Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Hoạch định chiến lược phát triển công ty TNHH giải pháp công nghệ thông tin dễ dàng đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.....

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------TRƯƠNG MINH HẢI

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY
TNHH GIẢI PHÁP CNTT DỄ DÀNG ĐẾN NĂM 2015

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------TRƯƠNG MINH HẢI

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY
TNHH GIẢI PHÁP CNTT DỄ DÀNG ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: NGUYỄN VĂN NGHIẾN

HÀ NỘI – 2009


1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 8
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 8
2. MỤC ĐÍCH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC .................................................................... 9
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 9
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 10
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 10
6. NỘI DUNG LUẬN VĂN ................................................................................................ 10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN . 11
1.1

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ................................................................................... 11

1.1.1 Chiến lược ..................................................................................................11
1.1.2 Chiến lược phát triển ..................................................................................12
1.1.3 Hoạch định chiến lược phát triển ...............................................................12
1.1.4 Ý nghĩa của hoạch định chiến lược ............................................................12
1.2

MƠI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC .............................................................................. 13

1.2.1 Mơi trường vĩ mơ .......................................................................................13
1.2.1.1 Mơi trường kinh tế ..............................................................................13
1.2.1.2 Mơi trường chính trị và luật pháp .......................................................14
1.2.1.3 Môi trường kỹ thuật và công nghệ ......................................................14
1.2.1.4 Mơi trường văn hóa-xã hội .................................................................14
1.2.2 Mơi trường ngành .......................................................................................14

1.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh ...............................................................................14
1.2.2.2 Sản phẩm thay thế ...............................................................................15
1.2.2.4 Nhà cung ứng ......................................................................................16
1.2.2.5 Đối thủ tiềm năng................................................................................17
1.2.3 Môi trường nội tại trong doanh nghiệp ......................................................18
1.2.3.1 Môi trường làm việc............................................................................18
1.2.3.2 Văn hóa doanh nghiệp ........................................................................19
1.2.3.3 Chất lượng nguồn nhân lực .................................................................19
1.2.3.4 Năng lực sản xuất kinh doanh .............................................................20
1.2.3.5 Tiềm lực tài chính ...............................................................................20
1.2.3.6 Hoạt động marketing...........................................................................20


2

1.2.3.7 Hoạt động nghiên cứu và phát triển ....................................................20
1.3
CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG Q TRÌNH HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC ..................................................................................................................... 21

1.3.1 Mơ hình hệ quả ...........................................................................................21
1.3.2 Mơ hình lợi nhuận ......................................................................................22
1.3.3 Ma trận Hiệu quả -Nỗ lực...........................................................................23
1.3.4 Ma trận Michael Porter...............................................................................24
1.3.5 Ma trận BCG ..............................................................................................24
1.3.6 Ma trận SWOT ...........................................................................................26
1.4

QUI TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.......................................................... 27


1.4.1 Xây dựng chiến lược ..................................................................................27
1.4.1.1 Quá trình xây dựng chiến lược............................................................27
1.4.1.2 Mục tiêu chiến lược ............................................................................28
1.4.2 Qui trình hình thành chiến lược..................................................................28
1.4.3 Triển khai chiến lược..................................................................................29
1.4.3.1 Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động.......................................29
1.4.3.2 Cách thể hiện hành động .....................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..................................................................................................... 30
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIẢI PHÁP
CNTT DỄ DÀNG ............................................................................................................... 31
2.1

TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM ............................... 31

2.1.1 Khái niệm phần mềm .................................................................................31
2.1.2 Khái niệm Công nghiệp phần mềm ............................................................31
2.1.3 Đặc điểm của ngành công nghiệp phần mềm .............................................31
2.1.4 Phân loại phần mềm ...................................................................................34
2.1.5 Tình hình phát triển ngành CNPM của VN và vị thế của CNPM VN trên
thế giới ...................................................................................................................36
2.1.5.1 Tình hình phát triển ngành CNPM của VN ........................................36
2.1.5.2 Vị thế của ngành công nghiệp phần mềm VN trên thế giới................37
2.2

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CNTT DỄ DÀNG .................. 39

2.2.1 Giới thiệu chung về công ty .......................................................................39
2.2.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................42
2.3


ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY EZITS .................... 43

2.4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG TY EZITS ...................................................................................................... 45


3

2.4.1 Phân tích mơi trường vĩ mơ ........................................................................45
2.4.1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế .................................45
2.4.1.2 Phân tích sự ảnh hưởng của mơi trường chính trị- pháp luật..............48
2.4.1.3 Phân tích sự ảnh hưởng của mơi trường kỹ thuật – cơng nghệ...........53
2.4.1.4 Phân tích sự ảnh hưởng của mơi trường văn hóa-xã hội ....................56
2.4.2 Phân tích mơi trường ngành .......................................................................59
2.4.2.1 Phân tích sự đe dọa từ đối thủ cạnh tranh mới và hiện tại ..................59
2.4.2.2 Phân tích áp lực của sản phẩm thay thế ..............................................64
2.4.2.3 Phân tích áp lực của khách hàng .........................................................66
2.4.3 Phân tích mơi trường nội tại của cơng ty EZITS .......................................69
2.4.3.1 Phân tích mơi trường làm việc ............................................................69
2.4.3.2 Qui trình làm việc ...............................................................................71
2.4.3.3 Phân tích năng lực sản xuất ................................................................74
2.4.3.4 Phân tích hoạt động marketing ...........................................................76
2.4.3.5 Phân tích nguồn nhân lực ....................................................................77
2.4.3.6 Phân tích họat động nghiên cứu và phát triển .....................................80
2.4.3.7 Phân tích tình hình tài chính ...............................................................81
2.4.1.1 Tỷ số thanh khoản: ..............................................................................82
2.4.1.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động: ...................................................................82
2.4.1.3 Tỷ số quản lý nợ: ................................................................................83
2.4.1.4 Tỷ số khả năng sinh lợi: ......................................................................83

KẾT LUẬN CHƯƠNG II.................................................................................................... 84
CHƯƠNG III:CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY
TNHH GIẢI PHÁP CNTT DỄ DÀNG ĐẾN NĂM 2015 ............................................... 86
3.1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ 2006-2008 .............. 86

3.2
DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNPM TRONG NHỮNG
NĂM TỚI ............................................................................................................................ 87
3.3

MỤC TIÊU HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2009 -2015.................. 88

3.4

PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT HÌNH THÀNH CÁC CHIẾN LƯỢC ................ 90

3.4.1 Chiến lược dùng thế mạnh để chiếm cơ hội (SO) ......................................92
3.4.2 Chiến lược dùng thế mạnh để tránh mối đe dọa (ST) ................................93
3.4.3 Chiến lược dùng cơ hội để giải quyết những điểm yếu (WO) ...................95
3.4.4 Chiến lược dung làm giảm bớt điểm yếu và tránh mối đe dọa(WT) .........97
3.5
LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY EZITS TỪ NAY
ĐẾN NĂM 2015 .................................................................................................................. 97

3.5.1 Chiến lược mở rông thị trường gia công phần mềm và đầu tư phát triển
lĩnh vực cơng nghệ mới (SO) ................................................................................98
3.5.2 Chiến lược duy trì và phát triển mạnh thị trường hiện tại (ST) ...............101



4

3.5.3 Chiến lược kinh doanh dịch vụ phần mềm tại Việt Nam (WO) ..............101
3.5.4 Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh(WT) .......................................102
3.6

CÁC GIẢI PHÁP CHO TỪNG CHIẾN LƯỢC ................................................... 102

3.6.1 Giải pháp cho chiến lược mở rộng thị trường ..........................................102
3.6.2 Giải pháp cho chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực phát triển công nghệ .....103
3.6.3 Giải pháp cho chiến lược duy trì và phát triển thị trường hiện tại ...........105
3.6.4 Giải pháp cho chiến lược phát triển dịch vụ phần mềm tại Việt Nam .....106
3.6.5 Giảp pháp cho chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh .........................107
3.6.6 Giải pháp tiếp theo cho chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ...........108
3.7

CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN .................................. 109

3.7.1 Nâng cao hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu .......................109
3.7.2 Xây dựng biện pháp để tiếp cận thị trường Nhật .....................................110
3.7.3 Huấn luyện và đạo tạo nhân viên để phát triển thị trường dịch vụ phần
mềm tại Việt Nam ...............................................................................................111
3.7.4 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực hiện tại của công ty ...........................112
3.7.4.1 Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực hiện tại ..........112
3.7.4.2 Có chính sách thu hút nhân tài ..........................................................114
3.7.5 Đổi mới cơ cấu tổ chức, hoàn thiện kỹ năng quản lý cho đội ngũ lãnh đạo ..
..................................................................................................................116
3.7.6 Hồn thiện qui trình làm việc theo chuẩn quốc tế CMMi để nâng cao chất
lương sản phẩm ...................................................................................................118

3.7.7 Đầu tư nghiên cứu và phát triển cơng nghệ ERP và giải pháp tích hợp cơng
nghệ ..................................................................................................................119
3.7.8 Dùng chính sách CSR(Corparate Social Responsibility) để giữ người tài ....
..................................................................................................................120
3.7.8.1 Gắn kết nhân viên EZITS và mơ hình CSR ......................................120
3.7.8.2 Tìm hiểu và thực hiện CSR theo nguyện vọng của nhân viên EZITS ....
...........................................................................................................120
3.7.8.3 Giao quyền chủ động thực hiện CSR cho nhân viên EZITS ............121
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ................................................................................................ 121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 124
1. KẾT LUẬN: .................................................................................................................. 124
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 126

2.1 Đối với nhà nước ...........................................................................................126
2.2 Đối với hiệp hội phần mềm VN ....................................................................127


5
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 129
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 130


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EZITS

Easy Information Technology
Solutions


BCG

Boston Cosulting Group

CNPM
B2B

Business to Business

EBIT
FDI
GDP
CNTT

Earnings before interest &tax
Foreign Direct Investment
Gross Domestic Product

CNTT & TT
ISP

Internet Service Provider

IXP

Internet Exchange Provider

PMNM
DNPM
PM

DN
O
USD
PR
R&D

Opportunities
United States Dollar
Public Relations
Reseach & Development

ROA

Return on total assets

ROE

Return on Conmon Equity

S

Strength

SO

Strength Opportunities

ERP

Enterprise Resource Planning


ST

Strength Threat

SWOT

Strength Weakness Opportunities
Threat

T
W
WO

Threat
Weakness
Weakness Opportunities

Giải pháp CNTT Dễ Dàng
Ma trận lựa chọn giải pháp
cạnh tranh
Công nghệ phần mềm
Quan hệ giữa các doanh
nghiệp
Lơi nhuận trước thuế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và
truyền thông

Nhà cung cấp dịch vụ internet
Nhà cung cấp dịch vụ cổng
kết nối internet
Phần mềm mã nguồn mở
Doanh nghiệp phần mềm
Phần mềm
Doanh nghiệp
Các cơ hội
Đô la Mỹ
Quan hệ công chúng
Nghiên cứu và phát triển
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài
sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu
Điểm mạnh
Chiến lược dùng thế mạnh
chiếm cơ hội
Lên kế hoạch quản lý doanh
nghiệp
Chiến lược sử dụng thế mạnh
để giảm mối đe dọa
Ma trận phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và các thách
thức
Các thách thức
Các điểm yếu
Chiến lược lợi khắc phục



7

WT

Weakness Threat

WTO

World Trade Organization

điểm yếu để khai thác các cơ
hội
Chiến lược giảm bớt điểm
yếu và tránh mối đe dọa
Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2

3
4

Tên bảng
Bảng 2.1 – Top 50 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần
mềm
Bảng 2.2 – Đánh giá vị thế CNTT Việt Nam năm 2008
Bảng 2.3 – Vị thế cạnh tranh của công ty EZITS với các đối thủ
khác

Bảng 2.4 – Thống kê năng suất lao động của công ty EZITS
Bảng 2.5 – Thống kê năng suất lao động của các công ty lớn

Trang
38
39
63
74
75

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
13
14
15
16
17

Tên hình
Hình 1.1 – Các ảnh hưởng của mơi trường ngành đối với doanh

nghiệp
Hình 1.2 – Ví dụ mơ hình hiệu quả
Hình 1.3 - Mơ hình lợi nhuận giúp phân tích việc gia tăng khối
lượng bán
Hình 1.4 - Lựa chọn chiến lược phát triển
Hình 1.5 - Ma trận Porter
Hình 1.6 - Ma trận BCG
Hình 1.7 - Ma trận SWOT giúp hình thành chiến lược bộ phận
Hình 2.1 – Mơ hình 4/1 của ngành CNPM
Hình 2.2 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty EZITS
Hình 2.3 – Biến đổi cơ cấu lao động dưới tác động của cơng
nghệ
Hình 2.4 – Sơ đồ qui trình làm việc giữa nhân viên EZITS và
ACOM
Hình 3.1 - Phân tích ma trận SWOT của cơng EZITS
Hình 3.2 - Chiến lược SO của cơng ty EZITS
Hình 3.3 - Chiến lược ST của cơng ty EZITS
Hình 3.4 - Chiến lược WO của cơng ty EZITS
Hình 3.5 - Chiến lược WT của cơng ty EZITS

Trang
17
21
22
23
24
25
27
34
42

53
72
90
93
94
96
97


8

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời đại ngày nay được xem là thời đại bùng nổ của CNTT và kỹ thuật số vì
sự phát triển mạnh mẽ của nó đã giúp cho cuộc sống của con người ngày một tốt
hơn và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trình độ CNTT
của một nước phản ánh trình độ phát triển của nước đó. Chính vì thế mà định hướng
phát triển của chính phủ trong tương lai là tập trung phát triển ngành CNTT trở
thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của đất nước.
Thực tế, ngành CNTT của nước ta vẫn còn non trẻ, các công ty phần mềm
trong nước đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính thấp, vốn đầu
tư ít, thiếu nguồn nhân lực trình độ cao nên thường gặp khó khăn trong q trình
cạnh tranh và phát triển. Mặt khác, hiện nay có rất nhiều công ty phần mềm ở VN ra
đời và cạnh tranh với nhau rất quyết liệt. Nhưng đa phần là những cơng ty nhỏ nên
rất khó khăn để cạnh tranh với những cơng ty có tiềm lực kinh tế mạnh ở nước
ngoài như IBM, Intel, Nortel… nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO
thì vấn đề này càng quyết liệt hơn nữa.
Quy luật cạnh tranh luôn vận động cùng với xu hướng phát triển của nền
kinh tế, chính sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà
trên thị trường xảy ra hiện tượng như “cá lớn nuốt cá bé”, thâu tóm hay sát nhập

giữa các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp dù có lợi thế cạnh tranh đến đâu nhưng
khơng có sự đầu tư, đổi mới cho sản phẩm hoặc ngành nghề của mình thì lâu dần sẽ
bị loại khỏi thị trường, đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường.
Vậy làm thế nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trước sự
cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay? Để giải quyết vấn đề này
chúng ta cần phải xây dựng cho doanh nghiệp mình một chiến lược kinh doanh thiết
thực phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, chiến lược không chỉ tập trung vào


9

mục tiêu ngắn hạn trước mắt mà phải mang tính chất dài hạn, xây dựng trên cơ sở
phân tích thơng tin tổng hợp về môi trường, về đối thủ cạnh tranh và các hoạt động
bên trong tổ chức.
Công ty TNHH Giải Pháp CNTT Dễ Dàng cũng là một công ty còn rất trẻ,
được thành lập từ năm 2006 nên còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện để phát triển
tốt hơn. Hiện nay công ty chuyên gia công phần mềm xuất khẩu cho một công ty
lớn ở Mỹ nên tương đối ổn định. Kế hoạch trong tương lai của công ty là có thể tiếp
tục gia cơng phần mềm cho nhiều cơng ty khác hoặc có thể tự thân sản xuất phần
mềm để bán hoặc có thể trở thành nơi tư vấn và đào tạo về các giải pháp thông tin
cho các công ty khác hoặc làm tất cả các khâu trên. Tuy nhiên đây mới chỉ là dự
đinh chứ cơng ty chưa có một chiến lược rõ ràng, cụ thể nào cả. Công ty nên tập
trung và đầu tư theo hướng nào, đó cịn là một câu hỏi lớn đối với Ban Lãnh đạo
công ty. Do vậy, để phát triển bền vững và đúng hướng, ngay từ bây giờ công ty
TNHH Giải Pháp CNTT Dễ Dàng phải họach địch chiến lược phát triển trong dài
hạn.
Vì những lý do nêu trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hoạch định chiến
lược phát triển Công ty TNHH Giải pháp CNTT Dễ Dàng giai đoạn 2009 - 2015”
làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Hoạch định chiến lược phát triển nhằm phân tích thực trạng của cơng ty TNHH
Giải pháp CNTT Dễ Dàng, tìm ra các điểm mạnh cũng như các mặt hạn chế đang
tồn tại và các cơ hội cũng như các mối đe dọa đang tác động lên cơng ty. Trên cơ sở
đó đưa ra một số đề xuất góp phần khắc phục những mặt tồn tại và nâng cao hiệu
quả hoạt động cho công ty đồng thời tìm ra phương hướng phát triển tốt nhất trong
tương lai.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Xác định cơ sở khoa học của quá trình hoạch định chiến lược phát triển của
Công ty TNHH Giải pháp CNTT Dễ Dàng giai đoạn 2009 - 2015.


10

Phân tích và đánh giá thực trạng của Cơng ty TNHH Giải pháp CNTT Dễ
Dàng , việc phân tích này nhằm rút ra bài học về những vấn đề còn tồn tại cũng như
những cơ hội mà Công ty TNHH Giải pháp CNTT Dễ Dàng có thể tận dụng để phát
triển bền vững.
Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và nâng
cao hiệu quả hoạt động cho Công ty TNHH Giải pháp CNTT Dễ Dàng trong giai
đoạn 2009 - 2015.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quá trình hoạch định chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp CNTT Dễ
Dàng trong lĩnh vực sản xuất và gia công phần mềm xuất khẩu.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, tác giả luận văn sử dụng kết hợp các phương
pháp luận, nghiên cứu thực tiễn và phân tích tổng hợp.

6. NỘI DUNG LUẬN VĂN

Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết hoạch định chiến lược phát triển.
Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển Cơng ty Giải pháp CNTT Dễ Dàng
(EZITS)
Chương 3: Các chiến lược phát triển cho Công ty TNHH Giải pháp CNTT Dễ Dàng
2009-2015.
Kết luận và một số kiến nghị.


11

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Chiến lược
Thuật ngữ chiến lược đã xuất hiện từ xa xưa và được nói nhiều trong lĩnh
vực quân sự, trong những cuộc chiến tranh thuật ngữ chiến lược được nhắc đến
thường xuyên và được hiểu là phương thức để dành lợi thế trước địch thủ, nó mang
tính nghệ thuật nhiều hơn tính khoa học.
Từ giữa thế kỉ XX, thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh
vực kinh tế ở cả bình diện vĩ mơ cũng như vi mơ.
 Ở bình diện quản lý vĩ mô: chiến lược được dùng để chỉ những kế hoạch phát
triển dài hạn, toàn diện, cơ bản về những định hướng của ngành, lĩnh vực hay
vùng lãnh thổ.
 Ở bình diện quản lý vi mơ: chiến lược cũng nhằm tới sự phát triển nhưng gắn
chặt với ý nghĩa kinh doanh. Cho nên ở các doanh nghiệp, người ta thường
nói đến “chiến lược kinh doanh”của doanh nghiệp.

Ngày nay, thuật ngữ chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh được các chuyên
gia kinh tế đưa ra như sau:
 Nhà chiến lược cạnh tranh (Mỹ) Michael Porter: “Chiến lược kinh doanh là
nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh”
 K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược kinh doanh là mang lại điều thuận lợi
nhất cho một phía, đánh giá đúng thời điểm tấn công hay rút lui, xác định
ranh giới của sự thỏa hiệp”.
Tóm lại: chiến lược hay chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là sự
lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các biện pháp (sử dụng sức mạnh của doanh
nghiệp) với thời gian (thời cơ, thách thức), với không gian (lĩnh vực và địa bàn


12

hoạt động) theo sự phân tích mơi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của
doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với khuynh
hướng của doanh nghiệp.
1.1.2 Chiến lược phát triển
Chiến lược phát triển của tổ chức cũng bao gồm những nội dung căn bản như
mục tiêu phát triển mà tổ chức vươn tới trong tương lai và những giải pháp, biện
pháp huy động nguồn lực và cơ hội hoặc khắc phục điểm yếu và nguy cơ để đạt
được mục tiêu đó. Sự khác biệt giữa chiến lược của một tổ chức và chiến lược
kinh doanh chính là ở mục tiêu.
Những mục tiêu phát triển của một tổ chức có thể khơng là lợi nhuận hoặc
không hẳn là lợi nhuận mà thường mang ý nghĩa xã hội hoặc mục tiêu phát triển
số lượng và chất lượng…
1.1.3 Hoạch định chiến lược phát triển
Hoạch định chiến lược kinh doanh: là một q trình qua đó các chiến lược
được hình thành.
 Hình thành chiến lược dựa trên cạnh tranh nội bộ thì khơng phải là hoạch

định chiến lược kinh doanh.
 Phân tích và định hướng chiến lược phải có tính chất lâu dài.
 Hoạch định chiến lược kinh doanh tiến hành tồn bộ cơng ty hoặc ít ra cũng
là những bộ phận quan trọng nhất.
 Năng lực và trách nhiệm của hoạch định chiến lược thuộc về những nhà quản
lý cao nhất của công ty.
 Hoạch định chiến lược là đảm bảo sự thực hiện lâu dài những mục đích và
mục tiêu trọng yếu của doanh nghiệp.
1.1.4 Ý nghĩa của hoạch định chiến lược
 Nhận thấy rõ mục đích hướng đi làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ
thể. Nhận biết được các cơ hội và nguy cơ trong tương lai, thích nghi, giảm
thiểu sự tác động xấu từ môi trường, tận dụng những cơ hội của mơi trường
khi nó xuất hiện.


13

 Tạo ra thế chủ động tác động đến các mơi trường, thậm chí thay đổi luật chơi
trên thương trường, tránh tình trạng thụ động.
 Phân phối một cách có hiệu quả về thời gian, nguồn lực cho các lĩnh vực
hoạt động khác nhau.
 Khuyến khích doanh nghiệp hướng về tương lai, phát huy sự năng động sáng
tạo, ngăn chặn những tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ trách nhiệm cá nhân,
tăng cường tính tập thể.
 Tăng vị thế cạnh tranh, cải thiện các chỉ tiêu về doanh số, nâng cao đời sống
cán bộ công nhân viên, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong
môi trường cạnh tranh.
1.2 MƠI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
1.2.1 Mơi trường vĩ mơ
Phân tích này giúp xác định được các thời cơ và các đe dọa từ môi trường

1.2.1.1

Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao sẽ làm phát sinh thêm các nhu cầu
mới cho sự phát triển của các ngành kinh tế (cơ hội). Nhưng mối đe dọa mới là xuất
hiện thêm đối thủ cạnh tranh.
Tỷ lệ lạm phát tăng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, đến hiệu quả của
đầu tư, gây bất lợi cho doanh nghiệp hay cơ hội mới?
Tỷ lệ thất nghiệp tăng tạo cho doanh nghiệp cơ hội thuê nhân công rẻ hay
mối đe dọa của các dịch vụ cạnh tranh xuất hiện?
Suy thoái kinh tế tác động như thế nào đến doanh nghiệp, doanh thu và lợi
nhuận của doanh nghiệp giảm nhiều hay ít?
Sự ổn định của đồng tiền và tỷ giá đe dọa gì hay tạo cơ hội gì cho doanh
nghiệp?
Xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài tăng lên (hoặc ngược lại) tạo cơ hội
gì, đe dọa gì đối với doanh nghiệp?
Thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người tăng (hoặc giảm) có mối
đe dọa nào, có cơ hội thuận lợi nào đối với doanh nghiệp?


14

1.2.1.2

Mơi trường chính trị và luật pháp

Sự ổn định hay khơng ổn định về chính trị, sự thay đổi luật pháp và chính
sách quản lí vĩ mơ có thể gây sức ép (nguy cơ) hay tạo cơ hội cho doanh nghiệp
kinh doanh có hiệu quả hơn. Phải nhận thức được những cơ hội hay nguy cơ đối với

từng sự thay đổi.
1.2.1.3

Môi trường kỹ thuật và công nghệ

Công nghệ ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của ngành và nhiều
doanh nghiệp. Sự biến đổi công nghệ làm chao đảo nhiều lĩnh vực, nhưng lại làm
xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hoàn thiện hơn. Trong các lĩnh vực điện
tử, tin học, công nghệ sinh học doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn tới sự thay
đổi công nghệ. Phải dành số vốn nhất định cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triển
công nghệ để hạn chế sự ảnh hưởng của môi trường này. Mặt khác, đứng trước mỗi
sự thay đổi trong công nghệ của ngành, doanh nghiệp cần nhận thức được sự thách
thức đối với mình, hay là cơ hội để áp dụng? Nhờ có vốn lớn có thể mua được sáng
chế, áp dụng ngay công nghệ mới để vươn lên hàng đầu trước các đối thủ.
1.2.1.4

Mơi trường văn hóa-xã hội

Khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi hoặc khi trình độ dân trí nâng cao
thì doanh nghiệp sẽ thế nào? Những nguy cơ nào đe dọa, những cơ hội nào có thể
nắm bắt? Nhiệm vụ của nhà quản trị, nhà hoạt động chiến lược phải phân tích kịp
thời cả những thay đổi này, có như vậy thơng tin mới đầy đủ và có hệ thống giúp
cho hoạch định chiến lược có căn cứ tồn diện hơn.
1.2.2 Mơi trường ngành
1.2.2.1

Đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp phải biết được đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty là ai?
Cường độ cạnh tranh đặc trưng bởi số lượng đối thủ cạnh tranh và tỷ trọng đối thủ

ngang sức chiếm bao nhiêu trong số đó? Các đối thủ ngang sức có những điểm nào
mạnh hơn, điểm nào yếu hơn? Đánh giá chung bằng hệ thống điểm thì doanh
nghiệp đứng vị trí thứ mấy? Làm gì để vươn lên vị trí trội hơn? Một loạt các câu hỏi
trên cần phải được trả lời.


15

1.2.2.2

Sản phẩm thay thế

Liệu có sản phẩm nào xuất hiện trên thị trường làm cho người tiêu dùng bỏ
thói quen mua hàng của mình khơng? Vì sao người tiêu dùng thích sản phẩm đó?
Có bao nhiêu loại hàng hóa tương tự như thế cản trở sự tăng trưởng của doanh
nghiệp? Làm thế nào để sản phẩm thay thế suy yếu hoặc không gây cản trở cung
ứng hàng ra thị trường của doanh nghiệp?
Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu
cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất
lượng, các yếu tố khác của mơi trường như văn hóa, chính trị, cơng nghệ cũng sẽ
ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Tính bất ngờ, khó dự đốn của sản phẩm thay thế: Ngay cả trong nội bộ ngành với
sự phát triển của cơng nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình.
Điện thoại di động chính là sản phẩm thay thế cho điện thoại cố định và sắp tới là
VOIP sẽ thay thế cho cả hai sản phẩm cũ.
1.2.2.3

Khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tồn bộ

hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+ Khách hàng lẻ
+ Nhà phân phối
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông
qua quyết định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực
cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành:
+ Quy mơ
+ Tầm quan trọng
+ Chi phí chuyển đổi khách hàng
+ Thông tin khách hàng


16

Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ
có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp
Ngoài ra chúng ta cần quan tâm xem những khách hàng nào quan trọng nhất?
Số lượng hàng hóa do những khách hàng đó tiêu thụ chiếm bao nhiêu phần trăm
trên tổng số? Nếu khách hàng này từ bỏ cơng ty thì sẽ gây thiệt hại cho cơng ty như
thế nào? Liệu có đối thủ nào cản trở khách hàng trung thành với doanh nghiệp và họ
sử dụng thủ đoạn nào? Phải làm gì để giữ được khách hàng hiện có và phát triển
thêm?
1.2.2.4

Nhà cung ứng

Phân tích quyền lực của nhà cung ứng nào gây sức ép nhiều nhất đối với
doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có được những chiến lược ứng xử linh hoạt

một khi đã có những sự chuẩn bị trước. Việc phân tích này bắt đầu bằng những câu
hỏi: nhà cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ nào có quyền lực mạnh nhất đối với
doanh nghiệp? Nếu nhà cung ứng gây khó dễ cho doanh nghiệp? Họ gây cản trở
bằng việc nâng giá sản phẩm hay dịch vụ hoặc thay đổi điều kiện cung cấp thì gây
thiệt hại gì cho doanh nghiệp? Họ sẽ làm gì với doanh nghiệp và tại sao? Doanh
nghiệp phải làm gì để khơng bị lệ thuộc vào nhà cung ứng có quyền lực đó hay để
nhà cung ứng tạo điều kiện cung cấp tốt nhất cho doanh nghiệp?


17

Đối thủ tiềm ẩn
Đe dọa của các đối
thủ chưa xuất hiện
Cạnh tranh nội bộ ngành
Nhà cung
cấp

Quyền lực
đàm phán

Cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp đang có trên thị trường

Quyền lực
đàm phán

Khách hàng
Nhà phân phối


Thách thức của sản phẩm
Dịch vụ thay thế
Sản phẩm thay thế
Hình 1.1 - Các ảnh hưởng của mơi trường ngành đối với doanh nghiệp
1.2.2.5

Đối thủ tiềm năng

Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong
ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay
ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất
sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+ Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một
ngành khó khăn và tốn kém hơn.
1. Kỹ thuật
2. Vốn
3. Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách
hàng ...
4. Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát), Bằng cấp,
phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ....


18

Khơng ai có thể lường được việc Apple sẽ cho ra đời máy nghe nhạc Ipod
đánh bại người hùng về công nghệ mutilmedia như Sony. Rõ ràng sức hấp dẫn của
cầu các thiết bị nghe nhạc đã đưa Ipod trở thành sản phẩm cơng nghệ được ưa
chuộng nhất. Chính Sony đã tự làm các rào cản về công nghệ, thương hiệu của mình
giảm sút bằng việc quá chú trọng vào phát triển theo chiều rộng nhiều ngành để

người tí hon Apple thâm nhập và kiểm sốt tồn bộ thị trường, biến lợi thế cạnh
tranh của Sony trở thành gánh nặng cho chính họ.
Tương tự như ví dụ trên chúng ta so sánh trong ngành công nghiệp nặng như
sản xuất máy bay. Rào cản gia nhập ngành quá lớn cả về vốn, công nghệ, nguyên
vật liệu đầu vào nên hiện tại chỉ có 2 hãng hàng khơng lớn cạnh tranh với nhau là
Airbus và Boeing. Nếu khơng có sự đột biến về công nghệ để chế tạo ra sản phẩm
mới hoặc là tối ưu hơn máy bay (Loại máy nào đó có thể đi từ nơi này sang nơi
khác như truyện cổ tích) hoặc là tính năng tương tương nhưng giá và cơng nghệ rẻ
hơn thì chắc chắn rào cản gia nhập ngành chế tạo máy bay vẫn là đích quá xa cho
các doanh nghiệp khác.
1.2.3 Môi trường nội tại trong doanh nghiệp
Những phân tích nội bộ sẽ góp phần tạo nên một hệ thống căn cứ hoạch định
chiến lược hoàn chỉnh, không bỏ qua một căn cứ nào.
Nhà chiến lược phân tích uy tín sản phẩm, năng lực sản xuất, các nguồn lực
tài chính, nhân lực, trình độ cán bộ quản lí, trình độ cơng nghệ hiện có của doanh
nghiệp để xác định vị trí của mình mới có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp
với khả năng và có hiệu quả nhất.
1.2.3.1

Mơi trường làm việc

Mơi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp, nhân viên được thoải mái
nghiên cứu và phát triển, cơ sở vật chất đầy đủ, không gian làm việc mát mẻ phục
vụ tốt cho quá trình làm việc là một trong những yếu tố giúp nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả công việc của nhân viên. Giao tiếp nội bộ đóng vai trò rất quan
trọng mặc dù lương bổng và các phúc lợi cũng quan trọng nhưng không phải là yếu
tố duy nhất khiến các nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. Những hoạt động biểu


19


hiện sự quan tâm đến nhân viên như tổ chức tiệc Giáng sinh, cung cấp thực phẩm
đầy đủ trong nhà bếp của Cơng ty để nhân viên có thể ăn nhẹ… là một trong những
nhân tố để nhân viên gắn bó lâu dài với cơng ty và có thể thu hút được nhân tài.
1.2.3.2

Văn hóa doanh nghiệp

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, nhưng tựu trung
lại, văn hóa doanh nghiệp là các giá trị mà các thế hệ thành viên của doanh nghiệp
tạo dựng nên và nó ảnh hưởng đến cách hành xử của các thành viên trong doanh
nghiệp đó. Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh tiềm
lực về vốn, cơng nghệ, nhân lực, tài sản… mà cịn cạnh tranh và chiến thắng nhau
bằng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là hoạt
động phong trào bề nổi mà cịn là phần chìm với sức lan tỏa mạnh mẽ. Nếu như
phần nổi chỉ chiếm 17% trong tảng băng văn hóa thì phần chìm khó định lượng,
định tính nhưng lại chiếm tới 83% làm nên sức mạnh nội tại của mỗi doanh nghiệp.
Có thể chia văn hóa doanh nghiệp thành các tầng bậc khác nhau. Trong đó,
tầng 1 chính là bề nổi, bao gồm cách bài trí nơi làm việc, logo, trang phục của nhân
viên,… Tầng 2 (bề chìm) gồm những giá trị được chia sẻ, chấp nhận và tuyên bố
như chiến lược kinh doanh, mục tiêu, quy tắc, triết lý kinh doanh, quy chuẩn đạo
đức,… Tầng 3 là tầng sâu nhất gồm các quan niệm chung như giá trị nền tảng, cốt
lõi của một doanh nghiệp…Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua phong cách
của lãnh đạo, nhân viên, cách ứng xử với cộng đồng.
Văn hóa doanh nghiệp là phần hồn của mỗi doanh nghiệp và có những tác động
tích cực tới hoạt động kinh doanh cũng như môi trường làm việc chung của công ty.
Chính văn hóa doanh nghiệp góp phần đắc lực tạo nên bản sắc, tạo ra một môi
trường làm việc thân thiện, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
1.2.3.3


Chất lượng nguồn nhân lực

Trình độ của các cán bộ quản lý cả về quản lý kỹ thuật-cơng nghệ và tài
chính có vai trị rất quan trọng đến sự thành bại của cơng ty. Cần phân tích để biết
được hiệu quả của nó như thế nào?


20

Trình độ cơng nhân viên như tay nghề, trình độ đào tạo và kinh nghiệm công
tác đáp ứng yêu cầu công việc ra sao?
Cần chú trọng mức độ linh hoạt, nhạy bén và tiếp cận thông tin, kinh nghiệm
của cán bộ quản lý, tay nghề của nhân viên là những cơ sở quan trọng để đánh giá
chất lượng nguồn nhân lực tốt hay xấu.
1.2.3.4

Năng lực sản xuất kinh doanh

Là khả năng đáp ứng các hợp đồng lớn, là khả năng đáp ứng những yêu cầu
hay những đòi hỏi cao của khách hàng. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được
những hợp đồng lớn với số lượng lớn không? Khả năng tối đa là bao nhiêu?
1.2.3.5

Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính hay khả năng tự cấp vốn có liên quan đến đổi mới công nghệ
và mở rộng sản xuất kinh doanh, khả năng liên doanh, liên kết. Nếu doanh nghiệp
có cơng nghệ lạc hậu mà tiềm lực tài chính mạnh thì điểm yếu này có thể khắc phục
trong hoạch định chiến lược sản phẩm dịch vụ sau này bằng chiến lược cơng nghệ.

Doanh nghiệp muốn loại bớt đối thủ có thể dùng chiến lược sát nhập hoặc mua lại
công ty, thì địi hỏi phải mạnh về tiềm lực tài chính mới có thể hoạch định chiến
lược này cịn nếu yếu về khả năng tự tài trợ thì khơng thể.
1.2.3.6

Hoạt động marketing

Là họat động quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Nó có vai trị quan
trọng trong việc thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do đó, cần nhận
biết được những mặt chưa làm được làm hạn chế khả năng bán hàng của doanh
nghiệp, nêu ra được điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động marketing và nêu ra
nguyên nhân của những điểm yếu này để có biện pháp khắc phục.
1.2.3.7

Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Doanh nghiệp đã đầu tư về vốn và nhân lực cho hoạt động nghiên cứu và
phát triển chưa? Đã chú trọng vào hoạt động này đến mức nào? Đã có những hoạt
động nghiên cứu đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm và nhân lực, cải tiến bộ
máy quản lý hay chưa? Các hoạt động này có góp phần thúc đẩy tăng trưởng qui mô
và chất lượng, hiệu quả kinh doanh đến mức nào? Có những điểm nào chưa tốt?


21

1.3 CÁC CƠNG CỤ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG Q TRÌNH HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.3.1 Mơ hình hệ quả
Phương pháp mơ hình hệ quả cho phép tìm ra được đúng các ngun nhân và
khơng bỏ sót vấn đề (xem hình 1.2), tìm được giải pháp hợp lý, cách ứng xử hợp lý

trong tương lai.
Các hoạt động cần làm
Các vấn đề (hệ quả)
Chi phí của
một đơn vị
sản phẩm A
có thể hạ
thấp được
khơng ?

Đặc trưng
mẫu mã
có q đắt
khơng ?

Khơng


Người tiêu dùng
có hài lịng chấp
nhận một sản
phẩm có chất
lượng khơng ?

Khơng



Các chi phí cố định
có q cao khơng ?


Khơng

Các chi
phí biến
đổi có
q cao
khơng ?

Khơng



Phản ánh chất lượng
vào chiến lược giá

Giảm bớt lao động gián tiếp, cắt giảm
chi phí bằng tiền, tăng sản lượng

Nhịp độ lao
động có q
chậm khơng ?

Có nhiều sản
phẩm phải làm
lại khơng ?

Khơng

Cải tiến các phương pháp

mua, thay đổi các nhà
cung cấp



Cơng ty có
thực hiện việc
mua phí kinh
tế khơng ?

Tăng cường kiểm tra công
tác định mức tiêu hao vật
Không tư và thực hiện mức



Cải tiến việc giáo dục và huấn
luyện người lao động, đưa ra
các hệ thống kích thích, cải
tiến mức lao động

Khơng

(*) Nguồn: Chiến lược kinh doanh và
kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp
PGS.TS. Phan Thị Ngọc Thuận

Thiết kế lại mẫu mã
và sử dụng phương
pháp phân tích giá

thành sản phẩm


Kiểm tra chất lượng
nghiêm ngặt



Có q nhiều
thời gian chết
khơng ?

Khơng

Hình 1.2 - Ví dụ mơ hình hệ quả (*)

Cải tiến việc bảo dưỡng,
thay đổi máy q cũ, phân
tích q trình lao động
Kiểm tra lại tay nghề và
khả năng của người lao
động


22

1.3.2 Mơ hình lợi nhuận
Xuất phát từ câu hỏi làm gì để có thể cải thiện được doanh lợi của sản phẩm.
Khi lợi nhuận được xác định bởi giá bán, chi phí và khối lượng bán thì cả ba biến số
này cần phải cho ra những ý nghĩa tương ứng nhau trong giai đoạn khởi đầu của

việc dự đoán nhằm trợ giúp cho việc cải thiện doanh lợi.


Tăng lợi nhuận từ bên ngoài nhờ tăng số lượng bán hoặc tăng giá bán.



Giảm chi phí bên trong để tăng lợi nhuận.
Có thể
tăng
phần
tham
gia thi
trường
tại khu
vực thị
trường
M được
khơng?
Có thể
tăng
khối
lượng
bán
được
khơng?

Khu
vực thi
trường

M có
thể sẽ
mở
rộng
được
khơng?

(*) Nguồn: Chiến
lược kinh doanh và kế
hoạch hóa nội bộ
doanh nghiệp
PGS.TS. Phan Thị Ngọc Thuận

Có thể cải thiện tính
thích nghi của sản
phẩm tại khu vực thị
trường M được
không?

Nhu cầu căn bản của người tiêu
dùng.
Phân tích gía trị thực và giá trị
được cảm nhận của các sản phẩm
cạnh tranh.

Có thể gia tăng nỗ lực
mạng lưới bán hàng
được không?

Các khuynh hướng của các kênh

bán hàng và lãnh thổ địa lý.
So sánh năng lực phục vụ, thời hạn
cung ứng hàng của các kênh.

Có thể cải thiện sự
nhận biết của người
tiêu dùng về sản
phẩm (bằng cách
quảng cáo) được
không?

Đánh giá nhận biết của khách hàng
về sản phẩm và mác sản phẩm.
Phân tích q trình quyết định mua
hàng.

Có thể gia tăng phần
tham gia bằng cách
thay đối giá cả được
khơng?

Tính đàn hồi của giá.
Xác định thời hạn thanh tốn và các
điều kiện thương mại

Có thể mở rộng thị
trường sản phẩm vượt
ra khuôn khổ khu vực
thị trường M?


Khả năng mở rộng về mặt địa lý.
Khả năng mở rộng khách hàng ngồi
khu vực.
Phân tích chi phí/lợi nhuận của việc
mở rộng.

Tồn bộ thị trường M
có tăng trưởng được
khơng?

Nhu cầu dự báo (3-5 năm) cho sản
phẩm đối với tồn bộ thị trường M

Có thể phần của thị
trường M sẽ tăng
trưởng trong toàn bộ
thị trường được
không?

Các nhân tố xác định quy mô của
khu vực M trong thị trường chung.
Các khuynh hướng và dự báo các
nhân tố nêu trên.

Hình 1.3 - Mơ hình lợi nhuận giúp phân tích việc gia tăng khối lượng bán (*)


23

1.3.3 Ma trận Hiệu quả -Nỗ lực

Ma trận này sắp xếp các chiến lược được đề xuất trên hai biến:
Trục tung: Mức độ ảnh hưởng/ Tầm quan trọng của chiến lược đối với việc
thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệp. Những chiến lược có mức độ
quan trọng cao hoặc có sức ảnh hưởng mạnh đối với việc thực hiện tầm nhìn và sứ
mạng của doanh nghiệp được ưu tiên lựa chọn. Những chiến lược khơng có ảnh
hưởng lớn hoặc không quan trọng với việc thực hiện tầm nhìn, sứ mạng của doanh
nghiệp sẽ bị loại bỏ.
Trục hồnh: Mức độ nỗ lực/ Nguồn lực đo lường mức độ mà doanh nghiệp
phải đầu tư, chi phí nguồn lực và thời gian để thực hiện nó. Những chiến lược khi
thực hiện khơng địi hỏi đầu tư nhiều nỗ lực hoặc nguồn lực là những chiến lược dễ
thực hiện hơn, nói cách khác nó khai thác được các thế mạnh và những thành tựu
của doanh nghiệp trong quá khứ được lựa chọn.
Các chiến lược còn lại được ưu tiên chọn lựa theo các tiêu chuẩn sau:


Ưu tiên 1: Các chiến lược có mức độ ảnh hưởng lớn và nỗ lực thấp.



Ưu tiên 2: Các chiến lược có mức độ ảnh hưởng lớn và nỗ lực trung bình.



Ưu tiên 3: Các chiến lược có mức độ ảnh hưởng trung bình và nỗ lực thấp.



Ưu tiên 4: Các chiến lược có mức độ ảnh hưởng trung bình và nỗ lực trung
bình.


5

B2B &
iSeries

Quan hệ
nhà cung
cấp
Kinh doanh
máy tính

2

3

4

Quản trị

Phát triển CN
ERP & Giải
Tích hợp pháp tích hợp
hệ thống
Dịch vụ
Kinh doanh
phần mềm
games

1


Quan trọng/Ảnh hưởng

6

Các phương án chiến lược

0

1

2

3

4

5

Hình 1.4 - Lựa chọn chiến lược phát triển (*)

6

Nỗ lực


×