Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phân tích tài chính và một số giải pháp củng cố tình hình tài chính tại công ty nhiệt điện phú mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.97 KB, 117 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

---------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦNG CỐ TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CƠNG TY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS.Nguyễn Đồn

HÀ NỘI 2008


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: C¬ së lý luËn về phân tích tài chính doanh
nghiệp ............................................................................................................. 8
1.1. Khỏi nim tài chính doanh nghiệp......... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm, chức năng tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
1.1.1.1. Khái niệm ................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1.2. Chức năng ................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Vị trí, vai trị của tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
1.1.2.1. Vị trí của tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined.


1.1.2.2. Vai trị của tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined.

1.1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệpError! Bookma
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp .......... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm, Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not de
1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
1.2.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined.

1.2.2. Tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defin

1.2.2.1. Các thông tin cần thiết phục vụ phân tích tài chínhError! Bookmark not defin
1.2.2.2. Bảng cân đối kế toán ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhError! Bookmark not defined.
1.2.2.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ....... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.5. Thuyết minh báo cáo tài chính . Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
1.2.3.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính qua các báo cáo tài
chính ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính ..... Error! Bookmark not defined.


1.2.3.3. Phân tích rủi ro tài chính .......... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Các phương pháp phân tích ............ Error! Bookmark not defined.
1.2.4.1. Phương pháp so sánh ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.4.2. Phương pháp bảng cân đối ....... Error! Bookmark not defined.
1.2.4.3. Phương pháp tỷ số .................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4.4. Phương pháp phân tích tài chính DupontError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY

NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ .................................................................................. 47
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Nhiệt điện Phú MỹError! Bookmark not defined.
2.1.1. Lịch sử hình thành .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ...... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Mục tiêu hoạt động của Công ty ..... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công tyError! Bookmark not defined.
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý ........... Error! Bookmark not defined.
2.1.4.2. Nhiệm vụ các phòng ban .......... Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Kết quả hoạt động của Công ty trong 3 năm gần đâyError! Bookmark not define
2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của Cơng tyError! Bookmark not defined.
2.1.6.1. Thuận lợi: ................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.6.2. Khó khăn .................................. Error! Bookmark not defined.

2.1.7. Xu hướng phát triển trong những năm tới của Cơng tyError! Bookmark not defin

2.2. Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty Nhiệt điện Phú MỹError! Bookmark not de

2.2.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính:Error! Bookmark
2.2.1.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán:Error! Bookmark not defined.
2.2.1.2. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh ............................ Error! Bookmark not defined.

2.2.1.3. Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệError! Bookmark


2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Phân tích chỉ tiêu sinh lời: ........ Error! Bookmark not defined.

2.2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản của Cơng tyError! Bookmark not defined
2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính ................. Error! Bookmark not defined.

2.2.3.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Error! Bookmark not defined.
2.2.3.2. Phân tích tình hình quản lý nợ.. Error! Bookmark not defined.

2.2.4. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Cơng tyError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: ............................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦNG CỐ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CƠNG TY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ ...................................................... 94
3.1. Một số định hướng hoạt động thời gian tớiError! Bookmark not defined.
3.1.1. Một số mục tiêu phát triển Công ty những năm tớiError! Bookmark not defined.
3.1.2. Định hướng hoạt động .................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Mục tiêu củng cố tình hình tài chính tại Cơng tyError! Bookmark not defined.

3.3. Một số giải pháp củng cố tình hình tài chính của Công tyError! Bookmark not define
3.3.1. Thay đổi cơ cấu vốn trong q trình cổ phần hốError! Bookmark not defined.

3.3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu độngError! Bookmark
3.3.2.1. Giảm vốn tiền mặt .................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2.2. Dự báo đúng nhu cầu vốn lưu độngError! Bookmark not defined.
3.3.2.3. Tăng cường quản lý, sử dụng hàng tồn kho:Error! Bookmark not defined.

3.3.3. Nâng cao chất lượng cơng tác lập kế hoạch tài chínhError! Bookmark not define

3.3.4. Củng cố, tăng cường cơng tác phân tích tài chính của doanh nghiệpError! Bookmark
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHUNG ...................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét và phân
tích một cách toàn diện, sâu sắc tất cả các hoạt động tài chính của doanh
nghiệp để thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu, xác
định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình
tài chính của doanh nghiệp, qua đó các nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở lựa
chọn và đưa ra những quyết định thích hợp với thực trạng của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập việc phân tích tài chính ngày
càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với nhiều chủ thể có liên quan.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp vào
thực tiễn hoạt động của Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, bằng việc kết hợp các
phương pháp phân tích khác nhau, với các kết quả thu được từ việc phân tích
đánh giá khái qt tình hình tài chính của Cơng ty qua các báo tài chính bao
gồm Bảng cân đối kế tốn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính; qua việc phân tích, đánh
giá hiệu quả tài chính, rủi ro tài chính, luận văn trình bày những quan điểm,
nhận xét của tác giả về tình hình tài chính của Cơng ty Nhiệt điện Phú Mỹ.
Qua đó đưa ra một số biện pháp củng cố tình hình tài chính và nâng cao hiệu
quả hoạt động của Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ trong thời gian tới.
Tóm lại, Luận văn “Phân tích tài chính và một số giải pháp củng cố
tình hình tài chính tại Cơng ty Nhiệt điện Phú Mỹ” đã phân tích kết quả đạt
được, những mặt hạn chế và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động tài chính tại Công ty.


Summary of essay

Analysis of financial situation of the business to consider and to
analyze totally, deeply all financial activities of the business in order to see
the financial situation of the business that is good or bad, to define the cause
and the influence limit of the factors on the financial situation of the business,

from that the business managers have reason to choose and to provide the
determinations corresponding to the real situation of the business.
In the market and integration economy the financial analysis more and
more becomes important and necessary for the relative subjects.
In the base of applying and analyzing the business finance to the
activity reality of Phu My Thermal Power Company Ltd; by combining the
different analytical methods, with the results obtaining from analyzing and
assessing generally the financial situation of the business through the financial
reports including the Balance sheet, the Report of business activity, the
Report of currency circulation, the explanation of financial report; through the
analysis; assessment of financial effect, financial risk, the essay states the
view points, the remarks of the author upon the financial situation of Phu My
Thermal Power Company Ltd; From that proposes some measures to
strengthen the financial situation and raise the activity effect of Phu My
Thermal Power Company Ltd in the following time.
In sort, the essay “Analyzing the finance and some solution to
strengthen the financial situation in Phu My Thermal Power Company Ltd”
analyzed the attained result, the weak aspects and proposed some solutions to
raise the activity effect of finance in the Company.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP CỦNG CỐ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ


NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Ái Đoàn

HÀ NỘI 2008


Luận văn thạc sỹ

1

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực.

Học viên thực hiện

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG


Luận văn thạc sỹ

2

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội


MỤC LỤC
MỞ U ............................................................................................................ 6
CHNG I: Cơ sở lý luận về phân tÝch tµi chÝnh doanh
nghiƯp ............................................................................................................. 8
1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp ........................................................... 9
1.1.1. Khái niệm, chức năng tài chính doanh nghiệp .................................. 9
1.1.1.1. Khái niệm .................................................................................... 9
1.1.1.2. Chức năng ................................................................................. 10
1.1.2. Vị trí, vai trị của tài chính doanh nghiệp ........................................ 10
1.1.2.1. Vị trí của tài chính doanh nghiệp.............................................. 10
1.1.2.2. Vai trị của tài chính doanh nghiệp ........................................... 11
1.1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp11
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................................... 12
1.2.1. Khái niệm, Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp ............. 12
1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp ............................ 12
1.2.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp.......................... 12
1.2.2. Tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp .................. 13
1.2.2.1. Các thơng tin cần thiết phục vụ phân tích tài chính ................. 13
1.2.2.2. Bảng cân đối kế toán ................................................................. 15
1.2.2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ..................................... 16
1.2.2.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ........................................................ 17
1.2.2.5. Thuyết minh báo cáo tài chính.................................................. 18
1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp .................................... 18
1.2.3.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính qua các báo cáo tài
chính ....................................................................................................... 19
1.2.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính ...................................................... 31


Luận văn thạc sỹ


3

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

1.2.3.3. Phân tích rủi ro tài chính ........................................................... 37
1.2.4. Các phương pháp phân tích ............................................................. 41
1.2.4.1. Phương pháp so sánh ................................................................ 41
1.2.4.2. Phương pháp bảng cân đối........................................................ 44
1.2.4.3. Phương pháp tỷ số .................................................................... 45
1.2.4.4. Phương pháp phân tích tài chính Dupont ................................. 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................. 46
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY
NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ ................................................................................... 47
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ ............................. 48
2.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................... 48
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ...................................................... 49
2.1.3. Mục tiêu hoạt động của Công ty ..................................................... 50
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ............................................. 50
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý ........................................................... 50
2.1.4.2. Nhiệm vụ các phòng ban .......................................................... 51
2.1.5. Kết quả hoạt động của Công ty trong 3 năm gần đây ..................... 53
2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của Cơng ty...................................... 54
2.1.6.1. Thuận lợi: .................................................................................. 54
2.1.6.2. Khó khăn ................................................................................... 54
2.1.7. Xu hướng phát triển trong những năm tới của Cơng ty .................. 55
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty Nhiệt điện Phú Mỹ .............. 56
2.2.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính: . 56
2.2.1.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán: ................................ 56
2.2.1.2. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh..................................................................................... 70
2.2.1.3. Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .. 75


Luận văn thạc sỹ

4

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính ............................................................ 77
2.2.2.1. Phân tích chỉ tiêu sinh lời: ........................................................ 77
2.2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản của Cơng ty ...................... 81
2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính ................................................................. 85
2.2.3.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh tốn ............................................... 85
2.2.3.2. Phân tích tình hình quản lý nợ .................................................. 88
2.2.4. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Cơng ty ........................ 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: ............................................................................... 91
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦNG CỐ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CƠNG TY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ....................................................... 94
3.1. Một số định hướng hoạt động thời gian tới ........................................... 94
3.1.1. Một số mục tiêu phát triển Công ty những năm tới ........................ 94
3.1.2. Định hướng hoạt động ..................................................................... 94
3.2. Mục tiêu củng cố tình hình tài chính tại Cơng ty .................................. 96
3.3. Một số giải pháp củng cố tình hình tài chính của Cơng ty .................... 97
3.3.1. Thay đổi cơ cấu vốn trong q trình cổ phần hố ........................... 97
3.3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu động .. 99
3.3.2.1. Giảm vốn tiền mặt..................................................................... 99
3.3.2.2. Dự báo đúng nhu cầu vốn lưu động.......................................... 99
3.3.2.3. Tăng cường quản lý, sử dụng hàng tồn kho: .......................... 101

3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch tài chính ................... 102
3.3.4. Củng cố, tăng cường cơng tác phân tích tài chính của doanh nghiệp 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................... 107
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 109
PHỤ LỤC


Luận văn thạc sỹ

5

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1. Biểu đồ tăng trưởng sản lượng điện qua các năm .............................. 49
Bảng 2.1. Một số kết quả hoạt động 3 năm gần đây ....................................... 53
Bảng 2.2. Phân tích khái quát sự biến động tài sản ........................................ 57
Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu tài sản .................................................................. 58
Bảng 2.4. Phân tích khái quát sự biến động nguồn vốn .................................. 62
Bảng 2.5. Phân tích cơ cấu nguồn vốn ............................................................ 64
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp nguồn tài trợ cho tài sản ......................................... 67
Bảng 2.7. Mức độ đảm bảo của nguồn thường xuyên cho tài sản dài hạn ..... 67
Bảng 2.8. Mức độ đảm bảo của nguồn thường xuyên cho tài sản ngắn hạn .. 68
Biểu 2. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn 2006 - 2007 ............................................ 69
Bảng 2.9. Đánh giá tình hình doanh thu ......................................................... 70
Bảng 2.10. Phân tích chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động SXKD .................. 72
Bảng 2.11. Phân tích các hệ số dịng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ ... 75
Bảng 2.12. Các chỉ tiêu sinh lời ...................................................................... 77
Bảng 2.13. Hệ số mang tải của các nhà máy................................................... 83

Bảng 2.14. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản ............................................. 84
Bảng 2.15. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn ...................................... 85
Bảng 2.16. Phân tích tình hình quản lý nợ ...................................................... 88
Bảng 2.17. Tổng hợp một số chỉ tiêu năm 2006 và 2007 ............................... 89
Bảng 3.1. Nhu cầu vốn lưu động dự kiến ..................................................... 101


Luận văn thạc sỹ

6

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt
Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp
Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển song bên cạnh đó cũng phải đối mặt với
khơng ít thách thức với những rủi ro, bất trắc và sự khốc liệt của thương trường.
Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, với tính tự chủ ngày càng cao vừa phải tự hạch toán kinh
doanh lãi lỗ, vừa phải đảm bảo đời sống cho người lao động trong doanh
nghiệp đồng thời phải tự xây dựng được kế hoạch duy trì và phát triển doanh
nghiệp một cách bền vững. Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải
không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Trong các mặt hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động tài chính có vai trị
rất quan trọng, là hoạt động có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự tồn
tại, phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phát triển. Do hoạt
động tài chính có quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh nên để

hiểu rõ được thực trạng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải
đánh giá được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở
những đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể
thấy được điểm mạnh, điểm yếu, các nguy cơ để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt
khác, ngồi nhà quản lý cịn có nhiều đối tượng khác quan tâm đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp vì các lợi ích liên quan đến họ như: nhà đầu tư, người
cho vay, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước…
Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đã trở thành một yêu cầu tất
yếu trong nền kinh tế thị trường.


Luận văn thạc sỹ

7

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

Với mục đích nghiên cứu và tìm hiểu những ứng dụng của lý luận trong
thực tiễn về cơng tác phân tích tài chính và đánh giá tình hình tài chính doanh
nghiệp, tơi đã chọn đề tài: “Phân tích tài chính và một số giải pháp củng cố
tình hình tài chính tại Cơng ty Nhiệt điện Phú Mỹ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa vào kết quả phân tích, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, biện
pháp, kế hoạch nhằm mục đích cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty Nhiệt
điện Phú Mỹ, đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
- Xem xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm củng cố tình hình tài chính doanh
nghiệp trước khi cổ phần hố.
3. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện kết hợp các phương pháp: Phương pháp so sánh, phương pháp
tỷ số, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích tài chính Dupont.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của Cơng ty Nhiệt điện
Phú Mỹ.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích dựa trên các báo cáo tài chính của
Cơng ty trong 2 năm 2006, 2007 để đánh giá thực trạng tài chính của Cơng ty.
5. Kết cấu của luận văn
- Phần mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty Nhiệt điện Phú Mỹ
- Chương 3: Một số giải pháp củng cố tình hình tài chính của Cơng ty Nhiệt
điện Phú Mỹ
- Phần kết luận


Luận văn thạc sỹ

8

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

Ch

CHƯƠNG

I

C¬ së lý luận về phân tích tài
chính doanh nghiệp



Luận văn thạc sỹ

9

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, chức năng tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh
nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế (Theo giáo trình tài chính doanh nghiệp
của trường Đại học Kinh tế quốc dân).
Các quan hệ tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: Nhà nước cấp phát vốn cho
các doanh nghiệp nhà nước khi mới thành lập và các doanh nghiệp phải thực
hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí…
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác: nhà đầu tư,
nhà cung cấp, người cho vay... Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp đi
vay, mua bán, trao đổi hàng hoá, cung ứng dịch vụ, huy động vốn trên thị
trường chứng khoán…
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: thể hiện trong việc điều hoà,
phân phối vốn giữa các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; thanh toán tiền
lương, tiền thưởng, tiền tạm ứng, tiền phạt… đối với người lao động.
Tóm lại, để có thể thực hiện các mối quan hệ trên địi hỏi phải có sự
chuyển dịch các dòng tiền tệ, kết quả của sự chuyển dịch này hình thành nên
các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, khái quát lại sự vận động đó gọi là tài chính
doanh nghiệp.
Như vậy, Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế thể hiện

dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và
sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh
nghiệp và góp phần tích luỹ vốn.


Luận văn thạc sỹ

10

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

1.1.1.2. Chức năng
Tài chính doanh nghiệp có 03 chức năng:
- Chức năng tạo vốn và đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh
nghiệp thanh tốn nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn
nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả q trình sản xuất kinh doanh..
- Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của
doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt
được do bán hàng trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản
xuất. Phần cịn lại hình thành các quỹ doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn
hoặc trả lợi tức cổ phần nếu có.
- Chức năng giám đốc: Tổ chức vốn, phân phối thu nhập và tích lũy
tiền tệ địi hỏi phải có sự giám đốc, kiểm tra bằng đồng tiền. Giám đốc của tài
chính doanh nghiệp là loại giám đốc tồn diện, thường xun và có hiệu quả
cao, khơng những giúp doanh nghiệp thấy rõ tiến trình hoạt động của doanh
nghiệp mà còn giúp thấy rõ hiệu quả kinh tế do các hoạt động đó mang lại.
1.1.2. Vị trí, vai trị của tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1. Vị trí của tài chính doanh nghiệp
Nếu xét trong phạm vi một doanh nghiệp thì tài chính là cơng cụ quan
trọng nhất để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tạo lập và

huy động tài chính có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến q trình sản xuất,
vì vậy nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy q trình sản xuất phát triển.
Nếu xét trên góc độ hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân thì tài
chính doanh nghiệp được coi là một bộ phận của hệ thống tài chính. Nó có
tính cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước. Thơng qua mạng lưới tài chính,
Nhà nước có thể thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô để điều tiết, quản lý,


Luận văn thạc sỹ

11

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

giám sát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, có thể mở rộng hoặc tăng
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
1.1.2.2. Vai trị của tài chính doanh nghiệp
Trong điều kiện sản xuất hiện nay, các doanh nghiệp phải tự lo nguồn
lực kinh tế, nguồn tài chính và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó.
Vai trị của tài chính doanh nghiệp được thể hiện qua các mặt sau:
- Tài chính doanh nghiệp là công cụ thu hút, khai thác các nguồn tài
chính đảm bảo cho q trình đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp có vai trị địn bẩy kích thích và điều tiết sản
xuất kinh doanh. Khác với thời kỳ bao cấp, trong nền kinh tế thị trường các
mối quan hệ về tài chính của các doanh nghiệp được mở ra trên phạm vi rất
rộng và có liên quan đến vấn đề phân phối, điều hồ lợi ích đối với nhiều chủ
thể khác nhau trong nền kinh tế.
1.1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp
Nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh
nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc lựa chọn, vận dụng một cách sáng tạo và có

hiệu quả cơng tác phân tích tình hình tài chính vào điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp.
- Cơ cấu vốn
- Tình hình sử dụng vốn
- Tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn
- Tình hình sử dụng tài sản cố định
- Tình hình sử dụng tài sản lưu động
- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh


Luận văn thạc sỹ

12

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm, Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc nghiên cứu, đánh giá tồn bộ
thực trạng tài chính của doanh nghiệp, phát hiện các nguyên nhân tác động
đến tình hình tài chính, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm củng cố tình hình tài
chính doanh nghiệp.
Nói cách khác, phân tích tài chính có thể được hiểu như là quá trình
kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích
đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết
định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác.
1.2.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét và phân
tích một cách toàn diện, sâu sắc tất cả các hoạt động tài chính của doanh

nghiệp để thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu, xác
định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình
tài chính của doanh nghiệp, qua đó các nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở lựa
chọn và đưa ra những quyết định thích hợp với thực trạng của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập việc phân tích tài chính ngày
càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với nhiều chủ thể có liên quan.
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Phân tích tài chính giúp cho các
nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh và
việc thực hiện các biện pháp tài chính của doanh nghiệp, từ đó tạo cơ sở đưa
ra các quyết định quản lý thích hợp. Trên cơ sở phân tích tài chính nhà quản
lý xác định được tiềm năng phát triển đồng thời nhận biết các điểm yếu cần


Luận văn thạc sỹ

13

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

khắc phục, cải thiện.
- Đối với chủ sở hữu: Phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành
quả của những nhà quản lý; đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, đánh
giá sự an tồn, tiềm lực tài chính của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
- Đối với khách hàng, chủ nợ: Phân tích tài chính sẽ giúp đánh giá đúng
đắn khả năng đảm bảo đồng vốn, khả năng và thời gian thanh toán vốn trong
quan hệ với doanh nghiệp.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan: Phân tích tài chính
giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính của doanh nghiệp, tình hình thực
hiện nghĩa vụ với nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp
đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

1.2.2. Tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1. Các thơng tin cần thiết phục vụ phân tích tài chính
- Thu thập thơng tin: Thơng tin phục vụ cho q trình phân tích tài
chính được hình thành từ nhiều nguồn, điều quan trọng đối với người phân
tích là biết lựa chọn hình thức phân tích, biết thu thập tài liệu cho hệ thống
thông tin kế tốn. Muốn vậy nhóm phân tích phải có quan hệ chặt chẽ với
nhiều bộ phận liên quan khác để thu thập thơng tin.
- Xử lý thơng tin: Là q trình sắp xếp các thông tin đã thu thập được
theo những mục đích nhất định nhằm tính tốn, so sánh, giải thích, đánh giá
và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến q trình hoạt động tài chính
của Cơng ty, phục vụ cho quá trình ra quyết định cho các hoạt động tài chính
tiếp theo. Đồng thời cũng là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự
đoán, dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Q trình
đưa ra những dự báo tài chính tương lai không chỉ dựa vào các thông tin nội


Luận văn thạc sỹ

14

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

bộ mà cần thiết phải dựa thêm nhiều vào nguồn thông tin bên ngồi như:
+ Các thơng tin chung: Những thơng tin có liên quan đến cơ hội kinh
doanh như chính sách thuế, lãi suất, chỉ số lạm phát …
+ Các thông tin theo ngành kinh tế: Đặt sự phát triển của doanh nghiệp
trong mối liên hệ chung của ngành kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá
đúng vị trí của mình trong mối liên hệ với ngành, cơ cấu ngành, các sản
phẩm, tình trạng cơng nghệ, kỹ thuật áp dụng, tính chất sản phẩm …
+ Các thông tin liên quan đến doanh nghiệp: Các thơng tin kế tốn và

tài chính bổ sung, các thơng tin cổ đơng, thơng tin khác …
Tóm lại, để có sự phân tích, đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính
doanh nghiệp cần dựa vào nhiều loại thông tin khác nhau. Tuy nhiên, thông
tin từ nội bộ doanh nghiệp là nguồn thông tin cơ bản nhất, trong đó những
thơng tin kế tốn phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính là những
thơng tin có tầm quan trọng đặc biệt, rất hữu ích đối với việc quản trị doanh
nghiệp và là nguồn thông tin tài chính chủ yếu, có tính pháp lý quan trọng
nhất. Báo cáo tài chính cung cấp những thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu để
đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài
chính của doanh nghiệp trong thời kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm
tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính được đề cập ở đây bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B04-DN)


Luận văn thạc sỹ

15

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

1.2.2.2. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng qt
tồn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Kết cấu của Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần:

- Phần tài sản: phản ánh giá trị tài sản hiện có tới thời điểm lập báo cáo
+ Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh dưới
hình thái giá trị quy mơ, kết cấu các loại tài sản như: vốn bằng tiền, hàng tồn
kho, các khoản phải thu, tài sản cố định… mà doanh nghiệp hiện có.
+ Xét về mặt pháp lý: Số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản thuộc
quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp
- Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của
doanh nghiệp hiện có.
+ Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh quy mô,
kết cấu của các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh
doanh.
+ Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý
về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh
nghiệp.
Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm sau:
- Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế tốn được phản ánh dưới hình thái
giá trị, nên ta có thể tổng hợp tồn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời
điểm. Từ đó cho phép ta đánh giá khái qt tình hình tài chính qua các chỉ
tiêu của bảng cân đối kế toán


Luận văn thạc sỹ

16

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

- Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế tốn mang tính chất lịch sử nghĩa là
phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định,
thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch tốn. Căn cứ vào hai số

liệu ở hai thời điểm đầu năm và cuối kỳ cho phép ta đánh giá những biến
động của tài sản và nguồn vốn giữa các kỳ kế tốn.
Bảng cân đối kế tốn có kết cấu 2 phần, thực chất là phản ánh 2 mặt
của một lượng tài sản, nên ta ln có:
Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn
hay

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Như vậy, thơng qua Bảng cân đối kế tốn ta có thể biết được tồn bộ tài

sản hiện có của doanh nghiệp, hình thái vật chất, cơ cấu của tài sản, nguồn
vốn và cơ cấu nguồn vốn. Do đó, bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan
trọng để nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả hoạt
động kinh doanh, trình độ quản lý tài chính và những triển vọng kinh tế tài
chính của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tài chính
tổng hợp phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận của
doanh nghiệp trong một kỳ kế tốn.
Thơng qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh người ta có thể đánh
giá qui mơ và sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh
nghiệp. Qua báo cáo này người sử dụng thơng tin có thể đánh giá được hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là tài liệu được nhiều đối tượng
quan tâm vì nó phản ánh kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp thực hiện được


Luận văn thạc sỹ

17


Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

trong kỳ, đồng thời nó cịn được coi như một bản hướng dẫn để dự báo được
khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp .
1.2.2.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu,
chi ngân quỹ trong kỳ của doanh nghiệp, từ đó kết hợp với số dư ngân quỹ
đầu kỳ sẽ cho biết số dư ngân quỹ cuối kỳ. Nói cách khác, báo cáo lưu chuyển
tiền tệ cho biết ngân quỹ trong kỳ của doanh nghiệp được hình thành và sử
dụng như thế nào. Việc tổng kết thu chi ngân quỹ được tiến hành trên cơ sở
chia các hoạt động của doanh nghiệp thành 3 nhóm là hoạt động kinh doanh,
hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ đồng tiền
thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường
bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi
trả lương, nộp thuế, chi trả tiền lãi vay…
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ đồng tiền
thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Các khoản thu chi tiền mặt như mua hoặc bán tài sản, chứng khoán đầu tư của
các doanh nghiệp.
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: phản ánh tồn bộ đồng tiền
thu chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm
các nghiệp vụ làm tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ
doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, nhận vốn góp liên doanh, phát hành
trái phiếu.
Có 2 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực
tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau



Luận văn thạc sỹ

18

Trường ĐH Bách Khoa Hà nội

thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.
1.2.2.5. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thơng tin về
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác khơng thể trình bày rõ ràng và
chi tiết được.
Vì vậy, nội dung chính mà thuyết minh báo cáo tài chính đề cập đến là
đặc điểm, tình hình chung của doanh nghiệp, hình thức kế tốn, chính sách kế
tốn áp dụng, về tình hình tăng, giảm tài sản cố định; biến động của vốn chủ
sở hữu và một số thơng tin tài chính khác.
1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Để tiến hành giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ đòi hỏi doanh nghiệp
cần một lượng tài sản nhất định. Lượng tài sản đó bao gồm tài sản cố định, tài
sản lưu động và vốn chuyên dùng khác (quỹ xí nghiệp, vốn xây dựng cơ bản).
Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu
cầu kinh doanh của mình. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng
vốn hiện có một cách hợp lý, làm sao có hiệu quả nhất trên cơ sở chấp hành
các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính và kỷ luật thanh tốn của Nhà
nước. Việc thường xuyên tiến hành phân tích giúp cho doanh nghiệp nắm
được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sở đó đề xuất các

biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công
tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để có thể đánh giá tồn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc


×