXD; Thực hiện khảo sát xây dựng; Giám sát công tác khảo sát xây dựng;

Khảo sát bổ sung (nếu có); Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng; Lưu trữ kết quả
khảo sát xây dựng.
- Thiết kế xây dựng cơng trình gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo

nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu
tư xây dựng - xem Bước 15), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi cơng và các bước
thiết kế khác (nếu có). Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các
bước sau:
+ Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản
vẽ thi cơng (cơng trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật: cơng trình tơn giáo; cơng
trình có tổng mức đầu tư < 15 tỉ không bao gồm tiền sử dụng đất);
10


+ Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi cơng (cơng trình
phải lập dự án);
+ Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước
thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mơ lớn, phức tạp).
- Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng cơng trình: Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây
dựng cơng trình; Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc cơng trình xây dựng (nếu có);
Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình; Thiết kế xây dựng cơng trình;
Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm
định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật; Thẩm định thiết kế kỹ thuật (nếu thiết kế 3 bước) và
dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (nếu thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;
thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định (theo yêu cầu của CĐT hoặc
của cơ quan thẩm định);
+ Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (đốivới cơng trình tơn giáo; cơng trình có tổng
mức đầu tư < 15 tỉ khơng bao gồm tiền sử dụng đất);
+ Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (nếu thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản
vẽ thi công (nếu thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;

+ Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (nếu thiết kế 3 bước) và dự tốn xây dựng;
thiết kế bản vẽ thi cơng (nếu thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;
+ Thay đổi thiết kế (nếu có);
+ Nghiệm thu thiết kế xây dựng cơng trình;
+ Giám sát tác giả.
- Xin cấp giấy phép xây dựng (sau khi thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi
công).
- Lựa chọn các nhà thầu thực hiện cơng trình gồm các cơng việc: Chọn nhà thầu thi
cơng xây dựng cơng trình; Chọn nhà thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị xây dựng; Chọn
nhà thầu giám sát thi công, lắp đặt thiết bị xây dựng;

11


- Tiến hành ký kết bảo hiểm cơng trình xây dựng.
- Chuẩn bị khởi công xây dựng (xin giấy phép xây dựng, chuẩn bị công trường, thông
báo khởi công...)
- Lập và gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư trước khi khởi công (trước 15 ngày)
- Tổ chức lễ khởi cơng xây dựng (nếu có)
- Thực hiện thi cơng xây dựng cơng trình
- Kiểm tra chất lượng cơng trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm
thu hồn thành để đưa cơng trình vào sử dụng.
- Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ mơi trường
phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
(3). Giai đoạn kết thúc đầu tư
Giai đoạn kết thúc đầu tư gồm các công việc sau:
- Thực hiện công việc nghiệm thu và bàn giao công trình hồn thành để đưa vào sử
dụng; vận hành, chạy thử.
- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng cơng trình (đánh giá kết thúc và đánh giá
tác động).

- Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng, quyết toán thu chi quản lý dự án và tất
toán dự án theo quyết định phê duyệt. Báo cáo kết thúc thực hiện dự án với cấp trên và
Kho bạc giao dịch để đóng tài khoản giao dịch của dự án.
- Kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơng trình.
- Bảo hiểm cơng trình hồn thành (nếu có), bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng
- Lưu trữ hồ sơ dự án.

12


1.1.3. Các giai đoạn hình thành chi phí đầu tư xây dựng ở nước ta
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình là tồn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc
sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây
dựng cơng trình, dự tốn xây dựng cơng trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây
dựng cơng trình, giá trị thanh tốn, quyết tốn vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa
cơng trình vào khai thác sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình được lập theo
từng cơng trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng cơng trình, các bước
thiết kế và các quy định của Nhà nước.
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình được hình thành và quản lý qua từng giai đoạn của
quá trình đầu tư [4]:
+ Lập báo cáo đầu tư (Dự án tiền khả thi): Giai đoạn này hình thành sơ bộ tổng mức
đầu tư. Sơ bộ tổng mức đầu tư được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phí
các cơng trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới tổng mức đầu
tư theo độ dài thời gian xây dựng cơng trình. Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn này
chưa có ý nghĩa về mặt quản lý vốn.
+ Lập dự án đầu tư và quyết định đầu tư: Giai đoạn này xác định tổng mức đầu tư, là
chi phí dự tính của dự án được xác định từ thiết kế cơ sở, tính theo diện tích hoặc cơng
suất sử dụng hoặc tính trên cơ sở số liệu các dự án có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự
đã thực hiện. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi

thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình.

13


Hình 1.2: Các giai đoạn hình thành chi phí đầu tư xây dựng

14


+ Tổng mức đầu tư là một trong những căn cứ quan trọng để đảm bảo tính khả thi của
dự án và quyết định thực hiện dự án, đồng thời dùng làm hạn mức là giới hạn tối đa
không được phép vượt qua nhằm làm mục tiêu quản lý giá xây dựng cơng trình, là sự
chuẩn bị cho việc lập tổng dự toán, dự toán ở các bước tiếp sau.
+ Dự tốn xây dựng cơng trình: được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc
xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi cơng và đơn giá xây dựng cơng
trình, định mức chi tiết tính theo tỷ lệ phần trăm (%), là căn cứ để chủ đầu tư quản lý
chi phí đầu tư xây dựng trong khâu thiết kế và các bước tiếp theo.
+ Chi phí được lập trong khâu đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Xác định giá gói thầu,
giá dự thầu, giá đánh giá và giá đề nghị trúng thầu.
- Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng
mức đầu tư hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.
- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.
- Giá đề nghị trúng thầu là do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu
được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu.
+ Chi phí hình thành khi nghiệm thu bàn giao là giá quyết toán. Giá quyết toán là cơ
sở để chủ đầu tư quyết toán với nhà thầu những chi phí hợp pháp, hợp lệ được xác
định từ khối lượng thực tế thi công và căn cứ hợp đồng đã ký kết.
1.2. Một số tồn tại trong quản lý và thực hiện dự án cũng như phát sinh chi phí

trong đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1. Quyết định chủ trương và quyết định đầu tư
Hiện nay tình trạng quyết định chủ trương sai, chủ trương không phù hợp, một phần do
trình độ, nhận thức, quan điểm của người có thẩm quyền chưa đủ tầm, và một phần do
chất lượng công tác thẩm định của cơ quan chuyên mơn tham mưu cho người có thẩm
quyền. Do vậy, có khơng ít những dự án sau khi quyết định đầu tư việc triển khai thực
hiện dự án đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì dự án đầu tư không sử dụng hết
công suất, hoặc công nghệ lạc hậu, nên khi đi vào hoạt đông chất lượng sản phẩm
15


thấp, giá thành cao, kinh doanh bị thua lỗ. Các sai sót trong chủ trương đầu tư làm phát
sinh chi phí lớn (lãng phí), theo các chuyên gia đánh giá lãng phí ở khâu này ở mức
70%.
Tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, nguyên nhân “Nhiều chủ trương đầu tư chưa xuất
phát từ quy hoạch và chưa gắn kết với thị trường, chất lượng quy hoạch chưa cao. Việc
phê duyệt một số dự án đầu tư của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố chưa thật sự gắn với
quy hoạch, còn nặng về xem xét đến “đầu vào” của dự án, chưa chú trọng đến “đầu
ra”, dẫn tới cơng trình xây đựng lên nhưng hiệu quả sử dụng kém, cấp cơng trình thấp,
nhanh bị lạc hậu.
Thật vậy, tình trạng đầu tư dàn trải, công nghệ lạc hậu khá phổ biến (theo số liệu điều
tra, máy móc thiết bị của nước ta lạc hậu so với thế giới từ 19-20 năm, 75% là máy
móc q đát, bình qn lạc hậu 2-3 thế hệ. Hơn 55% là trình độ sản xuất thủ cơng,
41% trình độ cơ khí, chưa đầy 4% trình độ tự động hố) trong đầu tư chưa tính tốn
đầy đủ tính đồng bộ từ cơ sở sản xuất kinh doanh đến nguyên liệu, năng lực thị trường
tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các đối tượng khác. Hiệu quả là công
suất tiêu thụ thấp (khoảng 50-60%), giá thành cao, sản phẩm tiêu thụ chậm, doanh
nghiệp bị lỗ, thậm chí khơng nộp đủ thuế, nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo báo cáo Chính phủ từ năm 2016 - 2018 của 12 dự án, nhà máy chậm tiến độ, thua
lỗ và kém hiệu quả gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng thuộc ngành Cơng thương với tổng

mức tư của 12 dự án này là 63.310 tỉ đồng gồm các dự án: nhà máy sản xuất phân bón
DAP số 1 - Hải Phòng, nhà máy thép Việt Trung, nhà máy sản xuất phân đạm Ninh
Bình, nhà máy sản xuất phân đạm Hà Bắc, nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào
Cai, nhà máy đóng tàu Dung Quất, nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, nhà
máy sản xuất bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học
Quảng Ngãi, nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Bình Phước, nhà máy sản xuất
nhiên liệu sinh học Phú Thọ và dự án cải tạo mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên
giai đoạn 2.
Tương tự như vậy, có rất nhiều nhà máy không chú ý đến xử lý nước thải, đặc biệt đối
với nhà máy hoá chất (sản xuất thép, sản xuất phân bón, sản xuất giấy, xút...), xử lý
16


khói, bụi đối với nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện... dẫn đến ô nhiễm môi trường
của một vùng, một khu vực sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của dân cư để
khắc phục phải di chuyển nhà máy hoặc dỡ bỏ…
1.2.2. Công tác lập và thẩm định thiết kế, dự toán và khảo sát
Hiện nay năng lực của các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế còn hạn chế, chất lượng của
hồ sơ khảo sát, thiết kế, lập dự tốn cịn thấp, dẫn đến phần lớn các dự án của cả Trung
ương lẫn địa phương đều phải điều chỉnh trước khi phê duyệt tổng mức đầu tư (giai
đoạn thẩm định dự toán, thiết kế) hoặc trong q trình thi cơng phải thay đổi, bổ sung
thiết kế dự toán; điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư, tổng dự toán.
a). Thiết kế khảo sát trong giai đoạn lập dự án:
Trong giai đoạn này, chất lượng công tác khảo sát và lập hồ sơ dự án đầu tư có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng cơng trình, chi phí, thời gian và an tồn trong thi công, khai
thác... Tuy nhiên, hiện nay, đa số các dự án được lập không phù hợp với thực tế, chất
lượng phê duyệt thiếu chính xác, do quan niệm đây chỉ là khâu thủ tục. Các phương án
thiết kế chưa xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế - tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ
mơi trường, an ninh quốc phòng; chưa chú ý đến khả năng cải tạo và mở rộng sau này.
Còn tồn tại nhiều vấn đề như sau:

- Nhiệm vụ khảo sát chưa phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế.
Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật không phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy
chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Khảo sát địa chất, địa hình, thủy văn khơng đầy đủ, dùng
phương pháp nội suy để có các số liệu, dẫn đến không sát với thực tế.
- Các đơn vị tư vấn do khảo sát không kỹ phải thay đổi phương án thiết kế. Trong đề
án không so sánh phương án để có lựa chọn phương án tối ưu. Thiết kế đưa ra phương
án tuyến sai chưa chú ý tới quy hoạch xây dựng, điều kiện và các quy định ở địa
phương.
- Nội dung thiết kế cơ sở chưa đáp yêu cầu của từng bước thiết kế, chưa thỏa mãn yêu
cầu và chức năng sử dụng, chưa chú ý bảo đảm mỹ quan, giá thành chưa hợp lý.
b). Thiết kế, lập dự toán và khảo sát, thẩm định trong giai đoạn lập dự án:
17


×