Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bài kiểm tra học kỳ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.87 KB, 2 trang )

ĐỀ THI HỌC KỲ II
MÔN: Tin học 11
Thời gian làm bài: 45phút;
Mã đề thi 135
Họ, tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:......................
Câu 1: Vị trí con trỏ tệp sau lời gọi thủ tục reset(<tên biến tệp>):
A. Nằm ở đầu tệp B. Nằm ngẫu nhiên C. Nằm ở cuối tệp D. Nằm ở giữa tệp
Câu 2: Cho khai báo một hàm:
Function f(k:integer):string;
Begin
If k mod 2=0 then f:=’chan’
Else f:=’le’;
End;
Muốn gán x:=f(5); thì biến x phải khai báo kiểu gì?
A. Var x: integer; B. Var x:string; C. Var x:real; D. Var x: char;
Câu 3: Trong Pascal để khai báo biến tệp f1, f2 ta viết:
A. Var f1:f2:text; B. Var f1 f2: text; C. Var f1, f2: text; D. Var f1; f2:text;
Câu 4: Xét theo cách thức truy cập dữ liệu, kiểu tệp (File) có 2 loại đó là:
A. Tệp truy cập trực tiếp và tệp định kiểu.
B. Tệp truy cập tuần tự và tệp truy cập trực tiếp.
C. Tệp truy cập tuần tự và tệp truy cập ngẫu nhiên.
D. Tệp truy cập tuần tự và tệp định kiểu.
Câu 5: Trong thân hàm khi thực hiện lệnh <tên hàm>:= <biểu thức>; thì:
A. Kiểu giá trị của biểu thức có thể nhận bất cứ kiểu gì.
B. Kiểu giá trị của biểu thức là kiểu bản ghi
C. Kiểu giá trị của biểu thức phải trùng với kiểu giá trị trả về của hàm.
D. Kiểu giá trị của biểu thức là kiểu logic
Câu 6: Biến toàn cục là biến được khai báo:
A. Trong chương trình con thủ tục B. Sau từ khóa VAR của chương trình chính.
C. Trong chương trình con hàm. D. Bất kỳ ở đâu trong chương trình.
Câu 7: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal cho phép xây dựng mấy loại chương trình con:


A. 2 loại. B. 3 loại. C. 1 loại. D. 4 loại.
Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.
B. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức.
C. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.
D. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.
Câu 9: Lượng dữ liệu lưu trữ trong tệp:
A. Không được lớn hơn 128.
B. Không được lớn hơn 255.
C. Phải được khai báo trước.
D. Không bị giới hạn mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa.
Câu 10: Sự khác nhau giữa tham trị và tham biến trong khai báo chương trình con là:
A. Tham trị phải được định nghĩa sau từ khóa Type
B. Tham trị phải khai báo sau từ khóa Var
C. Tham biến phải có từ khóa Var đứng trước
D. Không khác nhau
Câu 11: Thủ tục Rewrite(<tên biến tệp>); có ý nghĩa gì?
Trang 1/2 - Mã đề thi 135
A. Thủ tục đọc dữ liệu từ tệp. B. Thủ tục đóng tệp.
C. Thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu. D. Thủ tục ghi dữ liệu vào tệp.
Câu 12: Tham số hình thức của thủ tục có mấy loại:
A. 1 loại. B. Không phân loại. C. 3 loại. D. 2 loại.
Câu 13: Từ khóa nào sau đây để khai báo thủ tục:
A. Procedure B. Uses C. Program D. Function
Câu 14: Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở:
A. ROM B. RAM C. Đĩa cứng D. Bộ nhớ ngoài
Câu 15: Dữ liệu kiểu tệp sẽ:
A. Bị mất khi tắt máy đột ngột
B. Bị mất khi tắt máy hoặc tắt nguồn điện.
C. Dữ liệu được lưu trữ ở bộ nhớ tạm

D. Không bị mất khi tắt máy hoặc tắt nguồn điện
Câu 16: Thủ tục Reset(<tên biến tệp>); có ý nghĩa gì?
A. Thủ tục ghi dữ liệu vào tệp. B. Thủ tục mở tệp để đọc dữ liệu.
C. Thủ tục đọc dữ liệu từ tệp D. Thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu.
Câu 17: Nếu hàm EOF(<tên biến tệp>) cho giá trị bằng TRUE thì con trỏ tệp nằm ở vị trí:
A. Đầu dòng B. Cuối tệp C. Cuối dòng. D. Đầu tệp
Câu 18: Xét theo cách thức tổ chức dữ liệu, kiểu tệp (File) có 2 loại đó là:
A. Tệp định kiểu và tệp số. B. Tệp văn bản và tệp số.
C. Tệp có cấu trúc và tệp văn bản. D. Tệp có cấu trúc và tệp định kiểu.
Câu 19: Thủ tục Read(<tên biến tệp>, <danh sách biến>); có ý nghĩa gì?
A. Thủ tục đóng tệp. B. Thủ tục ghi dữ liệu vào tệp.
C. Thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu. D. Thủ tục đọc dữ liệu từ tệp.
Câu 20: Để gán tên tệp cho biến tệp ta sử dụng câu lệnh:
A. Assign(<tên biến tệp>,<tên tệp>); B. Assign(<tên tệp>, <tên biến tệp>);
C. <tên tệp>:=<tên biến tệp>; D. <tên biến tệp>:=<tên tệp>;
Trang 2/2 - Mã đề thi 135

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×