PHÒNG GD&ĐT DUY XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
TRƯỜNG MG DUY TRUNG Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Số: / KH CM Duy Trung , ngày 10 tháng 09 năm 2010
KẾ HOẠCH
( Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý,nâng cao chất lượng giáo dục)
Năm học 2010-2011của bộ phận chuyên môn)
A/CƠ SỞ LẬP KẾ HOẠCH :
Căn cứ chỉ thị số 3399/CT- BGD& ĐT, ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ
GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non năm học 2010-2011;
Căn cứ Quyết định số 2321/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về Kế
hoạch thời gian năm học 2010-2011 và Hướng dẫn nhiệm vụ số 2432/SGDĐT ngày
24 tháng 8 năm 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam;
Căn cứ Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của GDMN của PGD&ĐT Duy Xuyên.
Năm học thực hiện cuộc vận động lớn của ngành và thực hiện chủ đề năm học "Tiếp
tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục"
Thực hiện theo nhiệm vụ - chức nămg quản lý chuyên môn của nhà trường, xây
dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề năm học như sau:
B/ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
I.ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ :
1- Đổi mới công tác chỉ đạo, bồi dưỡng, xây dựng hoạt động Tổ chuyên môn .
2- Tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong độ ngũ giáo viên của trường
3- Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt của trường
II.Nâng cao chất lượng giáo dục
1.Tập trung bồi dưỡng từng chuyên đề đổi mới có hiệu quả thiết thực
2. Đổi mơí hình thức tuyên truyền
3. Tập trung nâng cao chất lượng 3 khối lớp, đặc biệt là độ tuổi 5, để thực hiện
mục tiêu phổ cập trẻ 5 tuổi đạt hiệu quả.
C/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Đổi mới công tác quản lý:
1- Đổi mới công tác chỉ đạo, bồi dưỡng.
- BGH tổ chức quán triệt cho giáo viên trong hội đồng sư phạm về yêu cầu thiết
thực của việc đổi mới phương pháp dạy học và phân công nhiệm vụ đầu năm cho GV
theo năng lực, sở trường.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình GDMN mới đồng
thời đề ra một số yêu cầu cần đạt đối với GV khi thực hiện chương trình CSGD trẻ và
Trang 1
lấy tiêu chí này làm cơ sở cho việc xét thi đua, xếp loại năng lực chuyên môn nghiệp
vụ của từng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cuối năm học.
- Phó hiệu trưởng lên kế hoạch họp, trao đổi, thảo luận kế hoạch chuyên môn
với các tổ trưởng hàng tháng có nề nếp trước từng chủ đề và phân công tổ trưởng trực
tiếp chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc điều chỉnh đổi mới phương pháp dạy học trong tổ để
công tác này được thực hiện thường xuyên có hiệu quả.
- Tăng cường công tác dự giờ để trao đổi phương pháp dạy học theo phương
châm đổi mới, phân công trực tiếp cho tổ trưởng hoặc giáo viên có phương pháp dạy
học tốt trực tiếp giúp đỡ giáo viên có tay nghề yếu, phương pháp dạy học chưa vững
để các đối tượng này có điều kiện tiến bộ trong việc đổi mới phương pháp dạy theo
chương trình GDMN mới.
2- Tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT:
Rút kinh nghiệm qua việc ứng dụng CNTT trong những năm vừa qua, chúng
tôi nhận thấy, muốn đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ chỉ đạo cũng như CSGD trẻ thì cần tăng cường những biện pháp cụ thể sau:
- Quán triệt vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt
động nhà trường đến toàn thể GV-NV, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong
đội ngũ GV-NV cũng như các bậc phụ huynh
- Mở hộp thư điện tử (Email) để báo cáo, trao đổi thông tin hoặc báo cáo
qua internet, hạn chế thời gian cho việc đi lại của GV cũng như họp hội, in ấn văn
bản...
- Tập huấn việc sử dụng phần mềm cho dinh dưỡng và phần mềm sáng
tạo cho GV-NV
- Tham mưu nhà trường cử GV có năng lực đi học nâng cao trình độ tin
học để xây dựng lực lượng nòng cốt về tin học của trường.
- Khuyến khích và hướng dẫn giáo viên đăng kí làm thành viên và truy
cập các thư viện tài nguyên trực tuyến và thư viện tư liệu giáo dục, thư viện bài giảng
điện tử, thư viện giáo trình điện tử violet để thiết kế bài giảng điện tử, soạn giáo án,
sưu tầm tư liệu...
- Thường xuyên sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy và hoạt
động chuyên đề, hội thảo hay báo cáo tham luận....Việc sử dụng bài giảng điện tử đã
tăng hiệu quả các tiết dạy; kết hợp hài hoà giữa ưu điểm của phương pháp dạy truyền
thống và sự hỗ trợ đắc lực và hiệu quả của các công nghệ hiện đại.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình và có sự định hướng cho việc ứng
dụng CNTT qua việc tổ chức hội thi, hội thảo, đảm bảo tính hiệu quả thiết thực và rút
ra kinh nghiệm kịp thời đồng thời tuyên dương những cá nhân xuất sắc trong việc ứng
dụng CNTT làm điển hình trong toàn trường.
-Tham mưu với các cấp để tăng cường máy vi tính ở các lớp học và mỗi
giáo viên đều có máy để sử dụng ở gia đình.
3. Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt:
- Xác định đội ngũ giáo viên nòng cốt là những lực lượng xung kích của
trường, góp phần rất lớn trong việc tực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Để xây dựng đựoc đội ngũ GV nòng cốt vững mạnh về moị mặt thì Ban giám
hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch dạy và học, tổ chức thực hiện nghiêm túc, sáng
Trang 2
tạo và hiệu quả, trong đó đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo
điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khơi dậy
khả năng sáng tạo của từng người, tạo động lực thúc đẩy, đổi mới phong trào thi đua
dạy tốt, học tốt. Khuyến khích đội ngũ giáo viên của trường luôn tích cực cải tiến
phương pháp giảng dạy, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học
-Tập trung xây dựng hoạt động của Tổ chuyên môn có nề nếp và hướng dẫn
thực hiện đúng chức năng theo Điều lệ Nhà trường.
II. Nâng cao chất lượng giáo dục:
1. Tập trung bồi dưỡng từng chuyên đề:
- BGH tổ chức hội thảo, thao giảng, hội giảng về đổi mới phương pháp dạy học
ở từng chuyên đề, đồng thời tuyên dương các giáo viên có nhiều đổi mới trong
phương pháp dạy học mang lại hiệu quả thiết thực để nhân rộng điển hình trong hội
đồng sư phạm. Củng như chấn chỉnh các phương pháp dạy học chưa thật sự đổi mới
chưa có tác động tích cực đến trẻ.
- Thực hiện bắt buộc yêu cầu: Mỗi giáo viên phải có 1 sự đổi mới hoặc sáng
tạo, cải tiến có hiệu quả trong phương pháp dạy học hoặc những chuyên đề BGH đã
triển khai đầu năm.
- Phân công một số GV tiêu biểu của trường phụ trách từng chuyên đề và có
báo cáo tham luận để tất cả GV trong trường trao đổi, học tập, RKN
- Quy định các tổ trưởng bố trí cho các thành viên trong tổ tham gia dạy tất cả
các chuyên đề trong từng khối lớp và tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm các tiết thao
giảng vào thứ 7 hàng tuần để chấn chỉnh lệch lạc về phương pháp và nhân rộng những
đổi mới sáng tạo của GV ở từng hoạt động để cùng nhau học tập để thực hiện có hiệu
quả chương trình GDMN mới.
- Phát động cán bộ giáo viên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào
việc dạy học mà cụ thể là soạn bài giảng bằng máy tính.
- Tổ chức hội thi dạy giỏi vòng ở trường để chọn GVG cấp trường chuẩn bị
tham gia dự thi cấp huyện.
- Chỉ đạo cho các tổ duy trì sinh hoạt chuyên môn 2 lần/ tháng như các năm
học trước để trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học giữa các thành viên cũng
như đề xuất kiến nghị về sự hỗ trợ của cấp trên : BGH trực tiếp, luân phiên tham dự
các buổi sinh hoạt này để nắm bắt tình hình và có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
- Tăng cường sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học hiện có cũng như khuyến
khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu có hiệu quả sử dụng tốt
để phục vụ cho các hoạt động, từng bước cải tiến giờ dạy theo hướng gọn nhẹ tạo
hứng thú và tâm lý thoải mái để trẻ tham gia, tiếp thu một cách tích cực hiệu quả.
2. Đổi mới hình thức tuyên truyền
- Để công tác CS-ND-GD của nhà trường đạt kết quả tốt thì việc phối kết hợp
của các bậc phụ huynh và các lực lượng xã hội đóng vai trò quyết định đến chất lượng
CS-ND-GD của nhà trường. Để làm được điều đó thì cần xây dựng kế hoạch phối hợp
hàng tháng ở từng điểm trường giữa giáo viên và CMHS theo kế hoạch của nhà
trường, tăng cường xây dựng mối quan hệ thân thiện tốt đẹp giữa CMHS với giáo
viên và nhà trường.
Trang 3
- Nhà trường sẽ tổ chức các tiết thao giảng, hội giảng, hội thảo ở từng điểm
trường thôn nhằm giúp cho các bậc phụ huynh, các lực lượng xã hội hiểu được công
tác CS-ND-GD của nhà trường. Qua đó giúp mọi người có nhận thức sâu sắc hơn về
công tác giáo dục trong trường mầm non và tranh thủ sự hổ trợ về vật chất từ các ban
ngành đoàn thể chung quanh xã, của các mạnh thường quân để xây dựng MTTT ở tất
cả các điểm trường.
3. Tập trung nâng cao chất lượng 3 khối lớp, đặc biệt là độ tuổi 5, để việc
phổ cập trẻ 5 tuổi đạt hiệu quả.
- Nhà trường tập trung nâng cao chất lượng ở tất cả 3 khối lớp, đặc biệt là trẻ ở
độ tuổi 5 nhằm để thực hiện tốt việc phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi đạt hiệu quả.
*Chỉ tiêu phấn đấu như sau:
Khối Bé: Chất lượng 92%
Khối nhỡ: Chất lượng 03%
Khối lớn: Chất lượng đạt 95%
- Trên đây là kế hoạch hưởng ứng chủ đề năm học, bộ phận chuyên môn nhà
trường sẽ triển khai thực hiện trong năm học 2010-2011.
Duy Trung ngày 25 tháng 9 năm 2010
Duyệt của Hiệu Trưởng PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Cúc Dương Thị Bích Hoa
Trang 4