Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu xây dựng giải pháp mạng báo hiệu tập trung STP gateway cho mạng di động beeline

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 95 trang )

..

Luận văn Thạc sỹ
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................... 3 
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................... 5 
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT ................................................. 6 
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 10 
CHƯƠNG 1 

XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG .......... 13 

1.1  YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG .........................................................................................13 
1.1.1  Nhu cầu của khách hàng...................................................................................13 
1.1.2  Nhu cầu của doanh nghiệp ...............................................................................13 
1.1.3  Yêu cầu đối với nhà khai thác...........................................................................14 
1.2  XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG DI ĐỘNG ......................................................14 
1.3  KẾT LUẬN ................................................................................................................18 

CHƯƠNG 2 

XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG BÁO HIỆU................... 19 

2.1  GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................................19 
2.1.1  Hệ thống báo hiệu số 7 truyền thống ................................................................19 
2.1.2  Giới thiệu chung về báo hiệu và hệ thống báo hiệu số 7 ..................................20 
2.2  CẤU TRÚC HỆ THỐNG MẠNG BÁO HIỆU SỐ 7..................................................21 
2.2.1  Các thành phần chính của mạng báo hiệu số 7 ................................................21 
2.2.1.1 
Điểm báo hiệu (Signalling Points) ..........................................................21 
2.2.1.2 


Các kiểu tuyến báo hiệu ..........................................................................23 
2.2.2  Các kiểu kiến trúc báo hiệu ..............................................................................24 
2.2.2.1 
Các bản tin báo hiệu trong mạng báo hiệu số 7.......................................25 
2.3  CHỒNG GIAO THỨC BÁO HIỆU SỐ 7...................................................................28 
2.3.1  Phần truyền bản tin MTP..................................................................................30 
2.3.1.1 
MTP mức 1..............................................................................................30 
2.3.1.2 
MTP mức 2..............................................................................................30 
2.3.1.3 
MTP mức 3..............................................................................................30 
2.3.2  SIGTRAN ..........................................................................................................32 
2.3.2.1 
Giới thiệu khái quát về SIGTRAN ..........................................................33 
2.3.2.2 
Các kiến trúc sử dụng SIGTRAN............................................................34 
2.3.2.3 
Phối hợp SS7 cho điều khiển kết nối.......................................................35 
2.3.2.4 
Kiến trúc để truy cập cơ sở dữ liệu..........................................................37 
2.3.3  Kiến trúc giao thức SIGTRAN ..........................................................................38 

CHƯƠNG 3 

MẠNG BÁO HIỆU TẬP TRUNG.............................................. 39 

3.1  CÁC CẤU TRÚC MẠNG BÁO HIỆU ......................................................................39 
3.1.1  Cấu trúc mạng báo hiệu hình lưới ( MESH )....................................................39 
3.1.2  Cấu trúc mạng báo hiệu tập trung ....................................................................40 

3.1.3  Mơ hình mạng báo hiệu tập trung STP .............................................................41 
3.2  CÁC TÍNH NĂNG CỦA STP GATEWAY ...............................................................44 
3.2.1  Chức năng MTP – SCCP. .................................................................................46 
3.2.1.1 
Khái quát .................................................................................................46 
3.2.1.2 
Các tính năng NRC..................................................................................46 

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

1


Luận văn Thạc sỹ
3.2.1.3 
Các khả năng MTP nâng cao...................................................................51 
3.2.1.4 
Gateway Screening - GWS......................................................................53 
3.2.1.5 
Bảo vệ MAP GSM ..................................................................................54 
3.2.2  Chức năng Gateway..........................................................................................54 
3.2.2.1 
Gateway MTP..........................................................................................54 
3.2.2.2 
Tính năng Gateway X.25/SS7 .................................................................56 
3.3  HỆ THỐNG BÁO HIỆU TẬP TRUNG HỖ TRỢ CÁC DỊCH VỤ............................57 
3.3.1  Giải pháp bảo vệ truy cập từ bên ngoài (Access Screening) ............................57 
3.3.2  Định tuyến nâng cao với chi phí thấp nhất .......................................................57 
3.3.3  Phân tích tính cước ...........................................................................................58 
3.3.4  Thông tin thương mại........................................................................................58 

3.3.5  Định tuyến cuộc gọi đến cuộc gọi (call by call) ...............................................59 
3.3.6  Phân phát tên cuộc gọi .....................................................................................59 
3.3.7  Quản lý gian lận ...............................................................................................60 
3.3.8  Khả năng chuyển số nội hạt (Local Number Portability) .................................60 
3.3.9  Các mã cấp phép theo khoảng cách xa: (Long Distance Authorization Codes)
61 
3.3.10  Quản lý chuyển vùng (roaming) .......................................................................61 
3.3.11  Dịch vụ báo cuộc gọi nhỡ .................................................................................61 
3.3.12  Chuyển vùng mạng không dây ..........................................................................62 
3.3.13  Các âm chuông báo cá nhân.............................................................................62 
3.3.14  Sự dịch số..........................................................................................................63 

CHƯƠNG 4 
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BÁO HIỆU TẬP TRUNG (STP
GATEWAY) CHO MẠNG DI ĐỘNG BEELINE MOBILE..................................... 64 
4.1  ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................64 
4.1.1  Sơ đồ mạng .......................................................................................................64 
4.1.2  Đánh giá về cấu trúc mạng báo hiệu hiện tại ...................................................64 
4.2  GIẢI PHÁP CHO MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG BEELINE .................................66 
4.2.1  Sự cần thiết STP Gateway trong mạng di động Beeline ...................................66 
4.2.2  Yêu cầu các tính năng STP Gateway khi triển khai vào mạng di động Beeline
68 
4.3  CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ........................................................................................68 
4.3.1  Giai đoạn 1: Thử nghiệm..................................................................................68 
4.3.2  Giai đoạn 2: Đưa vào hoạt động chính thức ....................................................71 
4.3.3  Giai đoạn 3: Giải pháp báo hiệu tập trung trong mạng NGN-Mobile .............72 

CHƯƠNG 5 

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ............................................................ 72 


5.1  ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CỦA HỆ THỐNG STP .....................................................73 
5.1.1  Trường hợp thử nghiệm 1 .................................................................................75 
5.1.2  Trường hợp thử nghiệm 2 .................................................................................79 
5.2  CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI ...................................................................................82 
5.2.1  Dịch vụ MC (Message Center Service).............................................................82 
5.2.2  Dịch vụ CRBT (customized ring back tone)......................................................85 
5.2.3  Dịch vụ Called SMR (Short Message Routing).................................................89 

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 93 
TÀI LI ỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 95 

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

2


Luận văn Thạc sỹ

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Kiến trúc logic mạng NGN............................................................... 16 
Hình 2-1: Các thành phần của mạng báo hiệu số 7 .......................................... 21 
Hình 2-2: Các tuyến báo hiệu trong mạng số 7 ................................................ 24 
Hình 2-3: Khn dạng các bản tin SS7............................................................. 26 
Hình 2-4: Kiến trúc chồng giao thức báo hiệu số 7 .......................................... 28 
Hình 2-5: Kiến trúc chồng giao thức báo hiệu số 7 trong tương quan với mơ
hình OSI ............................................................................................................ 29 
Hình 2-6:Kiến trúc chức năng của SIGTRAN.................................................. 34 
Hình 2-7: Các ví dụ thực thi SIGTRAN ........................................................... 36 
Hình 2-8: Trường hợp nhiều Signaling Gateway ............................................. 36 

Hình 2-9: Báo hiệu TCAP over IP.................................................................... 37 
Hình 2-10: Kiến trúc giao thức SIGTRAN....................................................... 38 
Hình 3-1: Mạng hình lưới ................................................................................. 39 
Hình 3-2: Mạng tập trung ................................................................................. 40 
Hình 3-3: Mơ hình báo hiệu tập trung .............................................................. 42 
Hình 3-4: Ví dụ về mơ hình về mạng báo hiệu tập trung ................................. 43 
Hình 3-5: Các mức STP .................................................................................... 45 
Hình 3-6: Mơ hình STP Gateway giữa các mạng AINSI và ITU..................... 56 
Hình 4-1: Sơ đồ mạng hiện tại của Beeline Mobile.......................................... 65 
Hình 4-2: So sánh hai mơ hình mạng................................................................ 67 
Hình 4-3: Mơ hình báo hiệu tập trung STP Gateway ....................................... 68 
Hình 4-4: Mơ hình thử nghiệm ......................................................................... 69 
Hình 4-5: Mơ hình đi vào hoạt động................................................................. 71 
Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

3


Luận văn Thạc sỹ
Hình 4-6: Kiến trúc hệ thống báo hiệu của mạng 3G Beeline.......................... 72 
Hình 5-1: Trễ khởi tạo tại 10% tải .................................................................... 79 
Hình 5-2: Trễ khởi tạo tạo 20 % tải .................................................................. 79 
Hình 5-3: Trễ qua STP của SSP1 và SSP2 ....................................................... 81 
Hình 5-4: Trễ qua STP của SSP5 và SSP6 ....................................................... 81 
Hình 5-5: Cấu trúc mạng của dịch vụ MC........................................................ 83 
Hình 5-6: Các bản dữ liệu dịch vụ MC............................................................. 84 
Hình 5-7: Cấu trúc mạng của dịch vụ CRBT.................................................... 86 
Hình 5-8: Luồng dịch vụ CRBT ....................................................................... 87 
Hình 5-9: Cấu trúc mạng dịch vụ Called SMR................................................. 90 


Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

4


Luận văn Thạc sỹ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 5-1: Thời gian xử lý tại STP .................................................................... 73 
Bảng 5-2: Trễ liên kết đầu ra và trễ qua STP.................................................... 75 
Bảng 5-3: Hiệu suất........................................................................................... 78 
Bảng 5-4: Tập hợp dữ liệu dịch vụ MC ............................................................ 84 
Bảng 5-5: Tập hợp dữ liệu dịch vụ CRBT........................................................ 88 
Bảng 5-6: Tập hợp dữ liệu dịch vụ SMR.......................................................... 91 
Bảng 5-7: Bảng thu thập dữ liệu dịch vụ GT.................................................... 91 

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

5


Luận văn Thạc sỹ

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
AAL

ATM Adaptation Layer

Lớp thích ứng ATM


ACF

Admission Confirmation
Acknowledgement

Xác nhận chấp nhận đăng nhập

ACK

Acknowledgement

Bản tin xác nhận gói (SS7)

ACM

Address Complete Message

Bản tin hoàn thành địa chỉ (SS7)

ANM

Answer Message

Bản tin trả lời (SS7)

API

Application Programming Interface

Giao diện chương trình ứng dụng


APM

Application Transport Mechanism

Cơ chế truyền dẫn ứng dụng

ARQ

Admission Request

Yêu cầu đăng nhập

ASP

Application Server Process

Tiến trình server ứng dụng

AT

Access Tandem

Tổng đài truy nhập

ATM

Asynchronous Transfer Mode

Phương thức truyền không đồng bộ


BICC

Bearer Independent Call Control

Giao thức điều khiển cuộc gọi độc lập
kênh mang

CIC

Circuit Identification Code

Mã nhận dạng kênh (SS7)

CS

Capability Set

Tập năng lực

DPE

Distributed Processing Environment

Môi trường xử lý phân tán

DSP

Digital Signal Processing


Bộ xử lý tín hiệu số

DTMF

Dual Tone Multiple Frequency

Xung đa tần

ETSI

European Telecommunications
Standard Institute

Viện chuẩn hoá viễn thông châu Âu

GGSN

Gateway GPRS Support Node

Node hỗ trợ GPRS cổng

GK

Gatekeeper

GUI

Graphical User Interface

GW


Gateway

HTTP

HyperText Transfer Protocol

Giao diện người dùng đồ hoạ

Giao thức truyền tải siêu văn bản

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

6


Luận văn Thạc sỹ
IAM

Initial Address Message

Bản tin khởi tạo địa chỉ (SS7)

ID

Identifier

Nhận dạng

IDD


Interface Identifier

Nhận dạng giao diện

IETF

Internet Engineering Task Force

Nhóm kỹ thuật Internet

IN

Intelligent Network

Mạng thông minh

INAP

Intelligent Network Application Part

Phần ứng dụng của mạng thông minh

IP

Internet Protocol

Giao thức Internet

ISDN


Integrated Services Digital Network

Mạng số đa dịch vụ tích hợp

ISUP

ISDN User Part

Phần người dùng ISDN

ITU

International Telecommunications
Union

Hiệp hội viễn thông quốc tế

LEX

Local Exchange

Tổng đài nội hạt

MFC

Multi Frequency Code

Mã đã tần


MG

Media Gateway

Cổng phương tiện

MGC

Media Gateway Controller

Thiết bị điều khiển cổng phương tiện

MGCP

Media Gateway Controller Protocol

Giao thức điều khiển cổng phương tiện

MGU

Media Gateway Unit

Đơn vị cổng phương tiện

MPLS

Multi-Protocol Label Switching

Chuyển mạch nhãn đa giao thức


MTU

Maximum Transmission Unit

Đơn vị truyền dẫn lớn nhất

NAS

Network Access Servers

Các máy chủ truy nhập mạng

NGN

Next Generation Network

Mạng thế hệ sau

OAM

Operation Administration and
Maintenance

Vận hành khai thác và bảo dưỡng

PBX

Private Branch Exchange

Tổng đài nhánh nội hạt


POTS

Plain Old Telephone System

Hệ thống điện thoại truyền thống

PRI

Primary Interface

Giao diện cơ bản

PSTN

Public Switched Telephone Network

Mạng thoại chuyển mạch công cộng

QoS

Quality of Service

Chất lượng dịch vụ

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

7



Luận văn Thạc sỹ
RAS

Registration, Admission and Status

Đăng ký, chấp nhận và trạng thái

REL

Release

Bản tin giải phóng cuộc gọi (SS7)

RFC

Request For Common

Các chuẩn của IETF

RGW

Resident Gateway

Gateway nội hạt

RLC

Release Complete

Hoàn thành giải phóng cuộc gọi (SS7)


RTP

Real Time Transport Protocol

Giao thức truyền tải thời gian thực

SCF

Service Control Function

Chức năng điều khiển dịch vụ

SCN

Switched Circuit Network

Mạng chuyển mạch kênh

SDH

Synchronous Digital Hierarchy

Phân cấp số đồng bộ

SIP

Session Initiation Protocol

Giao thức khởi tạo phiên


SRF

Specialised Resource Function

Chức năng tài nguyên đặc biệt

SRP

Special Resource Point

Điểm tài nguyên đặc biệt

SS7

Signalling System number 7

Hệ thống báo hiệu số 7

SSF

Service Switching Function

Chức năng chuyển mạch dịch vụ

STP

Signalling Transfer Point

Điểm chuyển tiếp báo hiệu


STP
GATE
WAY

Signalling Gateway

Cổng báo hiệu

STP
GATE
WAYC
P

Simple Gateway Control Protocol

Giao thức điều khiển cổng đơn giản

STP
GATE
WAYP

Signalling Gateway Process

Tiến trình cổng báo hiệu

STP
GATE
WAYS
N


Serving GPRS Support Node

Node hỗ trợ GPRS đang phục vụ

STP
GATE
WAYU

Signalling Gateway Unit

Đơn vị cổng báo hiệu

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

8


Luận văn Thạc sỹ
TCAP

Transaction Capabilities Application Phần ứng dụng khả năng phiên
Part

TCP

Transfer Control Protocol

Giao thức điều khiển truyền tải


TDM

Time Division Multiplex

Ghép kênh phân chia theo thời gian

UDP

User Data gram Protocol

Giao thức truyền datagram người sử
dụng

VNPT

VietNam Posts and
Telecommunications

Tổng công ty bưu chính viễn thơng
Việt Nam

VoIP

Voice over Internet Protocol

Truyền thoại qua giao thức Internet

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

9



Luận văn Thạc sỹ

LỜI MỞ ĐẦU
Mạng thông tin di động đã phát triển nhanh chóng và rộng khắp trên
tồn thế giới, trong mười năm qua với khả năng cung cấp đa dạng các loại hình
dịch vụ. Tuy nhiên, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu trao
đổi thông tin của con người cũng tăng lên. Hiện nay, những nhu cầu đó khơng
chỉ cịn tập trung vào loại hình dịch vụ thoại truyền thống như trước đây mà
cịn cả các dịch vụ thoại có hình ảnh, hội nghị đa phương, cầu truyền thơng.
Thực tế này địi hỏi mạng viễn thơng nói chung và mạng thơng tin di động nói
riêng phải phát triển theo một cấu trúc mới tiên tiến hơn dựa trên nền IP, có khả
năng cung cấp các dịch vụ thông tin đa phương tiện.
Song song với sự phát triển của dịch vụ và cấu trúc mạng, mạng báo
hiệu cũng đặt ra những thách thức mới để giúp các thành phần trong mạng trao
đổi thông tin với nhau tốt hơn. Với các nhu cầu dịch vụ ngày càng ra tăng và
phức tạp đòi hỏi lưu lượng báo hiệu tăng lên đáng kể, mạng báo hiệu thay đổi
không ngừng, từ mạng báo hiệu kênh riêng phát triển lên mạng báo hiệu kênh
chung, từ cách thức truyền báo hiệu số 7 trên các đường TDM chuyển sang
truyền báo hiệu số 7 trên nền IP – mà điển hình là giao thức SIGTRAN.
Mạng báo hiệu tập trung STP Gateway cho phép tập trung các tuyến báo
hiệu và định tuyến các bản tin báo hiệu đến các điểm dịch vụ tương ứng. Nó
cho phép linh hoạt khi thay đổi bổ sung các dịch vụ mới, khi thêm một dịch vụ
mới chỉ cần khai báo tại điểm cung cấp dịch vụ và tại STP Gateway mà không
phải thay đổi các thành phần khác trong mạng. Trong giải pháp mạng báo hiệu
tập trung, STP hoạt động như một Gateway đối với một mạng báo hiệu, quản lý
và điều khiển tất cả lưu lượng, an ninh và bảo vệ mạng khỏi các truy nhập trái
phép, ngăn chặn DoS (Denial of Services ) hoặc các tấn cơng mạng ác ý. Ngồi
ra STP Gateway cho phép đa kết nối tới nhiều nhà cung cấp dịch vụ, do đó

chúng ta có thể lựa chọn nhà cung cấp với chi phí cạnh tranh nhất và linh hoạt
đưa ra các dịch vụ mới trong mạng của nhà cung cấp đó.
Với những ưu thế đó, xu thế tất yếu là phải tách báo hiệu thành một
Module độc lập để xử lý báo hiệu tập trung. Với cách nhìn nhận mới này
10
Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2


Luận văn Thạc sỹ
Module báo hiệu đóng vai trị như một Gateway, định tuyến, xử lý báo hiệu từ
các thành phần, các mạng khác nhau. Bên cạnh đó báo hiệu tập trung sẽ nâng
cao độ an toàn, tin cậy của hệ thống, tạo tiền đề thuận lợi cho cho nhà khai thác
khi chuyển sang mạng IP nhờ tính năng xử lý báo hiệu qua mạng IP.
Mạng di động Beeline hoàn thành và đi vào kinh doanh từ tháng 7 năm
2009, hiện nay mạng này đã có tổng cộng hơn 2 triệu thuê bao. Beeline sử dụng
hệ thống báo hiệu số 7, tuy nhiên chưa có hệ thống báo hiệu tập trung. Chức
năng báo hiệu của mạng đang được tích hợp trong các MSC, khi số lượng thuê
bao tăng lên, các dịch dụ được sử dụng ngày càng nhiều dẫn tới các MSC sẽ
không đủ khả năng xử lý các luồng bản tin báo hiệu.
Nhằm khắc phục những hạn chế của mạng báo hiệu đang tồn tại và đáp
ứng nhu cầu phát triển mạng trong tương lai, đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải
pháp báo hiệu tập trung STP Gateway cho mạng di động Beeline” được tôi xây
dựng và thử nghiệm trên mạng Beeline, là giải pháp tối ưu cho mạng báo hiệu,
làm tăng hiệu suất xử lý các bản tin, thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới, dễ
dàng phát triển các dịch vụ thông minh và là tiền đề để tiến đến mạng NGN.
Luận văn gồm 5 chương:
Chương1 : Trình bày tổng quan về xu thế phát triển cơng nghệ viễn
thông, về yêu cầu thị trường, nhu cầu của khách hàng, của doanh nghiệp, của
các nhà khai thác và xu thế phát triển mạng di động tiến tới mạng NGN (Net
Generation Network )

Chương 2: Trình bày xu thế phát triển của mạng báo hiệu số 7 về khái
niệm, kiến trúc, các giao thức... Chương này cịn trình bày về giao thức
SIGTRAN, là giao thức quan trọng, truyền tải báo hiệu số 7 trên nền IP, những
ưu điểm của nó so với báo hiệu số 7 truyền thống.
Chương 3: Trình bày về các kiểu mạng báo hiệu, nhấn mạnh vào mạng
báo hiệu tập trung sử dụng STP Gateway, vai trò, tính năng và các dịch vụ
cung cấp của STP Gateway.
Chương 4: Trình bày đề xuất giải pháp báo hiệu tập trung cho mạng di
Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

11


Luận văn Thạc sỹ
động Beeline và các giai đoạn triển khai.
Chương 5: Trình bày các kết quả triển khai giải pháp mạng báo hiệu tập
trung STP Gateway, nhấn mạnh vào quá trình kiểm tra hiệu suất của hệ thống
và các dịch vụ triển khai.
Tôi xin trân trọng cám ơn TS.Trần Đỗ Đạt đã tận tình hướng dẫn tơi
trong q trình hoàn thành luận văn này!

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

12


Luận văn Thạc sỹ

CHƯƠNG 1 XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN
THÔNG

1.1

YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG
Nhu cầu về các dịch vụ đa phương tiện của khách hàng sẽ định hướng con

đường phát triển cho các nhà khai thác dịch vụ viễn thông. Hiện nay nhu cầu
của khách hàng không chỉ dừng lại ở dịch vụ thoại mà họ còn mong muốn
được sử dụng những dịch dữ liệu. Điểm thu hút khách hàng là họ có thể truy
nhập các dịch vụ giải trí, thơng tin liên lạc phong phú trong một mơi trường
thân thiện và hiệu quả. Khách hàng cũng mong muốn có thể truy nhập dịch vụ
từ bất cứ đâu, bất kỳ khi nào dưới bất kỳ hình thức nào.
Các kỹ thuật truy nhập băng rộng mới: VoIP, WLAN, WiFi đã phần nào
xoá đi rào cản đối với các nhà cung cấp dịch vụ mới trong ngành công nghiệp
viễn thông di động và cố định. Do vậy, hầu hết nhà khai thác hiện nay đều cần
giải pháp để đưa dịch vụ tiếp cận đến khách hàng đồng thời duy trì mối quan hệ
với khách hàng và nâng cao nguồn doanh thu.
1.1.1 Nhu cầu của khách hàng
Yêu cầu của khách hàng viễn thông hiện nay ngày càng cao. Họ nhận thức
tốt hơn trước và sẵn sàng đón nhận các dịch vụ thu hút sự quan tâm và phục vụ
yêu cầu thực tiễn của mình. Hơn nữa các dịch vụ tiên tiến và hấp dẫn sẽ đóng
vai trị quan trọng tạo nên cảm nhận mới về phương tiện truyền thơng, điển
hình là dịch vụ tương tác. Cơ chế thông tin và thiết bị đầu cuối hiện đại sẽ góp
phần hỗ trợ người sử dụng và che giấu yếu tố kỹ thuật phức tạp.
1.1.2 Nhu cầu của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp luôn mong muốn điều hành hoạt động kinh doanh hiệu
quả và giảm thiểu những chi phí, để tăng lợi nhuận. Như vậy họ cần quản lý và
giải quyết thơng tin linh hoạt ví dụ như di chuyển, thêm, thay đổi thông tin
khách hàng.
Bên cạnh các nhu cầu như đối với cá nhân, doanh nghiệp cịn có một số
u cầu đặc trưng riêng đối với môi trường làm việc của họ.

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

13


Luận văn Thạc sỹ
Công nghệ mới cho phép làm việc hiệu quả hơn, ví dụ như điều hành,
quản lý quá trình sản xuất kinh doanh từ xa - một hình ảnh, phương thức hoạt
động khá mới mẻ nhưng sẽ trở nên phổ biến trong thời gian tới. Làm việc ở
nhà, tại sân bay, trên đường đều rất thuận tiện khi bạn truy nhập đến cùng một
dịch vụ như tại cơ quan bao gồm danh sách người thân, thông tin lưu trữ.
Cùng với xu hướng làm việc bên ngồi cơng ty đang gia tăng, một yêu cầu
thiết yếu từ khách hàng là an ninh mạng. Khách hàng cần truy nhập an tồn đến
các chức năng trong mơi trường mạng từ thiết bị di động cá nhân, quản lý và
giám sát các ứng dụng an toàn, hiệu quả.
1.1.3 Yêu cầu đối với nhà khai thác
Thơng thường nhà khai thác ln tìm kiếm giải pháp nhanh, linh hoạt
nhằm nắm bắt các cơ hội thương mại mới. Khi khách hàng chuyển từ các dịch
vụ thoại truyền thống sang dịch vụ đa phương tiện, nhà khai thác phải có khả
năng cung cấp liên tục và đáp ứng nhu cầu khách hàng bất cứ khi nào, bằng bất
kỳ cách nào truy nhập đến dịch vụ.
1.2 XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG DI ĐỘNG
Mạng thông tin di động đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên toàn thế
giới trong mười năm vừa qua với khả năng cung cấp đa dạng các loại hình dịch
vụ. Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu ngày càng tăng cao, các dịch vụ
dữ liệu chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng doanh thu của nhà khai thác
mạng thông tin di động.
Trong vài năm tới các dịch vụ thông tin đa phương tiện dựa trên nền IP, sẽ
là nguồn doanh thu chính khi doanh thu từ các dịch vụ thoại đang trở nên bão
hoà. Theo các nhà phân tích cơng nghệ dự đốn dữ liệu sẽ chiếm 90% của dịng

lưu lượng của các mạng cơng cộng trong khoảng từ 5 đến 10 năm nữa. Các ứng
dụng mới như thương mại điện tử, duyệt web không dây, hội nghị đa phương
tiện sẽ còn làm tăng hơn nữa tốc độ dữ liệu. Mặt khác do việc mở cửa thị
trường viễn thông bãi bỏ các quy định, rào cản đang trở thành hiện tượng trên
toàn cầu. Nên giữa các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có sự cạnh tranh gay gắt địi
hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải có sự cân nhắc đáng kể về: Cấu trúc và phương
Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

14


Luận văn Thạc sỹ
thức hoạt động của mạng… Điều này cũng mang đến cơ hội cho nhà cung cấp
dịch vụ để thúc đẩy họ đầu tư, tăng thêm các ứng dụng và dịch vụ mới, giảm
giá thành các dịch vụ đang có.
Các xu hướng này địi hỏi mạng thơng tin di động phải phát triển theo một
cấu trúc mới tiên tiến hơn, cấu trúc dựa trên nguyên tắc của mạng NGN (Next
Generation Network), với các tiêu chí cơ bản:
-Mạng hội tụ thoại và dữ liệu
-Mạng phân tách lớp điều khiển khỏi lớp truyền tải Khái niệm cấu trúc
mạng NGN xuất phát từ mạng thông tin cố định. Theo khuyến nghị của Liên
minh Viễn thông thế giới (ITU), mạng thế hệ mới - Next Generation Network
(NGN) được coi là mạng gói có khả năng cung cấp các dịch vụ viễn thơng, sử
dụng băng tần rộng và các công nghệ truyền tải hỗ trợ QoS trong đó các chức
năng liên quan đến dịch vụ không phụ thuộc vào công nghệ truyền tải. Hệ
thống hỗ trợ tính di động linh hoạt cho phép cung cấp dịch vụ cho thuê bao
một cách ổn định mọi lúc, mọi nơi.
NGN được hiểu là mạng dựa trên mạng chuyển mạch gói trong đó các
phần tử thực hiện chức năng chuyển mạch định tuyến và các phần tử điều khiển
được phân tách một cách logic và vật lý theo khả năng thông minh điều khiển

dịch vụ hoặc cuộc gọi. Mạng NGN hỗ trợ rất đa dạng các loại hình dịch vụ dựa
trên một cơ sở hạ tầng truyền dẫn chung, bao gồm từ các dịch vụ thoại cơ bản
cho đến các dịch vụ số liệu, video, đa phương tiện, dịch vụ băng thông rộng, và
các ứng dụng quản lý mạng thông minh.
Kiến trúc của mạng NGN được chia thành 4 lớp chức năng cơ bản là:
- Lớp ứng dụng và dịch vụ
- Lớp điều khiển
- Lớp truyền tải
- Lớp truy nhập

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

15


Luận văn Thạc sỹ
Ngoài các lớp cơ bản nêu trên, trong kiến trúc mạng NGN cũng như các
mạng nói chung cịn có lớp chức năng quan trọng nữa là lớp quản lý mạng.

Hình 1-1: Kiến trúc logic mạng NGN

Dưới đây sẽ mô tả khái quát chức năng và đặc trưng của các lớp trong kiến
trúc mạng NGN:
- Lớp ứng dụng và dịch vụ mạng
Lớp ứng dụng và dịch vụ mạng được tổ chức thành một lớp duy nhất cho
toàn mạng nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ đến tận nhà thuê bao một cách thống
nhất. Số lượng nút ứng dụng và dịch vụ phụ thuộc vào lưu lượng dịch vụ cũng như
số lượng và loại hình dịch vụ, được tổ chức phân tán theo dịch vụ đảm bảo an toàn
hệ thống. Lớp này được liên kết với lớp điều khiển thông qua các giao diện mở.
- Lớp điều khiển

Lớp điều khiển được tổ chức thành 1 cấp thay vì 3 – 4 cấp như cấu trúc
mạng PSTN truyền thống nhằm giảm tối đa cấp mạng và tận dụng năng lực xử lý
cuộc gọi rất lớn của thiết bị điều khiển thế hệ mới, giảm chi phí đầu tư trên mạng.
Lớp điều khiển có chức năng điều khiển lớp chuyển tải và lớp truy nhập
cung cấp các dịch vụ mạng NGN gồm nhiều modun như modun điều khiển kết nối
ATM, MPLS, điều khiển định tuyến IP, điều khiển kết nối thoại, xử lý các báo
hiệu mạng bao gồm SS7, SIP, MEGACO...
- Lớp chuyển tải

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

16


Luận văn Thạc sỹ
Lớp chuyển tải phải có khả năng chuyển tải các loại lưu lượng như ATM,
IP.. Lớp chuyển tải được tổ chức thành hai cấp: đường trục quốc gia và vùng thay
vì 3-4 cấp như trong mạng PSTN hiện nay.
- Lớp truy nhập
Lớp truy nhập gồm toàn bộ các nút truy nhập được tổ chức không phụ
thuộc theo địa giới hành chính. Các nút truy nhập của các vùng lưu lượng chỉ được
kết nối đến nút chuyển mạch đường trục của vùng đó qua các nút chuyển mạch
nội vùng.
- Lớp quản lý
Lớp quản lý mạng là phần thiết bị quản lý mạng tập trung xuyên suốt tất cả
các lớp khác. Lớp này thực hiện các chức năng quản lý như tính cước, hỗ trợ vận
hành, các xử lý liên quan tới thuê bao hay cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Lớp
quản lý mạng có thể tương tác với các lớp khác thông qua các giao diện chuẩn hay
giao diện lập trình ứng dụng mở API.


Hình 1.2: Cấu trúc của mạng NGN

Với yêu cầu cung cấp các dịch vụ số liệu, đặc biệt là dịch vụ truyền thông
đa phương tiện, mạng thông tin di động hiện nay cũng đang phát triển theo cấu
trúc NGN. Có thể nói, các tổ chức tiêu chuẩn 3GPP và 3GPP2 đóng vai trị chủ
Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

17


Luận văn Thạc sỹ
yếu trong việc xây dựng kiến trúc mạng NGN-Mobile cho các hệ thống thông
tin di động dựa trên mạng lõi GSM và CDMA. Xu hướng phát triển theo cấu
trúc NGN của mạng lõi 3GPP bắt đầu từ Release 4 (R4), sau đó được hồn
thiện bởi Release 5 (R5) và Release 6 (R6) với khả năng hỗ trợ các dịch vụ
thông tin đa phương tiện. Về nguyên tắc, có thể xây dựng mạng thơng tin di
động NGN-Mobile dựa trên các cấu trúc: mạng lõi R4 hoặc cấu trúc mạng lõi
R5&R6.
Việc lựa chọn giải pháp nâng cấp mạng của mỗi nhà khai thác cụ thể phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như hiện trạng mạng hiện tại; chiến lược
phát triển mạng/dịch vụ; chi phí đầu tư. Điều này cho phép nhà khai thác lựa
chọn phương án triển khai mạng phù hợp.
1.3 KẾT LUẬN
Để duy trì các khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới, nhà cung
cấp dịch vụ cần tạo một hình ảnh hấp dẫn về các dịch vụ đa phương tiện. Việc
triển khai thành công các công nghệ chuyển mạch, báo hiệu, cơ sở hạ tầng ứng
dụng bản chất là tạo tiền đề và mở ra cơ hội cho các dịch vụ thế hệ tiếp theo.
Nhà cung cấp mà phân phối các dịch vụ tiên tiến, có giá trị sẽ chiếm thị phầm
và thu nhiều lợi nhuận. Giải pháp NGN-Mobile đã thực sự hoà nhập dịch vụ
thời gian thực và phi thời gian thực nên nhà khai thác mạng có thể đẩy nhanh

thời gian tiếp cận thị trường.

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

18


Luận văn Thạc sỹ

CHƯƠNG 2 XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG BÁO HIỆU
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.1 Hệ thống báo hiệu số 7 truyền thống
Ngày nay, hệ thống báo hiệu số 7 được xác định như là một kỹ thuật cơ bản và rất quan
trọng để truyền tải thông tin báo hiệu giữa các mạng thoại di động và cố định, các mạng
gói cũng như là giữa các mạng thơng minh. Chồng giao thức báo hiệu số 7 được chuẩn
hoá bởi ITU-T và ANSI cho phép kết nối bất kỳ nhà cung cấp nào trên bất cứ mạng nào.
Được phát triển và ứng dụng từ những năm 80 của thế kỷ 20, hệ thống báo hiệu số 7 với
nhiều ưu điểm nổi bật của mình đã đem lại cho người sử dụng nhiều tiện ích như nâng
cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy và các dịch vụ mới…, cũng như đã và đang đem đến
cho các nhà khai thác và quản lý mạng những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Gần đây, IP đã nổi lên như là một sự thay thế hiệu quả và chi phí thấp cho hệ
thống SS7 trong việc truyền tải thông tin báo hiệu trong mạng thế hệ mới NGN, cho phép
các nhà khai thác mạng quản lý sự tăng trưởng và giảm chi phí trong khi vẫn thỏa mãn
các nhu cầu về các dịch vụ mới của khách hàng. Sử dụng IP như là một cơ chế truyền tải
báo hiệu cho phép hệ thống mạng đáp ứng được với sự bùng nổ nhu cầu về băng thông
tạo ra bởi ứng dụng mới. Tại cùng một thời điểm, IP là một sự lựa chọn hiệu quả hơn báo
hiệu số 7 truyền thống, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tối đa hoá lợi nhuận của họ.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở chương trước, trong quá trình phát triển lên mạng
NGN, vì nhiều lý do kỹ thuật và kinh tế mà chúng ta không thể ngay lập tức thay thế và
loại bỏ cơ sở hạ tầng mạng hiện tại. Triển khai mạng NGN, chúng ta phải tiến hành từng

bước, và phải tính đến việc tương thích với mạng hiện tại. Điều đó cũng có nghĩa là
chúng ta không thể thay thế ngay báo hiệu SS7 bằng cơng nghệ IP mà phải tính đến một
giải pháp cho phép truyền tải báo hiệu số 7 trên nền mạng mới – trên nền IP.
Trước khi xem xét kỹ vấn đề truyền tải báo hiệu số 7 qua mạng NGN, chương này
được dành để tìm hiểu những vấn đề tổng quan và cơ bản nhất của hệ thống báo hiệu số
7.

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

19


Luận văn Thạc sỹ
2.1.2 Giới thiệu chung về báo hiệu và hệ thống báo hiệu số 7
Trong mạng viễn thông, báo hiệu được coi là một phương tiện để chuyển thông tin
và các lệnh từ điểm này đến điểm khác. Các thơng tin và các lệnh này có liên quan đến
q trình thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi.
Thông thường báo hiệu được chia làm hai loại : Báo hiệu đường thuê bao và báo
hiệu liên tổng đài. Báo hiệu đường thuê bao là báo hiệu giữa các máy đầu cuối tức là giữa
máy điện thoại và tổng đài nội hạt. Báo hiệu liên tổng đài là báo hiệu giữa các tổng đài
với nhau.
Báo hiệu liên tổng đài gồm hai loại: Báo hiệu kênh riêng CAS (Channel
Associated Signalling) và báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel Signalling).
Báo hiệu kênh riêng là hệ thống báo hiệu trong đó báo hiệu nằm trong kênh tiếng
hoặc trong một số kênh có liên quan chặt chẽ với kênh tiếng. Hệ thống báo hiệu này có
nhược điểm là tốc độ thấp, dung lượng thơng tin bị hạn chế, chính vì vậy mà khơng đáp
ứng được yêu cầu của các dịch vụ mới.
Báo hiệu kênh chung là hệ thống báo hiệu trong đó báo hiệu nằm trong một kênh
tách biệt với các kênh tiếng và kênh báo hiệu này được sử dụng chung cho một số lượng
lớn các

quốc tế (CCITT, nay là ITU – T) đưa ra những năm 79/80, được thiết kế tối ưu
cho mạng quốc gia và quốc tế sử dụng trung kế số. Tốc độ của đường báo hiệu đạt
64kbps. Trong thời gian này, mơ hình tham chiếu các hệ thống mở OSI cũng đã được
phát triển tương đối kênh tiếng. Trong báo hiệu CCS, thông tin báo hiệu cần truyền được
tạo thành các đơn vị tín hiệu gọi là các gói số liệu. Ngồi các thơng tin về báo hiệu, trong
đơn vị báo hiệu cịn có các chỉ thị về kênh tiếng và các thông tin địa chỉ, thông tin điều
khiển lỗi, thông tin quản trị và vận hành mạng.
Hệ thống báo hiệu số 7 (CCS7 hay SS7) là một hệ thống báo hiệu kênh chung
được Hội đồng tư vấn về Điện báo và Điện thoại hoàn chỉnh và được áp dụng cho báo
hiệu số 7.
Hệ thống báo hiệu số 7 được thiết kế không những chỉ cho điều khiển thiết lập,
giám sát các cuộc gọi điện thoại mà cả các dịch vụ phi thoại, với các ưu điểm sau đây :
Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

20


Luận văn Thạc sỹ
Tốc độ cao : thời gian thiết lập gọi giảm đến nhỏ hơn 1s trong hầu hết các trường
hợp.
Dung lượng lớn : mỗi đường báo hiệu có thể mang báo hiệu cho đến vài trăm cuộc
gọi đồng thời.
Độ tin cậy cao : bằng cách sử dụng các tuyến dự phịng, mạng báo hiệu có thể hoạt
động với độ tin cậy cao.
Tính kinh tế : so với hệ thống báo hiệu truyền thống, hệ thống báo hiệu số 7 cần
rất ít thiết bị báo hiệu.
Tính mềm dẻo : hệ thống gồm rất nhiều tín hiệu, do vậy có thể sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau, đáp ứng được với sự phát triển của mạng trong tương lai.
2.2 CẤU TRÚC HỆ THỐNG MẠNG BÁO HIỆU SỐ 7
2.2.1 Các thành phần chính của mạng báo hiệu số 7

2.2.1.1 Điểm báo hiệu (Signalling Points)
Mạng báo hiệu số 7 hoạt động song song với mạng truyền tải. Kiến trúc mạng báo
hiệu số 7 định nghĩa ba tập các node gọi là các điểm báo hiệu (SPs), được kết nối với
nhau bởi các tuyến báo hiệu. Mỗi một điểm báo hiệu SP được phân biệt với nhau bởi một
mã điểm báo hiệu nhị phân duy nhất. Tuỳ theo vị trí của nó có thể là mã điểm gốc OPC
(Originating Point Code) hay mã điểm đích DPC (Destination Point Code).

Hình 2-1: Các thành phần của mạng báo hiệu số 7

- Điểm chuyển mạch dịch vụ (Service Switching Point – SSP)

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

21


Luận văn Thạc sỹ
SSP được kết hợp với các node chuyển mạch của mạng truyền tải và là giao diện
giữa mạng báo hiệu số 7 và mạng truyền tải. Trong mạng truyền tải được điều khiển bởi
báo hiệu số 7, tất cả các tổng đài, kể cả tổng đài trung tâm và quá giang, đều được kết nối
tới mạng báo hiệu số 7 thông qua các SSP. Một SSP chỉ kết nối trực tiếp với các nốt gần
kề và việc liên lạc với các điểm báo hiệu xa phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng đánh địa
chỉ và định tuyến của mạng. Về mặt vật lý, SSP là một máy tính tạo ra các bản tin để gửi
đến các thành phần khác của mạng báo hiệu số 7 và nhận các bản tin trả lời.(SSP nhận
các bản tin từ chuyển mạch thoại, chuyển thành các bản tin SS7 rồi gửi tới các điểm báo
hiệu khác trong mạng)
- Điểm chuyển tiếp báo hiệu (Signal Transfer Point)
STP là các node chuyển mạch có thêm chức năng biên dịch nhãn định tuyến và
định tuyến lưu lượng mạng SS7 giữa các SP không kề nhau. STP cũng định tuyến các
bản tin SS7 đến các Điểm điều khiển dịch vụ (Service Control Point – SCP) mà tại đó lưu

giữ cơ sở dữ liệu. Tồn bộ q trình thơng tin trong mạng SS7 đều được thực hiện qua
STP ngay cả đối với các node kề nhau. Cuối cùng, STP cung cấp các dịch vụ gateway,
phân phối và nhận các cuộc gọi SS7 từ các mạng khác, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch
vụ quốc tế và vơ tuyến mà có thể triển khai SS7 một cách khác nhau. Trong thực tế, STP
thường được triển khai theo từng cặp để nâng cao hiệu năng hệ thống và độ tin cậy của
mạng.
- Điểm điều khiển dịch vụ (Service Control Point)
SCP cho phép truy nhập vào cơ sở dữ liệu thơng tin cần thiết cho q trình hoạt
động của mạng, thường là biên dịch số và chỉ dẫn ứng dụng, nhưng cũng bao gồm ngày
càng nhiều các dữ liệu cần thiết cho các dịch vụ vô tuyến và thơng minh. Các STP có thể
truy nhập những dữ liệu này thông qua các tuyến không phải là của SS7, ví dụ như X.25,
và trả lại thơng tin cho định tuyến cuộc gọi giữa các SSP, kết hợp số quay với đích đến
thực tế, cung cấp hướng dẫn để chuyển tiếp cuộc gọi..v.v.. SCP cũng cho phép kết nối tới
các thành phần mạng thông minh như Hệ thống quản lý dịch vụ và Ngoại vi thông minh.
SCP thường được dự phòng kép để nâng cao hiệu năng hệ thống và độ tin cậy của mạng.
- Điểm điều khiển dịch vụ (Service Control Point)

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

22


Luận văn Thạc sỹ
SCP cho phép truy nhập vào cơ sở dữ liệu thơng tin cần thiết cho q trình hoạt
động của mạng, thường là biên dịch số và chỉ dẫn ứng dụng, nhưng cũng bao gồm ngày
càng nhiều các dữ liệu cần thiết cho các dịch vụ vô tuyến và thơng minh. Các STP có thể
truy nhập những dữ liệu này thông qua các tuyến không phải là của SS7, ví dụ như X.25,
và trả lại thơng tin cho định tuyến cuộc gọi giữa các SSP, kết hợp số quay với đích đến
thực tế, cung cấp hướng dẫn để chuyển tiếp cuộc gọi..v.v.. SCP cũng cho phép kết nối tới
các thành phần mạng thông minh như Hệ thống quản lý dịch vụ và Ngoại vi thông minh.

SCP thường được dự phòng kép để nâng cao hiệu năng hệ thống và độ tin cậy của mạng.
2.2.1.2 Các kiểu tuyến báo hiệu
Các tuyến báo hiệu trong mạng báo hiệu số 7 được phân chia phụ thuộc vào ứng
dụng của chúng trong mạng báo hiệu. Thực tế chúng khơng có gì khác nhau về mặt vật
lý, đều là các tuyến dữ liệu song hướng 56kbps hoặc 64kbps. Các tuyến báo hiệu này
được phân loại như sau:
- Tuyến A (Access): kết nối giữa một STP và một SSP hay một SCP. Tuyến A
được sử dụng cho mục đích duy nhất là phân phát báo hiệu xuất phát từ hay đến các điểm
cuối báo hiệu (SSP hay SCP).
- Tuyến C (Cross): kết nối các STP với nhau. Chúng được sử dụng để tăng độ tin
cậy của mạng báo hiệu trong trường hợp một hay vài tuyến báo hiệu gặp sự cố.
- Tuyến E (Extend): trong khi một SSP được kết nối với STP “nhà” của nó bằng
một số các tuyến A thỡ cú thể tăng độ tin cậy bằng cách triển khai thêm một số các tuyến
nối tới một cặp STP thứ hai. Những tuyến này được gọi là tuyến E, thực chất là các tuyến
kết nối dự phũng trong trường hợp không thể kết nối được với SSP “nhà” qua các tuyến
A. Tuyến E có thể được triển khai hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào nhà cung cấp
mạng.
- Tuyến F (Fully associated): đây là các tuyến mà kết nối trực tiếp hai điểm báo
hiệu với nhau. Các tuyến F chỉ được cho phép thực hiện trong kiến trúc mạng báo hiệu
kiểu kết hợp và việc có triển khai các tuyến F hay không là phụ thuộc vào nhà cung cấp
mạng.

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

23


Luận văn Thạc sỹ
Ngồi các tuyến báo hiệu trên cịn có một số tuyến báo hiệu khác như: tuyến B
(Bridge), tuyến D (Diagonal). Dù tên có khác nhau nhưng chức năng chung của chúng

đều là truyền tải các bản tin báo hiệu từ điểm khởi đầu vào mạng đến đúng địa chỉ đích.

Hình 2-2: Các tuyến báo hiệu trong mạng số 7

2.2.2 Các kiểu kiến trúc báo hiệu
Trong thuật ngữ của CCS No.7, khi hai nút báo hiệu có khả năng trao đổi các bản
tin báo hiệu với nhau thông qua mạng báo hiệu ta nói giữa chúng tồn tại một liên kết báo
hiệu. Các mạng báo hiệu có thể sử dụng 3 kiểu báo hiệu khác nhau, trong đó ta hiểu
“kiểu” là mối quan hệ giữa đường đi của bản tin báo hiệu và đường tiếng có liên quan.
- Kiểu kết hợp: Trong kiểu kết hợp các bản tin báo hiệu và các đường tiếng giữa
hai điểm được truyền trên một tập hợp đường đấu nối trực tiếp giữa hai điểm này với
nhau.
- Kiểu không kết hợp: Trong kiểu này các bản tin báo hiệu có liên quan đến các
đường tiếng giữa hai điểm báo hiệu được truyền trên một hoặc nhiều tập hợp đường quá
giang, qua một hoặc nhiều điểm chuyển tiếp báo hiệu.
- Kiểu tựa kết hợp: Kiểu báo hiệu này là trường hợp đặc biệt của kiểu báo hiệu
khơng kết hợp, trong đó các đường đi của bản tin báo hiệu được xác định trước và cố
định, trừ trường hợp định tuyến lại vì có lỗi.

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

24


Luận văn Thạc sỹ
2.2.2.1 Các bản tin báo hiệu trong mạng báo hiệu số 7
Trong mạng báo hiệu số 7, các node thông tin với nhau bằng các bản tin dưới dạng
gói gọi là các đơn vị báo hiệu (Signal unit – SU). Có ba kiểu bản tin báo hiệu được phân
biệt với nhau bởi trường chỉ thị độ dài (LI – Length Indicator), đó là:
Đơn vị tín hiệu bản tin MSU: đây là bản tin quan trọng và phức tạp nhất trong ba

loại bản tin. Không giống như FISU và LSSU chỉ có thể được đánh địa chỉ tới node lân
cận và do đó chỉ hỗ trợ những lớp thấp nhất trong chồng giao thức SS7, MSU chứa nhãn
định tuyến và trường thơng tin báo hiệu. Do đó chúng cung cấp phương tiện để mang
thông tin điều khiển kênh và bản tin thực hiện sử dụng bởi các lớp cao hơn của chồng
giao thức SS7. Các trường thông tin của MSU cũng có thể mang thơng tin bảo dưỡng và
quản lý mạng.
Đơn vị tín hiệu trạng thái đường LSSU: LSSU được sử dụng để cung cấp các chỉ
thị về trạng thái đường tới đầu kia của đường số liệu. Các thơng tin về trạng thái đường có
thể là: bình thường, khơng hoạt động, mất tín hiệu đồng chỉnh, trạng thái khẩn.., trong đó
có thủ tục đồng chỉnh ban đầu, được sử dụng khi khởi tạo lần đầu các đường báo hiệu và
khơi phục lại sau sự cố.
Đơn vị tín hiệu thay thế FISU: FISU được truyền khi trên đường truyền số liệu
không truyền các bản tin MSU và LSSU, mục đích là để nhận các thơng báo tức thời về
sự cố của đường báo hiệu.

Học viên: Phạm Thanh Nam - Lớp: KTĐT2

25


×