Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông cầu bằng mô hình số trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổng hợp để quản lý môi trường nước sông cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 126 trang )

PHẠM TIẾN NHẤT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------

..

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SƠNG
CẦU BẰNG MƠ HÌNH SỐ, TRÊN CƠ SỞ ĐĨ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ QUẢN LÝ
MƠI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU

PHẠM TIẾN NHẤT

2007 – 2009

HÀ NỘI- 2009
HÀ NỘI

2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SƠNG CẦU
BẰNG MƠ HÌNH SỐ, TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ:…………………

PHẠM TIẾN NHẤT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG XUÂN HIỂN

HÀ NỘI - 2009


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập, nghiên cứu, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, các
cơ, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp, em đã hồn thành
chương trình học tập và nghiên cứu luận văn với đề tài: Nghiên cứu đánh giá chất
lượng nước sơng Cầu bằng mơ hình số, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổng
hợp để quản lý môi trường nước sông Cầu.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Đặng Xuân
Hiển, người đã hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Cảm ơn
thầy đã hướng dẫn tận tình, động viên em trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành
bản luận văn này đúng thời hạn.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn tới các Thầy, Cơ giáo trường Đại học Bách khoa
Hà Nội, Khoa sau đại học, đặc biệt là các Thầy, Cô tại Viện khoa học và Công nghệ
Môi trường, đã trang bị cho em những kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để em

có khả năng hồn thành luận văn và qua đó nâng cao kiến thức của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm tư vấn và Công nghệ môi
trường, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành chương
trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn.

Học viên
Phạm Tiến Nhất.


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài: Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sơng Cầu bằng mơ hình số,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổng hợp để quản lý môi trường nước sông Cầu.

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Người làm Luận văn
Phạm Tiến Nhất


-i-

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1......................................................................................... 5
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................... 5
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu mơ hình chất lượng nước.....……………….....5

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ..............................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..............................................................5
1.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu………….…….…………6
1.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................6
1.2.2. Địa hình .....................................................................................................7
1.2.3. Thổ nhưỡng ................................................................................................9
1.2.4. Thảm phủ thực vật ....................................................................................9
1.2.5. Mạng lưới sông suối ................................................................................10
1.3. Tổng quan hiện trạng chất lượng nước khu vực nghiên cứu……..…………...14
1.3.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ......................................................14
1.3.2. Chất lượng nước sông Cầu ......................................................................15
1.3.2.1. Sông Cầu ...........................................................................................15
1.3.2. 2. Sông Công ........................................................................................20
1.3.2.3. Sông Ngũ Huyện Khê .......................................................................23
1.3.2.4. Các sông khác bao gồm suối Nghinh Tường, sông Đu, sơng Cà Lồ
và suối Phượng Hồng ...................................................................................25
1.3.3. Ngun nhân suy thối mơi trường lưu vực sơng Cầu ............................28
CHƯƠNG 2...........................................................................................
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MƠ HÌNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MIKE 11 ..

29

2.1. Giới thiệu chung về hệ thống mơ hình của phần mềm MIKE………….…… 29
2.2. Hệ thống các module trong phần mềm MIKE 11 ….….…….………………30
2.3. Cơ sở dữ liệu của mô hình MIKE 11………….…….……………...................34


- ii -

2.4.1. Các phương trình cơ bản .........................................................................35

2.4.1.1. Hệ phương trình Sain - Venant .........................................................35
2.4.1.2. Phương trình lan truyền, khuyếch tán ...............................................38
2.4.1.3. Phương trình mơ tả các chu trình phản ứng trong môi trường nước.40
2.4.2. Các điều kiện đầu và điều kiện biên ........................................................50
2.4.2.1. Các điều kiện đầu ..............................................................................50
2.4.2.2. Các điều kiện biên .............................................................................50
2.4.3. Các thông số và số liệu tính tốn.............................................................52
2.4.3.1. Các thơng số, số liệu tính tốn thủy động lực ...................................52
2.4.3.2. Các thơng số, số liệu tính tốn lan truyền, khuyếch tán ...................54
2.4.3.3. Các thơng số, số liệu tính tốn chất lượng nước ...............................54
2.5. Các phương pháp số được sử dụng trong phần mềm..........................................56
2.6. Các điều kiện ổn định của mơ hình ………….…….………………………..57
2.7. u cầu dữ liệu đầu vào………….…….…………….......................................58
CHƯƠNG 3...........................................................................................
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU TRONG MÔ HÌNH .......................... 60
3.1. Các dữ liệu về địa hình ………….…….………………………………………60
3.1.1. Dữ liệu về mạng sông ..............................................................................60
3.1.2. Dữ liệu về mặt cắt ....................................................................................62
3.2. Các dữ liệu biên………….…….……………………………………………...66
3.3. Các thông số lan truyền, khuyếch tán …….………………………………….68
CHƯƠNG 4....................................................................................... 69
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 TÍNH TỐN CHẤT
LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SƠNG CẦU ............................................... 69
4.1. Thu thập số liệu ………….…….………………………………………………69
4.1.1. Số liệu thuỷ văn, thuỷ lực: .......................................................................69


- iii -

4.1.2. Số liệu chất lượng nước:..........................................................................71

4.2. Áp dụng mơ hình MIKE11 tính tốn chế độ thủy lực hệ thống sông lưu vực
sông Cầu………….…….…………………………………………………………..73
4.2.1. Mục tiêu ...................................................................................................73
4.2.2. Các bước ứng dụng..................................................................................73
4.2.3. Sơ đồ tính tốn .........................................................................................73
4.2.4. Hiệu chỉnh mơ hình thuỷ lực ....................................................................74
4.2.5. Kiểm nghiệm mơ hình thuỷ lực ................................................................77
4.3. Áp dụng mơ hình MIKE 11 tính tốn diễn biến chất lượng nước sông Cầu….72
4.3.1. Mục tiêu ...................................................................................................79
4.3.2. Các bước ứng dụng..................................................................................79
4.3.3. Hiệu chỉnh mơ hình ..................................................................................81
4.4. Dự báo diễn biến chất lượng nước hệ thống sông lưu vực sông Cầu theo một số
Phương án phát triển kinh tế xã hội……………………..………………………....85
4.5. Phân vùng khu vực chất lượng nước đang bị đe doạ về môi trường…….……93
4.5.1. Phương pháp xác định vùng chất lượng nước đang bị đe doạ về môi
trường………………………………………………………………………………………..93

4.5.2. Vùng chất lượng nước đang bị đe doạ về môi trường…………………95
4.6. Đề xuất một số giải pháp tổng hợp nhằm quản lý bảo vệ môi trường nước lưu
vực sông Cầu.…………………………………………………………………………....96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................

104

PHỤ LỤC



- iv -

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ tài ngun Mơi trường

CP

Chính phủ

CEETIA

Trung tâm kỹ thuật Mơi trường đô thị và Khu công nghiệp

CT-TW

Chỉ thị Trung ương

GDP

Thu nhập quốc dân theo đầu người

KH&CN


Khoa học và công nghệ

KHTH& CN

Khoa học tự nhiên và công nghệ

KHCN

Khoa học công nghệ

LVS

Lưu vực sơng

MTĐT

Mơi trường đơ thị



Nghị định

NQ

Nghị quyết

PGS.TS

Phó Giáo sư, tiến sĩ


QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng

QCVN

Quy chuẩn Việt nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

KCN

Khu công nghiệp

CCN

Cụm công nghiệp

KTXH


Kinh tế xã hội


-v-

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1

Số liệu của các trạm thủy văn được dùng trong mơ hình

64

Bảng 4.2

Số liệu của các trạm thủy văn được dùng trong mơ hình

68

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT

Trang

Hình 1.1

Bản đồ lưu vực sơng Cầu

8

Hình 1.2


Hình ảnh một số nguồn thải gây ơ nhiễm nước sơng Cầu

13

Hình 1.3

Diễn biến DO trên sơng Cầu

16

Hình 1.4

Diễn biến COD trên sơng Cầu

16

Hình 1.5

Diễn biến BOD5 trên sơng Cầu

17

Hình 1.6

Diễn biến Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

18

Hình 1.7


Diễn biến NH4+ dọc sơng Cầu

18

Hình 1.8

Diễn biến dầu mỡ dọc sơng Cầu

19

Hình 1.9

Diễn biến DO dọc sơng Cơng

20

Hình 1.10

Diễn biến BOD5 dọc sơng Cơng

20

Hình 1.11

Diễn biến COD dọc sơng cơng

21

Hình 1.12


Diễn biến NH4+ sơng Cơng

21

Hình 1.13

Diễn biến Dầu mỡ trên sơng Cơng

22

Hình 1.14

DO dọc sơng Ngũ Huyện Khê

23

Hình 1.15

BOD5 dọc sơng Ngũ Huyện Khê

23

Hình 1.16

COD dọc sơng Ngũ Huyện Khê

24

Hình 1.17


NH4 dọc sơng Ngũ Huyện Khê

24

Hình 1.18

Diễn biến Dầu sơng NHK

25

Hình 1.19

Diễn biến DO trong các đợt quan trắc

26

Hình 1.20

Diễn biến COD trong các đợt quan trắc

26

Hình 1.21

Diễn biến BOD5 trong các đợt quan trắc

27

Hình 1.22


Diễn biến NH4+ trong các đợt quan trắc

28


- vi -

Hình 2.1

Cấu trúc mơ hình của phần mềm MIKE 11

29

Hình 2.2

Chu trình biến đổi oxy

41

Hình 2.3

Các quá trình vận chuyển của Nitơ

45

Hình 2.4

Các quá trình biến đổi Photpho trong nước


47

Hình 3.1

Trình soạn thảo mạng sơng (Network Editor)

54

Hình 3.2

Trình soạn thảo số liệu thơ (Cross-section, raw data

56

editor)
Hình 3.3

Cửa sổ trình soạn thảo mặt cắt đã xử lý (Cross-section

57

processed data editor)
Hình 3.4

Diện tích mặt cắt trên độ cao tối đa được xác định

58

Hình 3.5


Trình soạn thảo chuỗi thời gian (hộp thoại Time File

59

properties)
Hình 3.6

Dữ liệu chuỗi thời gian (hộp thoại Time series data)

60

Hình 3.7

Trình soạn thảo biên (Boundary Editor)

60

Hình 3.8

Trình soạn thảo về chất lượng nước

61

Hình 4.1

Sơ đồ mơ phỏng thủy lực các sông thuộc hệ thống sông

63

lưu vực sông Cầu

Hình 4.2

Hình 4.2: Sơ đồ mạng tính tốn thủy lực hệ thống sơng

67

Cầu- Thương
Hình 4.3

Hình 4.3: So sánh giữa kết quả tính tốn hiệu chỉnh mơ

69

hình diễn tốn MIKE 11 với số liệu mực nước thực đo Đáp
Cầu từ 01/01/2003 đến tháng 31/12/2003
Hình 4.4

Hình 4.4: So sánh giữa kết quả tính tốn hiệu chỉnh mơ

69

hình diễn tốn MIKE 11 với số liệu mực nước thực đo Phủ
Lạng Thương từ 01/01/2003 đến tháng 31/12/2003
Hình 4.5

Hình 4.5: So sánh giữa kết quả tính tốn hiệu chỉnh mơ

70

hình diễn tốn MIKE 11 với số liệu mực nước thực đo Lục

Nam từ 01/01/2003 đến tháng 31/12/2003
Hình 4.6

So sánh giữa kết quả tính tốn kiểm nghiệm mơ hình diễn

71


-vii-

toán MIKE 11 với số liệu mực nước thực đo Đáp Cầu từ
01/01/2005 đến 31/12/2005
Hình 4.7

So sánh giữa kết quả tính tốn kiểm nghiệm mơ hình diễn

71

tốn MIKE 11 với số liệu mực nước thực đo Phủ Lạng
Thương từ 01/01/2005 đến 31/12/2005
Hình 4.8

So sánh giữa kết quả tính tốn kiểm nghiệm mơ hình diễn

72

tốn MIKE 11 với số liệu mực nước thực đo Lục Nam từ
01/01/2005 đến 31/12/2005
Hình 4.9


Sơ đồ tính tốn, mơ phỏng chất lượng nước sơng Cầu

73

Hình 4.10

Điểm quan trắc chất lượng nước sử dụng trong

75

hiệu chỉnh và kiểm nghiệm mơ hình
Hình 4.11

Mơ phỏng DO tại trạm thủy văn Đáp Cầu

76

Hình 4.12

Mơ phỏng BOD tại trạm thủy văn Đáp Cầu

76

Hình 4.13

Mơ phỏng Amoni tại trạm thủy văn Đáp Cầu

77

Hình 4.14


Mơ phỏng Nitrat tại trạm thủy văn Đáp Cầu

77

Hình 4.15

Đường q trình tính tốn DO theo các phương án tại mặt

79

cắt hạ lưu thành phố Thái Nguyên
Hình 4.16

Đường quá trình tính tốn BOD theo các phương án tại

79

mặt cắt hạ lưu thành phố Thái Ngun
Hình 4.17

Đường q trình tính toán Amoni theo các phương án tại

80

mặt cắt
hạ lưu thành phố Thái Ngun
Hình 4.18

Đường q trình tính tốn Nitrat theo các phương án tại


80

mặt cắt hạ lưu thành phố Thái Ngun
Hình 4.19

Đường q trình tính tốn DO theo các phương án tại mặt

81

cắt hạ lưu thành phố Bắc Ninh
Hình 4.20

Đường q trình tính tốn BOD theo các phương án tại

81

mặt cắt hạ lưu thành phố Bắc Ninh
Hình 4.21

Đường quá trình tính tốn Amoni theo các phương án tại

82


-viii-

mặt cắt hạ lưu thành phố Bắc Ninh
Hình 4.22


Đường quá trình tính tốn Nitrat theo các phương án tại

82

mặt cắt hạ lưu thành phố Bắc Ninh
Hình 4.23

Bản đồ dự báo nồng độ BOD5 đến năm 2020

83

Hình 4.24

Bản đồ dự báo nồng độ DO đến năm 2020

84

Hình 4.25

Bản đồ dự báo Tổng Nitơ đến năm 2020

85

Hình 4.26

Sơ đồ phương pháp xác định các vùng đang bị đe doạ về

87

mơi trường

Hình 4.27

Bản đồ các vùng chất lượng nước đang bị đe doạ trên lưu
vực sông Cầu

88


1

MỞ ĐẦU
Lưu vực sông Cầu là một trong lưu vực sơng lớn của nước ta, có vị trí địa lý
đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế
- xã hội. Đây là lưu vực quan trọng nhất trong hệ thống sơng Thái Bình, có diện tích
lưu vực 6030 km2, với chiều dài lưu vực trên 288 km, độ cao bình quân lưu vực
150 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng trung bình: 30,7 km, mật độ lưới sơng
0,95 km/km2 và hệ số uốn khúc 2,02.
Hiện nay sông Cầu đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là tác động của các khu cơng nghiệp, khu khai thác và chế biến
khống sản, các đô thị và các tụ điểm dân cư. Sự ra đời và hoạt động của các khu
công nghiệp Sông Cơng, Quang Minh, Bình Xun, Khai Quang, n Phong, Tiên
Sơn, Quế Võ, Đình Trám, Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy giấy Hồng
Văn Thụ….các hoạt động tiểu thủ cơng nghiệp tại các làng nghề (trên 200 làng
nghề), các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác thác chế
biến khoáng sản... đã làm cho chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Cầu
ngày càng xấu đi. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thuộc lưu vực
sông Cầu (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương,
Hà Nội) những năm vừa qua, đặc biệt là Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2006,
2007, 2008 đã cho thấy nhiều vị trí trên sơng Cầu từ thượng lưu đến hạ lưu đều đã
bị ô nhiễm, nồng độ BOD5, COD, SS, dầu mỡ cao hơn quy chuẩn cho phép
(QCVN08: BTNMT-2008), đặc biệt đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên nồng độ

những thông số này vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần. Chính việc phát triển kinh tế - xã
hội trên lưu vực sông Cầu đã, đang và sẽ nảy sinh hàng loạt các vấn đề ơ nhiễm mơi
trường nói chung và ơ nhiễm nguồn nước nói riêng.
Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự
phát triển bền vững. Trong những năm qua, các nhà quản lý tài ngun mơi trường
các cấp, đặc biệt là Chính phủ đã có nhiều biện pháp tích cực để cải thiện chất
lượng môi trường trên lưu vực sông Cầu. Tuy nhiên, tình trạng xả thải vào lưu vực
sơng vẫn đang ở mức báo động. Nguyên nhân chính là thiếu một cơ chế điều phối


2

giữa các ngành, các địa phương trong công tác quản lý mơi trường tổng thể của tồn
lưu vực. Mặt khác, cần dự báo được mức độ tác động của các kịch bản phát triển
trên lưu vực làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý và ngăn ngừa ô nhiễm đảm bảo
phát triển lưu vực bền vững.
Những thách thức nêu trên trong vấn đề bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu
đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học, nhiều đơn vị nghiên cứu khoa học.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên
hiện có, đặc biệt là tài nguyên nước, của lưu vực sơng Cầu. Ví dụ như nghiên cứu
của Cục quản lý nước và cơng trình thủy lợi, Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn (2000) đã tính tốn cân bằng nguồn nước sơng Cầu để đánh giá khả năng đáp
ứng của nguồn nước cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong lưu vực.
Hay những thống kê về hệ thống cơng trình thủy của Trung tâm cơng trình thủy,
Đại học Xây dựng Hà Nội (Báo cáo hiện trạng cơng trình thủy trên tiểu hệ thống
sông Cầu, 3/2000). Trong nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và
Mơi tường, ngồi những đánh giá về môi trường nước lưu vực sông Cầu, các nhà
nghiên cứu cịn kiểm kê nguồn tài ngun khí hậu, thủy văn, những yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường nước trong lưu vực. Nhiều giải pháp khắc phục, xử lý
đối với hiện trạng khai thác nước sông đã được đưa ra trong các nghiên cứu như

“Báo cáo đánh giá bổ sung hiện trạng ô nhiễm môi trường và các giải pháp khắc
phục tại lưu vực sông Cầu giai đoạn 2000 - 2020” [Liên hiệp khoa học sản xuất
công nghệ hoá học - Trung tâm KHTN & CN Quốc gia, 3/2000], “Báo cáo hiện
trạng nước sạch - vệ sinh môi trường 6 tỉnh và các xã ven sông Cầu. Đề xuất các
giải pháp xử lý.” [Ban chỉ đạo lâm thời đề án 6 tỉnh bảo vệ khai thác lưu vực sông
Cầu. - 4/2000]. Tất cả những nghiên cứu này đã đóng góp tích cực vào cơng tác
quản lý tài ngun nước, môi trường trong lưu vực sông Cầu, đáp ứng các yêu cầu
cụ thể. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đưa ra được bức tranh tổng thể về ô
nhiễm môi trường nước sông Cầu phân bố liên tục theo không gian, thời gian, cũng
như mối quan hệ tương tác giữa hiện trạng môi trường nước và sự phát triển kinh tế
xã hội trong lưu vực sơng. Do đó địi hỏi phải có những nghiên cứu tổng hợp để dự


3

báo những biến đổi mơi trường trong tương lai, góp phần định hướng cho việc quy
hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên toàn lưu vực cũng như quy hoạch môi trường
nhằm hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm ở tầm vĩ mơ.
Chính vì vậy, việc lựa chọn Luận văn: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng
nước sông Cầu bằng mô hình số, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổng hợp để
quản lý môi trường nước sông Cầu”, là vấn đề hết sức cần thiết, giúp các nhà quản
lý có căn cứ để đưa ra những chính sách cụ thể nhằm bảo vệ môi trường trên lưu
vực sông Cầu, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ mơi trường
trong thời gian tới.
Mục đích của luận văn, các vấn đề giải quyết
+ Mục đích của luận văn: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sơng Cầu trên
cơ sơ mơ hình nhằm thu được bức tranh đầy đủ về hiện trạng môi trường nước sông
Cầu, phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch sử dụng, khai thác và bảo vệ dịng
sơng này
+Các vấn đề cần giải quyết:

-

Thu thập số liệu: các số liệu về địa hình, số liệu về thuỷ văn, số liệu về
nguồn thải, số liệu vê chất lượng nước.

-

Nhập số liệu vào mơ hình, chạy và hiệu chỉnh mơ hình

-

Đưa ra các kịch bản dự báo về chất lượng nước.

Địa điểm và phạm vi nghiên cứu
Trên lưu vực sơng Cầu, trong đó tập trung vào các khu vực ô nhiễm và các
khu công nghiệp, các khu đô thị dọc lưu vực sông Cầu có nguồn thải vào lưu vực
sơng Cầu.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê: phân tích hệ thống và kế thừa các tài liệu đã có nhằm
thống kê các nguồn thải, phân tích đánh giá các tác nhân gây ơ nhiễm mơi trường và
tính tốn tải lượng thải vào lưu vực sông Cầu.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát đo đạc ngoài hiện trường: được thực hiện theo
tuyến, điểm đặc trưng nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu. Các kết


4

quả đo đạc khảo sát sẽ bổ sung cho bức tranh hiện trạng môi trường, đồng thời là các
dữ liệu đầu vào cho các mơ hình tính tốn dự báo chất lượng môi trường nước.
+ Phương pháp đánh giá nhanh: trên cơ sở hệ số ô nhiễm do tổ chức y tế Thế

giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã
hội trên hệ thống sông Cầu.
+ Phương pháp viễn thám, bản đồ và hệ thống thống tin địa lý nhằm theo dõi,
đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường tồn lưu vực sơng. Lưu trữ và cập nhật
các thơng tin dữ liệu bản đồ.
+ Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương
trình, dự án trước đây thuộc lưu vực sông Cầu phục vụ cho công tác nghiên cứu của
luận văn.
+ Phương pháp ứng dụng mơ hình tốn: được sử dụng trong việc đánh giá và
dự báo các tác động của mỗi kịch bản đề xuất nhằm lựa chọn phương án tối ưu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Xác định được chất lượng nước sông trong vùng nghiên cứu, làm cơ sở để
đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ môi trường lưu vực sông cầu.
- Kết quả nghiên cứu giúp các cấp, các ngành và địa phương định hướng quy
hoạch hệ thống thốt nước đơ thị, xây dựng các dự án thốt nước và cải thiện mơi
trường nước các đơ thị và khu công nghiệp trên lưu vực sông Cầu.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng để xây dựng các chương
trình/ dự án quản lý tổng hợp nguồn nước sông Cầu, cũng như dùng để quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch môi trường các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu.
- Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan: Trên cơ sở hiện trạng chất lượng
nước trên sơng Cầu có thể đề xuất được các biện pháp tổng hợp bảo vệ và sử dụng
hợp lý nguồn nước sông Cầu.
- Đối với kinh tế - xã hội và mơi trường: góp phần vào việc định hướng lập
quy hoạch bảo vệ môi trường trên lưu vực sông và sử dụng hợp lý tài nguyên nước
lưu vực sông Cầu


5

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu mơ hình chất lượng nước
1.1.1.Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Có nhiều nghiên cứu về khả năng tự làm sạch của các sông nhờ các yếu tố
động lực học, sinh học... và về quá trình pha lỗng, chuyển hố các chất ơ nhiễm
trong sơng hồ. Các mơ hình chất lượng nước được phát triển từ đầu thế kỷ thứ XX.
Hiện nay các mơ hình chất lượng nước tập trung vào các vấn đề kiểm soát độc tố và
sinh thái chất lượng nước. Đối với nhiều nước như Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức, Đan
Mạch, Ấn độ, Trung quốc,... vấn đề ô nhiễm và xử lý nước thải bảo vệ các lưu vực
sông được nghiên cứu nhiều. Các vấn đề ô nhiễm sông được nghiên cứu dựa vào
việc đánh giá khả năng tự làm sạch để từ đó thiết lập các mơ hình kiểm sốt chất
lượng nước sơng. Một số mơ hình kiểm sốt chất lượng nước sông vùng đồng bằng
thuộc các đề án của Ngân hàng Thế giới (WB) là các mơ hình MIKE11 của Viện
Thuỷ lực Đan Mạch để quản lý chất lượng nước sông Yangtze và sơng Chang
Jialing (Trung Quốc) năm 1998, mơ hình DIVAST của Binnie&Parttners dùng để
kiểm sốt ơ nhiễm việc xả nước thải 2 triệu m3/ngày ra vịnh Bombay (Ấn Độ), các
mơ hình QUAL 2E, QUAL2E-UNCAS và WASP4 của Cục Bảo vệ môi trường Hoa
Kỳ để quản lý chất lượng nước sông ở nhiều nơi trên thế giới. Dựa vào các mơ hình
chất lượng nước có thể xác định được ngưỡng chịu tải các đoạn sông. Tuy nhiên, độ
tin cậy của các mơ hình phụ thuộc vào việc hiệu chỉnh và kiểm chuẩn trên cơ sở các
số liệu thu thập, khảo sát tại hiện trường.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Lưu vực sông Cầu là lưu vực quan trọng nhất trong hệ thống sơng Thái Bình,
có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử
phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
trong đó đặc biệt là các hoạt động cơng nghiệp, hoạt động sinh hoạt và hoạt động
của các làng nghề… trên toàn bộ lưu vực đã tạo nên những tác động hết sức sâu sắc


6


đến nguồn nước, môi trường cảnh quan lưu vực sông Cầu, vì vậy cần phải có những
giải pháp tổng hợp để quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
Công cụ hữu hiệu để giải quyết tổng hợp vấn đề quy hoạch nguồn thải và xử
lý ô nhiễm nước là các mơ hình chất lượng nước. Các mơ hình MIKE 11, mơ hình
QUAL 2E, mơ hình WASP đã bắt đầu được ứng dụng để nghiên cứu quản lý chất
lượng nước sơng Hồng, sơng Đồng Nai, sơng Cầu,...
Mơ hình MIKE 11 với những mơ đun riêng biệt trong đó có mô đun dự báo với
chức năng tự động cập nhật sai số. Mơ hình cũng có các ứng dụng vận hành hồ
chứa, điều khiển cơng trình, kiểm sốt lũ nên đây là mơ hình được sử dụng để dự
báo tác nghiệp. MIKE 11 là một phần mềm kỹ thuật chuyên dụng để tính tốn thuỷ
văn, thuỷ lực và dự báo lũ hệ thống sông. Mô đun thuỷ văn (NAM) dùng cho tính
tốn dự báo thuỷ văn cho các trạm thượng nguồn. Mô đun thuỷ lực (HD) là phần
trung tâm và là cơ sở cho hầu hết các mô đun như: dự báo lũ, tính tốn vận hành các
cơng trình thuỷ lợi, tính tốn chất lượng nước, vận chuyển bùn cát diễn biến lịng
sơng.
Các cơng trình nghiên cứu khoa học nói trên, là những tài liệu rất hữu ích
cho nhiệm vụ đặt ra, nó cung cấp cho luận văn tổng quan về những cơng trình đã
nghiên cứu, những luận chứng khoa học, những số liệu về chất lượng nước sông và
diễn biến chất lượng nước sông Cầu trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể nào đánh giá và dự báo về
mức độ ô nhiễm trên tồn lưu vực sơng Cầu trong những năm tiếp theo, vì vậy luận
văn sẽ tập trung nghiên cứu và ứng dụng mơ hình tốn MIKE 11 để đánh giá chất
lượng nước sông Cầu và đề xuất các giải pháp tổng hợp, làm cơ sở cho các nhà
quản lý có chính sách phù hợp nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trên
toàn lưu vực trong tương lai.

1.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Sơng Cầu là dịng lớn của hệ thống sơng Thái Bình, bắt nguồn từ vùng núi

Phia Đeng (1527m) sườn Đơng Nam của dãy Pia – bi – óc/Bắc Kạn, Cao Bằng.


7

Dịng chính sơng Cầu chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang,
Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Ngồi ra cịn có nhiều phụ lưu
(sông Công, Nghinh tường, sông Đu, Cà Lồ…nằm gọn trong địa bàn 6 tỉnh Bắc
Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc và một phần của
Hà Nội).
Lưu vực sông Cầu nằm trong phạm vi toạ độ địa lý: 21007’ – 220 18’ vĩ bắc,
1050 28’ – 1060 08’ kinh đơng, có tổng diện tích lưu vực là 10530 Km2, bao gồm
toàn bộ hay phần lãnh thổ 6 tỉnh và 2 huyện thuộc Hà Nội, (trong đó chính lưu sơng
Cầu có chiều dài là 288 km và diện tích lưu vực là 6030 Km2. Các phụ lưu có tổng
chiều dài là 1332 km và diện tích lưu vực là 3535km2).
1.2.2. Địa hình
Lưu vực sơng Cầu được bao bọc bởi cánh cung sơng Gâm ở phía Tây và
cánh cung Ngân Sơn ở phía đơng. Ở phía Bắc và Tây bắc có những đỉnh núi cao
trên 1000 m (Hoa sen 1525m, Phia Đeng1527m, Pianon 1125m). Ở phía Đơng có
cánh cung Ngân Sơn với những đỉnh núi cao trên 700 m (Cóc Xe 1131m, Lung
Giang 785m, Khao Khiên 1107m) Phía Tây có dãy Tam Đảo, có đỉnh Tam Đảo cao
1592m, chạy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam.
Nhìn chung địa hình lưu vực thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và
có thể chia ra làm 3 vùng: Thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Vùng thượng lưu từ đầu
nguồn đến Chợ Mới, cao trung bình 300 – 400m, có những đỉnh núi cao 1326 –
1525m, vùng trung lưu từ Chợ Mới đến thành phố Thái Nguyên, có độ cao trung
bình 100 – 200m, hạ lưu từ thác Huống (Thái Ngun) đến Phả Lại (Hải Dương)
phần lớn có địa hình bằng phẳng, độ cao khoảng 10 – 25m.



8

Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sơng Cầu


9

1.2.3. Thổ nhưỡng
Trong lưu vực có những nhóm đất chính dưới đây:
- Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch và biến chất. Đây là
nhóm đất tốt, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, nhưng trên một nửa diện tích của
nhóm đất này có tầng dày khơng quá 50 cm.
- Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axit, phân bổ tập trung ở
suờn một dãy núi nằm ở phía tây và nam lưu vực, độ dày tầng đất vào loại trung
bình hoặc mỏng.
- Nhóm đất phát triển trên đá kiềm ( đá vôi, đá bazic). Loại đất phát triển trên
đá vôi (như ở huyện Bạch Thơng), đất tốt, thích hợp cho cây trồng nơng nghiệp
ngắn ngày, giàu chất dinh dưỡng, độ dày thường sâu, thuận tiện cho cây trồng cơng
nghiệp.
- Nhóm đất phát triển trên phù sa cổ, tập trung ở phần hạ lưu, đất có tầng sâu
dày, nhưng đã bạc màu tập chung ở các huyện Hiệp Hồ, Việt n, Sóc Sơn…canh
tác nơng nghiệp tốt.
- Nhóm đất trồng lúa phân bố ở các huyện Vĩnh Lạc, Tiên Sơn, Quế Võ, Yên
Dũng, thành phần cơ giới đất thịt nhẹ hay trung bình, dinh dưỡng khá.
1.2.4. Thảm phủ thực vật
Trong lưu vực có một số loại rừng sau đây:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, phân bố ở độ cao dưới 700 m và
trên 700 m.
- Ở vùng đồng bằng và trung du cịn có những cây trồng nơng lâm nghiệp
ngắn ngày hay dài ngày.

Theo số liệu điều tra của Bộ Lâm nghiệp, diện tích đất trồng rừng ở tỉnh Thái
Nguyên và Bắc Kạn bằng 130658 ha, chiếm 20,2% diện tích lãnh thổ, trong đó rừng
chiếm 19,1%. Ở tỉnh Vĩnh Phúc diện tích đất có rừng chiếm 23,4% và tỉnh Bắc
Giang và Bắc Ninh chiếm 12,6%.


10

Theo số liệu thống kê, diện tích rừng tự nhiên của các tỉnh Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc và Bắc Giang tương ứng như sau: 126.620 ha, 31.555ha, 54710ha. Diện
tích rừng trồng của 3 tỉnh nói trên tương ứng bằng 3.500 ha, 4.600 ha và 4.300 ha.
Song diện tích rừng bị tàn phá hàng năm cũng khá lớn: thí dụ, năm 1992 ở
Bắc Thái diện tích rừng bị tàn phá là 2.342 ha.
Rừng bị khai thác bừa bãi và đốt phá làm nương rẫy ảnh hưởng lớn đến môi
trường sinh thái, đất bị xói mịn, thối hố, nước bị cạn kiệt và lũ lụt khốc liệt hơn,
gia tăng nhiều trong các năm 1999, 2000, 2001.
1.2.5. Mạng lưới sông suối
Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối dày, mật độ mạng
lưới sông (độ dài sông trên một đơn vị diện tích) trong lưu vực biến đổi trong một
phạm vi 0,7 – 1,2 km/km2. Các nhánh sơng chính phân bố tương đối đồng đều dọc
theo dịng chính, nhưng các sơng nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu
vực như các sơng: Chợ Thu, Đu, Cơng, Cà Lồ…
Trong tồn lưu vực có 68 sơng, suối có độ dài từ 10km trở lên với tổng chiều
dài 1620 km, trong đó có 13 sơng suối có độ dài từ 15km trở lên và 20 sơng suối có
diện tích lưu vực lớn hơn 100 km2. Một số đặc trưng hình thái của lưu vực sông
Cầu. Một số sông nhánh tương đối lớn. Cụ thể như sau:
* Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá, chảy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam đến xã Linh Thông lại chuyển hướng Tây Nam – Đông Bắc
chảy qua thị trấn chợ Chu, sau đó từ Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc – Đông
Nam để chảy vào sông Cầu tại Chợ Mới. Ở hạ lưu thị trấn chợ Chu có thêm sơng

nhánh tương đối lớn đổ vào sông Khương (F = 108km2), sông Chu có diện tích lưu
vực (F = 437km2). Từ nguồn đến cửa sơng Đu dài 36,5km, độ cao trung bình 206m,
độ dốc 16,2%, mật độ lưới sông 1,30 km/km2.
* Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550m tại xã Yên Cư huyện Phú
Lương, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến xã Cúc Đường huyện Võ Nhai
rồi chuyển hướng Đông Nam – Tây Bắc và đổ vào bờ trái sông Cầu tại thượng lưu


11

Lang Hít. Sơng Nghinh Tường dài 46km, độ cao trung bình lưu vực 290m, độ dốc
12.9%, mật độ lưới sơng 1.05 km/km2, diện tích lưu vực 465 km2.
* Sơng Đu dài 44.5km, độ cao trung bình lưu vực 129m, độ dốc 13.3%, mật
độ lưới sơng 0.94 km/km2 và diện tích lưu vực 361 km2.
* Sông Công bắt nguồn từ độ cao 275m ở xã Thanh Định (huyện Định Hoá),
chảy theo hướng Tây Nam đến xã Phú Cường huyện Đại Từ thì chuyển hướng Tây
Bắc- Đơng Nam đổ vào sơng Cầu ở phía bờ phải tại Hương Ninh xã Hợp Thịnh
huyện Hiệp Hồ. Sơng Cơng dài 96 km, độ cao trung bình lưu vực 224m, độ dốc
27.3% mật độ lưới sơng 1.2 km/m2, diện tích lưu vực 957 km2. Từ năm 1972 bắt
đầu xây dựng hồ chứa Núi Cốc trên sông Cơng, đến năm 1978 thì hồn thành (có
dung tích 210 triệu mét khối và bổ sung nguồn nước cho sông Cầu, cấp nước cho
sản xuất và sinh hoạt của Thái Nguyên, thị xã sông Công…Tuy nhiên do đập chắn
ngăn sông, nên từ 1978 trở đi, hạ lưu sông Cầu (từ hạ lưu hồ Núi Cốc) đã hoàn toàn
mất nguồn từ trung và thượng lưu, dịng sơng bị cạn kiệt, và do đó ảnh hưởng rất
lớn đến mơi trường sinh thái ở hạ lưu sông Công…
* Sông Cà Lồ bắt nguồn từ sườn tây bắc của dãy núi Tam Đảo, chảy qua
vùng đồng bằng Vĩnh Phúc rồi đổ vào sông Cầu ở phía phải tại Lương Phú, Bắc
Ninh. Sơng Cà Lồ dài 89 km, độ cao trung bình của lưu vực là 87m, độ dốc 4,7%,
mật độ lưới sông 0.73km/km2, diện tích lưu vực là 88 km2. Trong lưu vực sơng Cà
Lồ có hồ Đại Lải có dung tích 30.5x106m2. Hồ Xạ Hương có dung tích 14.4 x 106

m3 .Nước ở hai hồ này dùng để tưới cho 4700 ha ruộng ở Vĩnh Phúc. Đây là phụ
lưu quan trọng từ Vĩnh Phúc đổ về, có nhiều nét đặc thù riêng.
Kinh tế xã hội:
Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh. Tổng dân số 6 tỉnh thuộc
lưu vực năm 2005 khoảng 6,9 triệu người. Trong đó dân số nơng thơn khoảng 5,9
triệu người; dân số thành thị khoảng 1 triệu người. Mật độ dân số trung bình khoảng
427 người/km2, cao hơn gần 2 lần so với mật độ trung bình cả nước.


12

Vùng núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất, đất đai
chiếm khoảng 63% nhưng dân số chỉ chiếm khoảng 15% của toàn lưu vực. Mật độ
dân số tăng ở vùng trung tâm và khu vực đồng bằng.
Cơ cấu kinh tế các tỉnh trong lưu vực chủ yếu dựa trên nông nghiệp, lâm
nghiệp và cơng nghiệp; thủy sản đóng góp khơng đáng kể vào cơ cấu này, GDP
tăng trưởng mạnh mẽ và đã tăng gần gấp đơi trong vịng 5 năm gần đây.
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỷ lệ trung bình quốc gia. Sản
phẩm từ nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 26% và có xu hướng
giảm. Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc tăng trưởng nhanh về cơng
nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Cơng nghiệp khai khống và tuyển quặng tập trung phát triển ở 2 tỉnh thượng
nguồn là Bắc Kạn và Thái Nguyên. Nằm trên lưu vực có hơn 200 làng nghề các loại
tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Nước thải từ các làng nghề sản xuất sắt
thép, đúc đồng, nhơm, chì, giấy, dệt nhuộm tại tỉnh Bắc Ninh thải trực tiếp ra các hệ
thống sơng ngịi, điển hình là làng nghề giấy tái chế Phong Khê, Dương Ô, làng đúc
đồng Đại Bái, làng luyện cán thép Đa Hội… Nước thải từ các khu công nghiệp, khu
khai thác mỏ, làng nghề và khu đô thị phần lớn không được xử lý, xả trực tiếp ra
sông.
Hoạt động khai thác cát, sỏi dọc bờ sông Cầu với khối lượng ngày càng tăng,

gây đục nước, làm sạt lở bờ, biến đổi dòng chảy..
Trong lĩnh vực nơng nghiệp, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng
ngày càng nhiều, đặc biệt ở Thái Nguyên, Bắc Ninh… Hàm lượng NO2 và NO3
trong đất đặc biệt cao ở vùng chuyên canh lúa, trồng rau, hoa màu ở Bắc Ninh,
huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và một số vùng hạ lưu sông Cầu.


13

Nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ- Cửa xả sơng Ngũ huyện Khê - Bắc Ninh
Thái Ngun
Hình 1.2: Hình ảnh một số nguồn thải gây ô nhiễm nước sông Cầu
Mục tiêu phát triển kinh tế của toàn lưu vực trong những năm tới:
Cùng với sự phát triển của cả nước, triển vọng phát triển từ nay đến năm
2020 của tồn lưu vực sơng Cầu sẽ diễn ra ở mức độ cao.
Trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng nội sinh trong lưu vực. Quan hệ
hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế của lưu vực trong bối cảnh phát triển chung
của cả nước, đặc biệt là với khu vực phát triển ở miền Bắc là vùng Đồng Bằng Sông
Hồng và vùng Đông Bắc.
Các hoạt động kinh tế bao gồm các hoạt động đầu tư phát triển, liên doanh
liên kết trong phát triển kinh tế sẽ ngày một sôi động hơn. Với những điều kiện như
thế, dự kiến từ nay đến năm 2020 nền kinh tế toàn lưu vực sơng Cầu sẽ phát triển
như sau:
+ GDP bình quân đầu người toàn lưu vực tăng lên khoảng 710USD, gấp 2,94 lần so
với năm 2000.
Cơ cấu kinh tế của các ngành sẽ chuyển dịch như sau:
+ Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của ngành nông, lâm nghiệp giảm chỉ còn chiếm
24%, mặc dù giá trị kinh tế của ngành này tăng 2,71 lần so với năm 2000.
+ Ngành Cơng nghiệp và xây dựng duy trì ở mức 29,9% trong cơ cấu kinh tế.



×