Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 123 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUI
HOẠCH NGẦM HOÁ LƯỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI TRƯƠNG MINH LỘC

HÀ NỘI 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
QUI HOẠCH NGẦM HOÁ LƯỚI ĐIỆN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI TRƯƠNG MINH LỘC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. NGƠ TRẦN ÁNH

HÀ NỘI 2008


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

LỜI CAM ĐOAN
Vào thời điểm những năm đầu cả nước hội nhập WTO, Thành phố Hồ
Chí Minh được đánh giá là một trong những trung tâm phát triển kinh tế xã
hội hàng đầu của Quốc gia theo định hướng kinh doanh dịch vụ, tài chính có
tầm cỡ khu vực và Quốc tế.
Để việc xây dựng một Thành phố vừa văn minh hiện đại, vừa đảm bảo
khả cung ứng điện đạt chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện gia tăng
hàng ngày, luận văn “Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm
hoá lưới điện phân phối trung hạ thế trên địa bàn TP.HCM” đã được em
chọn để đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện công tác ngầm hóa lưới
điện trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020. Trong q trình nghiên cứu, hồn
thiện luận văn, em xin chân thành cám ơn những giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều
kiện của các thầy, cô Khoa kinh tế và quản lý, Trung tâm đào tạo và bồi
dưỡng sau đại học.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng kính trọng và cám ơn Thầy TS Ngơ Trần
Ánh đã hết lịng hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt q trình nghiên cứu để
hồn thành luận văn. Do giải pháp cần nhiều thời gian để nghiên cứu nên luận
văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Tác giả kính mong nhận
được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô
giáo, các đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện và có thể vận dụng hiệu
quả nhằm đảm bảo khả năng thực hiện cơng tác ngầm hóa lưới điện trên địa
bàn TP. HCM.

Em xin cam đoan nội dung của bảng luận văn này chưa được nộp
cho bất kỳ một chương trình cấp bằng nào, và em cũng xin cam kết thêm
rằng đã nổ lực hết mình để vận dụng những kiến thức mà em đã học
trong chương trình để hồn thiện luận văn này./.

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn: ................................................................................. 4
2. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................... 6
Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh tổng hợp, phân tích kinh tế, phân tích rủi ro, tham
khảo các tài liệu chuyên ngành, tham khảo ý kiến các nhà quản lý có kinh nghiệm lâu năm
để làm luận văn. ..................................................................................................................... 6
5. Bố cục của luận văn: ........................................................................................................ 6
1.1
Khái niệm chung về qui hoạch hệ thống................................................................ 7
1.1.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống .......................................................................... 7
1.1.2 Phương pháp phân tích hệ thống: ...................................................................... 8

1.1.3 Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng: ....................................... 9
1.1.4 Nhiệm vụ của quy hoạch và phát triển hệ thống điện: .................................... 10
1.1.5 Quy hoạch mạng điện địa phương: .................................................................. 10
1.2
Tổng quan về đầu tư và quản lý dự án đầu tư ...................................................... 12
1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư:................................................................................... 12
1.2.2 Các đặc điểm của dự án đầu tư: ....................................................................... 14
1.2.3 Chu trình dự án: ............................................................................................... 15
Có rất nhiều hình thức và qui mơ dự án khác nhau, tuy nhiên mọi dự án đều có 4 giai
đoạn được thể hiện dưới hình sau: ................................................................................... 15
1.3
Quản trị dự án đầu tư ........................................................................................... 16
1.3.1 Qui trình quản lý dự án .................................................................................... 16
1.3.2 Những yếu tố chính của dự án: ........................................................................ 17
1.3.3 Xây dựng kế hoạch sơ khởi cho dự án:............................................................ 18
1.3.4 Quản trị chuẩn bị đầu tư dự án: ....................................................................... 19
1.3.5 Quản trị tổ chức thực hiện dự án: .................................................................... 21
1.3.6 Giai đoạn kết thúc dự án: ................................................................................. 30
1.4
Dự án ngầm hóa lưới điện Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 33
1.4.1 Cơ sở pháp lý để thực hiện ngầm hoá:............................................................. 34
1.4.2 Mục tiêu phấn đấu thực hiện ngầm hoá: .......................................................... 35
1.4.3 Phạm vi thực hiện ngầm hố:........................................................................... 36
Cơng ty Điện lực TP.HCM được quyết định hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc
lập tại quyết định số 382-NL/TCCBLĐ ngày 08/7/1995 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ
Công thương). Công ty, trụ sở tại số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, là đơn vị có tư
cách pháp nhân và con dấu của doanh nghiệp Nhà nước riêng biệt, được mở tài khoản
tại ngân hàng, được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao vốn và huy động mọi nguồn vốn
khác bao gồm tài sản của Nhà nước. ............................................................................... 38
Đến hết năm 2007, Công ty Điện lực TP.HCM đã đạt được một số kết quả như sau: .... 38


Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

1


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

Với nhiệm vụ được giao quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh điện năng trên địa
bàn TP.HCM, hệ thống lưới điện của Công ty Điện lực TP.HCM được đánh giá như sau:
......................................................................................................................................... 39
2.1. Hiện trạng nguồn và lưới điện khu vực TP.HCM:.................................................... 39
2.1.1.
Nguồn điện:.................................................................................................. 39
2.1.2.
Hiện trạng lưới điện phân phối trung hạ thế ................................................ 40
2.1.3. Hiện trạng các trạm biến áp phân phối hạ thế: .................................................. 49
2.2. Phân tích khả năng chuyển đổi giải pháp cung cấp điện hiện hữu sang thực hiện
theo hướng ngầm hoá....................................................................................................... 51
2.2.1. Thuận lợi: ........................................................................................................... 51
2.2.2. Khó khăn: .......................................................................................................... 52
2.3. Khối lượng đề xuất và tiến độ thực hiện: ................................................................. 55
Trên cơ sở bám sát Đề án qui hoạch phát triển và cải tạo lưới điện TP.HCM 2002-2010
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 699/QĐ-TTg ngày
23/8/2002, các đề án qui hoạch phát triển Điện lực các Quận, Huyện TP.HCM giai đoạn
đến năm 2010 được Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM phê duyệt, Công ty Điện lực TP.HCM
đề xuất khối lượng vao thời gian triển khai thực hiện cơng tác ngầm hóa như sau: ....... 55
2.3.1.
Giai đoạn 2008-2010: .................................................................................. 56
2.3.2.

Giai đoạn 2010-2020: .................................................................................. 58
(Nguồn: số liệu do Công ty Điện lực TP.HCM cung cấp) .............................................. 60
2.4. Vốn đầu tư và cơ cấu huy động vốn: ................................................................... 62
2.5. Phân tích hiệu quả của cơng tác ngầm hóa: ......................................................... 65
2.5.1.
Phân tích hiệu quả về quản lý kỹ thuật: ....................................................... 65
2.5.2.
Phân tích hiệu quả về kinh tế - tài chính:..................................................... 67
2.5.3. Phân tích hiệu quả về xã hội, mơi trường: ....................................................... 69
2.5.4. Phân tích rủi ro:................................................................................................ 70
3.1. Các tiêu chuẩn thực hiện ngầm hoá: ......................................................................... 75
3.1.1. Tiêu chuẩn xây dựng hệ thống điện ngầm: ........................................................ 75
3.1.2.
Tiêu chuẩn xây dựng hệ thống không chuyên điện (mương cáp):............... 81
3.2. Tiến độ triển khai thực hiện công tác ngầm hóa: ................................................. 84
3.2.1.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: ........................................................................... 84
3.2.2.
Giai đoạn thực hiện đầu tư:.......................................................................... 85
3.2.3.
Giai đoạn hoàn thành, kết thúc dự án: ......................................................... 85
3.3. Một số giải pháp thực hiện cơng tác ngầm hóa: .................................................. 86
3.3.1.
Giải pháp tổ chức thực hiện: ............................................................................ 86
3.3.2.
Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư:........................................................ 89
Chúng ta dễ nhận thấy rằng, khi chuyển đổi từ lưới điện nổi sang hệ thống cáp ngầm theo
hướng hiện đại hố thường địi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn (1 km đường dây cáp ngầm
thường gấp trên 3 lần 1 km đường dây nổi dùng cáp bọc cùng tiết diện). Theo đó, nhu cầu
vốn đầu tư cho cơng tác ngầm hóa của TP.HCM tính trung bình mỗi năm cần huy động

khoảng 800-1.000 tỷ đồng. Trong tình hình hiện nay đây là một áp lực rất lớn đối với
ngành điện. Vì vậy để các dự án hiện thực cần thiết phải có các giải pháp thực hiện. ....... 89
Dự kiến cân đối các nguồn vốn đầu tư cho ngầm hóa lưới điện Thành phố Hồ Chí Minh
hàng năm như sau: ............................................................................................................... 90
3.3.3.
Giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện dự án: ............................................ 91
3.3.4.
Giải pháp triển khai thực hiện: .................................................................... 94
3.3.5.
Một số giải pháp hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước ...................... 104
Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

2


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

3.3.6.
Một số giải pháp của Công ty Điện lực TP.HCM ..................................... 106
3.4. Dự án ngầm hóa thí điểm cho khu vực đường Lý Tự Trọng và xung quanh Ủy
Ban Nhân Dân TP.HCM: ............................................................................................... 107
3.4.1.
Các yếu tố chính của dự án ............................................................................ 108
3.4.2.
Kế hoạch thực hiện ........................................................................................ 109
3.4.3.
Quản trị chuẩn bị đầu tư: các nội dung cần quan tâm như sau: ..................... 109
3.4.4.
Quản trị thực hiện: các nội dung cần quan tâm như sau: ............................... 110
3.4.5.

Kết thúc và đánh giá quá trình thực hiện ....................................................... 110

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

3


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO

: Tổ chức thương mại thế giới;

PVC

: Ống nhựa;

ACV

: Cáp nhôm lõi thép;

XLPE

: Chất cách điện của cáp điện ngầm;


ABC

: Cáp vặn xoắn hạ thế;

kVA

: đơn vị cơng suất;

Recloser

: Thiết bị tự đóng lại;

RMU

: Thiết bị đóng cắt mạch vịng trung thế;

LBS

: Thiết bị đóng cắt có tải trung thế;

DS

: Dao cách ly;

FCO

: Cầu chì trung thế;

LFBCO


: Cầu chì cắt có tải trung thế;

LA

: Chống sét van;

WB

: Ngân hàng Quốc tế;

TP

: Thành phố;

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh;

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Danh mục
Bảng 2.1 – Khối lượng lưới điện phân phối chi tiết cho từng khu vực
43
Bảng 2.2 – Khối lượng ngầm hóa lưới điện trung thế giai đoạn 2008-2010
53

Bảng 2.3 - Khối lượng ngầm hóa lưới điện hạ thế giai đoạn 2008-2010
54
Bảng 2.4 - Khối lượng ngầm hóa lưới điện trung hạ thế khu vực trung tâm
55
Thành phố (Quận 1, 3, 5) giai đoạn 2008-2010
Bảng 2.5- Khối lượng ngầm hóa lưới điện Thành phố giai đoạn 2010-2020
57
Bảng 2.6 – Bảng tiến độ thực hiện đầu tư dự án ngầm hóa
58
Bảng 2.7 – Vốn đầu tư ngầm hóa lưới điện Thành phố giai đoạn 2008-2020
59
Bảng 3.1 – Tiến độ dự kiến thực hiện dự án ngầm hóa
83

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Danh mục
Hình 1.1 – Cấu trúc quy hoạch hệ thống năng lượng
Hình 1.2 – Chu trình thực hiện dự án đầu tư
Hình 2.1 – Sơ đồ hiện trạng lưới điện khu vực Trung tâm TP (Q1,3)
Hình 3.1 – Kết cấu thiết bị đóng cắt – điểm đấu nối ngồi trời
Hình 3.2 – Thiết bị đóng cắt hợp bộ – Tủ RMU
Hình 3.3 – Thiết bị đóng cắt hạ thế – Tủ phân phối
Hình 3.4 – Trạm biến áp ngồi trời
Hình 3.5 – Trạm biến áp trong phịng (Phịng biến điện)
Hình 3.6 – Trạm biến áp đơn thân một cột
a) Loại có nắp chụp
b) Loại khơng
Hình 3.7 – Trạm biến áp hợp bộ
Hình 3.8 – Mặt cắt ngang kỹ thuật mương chơn trực tiếp
Hình 3.9 - Mặt cắt ngang kỹ thuật của các phương án xây dựng hào

(mương) kỹ thuật
Hình 3.10 - Mặt cắt ngang bố trí mương cáp chơn trực tiếp theo địa hình
Hình 3.11- Mặt cắt ngang bố trí hào (mương) kỹ thuật theo địa hình

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

Trang
6
12
42
74
75
75
75
76
76

77
78
79
80
96
99


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hố lưới điện trên địa bàn TP.HCM

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Vào thời điểm những năm đầu cả nước hội nhập WTO, Thành phố
Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những trung tâm phát triển kinh tế

xã hội hàng đầu của Quốc gia theo định hướng kinh doanh dịch vụ, tài chính
có tầm cỡ khu vực và Quốc tế.
Để việc xây dựng một Thành phố vừa văn minh hiện đại, vừa đảm
bảo khả cung ứng điện đạt chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện gia
tăng hàng ngày, luận văn “Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch
ngầm hoá lưới điện phân phối trung hạ thế trên địa bàn TP.HCM” đã thực
hiện đánh giá thực trạng lưới điện TP.HCM, phân tích khả năng chuyển đổi
từ hệ thống điện trên khơng sang ngầm hóa, đề xuất khối lượng, tiến độ thực
hiện, vốn đầu tư và phân tích hiệu quả cơng tác ngầm hóa lưới điện. Từ đó,
đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện cơng tác ngầm hóa lưới điện trên
địa bàn TP.HCM đến năm 2020. Luận văn có bố cục như sau:
Chương 1: “Cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp lý và mục tiêu ngầm hố lưới
điện khu vực TP.HCM” có nội dung trình bày cơ sở lý thuyết qui hoạch, dự
án đầu tư và mục tiêu thực hiện ngầm hóa lưới điện.
Chương 2: “Phân tích thực trạng, đề xuất khối lượng và phân tích
hiệu quả thực hiện cơng tác ngầm hố”, trong đó tập trung vào các nội dung
phân tích thực trạng lưới điện TP.HCM; phân tích khả năng chuyển đổi giải
pháp cung cấp điện hiện hữu sang theo hướng ngầm hoá; đề xuất khối lượng
đầu tư, tiến độ thực hiện, vốn đầu tư và phân tích hiệu quả của cơng tác ngầm
hóa.
Chương 3: “Đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện cơng tác ngầm
hố” trong đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp tổ chức thực hiện,
các giải pháp trong quá trình thực hiện với mục tiêu đảm bảo khả năng thực
hiện cơng tác ngầm hóa lưới điện trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020.
Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

SUMMARY OF DISSERTATION

At the early times join in WTO of our country, Ho Chi Minh City was
rated at top center of national in economic and society development, with
oriented to one of services and finances center in regional and international.
For building city which both modern, civilization and ensuring how to
supply the increasing of power demand, the dissertation "Solutions for
construct the underground cable of distribution power network in Ho Chi
Minh City" had analysed the existing power network, and the ability for
changing overhead network to underground cable; and proposed volume of
construction and investment capital; and analyzed the effeciency of
underground power network. Then, author have proposed solutions to
construct underground power network in Ho Chi Minh City reach to 2020.
The dissertation was arranged as follows:
Chapter 1: "Theory, legality, and the aim of the underground cable
contruction in Ho Chi Minh city", content a theoretical of long planning, and
investment projects, and the aim of the underground construction.
Chapter 2: "Analysis of the exist power network, suggested the volume
of construction and the effeciency of underground power network", in
which focused on the content: analyzing the existing power network; the
ability of changing overhead network to underground cable network;
proposed volume of construction, work schedule, investment capital and the
effeciency of underground power network.
Chapter 3: "Propose the solutions to construct the underground power
network", in which proposed technical solutions, organization solutions, the
construction organization solutions, to ensure the aim of the undergroundcable construction in Ho Chi Minh City reach to 2020.

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn:
Năng lượng điện là một vấn đề thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia
trong mọi thời đại. Hệ thống sản xuất và chuyển tải năng lượng điện ngày
càng phải phát triển để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu xã hội như phát triển
kinh tế, phát triển trình độ khoa học cơng nghệ, mức độ cơng nghiệp hố, mơi
trường sinh thái, và các chế độ dân số và chất lượng cuộc sống…
Từ đó, hệ thống điện ngày càng phức tạp về quy mô, cấu trúc và cả việc
phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng hiện đại ở những Thành phố
Trung ương, những trung tâm kinh tế chính trị xã hội của Quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh ln được đánh giá là trung tâm kinh tế chính
trị xã hội lớn của cả nước. Đặc biệt, trong bối cảnh những năm đầu nước ta
gia nhập WTO, Thành phố Hồ Chí Minh được xem là đầu tàu để thúc đẩy q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Quốc gia. Do đó, bên cạnh việc đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thì việc hiện đại hóa hệ thống điện cũng
phải được quan tâm nhằm nâng cao mỹ quan đơ thị của Thành phố Hồ Chí
Minh với mục tiêu thu hút được sự chú ý của những nhà đầu tư nước ngồi.
Ngồi ra, việc ngầm hóa lưới điện hiện hữu cũng như xây dựng mới hệ
thống điện ngầm theo định hướng hiện đại hóa cũng là nhằm mục tiêu nâng
cao chất lượng điện năng cung cấp, tăng tính ổn định, tin cậy của hệ thống,
cũng như đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng điện,…
Được sự giúp đỡ của Thầy Ngô Trần Ánh, tôi quyết định chọn đề tài:
"Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện phân
phối trung hạ thế trên địa bàn TP.HCM" để làm luận văn tốt nghiệp.

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

4



Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hố lưới điện trên địa bàn TP.HCM

Thơng qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ giúp được bản thân tổng hợp
được những kiến thức đã được học trong những năm qua, tích lũy được kinh
nghiệm thực tế. Và tơi cũng mong rằng đề tài này sẽ đề xuất được một số giải
pháp có giá trị, đóng góp được một phần nào đó trong việc thực hiện quy
hoạch ngầm hóa lưới điện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu:
Vào thời điểm những năm đầu cả nước hội nhập WTO, Thành phố Hồ
Chí Minh được đánh giá là một trong những trung tâm phát triển kinh tế xã
hội hàng đầu của Quốc gia theo định hướng kinh doanh dịch vụ, tài chính có
tầm cỡ khu vực và Quốc tế.
Do đó, việc xây dựng một Thành phố vừa văn minh hiện đại, vừa đảm
bảo khả cung ứng điện đạt chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện gia
tăng hàng ngày là điều hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ này cũng là điều hết
sức phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như: giải pháp kỹ thuật, biện
pháp tổ chức thực hiện, vốn đầu tư, nhân sự, mặt bằng, chính sách của nhà
nước...Vì vậy, mục đích của đề tài này là xuất phát từ việc phân tích hiện
trạng hệ thống điện và tình hình đầu tư, cung cấp điện của Tp. Hồ Chí Minh,
từ đó nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp để thực hiện quy hoạch ngầm hóa
lưới điện trung hạ thế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn này nghiên cứu các giải pháp triển khai thực hiện quy hoạch
ngầm hóa lưới điện phân phối trung hạ thế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Các nội dung nghiên cứu được đúc kết trên cơ sở phân tích thực trạng,
đánh giá các điểm mạnh và các tồn tại xảy ra trong thời gian đã thực hiện

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008


5


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

trước đây, những ưu điểm và nhược điểm của cơng tác ngầm hóa lưới điện…
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng là: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh tổng hợp, phân tích
kinh tế, phân tích rủi ro, tham khảo các tài liệu chuyên ngành, tham khảo ý
kiến các nhà quản lý có kinh nghiệm lâu năm để làm luận văn.
5. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 phần như sau:
Chương I

: Cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp lý và mục tiêu ngầm hoá lưới điện
khu vực TP.HCM

Chương II

: Phân tích thực trạng, đề xuất khối lượng và phân tích hiệu quả
thực hiện cơng tác ngầm hoá.

Chương III : Đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện cơng tác ngầm hố.

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

6



Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ
VÀ MỤC TIÊU NGẦM HOÁ LƯỚI ĐIỆN TP.HCM
1.1 Khái niệm chung về qui hoạch hệ thống
1.1.1

Phương pháp tiếp cận hệ thống
Nguyên lý cơ bản của phương pháp tiếp cận hệ thống dựa trên phép

biện chứng duy vật để nghiên cứu các hệ thống phức tạp. Hệ thống phức tạp
bao gồm nhiều mối quan hệ bên trong và bên ngồi, có phân cấp theo nghĩa
có những hệ thống con và có tính phát triển. Các hệ thống năng lượng thuộc
loại hệ thống lớn theo nghĩa phức tạp.
Trước đây với quan điểm cơ giới, người ta nghiên cứu đối tượng bằng
cách chia cắt, tách rời thành từng bộ phận và tiến hành nghiên cứu trên từng
bộ phận. Từ tính chất từng bộ phận suy ra tính chất hồn hệ thống, quan điểm
cơ giới có nhược điểm là cắt rời các bộ phận một cách thực sự, không nghiên
cứu các mối tương quan chặt chẽ giữa chúng, không xem xét các phân tử
trong mối liên quan chặt chẽ với tổng thể, coi tính chất tổng thể là do tính chất
bộ phận cộng lại.
Quan điểm duy vật biện chứng đã chỉ ra cách tiếp cận hệ thống bằng
phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Phân tích là phương pháp
phân chia hệ thống thành các bộ phận cấu thành đơn giản hơn, nhưng muốn
nhận thức được cấu tạo, tính chất, chức năng và quy luật phát triển thì phương
pháp phân tích phải đi đơi với phương pháp tổng hợp.

Để điều khiển tối ưu một hệ thống lớn cần phải phát từ việc thoả mãn
mục tiêu tối ưu chung và thoả mãn một loại các mục tiêu cục bộ. Theo đó, các
mục tiêu cục bộ phải phù hợp với mục tiêu chung hoặc ít ra là khơng mâu
Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

7


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

thuẫn với mục tiêu chung. Để giải bài toán phức tạp này phải kết hợp các
phương pháp chính quy chặt chẽ với các phương pháp khơng chính quy. Đó
chính là nội dung của việc tổng hợp và phân tích hệ thống, việc tổng hợp và
phân tích hệ thống khơng chỉ để biết được q trình xảy ra trong hệ thống mà
cịn để xác định được chiều hướng phát triển tốt nhất của hệ thống. Nói cách
khác, ta có thể tìm được lời giải cho bài tốn quy hoạch tối ưu.
Phương pháp chính qui là các phương pháp toán học chặt chẽ kết hợp
với máy tính. Nó bao gồm qui hoạch tuyến tính, qui hoạch phi tuyến, qui
hoạch động, qui hoạch thực nghiệm, qui hoạch nguyên hỗn hợp, lý thuyết trò
chơi, lý thuyết nhận dạng,…
Phương pháp khơng chính quy như các thủ tục lơgic, các thủ tục đối
thoại lặp, các phương pháp thực nghiệm… đều dựa trên sự đánh giá xuất phát
từ khả năng sáng tạo, kinh nghiệm và trực giác của người.
1.1.2 Phương pháp phân tích hệ thống:
Về nguyên tắc phương pháp phân tích bao gồm các bước chính sau:
a. Đặt bài tốn: lựa chọn hệ thống nghiên cứu, xác định các giới hạn
của nó, xây dựng mục tiêu cần điều khiển.
b. Xây dựng mơ hình tốn học của hệ thống
c. Dự báo các chiều hướng vận động của hệ thống, xây dựng các
phương án phát triển của hệ thống tuỳ theo các khả năng điều khiển.

e. Chọn phương án phát triển tối ưu theo tiêu chuẩn đã được chấp nhận.
Trong mỗi bước đều có thể sử dụng các phương pháp chính quy và
khơng chính quy. Đối với hệ thống năng lượng, do các thơng số của hệ thống
đều có thể được biết khá rõ nên chủ yếu là sử dụng các phương pháp toán học
chặt chẽ. [1; Tr 44 và 45]

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

8


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

1.1.3 Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng:
1.1.3.1 Mục đích quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng:
Quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng nhằm mục đích đảm bảo một
cách tối ưu nguồn năng lượng hữu ích cung cấp cho nhu cầu của xã hội. Xuất
phát từ định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, các ngành trong
nền kinh tế quốc dân xây dựng quy hoạch phát triển ngành.
1.1.3.2 Cấu trúc phân cấp của việc quy hoạch hệ thống năng lượng:
Việc quy hoạch hệ thống năng lượng có cấu trúc phân cấp được thể
hiện như hình 1-1. Để có thể quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng cần
phải xét đến nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như chính sách năng lượng của nhà
nước, nhu cầu sử dụng năng lượng trong tương lai, khả năng cung cấp thiết bị,
khả năng tài chính của quốc gia hoặc các nhà đầu tư, ảnh hưởng của các cơng
trình năng lượng đến mơi trường…
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ
CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG
QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG
QUY

HOẠCH
THAN

QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐIỆN
DỰ BÁO PHỤ TẢI ĐIỆN
QUY HOẠCH NGUỒN ĐIỆN

QUY
HOẠCH
DẦU
KHÍ

QUY
HOẠCH
NĂNG
LƯỢNG
MỚI

QUY HOẠCH LƯỚI ĐIỆN

CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG

Hình 1-1. Cấu trúc của quy hoạch hệ thống năng lượng

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

9


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM


Nhu cầu sử dụng năng lượng một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm
trong tương lai cũng chính là mục đích cần đáp ứng của việc quy hoạch phát
triển hệ thống năng lượng. [1; Tr 45, 46 và 47]
1.1.4 Nhiệm vụ của quy hoạch và phát triển hệ thống điện:
Quy hoạch phát triển hệ thống điện là một bộ phận quan trọng nhất
trong quy hoạch năng lượng. Nhiệm vụ của quy hoạch phát triển hệ thống
điện là:
- Dự báo nhu cầu điện năng và đồ thị phụ tải của hệ thống cho tương lai
có xét đến định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Xác định khả năng xây dựng và điều kiện đưa vào hoạt động của các
loại dự án điện khác nhau trong hệ thống sao cho đạt được hiệu quả tối ưu.
- Xây dựng những nguyên tắc cơ bản về phát triển hệ thống lưới điện;
vấn đề liên kết hệ thống, cấu trúc tối ưu của lưới điện, vấn đề giảm thiểu ảnh
hưởng xấu của việc phát triển điện năng lên môi trường. [1; Tr 47]
1.1.5 Quy hoạch mạng điện địa phương:
Mạng điện địa phương là mạng điện phân phối cho một địa phương hoặc
một khu vực phụ tải khơng lớn lắm ví dụ như một tỉnh; một Quận, huyện của
Thành phố,… Thông thường để phân phối điện năng trong mạng điện địa
phương người ta hay sử dụng lưới trung, hạ áp tức là lưới điện có cấp điện áp
6; 10; 15; 22; 35kV.
Do mạng điện địa phương là mạng điện trực tiếp phân phối điện năng
cho các phụ tải nên mạng điện cũng không ngừng phát triển theo phụ tải.
Chính vì vậy cơng tác qui hoạch mạng điện địa phương cần phải tiến hành
liên tục. Thông thường người ta tiến hành lập qui hoạch cho thời gian 5-7

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

10



Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hố lưới điện trên địa bàn TP.HCM

năm, có tính đến sự phát triển trong tương lai và có xét đến kế hoạch trước
mắt 2-3 năm.
Sau khi đã có quy hoạch về lưới điện khu vực, người ta mới tiến hành
quy hoạch mạng điện địa phương. Mục đích của quy hoạch mạng điện địa
phương là xác định nhu cầu điện năng của địa phương trong tương lai theo
thời gian dự định làm quy hoạch, dựa trên kết cấu của mạng điện khu vực, các
phụ tải đã dự kiến của địa phương và dựa vào kết cấu có sẵn từ trước để tiến
hành xác định các phương án cung cấp điện và lựa chọn phương án tối ưu.
Sau đó, trên cơ sở của mạng điện đã lựa chọn, tiến hành các bước tính tốn
thiết kế kỹ thuật như lựa chọn cho sơ đồ đấu dây, vạch các tuyến đường xác
định tiết diện dây dẫn, lựa chọn máy biến áp, tính tốn các chỉ tiêu kinh tế –
kỹ thuật của mạng điện vừa thiết kế.
Quy hoạch của mạng điện địa phương có liên quan đến nhiều quy hoạch
khác như quy hoạch dân cư, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển nông thôn
là quy hoạch phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương và đặc
biệt quan trọng là nó có liên quan trực tiếp tới mạng điện đã có sẵn từ trước.
Các số liệu đầu vào của quy hoạch mạng điện địa phương ảnh hưởng rất
nhiều đến độ chính xác của bản quy hoạch nên cần coi trọng là nó có liên
quan trực tiếp tới mạng điện đã có sẵn từ trước.
Các số liệu đầu vào của quy hoạch mạng điện địa phương ảnh hưởng rất
nhiều đến độ chính xác của bản quy hoạch nên cần coi trọng công tác thu thập
và xử lý số liệu. [1; Tr 228]
Sau khi có Quy hoạch phát triển điện lực, việc triển khai thực hiện
quy hoạch trên thực chất là triển khai các dự án đầu tư phát triển lưới
điện, quá trình đầu tư phát triển lưới điện phải đạt những yêu cầu của đặc
điểm đầu tư ngành điện.


Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

11


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

1.2 Tổng quan về đầu tư và quản lý dự án đầu tư
Đầu tư là một hoạt động kinh tế và là một bộ phận trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của ngành điện, cũng như của các doanh nghiệp lớn khác.
Lợi ích do đầu tư mang lại được thể hiện thông qua lợi ích tài chính (biểu
hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế
xã hội). Lợi ích tài chính là quyền lợi của chủ đầu tư, cịn lợi ích kinh tế xã
hội nghĩa là ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng. Do đó, có
thể nói hoạt động đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu kinh tế xã hội
của một khu vực, một Quốc gia nói chung, cũng như tiềm lực sản xuất kinh
doanh của các đơn vị nói riêng.
Mỗi hoạt động đầu tư được tiến hành với rất nhiều cơng việc có những
đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đa dạng. Nguồn lực cần huy động cho hoạt động
đầu tư thường rất lớn, đơn cử như nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất,
nguồn lực lao động và trí tuệ,… và thời gian thực hiện và kết thúc đầu tư,
nhất là việc thu hồi đầu tư vốn đã bỏ ra, hoặc đem lại những lợi ích cho xã
hội, là một q trình có thời gian tương đối dài.
Do đó, để các nguồn lực đã sử dụng cho hoạt động đầu tư đem lại hiệu
quả hoạt động của ngành, lợi ích tốt nhất cho kinh tế xã hội của đất nước,
một trong những vấn đề quan trọng có tính chất quyết định là phải trang bị
đầy đủ các kiến thức về hoạt động đầu tư và dự án đầu tư trong quá trình trực
tiếp quản lý điều hành quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư.
1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư:
Dự án là một chuỗi các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau được sắp xếp cụ

thể theo một logic về thời gian, nhằm đạt được kết quả cụ thể trong phạm vi
ngân sách và khoản thời gian xác định [5; Tr 6]. Các hoạt động của dự án diễn

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

12


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hố lưới điện trên địa bàn TP.HCM

ra trong mơi trường khơng chắc chắn vì mơi trường của dự án không phải là
môi trường hiện tại mà là môi trường tương lai.
Dự án sinh ra nhằm giải quyết những “vấn đề” trên con đường phát
triển của một doanh nghiệp, một quốc gia, một khu vực thậm chí trên phạm vi
tồn cầu. Để đảm bảo sự thành công của dự án thì những hoạt động phải được
lên kế hoạch và tính toán chi tiết các nguồn lực nhằm hướng các chuỗi hoạt
động của với sự nỗ lực tối đa của con người trong một giới hạn thời gian đạt
được kết quả là tạo ra sản phẩm dịch vụ mong muốn.
Theo đó, Dự án là một phương thức hoạt động có hiệu quả vì đó là một
hoạt động có kế hoạch, được kiểm tra để đảm bảo cho một tiến trình chung
với các nguồn lực và mơi trường đã được tính tốn nhằm thực hiện những
mục tiêu nhất định.
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. (Theo
Luật đầu tư). Dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:
- Về mặt hình thức: là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Trên góc độ quản lý: là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao
động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.

- Trên góc độ kế hoạch: là một cơng cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của
một quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền
đề cho cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
- Về mặt nội dung: là một chuỗi các hoạt động có liên quan với nhau
được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

13


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực
xác định.
1.2.2 Các đặc điểm của dự án đầu tư:
Một dự án đầu tư thường có những đặc điểm chính như sau:
1/. Có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Cần lưu ý một vài dự án được
tái lập thường xun nhưng đó khơng phải là cơng việc bởi vì chúng có điểm
khởi đầu và kết thúc rõ ràng.
2/. Mục tiêu phải được thiết lập rõ ràng. Cần lưu ý một dự án thường
mang lại cách làm việc mới hoặc tạo ra một điều gì đó mà trước đây chưa có.
3/. Có kế hoạch cụ thể, phân bổ thời gian, nhân lực và tài chính theo mục
đích của từng dự án nhằm đưa dự án hoàn thành đúng tiến độ, trong giới hạn
ngân sách.
4/. Nguồn lực tách biệt và hoạt động trong phạm vi đã thống nhất.
5/. Nhân sự phải có tinh thần đồng đội và hết mình vì mục tiêu chung
6/. Mỗi dự án đều có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với môi trường. Như
vậy dự án không chỉ là một hệ thống kỹ thuật, mà nó là một hệ thống xã hội.
Một hệ thống được đặc trưng bởi các hoạt động của con người. [5; Tr 7]

Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản sau:
- Tính khoa học: do phải có một q trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng,
tính tốn thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án đặc biệt là nội
dung về tài chính và cơng nghệ kỹ thuật.
- Tính thực tiễn: các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu,
xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

14


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hố lưới điện trên địa bàn TP.HCM

hồn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là
phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước. Muốn vậy phải nghiên
cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên
quan đến hoạt động đầu tư.
- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung
về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Với các dự án
đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế.
1.2.3 Chu trình dự án:
Có rất nhiều hình thức và qui mô dự án khác nhau, tuy nhiên mọi dự án
đều có 4 giai đoạn được thể hiện dưới hình sau:
Điều chỉnh
Xác định
và tổ chức


Quản lý
thực hiện

Lập Kế hoạch

Điều chỉnh cho
dự án hiện tại

Kết thúc

Điều chỉnh cho
dự án tương lai

Hình 1-2. Chu trình thực hiện dự án đầu tư
Bốn giai đoạn (hình 1-2) như một mơ hình hợp nhất tuyến tính. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, khi triển khai một dự án không phải lúc nào cũng gọn
gàng và đơn giản như vậy vì có nhiều khía cạnh trong dự án khơng thể dự
đốn được. Vì thế, mơ hình này cũng khơng hồn tồn tuyến tính, và phải có
sự phản hồi cùng với khả năng điều chỉnh ở cả 4 giai đoạn này. Ngay đến giai
đoạn cuối của mơ hình là kết thúc dự án cũng có sự phản hồi thơng báo cho
dự khởi đầu của dự án kế tiếp vì sự phản hồi có thể giúp rút kinh nghiệm và
cải thiện hiệu suất hoạt động của dự án tương lai. [5; Tr 14 và 15]

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

15


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM


1.3 Quản trị dự án đầu tư
Qui trình quản lý dự án

1.3.1

Việc quản lý dự án đầu tư cần quan tâm giải quyết những công việc cơ
bản trong bốn giai đoạn nêu trên, cụ thể như sau:
a/. Giai đoạn 1: Xác định và tổ chức dự án
Giai đoạn này cần xác định mục tiêu dự án rõ ràng và kỹ lưỡng nhằm
đảm bảo dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đạt hiệu quả. Sau khi đã hài lòng
với mục tiêu của dự án, cần phải xác định được hướng tổ chức công việc của
dự án.
b/. Giai đoạn 2: Lập kế hoạch dự án
Lập kế hoạch là giai đoạn thứ hai của qui trình quản lý dự án đầu tư và là
sự khởi động cần thiết để hành động để thực thi dự án. Khi lập kế hoạch phải
xác định những nhiệm vụ thực hiện, trình tự và thời gian phải hồn tất các
nhiệm vụ.
c/. Giai đoạn 3: Quản lý việc thực hiện dự án
Khi dự án đi vào hoạt động, cần phải quản lý dự án sao cho hiệu quả
nhất vì khả năng thất bại của dự án sẽ rất cao nếu công tác quản lý kém. Việc
điều hành không hợp lý sẽ gây lãng phí thời gian, tiền bạc, nhân lực,… và
thậm chí có thể kéo dự án phát triển chệch hướng, không đem lại như kết quả
mong đợi.
d/. Giai đoạn 2: Kết thúc dự án
Đây là giai đoạn cuối cùng của công việc quản lý dự án. Bất cứ dự án
nào cũng đều có điểm kết thúc – đây là thời điểm các mục tiêu đã thực hiện
được và chuyển giao kết quả cho các thành phần liên quan. Việc tổng kết rút
kinh nghiệm là khâu quan trọng nhất trong giai đoạn này.

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008


16


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

Bốn giai đoạn vừa mô tả trên đây đã được thử nghiệm qua thời gian và
phù hợp với hầu hết các dự án.
1.3.2 Những yếu tố chính của dự án:
Các yếu tố chính của dự án là định hướng các mục tiêu, các công việc
cần phải giải quyết để đạt được nhu cầu mong muốn.
1. Mục tiêu dự án phải rõ ràng, nhất quán: Để đạt được những kết quả
mong muốn, dự án phải có một mục tiêu xác định được chấp thuận. Phạm vi
thực hiện của dự án phải luôn được duy trì nhất quán nhằm đạt được những gì
đã đề ra. [5; Tr 10]
2. Các giai đoạn thực hiện dự án: cơ bản phải xác định những mốc tiến
độ thực hiện của dự án để tổ chức nhân sự phù hợp, sắp xếp các nguồn lực cần
thiết để hoàn thành các mục tiêu dự án. [5; Tr 12]
3. Tính khả thi: để dự án có đảm bảo đạt các yêu cầu về tính pháp lý,
khoa học, thực tiễn,… Đánh giá thời điểm khởi đầu dự án có phù hợp; xác
định các “lực đẩy” làm tăng khả năng thành công, “lực chống” làm trì hỗn,
gây trở ngại cho dự án để dự đốn khả năng thành cơng của dự án. [5; Tr 12]
4. Mức ưu tiên của dự án: đánh giá giá trị của dự án để sắp xếp trình tự
ưu tiên thực hiện dự án, qua đó cân đối các nguồn lực và định hướng thời
điểm bắt đầu thực hiện hợp lý. [5; Tr 16]
5. Yếu tố tác động môi trường, xã hội: trong quá trình triển khai dự án,
cũng như sau khi đưa vào khai thác, dự án có ảnh hưởng tác động tốt hay xấu
đến môi trường, xã hội,…
6. Các nguồn lực phục vụ thực hiện dự án: các nguồn lực được xem là
yếu tố quan trọng của dự án là:

- Nguồn lực tài chính: khả năng vốn để thực hiện hoàn tất dự án.

Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

17


Một số giải pháp triển khai thực hiện qui hoạch ngầm hoá lưới điện trên địa bàn TP.HCM

- Nguồn nhân lực: năng lực quản lý, cũng như thực hiện dự án
- Nguồn khoa học kỹ thuật: khả năng hoàn thành dự án với chất lượng
tốt nhất nhằm đảm bảo khai thác sử dụng hiệu quả nhất
1.3.3 Xây dựng kế hoạch sơ khởi cho dự án:
Việc lập kế hoạch sơ khởi cho dự án luôn được bắt đầu bằng mục tiêu
đã được xác định sau cùng. Cụ thể hơn, việc lập kế hoạch phải cơ bản xác
định được trình tự và thời hạn phải hoàn tất những nhiệm vụ đã đề ra. Trong
thời điểm này, việc lập kế hoạch là phải đảm bảo tách mục tiêu đã xác định
thành những nhiệm vụ chính. Điều khơng kém phần quan trọng nữa là cần
phân biệt khung thời gian của dự án với thời hạn qui định mà mỗi nhiệm vụ
phải hoàn tất, sao cho mục tiêu tổng thể của dự án được thực hiện theo đúng
lịch trình.
Trong giai đoạn lập kế hoạch dự án, mỗi nhiệm vụ chính và phụ phải
được dự tính và sắp xếp một khoảng thời gian hợp lý để triển khai thực hiện.
Khi tất cả mọi nhiệm vụ đã đưa vào một lịch trình tổng thể (với một số việc
tiến hành theo thứ tự kế tiếp nhau hoặc một số có thể thực hiện song song),
nhà quản lý dự án có thể xác định:
(1) Việc phân bổ nguồn lực có phù hợp khơng? Có xảy ra trường hợp
q thừa hoặc quá thiếu cho một nhiệm vụ nào không?
(2) Khoản thời gian chung cần thiết cho dự án. Nếu kết quả là quãng
thời gian đó nhiều hơn lượng thời gian đã định trong mục tiêu ban

đầu thì cần thiết phải điều chỉnh lại lịch trình hoặc các nguồn lực
cho phù hợp với yêu cầu thực tế của dự án
Sau đó, việc phân tích và đánh giá các nhiệm vụ để xác định có phải tất
cả những nhiệm vụ đã hoạch định là cần thiết, có thể sắp xếp các nhiệm vụ để
đẩy nhanh tiến độ và giảm chi phí hay không. [4; Tr 22 và 23]
Thực hiện: Bùi Trương Minh Lộc - Cao học QTKD 2006-2008

18


×