Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu một số thuật toán thám mã sử dụng công nghệ tính toán song song trên các bộ xử lý đồ họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 111 trang )

.....

TRẦN HOÀI NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRẦN HOÀI NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HỒN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM MÁY BIẾN ÁP TẠI
CÔNG TY TNHH ABB VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ: 2009 - 2011

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRẦN HỒI NAM


PHÂN TÍCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HỒN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM MÁY BIẾN ÁP TẠI
CÔNG TY TNHH ABB VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
23.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:

TS. VŨ ĐĂNG MINH

HÀ NỘI - 2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ

CHẤT

LƯỢNG SẢN PHẨM .................................................................................................... 3
1.1 Những vấn đề chung về sản phẩm ......................................................................... 3

1.1.1 Khái niệm sản phẩm ..................................................................................... 3
1.1.2 Phân loại sản phẩm ....................................................................................... 3
1.1.3 Các thuộc tính của sản phẩm ........................................................................ 3
1.2 Chất lượng và đặc điểm chất lượng của sản phẩm ................................................ 4
1.2.1 Khái niệm chung về chất lượng .................................................................... 4
1.2.2 Sự hình thành chất lượng sản phẩm ............................................................. 5
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm .......................................... 6
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm .................................................. 8
1.3 Quản lý chất lượng sản phẩm .............................................................................. 11
1.3.1 Khái niệm về quản lý chất lượng ................................................................ 11
1.3.2 Các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm ......................................... 12
1.4 Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng ..................................................... 15
1.4.1 Phiếu kiểm tra chất lượng. .......................................................................... 15
1.4.2 Biểu đồ Pareto ............................................................................................. 16
1.4.3 Biểu đồ nhân quả ........................................................................................ 17
1.4.4 Biểu đồ kiểm soát ...................................................................................... 17
1.4.5 Sơ đồ lưu hình ............................................................................................ 19
1.5 Sự cần thiết của một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp ............. 20
Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT MÁY BIẾN ÁP ABB VIỆT NAM ............... 22
2.1 Giới thiệu về nhà máy sản xuất máy biến áp ABB Việt Nam. ............................ 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp ................................ 22
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty............................................................... 23
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ABB: .................................... 24
Trần Hồi Nam

Khóa 2009-2011



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

2.1.4 Đặc điểm công nghệ ................................................................................... 27
2.1.5 Cơ cấu lao động .......................................................................................... 30
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty................................................. 31
2.2 Thực trạng chất lượng ở công ty ABB Việt Nam ................................................ 35
2.2.1 Chất lượng sản phẩm máy biến áp hoàn chỉnh ........................................... 36
2.2.2 So sánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại ABB Việt Nam với các công
ty khác .................................................................................................................. 40
2.3 Thực trạng quản lý chất lượng trong các bộ phận ............................................... 41
2.3.1 Bộ phận bán hàng........................................................................................ 41
2.3.2 Bộ phận thiết kế và phát triển ..................................................................... 44
2.3.3 Bộ phận mua hàng ...................................................................................... 50
2.3.4 Bộ phận sản xuất ......................................................................................... 56
2.3.5 Bộ phận quản lý chất lượng ........................................................................ 68
Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
MBA TẠI ABB VIỆT NAM ........................................................................................ 77
3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ năm 2011 ......................................................................... 77
3.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng máy biến áp ................ 77
3.2.1 Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý chất lượng........................................... 77
3.2.2 Nhóm giải pháp đổi mới cơng nghệ ............................................................ 80
3.2.3 Nhóm giải pháp nhân sự ............................................................................. 82
3.2.4 Nhóm giải pháp quản lý nguyên vật liệu .................................................... 86
3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ............................................ 90
3.2.6 Nâng cao chất lượng FAT ........................................................................... 92
Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 95
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 97
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... 98
THESIS SUMMARY ................................................................................................. 100
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 102

Trần Hồi Nam

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Giải nghĩa

Nội dung

NCR

Non-Conformance Report

Báo cáo điểm không phù hợp

NCRR


Non-Conformance Rejection Report

Báo cáo không chấp nhận
điểm không phù hợp

CCRP

Customer Complaint Resolution
Process

Quá trình giải quyết những
phàn nàn của khách hàng

COPQ

Cost Of Poor Quality

Thiệt hại do sản phẩm kém
chất lượng

SAP

Systems Applications and Products in Phần mềm quản lý doanh
data Processing
nghiệp

SPC

Statistics Process Control


Giám sát thơng số q trình

BOM

Bill Of Material

Danh sách vật tư

FAT

Factory Acceptance Test

Khách hàng kiểm tra tại nhà
máy

Trần Hồi Nam

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Chu trình hình thành chất lượng sản phẩm. .................................................... 5
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức ..................................................................................................24
Hình 2.2: Sơ đồ chế tạo máy biến thế phân phối ở trung tâm PTDT ............................28
Hình 2.3. Sơ đồ chế tạo máy biến thế truyền tải ở trung tâm PTPT .............................30
Hình 2.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu & giá trị đơn hàng qua các năm .....................32

Hình 2.5 Sơ đồ khối quy trình của ABB Việt Nam.......................................................36
Hình 2.6 Biểu đồ thống kê kết quả test lỗi năm 2011 ...................................................39
Hình 2.7 Lưu đồ quá trình bán hàng..............................................................................42
Hình 2.8 Lưu đồ quy trình thiết kế ................................................................................46
Hình 2.9 Lưu đồ quy trình mua hàng ............................................................................51
Hình 2.10 Lưu đồ quy trình kiểm sốt chất lượng ........................................................60
Hình 2.11 Quy trình CCRP ...........................................................................................69
Hình 2.12 Thực hiện giải quyết phàn nàn của khách hàng từ 2007 – 2010 ..................70
Hình 2.13 Chu trình hướng các yếu tố COPQ:..............................................................71
Hình2.14 Thống kê NCR năm 2009 ..............................................................................72
Hình 2.15 Thơng kê só NCR trong năm 2010 ...............................................................73
Hình 2.16 Thơng kê số NCRR trong năm 2010 ............................................................73
Hình 2.17 Thông kê COPQ năm 2010 ..........................................................................74
Hinh 3.1 Dữ liệu tồn kho năm 2008-2010 .....................................................................86
Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ phân loại sai hỏng .....................................................................90
Hình 3.3 Biểu đồ Pareto nguyên nhân sai hỏng ............................................................93
Hình 3.4 Sơ đồ xương cá nguyên nhân gây thay đổi FAT ............................................93

Trần Hồi Nam

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại lao động theo trình độ học vấn .......................................................30
Bảng 2.2 Doanh thu và giá trị đơn hàng từ năm 2005-2010 .........................................32

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ABB Việt Nam .....................................33
Bảng 2.4 Kết quả và tỷ lệ sai hỏng năm 2008. ..............................................................37
Bảng 2.5 Bảng so sánh năng lực cạnh tranh của ABB Việt Nam với các công ty khác....... 40
Bảng 2.6 Thống kê lỗi trong thiết kế năm 2010 ...........................................................49
Bảng 2.7 Các dung sai kĩ thuật ......................................................................................60
Bảng 3.1 Định mức giờ thiết kế ....................................................................................88
Bảng 3.2 Các vấn đề nảy sinh trong FAT năm 2010 ....................................................92
Bảng 3.3 Tỉ trọng các nguyên nhân trong FAT năm 2010 ............................................93

Trần Hồi Nam

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

MỞ ĐẦU
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới tạo nên thách thức, sức ép lớn đối
với các doanh nghiệp, các quốc gia trong kinh doanh và xây dựng các chương
trình kinh tế.
Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng đã trở thành một nhân tố chủ yếu
trong chính sách của nhiều quốc gia, bởi lẽ để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh
tranh yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải có được những sản phẩm không chỉ hợp về mẫu
mã, đủ về số lượng đặc biệt là chất lượng phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao
của khách hàng. Chất lượng đã trở thành yếu tố chính, yếu tố quyết định trong chiến
lược kinh doanh trong bất kĩ môi trường kinh doanh nào.
ABB Việt Nam là một trong những nhà sản xuất máy biến áp nằm trong tập

đoàn ABB toàn cầu, cung cấp sản phẩm máy biến áp không chỉ trong thị trường Việt
Nam mà còn cho các thị trường lớn khác như: Úc, Nhật Bản, Trung Đông…
Những phản hồi từ các khách hàng khắp nơi trên thế giới về chất lượng sản
phẩm giúp ABB Việt Nam nhìn nhận rõ hơn vấn đề cịn tồn tại.
Là một thành viên đang cơng tác tại công ty TNHH ABB Việt Nam, tôi ý thức
được rằng chất lượng sản phẩm máy biến áp là một yếu tố quyết định sự sống còn đối
với doanh nghiệp của mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Việc hồn
thiện hệ thống quản lý chất lượng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như
uy tín của cơng ty trên tồn thế giới là cần thiết. Vì vậy tơi chọn đề tài: “Phân tích &
một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất sản phẩm máy biến áp tại công ty TNHH
ABB Việt Nam”.
B. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng,
trên cơ sở đó phân tích thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm tại công
ty ABB Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện chất lượng hệ thống
quản lý chất lượng máy biến áp tại công ty ABB Việt Nam.
C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng máy biến áp và chất lượng hệ thống quản lý
chất lượng của công ty ABB Việt Nam.
Trần Hồi Nam

1

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh


Phạm vi nghiên cứu là thực trạng chất lượng và công tác quản lý chất lượng
máy biến áp của công ty ABB Việt Nam từ năm 2007 đến tháng 12 năm 2010.
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài : Phân tích chất lượng dựa trên cơ
sở những lý thuyết về quản trị chất lượng, phân tích trên các số liệu thống kê, so sánh
với các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành chế tạo máy biến thế, phân tích hệ thống để tìm
ngun nhân khách quan, chủ quan của các vấn đề về chất lượng…
E. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng.
Trình bày thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng của công ty ABB Việt
Nam. Phân tích thực trạng chất lượng, quản lý chất lượng từng khâu trong chu trình
sản xuất tìm ra những tồn tại cần khắc phục để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo
nguồn nhân lực, giảm tồn kho và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.
F. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Phân tích & một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng
sản phẩm máy biến áp tại công ty TNHH ABB Việt Nam”.
Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm.
Chương II: Thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm của nhà
máy sản xuất máy biến áp ABB Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng MBA tại ABB
Việt Nam.
Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Tiến sỹ Vũ Đăng Minh, và các thầy
cô trong khoa kinh tế và quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trực tiếp hướng
dẫn, cùng bàn bạc, thảo luận và tháo gỡ những khó khăn cũng như đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2011

Học viên

Trần Hồi Nam

2

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.1 Những vấn đề chung về sản phẩm
1.1.1 Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm được định nghĩa là “kết quả của các hoạt động hay các quá trình”.
Như vậy sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động
sản xuất ra vật chất cụ thể và các dịch vụ.
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính hữu hình và vơ hình:
Hữu hình nói lên cơng dụng đích thực của sản phẩm;
Vơ hình xuất hiện khi có tiêu thụ mang thuộc tính thụ cảm.
Cả hai thuộc tính trên tạo cho sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
1.1.2 Phân loại sản phẩm

Sản phẩm nói chung được chia thành hai nhóm:
Nhóm sản phẩm thuần vật chất: Là những sản phẩm mang tính cơ lý hóa nhất
định.
Nhóm sản phẩm phi vật chất: Là các dịch vụ (dịch vụ là kết quả tạo ra do
hoạt động giữa người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khác hàng).
Một sản phẩm có chất lượng có nghĩa là nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
những điều kiện xác định với những chi phí xã hội và ảnh hưởng đến mơi trường thấp
nhất, có thể kiểm sốt được.
1.1.3 Các thuộc tính của sản phẩm
Thuộc tính của sản phẩm có thể chia thành các nhóm:
Nhóm thuộc tính mục đích: Các thuộc tính này quyết định cơng dụng của sản
phẩm, để thỏa mãn nhu cầu nào đó trong điều kiện xác định. Đây là phần cốt lõi của mỗi
sản phẩm làm cho sản phẩm có cơng dụng phù hợp với tên gọi của nó. Những thuộc tính
này phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm, các yếu tố tự nhiên, kĩ thuật, cơng nghệ.
Nhóm các thuộc tính hạn chế: Nhóm các thuộc tính này quy định những điều
kiện khai thác và sử dụng để có thể đảm bảo khả năng làm việc, khả năng thỏa mãn
nhu cầu, độ an toàn của sản phẩm khi sử dụng.
Trần Hồi Nam

3

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

Nhóm thuộc tính kinh tế kĩ thuật: Nhóm thuộc tính này đa dạng và phong phú.
Các thuộc tính về kĩ thuật có quan hệ hữu cơ với các đặc tính về cơng nghệ của sản

phẩm. Đây là nhóm thuộc tính quan trọng nhất trong việc thẩm định, lựa chọn, nghiên
cứu cải tiến, thiết kế sản phẩm mới. Nó quyết định trình độ, chi phí cần thiết để chế
tạo, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ một sản phẩm.
Nhóm thuộc tính thụ cảm: Đó là những thuộc tính mà thơng qua việc sử dụng
và tiếp xúc với sản phẩm người ta mới nhận biết được chúng như tính thẩm mỹ (kiểu
cách, kết cấu, hình thức, trang trí...), tính kinh tế- xã hội (sự phù hợp với quy định
pháp luật, phù hợp với tính nhân văn...) của đối tượng sử dụng.
1.2 Chất lượng và đặc điểm chất lượng của sản phẩm
1.2.1 Khái niệm chung về chất lượng
Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra định nghĩa chất lượng: ”Chất lượng
là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”.
Yêu cầu: có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn.
Theo từ điển tiếng việt phổ thơng: Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc
tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự
việc) khác.
Theo chuyên gia K Ishikawa: Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu
thị trường với chi phí thấp nhất.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ phải thể hiện được các khía cạnh sau:
Thể hiện tính năng kĩ thuật hay tính hữu dụng của nó;
Thể hiện cùng với chi phí;
Gắn liền với tiêu dùng cụ thể.
Tóm lại: Trong quản lý chất lượng hiện đại việc tiến hành định nghĩa chất
lượng tất yếu phải xuất phát từ góc độ người tiêu dùng. Nhà quản lý chất lượng nổi
tiếng D.Gravin đã định nghĩa chất lượng: ”Chất lượng là tính thích hợp sử dụng”. Ơng
đã cụ thể hóa khái niệm thích hợp sử dụng thành 8 yếu tố sau:
Tính năng: Chức năng chủ yếu của sản phẩm đạt được mức độ và đẳng cấp
kỹ thuật.
Tính năng kèm theo: Để khách hàng thấy thuận tiện và thoải mái với chức năng
sản phẩm được tăng cường.
Trần Hồi Nam


4

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

Sự đáng tin cậy: Tính chuẩn xác và xác suất của chức năng quy định hồn
thành sản phẩm.
Tính thống nhất: Mức độ sản phẩm phù hợp với cuốn sách hướng dẫn sử dụng
của sản phẩm.
Độ bền: Sản phẩm có đạt được xác suất về độ bền sử dụng quy định hay khơng.
Tính bảo vệ: Sản phẩm có dễ sửa chữa và bảo vệ hay khơng.
Tính mỹ thuật: Hình dáng bên ngồi của sản phẩm có sức hấp dẫn và tính nghệ
thuật hay khơng.
Tính cảm giác: Sản phẩm có mang lại cho người sử dụng mối liên tưởng tốt đẹp
thậm chí là tuyệt vời hay khơng.
Từ 8 phương tiện trên có thể xác định rõ yêu cầu đối với sản phẩm của khác
hàng đồng thời chuyển hóa yêu cầu này thành các tiêu chuẩn của sản phẩm.
1.2.2 Sự hình thành chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm của bất kì một sản phẩm nào cũng được hình thành qua
nhiều quá trình và theo một trật tự nhất định. Rất nhiều chu trình hình thành nên chất
lượng sản phẩm được nêu ra song đều thống nhất là quá trình hình thành chất lượng
sản phẩm xuất phát từ thị trường trở về với thị trường trong một chu trình khép kín.

1
2


12

Trước sản
11

3

xuất
4

10

Tiêu
dùng

Sản
xuất
5

9

6

8
7

Hình 1.1: Chu trình hình thành chất lượng sản phẩm.

Trần Hồi Nam


5

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

Trong đó:
(1). Nghiên cứu thị trường: Nhu cầu số lượng, yêu cầu về chất lượng.
(2). Thiết kế sản phẩm: Khi xác định được nhu cầu sẽ tiến hành xây dựng các quy
định, quy trình kỹ thuật.
(3). Triển khai: Dây truyền công nghệ, đầu tư, sản xuất thử, dự đốn chi phí.
(4). Sản xuất: Chế tạo sản phẩm.
(5) (6) (7). Kiểm tra: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm biện pháp đảm bảo chất lượng
quy định, quy trình kỹ thuật.
(8). Tổ chức: Dự trữ, bảo quản, vận chuyển.
(9) (10). Bán hàng, hướng dẫn sử dụng, bảo hành.
(11) (12). Theo dõi, lấy ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm và lặp lại.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
1.2.3.1. Nhóm yếu tố bên ngồi (vĩ mơ)
Tình hình phát triển của kinh tế thế giới:
Trong xu thế tồn cầu, các cơng ty thuộc mọi quốc gia trên toàn thế giới, muốn
tồn tại và phát triển và thu hút khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và
đảm bảo chất lượng, các daonh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh lẫn nhau và đưa chất
lượng vào nội dung quản lý. Các nguồn lực tự nhiên khơng cịn là chìa khóa đem lại
phồn vinh. Thông tin, kiến thức, khối lượng đông đảo nhân viên có kỹ năng, nền văn
hóa cơng nghiệp mới là nguồn lực thực sự đem lại sức cạnh tranh.

Tình hình thị trường:
Đây là nhân tố quan trọng, là xuất phát điểm, tạo định hướng cho sự phát triển
chất lượng sản phẩm. Nhu cầu thị trường càng phong phú, đa dạng và thay đổi nhanh
càng cần hồn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời địi hỏi ngày càng cao của
khách hàng.
Trình độ tiến bộ khoa học – công nghệ:
Tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm,
tạo ra phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác, xác định đúng đắn nhu cầu
và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm sản phẩm. Tiến bộ khoa học – công nghệ cũng làm
xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn.
Trần Hoài Nam

6

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

Khoa học quản lý phát triển hình thành những phương pháp quản lý tiên tiến
hiện đại góp phần nắm bắt nhanh và chính xác hơn nhu cầu của khách hàng, giảm chi
phí sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng mức thỏa mãn khách hàng.
Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia:
Mơi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác động
trực tiếp đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Cơ chế
phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, cải tiến, nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ.
Các yêu cầu về văn hóa, xã hội:

Những yêu cầu về văn hóa, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói
quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng sản phẩm,
đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi sản phẩm
phải thỏa mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hóa, đạo đức, xã hội
của các cộng đồng.
1.2.3.2. Nhóm yếu tố bên trong (vi mơ)
Bốn yếu tố trong tổ chức được biểu thị bằng quy tắc 4M:
Yếu tố nguyên vật liệu (material):
Đây là yếu tố cơ bản đầu vào, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản
phẩm. Muốn có sản phẩm có chất lượng thì ngun liệu đầu vào phải đảm bảo chất
lượng. Các nguyên liệu đầu vào bao gồm đúng chủng loại, số lượng, chất lượng và
giao hàng đúng kỳ hạn.
Yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị (machine):
Yếu tố kỹ thuật - cơng nghệ - thiết bị có một tầm quan trọng đặc biệt có tác
dụng quyết định đến sự hình thành chất lượng sản phẩm.
Q trình cơng nghệ là một q trình phức tạp làm thay đổi, cải thiện tính chất
ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng phù hợp với các u cầu chất lượng. Q trình
cơng nghệ được thực hiện thơng qua hệ thống máy móc thiết bị. Nếu như công nghệ
hiện đại, nhưng thiết bị không đảm bảo thì khơng thể nào nâng cao chất lượng sản
phẩm được.
Nhóm yếu tố kỹ thuật – công nghệ – thiết bị có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với
nhau. Để có được chất lượng ta phải đảm bảo sự đồng bộ của nhóm yếu tố này.
Trần Hồi Nam

7

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

Yếu tố về quản lý (method):
Có nguyên vật liệu tốt, máy móc, trang bị hiện đại song nếu khơng có một
phương pháp tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh thì khơng thể nào bảo đảm và nâng
cao chất lượng. Vấn đề quản lý chất lượng đã và đang được các nhà khoa học, các nhà
quản lý rất quan tâm. Vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Yếu tố con người (man):
Con người là một nguồn lực, yếu tố con người ở đây phải hiểu là tất cả mọi
người trong doanh nghiệp từ lãnh đạo cao nhất đến nhân viên đều tham gia vào q
trình chất lượng.
Các yếu tố khác.
Ngồi bốn yếu tố trên (4M) tác động trực tiếp và quá trình hình thành chất
lượng thì cịn có các yếu tố khác tác động như:
+ Nhu cầu của nền kinh tế;
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ;
+ Hiệu lực của cơ chế quản lý;
+ Các yếu tố về văn hoá.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
1.2.4.1. Mức từng chỉ tiêu chất lượng riêng lẻ
Là tỷ lệ so sánh giữa mức chất lượng thực tế (pitt) với mức quy định (tiêu
chuẩn) của sản phẩm (pitc):

Qr =

P itt
P itc

Dạng biểu thị này có ưu điểm thể hiện trực tiếp mức chất lượng về đặc tính kỹ

thuật hay giá trị sử dụng từng mặt riêng lẻ của sản phẩm. Mức chỉ tiêu riêng lẻ chỉ
thích ứng với một số sản phẩm đơn giản.
1.2.4.2. Mức chỉ tiêu chất lượng toàn phần
Mức chỉ tiêu chất lượng toàn phần (QT): Là tỉ số giữa hiệu ích khi sử dụng sản
phẩm và chi phí để sử dụng sản phẩm đó.
+ Phần có tính năng kỹ thuật hồn tồn được biểu thị theo cơng thức:
QT =

Trần Hồi Nam

H s
G nc

8

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

Trong đó:
QT - Mức chỉ tiêu chất lượng tồn phần;
Hs - Hiệu ích khi sử dụng sản phẩm;
Gnc - Chi phí để sử dụng sản phẩm đó.
Muốn nghiên cứu, quy định chỉ tiêu chất lượng hợp lý cho sản phẩm phải luôn
chú ý khảo sát 3 yếu tố: yêu cầu của thị trường, khả năng sản xuất và điều kiện kinh tế
- xã hội cụ thể. Chọn phương án tối ưu là dung hoà mâu thuẫn giữa yêu cầu thường
xuyên của người tiêu dùng và khả năng có hạn của phía sản xuất.

1.2.4.3. Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng
Số sản phẩm đạt chất lượng

Tỉ lệ sản phẩm đạt chất lượng =

Tổng số sản phẩm được kiểm tra

Chỉ tiêu này có ưu điểm là doanh nghiệp xác định được mức chất lượng đồng
đều qua các thời kỳ (chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra).
1.2.4.4. Các chỉ tiêu sản phẩm sai hỏng
* Tỉ lệ sai hỏng tính theo hiện vật:
Số sản phẩm hỏng
H1 =

Tổng số lượng sản phẩm

x 100%

* Tỉ lệ sai hỏng tính theo thước đo giá trị:
Chi phí sản xuất cho sản phẩm hỏng
H2 =

Tổng chi phí tồn bộ sản phẩm hàng hóa

x 100%

1.2.4.5. Một số chỉ tiêu chất lượng đặc trưng
* Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát
triển kinh tế
Trong chiến lược phát triển kinh tế phải xác định chiến lược phát triển sản

phẩm nhằm:
- Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm;
- Kéo dài thời gian cạnh tranh của sản phẩm.
Trần Hồi Nam

9

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

Trong hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng sản phẩm của
chiến lược phát triển kinh tế thường có các nhóm chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu công dụng;
- Chỉ tiêu công nghệ;
- Chỉ tiêu thống nhất hoá;
- Chỉ tiêu độ tin cậy;
- Chỉ tiêu an tồn;
- Chỉ tiêu kích thước;
- Chỉ tiêu sinh thái;
- Chỉ tiêu lao động;
- Chỉ tiêu thẩm mỹ;
- Chỉ tiêu sáng chế phát minh.
* Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá trong
sản xuất - kinh doanh
Khi kiểm tra chất lượng sản phẩm phải dự vào tiêu chuẩn hoặc các hợp đồng kinh tế.
Tuỳ theo mục đích sử dụng, chất lượng sản phẩm có thể chia thành 4 nhóm cơ bản:

+ Nhóm chỉ tiêu sử dụng
Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng mà người tiêu dùng thường quan tâm, nhóm
chỉ tiêu này bao gồm:
- Thời gian sử dụng;
- Mức độ an toàn khi sử dụng;
- Khả năng thay thế sửa chữa;
- Hiệu quả sử dụng.
+ Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật - cơng nghệ
Đây là nhóm chỉ tiêu mà các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, sản xuất - kinh
doanh thường dùng để tính giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hố.
Chỉ tiêu kỹ thuật cơng nghệ có rất nhiều nhưng quan trọng hơn cả là chỉ tiêu kích
thước, cơ lý, thành phần, tính an tồn, đáp ứng các u cầu về môi trường sinh thái.
Việc lựa chọn những chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ là cơ sở để kiểm tra đánh giá
một mặt hàng nào đó phải xuất phát từ cơng dụng, đặc điểm cấu tạo, điều kiện sử dụng
và tỷ trọng của các chỉ tiêu đó trong tồn bộ các chỉ tiêu cho giá trị sử dụng và chất
lượng của sản phẩm.
Trần Hồi Nam

10

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

+ Nhóm chỉ tiêu hình dáng, thẩm mỹ
Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu về hình dáng kích thước, trang trí, màu
sắc. Kiểm tra đánh giá chất lượng tạo hình, trang trí là một cơng việc phức tạp,

phụ thuộc vào trình độ hiểu biết về thẩm mỹ của người đánh giá.
Một sản phẩm mang tính hồn chỉnh thể hiện:
- Sự thống nhất hữu cơ giữa các bộ phận vừa phản ánh sự tinh tế giữa các bộ
phận riêng lẻ vừa nói lên sự hài hồ của các bộ phận;
- Hình dáng thể hiện ở bố cục rõ ràng, từng bộ phận, đường nét tạo cho hình
dáng một hiệu quả thẩm mỹ;
- Có kiểu mốt phù hợp với sự phong phú, đa dạng của cuộc sống và hướng tới
các nhu cầu thẩm mỹ tích cực theo xu hướng thời đại;
- Có chất lượng gia cơng, trang trí và chất lượng ngun cao;
- Hài hồ về màu sắc.
+ Nhóm chỉ tiêu kinh tế
Các chỉ tiêu này bao gồm chi phí sản xuất, giá cả, chi phí cho q trình sử dụng,
hiệu quả sử dụng.
1.3 Quản lý chất lượng sản phẩm
1.3.1 Khái niệm về quản lý chất lượng
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản lý chất lượng là một hoạt
động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm
và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng,
đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Cung ứng vật tư

Nghiên cứu đổi mới sản
phẩm
Khách hàng

Dịch vụ sau
bán hàng

Tổ chức sản
xuất kinh

doanh

Sản xuất thử và dây
chuyền

Thử nghiệm, kiểm tra

Bán và lắp đặt
Đóng gói & bảo quản

Hình 1.2.Vịng trịn quản lý chất lượng theo ISO 9000

Trần Hồi Nam

11

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

Chính sách chất lượng (QP-Quality policy): là ý đồ và định hướng chung của
một tổ chức có liên quan đến chất lượng và được lãnh đạo cao nhất của tổ chức chính
thức cơng bố.
Mục tiêu chất lượng (QO-Quality objective): Điều được tìm kiếm hay nhằm tới
có liên quan đến chất lượng.
Hoạch định chất lượng (QP-Quality planning): là một phần của quản lý chất
lượng tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp

cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện mục tiêu chất lượng
Kiểm soát chất lượng (QC-Quality control): là một phần của quản lý chất lượng
tập trung vào việc thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Đảm bảo chất lượng (QA-Quality Assurance): là một phần của quản lý chất lượng
tập trung vào việc cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu sẽ được bảo đảm thực hiện.
Cải tiến chất lượng (QI-Quality Improvement): là một phần của quản lý chất
lượng tập trung vào việc nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Hệ thống quản lý chất lượng (QMS- Quality Management System): Gồm cơ cấu tổ
chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng.
1.3.2 Các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm
1.3.2.1 Phương pháp kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay
nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định
sự phù hợp của mỗi đặc tính.
Phương pháp này nhằm sàng lọc các sản phẩm không phù hợp với quy định.
là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý "chuyện đã rồi".
Phương pháp này rất phổ biến được sử dụng trong thời kỳ trước đây. Để kiểm tra
người ta phải kiểm tra 100% số lượng sản phẩm hay sử dụng một số phương pháp
kiểm tra theo xác xuất. Đây là một phương pháp gây nhiều tốn kém và mất thời gian.
Q trình kiểm tra khơng ảnh hưởng đến chất lượng và chất lượng không được tạo
dựng nên qua cơng tác kiểm tra.
1.3.2.2 Phương pháp kiểm sốt chất lượng
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được
sử dụng để đáp ứng các u cầu chất lượng.
Trần Hồi Nam

12

Khóa 2009-2011



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

Để kiểm soát chất lượng, cần thiết phải kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Thực chất của kiểm soát chất lượng là chủ
yếu nhằm vào quá trình sản xuất gồm các yếu tố sau:
+ Kiểm sốt con người:
- Được đào tạo;
- Có kỹ năng thực hiện;
- Được thông tin về nhiệm vụ được giao, yêu cầu phải đạt được;
- Có đủ tài liệu, hướng dẫn cần thiết;
- Có đủ phương tiện, cơng cụ và các điều kiện làm việc.
+ Kiểm soát phương pháp và quá trình:
- Lập quy trình, phương pháp thao tác, vận hành;
- Theo dõi và kiểm sốt q trình.
+ Kiểm sốt đầu vào:
- Người cung ứng;
- Dữ liệu mua nguyên vật liệu.
+ Kiểm soát thiết bị:
- Phù hợp yêu cầu;
- Được bảo dưỡng, hiệu chỉnh.
+ Kiểm sốt mơi trường:
- Mơi trường làm việc;
- Điều kiện an tồn.
Derming đã đưa ra chu trình sau đây, gọi là chu trình Derming, hay vịng trịn
PDCA áp dụng cho mọi hoạt động kiểm soát chất lượng:
Lập kế hoạch


Hành động
cải tiến

Thực hiện

Kiểm tra
Hình 1.3 Chu trình Deming
Trần Hồi Nam

13

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

1.3.2.3 Phương pháp đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là mọi hành động có kế hoạch và có hệ thống, và được
khẳng định nếu cần, để đem lại lòng tin thoả đáng rằng sản phẩm thoả mãn các yêu
cầu đã định đối với chất lượng.
Nội dung cơ bản của hoạt động đảm bảo chất lượng là doanh nghiệp phải xây
dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu lực và và hiệu quả, đồng thời làm
thế nào để chứng tỏ cho khách hàng biết điều đó.
Trong những năm gần dây, để có một chuẩn mực chung, được quốc tế chấp
nhận cho hệ thống đảm bảo chất lượng, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã xây
dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 để giúp cho các nhà cung cấp có được một
mơ hình chung về đảm bảo chất lượng, đồng thời cũng là một chuẩn mực chung để
dựa vào đó khách hàng hay tổ chức trung gian tiến hành xem xét đánh giá. Có thể nói,

chỉ đến khi ra đời bộ tiêu chuẩn này thì mới có cơ sở để tạo niềm tin khách quan đối
với chất lượng sản phẩm.
1.3.2.4 Phương pháp kiểm sốt chất lượng tồn diện
Feigenbaum định nghĩa TQC: Kiểm sốt chất lượng tồn diện là một hệ thống
có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm
khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật và dịch vụ
có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, thỏa mãn hoàn toàn khách hàng.
Như vậy, giữa kiểm tra và kiểm soát chất lượng có khác nhau. Kiểm tra là sự
so sánh, đối chiếu giữa chất lượng thực tế của sản phẩm với những yêu cầu kỹ thuật, từ
đó loại bỏ phế phẩm. Kiểm sốt là hoạt động bao qt hơn, tồn diện hơn. Nó bao gồm
tồn bộ các hoạt động Marketing, thiết kế, so sánh, đánh giá chất lượng và dịch vụ sau
bán hàng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
TQC là một tư duy mới về quản lý, là một công cụ thường xun và là một nền
văn hố trong cơng ty. Chúng được xem xét đánh giá thường xuyên để đảm bảo phù
hợp với các yêu cầu đã định bằng cách đưa các yêu cầu của hệ thống chất lượng vào
các quá trình lập kế hoạch, các kết quả đánh giá hệ thống được lãnh đạo xem xét để
tìm cơ hội cải tiến.
1.3.2.5 Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện
Các kỹ thuật quản lý mới ra đời đã góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất
lượng đã làm cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện ra đời. Cũng có thể nói
Trần Hồi Nam

14

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh


rằng quản lý chất lượng toàn diện là một sự cải biến và đẩy mạnh hơn hoạt động
kiểm sốt chất lượng tồn diện tồn cơng ty.
TQM: Là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất
lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài
hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của cơng ty đó
và của xã hội.
Trong định nghĩa trên ta cần hiểu:
- Thành viên là mọi nhân viên trong mọi đơn vị thuộc mọi cấp trong cơ cấu tổ chức;
- Vai trò lãnh đạo của cấp quản lý cao nhất và sự đào tạo huấn luyện cho mọi
thành viên trong công ty là điều cốt yếu cho sự thành công;
- Trong TQM khái niệm chất lượng liên quan đến việc đạt được mọi mục tiêu
quản lý;
- Lợi ích xã hội có nghĩa là thực hiện các yêu cầu mà xã hội đặt ra.
Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương thức quản lý chất lượng trước
đây là nó cung cấp một hệ thống tồn diện cho cơng tác quản lý và cải tiến mọi khía
cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá
nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.
1.4 Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng
Trong quản lý chất lượng người ta thường dùng kỹ thuật SQC (Statistical
Quality Control – Kiểm soát chất lượng bằng thống kê) tức là áp dụng các phương
pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, chính
xác và kịp thời nhằm theo dõi, kiểm sốt, cải tiến q trình hoạt động của một quá
trình, một tổ chức bằng cách giảm biến động của nó.
1.4 .1 Phiếu kiểm tra chất lượng
Mục đích của phiếu kiểm tra chất lượng là thu thập, ghi chép các dữ liệu chất
lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra
những quyết định xử lý hợp lý.
Căn cứ vào mục đích, phiếu kiểm tra được chia thành hai loại:
+ Phiếu kiểm tra để ghi chép gồm có:

- Phiểu kiểm tra để nhận biết, đánh giá sự phân bổ của các giá trị định tính;
- Phiếu kiểm tra để nhận biết đánh giá sai sót theo chủng loại;
Trần Hồi Nam

15

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

- Phiếu kiểm tra để nhận biết, xem xét chỗ xảy ra sai sót.
+ Phiếu kiểm tra để kiểm tra gồm:
- Để kiểm tra đặc tính;
- Để kiểm tra độ an tồn;
- Để kiểm tra sự tiến bộ.
1.4.2 Biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto là đồ thị hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu thập được,
sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước.
Tác dụng: Nhìn vào biểu đồ người ta thấy rõ kiểu sai sót phổ biến nhất, thứ tự ưu
tiên khắc vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng. Nhờ đó kích thích,
động viên tinh thần trách nhiệm của người lao động trong hoạt động cải tiến đó.
Thực hiện:
- Xác định các loại sai sót và thu thập dữ liệu;
- Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé;
- Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót;
- Xác định tỉ lệ % sai số tích lũy;
- Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên;

- Vẽ đường tích lũy theo % tích lũy đã tính.
Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các dạng đặc trưng của sai sót lên đồ thị.
Tỷ lệ %
các dạng
khuyết
tật

Các dạng khuyết tật
Hình 1.4 Biểu đồ pareto

Trần Hồi Nam

16

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

1.4.3 Biểu đồ nhân quả
Là một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Kết quả
lànhững chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi, đánh giá, còn nguyên nhân là những yếu tổ
ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó.
Mục đích biểu đồ nhân quả: là tìm kiểm, xác định các nguyên nhân gây ra những
trục trặc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc q trình. Từ đó đề xuất những biện pháp
khắc phục nguyên nhân cải tiến và hoàn thiện chất lượng của đối tượng quản lý.
Xây dựng biểu đồ nhân quả:
- Xác định đặc tính chất lượng cụ thể cần phân tích;

- Vẽ chỉ tiêu chất lượng là mũi tên dài biểu hiểu xương sống cá, đầu mũi tên
ghi chỉ tiêu chất lượng đó;
- Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đã lựa chọn, vẽ
các yếu tố này như những xương nhánh chính của cá;
- Tìm các yếu tố khác có ảnh hưởng đến nhóm yếu tố chính vừa xác định;
- Trên mỗi nhánh xương của từng yếu tố chính, vẽ thêm các nhánh xương dăm
của cá thể hiện các yếu tố v ch tiờu cht lng trờn s .
Ngi
Trình

Thit b
Khuôn
Tuổi

Động

Ch tiờu
cht
lng

N.V.Li

P.Pháp

Hỡnh 1.5. Biểu đồ xương cá
1.4.4 Biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ kiểm soát biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng
để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm sốt hay chấp nhận được khơng.
Trong biểu đồ kiểm sốt có các đường giới hạn kiểm sốt và có ghi các giá trị thống kê
đặc trưng thu nhập từ các nhóm mẫu được chọn ra liên tiếp trong q trình sản xuất.

Trần Hồi Nam

17

Khóa 2009-2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị Kinh doanh

Đặc điểm cơ bản của biểu đồ kiểm sốt:
- Có sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát. Các đường kiểm soát là
những đường giới hạn trên và giới hạn dưới thể hiện khoảng sai lệch cao và thấp nhất
mà các giá trị chất lượng cịn nằm trong sự kiểm sốt;
- Đường tâm thể hiện giá trị bình quân của các dữ liệu thu thập được;
- Đồ thị là đường thể hiện các điểm phản ánh các số liệu bình quân trong từng
nhóm mẫu hoặc độ phân tán, hoặc giá trị của từng chỉ tiêu chất lượng cho biết tình
hình biến động của q trình;
- Thơng tin về hiện trạng của các quá trình sản xuất nhận được nhờ quan trắc
một số mẫu từ quá trình;
- Khả năng của quá trình phản ánh mối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của q
trình và các thơng số thiết kế. Mối quan hệ này thường được biểu hiện bằng chỉ số khả
năng quá trình được ký hiệu là Cp. Chỉ số khả năng quá trình là tỷ số phản ánh độ rộng
của các thông số thực tế so với thông số tất yếu của quá trình.
Cp =

UTL - LTL
6s


UTL: Giá trị đo thực tế lớn nhất (được tính tùy theo là loại biểu đồ gì).
LTL: Giá trị đo thực tế nhỏ nhất (được tính tùy theo là loại biểu đồ gì).
s: Là độ lệch chuẩn của quá trình.
n

σ=

_

∑ ( xi − x)

2

i =1

n

Cp > 1,33 : Q trình có khả năng kiểm sốt.
1 £ Cp £ 1,33 : Q trình có khả năng kiểm sốt chặt chẽ.
Cp < 1,0 : Q trình khơng có khả năng kiểm sốt.

Trần Hồi Nam

18

Khóa 2009-2011


×